Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hồ sơ đăng ký giải thưởng nhà nước(1)...

Tài liệu Hồ sơ đăng ký giải thưởng nhà nước(1)

.PDF
25
163
56

Mô tả:

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP MIỀN NAM ______________________________ HỒ SƠ ĐĂNG KÝ GIẢI THƯỞNG NHÀ NƯỚC TÊN CÔNG TRÌNH ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN CÁC GIỐNG SẮN PHỤC VỤ NHU CẦU NỘI TIÊU VÀ XUẤT KHẨU Cơ quan đề nghị: Viện khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam Đại diện tác giả công trình: TS. Nguyễn Hữu Hỷ Tp Hồ Chí Minh – NĂM 2015 0 VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP MIỀN NAM ______________________________ HỒ SƠ ĐĂNG KÝ GIẢI THƯỞNG NHÀ NƯỚC TÊN CÔNG TRÌNH ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN CÁC GIỐNG SẮN PHỤC VỤ NHU CẦU NỘI TIÊU VÀ XUẤT KHẨU Cơ quan đề nghị: Viện khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam Nhóm tác giả của công trình: Hoàng Kim, Nguyễn Hữu Hỷ, Trần Ngọc Quyền, Trần Ngọc Ngoạn, Trịnh Thị Phương Loan, Nguyễn Trọng Hiển, Trần Công Khanh, Võ Văn Tuấn, Nguyễn Viết Hưng, Đinh Văn Cường, Phạm Thị Nhạn, Tống Quốc Ân. Tp Hồ Chí Minh – NĂM 2015 0 MỤC LỤC BẢN ĐĂNG KÝ ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG ................... 1 BÁO CÁO TÓM TẮT CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ............ 5 1. Tên công trình đề nghị xét tặng Giải thưởng: ............................ 5 2. Lĩnh vực khoa học của công trình .................................... 5 3. Đặc điểm công trình ............................................. 5 4. Thời gian thực hiện (tháng, năm bắt đầu - tháng, năm kết thúc): .............. 5 5. Cơ quan chủ trì công trình ......................................... 5 6. Bộ chủ quản ................................................... 5 7. Tóm tắt chung về công trình (bối cảnh hình thành, nội dung và đặc điểm chủ yếu,...) 6 8. Tóm tắt về những thành tựu đặc biệt xuất sắc (đối với Giải thưởng Hồ Chí Minh) hoặc xuất sắc (đối với Giải thưởng Nhà nước) đã đạt được. ................... 6 8.1. Mục đích, đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu chính của công trình. .............................................. 6 8.2. Tự đánh giá về giá trị của công trình ............................... 13 8.3. Tài liệu công bố (bài báo, sách chuyên khảo, ...) và trích dẫn .............. 13 8.4. Hiệu quả của công trình ........................................ 16 8.5. Giải thưởng khoa học và công nghệ đã đạt được của công trình (nếu có) ...... 19 9. Về tác giả công trình ............................................ 19 9.1. Trường hợp một tác giả ........................................ 19 9.2. Trường hợp đồng tác giả ........................................ 19 10. Xác nhận của tác giả công trình ......... Error! Bookmark not defined. BẢN ĐĂNG KÝ ĐẶT VÀ TẶNG GIẢI THƯỞNGError! Bookmark not defined. VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHẦN XÁC NHẬN CỦA TỔ CHỨC ỨNG DỤNG CÔNG TRÌNH .................. Error! Bookmark not defined. 4. Cơ quan chủ quản hoặc cơ quan có thẩm quyền xác nhận chuyển giao các TBKT ................................... Error! Bookmark not defined. PHỤ LỤC ........................... Error! Bookmark not defined. 1 Mẫu biểu A-ĐK1 31/2014/TT-BKHCN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Đồng Nai, ngày 24 tháng 12 năm 2015. BẢN ĐĂNG KÝ ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG Giải thưởng Hồ Chí Minh:  Giải thưởng Nhà Nước:  1. Họ và tên đại diện tác giả công trình: TS. Nguyễn Hữu Hỷ Quốc tịch: Việt Nam 2. Ngày, tháng, năm sinh: 01/02/1960 Số CMND: 271840727 Ngày cấp: 23/09/2013 Nơi cấp: Công an tỉnh Đồng Nai 3. Nơi ở hiện nay: Khu 6, ấp Bàu Cá, xã Trung Hòa, H. Trảng Bom, T. Đồng Nai 4. Địa chỉ liên hệ: Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc xã Hưng Thịnh huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai. 5. Điện thoại: 061386814 Fax: 0613868632 E-mail: [email protected]. 6. Nơi công tác: Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc – Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam 7. Tóm tắt quá trình công tác: STT 1 2 Thời gian 1977 - 1980 1980 - 1985 3 4 1985 - 1987 Tháng 6/1987 1998 1999 – 10/2005 5 6 7 11/2005 – 5/2007 6/2007 đến nay Đơn vị công tác Tỉnh Ủy Kiên Giang Đại học Nông lâm Tp. Hồ Chí Minh Tỉnh Ủy Kiên Giang Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc Vị trí công tác Ban Nông nghiệp Sinh viên Đại học Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc Trưởng Bộ môn Cây Có Củ và Hệ thống Canh tác (Nghiên cứu viên chính 5/2004) Nghiên cứu viên chính. Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu viên chính. Giám đốc Trung tâm Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc 1 Cán bộ Phòng Tổng hợp Nghiên cứu viên 8. Danh mục công trình đăng ký xét tặng Giải thưởng: TT 1 Tên công trình Giống sắn KM60 2 Giống sắn KM94 3 Giống sắn KM140 5 Giống sắn KM98-7 Giải thưởng của công trình Giống quốc gia Tác giả/ Đồng tác giả Năm công bố Số năm ứng dụng Hoàng Kim, Trần Ngọc Quyền, 1995 Từ năm 1995 đến Võ Văn Tuấn nay Giống quốc gia Trần Ngọc Quyền, Hoàng Kim, 1995 Từ năm 1995 đến Đạt giải thưởng Bông lúa vàng năm Võ Văn Tuấn nay 2015 do Bộ Nông nghiệp & PTNT tặng - Giống quốc gia Trần Công Khanh, Hoàng Kim, 2010 Từ năm 2010 đến - Giải Nhì chọn tạo và phát triển Nguyễn Hữu Hỷ, Võ Văn Tuấn nay giống sắn KM140 do Hội thi sáng tạo kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh tặng năm 2007. -Giải Huy chương vàng chất lượng sản phẩm do Cục chế biến, Thương mại, Nông lâm thủy sản và nghề muối thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT tặng năm 2008. - Giải nhất Hội thi sáng tạo Kỹ thuật toàn quốc lần thứ 10 (2008 – 2009) do Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tặng 2009. -Giải thưởng Bông lúa vàng năm 2015 do Bộ Nông nghiệp & PTNT tặng Giống quốc gia Trịnh Thị Phương Loan, Nguyễn Năm 2008 Từ năm 2005 đến Trọng Hiển, Đào Huy Chiên, nay Trần Ngọc Ngoạn và Nguyễn Viết Hưng 2 TT 5 Tên công trình Giống sắn Sa21-12 Giải thưởng của công trình Giống quốc gia 6 Giống sắn KM419 Giống quốc gia Tác giả/ Đồng tác giả Năm công bố Số năm ứng dụng Nguyễn Trọng Hiển, Trịnh Văn Năm 2012 Từ năm 2012 đến Mỵ, Niê Xuân Hồng, Vũ Thị nay Vui, Ngô Doãn Đảm và Trần Bích Huề Hoàng Kim, Trần Ngọc Ngoạn, Năm 2015 Từ năm 2013 cho Nguyễn Thị Trúc Mai, Võ Văn đến nay Quang, Nguyễn Phương, Hoàng Long, Nguyễn Minh Cường, Đào Trọng Tuấn, Nguyễn Thị Lệ Dung, Trần Công Khanh, Nguyễn Minh Hiếu, Nguyễn Văn Bộ, Nguyễn Thị Cách, Nguyễn Trọng Hiển, Lê Huy Hàm 3 9. Lĩnh vực đăng ký xét tặng Giải thưởng: Giải thưởng Nhà nước 10. Hồ sơ gồm có: a) Bản đăng ký đề nghị xét tặng Giải thưởng; b) Báo cáo tóm tắt công trình; c) Tài liệu liên quan đến việc công bố, văn bản xác nhận ứng dụng công trình của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; d) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ đối với công trình đề nghị xét tặng Giải thưởng có sử dụng hoặc nhận hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước; đ) Bản sao các văn bản, tư liệu khoa học và công nghệ, tài liệu khác có liên quan đến công trình (nếu có). Sau khi tìm hiểu các văn bản quy phạm pháp luật quy định về Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ, Chúng tôi xin cam đoan: Công trình đăng ký xét tặng Giải thưởng tại văn bản này là của chúng tôi do chúng tôi trực tiếp nghiên cứu, sáng tạo ra và các tài liệu gửi kèm là hoàn toàn phù hợp với bản gốc mà chúng tôi đang giữ. Chúng tôi/tôi cam kết không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của bất cứ ai, nếu sai chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA TÁC GIẢ CÔNG TRÌNH (Ký, ghi rõ họ tên) TS. Nguyễn Hữu Hỷ 4 Mẫu biểu A-KH 31/2014/TT-BKHCN CÔNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc -------------------------------Đồng Nai, ngày 24 tháng 12 năm 2015 BÁO CÁO TÓM TẮT CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Giải thưởng Hồ Chí Minh: Giải thưởng Nhà nước:  1. Tên công trình đề nghị xét tặng Giải thưởng: Nghiên cứu Phát triển các giống sắn phục vụ nội tiêu và xuất khẩu. 2. Lĩnh vực khoa học của công trình a) Khoa học tự nhiên b) Khoa học xã hội và nhân văn c) Khoa học kỹ thuật  d) Khoa học nông, lâm, ngư nghiệp đ) Khoa học y dược e) Lĩnh vực khác 3. Đặc điểm công trình a) Sử dụng ngân sách nhà nước b) Không sử dụng ngân sách nhà nước  c) Sử dụng một phần ngân sách nhà nước 4. Thời gian thực hiện (tháng, năm bắt đầu - tháng, năm kết thúc): Từ năm 1991 đến nay 5. Cơ quan chủ trì công trình Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam 6. Bộ chủ quản Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 5 7. Tóm tắt chung về công trình (bối cảnh hình thành, nội dung và đặc điểm chủ yếu,...) Trước năm 1991, việc chọn tạo giống sắn chủ yếu theo hướng làm lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc, các sản phẩm từ sắn chủ yếu phục vụ cho nhu cầu trong nước. Giai đoạn này các giống phổ biến trong sản xuất chủ yếu là Gòn, H34, Xanh Vĩnh Phú, HL20, HL23 và HL24 và một số giống địa phương. Các giống sắn có đặc điểm ăn tươi ngon, nhưng năng suất củ tươi thấp (chỉ đạt dưới 10 tấn/ha) và hàm lượng tinh bột (20 - 25%). Trong thời gian này cây sắn đã thực sự góp phần quan trọng vào an ninh lương thực của đất nước. Từ năm 1991 đến nay công tác nghiên cứu chọn tạo giống sắn có những bước đột phá nhảy vọt. Đã chọn tạo được những giống sắn có năng suất và hàm lượng tinh bột cao đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và nguyên liệu chế biến của các nhà máy chế biến. Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc (HARC) thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (IAS) và Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây có củ thuộc Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm phối hợp với Chương trình Sắn Việt Nam (VNCP), Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới (CIAT) đã nhập nội các dòng giống sắn để đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển sắn. Mục tiêu của công tác cải thiện giống sắn là tập trung chọn tạo những giống có năng suất củ tươi và hàm lượng tinh bột cao, phục vụ cho chế biến công nghiệp. Kết qủa đã chọn tạo và giới thiệu cho sản xuất được bộ giống sắn mới gồm: KM60, KM94, KM140, KM98-7, Sa21-12, KM419. Các giống sắn mới đã tạo ra một bước nhảy vọt về năng suất đạt 17,9 tấn/ha vượt 2 lần so với các giống sắn cũ 7,5 tấn/ha. Trong đó tỉnh Tây Ninh năng suất sắn bình quân lên tới 28,5 tấn/ha, cá biệt có hộ đạt năng suất 70 tấn/ha, sản lượng từ 1,7 triệu tấn/năm đã tăng lên 9,5 triệu tấn/năm. Kim ngạch xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn trong 5 năm gần đây đạt trên 1 tỷ đô. 8. Tóm tắt về những thành tựu đặc biệt xuất sắc (đối với Giải thưởng Hồ Chí Minh) hoặc xuất sắc (đối với Giải thưởng Nhà nước) đã đạt được. 8.1. Mục đích, đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu chính của công trình. Mục đích nghiên cứu: Chọn tạo và phát triển giống sắn năng suất và hàm lượng tinh bột cao, tăng thu nhập cho nông dân, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và nguyên liệu chế biến của các nhà máy, bảo vệ môi trường và trồng sắn theo hướng bền vững. Đối tượng nghiên cứu: Giống sắn mới thích hợp cho các vùng trồng sắn trọng điểm của cả nước. Nhiệm vụ nghiên cứu: Ở Việt Nam cây sắn đã chuyển đổi vai trò từ cây cây lương thực sang cây công nghiệp với tốc độ cao, năng suất và sản lượng sắn đã tăng nhanh ở thập kỉ đầu của thế kỷ 21. Sản phẩm của sắn có nhiều công dụng như; bột ngọt, bánh kẹo, mì ăn liền, ván 6 ép, bao bì, hồ vải, màng phủ sinh học, phụ gia dược phẩm, nhiên liệu sinh học (ethanol). Cây sắn còn là nguồn thu nhập quan trọng của các hộ nông dân nghèo do sắn dễ trồng, ít kén đất, ít vốn đầu tư phù hợp với sinh thái và kinh tế nông hộ. Nghiên cứu và phát triển cây sắn theo hướng sử dụng đất nghèo dinh dưỡng, đất khó khăn là hướng hỗ trợ chính cho việc thực hiện “Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 177/ 2007/ QĐ- TT ngày 20 tháng 11 năm 2007. Trong tầm nhìn chiến lược đến năm 2020 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn đã đưa cây sắn, lúa và ngô là ba cây trồng được ưu tiên nghiên cứu và phát triển. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp chọn giống. + Thu thập, nhập nội, tuyển chọn giống sắn (bao gồm việc tuyển chọn các dòng sắn lai đơn bội kép (doubled-haploids) của Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới (CIAT). + Chọn lọc cải tiến quần thể. + Lai tạo trong nước: Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc xây dựng vườn lai tạo tại huyện Đơn Dương tỉnh Lâm Đồng, nơi có điều kiện khí hậu thích hợp cho các giống sắn ra hoa nhiều và tập trung. Có hai cách lai tạo là: Lai hữu tính trong loài; lai hữu tính khác loài; + Tạo dòng đột biến: Xử lý đột biến hạt và hom sắn bằng nguồn phóng xạ Coban tại Viện Vật lý hạt nhân Đà Lạt. 60 + Ứng dụng sinh học phân tử SSR kiểm tra và xác định đa dạng di truyền của tập đoàn giống sắn, phân lập tuyển chọn những cặp lai (bố, mẹ) và phân nhóm bộ giống có các tính trạng năng suất củ tươi, tỷ lệ tinh bột và tỷ lệ chất khô cao nhằm rút ngắn thời gian chọn tạo giống sắn. Phương pháp đánh giá chọn lọc và tuyển chọn giống. + Đánh giá vật liệu ban đầu. + So sánh sơ khởi. + Khảo sát đơn luống. + So sánh sơ bộ. + So sánh cơ bản (chính quy). + Khảo nghiệm sinh thái. + Trình diễn mô hình. + Khảo nghiệm sản xuất. 7 Khảo sát đơn luống, so sánh sơ bộ, khảo nghiệm chính quy, khảo nghiệm sinh thái, khảo nghiệm sản xuất được tiến hành theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng giống sắn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Kết quả nghiên cứu: (phát hiện mới; lý luận, lý thuyết; dự báo xu hướng tương lai; hoạch định chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; để phục vụ nghiên cứu đào tạo đại học, sau đại học; kết quả nghiên cứu cơ bản có định hướng ứng dụng; kết quả là thành tựu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; chăm sóc sức khỏe; sử dụng tài nguyên; phòng tránh thiên tai, thảm họa; an ninh quốc phòng; lĩnh vực khác). 8 TT 1 Tên giống KM94 2 KM60 Đặc điểm chính Địa phương ứng dụng Giai đoạn Giống sắn KM94 là giống sắn Từ năm chủ lực của Việt Nam, được trồng 1994 đến phổ biến nhất chiếm 75% diện nay tích các giống lai trên phạm vi toàn quốc. Tại tỉnh Tây Ninh và Đồng Nai có những nông hộ trồng giống KM94 với diện tích hàng trăm ha/hộ, đạt năng suất từ Thuộc nhóm sắn đắng, thân cong ở phần gốc, ngọn tím, 30-40 tấn/ha. không phân nhánh ở vùng đồng bằng nhưng lại phân nhánh cấp một ở những tỉnh miền núi; giống ít bị nhiễm bệnh cháy lá, củ đồng đều, thịt củ màu trắng, năng suất củ tươi 28,1 tấn/ha, hàm lượng tinh bột 27,4-29%, thời gian thu hoạch 10-12 tháng sau trồng. là con lai của tổ hợp lai Rayong1 x Rayong90. Giống được nhập nội vào Việt Nam trong nguồn gen khảo nghiệm Liên Á do nhóm tác giả (Trần Ngọc Quyền, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn và cộng sự) Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc nhập nội tuyển chọn và giới thiệu. Giống sắn KM94 được công nhận quốc gia tại Quyết định số 97/NNQLCN/QĐ ngày 25/11/1995. KM60 có nguồn gốc từ giống Rayong 60 của Thái Lan. Giống được nhập nội vào Việt Nam trong nguồn gen khảo nghiệm Liên Á do nhóm tác giả (Hoàng Kim, Trần Ngọc Quyền, Võ Văn Tuấn và cộng sự) Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc tuyển chọn và giới thiệu. Giống sắn KM60 được công nhận chính thức tại Quyết định số 97/NNQLCN/QĐ ngày 25/11/1995. Thuộc nhóm sắn đắng, thân thẳng, ngọn xanh nhạt, 9 Giống sắn KM60 được trồng 1993-1998 phổ biến tại các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Điển hình tại tỉnh Tây Ninh và Đồng Nai đã áp dụng giống sắn KM60 với diện tích hàng chục ha/hộ, năng suất đạt từ 30- 40 tấn/ha. Diện tích 60-75% diện tích sắn trên cả nước Khoảng 200 ngàn ha không phân nhánh ở vùng đồng bằng nhưng lại phân nhánh cấp một ở những tỉnh miền núi; vỏ củ màu hồng, thịt củ màu vàng, năng suất củ tươi đạt từ 25-35 tấn/ha, hàm lượng tinh bột 27-29%, thời gian thu hoạch 9-11 tháng sau trồng. Giống có khả năng thích nghi sinh thái rộng trên toàn quốc, ít bị nhiễm bệnh cháy lá. KM140 3 KM98-7 Là con lai của tổ hợp KM98-1 x KM36, do nhóm tác giả (Trần Công Khanh, Hoàng Kim, Nguyễn Hữu Hỷ, Võ Văn Tuấn, Phạm Văn Biên và cộng sự) Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc lai tạo, chọn lọc và giới thiệu. Giống KM140 được công nhận chính thức tại Quyết định số 359 ngày 20 tháng 09 năm 2010 và cho phép sản xuất hàng hoá trên toàn Quốc theo Thông tư số 65/2010/TT-BNNPTNT ngày 05 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. + Điển hình đã áp dụng thành 2008- nay công: Giống sắn KM140 hiện đã được trồng rộng rãi trên toàn quốc. Điển hình tại các tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Thuận, Gia lai, Bình Định đã áp dụng giống KM140 với diện tích hàng chục ha/hộ, đạt năng suất từ 30- 80 tấn/ha + Những đặc điểm chính giống sắn KM140: Thân thẳng, nhặt mắt, dạng củ đồng đều, thịt củ màu trắng, thích hợp với chế biến và thị trường. Bình quân năng suất củ tươi đạt 33,4 tấn/ha, (trong điều kiện thâm canh như Đồng Nai, Tây Ninh có thể đạt 40-50 tấn/ha), hàm lượng tinh bột 27,2%, hàm lượng HCN 105,9 mg/kg vật chất khô, thời gian thu hoạch hợp lý từ 7-10 tháng sau khi trồng, thích hợp với điều kiện sinh thái Việt Nam. Do tập thể tác giả Trịnh Thị Phương Loan, Nguyễn Diện tích giống sắn KM98-7 hiện 2008- nay Trọng Hiển, Đào Huy Chiên, Trần Ngọc Ngoạn và nay được trồng chủ yếu tại các 10 Khoảng 150 ngàn ha khoảng 5.000 ha 4 Sa21-12 6 KM419 Nguyễn Viết Hưng, chọn lọc của tổ hợp lai SM1717 có mẹ là CM321-188 (polycross) có nguồn gốc từ CIAT/Colombia, được nhập nội bằng hạt lai vào Việt Nam từ năm 1995. KM98-7 được Cục Trồng trọt-Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống cây trồng mới theo quyết định số 216/QĐ-TT-CLT, ngày 02 tháng 10 năm 2008. KM98-7 là giống sắn đa dụng, năng suất củ tươi đạt 2540 tấn/ha, tỷ lệ tinh bột khá đạt 28-30%, hàm lượng HCN thấp, thích ứng rộng, đặc biệt trên những đất nghèo dinh dưỡng có nhiều sỏi đá. KM98-7 có khả năng phát triển tốt ở một số tỉnh miền bắc Việt Nam, giống sắn KM98-7 bổ xung cho cơ cấu giống và mùa vụ của từng vùng sinh thái đặc thù của từng địa phương. Do tập thể tác giả Nguyễn Trọng Hiển, Trịnh Văn Mỵ, Niê Xuân Hồng, Vũ Thị Vui, Ngô Doãn Đảm và Trần Bích Huề, chọn lọc. Giống sắn Sa21-12 có thời gian chín Trung bình 10 tháng, sinh trưởng phát triển tốt, chống đổ và chịu hạn khá; tỷ lệ tinh bột đạt trên 28%, năng suất củ tươi đạt trến 30 tấn/ha ở các vùng khó khăn và trên 40 tấn/ha ở vùng thâm canh; giống sắn Sa21-12 có dạng cây không phân cành có khả năng trồng ở mật đọ cao hơn KM94 khoảng 20003000 khóm/ha; Giống sắn Sa21-12 được Cục Trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đặc cách công nhận là giống cây trồng mới tại quyết định số: 168/QĐ-TT-CLT, ngày 14 tháng 5 năm 2012. Tác giả Hoàng Kim, Trần Ngọc Ngoạn, Nguyễn Thị Trúc Mai, Võ Văn Quang, Nguyễn Phương, Hoàng Long, Nguyễn Minh Cường, Đào Trọng Tuấn, 11 tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hòa Bình, Ba Vì – Hà Nội, trong đó Tuyên Quang có diện tích trồng KM98-7 lớn nhất (1.000 ha), chiếm tới 30% so với diện tích trồng sắn toàn tỉnh., Thái Nguyên 900ha chiếm 24,7% diện tích trồng sắn toàn tỉnh lợi nhuận mang lại cho nông dân là 6,5 tỷ đồng năm 2015 Điển hình áp dụng thành công: 2010 - nay Giống sắn Sa21-12 hiện nay được trồng khắp các tỉnh phía Bắc như: Lào Cai, Sơn La, Bắc Kạn, Yên Bái, Tuyên Quang với diện tích khoảng 8.000 ha, trong đó Yên Bái trồng nhiều nhất đạt diện tích 5.000ha, chiếm tỷ lệ 30% diện tích trồng sắn của cả tỉnh. Làm lợi cho nông dân trồng sắn trong tỉnh 60 tỷ/năm. Khoảng 12.000 ha Giống sắn KM419 đã 2012-nay triển khai nhiều tỉnh khắp các vùng trồng sắn trên cả nước như Khoảng 40.000 ha Nguyễn Thị Lệ Dung, Trần Công Khanh, Nguyễn Minh Hiếu, Nguyễn Văn Bộ, Nguyễn Thị Cách, Nguyễn Trọng Hiển, Lê Huy Hàm, Herman Ceballos, Manabu Ishitani; được Cục Trồng trọt-Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận cho sản xuất thử theo quyết định số 85/QĐ-TT-CLT, ngày 13 tháng 01 năm 2016. Đặc điểm chính giống KM419: Giống sắn thân xanh, thẳng, nhặt mắt, không phân cành, lá già xanh đậm, lá ngọn màu tím, củ đồng đều, dạng củ đẹp, thịt củ màu trắm, ít nhiễm sâu bệnh hại, năng suất cao 40,2-54 tấn/ha, hàm lượng tinh bột cao 29%, được nông dân ưa chuộng gọi là giống khoai mì siêu bột. 12 Tây Ninh, Bình Thuận, Bình Phước, Đồng Nai, Phú Yên, Đắc lắc, Gia Lai, Kon Tum, trong đó tại Tây Ninh giống KM419 từ năm 2007 đến nay ước đạt 35.000 ha, chiếm 70% diện tích trồng sắn toàn tỉnh. Năng suất củ tươi đạt tới 60-70 tấn/ha, lợi nhuận đem lại cho người nông dân rất lớn đạt trên dưới 100 triệu đồng/ha/năm. 8.2. Tự đánh giá về giá trị của công trình a) Giá trị của công trình: Đặc biệt xuất sắc (đối với Giải thưởng Hồ Chí Minh)  Xuất sắc (đối với Giải thưởng Nhà nước) Có giá trị rất cao về khoa học  Có giá trị cao về khoa học b) Thành tựu cụ thể của công trình (ví dụ: có phát minh mới hoặc thành tựu khoa học nổi trội, tiêu biểu làm thay đổi về nhận thức, sản xuất, quốc phòng, an ninh và đời sống xã hội; những đóng góp mới về hướng nghiên cứu, lí thuyết, tư tưởng, quan điểm nghiên cứu, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu): Trước khi có những giống mới này, sắn chỉ là cây lương thực góp phần ổn định về an ninh lương thực của đất nước, năng suất chỉ đạt dưới 10 tấn/ha. Từ khi nghiên cứu, tuyển chọn, chọn tạo giới thiệu và chuyển giao ra sản xuất những giống sắn mới có đặc tính nổi trội về năng suất lẫn phổ thích nghi, đã tạo nên cuộc đột phá ngoạn mục, năng suất bình quân đang từ 7,5 tấn/ha đã lên tới 17,9 tấn/ha, sản lượng từ 1,7 triệu tấn/năm tăng lên 9,5 triệu tấn/năm. 8.3. Tài liệu công bố (bài báo, sách chuyên khảo, ...) và trích dẫn a) Quyết định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Giống sắn KM60 được công nhận chính thức tại Quyết định số 97/NN-QLCN/QĐ ngày 25/11/1995. - Giống sắn KM94 được công nhận quốc gia tại Quyết định số 97/NN-QLCN/QĐ ngày 25/11/1995. - Giống KM140 được công nhận chính thức tại Quyết định số 359 ngày 20 tháng 09 năm 2010 và cho phép sản xuất hàng hoá trên toàn Quốc theo Thông tư số 65/2010/TTBNNPTNT ngày 05 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. - Giống KM98-7 được Cục Trồng trọt-Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống cây trồng mới theo quyết định số 216/QĐ-TT-CLT, ngày 02 tháng 10 năm 2008. - Giống sắn Sa21-12 được Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đặc cách công nhận là giống cây trồng mới theo Quyết định số 168/QĐ-TT-CLT, ngày 14 tháng 5 năm 2012. - KM419 Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận là giống cho sản xuất thử theo Quyết định số 85/QĐ-TT-CLT, ngày 13 tháng 01 năm 2016. b) Bài báo, sách chuyên khảo và trích dẫn - Hoàng Kim, Trần Ngọc Quyền và Nguyễn Thị Thủy (1990). Chọn tạo giống khoai lang, sắn thích hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp miền Nam. Tạp chí hàng tháng 13 khoa học, kỹ thuật và quản lý kinh tế Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm số 9 năm 1990, tr. 538-544. - Hoàng Kim, Phạm Văn Biên (1995). Cây Sắn. Nhà Xuất bản Nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh, 1995, 196 trang. - Hoàng Kim, Kazuo Kawano, Phạm Văn Biên, Diệp Phương Điền, Trần Hồng Uy, Trần Ngọc Quyền, Võ Văn Tuấn, Trần Công Khanh và ctv (2001). Kết quả chọn tạo và phát triển giống sắn phục vụ sản xuất nông nghiệp miền Nam từ 1996 – 2000. Trong sách VNCP-IAS- CIAT-VEDAN sắn Việt Nam hiện trạng, định hướng và giải pháp phát triển những năm đầu thế kỷ 21. Thông tin về Hội thảo Sắn Việt Nam lần thứ 10 tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 13-14/3/2001, tr. 35-50. - Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Kazuo Kawano, Trần Hồng Uy, Trần Ngọc Quyền, Võ Văn Tuấn, và ctv (2000). Kết quả tuyển chọn giống sắn mới KM98-1. Kỷ yếu Hội thảo kết quả Nghiên cứu và Khuyến nông sắn Việt Nam. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, 2000, tr. 62-80. - Hoàng Kim, Kazuo Kawano, Phạm Văn Biên, Diệp Phương Điền, Trần Hồng Uy, Trần Ngọc Quyền, Võ Văn Tuấn, Trần Công Khanh và ctv (2001). Kết quả chọn tạo và phát triển giống sắn phục vụ sản xuất nông nghiệp miền Nam từ 1996 – 2000. Trong sách VNCP-IAS- CIAT-VEDAN sắn Việt Nam hiện trạng, định hướng và giải pháp phát triển những năm đầu thế kỷ 21. Thông tin về Hội thảo Sắn Việt Nam lần thứ 10 tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 13-14/3/2001, tr. 35-50. - Hoàng Kim (2003). Công nghệ chọn tạo và nhân giống sắn lai. Trong sách Công nghệ giống cây trồng, giống vật nuôi và giống cây lâm nghiệp, tập 2, GS. Ngô Thế Dân và TS. Lê Hưng Quốc chủ biên, 2003, tr. 95-108. - Hoàng Kim, Trần Công Khanh và ctv (2006). Kết quả thực hiện dự án Phát triển giống sắn 2001-2005. Báo cáo tổng kết dự án thuộc Chương trình giống cây trồng, vật nuôi và cây lâm nghiệp giai đoạn 2001-2005, Bộ Nông nghiệp & PTNT, 2006, 60 trang. - Nguyễn Hữu Hỷ, Nguyễn Thế Đặng, Phạm Văn Biên, Thái Phiên (1998). Kết quả nghiên cứu kỹ thuật canh tác sắn 1991 - 1995, kế hoạch nghiên cứu kỹ thuật canh tác sắn 1996 – 2000. Kỷ yếu Hội thảo Chương trình sắn Việt Nam hướng tới năm 2000, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, 1998, tr. 94-118. - Nguyễn Hữu Hỷ và Ctv., (2000). Kết quả nghiên cứu kỹ thuật canh tác khoai mì ở Đông Nam Bộ năm 1997- 1998. Trong sách: Kết quả nghiên cứu và khuyến nông sắn ở Việt Nam. Thông tin về Hội thảo sắn Việt Nam tổ chức tại Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, 2000, tr 142- 149. - Nguyễn Hữu Hỷ, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Reinhardt Howeler, Tống Quốc Ân, Võ Văn Tuấn (2001). Phát triển các giống sắn có năng suất bột cao và xây dựng mô hình canh tác sắn bền vững tại đất xám bạc màu xã An Viễn, huyện Thống Nhất, tỉnh Ðồng Nai. Trong sách: VNCP-IAS - CIAT-VEDAN Sắn Việt Nam, hiện trạng, định 14 hướng và giải pháp phát triển những năm đầu thế kỷ 21, thông tin về Hội thảo sắn Việt Nam lần thứ 10 tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh, ngày 13-14/3/2001, tr. 122-133. - Nguyễn Hữu Hỷ (2002). Xây dựng mô hình trồng sắn (Manihot esculenta Crantz) có năng suất cao ổn định trên đất đỏ Bazan và đất xám phù sa cổ của vùng Đông Nam Bộ. Luận án tiến sỹ nông nghiệp, 2002, 120 trang. - Nguyễn Hữu Hỷ, Tống Quốc Ân, Trần Công Khanh và Võ Văn Tuấn, (2006). Quy trình canh tác sắn đạt năng suất và lợi nhuận cao. Báo cáo nghiệm thu xây dựng quy trình canh tác sắn tại Hội Nghị Khoa học Viện Khoa học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam, 2006, 7 trang. - Nguyễn Hữu Hỷ, Trần Công Khanh, Tống Quốc Ân, Phạm Thị Nhạn, Nguyễn Thị Nhung, Bùi Quang Định, Nguyễn Thị Thủy, Võ Văn Tuấn và Trần Ngọc Quyền (2011). Nghiên cứu chọn tạo giống và biện pháp kỹ thuật canh tác sắn bền vững cho vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên 2007 – 2010. Báo cáo nghiệm thu đề tài trọng điểm cấp Bộ, 2011, 120 trang. - Nguyễn Hữu Hỷ, Đinh Văn Cường, Phạm Thị Nhạn, Võ Văn Tuấn, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Nhung, Bạch Văn Long, (2015). Kết quả chọn tạo và khảo nghiệm giống sắn HL-S11 cho các tỉnh phía nam. Tạp chí chuyên ngành Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam số 2 (55)/2015 mã số ISSN 1859 – 1558, tr. 85 -90. - Trần Công Khanh, Hoàng Kim, Nguyễn Hữu Hỷ, Võ Văn Tuấn, Phạm Văn Biên, Đào Huy Chiên và Reinhardt Howeler (2006). Kết quả chọn tạo và phát triển giống sắn KM140. Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, Kỳ 2 tháng 11 năm 2006, tr. 40 – 42. - Trần Công Khanh, Võ Văn Tuấn, Nguyễn Hữu Hỷ, Đỗ Trung Bình, Hoàng Kim và ctv (2007). Tuyển chọn giống và hoàn thiện quy trình trồng sắn đạt năng suất cao, ổn định tại hai tỉnh Đắk Lắk và Kon Tum. Báo cáo nghiệm thu Đề tài cấp Bộ, Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ và kinh tế xã hội để phát triển cây hàng năm: ngô, lúa, lạc, đậu tương, sắn phục vụ chuyển đổi cơ cấu và phát triển hệ thống canh tác cây trồng bền vững ở Tây Nguyên, thuộc Chương trình Nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn vùng Tây Nguyên, 2007, tr. 42-55. - Trần Công Khanh, Hoàng Kim, Nguyễn Hữu Hỷ, Võ Văn Tuấn, Phạm Văn Biên, Đào Huy Chiên và Reinhardt Howeler (2009). Kết quả chọn tạo và phát triển giống sắn KM140. Báo cáo công nhận giống chính thức tại Hội đồng Khoa học Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tp Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2009, 45 trang. - Trần Công Khanh, Hoàng Kim, Nguyễn Hữu Hỷ và đồng sự (2010). Lai tạo, chọn lọc và phát triển giống sắn KM140. Kỷ yếu Hội thi sáng tạo toàn quốc lần thứ 10, 2010, tr. 146 – 149. - Trần Ngọc Quyền, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn và Kazuo Kawano (1995). Các giống sắn có năng suất cao. Báo cáo khoa học, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 15 1995, 35 trang. - Trần Ngọc Quyền, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn và Kazuo Kawano (1997). Nguồn gen giống sắn và kết quả tuyển chọn giống sắn ở miền Nam từ 1991-1995. Kỷ yếu Hội thảo Tiến bộ mới trong nghiên cứu khuyến nông sắn Việt Nam, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, 1997, tr. 24-34. - Nguyễn Trọng Hiển, Phạm Thị Thu Hà, Niê Xuân Hồng, Vũ Thị Vui (2013). Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng mật độ và phân bón trên giống KM98-7 tại Thái Nguyên. Tạp chí Khoa học và công nghệ. - Bùi Thị Huy Hợp, Nguyễn Văn Tuất, Nguyễn Trọng Hiển và CTV (2013). Cây sắn: Kỹ Thuật canh tác sắn bền vững (Áp dụng cho miền Bắc Việt Nam). Nhà Xuất bản Nông nghiệp, 2013. 8.4. Hiệu quả của công trình a) Địa chỉ nơi ứng dụng công trình (nếu có). Các vùng trồng sắn trên cả nước b) Hiệu quả về khoa học và công nghệ Sắn là cây trồng điển hình nhất về sự thành công trong việc ứng dụng giống mới, tạo được bước đột phá về năng suất sắn của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Việt Nam hiện là một trong những nước điển hình của châu Á trong việc ứng dụng công nghệ chọn tạo và nhân giống sắn lai sau Ấn Độ và Thái Lan. Từ chỗ nhập nội các dòng sắn để đánh giá, đến nay, nhóm tác giả nghiên cứu đã tiến hành các phương pháp lai tạo; sử dụng chỉ thị phân tử (SSR) để xác định các tình trạng tốt của bố mẹ trong lai tạo; áp dụng phương pháp đột biến hóa học và phóng xạ tạo ra nguồn vật liệu khởi đầu phong phú để chọn tạo giống sắn. Từ đó, năng lực nghiên cứu của đội ngũ nghiên cứu về cây sắn của Việt Nam được nâng cao, khả năng tiếp nhận tiến bộ kỹ thuật cho cán bộ khuyến nông tỉnh, huyện, cơ sở và nông dân các tỉnh nơi nghiên cứu và chuyển giao kết quả các tiến bộ kỹ thuật về cây sắn được mở rộng và phổ biến. Các giống sắn mới do nhóm tác giả chọn tạo có năng suất cao, chất lượng cao, thích ứng rộng, phù hợp với các mô hình canh tác tiên tiến trên nhiều loại đất và vùng sinh thái sẽ góp phần hạn chế quá trình thoái hoá đất. tăng khả năng che phủ đất, hạn chế xói mòn, bảo vệ độ phì của đất và giảm sự thoái hóa đất trồng sắn. Các thông tin đăng tải: bài báo, tài liệu trích dẫn; định hướng nghiên cứu về giống, kỹ thuật canh tác, cơ khí hóa và chế biến cũng như ngân hàng kiến thức mà nhóm tác giả nghiên cứu đề xuất trên các tài liệu, tạp chí khoa học trong nước và quốc tế, Webside của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam rất có ý nghĩa thực tiễn và giá trị khoa học cao. 16 c) Hiệu quả về kinh tế - xã hội và các lĩnh vực khác Hiệu quả về mặt kinh tế Theo Tổng cục Thống kê năm 2015, trong 13 năm từ năm 2000-2014 diện tích trồng sắn tăng gấp 2,2 lần từ 237,6 nghìn ha năm 2000 lên đến 551,2 nghìn ha năm 2014, năng suất sắn tăng gấp 2,1 lần từ 8,4 tấn/ha năm 2000 lên 18,55 tấn/ha năm 2014, sản lượng tăng gấp 4,8 lần từ 1,99 triệu tấn lên 10,22 triệu tấn. Nếu tính chi phí áp dụng giá theo thời điểm hiện tại thì tổng chi phí sản xuất sắn cũ bình quân khoảng 6 triệu đồng/ha, giá bán sắn tươi 1.250 đ/kg, lợi nhuận 4,5 triệu đồng/ha. Từ khi áp dụng kỹ thuật canh tác và giống mới năng suất đạt bình quân 18,55 tấn/ha, tổng chi phí khoảng 14 triệu đồng, giá bán 1.250 đ/kg sắn tươi, lợi nhuận kinh tế đạt 9,2 triệu đồng, tăng thu nhập so với sản xuất giống sắn cũ là 4,7 triệu đồng/ha. Như vậy hiệu quả kinh tế từ khi áp dụng các giống sắn mới vượt lợi nhuận so với các giống sắn cũ là: 4,7 triệu đồng/ha x 551.200 ha = 2.590,64 tỷ đồng/năm. Các giống sắn mới thực sự mang lại lợi nhuận kinh tế cao cho nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, ngoài ra còn làm tăng sức cạnh tranh của tinh bột sắn xuất khẩu và các sản phẩm khác chế biến từ sắn. Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn là mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng nóng trong những năm qua. Việt Nam hiện đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn sau Thái Lan. Theo thống kê của Tổng Cục Hải quan từ năm 2010 đến nay, các mặt hàng sắn và sản phẩm từ sắn có kim ngạch xuất khẩu hơn 1 tỷ USD/năm, trong năm 2015 dự tính xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn ước tính khoảng 2 tỷ USD. Để có những thành quả trên, các giống sắn mới do nhóm tác giả chọn tạo đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong ngành sản xuất sắn, cụ thể ở một số địa phương đã ứng dụng thành công các giống sắn mới như sau: Giống sắn KM60 và KM94 được nhóm tác giả tuyển chọn và phát triển tại khắp các tỉnh vùng Đông Nam bộ từ năm 1993 và nhanh chóng phát triển mạnh mẽ tại một số tỉnh điển hình như Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Phước, Tây Ninh. Tại Đồng Nai vào năm 1996 đạt 11.218 ha trồng giống sắn mới chiếm tới 75,96 % tổng tiện tích toàn tỉnh; bội thu do trồng giống mới thu được là 50,5 triệu USD (theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Nai). Tại Bà Rịa – Vũng Tàu hai giống sắn được phát triển và ổn định diện tích khoảng 6.500ha chiếm 80,2% diện tích sắn toàn tỉnh từ năm 1996-2010 làm tăng lợi nhuân cho người nông dân trồng sắn trong tỉnh khoảng 65 tỷ đồng/năm so với trồng giống sắn địa phương. Tại Tây Ninh giống sắn KM60 nhanh chóng phát triển trên khắc địa bàn tỉnh giai đoạn 1996-2000 với diện tích 5.000-8.000 ha chiếm 44,3% diện tích trồng sắn toàn tỉnh. Ngoài ra, giống sắn KM94 còn được triển khai và phát triển ở khắc các vùng trồng sắn trên cả nước. Đây là giống sắn được trồng phổ biến nhất trên phạm vi toàn quốc hiện nay, đứng đầu là các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu với diện tích đat 60.000 ha trên 5 tỉnh giai đoạn 1995-2002. Các tỉnh khu vực Tây Nguyên hiện giống KM94 vẫn chiếm khoảng 52% diện tích toàn diện tích trồng sắn như Gia Lai (25.000 ha), Đắc Lắk (12.000 ha), Đắc Nông (6.000 ha). Tại các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc giống sắn 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng