Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Họ thụ thể bắt cặp với Protein G và ứng dụng trong nghiên cứu phát triển thuốc m...

Tài liệu Họ thụ thể bắt cặp với Protein G và ứng dụng trong nghiên cứu phát triển thuốc mới

.PDF
85
602
136

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI TRỊNH HOÀNG CƯỜNG HỌ THỤ THỂ BẮT CẶP VỚI PROTEIN G VÀ ỨNG DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THUỐC MỚI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SỸ HÀ NỘI – 2013 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI TRỊNH HOÀNG CƯỜNG HỌ THỤ THỂ BẮT CẶP VỚI PROTEIN G VÀ ỨNG DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THUỐC MỚI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SỸ Người hướng dẫn: 1. PGS.TSKH. Lê Thành Phước 2. Ths. Lê Đình Quang Nơi thực hiện: Bộ môn Hóa Đại cương – Vô cơ HÀ NỘI – 2013 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các anh chị, và các bạn. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lới cảm ơn chân thành tới: Ban giám hiệu, Phòng đào tạo, Bộ môn Hóa Đại cương – Vô cơ trường ĐH Dược Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận. Phó giáo sư- Tiến sĩ khoa học Lê Thành Phước, người thầy kính mến đã hết lòng giúp đỡ, dạy bảo, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Thạc sĩ Lê Đình Quang, người thầy đáng kính trong công việc cũng như trong cuộc sống. Thầy đã động viện giúp đỡ và chỉ bảo cho tôi rất nhiều để tôi có thể hoàn thành được khóa luận này. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong hội đồng chấm khóa luận đã cho tôi những đóng góp quý báu để hoàn chỉnh khóa luận này. Do thời gian có hạn nên khóa luận của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong có được sự góp ý quý báu và sự giúp đỡ của các thầy cô và các bạn sinh viên. Sinh viên Trịnh Hoàng Cường Page 0 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... 0 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................................... 3 DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................... 6 ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................. 8 Phần 1: Họ thụ thể bắt cặp với protein G ........................................................................... 9 và các quá trình truyền tín hiệu trong tế bào....................................................................... 9 1.Protein G .................................................................................................................... 9 1.1.Sự phát hiện ra protein G. .................................................................................... 9 1.2.Cấu trúc của G-protein. ...................................................................................... 11 1.3. Vai trò của protein G ...................................................................................... 13 2. Họ thụ thể bắt cặp với protein G ( GPCRs). ............................................................. 14 2.1. Tổng quan......................................................................................................... 14 2.2.Phân loại............................................................................................................ 18 2.3.Vai trò sinh lý. ................................................................................................... 20 2.4. Cấu trúc GPCR . ............................................................................................... 21 2.5. Tương quan giữa cấu trúc và chức năng. ........................................................... 24 3. Mô hình phức hệ ba thành phần. .............................................................................. 27 3.1. Các phối tử. ....................................................................................................... 28 3.2. Sự thay đổi trạng thái của GPCR....................................................................... 30 3.3. Trình tự các sự kiện xảy ra khi hormone kích hoạt tín hiệu cAMP:.................... 33 3.4. Sự ngắt tín hiệu (turn off of the signal) và sự khuếch đại tín hiệu (signal amplification) : ........................................................................................................ 33 3.5 Sự xáo trộn của chu trình G-Protein ................................................................... 36 Page 1 3.6. Sự điều hòa tín hiệu G-protein ......................................................................... 38 4.Chi tiết 2 con đường truyền tín hiệu AMPc và PIP2.................................................. 41 4.1. Con đường truyền tín hiệu AMPc...................................................................... 42  Lộ trình tín hiệu của AMPc ........................................................................ 42  Sự hình thành AMPc .................................................................................. 44  Adenylyl cycase ( AC) ............................................................................... 45  Các chất tác hiệu thông qua AMPc............................................................. 46  Protein kinase A (PKA).............................................................................. 47  Sự phân giải AMPc .................................................................................... 50 4.2. Lộ trình tín hiệu Phosphoinositide .............................................................. 50  DAG .......................................................................................................... 51  IP3 .............................................................................................................. 52 Phần 3: Định hướng nghiên cứu thuốc mới...................................................................... 53 1. Ứng dụng trong sản xuất thuốc mới. ........................................................................ 53 2. Trong điều trị ung thư..................................................................................................56 3. Trong điều trị bệnh tim ............................................................................................ 59 4. Trong điều trị bệnh do virut ..................................................................................... 60 5. Định hướng nghiên cứu ứng dụng thuốc tác động vào protein G. ............................. 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO Page 2 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT CHỮ ĐẦY ĐỦ GPCR Thụ thể bắt cặp với protein G GPCRs Họ thụ thể bắt cặp với protein G βAR Thụ thể beta adrenergic mGluRs Thụ thể glutamate Metabotropic Ser Serine Thr Threonin β-arr β-arrestins GEF Yếu tố trao đổi guanine nucleotide 7TM 7-transmembrane receptors SM Phân tử tín hiệu PKC Phospho kinase C PI3 Phosphatidyl inositol triphosphate PLC Phospholipase C AC Adenylate cyclase KLPT Khối lượng phân tử PKA Protein kinase A Gsα Protein G kích hoạt Page 3 Giα protein G bất hoạt NEM N-ethyl-maleimide PTx Độc tố của vi khuẩn Ho gà CTx Độc tố dịch tả GAPs Protein kích hoạt GTPase RGS Regulators of G protein signaling EPACs Exchange proteins activated by AMPc CGCS Cyclic nucleotide gated channels Cross-talk Sự chồng lấp Upstream Ngược dòng Downstream Xuôi dòng AKAPs A-kinase – anchoring protein CREB Respone element – binding protein GMPc PDE GMPc phosphodiesterase PLN Phospholamban SERCA sarco/endo-plasmic reticulum Ca2+ - ATPase MC4Rs Thụ thể melanocortin 4 ABC ATP – binding cassette DAG 1, 2 diacyl glycerol Page 4 IP3 Inositol 1, 4, 5 triphosphat CAM Calmodulin Page 5 DANH MỤC HÌNH Tên hình Hình 1: Sự hoạt hóa protein G bởi GPCR ( bị kích hoạt bằng Số trang 9 cách liên kết với phối tử) Hình 2: Mô tả cấu trúc G-protein 11 Hình 3: Minh họa rút gọn quá trình hoạt động của G-protein 12 Hình 4: Cấu trúc của thụ thể liên kết với protein G 16 Hình 5 : Phân loại GPCRs 19 Hình 6: Cấu trúc βAR (GPCR) 23 Hình 7: Chi tiết cấu tạo chung của GPCR ở 2 phía so với 24 màng tế bào Hình 8: Sự phosphoryl hóa GPCR 26 Hình 9: Mô hình phức hệ ba thành phần 27 Hình 10: Mô hình mô tả sự biến đổi trạng thái cân bằng cấu 32 dạng conformational của GPCR. Hình 11: Mô tả sự ADP-ribosyl hóa 35 Hình 12: Minh họa một số cấu trúc 37 Hình 13: Minh họa một số vai trò của RGS protein 39 Hình 14: Mô phỏng sơ khai hoạt động thông qua AMPc. 42 Hình 15: AC từ 1 đến 9 được phân bố rộng rãi 44 44 Page 6 Hình 16: Cấu trúc domain của AC 45 Hình 17: Tổ chức và chức năng của lộ trình tín hiệu AMPc 46 Hình 18: Sơ lược sự hoạt hóa PKA 48 Hình 19: mô phỏng sơ khai hoạt động của 1, 4, 5-triphosphate 50 và DAG Hình 20: Tác dụng của các loại protein G 58 Hình 21: Vai trò của GPCR với điều hòa Ca 59 Hình 22: Cấu trúc tinh thể của receptor Beta- adrenergic 82 (βAR) ở trạng thái hoạt động . Page 7 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong cơ thể con người có hàng chục ngàn tỷ tế bào tương tác với nhau. Hầu hết trong số chúng được phát triển để đảm nhận các vai trò, chức năng khác nhau. Để thực hiện tốt vai trò của mình, điều quan trọng nhất là các tế bào làm việc cùng một lúc, phối hợp hài hòa với nhau, chúng có thể cảm nhận môi trường và biết những gì đang xảy ra xung quanh chúng. Yếu tố giúp các tế bào có thể làm được việc này đó chính là các thụ thể ở trên bề mặt tế bào. Robert J. Lefkowitz và Brian K. Kobilka được trao giải thưởng Giải Nobel Hóa học 2012 vì đã giải thích được một họ các thụ thể liên kết với Protein G (GPCRs) hoạt động như thế nào. Trong họ thụ thể này, có các thụ thể đáp ứng với adrenalin (còn được gọi là epinephrine), dopamine, serotonin, ánh sáng, hương vị và mùi vị. Phần lớn các quá trình sinh lý trong cơ thể phụ thuộc vào hoạt động của GPCRs. Khoảng một nửa các loại thuốc hiện nay hoạt động thông qua các thụ thể này, trong đó có thuốc chẹn beta, thuốc kháng histamin và các loại thuốc tâm thần. Kiến thức về GPCRs giúp đem lại lợi ích lớn cho nhân loại. Tuy nhiên, các thụ thể hoạt động ra sao, cấu tạo của chúng như thế nào đã là 1 bí ẩn với các nhà khoa học suốt một thời gian dài trước khi các công trình của Robert J. Lefkowitz và Brian K. Kobilka được công bố. Vì vậy, kiến thức về GPCRs là hết sức quan trọng giúp chúng ta vận dụng cho các công trình nghiên cứu sản xuất thuốc mới: các thuốc trị bệnh tim, Parkinson và chứng đau nửa đầu . Luận văn tốt nghiệp của tôi thực hiện với hai mục tiêu sau đây: 1. Tổng quan kiến thức về GPCRs: cấu tạo, vai trò, cách thức hoạt động. 2. Ứng dụng trong nghiên cứu phát triển thuốc mới. Page 8 Phần 1: Họ thụ thể bắt cặp với protein G và các quá trình truyền tín hiệu trong tế bào Protein G Hình 1: Sự hoạt hóa protein G bởi GPCR ( bị kích hoạt bằng cách liên kết với phối tử) 1.1.Sự phát hiện ra protein G. G- protein được phát hiện nhờ vào thí nghiệm của Martin Rodbell năm 1971 về sự kích hoạt cAMP bởi glucagon. Nhờ thí nghiệm này Martin Rodbell đã Page 9 phát hiện ra sự hiện diện của GTP là rất quan trọng trong phản ứng này. Ông gọi đây là protein điều hòa guanine nucleotide, sau này đổi tên là N-protein, hoạt động như bộ chuyển đổi trung gian giữa discriminator (receptor) and amplifier (effector; i.e., adenylate cyclase). Sau đó, ông thấy rằng adenylatecyclase đã được kích hoạt mạnh mẽ và không thể đảo ngược bởi một analog GTP,5'-guanylylimidophosphate, hoặc[GPP (NH)-p]’. Vì GPP (NH)-p có khả năng chống thủy phân nên Rodbell cho rằng GTP là"chất thủy phân tại vùng tác hoạt", có nghĩa là, bộ chuyển đổi giống như GTPase. Điều này sau đó đã được thể hiện rõ hơn bởi Cassell và Selinger vào năm 1976. Sự có mặt của protein bám GTP riêng lẽ, khác biệt với các enzyme adenylate cyclase, được xác định bởi Alfred Gilman và đồng nghiệp người đã tái thiết lại GPP (NH)-p-, 1 chất kích thích hoạt động adenylate cyclase trong màng từ dòng đột biến tế bào ung thư hạch (cyc-) - có adenylate cyclase nhưng thiếu G-protein bằng cách bổ sung thêm yếu tố 40kDa GTP bám riêng biệt. Năm 1980, Howlett và Gilman cho rằng sự kích hoạt lâu dài của G-protein kích hoạt cyclase làm giảm lượng phân tử protein, nhấn mạnh rằng G-protein được tạo thành bởi những tiểu đơn vị có thể li giải được. Cấu trúc tam thể (3 thành phần) của G-protein được phát hiện bởi Stryer và cộng sự. Họ đã chứng tỏ được rằng sự kích hoạt Gt bởi Gpp(NH)-p và ánh sáng dẫn đến sự phân ly của phức hợp trimeric αβγ, tạo nên Gpp(NH)-p bám αt và βγ (αt có vai trò kích hoạt sự khử phosphoryl hóa). Năm 1985, α-transducin được tạo thành bởi 4 nhóm với các trưởng nhóm là Numa, Boume, Khorana, và Simon; Năm 1986, cấu trúc của tiểu đơn vị α được xác định đầy đủ bởi nhóm của Gilman. Rodbell và Gilman được trao giải Nobel vào năm 1994. [1] Page 10 1.2.Cấu trúc của G-protein. G-protein được gồm 3 thành phần: tiểu đơn vị α có KLPT ~39–45 kDa, tiểu đơn vị β có KLPT ~37 kDa và tiểu đơn vị γ có KLPT ~8 kDa . Có khoảng 20 gen mã hóa nhiều loại tiểu đơn vị α, 6 gen đối với tiểu đơn vị β và 12 gen cho tiểu đơn vị γ. Ở trạng thái trimer hóa, G-protein bám vào mặt trong của màng tế bào thông qua đuôi kị nước của tiểu đơn vị α và γ (myristoyl và palmitoyl trên α, farnesyl hoặc geranylgeranyl trên γ). Tiểu đơn vị β và γ được nối lại với nhau bởi liên kết giữ lõi với lõi để tạo nên βγ-dimer; tiểu đơn vị β của βγdimer này sẽ bám vào tiểu đơn vị α bằng theo kiểu bổ sung ở vùng liên kết peptide trên 2 protein và sự tương tác với đuôi kị nước. Khi G-protein được kích hoạt, liên kết giữa tiểu đơn vị α và β bị đứt, trimer bị phân ly thành tiều đơn vị monomeric α và tiểu đơn vị dimeri βγ. Tiểu đơn vị α và βγ đều bám vào màng tế bào nhưng cũng dễ dàng tách khỏi màng khi cần.[59] Hình 2: Mô tả cấu trúc G-protein Page 11 Tiểu đơn vị α có 2 vùng chức năng quan trọng khác ngoài vùng để nối kết với tiểu đơn vị β. Một là, tiểu đơn vị α tác động với thụ thể ở vị trí 5 amino acid cuối của đầu C tận. Hai là nó mang vùng gắn kết với guanine nucleotide để thực hiện chức năng GTPase của G-protein. Mặc khác, cả 2 tiểu đơn vị α và βγ đều có thể tác động đến bề mặt tác động của G-protein. Tiểu đơn vị α và γ có liên kết cộng hóa trị với neo lipid , do vậy bám dính và cố định G-protein vào mặt trong màng tế bào. Sau khi tách ra khỏi protein G, tiểu đơn vị α sẽ hoạt hóa enzym Adenylate cyclase (AC) Adenylate cyclase (AC) là một protein xuyên màng, vùng hướng về phía bào tương được gọi là vùng thủy phân (catalytic site). Enzym AC sẽ giúp chuyển ATP thành AMPc Hình 3: Minh họa rút gọn quá trình hoạt động của G-protein. Page 12 1.3. Vai trò của protein G [1] [2]  Protein G trong 1 số quá trình sinh lý. Sau này, người ta tìm ra nhiều loại protein khác nhau, mỗi loại được hoạt hóa bởi 1 receptor riêng và nó kích hoạt hệ thống khuếch đại riêng. Dẫn đến những thay đổi khác nhau trong tế bào. Ví dụ như trong võng mạc mắt, protein G chuyển đổi tín hiệu ánh sáng để kích hoạt lên những sợi dây thần kinh mà truyền đạt kích thích thị giác lên não . Nhận biết về mùi cũng phụ thuộc vào protein G trong các tế bào olfactory ( tế bào khứu giác) . Và cảm giác hương vị còn liên quan đến những protein G khác . Một số protein G kích thích hoặc ức chế sự hình thành của AMPc, vì thế có sự chuyển hóa trong tế bào. Protein G làm thay đổi lưu lượng các ion qua màng tế bào và thay đổi hoạt động tế bào. Protein G còn ảnh hưởng đến quá trình phosphor hóa protein do đó kiểm soát quá trình phân chia và những quá trình khác của tế bào.  Protein G và bệnh lý. Nhiều triệu chứng của bệnh được giải thích là do sự thay đổi chức năng của Protein G. Ví dụ bệnh tả , một bệnh truyền nhiễm đáng lo ngại nhất của đường tiêu hóa. Bệnh là do vi khuẩn sản xuất 1 độc tố rất độc . Các độc tố đóng vai trò như 1 loại enzym làm thay đổi 1 trong những protein G luôn ở trạng thái hoạt động. Điều này ngăn cản sự hấp thu nước và muối ở ruột một cách bình thường. Kết quả sự mất nước và muối có thể dẫn đến tử vong. Nhiễm khuẩn E.coli cũng có triệu chứng tương tự. Trong trường hợp bị nhiễm khuẩn ho gà thì độc tố lại ngăn cản sự hoạt động của protein G. Do đó hàng rào miễn dịch bị tổn thương. Page 13 Trong một số bệnh phổ biến, số lượng protein G trong tế bào thay đổi. Có thể có quá nhiều hoặc quá ít . Như trong bệnh tiểu đường và nghiện rượu có một số triệu chứng là do thay đổi tín hiệu của protein G. Người ta thấy rằng biểu hiện suy giảm protein G có thể làm ảnh hưởng tới sự phát triển và rối loạn chuyển hóa. Ở những người đột biến và hoạt tính quá mức của protein G có thể là nguyên nhân của một số khối u. Tăng hoạt động của protein G còn được tìm thấy trong rối loạn nội tiết di truyền nhưng hiếm gặp như hội chững Mc-cune Albright ( da có các đốm màu cà phê sữa và biến dạng xương) . Trong trường hợp này, một sự đột biến của protein G dẫn đến chuyển hóa calci bị gián đoạn , dẫn đến biến dạng xương. Gần đây người ta khám phá ra các protein G nhỏ chỉ có một đơn vị. Chúng có cấu trúc gần giống các sản phẩm của tiền oncogen là những protein chức năng của tế bào như: tham gia vào các quá trình sinh trưởng , phát triển, tình trạng bộ xương tế bào, vận chuyển bên trong tế bào, hoạt động thực bào, bài tiết,… Ví dụ như các protein G nhỏ thuộc họ ras kiểm soát sự phát triển tế bào, điều hòa quá trình oxy hóa thực bào trong bạch cầu. Sự đột biến protein G khiến chúng có thể trở thành siêu hoạt động và do có vai trò chức năng trong quá trình sinh trưởng của tế bào như trên do đó có khả năng gây ung thư. Họ thụ thể bắt cặp với protein G ( GPCRs). 2.1. Tổng quan.  Tại sao cần có thụ thể GPCR trên màng tế bào ? Mỗi tế bào người đều được bao bọc bởi một lớp màng tế bào. Đó là một lớp phospholipid kép. Lớp màng này cho phép tế bào duy trì một hỗn hợp nhất định các chất có vai trò hóa sinh, đồng thời ngăn ngừa các hóa chất không Page 14 mong muốn ở bên ngoài môi trường có thể xâm nhập tế bào. Để có thể thực hiện đầy đủ chức năng của mình, các bộ máy sinh hóa bên trong tế bào cần 1 cơ chế cho phép nó có thể nhận được các thông điệp về môi trường bên ngoài tế bào. Các thay đổi về lượng hormone bên ngoài tế bào có thể điều khiển những hoạt động của enzyme nội bào. Các phân tử có mùi thơm tác động vào các tế bào thuộc lớp biểu mô khứu giác. Ngoài ra các chất có trong thức ăn có thể ảnh hưởng đến hoạt động hóa sinh diễn ra bên trong tế bào chồi vị giác sau đó lan truyền dưới dạng các tín hiệu điện tử đến não bộ. Thực tế, các tế bào người đều thường xuyên giao tiếp với nhau và với môi trường xung quanh. Để làm được điều này, tế bào cần 1 hệ thống các phân tử và 1 cơ chế truyền thông tin hiệu quả đi qua màng tế bào. Ngoài ra, trong cơ thể quá trình truyền tín hiệu có thể phải diễn ra với 1 khoảng cách khá xa. Do đó, để có thể phản ứng đúng lúc, não bộ cần nhận thông tin rất nhanh từ các giác quan, như thị giác, khứu giác, vị giác .v.v. Thêm một lần nữa, điều này cũng cần một cơ chế truyền thông tin đi qua màng tế bào. GPCRs đóng góp vai trò quan trọng trong hệ thống truyền thông tin tế bào.  Các vấn đề chính của GPCR Các GPCR truyền đến tế bào một luồng thông tin đề cập đến các điều kiện ở bên ngoài. Cơ chế ở mức độ phân tử của quá trình này diễn ra như thế nào? Có những phân tử nào tham gia và bằng cách nào chúng truyền được tín hiệu? Làm thế nào để chúng phân biệt được các loại tín hiệu khác nhau? Bằng cách nào các tín hiệu được điều khiển? Đó là những câu hỏi quan trọng trong lĩnh vực này ở các thập niên trước. Để có thể trả lời, các nhà khoa học đã phải xác định những thành phần phân tử tham gia quá trình truyền tin và theo dõi các Page 15 hoạt động của các phân tử này thông qua các nghiên cứu hóa sinh, sinh lý và cấu trúc.  Thụ thể liên kết G protein . Thụ thể liên kết G protein (GPCRs) đóng vai trò quan trọng trong hệ thống truyền tin tế bào. Đó là các protein nằm trên màng tế bào. Tên gọi thụ thể liên kết G protein là để nói đến cơ chế truyền tín hiệu phổ biến nhất thông qua thụ thể đó là các protein có thể liên kết với GTP ở bên trong tế bào. Bởi vì các chuỗi peptide của GPCR thường gấp khúc 7 lần qua màng tế bào nên trong nhiều trường hợp GPCR cũng được gọi là thụ thể 7 vùng xuyên màng (7transmembrane receptors, 7TM). ( hình 4) Hình 4: Cấu trúc của thụ thể liên kết với protein G Tín hiệu (signal) truyền từ thụ thể trên (7-helix receptor) đến một protein nội bào được gọi là G-protein, do vậy nhóm thụ thể này còn được gọi là GPage 16 Protein-Coupled Receptors (GPCR). Có khoảng 800 GPCR được tìm thấy ở người. [59] GPCR được nhị hợp (dimerize) hoặc oligomer hóa để tạo thành một phức hợp nội màng. Ligand bám vào thụ thể sẽ truyền tin đi vào cấu trúc này và sinh ra các tác động tương ứng đặc trưng cho từng loại thụ thể. Có nhiều loại GPCR-interacting proteins (GIPs) điều hòa chức năng của thụ thể. Những tác động này bao gồm: - Thay đổi ái lực của ligand. - Điều hòa sự nhị hợp hay oligomer hóa của thụ thể. - Định vị vị trí của thụ thể, bao gồm cả việc vận chuyển hay loại bỏ chúng từ màng tế bào. - Kiểm soát sự tương giao của các protein thông tin khác. Thụ thể bắt cặp protein G chỉ được tìm thấy trong các sinh vật nhân chuẩn, bao gồm cả nấm men, trùng đuôi roi dạng phễu (choanoflagella), [23] và động vật. Các phối thể bám vào và kích hoạt thụ thể G bao gồm các hợp chất nhạy cảm với ánh sáng, phân tử mùi hương, pheromone, kích hãm tố, và chất dẫn truyền thần kinh; các phối thể này rất đa dạng về kích thước từ những phân tử nhỏ cho đến các đoạn peptide hay các protein lớn. Thụ thể bắt cặp protein G có liên quan tới nhiều bệnh tật trong cơ thể và cũng là mục tiêu của khoảng 30 phần trăm số dược phẩm hiện nay. [24] [25] Có hai quá trình dẫn truyền tín hiệu chủ yếu có sự góp mặt của thụ thể GCPR: quá trình AMP vòng và quá trình phosphatidylinositol. [26] Khi một phối thể bám vào GPCR, nó khiến cấu hình của GPCR thay đổi và điều này cho phép GPCR hoạt động như một nhân tố trao đổi guanine nucleotide (guanine nucleotide exchange factor - GEF). Tức là GPCR sẽ hoạt hóa một protein Page 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng