Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoa trong “quốc âm thi tập”...

Tài liệu Hoa trong “quốc âm thi tập”

.PDF
93
942
109

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC Xà HỘI & NV BỘ MÔN NGỮ VĂN BÙI THỊ MỸ QUANH MSSV: 6106424 HOA TRONG “QUỐC ÂM THI TẬP” Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành Ngữ Văn – Khóa 36 Cán bộ hướng dẫn: ThS.GV. BÙI THỊ THÚY MINH Cần Thơ, 2013 1 ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 2. Lịch sử nghiên cứu 3. Mục đích nghiên cứu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu PHẦN NỘI DUNG Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG 1.1 Đôi nét về tác gia Nguyễn Trãi 1.1.1 Cuộc đời 1.1.2 Sự nghiệp thơ văn 1.2 Một số vấn đề về thơ Nôm Đường luật 1.2.1 Lí thuyết sơ lược về thơ Nôm Đường luật 1.2.3 Thơ Nôm Đường luật và vị trí của thơ Nôm Nguyễn Trãi giai đoạn X-XIX 1.3 Khái quát về Quốc âm thi tập 1.3.1 Hoàn cảnh sáng tác 1.3.2 Nội dung 1.4 Ý nghĩa một số loài hoa trong văn hóa Việt 1.5 Các loài hoa thường xuất hiện trong thơ Đường Trung của hai nhà thơ Vương Duy và Lý Bạch Chương 2: Phân loại – Tần suất và sắc thái ý nghĩa của “Hoa trong Quốc âm thi tập” 2.1 Tên hoa và tần suất sử dụng 2.2 Phân loại hoa trong Quốc âm thi tập. 2.2.1 Những loài hoa thanh cao, tao nhã. 2.2.2 Những loài hoa dân dã, bình thường. 2.3 Sắc thái ý nghĩa_ Tấm lòng của cụ Ức Trai. 2.3.1 Thể hiện tha thiết tấm lòng yêu đất nước. 2.3.2 Thể hiện tấm lòng của một nghệ sĩ yêu mến vẻ đẹp của thiên nhiên. 2.3.3 Thể hiện cái tôi cá nhân và nỗi niềm về luân thường đạo .lý 2 2.3.4 Ca tụng cảnh đời thái bình an lạc. Chương 3: GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT 3.1 Ngôn từ nghệ thuật 3.2 Nghệ thuật sử dụng điển 3.3 Một số biện pháp nghệ thuật khác: 3.3.1 Ẩn dụ 3.3.2 Nhân hóa Phần kết luận. Tài liệu tham khảo. Mục lục. 3 Lời mở đầu Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường Đại học đến nay, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin gởi lời cám ơn đến quý Thầy Cô ở khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt kiến thức quý báu cho chúng tôi trong suốt thời gian học tập tại trường và đặc biệt là trong quá trình hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn cô Bùi Thị Thúy Minh đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Một lần nữa tôi xin cám ơn. Lời cuối, tôi kính chúc thầy cô, gia đình và bạn bè mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công. Sinh Viên Bùi Thị Mỹ Quanh 4 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Văn học Trung đại là một giai đoạn lớn trong lịch sử văn hóa nhân loại và dân tộc Việt Nam. Tính từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX, đây là giai đoạn hình thành và phát triển rực rỡ của văn học nước nhà kể cả nội dung và giá trị nghệ thuật. Thời kì này hình thành hai dòng văn học: Văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm. Hai dòng văn học này ảnh hưởng và hỗ trợ nhau cùng tồn tại và phát triển. Văn học chữ Nôm tuy xuất hiện muộn và chưa có được vị thế chính thống như văn học chữ Hán, song với tính chất của một bộ phận văn học tiếng việt, văn học chữ Nôm ngày càng phát triển mạnh mẽ và chiếm được vị thế ưu việt trên văn đàn. Người được xem còn để lại tương đối và có tác phẩm thơ Nôm hoàn chỉnh nhất chính là tác gia Nguyễn Trãi với tập thơ “Quốc âm thi tập”. “Ức Trai tâm thượng quan Khuê tảo” Đó là lời ca ngợi của vua Lê Thánh Tông dành cho Nguyễn Trãi, một con người sáng lên bằng cả tài năng và nhân cách. Nguyễn Trãi của hơn sáu trăm năm về trước là một sao Khuê lấp lánh và hơn sáu trăm năm sau ông vẫn là sao Khuê tỏa sáng trên bầu trời dân tộc. Ông không chỉ xuất sắc trên lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao… mà ông còn là một tác gia thành công trên lĩnh vực văn học. Mặc dù trong thời đại mình sống, ông không phải là một nhà văn, nhà thơ làm công việc sáng tác nhưng những tác phẩm của ông qua thời gian đã làm nên tác gia Nguyễn Trãi đầy tài năng. Ông là một trong những người sử dụng chữ Nôm - tiếng dân tộc - để sáng tác cũng như bộc lộ, giải bày tình cảm của mình. Những trang thơ Nôm của ông là cả tấm lòng son của tinh hoa, của khí phách dân tộc, của những giá trị lâu bền. Chữ Nôm được ông cha ta sáng tạo phải trải bao thăng trầm mới khẳng định được mình. Nó như thăng hoa cùng tâm hồn Nguyễn Trãi để ngòi bút ông rạo rực lên thành những bài thơ giàu sức gợi. Và sau này thứ tiếng ấy cũng đã được nhiều tác giả như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến, Hồ Xuân Hương… sử dụng và vận dụng một cách thành công. 5 Nguyễn Trãi đã viết về thiên nhiên bằng thứ tiếng dân tộc ấy và những bài thơ của ông dành một số lượng khá lớn để viết về nó. Ông đã viết về thiên nhiên như người bạn thân tình và gởi đến người đọc những rung động mãnh liệt, chân thành từ trái tim mình. Ta có thể thấy bóng dáng của Nguyễn Trãi hoà nhập trong cỏ cây, trăng sao, rừng núi, hoa lá, chim muông….Qua đó, ta có thể nhận ra đầy đủ về chân dung một con người hội tụ “Khí phách của dân tộc, tinh hoa của thời đại”. Thiên nhiên mà ông tìm đến là một thiên nhiên đầy sức sống và thanh cao như tâm hồn ông luôn cuồn cuộn hoài bão lo cho dân cho nước. Trong bất kì hoàn cảnh nào, những vần thơ của ông vẫn toát lên vẻ đẹp của một con người chân chính và tài năng. Nghiên cứu đề tài “ Hoa trong Quốc âm thi tập”, là dịp để người viết có điều kiện tìm hiểu, nắm vững và đi đến khắc sâu những giá trị to lớn trong sáng tác của tác gia Nguyễn Trãi cho nền văn học trung đại nói riêng và văn học nước nhà nói chung. Đồng thời, người viết muốn chứng tỏ công lao và tài năng của Nguyễn Trãi cũng như bày tỏ lòng cảm phục trước sự nghiệp của ông. 2. Lịch sử vấn đề Có nhiều công trình nghiên cứu về tác gia Nguyễn Trãi với nhiều phương diện tiếp cận khác nhau, của cả giới sử học, quân sự, văn học, ngôn ngữ, văn hóa…Trong đó, có nhiều công trình tầm cỡ khảo sát nhiều phương diện trong di sản văn hóa mà ông để lại. Tính riêng về văn chương thì có những bài, những sách, những chuyên luận, luận án, luận văn nghiên cứu về ông với một số lượng đáng kể và cũng rất thành công về chất lượng. Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói “…Nguyễn Trãi là người chân đạp đất Việt Nam, đầu đội trời Việt Nam, tâm hồn lộng gió của thời đại lúc bấy giờ, thông cảm sâu xa với nỗi lòng dân lúc bấy giờ, suốt đời tận tụy cho một lý tưởng cao quý. Nguyễn Trãi là khí phách của dân tộc, là tinh hoa của dân tộc. Sự nghiệp và tác phẩm của Nguyễn Trãi là một bài ca yêu nước và tự hào dân tộc”. [24; Tr1027]. Về tác gia Nguyễn Trãi đã có nhiều công trình nghiên cứu cũng như các bài viết. Trong bài viết của Nguyễn Hữu Sơn với nhan đề “Nguyễn Trãi – Anh hùng dân tộc và danh nhân văn hóa thế giới”. Công trình này Nguyễn Hữu Sơn nhằm khẳng định được vị trí vững chắc của Nguyễn Trãi trong nền văn học dân tộc và toàn nhân 6 loại. Tuy nhiên bài viết còn dừng lại ở những nhận định còn mang tính khái quát, có khuynh hướng gợi mở hơn là đi sâu phân tích, chứng minh cho nhận định đã đưa ra. Cũng trong bài viết trên của Nguyễn Hữu Sơn, ta có thể thấy được sự tỏa sáng của Nguyễn Trãi qua thời gian: “Ngay dưới thời phong kiến vào các thế kỷ XV-XIX, các nhà trí thức nho sĩ đã nhận ra nỗi oan khiên, thấu hiểu nỗi lòng của Nguyễn Trãi và dày công sưu tầm, biên soạn, chỉnh lý các tác phẩm của ông(…)Bước sang thế kỷ XX, tác phẩm của Nguyễn Trãi được phát hiện trở lại, được phiên dịch và nghiên cứu ngày càng đầy đủ, toàn diện hơn. Có thể khẳng định vào thập kỷ sáu mươi đã hình thành cả một cao trào nghiên cứu Nguyễn Trãi(…)Tiếp đến năm 1980, vào dịp nhà nước Việt Nam và các tổ chức Văn Hóa - Khoa Học và Giáo Dục của Liên hợp quốc kỉ niệm rộng rãi ở các nước nhân 600 năm năm sinh Nguyễn Trãi (1380 – 1980) với tư cách danh nhân văn hóa thế giới, thì các nhà hoạt động văn hóa lại có điều kiện tập hợp đội ngũ và tìm hiểu sâu sắc thêm về Nguyễn Trãi(…)”, [24; Tr34] có thể thấy dù bị hàm oan trong vụ án “Lệ Chi Viên”, nhưng qua thời gian thì sức hút và giá trị của ông cũng như các sáng tác của ông vẫn được công nhận và ngày càng thu hút được sự quan tâm của giới nghiên cứu và phê bình. Phạm Văn Đồng với bài viết “Nguyễn Trãi, người anh hùng dân tộc” đã khẳng định trí tuệ, tài năng nhiều mặt của Nguyễn Trãi: “Nguyễn Trãi quả thật là một nhà chính trị có tầm cao xa, rộng lớn, đồng thời là một nhà ngoại giao khôn khéo (…)”. [24; Tr1026]. Ngoài ra, ông còn là một nhà văn, nhà thơ lớn của nước ta. Thông qua đó, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đánh giá cao tài năng, đạo đức Nguyễn Trãi. Đặng Thai Mai có bài viết “Nguyễn Trãi (1380-1442)”, tác giả đã đi vào phân tích về thân thế sự nghiệp quan trường và khái quát sự nghiệp văn chương của ông. Tác giả nhận định Nguyễn Trãi “…Một nhà chính trị, một nhà chiến lược thiên tài, một nhà ngoại giao lão luyện, và đồng thời cũng là một nhà học giả uyên bác, một nhà văn và một nhà thơ lỗi lạc. Một đời sống lộng lẫy và… một kết cục quá tàn nhẫn. Đó là vận mệnh của Nguyễn Trãi” nhưng dù hoàn cảnh ra sao thì ông cũng đã cho ta thấy tài năng và đức độ của mình “Nhưng Nguyễn Trãi cũng là một con người mà sự nghiệp, tên tuổi đã vượt qua sự bất công của vận mệnh để sống mãi mãi một đời 7 sống huy hoàng trong lịch sử nước nhà, trong tâm hồn biết ơn của mọi thế hệ mai sau”.[24; Tr21] Trong “Ba thi hào dân tộc”, tác giả Xuân Diệu có bài viết “Quốc âm thi tập, tác phẩm mở đầu nền thơ cổ điển Việt Nam”. Ở bài viết này, tác giả đi sâu vào việc phân tích giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong tập thơ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi. Xuân Diệu đã nói lên nỗi lòng và tâm sự ưu dân ái quốc của Sao Khuê dân tộc cũng như lo việc nước là tâm huyết, là lẽ sống của ông. Xuân Diệu đã đúng khi đánh giá Nguyễn Trãi là một nhà thơ có tâm hồn cao thượng, bản lĩnh cứng cõi, khí cốt thanh cao, không màn danh lợi, tiền tài và địa vị; vui vẻ sống cuộc sống thanh bần, giản dị, ung dung tự tại giữa chốn non xanh nước biếc ở Côn Sơn. Về “Quốc âm thi tập”cũng dành được sự quan tâm rất lớn. Nguyễn Thiên Thụ trong “Ảnh hưởng và địa vị của Nguyễn Trãi trong văn học Việt Nam” viết “Xét về Quốc âm thi tập, ta thấy đây là một trong những tác phẩm tối cổ của nền văn học chữ Nôm, và cũng là một tác phẩm có xuất xứ rõ ràng nhất, chắc chắn nhất”. [24; Tr1095]. Năm Mậu Thìn, niên hiệu Tự Đức thứ 21 (1868) bộ sưu tập văn bản “Ức Trai di tập” gồm 7 quyển được khắc in trong đó Quốc âm thi tập nằm trong quyển 7. Từ đó nó trở thành nguồn tài liệu quý giá và là đối tượng nghiên cứu, là một mảnh đất nhiều điều thú vị cần khám phá. Tác giả Thanh Lãng trong bài viết “Quốc âm thi tập” đã viết “Quốc âm thi tập là tài liệu văn học cổ nhất hiện nay còn lưu giữ được của nền văn học Quốc âm. Giá trị của nó không phải chỉ hạn hẹp ở cái điểm ấy mà còn ở nhiều điểm khác” [21; Tr931]. Chính vì những điểm khác đầy giá trị ấy nhiều nhà nghiên cứu, tác giả đã tốn không biết bao giấy mực để khám phá. Phạm Thế Ngũ với bài viết cùng tên “Quốc âm thi tập” đã chỉ ra những nội dung đặc sắc của tập thơ cũng như một số đặc sắc nghệ thuật. Ông có đề cập đến quan niệm thưởng cảnh của Nguyễn Trãi trong Quốc âm thi tập và khẳng định: “Lần đầu trong lịch sử thơ Nôm ta thấy xuất hiện ở đây những bài thơ Việt Nam ca tụng cảnh sắc thiên nhiên” [24; Tr753]. Cao Hữu Lạng có lời khen ngợi và cảm nhận sâu sắc về thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi “Mùa xuân và hoa trong thơ Nguyễn Trãi giản đơn và chất phác chừng ấy, mà vẫn đượm vẻ đầm ấm, duyên dáng, thân quen” [24; Tr635] trong bài viết “Thơ Nguyễn Trãi – Mùa xuân và hoa” 8 Mai Trân thì cho rằng “Thơ về thiên nhiên chiếm cái phần phong phú nhất, và cũng là thành công nhất trong di sản thơ của Nguyễn Trãi” [24; Tr756] với bài viết “Tình yêu thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi”. Tác giả đi đến phân tích vẻ đẹp thiên nhiên mà chủ yếu ở Quốc Âm và Ức Trai thi tập. Có thể thấy có rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về Nguyễn Trãi và tác phẩm của ông. Các tác giả khác còn bàn đến thể loại, ngôn ngữ trong thơ Nôm của ông. Ngô Văn Phú nhận định trong bài “Mấy suy nghĩ về thơ sáu lời (Lục ngôn) xen bảy lời trong Quốc âm thi tập”: “Quốc âm thi tập là một tập thơ rất quý. Chúng ta có thể coi đó là cái mốc để hình dung ra diện mạo của một thể thơ Việt Nam xưa không còn nữa” [24; Tr958]. Thể thơ được nhắc đến đó là thể lục ngôn xen thất ngôn. Đó là thể thơ làm nên nhiều tranh cãi, bàn luận. Có tác giả cho rằng đó là biến thể Đường luật xuất phát từ thơ Đường của Trung Quốc, có tác giả cho rằng đó là sự sáng tạo hết sức đặc biệt của người Việt, có tác giả lại cho rằng nó bắt nguồn từ Hàn Thuyên… Tác giả Phạm Luận trong “Nguyễn Trãi và thể thơ Việt Nam trong Quốc âm thi tập”đã viết: “Trong cố gắng để xây dựng một thể thơ Việt Nam, Nguyễn Trãi đã đưa vào thể thơ Nôm câu 7 tiếng với lời ngắt ¾ và câu 6 tiếng. Đó là kết quả những tìm tòi sáng tạo của người Việt Nam, mà người đặt mốc đầu tiên là Nguyễn Trãi” [24; Tr980]. Phạm Luận đã khẳng định vai trò của Nguyễn Trãi trong việc sáng tạo, vận dụng thể thơ mới vào sáng tác. Đó là thể thơ đầy tính dân tộc, mới lạ giúp người sử dụng truyền tải được nhiều nội dung cũng như những tình cảm của mình. Việc nghiên cứu về tác gia Nguyễn Trãi cho đến hiện nay vẫn rất được quan tâm tìm hiểu, điều này cho ta thấy ảnh hưởng của ông chưa bao giờ nhòa đối với thế hệ trẻ Việt Nam và những nhà nghiên cứu mang tầm Quốc tế. Trong Tạp chí Hán- Nôm số 2 năm 2007 có bài viết của tác giả Phạm Thị Ngọc Hoa với nhan đề “ Nghệ thuật sử dụng điển trong Ức Trai thi tập của Nguyễn Trãi”. Trong bài viết này, tác giả muốn hướng đến tìm hiểu nghệ thuật dùng điển và sự thể hiện con người Nguyễn Trãi qua Ức Trai thi tập và tác giả bài viết đã khẳng định: “Nghệ thuật sử dụng điển trong Ức Trai thi tập đã góp phần phác họa bức chân dung tinh thần của Nguyễn Trãi - một tâm hồn cao cả, một nhân cách cao đẹp và một tài 9 năng uyên bác! Tìm hiểu nghệ thuật dùng điển trong thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi cũng là để hiểu hơn về cuộc đời và tâm sự của ông” [10; Tr43]. “Danh nhân Nguyễn Trãi: Sự hội tụ những tinh hoa của văn hóa Thăng Long thời Lý-Trần” là bài viết của PGS.TS Nguyễn Công Lý của Khoa khoa học và ngôn ngữ, trường ĐH KHXH & NV, Tp. HCM, người khẳng định: “Với lịch sử dân tộc, Nguyễn Trãi là nhà tư tưởng vĩ đại, là danh nhân văn hóa, nhà quân sự lỗi lạc, nhà chính trị và ngoại giao tài ba mà trải qua nhiều biến động của lịch sử, bao thế hệ tôn vinh và thừa nhận. Với lịch sử dân tộc, Nguyễn Trãi là nhà khai sáng, tấm lòng và văn chương của ông rực sáng như Lê Thánh Tông ngợi ca “Ức Trai tâm thượng quan Khuê tảo”, là “núi Thái sơn”, là “Sao Bắc đẩu”...”.[14 ;Tr216] Ta nhìn nhận lại, thời gian dài mọi thứ có thể bị lãng quên hoặc tự biến mất nhưng một tác gia như cụ Ức Trai dù trải qua bao thăng trầm, qua bao lớp bụi của thời gian vẫn giữ nguyên giá trị của người và tác phẩm của người là tài sản quý giá để thế hệ ngày trước, ngày nay và sau này nghiên cứu và tìm hiểu. Ngoài ra, còn rất nhiều công trình nghiên cứu về tác gia Nguyễn Trãi của các tác giả khác như: Hoàng Tuệ có bài viết “Cống hiến của Nguyễn Trãi đối với tiếng việt”, Trần Thanh Mại có bài “Vài nét về tư tưởng của Nguyễn Trãi qua thơ văn của ông”; “Đất nước và thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi” của N.I.NICULI, bài viết “Nguyễn Trãi, nhà thơ xa trong thời gian mà không ngăn cách trong không gian…” của TÔNĐÔRI ĐEDUÊ và nhiều công trình khác. Tiếp thu ý kiến của những người đi trước cùng với những tư liệu tìm được, với đề tài này người viết sẽ cố gắng đi sâu vào việc nghiên cứu và tìm hiểu “Hoa Trong Quốc âm thi tập” một cách toàn diện hơn. 3. Mục đích nghiên cứu Dựa trên những thành quả từ những công trình nghiên cứu tập thơ “Quốc âm thi tập”, người viết muốn tìm một hướng tiếp cận khác về nội dung thơ mà người viết cho là cần thiết đó là “Hoa Trong Quốc âm thi tập”. 10 Đồng thời nghiên cứu về đề tài này, người viết muốn đi sâu vào khảo sát, tìm hiểu về các lớp ý nghĩa khi viết về hoa trong “Quốc âm thi tập” để có thể hiểu sâu hơn về tác phẩm cũng như những thành tựu, tư tưởng mà nhà văn hóa Nguyễn Trãi ảnh hưởng đến nền văn học Việt Nam. Ngoài ra, người viết muốn khẳng định vị trí và tài năng của nhà thơ trong nền văn học nước nhà và tầm ảnh hưởng của người đối với văn chương thế hệ sau. 4. Phạm vi nghiên cứu Do thời gian có hạn, người nghiên cứu chỉ có thể tham khảo, nghiên cứu những tài liệu có liên quan trực tiếp đến đề tài “Hoa trong Quốc âm thi tập” như: “Quốc âm thi tập của Nguyễn Thạch Giang”…., sách “Nguyễn Trãi tác gia và tác phẩm” của Nguyễn Hữu Sơn, và một vài đề tài khác có liên quan. Tài liệu về đối tượng nghiên cứu khá nhiều nên thuận lợi trong việc tìm và khảo sát văn bản. Ngoài ra, để đạt được kết quả cao người viết còn liên hệ, so sánh với các nhà thơ khác khi viết về hoa bằng chữ nôm.Vì vậy sẽ có một số bài thơ không phải của Nguyễn Trãi và nằm ngoài Quốc âm thi tập. Để tránh sự lan man đi xa phạm vi nghiên cứu, sai đối tượng người viết cố gắng khái quát, đi sâu vào đối tượng nghiên cứu chính. 5. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành luận văn, người viết sử dụng các phương pháp cơ bản như sau: phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích và một số phương pháp khác có liên quan. Về phương pháp lịch sử: Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi gắn liền với giai đoạn lịch sử nhiều biến động và thách thức, không thể tách tác giả ra thời cuộc chung. Vì vậy, để hiểu rõ các sáng tác của ông cần xem giai đoạn đó đã xảy ra việc gì và ông đã viết về gì trong giai đoạn đó. Vì thế, sử dụng phương pháp lịch sử sẽ giúp ta hiểu sâu hơn về nội dung trong sáng tác của ông. Về phương pháp tổng hợp và phân tích: Là tác gia của một thời đại chắc hẳn sẽ có rất nhiều công trình lớn nhỏ nghiên cứu về ông. Vì vậy, đòi hỏi người viết phải 11 dùng phương pháp tổng hợp và phân tích. Đồng thời việc kết hợp những thao tác khác sẽ góp phần giúp người viết đi sâu và rõ hơn các vấn đề mà người viết đưa ra. Về phương pháp so sánh: Nghiên cứu một tác gia lớn của thời đại ta không thể chỉ nghiên cứu độc lập về tác gia ấy rồi đi đến khẳng định vị trí của họ trong nền văn học mà ngược lại ta cần nghiên cứu, tìm hiểu những tác gia cùng thời đại với ông cũng như có sự so sánh liên văn bản để có thể hiểu sâu hơn và nắm rõ hơn về vị trí và cái tài của ông với những tác gia cùng thời và các thế hệ sau này. Vì vậy, người viết dùng phương pháp so sánh để có sự nhận định khách quan và chính xác hơn về tầm ảnh hưởng và vị trí của Nguyễn Trãi trong nền văn học nước nhà và thế giới. 12 PHẦN NỘI DUNG Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG 1.1 Đôi nét về tác gia Nguyễn Trãi 1.1.1 Cuộc đời Trong lịch sử phát triển văn hóa dân tộc, so với nhiều ngành nghệ thuật, văn học có một vị trí quan trọng. Tác phẩm văn chương có còn nguyên giá trị hay không là do sự chọn lọc vô tình của thời gian. Giả sử, tác phẩm văn chương nào vượt qua được sự thử thách, chọn lọc khắc nghiệt của thời gian chứng tỏ tác phẩm ấy thực sự có giá trị, còn tác phẩm nào không vượt qua được thử thách ấy thì dần sẽ bị rơi vào quên lãng. Đáp ứng được yêu cầu ấy, một tác gia được xem là anh hùng dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới đã chứng tỏ bản lĩnh và nguyên giá trị các sáng tác và nhân cách của ông. Nguyễn Trãi (1380- 1442), hiệu là Ức Trai, quê ở xã Chi Ngại, Lộ Lạng Giang (nay thuộc huyện Chí Linh, Tỉnh Hải Dương); sau dời đến làng Ngọc ổi, xứ Sơn Nam Thượng, huyện Thượng Phúc (nay thuộc xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây). 13 Nguyễn Trãi xuất thân trong một gia đình nhà nho; cha là Nguyễn Ứng Long, tức Nguyễn Phi Khanh (1356 – 1429) là một danh sĩ học giỏi có chí cao, quan tâm nhiều đến đời sống nhân dân và vận mệnh dân tộc. Ông thi đỗ Nhị giáp tiến sĩ đời Trần Duệ Tông (năm Long Khánh thứ ba, 1374) nhưng không được bổ dụng nên đã trở về quê dạy học. Sau khi Hồ Quý Ly lên ngôi lập nên nhà Hồ, ông đổi tên thành Nguyễn Phi Khanh thi đỗ và ra làm quan phục vụ nhà Hồ. Ông được bổ dụng làm đại Lý Tự Khanh, giữ chức Tư nghiệp Quốc Tử Giám. Nhưng, Hồ Quý Ly và con trai nối ngôi không phải là người của thời cuộc nên đã để đất nước rơi vào tay giặc Minh. Nhiều người trong triều đã bị bắt, trong đó có cả cha Nguyễn Trãi. Cuối đời ông mất ở Yên Kinh (Trung Quốc). Mẹ của Nguyễn Trãi là bà Trần Thị Thái con của một vị hoàng thân và cũng là một thi sĩ - Trần Nguyên Đán. Trần Thị Thái là một người thông minh, hay thơ và là một người phụ nữ đẹp về sắc lẫn tài. Cha của bà là tể tướng cuối đời Trần – Trần Nguyên Đán (1325-1390), là cháu bốn đời của Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải, một thân vương và cũng là một danh tướng tên tuổi lẫy lừng. Ông làm quan lúc nhà Trần suy yếu, với tâm thế chán nản thời cuộc nên ông đã lui về ở ẩn tại Côn Sơn năm 1385 và mất năm 1390. Về cuộc đời Nguyễn Trãi, dù đã qua hơn 600 năm, một khoảng thời gian dài như thế nhưng khi nhìn lại ta vẫn thấy được cuộc đời của một nhà nho lận đận với nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử. Ông đã sống hết mình với thời cuộc nhưng lại nhận được một kết cuộc quá tàn nhẫn khi bị kết án chu di tam tộc trong vụ án Trại Vãi còn có tên khác là vụ án “Lệ chi viên”. Thời tuổi thơ, Nguyễn Trãi có một thời gian sống bên dinh thự ông ngoại Trần Nguyên Đán và sau đó cùng ông ngoại về ở ẩn tại côn sơn khi mà đã chán nản với tình hình chính trị (1385). Năm lên sáu tuổi thì mẹ ông mất. Tuổi thơ ông tuy thanh bần nhưng ông được nuôi dạy chu đáo từ ông ngoại và cha Nguyễn Phi Khanh. Chính những sự kiện thời niên thiếu đã giúp ông vừa là cậu công tử nhà quan nhưng cũng gắn bó với thực tế cuộc sống. Năm 1400, Hồ Quý Ly ép Trần Thiếu Đế nhường ngôi cho mình, đặt niên hiệu là Thánh Nguyên, quốc hiệu là Đại Ngu. Ngay sau đó lại nhường ngôi cho con thứ là 14 Hồ Hán Thương. Thời gian này nhà Hồ tổ chức thi thái học sinh, Nguyễn Trãi ra và thi đỗ thái học sinh và sau được bổ dụng chức Ngự sử đài chánh chưởng. Không phải là người của thời cuộc, không có tài quản lý đất nước, cha con Hồ Quý Ly đành ngậm ngùi đánh mất nước vào tay nhà Minh năm 1407. Lúc ấy Nguyễn Phi Khanh bị bắt, Nguyễn Trãi theo cha làm tròn chữ hiếu nhưng sau đó ông quay lại theo lời dặn của cha. Trên đường trở về thì ông bị bắt và giam lỏng 10 năm ở Đông Quan. Năm 1416, Nguyễn Trãi tìm đến phong trào khởi nghĩa Lam Sơn, dâng cho Lê Lợi Bình Ngô sách. Sau khi đọc Bình Ngô sách, Bình định vương bổ nhiệm Nguyễn Trãi vào chức tuyên phụng đại phu, thừa chỉ học sỹ coi việc “Nội mật”, tham dự vào các buổi bàn kế hoạch quân sự và chính trị, soạn thảo các văn kiện quan trọng. Từ đó ông gắn bó mật thiết với phong trào. Năm 1428, khởi nghĩa thắng lợi, Nguyễn Trãi đã thành công trong chiến lược “Tâm công” – đánh địch từ đáy lòng của chúng, ông còn được giao cho việc soạn thảo Bình Ngô Đại Cáo. Lê Thái Tổ lên ngôi và bắt tay vào việc xây dựng vương triều. Nguyễn Trãi được ban họ vua, được phong tước Quan Phục hầu và giữ chức Nhập nội hành khiển kiêm Lại bộ Thượng thư, tiếp tục soạn thảo nhiều chế, chiếu ban bố trong nước và các thư, tiểu ban giao cho nhà Minh. Nhưng dưới chế độ phong kiến khi một con người lên đến bậc thang danh vọng như vậy cũng là lúc vô số nguy cơ bắt đầu đe dọa vận mệnh của họ, nhất là những con người xứng đáng. Tài năng, đạo đức của ông bị ganh ghét. Không bao lâu sự tín nhiệm của nhà vua bắt đầu mờ nhạt. Đặc biệt, sau vụ Trần Nguyên Hãn và Trần Văn Xảo bị bức tử, Nguyễn Trãi bị bắt giam một thời gian. Sau đó ông được tha và phục chức tuy nhiên không còn được tin dùng. Năm 1433, Lê Thái Tổ mất. Ông chán nản triều đình nên dâng sớ xin về hưu tại Côn Sơn năm 1438 sau những tháng ngày lận đận trong triều. Năm 1439, Lê Thái Tông dời ông ra làm quan, ông đã hết sức vui mừng viết bài biểu tạ ơn hăng hái ra giúp nước. Năm 1442, vụ án “Lệ Chi Viên” xảy ra. Nguyễn Trãi bị xử tử và tru di tam tộc. Như vậy vị khai quốc công thần đã kết thúc cuộc đời trong một hoàn cảnh bi phẫn và oan khuất. Năm Giáp 15 Ngọ, niên hiệu Quang Thiệu thứ 5 (1464), vua Lê Thánh Tông đã xuống chiếu minh oan cho Nguyễn Trãi. Cuộc đời Nguyễn Trãi trãi qua nhiều biến cố nhưng lúc nào ông cũng giữ tấm long son sắt với đất nước với nhân dân. Cuộc đời ông là tấm gương sáng của tinh thần đấu tranh vì dân tộc, vì nhân nghĩa mà ta cần học tập. Xin được kết lại bằng những lời thơ của Nguyễn Mộng Tuân, người đỗ cùng thời Nguyễn Trãi: Hoàng các thanh phong ngọc thự tiên, Kinh bang hoa quốc cổ vô tiền. Nhất thời từ hàn suy văn bá, quyền. Lưỡng đạo quân dân ác chính. (Tặng Gián nghị đại phu Nguyễn công) 1.1.2 Sự nghiệp thơ văn STT Tên tác phẩm Thể loại Chữ viết Năm ra đời 1 Băng Hồ di sự lục Văn xuôi Chữ Hán 1420 2 Bình Ngô đại cáo Văn xuôi Chữ Hán 1428 3 Chí Linh Sơn Phú Phú Chữ Hán 1422 4 Dư địa chí Văn xuôi Chữ Hán 1435 5 Lam Sơn Vĩnh Lăng thần đạo Văn xuôi Chữ Hán 1433 1423-1427 bi ký 6 Quân trung từ mệnh tập Văn xuôi Chữ Hán 7 Quốc âm thi tập Thơ Chữ Nôm 16 (254 bài) 8 Tập Ức Trai di tập Thơ Chữ Hán 1480 Bảng thống kê một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trãi Ngoài bảng thông kế số lượng tác phẩm của Nguyễn Trãi, người viết còn có một số thông tin chi tiết về các sáng tác của ông như sau: - Quân trung từ mệnh tập là sách gồm những văn thư do Nguyễn Trãi viết thay mặt vua gửi cho tướng lĩnh nhà Minh nhằm mục đích dàn xếp hòa bình giữa hai nước. Trong đó có khoảng 40 bài. Đây là tác phẩm thể hiện các tư tưởng triết học, chính trị, quân sự của Nguyễn Trãi và là tiếng nói ảnh hưởng của một thời đại chống giặc ngoại xâm. - Bình Ngô đại cáo được viết sau khi kết thúc chiến tranh. Tác phẩm được viết bằng lối văn biền ngẫu chữ Hán và được xem như là “Bản Tuyên ngôn độc lập thứ 2” sau Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt. Bình Ngô đại cáo tuyên bố về nền độc lập của dân tộc, là bản tuyên ngôn đanh thép, hùng hồn về độc lập và vị thế dân tộc, hơn thế nữa đó là việc nêu cao việc nhân nghĩa. - Băng Hồ di sự lục viết vào năm 1428 kể về cuộc đời Trần Nguyên Đán. - Vĩnh Lăng thần đạo bi kí viết năm 1435 kể lại thân thế sự nghiệp Lê Thái Tổ. - Ức Trai thi tập là tập thơ chữ Hán nổi tiếng của Nguyễn Trãi gồm 105 bài. Tập thơ do Dương Bá Cung sưu tầm, đa số các bài trong tập thơ này là thể thất ngôn bát cú; thất ngôn tứ tuyệt; ngũ ngôn, chỉ có hai bài theo thể trường thiên là “Côn Sơn ca” và “Đề Hoàng ngự sử Mai tuyết hiên”. Về nội dung, có thể chia ra ba chủ đề lớn: Một là thơ tả thiên nhiên, danh lam thắng cảnh. Hai là thơ sáng tác sau khi quân Minh xâm lược Đại Ngu. Ba là thơ sáng tác sau khi chiến thắng quân Minh, giống thơ “Ngôn chí” trong Quốc âm thi tập. - Quốc âm thi tập là tập thơ Nôm lớn trong văn học cổ điển. Tập thơ có 254 bài chia làm bốn phần: Vô đề (192 bài), Thời môn lệnh (đề tài về thời tiết, khí hậu, cảnh 17 sắc bốn mùa, 21 bài), Hoa mộc môn (đề tài về các loài hoa cỏ, thảo mộc, 33 bài), Cầm thú môn (đề tài về các loại chim muông, 7 bài). - Chí Linh sơn phú viết bằng chữ Hán vào năm 1433 Ngoài ra ông còn có một số tác phẩm khác nhưng đều không còn đến ngày nay như: Ngọc Đường di cảo, Thạch khánh đồ, Luật thư, Giao tự đại lễ. Nguyễn Trãi để lại rất nhiều sáng tác văn chương, cả bằng chữ Hán và chữ Nôm, dù đã có phần nào bị thất lạc nhưng các tác phẩm còn lại đến nay, ta vẫn thấy được một công trình văn chương khá đồ sộ của ông. 1.2 Một số vấn đề về thơ Nôm Đường luật 1.2.1. Lý thuyết sơ lược về thơ Nôm Đường luật Thơ Nôm Đường luật là thể thơ được mượn từ thể thơ Đường luật phát triển ở thời Đường của Trung Quốc và người Việt ta đã mượn thể thơ này để hình thành và phát triển ở Việt Nam. Thơ Nôm Đường luật hình thành từ rất sớm ở Việt Nam, được các nhà nghiên cứu tìm hiểu và đưa ra nhiều khái niệm khác nhau. Tuy nhiên, dù đã được quan tâm nghiên cứu từ rất sớm nhưng cho đến nay vẫn chưa thể đi đến thống nhất một khái niệm chung. Bùi Văn Nguyên và Hà Minh Đức định nghĩa thơ Nôm Đường luật chính là thơ Hàn Luật “Nguyễn Thuyên là người đầu tiên cổ vũ việc làm thơ Nôm Đường luật, cho nên người thời bấy giờ gọi là thơ Hàn Luật” [18,Tr47]. Về sau thì Nguyễn Sĩ Cố, Chu An, Trần Ngọc, Hồ Quý Ly…đều có làm thơ quốc âm, nhưng hiện nay không còn truyền lại nữa. Theo Từ điển văn học (Bộ mới) định nghĩa thơ Hàn Luật chính là thơ thất ngôn xen lục ngôn. Thể loại thơ này bắt đầu từ Hàn Thuyên, dùng để chỉ một thể thơ quốc âm do ông khởi xướng, nhưng vì các sáng tác của ông không còn được lưu giữ nên không thể khẳng định thơ Hàn luật chính là thể thất ngôn xen lục ngôn và càng không thể là thơ Nôm Đường luật. Tác giả cuốn sách “Thơ Đường ở Việt Nam”, Ngô Văn Phú cũng cho là thơ Nôm bắt đầu từ Nguyễn Thuyên và tác giả cho rằng “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi là tập thơ quý viết bằng chữ Nôm còn sót lại. Về hình thức, trong Quốc âm thi tập luật Đường vẫn được hết sức tôn trọng. 18 Theo Dương Quảng Hàm thì thơ Nôm Đường luật là: “Thơ Nôm ta làm theo phép tắc thơ tàu, mà âm thanh tiếng ta cũng tựa tiếng tàu (…) nên thi pháp của ta tức là thi pháp của tàu và các niêm luật của ta cũng phỏng theo thơ tàu cả”.[7; Tr.136] Thể thơ thất ngôn xen lục ngôn xuất hiện đầu tiên và dày đặt trong các sáng tác thơ của Nguyễn Trãi. Về sau thể loại này giảm dần và có thể chấm dứt vào khoảng thế kỷ XVIII. Các tác giả Phạm Luận, Bùi Duy Tân, Phạm Phương Thái trên các bài viết đăng trên tạp chí văn học đều cho rằng đây là sáng tạo về mặt thể loại của dân tộc ta. Tuy nhiên, theo phân tích của Nguyễn Ngọc Sơn thì rõ ràng ngoài sự khác biệt về một số chữ ra các câu lục ngôn này hoàn toàn là một bộ phận hữu cơ của thơ Đường luật, vì nó đảm bảo sự thống nhất nội tại về vần, luật, niêm, đối của một bài thơ Đường. Lã Nhâm Thìn gọi đó là “Thơ Nôm Đường luật biến thể” . Mỗi quan niệm trên của các tác giả khi định nghĩa về thơ Nôm Đường luật không phải là không có cơ sở. Tuy nhiên, người viết muốn thành công trong quá trình nghiên cứu đề tài thì phải chọn cho mình một định nghĩa xác đáng nhất tránh việc đi lan man và xa đề tài nghiên cứu. Đồng tình với ý kiến của Giáo sư Lã Nhâm Thìn, cùng với quá trình tìm hiểu thơ Nôm Đường luật, người viết đã chọn cho mình một định nghĩa mà người viết cho là hoàn chỉnh về thơ Nôm Đường luật. “Thơ Nôm Đường luật hình thành ở Việt Nam khoảng thế kỷ XIII và kết thúc vào khoảng đầu thế kỷ XX, là những sáng tác theo thể Đường luật của Trung Hoa, được ghi bằng chữ Nôm và đọc theo âm tiếng việt của dân tộc ta”. 1.2.2 Thơ Nôm Đường luật và vị trí của Nguyễn Trãi trong thơ Nôm Đường luật giai đoạn từ thế kỉ X-XIX Có thể nói, thơ Nôm Đường luật là một trong những thể loại hình thành sớm nhất và phát triển rực rỡ nhất của dòng văn học chữ Nôm ở nước ta. Thể loại này hình thành là kết quả của nhiều tiền đề cả trong và ngoài văn học. Nó được nghiên cứu khá nhiều và rất sớm từ đầu thế kỷ XX. Song do yêu cầu và mục đích khác nhau mà trong các bài viết ở giai đoạn đầu, thơ Nôm Đường luật với tư cách là thể loại văn học vẫn chưa trở thành đối tượng nghiên cứu chủ yếu. Cuối năm 1991, hội thảo khoa học “Nghiên cứu văn học cổ trung đại Việt Nam trong mối quan hệ khu vực” do viện văn học và trường đại học sư phạm Hà Nội phối hợp tổ chức là dịp tốt để thơ Nôm Đường luật trở lại với vị trí xứng đáng của nó trong 19 giới nghiên cứu văn học. Tuy nhiên, những vấn đề đặt ra mới chỉ ở giai đoạn tìm kiếm bước đầu. Có thể kể đến công trình của giáo sư Lã Nhâm Thìn với nhan đề “Thơ Nôm Đường luật”, Hà Xuân Liêm với công trình “Thơ Việt Nam, thơ Nôm Đường luật từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX”, “Thơ Đường ở Việt Nam” của Ngô Văn Phú và một số các công trình khác như của Bùi Văn Nguyên và Hà Minh đức, Trần Đình Sử…. Với sự xuất hiện của Quốc âm thi tập và Hồng Đức Quốc âm thi tập thế kỷ XV được xem là “Thế kỷ của thơ Nôm Đường luật” theo Lã Nhâm Thìn trong “Thơ Nôm Đường luật”. Để khẳng định vị trí của thơ Nôm Đường luật trong giai đoạn này, người viết xin chứng minh bằng quá trình hình thành và phát triển của thơ Nôm giai đoạn từ thế kỷ X-XIX. Thơ Nôm Đường luật bắt đầu xuất hiện từ thời Trần, chịu ảnh hưởng nhiều của Trung Quốc qua thế kỉ XV và XVI mới thành lập và thể lục ngôn mới ra đời, tạo ra lối thơ đặc biệt của ta; đến thế kỷ XVII và XVIII, thơ dần dần thoát ra sự ảnh hưởng của Trung Quốc và dần dần tiến đến chỗ thịnh đạt ở thế kỷ XIX, với nhiều áng thơ rất có giá trị “làm cho Việt văn hiện thời mới thành lập được” (Dương Quảng Hàm- Việt Nam thi văn hợp tuyển- nha học chính Đông Pháp xuất bản năm 1943). Người được xem là làm thơ Quốc âm đầu tiên là Nguyễn Thuyên (Sử Cương Mục) gọi là Hàn Luật. Trong văn học sử yếu, Dương Quảng Hàm cho rằng thơ Hàn Luật không do Nguyễn Thuyên đặt ra: đó là luật thơ đời Đường. Song Nguyễn Thuyên đã ứng dụng để làm thơ Quốc âm trước nhất. Vào cuối đời Trần, Hồ Quý Ly (1400) có sự cải cách về văn học, dùng chữ Nôm thay thế chữ Hán. Do sự giao tiếp giữa triều đại này với tướng nhà Minh là Trương phụ, mà ta còn được mấy bài thơ Quốc âm: hai bài của Nguyễn Biểu, một bài là của vua Trần Trùng Quang. Xét ra lời văn của những bài này dùng nhiều chữ cổ làm cho bài thơ trúc trắc, thuộc đề tài lịch sử, còn nhiều điển tích và chịu ảnh hưởng của Hán văn nặng nề. Ngoài ra, còn truyền vào thế kỷ này một tập thơ Nôm đề vịnh “Chiêu Quân Cống Hồ” để chỉ trích việc Huyền Trân bị gả cho Chế Mân. Nhưng là tác phẩm vô danh nên không xác nhận được. Đầu thế kỉ XIV, XV có hai triều đại kế tiếp là nhà Lê và nhà Mạc. Triều Lê thì có Nguyễn Trãi với tác phẩm “Quốc âm thi tập”, “Gia huấn ca” với sáu bài ca và hai 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan