Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hồ Chí Minh với sự nghiệp giáo dục ở Miền Bắc những năm 1954-1969...

Tài liệu Hồ Chí Minh với sự nghiệp giáo dục ở Miền Bắc những năm 1954-1969

.PDF
115
576
81

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------*--------------- PHẠM THỊ HOÀNG ĐIỆP HỒ CHÍ MINH VỚI SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC Ở MIỀN BẮC NHỮNG NĂM 1954 - 1969 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Hà Nội - 2010 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------*--------------- PHẠM THỊ HOÀNG ĐIỆP HỒ CHÍ MINH VỚI SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC Ở MIỀN BẮC NHỮNG NĂM 1954 - 1969 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 60 22 56 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. HOÀNG HỒNG Hà Nội - 2010 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1 Chương 1. HOẠT ĐỘNG CỦA HỒ CHÍ MINH TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC Ở MIỀN BẮC NHỮNG NĂM 1954-1969 .............................................................................. 8 1.1. Giai đoạn 1954-1960 .............................................................................. 8 1.1.1. Bối cảnh lịch sử ................................................................................ 8 1.1.2. Hoạt động của Hồ Chí Minh trong lĩnh vực giáo dục .................... 14 1.2. Giai đoạn 1961 – 1965.......................................................................... 32 1.2.1. Bối cảnh lịch sử .............................................................................. 32 1.2.2. Hoạt động của Hồ Chí Minh trong lĩnh vực giáo dục .................... 35 1.3. Giai đoạn 1966 – 1969.......................................................................... 46 1.3.1. Bối cảnh lịch sử .............................................................................. 46 1.3.2. Hoạt động của Hồ Chí Minh trong lĩnh vực giáo dục .................... 52 Chương 2. TƯ TƯỞNG CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC ................................... 58 2.1. Giáo dục là quốc sách, là trọng tâm của chiến lược phát triển con người .. 58 2.2. Mục tiêu giáo dục là đào tạo những lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân .......... 61 2.3. Giáo dục toàn dân, toàn diện ................................................................ 66 2.4. Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn .............................. 72 2.5. Muốn có trò giỏi trước hết phải có thày giỏi ........................................ 78 2.6. Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng ................................................. 82 Chương 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT ..................................................................................... 84 3.1. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm sâu sắc tới giáo dục ...... 84 3.2. Bao trùm lên toàn bộ nội dung tư tưởng của Hồ Chí Minh về giáo dục là tư tưởng “trồng người” ............................................................................ 86 3.3. Dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh giáo dục miền Bắc những năm 1954-1969 đã đạt được nhiều thành tựu ...................................................... 88 KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 98 PHỤ LỤC.......................................................................................................................... 103 114 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chủ tịch Hồ Chí Minh, người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới cũng đồng thời là nhà giáo dục vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Cả cuộc đời Người dành trọn để phấn đấu cho mục tiêu cao cả “nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Với mong muốn phải “đưa dân tộc Việt Nam trở thành một dân tộc thông thái”, sánh vai cùng bạn bè quốc tế, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng một nền giáo dục mới, toàn diện. Người đã để lại cho ngành giáo dục Việt Nam di sản vô cùng to lớn và quý giá đó là hệ thống những quan điểm khoa học về giáo dục. Những quan điểm đó được hình thành trên sự kế thừa, tiếp thu có chọn lọc, sáng tạo truyền thống văn hoá, giáo dục Việt Nam, triết lý giáo dục phương Đông và nhất là chủ nghĩa Mác - Lênin kết hợp với quá trình hoạt động thực tiễn cách mạng sinh động, phong phú của Người. Hơn bốn mươi năm trôi qua kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, song quan điểm và những chỉ dẫn của Người về giáo dục vẫn giữ nguyên giá trị và đồng hành cùng công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đào tạo để giải quyết những vấn đề của chiến lược phát triển giáo dục hiện nay là hết sức cần thiết đối với tất cả những người làm công tác giáo dục và quan tâm đến giáo dục, nhất là trong giai đoạn cách mạng đang yêu cầu phải đổi mới công tác giáo dục như hiện nay. Giai đoạn 1954-1969 là giai đoạn Chủ tịch Hồ Chí Minh sống và làm việc tại khu Phủ Chủ tịch, nay trở thành Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch. Nơi đây đã chứng kiến những cống hiến to lớn của Người cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc nói chung và cho nền giáo dục nước nhà nói 3 riêng. Trong số hơn 50 triệu lượt khách Việt Nam, kiều bào và bạn bè quốc tế đã vào thăm nơi ở và làm việc của Người có các giáo sư, thày cô giáo, các nhà quản lý giáo dục, sinh viên, học sinh....Khu di tích Phủ Chủ tịch trở thành một trường học lớn về tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó có tư tưởng của Người về vấn đề giáo dục. Nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập về tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục nói riêng và xuất phát từ những yêu cầu đối với cán bộ làm công tác tuyên truyền-giáo dục tại Khu di tích Phủ Chủ tịch, tôi chọn đề tài: Hồ Chí Minh với sự nghiệp giáo dục ở miền Bắc những năm 1954-1969 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong các nghiên cứu về Hồ Chí Minh, các công trình nghiên cứu về Hồ Chí Minh với sự nghiệp giáo dục Việt Nam chiếm số lượng khá lớn với nhiều góc độ và phạm vi nghiên cứu khác nhau. Có thể phân chia thành các nhóm tài liệu như sau: - Các bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh về vấn đề giáo dục: Hồ Chí Minh về vấn đề giáo dục, Nxb Giáo dục, 1990 của các tác giả Hà Thế Ngữ, Nguyễn Đăng Tiến, Bùi Đức Thiệp là một công trình sưu tập tương đối đầy đủ các bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh về vấn đề giáo dục từ năm 1920 đến năm 1969. - Các tác phẩm viết về giáo dục của các nhà lãnh đạo, nhà quản lý và nghiên cứu về giáo dục Việt Nam như: Sù nghiÖp gi¸o dôc trong chÕ ®é x· héi chñ nghÜa, Nxb. Sù thËt, Hµ Néi, 1979 của cố thủ tướng Ph¹m V¨n §ång; Những bài nói và viết về giáo dục của cố Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên; Nguyễn Văn Huyên toàn tập, văn hóa và giáo dục Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội của GS. Phạm Minh Hạc và GS. Hà Văn Tấn. Hai mươi năm xây dựng giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1965; Nền giáo dục Việt nam 4 lý luận và thực hành, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1991 của GS. Nguyễn Khánh Toàn. Vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục, Nxb Giáo Dục, Hà Nội, 1986; 45 năm phát triển nền giáo dục Việt Nam Nxb Giáo Dục, Hà Nội, 1990; Sơ thảo lịch sử giáo dục Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1992; VÒ gi¸o dôc cho mäi ng-êi ë ViÖt Nam, Nxb. ChÝnh trÞ Quèc Gia, Hµ Néi, 1995 của GS. Phạm Minh Hạc; 35 năm phát triển sự nghiệp giáo dục phổ thông, Nxb Giáo Duc, Hà Nội, 1990 của tác giả Võ Thuần Nho; 50 năm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo (1945 – 1995) Nxb Giáo Dục, Hà Nội, 1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Trần Hồng Quân - Các công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục của các nhà khoa học như: Hå Chñ tÞch nhµ gi¸o dôc vÜ ®¹i, Nxb. Khoa häc x· héi, Hµ Néi, 1990 của tác giả NguyÔn L©n; Hồ Chí Minh, nhà tư tưởng lỗi lạc, Nxb Lý luận chính trị, 2005 của GS. Song Thành; Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng con người mới (bài phát biểu của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp tại Hội thảo khoa học quốc tế Chủ tịch Hồ Chí Minh- người chiến sĩ kiên cường của phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, tổ chức tại Hà Nội, tháng 5/1990); Hồ Chí Minh văn hóa và đổi mới, Nxb Văn Hóa, 1998 của GS. Đinh Xuân Lâm và PGS. Bùi Đình Phong; Chiến lược con người- nhà giáo dục trong tác phẩm Hồ Chí Minh, danh nhân văn hóa, Nxb Văn hóa Thông tin, 2000 của tác giả Đào Phan. Hå ChÝ Minh víi viÖc x©y dùng mét nÒn gi¸o dôc míi cña ViÖt Nam (bà i của G.S Phan Ngäc Liªn đăng trên tạp chí Nghiªn cøu lÞch sö §¶ng sè 11). Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp phát triển giáo dục, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005 của TS. Vũ Văn Gầu. Cuốn Kỷ yếu hội thảo Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp giáo dục, Bảo tàng Hồ Chí Minh và Đại học Sư phạm Hà Nội, 2005. Trong đó có các bài nghiên cứu: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt nền móng cho nền giáo dục mới 5 Việt Nam của G.S Phạm Minh Hạc; Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục- quá trình hình thành và những nội dung chủ yếu của G.S Đinh Xuân Lâm; Hồ Chí Minh với giáo dục, trong kỷ nguyên độc lập tự do của dân tộc của GS. Lê Mậu Hãn; Tìm hiểu những tư tưởng của Hồ chí Minh về giáo dục của PGS. Nguyễn Trọng Cơ; Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và thực tiễn giáo dục ở nước ta hiện nay của PGS Nguyễn Trọng Nghĩa v.v. Ngoài ra còn có nhiều bài viết của các tác giả khác. Những công trình nghiên cứu trên đây tập trung vào các vấn đề: Những đóng góp to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp giáo dục của Việt Nam với tư cách là người khai sinh, đặt nền móng cho nền giáo dục mới Việt Nam; Tư tưởng, quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục định hướng cho việc phát triển nền giáo dục Việt Nam; Quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục và việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển nền giáo dục Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu về những đóng góp của Hồ Chí Minh trong lĩnh vực giáo dục trong những năm 1954-1969. 3. Các nguồn tài liệu Để hoàn thành đề tài này, luận văn đã sử dụng các nguồn tài liệu sau: - Văn kiện Đảng toàn tập, Hồ Chí Minh toàn tập, Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử. - Các sách viết về Hồ Chí Minh với giáo dục và các vấn đề về giáo dục của các nhà lãnh đạo, quản lý giáo dục, các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa, nhà văn, nhà báo … - Các bài viết, các chuyên luận của các nhà nghiên cứu viết về giáo dục và Hồ Chí Minh với giáo dục được đăng tải trên các báo, tạp chí trong những năm 1954 – 1969 và từ 1969 đến nay. 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: + Các hoạt động của Hồ Chí Minh trong lĩnh vực giáo dục ở miền Bắc giai đoạn 1954-1969 (bao gồm giáo dục phổ thông, giáo dục đại học và công tác bình dân học vụ) + Các luận điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục được phát triển và hoàn thiện trong những năm 1954-1969 - Phạm vi nghiên cứu: Các vấn đề liên quan đến hoạt động của Hồ Chí Minh trong lĩnh vực giáo dục ở miền Bắc những năm 1954-1969 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp lịch sử và logic - Phương pháp phân tích và tổng hợp - Phương pháp hệ thống hóa 6. Cấu trúc của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương và 10 tiết: Chương 1: Các hoạt động của Hồ Chí Minh trong lĩnh vực giáo dục ở miền Bắc những năm 1954-1969 Chương 2: Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục Chương 3: Một số nhận xét 7 Chương 1 HOẠT ĐỘNG CỦA HỒ CHÍ MINH TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC Ở MIỀN BẮC NHỮNG NĂM 1954-1969 1.1. Giai đoạn 1954-1960 1.1.1. Bối cảnh lịch sử Chiến thắng vẻ vang của chiến dịch Đông Xuân 1953 – 1954 mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta. Thực dân Pháp đã phải ngồi vào bàn đàm phán kí kết hiệp định Giơnevơ, rút quân về nước, lập lại hoà bình trên cơ sở thừa nhận chủ quyền dân tộc của ba nước Đông Dương. Cách mạng Việt Nam bước sang giai đoạn cách mạng mới. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, mọi hoạt động của các ngành, các cấp và của giáo dục diễn ra trong hoàn cảnh hoà bình, đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất, tập trung của Đảng. Từ phân tán về tập trung, hoạt động của giáo dục nằm trong mối liên hệ tổng thể với các ngành khác, có điều kiện để phát triển. Đó là một sự thay đổi lớn ảnh hưởng đến việc hoạch định chính sách, phương pháp tổ chức của giáo dục. Hoàn cảnh mới tạo thuận lợi cho việc phát triển nền giáo dục qui củ, nề nếp và theo hướng hiện đại. Sau hiệp định Giơnevơ, miền Bắc không những có khu tự do cũ, mà còn tiếp quản những vùng nông thôn mới, các thành phố lớn, nơi tập trung dân cư đông đúc, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá. Sự biến đổi này đem lại thuận lợi cho việc phát triển nền giáo dục ở qui mô lớn. Vị thế nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trên chính trường quốc tế được nâng cao, quan hệ đối ngoại được mở rộng. Các nước xã hội chủ nghĩa nhất là Liên Xô và Trung Quốc cam kết giúp đỡ, ủng hộ chúng ta về nhiều mặt, trong đó có cam kết giúp đỡ phát triển giáo dục, đào tạo cán bộ chuyên môn. 8 Nhiệm vụ chống nạn mù chữ do Đảng và Chính phủ phát động cơ bản đã hoàn thành. Giáo dục phổ thông phát triển mạnh mẽ theo phương châm và nội dung chương trình đào tạo của cuộc cải cách giáo dục năm 1950. Thành tựu của giáo dục giai đoạn 1945 – 1954 đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển giáo dục Việt Nam trong các giai đoan tiếp theo của cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi đó, công cuộc xây dựng nền giáo dục hiện đại còn gặp nhiều khó khăn, thử thách. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi, song do so sánh lực lượng và tình hình chính trị thế giới phức tạp lúc đó, đất nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau: miền Bắc đã hoàn toàn giải phóng và bước đầu đi lên chủ nghĩa xã hội; miền Nam vẫn tạm thời bị Mỹ và bọn tay sai thống trị. Hoàn cảnh đặc biệt đó khiến cho nhiệm vụ của mỗi miền đều khác nhau. Trên miền Bắc hoàn toàn giải phóng, chế độ chính trị và kinh tế thuộc địa nửa phong kiến từ lâu trói buộc sức sản xuất xã hội đã bị đánh đổ, cách mạng dân tộc dân chủ đã hoàn thành: miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Ở miền Nam, Mỹ dần dần hất cẳng Pháp, tập hợp các thế lực phản động, sử dụng chính quyền Ngô Đình Diệm làm công cụ để khôi phục và duy trì ách thống trị ở miền Nam. Vì vậy, nhân dân miền Nam phải tiếp tục tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đánh đổ ách thống trị của Mỹ - Diệm. Một đảng lãnh đạo đồng thời hai nhiệm vụ khác nhau ở mỗi miền là hết sức khó khăn và phức tạp. Công cuộc xây dựng miền Bắc nói chung và xây dựng nền giáo dục còn mới mẻ đối với chúng ta, do đó phải vừa làm, vừa tìm hiểu, đúc rút kinh nghiệm. 9 Hậu quả của cuộc chiến tranh để lại là hết sức nặng nề đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa giáo dục. Nền kinh tế vốn đã lạc hậu, chiến tranh đã làm cho hơn 140.000 hecta ruộng đất bị hoang hóa. Hệ thống thuỷ lợi bị hư hại nặng. Làng mạc xơ xác tiêu điều do chưa kịp hồi cư, ổn định cuộc sống. Hạn hán, lũ lụt lại liên tiếp xảy ra (đầu năm 1955 miền Bắc bị hạn nặng, tháng 9 cùng năm lại xảy ra bão lũ). Công nghiệp què quặt, mất cân đối nghiêm trọng, lại bị đối phương phá hoại, tháo dỡ khi rút khỏi miền Bắc. Các tuyến đường giao thông, đường sắt, đường bộ, cầu cống bị hư hại nặng. Các bệnh dịch hoành hành, hệ thống y tế vừa nhỏ, vừa lạc hậu. Trước khi rút lui, thực dân Pháp xuyên tạc, tuyên truyền dụ dỗ gần một triệu đồng bào Công giáo di cư vào Nam, ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình an ninh, trật tự xã hội. Chúng phá huỷ hoặc tháo dỡ trang thiết bị, đồ dùng phục vụ giảng dạy và học tập của các trường học, tìm mọi cách lôi kéo, kích động các thầy cô giáo, học sinh, sinh viên, gây hoang mang dao động trong họ. Sự nghiệp xây dựng nền giáo dục nằm trong bối cảnh đầy khó khăn. Sau ngày miền Bắc được giải phóng, Đảng ta đã sớm xác định xây dựng miền Bắc trở thành cái nền vững chắc để cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, phục vụ cho cuộc đấu tranh thống nhất Tổ quốc. Tháng 9/1954, BCT đã đề ra nhiệm vụ chung của Đảng là: Đoàn kết và lãnh đạo nhân dân đấu tranh thực hiện Hiệp định đình chiến; ra sức hoàn thành cải cách ruộng đất, phục hồi và nâng cao sản xuất… để củng cố miền Bắc… thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, dân chủ trong toàn quốc. Hội nghị lần thứ bảy tháng 3/1955 và Hội nghị lần thứ tám tháng 8/1955 BCHTW Đảng (Khoá II) xác định rõ về nhiệm vụ cụ thể là “củng cố miền Bắc về mọi mặt. Giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh chính trị ở miền Nam” (11, tr. 208). Đường lối củng cố miền Bắc được xác định là: củng cố và phát triển chế độ dân chủ nhân dân, tiến dần từng bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội. Trong việc củng cố miền Bắc thì “công tác cải cách ruộng đất 10 vẫn là công tác trung tâm, những công tác khôi phục kinh tế là công tác rất trọng yếu” (11, tr. 578). Nhiệm vụ chủ yếu của khôi phục kinh tế là công tác sản xuất nông nghiệp; khôi phục và phát triển thủ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp; khôi phục giao thông vận tải… nhằm hàn gắn vết thương chiến tranh, giảm bớt dần những khó khăn, từng bước nâng cao mức sống của nhân dân, tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế có kế hoạch sau này. Trong kháng chiến, giáo dục Việt Nam phải trải qua giai đoạn chiến tranh khốc liệt, kế hoạch giảng dạy - học tập chưa ổn định, điều kiện cơ sở vật chất còn nghèo nàn, và lấy nhiệm vụ phục vụ kháng chiến là chủ yếu, chuyển sang thời bình cần phải điều chỉnh để phát triển. Trước yêu cầu nhiệm vụ mới của cách mạng, Đảng và Chính phủ chủ trương củng cố, mở rộng các bộ, ban ngành và chính quyền các cấp. Ở cấp TW tách ra nhiều ban mới, thành lập thêm nhiều bộ, cơ quan ngang bộ và tổng cục như: Bộ công thương được chia làm hai bộ: Bộ Công nghiệp và Bộ Thương nghiệp; hình thành thêm Bộ Văn hoá, Uỷ ban kế hoạch nhà nước... Cơ quan hành chính các cấp ở địa phương được mở rộng để quản lý vùng tiếp quản mới. Cùng thời gian này, ngành Giáo dục- Đào tạo bắt tay vào xây dựng hệ thống các trường chuyên nghiệp theo mô hình các nước xã hội chủ nghĩa. Ngoài 8 trường đã có trong kháng chiến chống Pháp, đến năm 1960 đã lên tới 39 trường trung học chuyên nghiệp. Việc củng cố, mở rộng chính quyền các cấp, thành lập các bộ, ban ngành mới và mở ra nhiều trường chuyên nghiệp đã đặt ra nhu cầu rất lớn về cán bộ ở trình độ khác nhau, nhất là cán bộ trình độ đại học. Do vậy, giáo dục vừa phải đào tạo cán bộ phục vụ công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, phát triển văn hoá, cải tạo xã hội chủ nghĩa, vừa phải đào tạo cán bộ cung cấp cho bộ máy chính quyền các cấp 11 và cán bộ giảng dạy, cán bộ quản lý cho các trường chuyên nghiệp đang trên đà phát triển. Nghị quyết lần thứ tám (8/1955) BCHTW Đảng nhấn mạnh việc phát triển giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học, đào tạo cán bộ chuyên môn “phải có kế hoạch toàn diện, trước mắt và lâu dài, bao gồm việc đào tạo cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật đủ các cấp”, đồng thời “phải ăn khớp với chương trình khôi phục kinh tế trước mắt và kế hoạch phát triển kinh tế sau này” (11, tr. 550 – 551). Tháng 3/1956, Chính phủ thông qua Đề án cải cách giáo dục phổ thông lần thứ hai. Mục tiêu của cuộc cải cách giáo dục này là đào tạo, bồi dưỡng thanh thiếu niên phát triển mọi mặt, thành những công dân tốt, người lao động tốt, cán bộ tốt, có đức, có tài trung thành với Tổ quốc, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện thống nhất đất nước. Nội dung giáo dục toàn diện: đức dục, trí dục, thể dục, mỹ dục. Phương châm giáo dục là lý luận liên hệ với thực hiện, nhà trường gắn với thực tiễn đời sống xã hội. Đề án nhấn mạnh việc mở rộng phong trào bình dân học vụ, các trường phổ thông lao động và bổ túc văn hoá để nâng cao trình độ văn hoá của công nông và cán bộ công chức. Cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai là bước đi cơ bản ban đầu quan trọng trong quá trình xây dựng nền giáo dục Việt Nam. Hệ thống giáo dục “theo mô hình của Pháp trước đây được cải tạo và xây dựng lại theo mô hình của các nước xã hội chủ nghĩa, chủ yếu là của Liên Xô”. Công cuộc xây dựng hệ thống giáo dục mới này đã “tiến hành không chỉ ở giáo dục phổ thông, mà còn ở giáo dục đại học và chuyên nghiệp. Đó là một quyết sách đúng đắn có tầm chiến lược, nhờ vậy chúng ta đã tranh thủ được sự giúp đỡ to lớn của các nước anh em” (51, tr. 20). Kết thúc nhiệm vụ khôi phục kinh tế (1957), lần đầu tiên Đảng ta đề ra kế hoạch 3 năm phát triển kinh tế và văn hoá (1958 - 1960). Giáo dục cũng 12 được đặt ra yêu cầu cao hơn về số lượng và chất lượng. Lúc này, kế hoạch phát triển giáo dục không chỉ phục vụ cho kế hoạch trước mắt, mà còn phục vụ cho kế hoạch lâu dài. Đảng chỉ rõ, đào tạo cán bộ “một phần để đảm bảo thực hiện kế hoạch năm 1957, nhưng phần chủ yếu là để chuẩn bị cho việc kiến thiết kinh tế và văn hoá nước nhà cho những năm sau” (12, tr. 173). Sau ba năm phấn đấu vượt qua khó khăn, miền Bắc đã thu được những thành tích to lớn trong công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, bước đầu phát triển văn hoá, đời sống của nhân dân từng bước được ổn định và cải thiện, tạo tiền đề bước vào giai đoạn cải tạo xã hội chủ nghĩa. Tháng 11/1958, BCHTW Đảng họp Hội nghị lần thứ mười bốn, đề ra kế hoạch 3 năm phát triển kinh tế, văn hoá và cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với kinh tế cá thể và kinh tế tư bản tư doanh. Căn cứ vào tình hình thực tiễn và yêu cầu chuyển tiếp từ giai đoạn khôi phục kinh tế sang giai đoạn phát triển kinh tế, Hội nghị đề ra nhiệm vụ cơ bản của kế hoạnh 3 năm là: “Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, lấy sản xuất nông nghiệp làm trọng tâm. Ra sức cải tạo nông nghiệp, thủ công nghiệp và công thương nghiệp tư bản tư doanh theo chủ nghĩa xã hội. Trên cơ sở phát triển sản xuất, nâng cao một bước đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân, nhất là nhân dân lao động” (13, tr. 461 – 462). Bên cạnh mở rộng qui mô, việc đề cao chất lượng đào tạo được Đảng và Chính phủ đặt ra từ rất sớm. Giáo dục, đào tạo cán bộ chuyên môn ở trình độ cao, chất lượng đào tạo được nhấn mạnh ở yếu tố đức và tài, trong đó đức là nền tảng. Việc đẩy mạnh qui mô phải gắn liền với nâng cao chất lượng đào tạo được đặt ra mạnh mẽ từ năm 1957 trở đi. Kết thúc giai đoạn khôi phục kinh tế, chuyển sang giai đoạn cải tạo xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế, văn hoá, nhu cầu về đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn là một nhu cầu khách quan. Việc đề cao chất lượng giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu khách quan đó 13 được thể hiện trong Nghị quyết lần thứ mười bốn (11/1958) BCHTW Đảng: “Công tác phát triển và cải tạo kinh tế quốc dân đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ cần thiết, chất lượng tốt, trung thành với sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cần phải thi hành mọi biện pháp để tăng thêm số lượng và nâng cao trình độ các cán bộ kinh tế, kỹ thuật, nghiên cứu khoa học…”. Đặc biệt, nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân cũng như những yêu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hoá, Hội nghị giáo dục (6/1959) đã thông qua chủ trương “Tận lực phát triển giáo dục”. Như vậy, ngay khi hoà bình lập lại, Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng việc phát triển giáo dục, hướng tới xây dựng một nền giáo dục hiện đại để phục vụ công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế. 1.1.2. Hoạt động của Hồ Chí Minh trong lĩnh vực giáo dục Sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, nhận thấy những yêu cầu cấp thiết của ngành giáo dục, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có nhiều hoạt động, nhiều bài viết, bài nói về vấn đề giáo dục nhằm phát triển sâu rộng giáo dục trong toàn thể nhân dân. Ngày 18/ 12/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm các trường phổ thông trung học Nguyễn Trãi, Chu Văn An và Trưng Vương (Hà Nội). Trong buổi nói chuyện với các học sinh của các trường, Bác nhấn mạnh học tập là nhiệm vụ chính của thanh niên học sinh. Bên cạnh đó, Người còn nêu và phân tích cho các học sinh hiểu rõ mục đích của nền giáo dục Việt Nam hiện nay có gì khác biệt so với nền giáo dục cũ của thực dân phong kiến. Theo Bác, dưới chế độ thực dân phong kiến mục đích đi học là “cốt được mảnh bằng để làm ông thông, ông phán, lĩnh lương nhiều, ăn ngon, mặc đẹp. Thế thôi, số phận dân tộc thế nào, tình hình thế giới biến đổi thế nào, không hay, không biết gì hết”; mục đích giáo dục chỉ là “để đào tạo ra những trí thức nô lệ hầu 14 hạ cho chúng”. Từ đó, Người khẳng định: bây giờ phải học để yêu tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học và yêu đạo đức. Học bây giờ là “Để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giàu, nước mạnh, tức là để làm tròn nghĩa vụ của người chủ nước nhà”. Muốn vậy, theo Bác “học phải đi đôi với hành”(49, tr.121-122). Ngày 19/1/1955, Bác Hồ đã tham dự lễ khai mạc trường Đại học Nhân dân Việt Nam. Nói chuyện tại buổi lễ, Bác đã nêu vài ý kiến về giáo dục thanh niên. Trước hết, Bác chỉ rõ những điều thanh niên cần làm và nên làm, đó là: “yêu Tổ quốc, yêu nhân dân. Phải có tinh thần dân tộc vững chắc và tinh thần quốc tế đúng đắn…”; “Phải quan tâm đến việc khôi phục và xây dựng lại nước nhà”. Đồng thời Bác đã đưa ra những điều thanh niên cần chống lại, cụ thể là: “tâm lý tự tư tự lợi… tâm lý ham sung sướng và tránh khó nhọc… thói xem khinh lao động… lười biếng, xa xỉ… cách sinh hoạt ủy mị… kiêu ngạo, giả dối, khoe khoang.” Trong bài này, Bác còn nêu lên những đặc điểm mới của giáo dục thanh niên hiện nay là: “Giáo dục thanh niên không thể tách rời mà phải liên hệ chặt chẽ với những cuộc đấu tranh của xã hội”; giáo dục thanh niên ngày nay “phải liên hệ vào dư luận của xã hội, lực lượng của Chính phủ để ngăn ngừa những cái gì có thể ảnh hưởng xấu đến thanh niên, để nâng cao tính cảnh giác của nhân dân”. Từ đó, Bác đòi hỏi mỗi nhà trường phải thực hiện nguyên tắc dân chủ đối với mọi người. Bác viết: “Trong trường cần có dân chủ. Đối với mọi vấn đề, thầy và trò cùng thảo luận, ai có ý kiến gì đều thật thà phát biểu. Điều gì chưa thông suốt thì hỏi, bàn cho thông suốt”. Song Bác cũng yêu cầu: “Dân chủ nhưng trò phải kính thầy, thầy phải quý trò, chứ không phải là “Cá đối bằng đầu””. Cuối cùng, theo Người, nhà trường, gia đình và đoàn thể thanh niên cần chú ý: “giáo dục tư tưởng, thái độ, hoạt động và sinh hoạt hằng ngày của thanh niên để kịp thời uốn nắn, sửa chữa”.(39,tr.452) 15 Một trong những công tác được Bác quan tâm từ sớm đó chính là phong trào bình dân học vụ. Trên báo Nhân dân số 351, ra ngày 16/2/1955 có đăng bài viết của Bác Hồ, trong đó Bác khẳng định muốn phong trào bình dân học vụ “tiến khắp, tiến mạnh và tiến đều” thì “… Bộ Giáo dục nên có kế hoạch đầy đủ và thiết thực khuyến khích và lãnh đạo phong trào; đoàn kết thanh niên, công đoàn, nông hội, các trường trung học và đại học nên có kế hoạch thiết thực và chia công rõ rệt để giúp đỡ phong trào… ”(39, tr 473). Ngày 19/3/1955, nhân ngày khai trường Trường Sư phạm miền núi Trung ương, Bác Hồ đã viết thư gửi đến toàn thể học sinh của trường. Trong đó, Bác không chỉ nêu rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của việc nâng cao trình độ văn hóa cho đồng bào miền núi, mà Người còn nhấn mạnh rằng: ngày nay, các dân tộc muốn tiến bộ, muốn phát triển văn hóa của minh thì phải “tẩy trừ những thành kiến giữa các dân tộc, phải đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ nhau như anh em một nhà”(39, tr.496). Tháng 3/1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho Hội nghị giáo dục toàn quốc. Trong thư, Người đã chỉ ra một số thiếu sót trong công tác giáo dục trước đây là: “ít kết hợp chủ trương và chính sách của Bộ với tình hình cụ thể và kinh nghiệm quý báu của các địa phương”. Trên cơ sở đó, Người khẳng định: “Mỗi chủ trương công tác đều phải căn cứ vào tình hình thực tế, vào kinh nghiệm rất phong phú của quần chúng, của cán bộ, của địa phương”. Người đã chỉ ra trách nhiệm nặng nề và vẻ vang của người thầy là chăm lo dạy dỗ con em của nhân dân thành người công dân tốt, người lao động tốt, người chiến sĩ tốt, người cán bộ tốt của nước nhà. Theo Người, để làm tốt được nhiệm vụ trên, cán bộ giáo dục cần phải “luôn luôn ra sức thi đua công tác và học tập, thật thà tự phê bình và phê bình để cùng nhau tiến bộ mãi mãi”(39, tr. 501) Nhân ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6/1955, Bác đã gửi thư cho các cháu và cán bộ các trường miền Nam. Bác căn dặn các cháu thiếu nhi phải yêu thương 16 giúp đỡ lẫn nhau, phải đoàn kết chặt chẽ; phải yêu lao động, giữ kỷ luật, rèn luyện đức tính tự lập trong sinh hoạt. Một lần nữa Bác khẳng định: “không có công tác gì vẻ vang bằng việc chăm lo bồi dưỡng cho các cháu là những người chủ tương lai của nước nhà”(49,tr.134). Từ đó, Người nhắc nhở các cán bộ phục vụ và giảng dạy muốn làm tròn nhiệm vụ vẻ vang đó thì phải thật thà đoàn kết, nâng cao tinh thần trách nhiệm; phải yêu thương các cháu như con em ruột thịt của mình; cố gắng thi đua, trao đổi kinh nghiệm, để cùng nhau tiến bộ. Cùng ngày, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh: 1 – 6, bút danh C.B., đăng báo Nhân dân, số 455. Trong bài, Người nhắc nhở các ngành, các cấp và các bậc cha mẹ, anh chị phải quan tâm chăm sóc dạy dỗ các em thiếu nhi; giúp các em phát triển toàn diện. Đồng thời, Người chỉ rõ: Phải dạy các em năm điểm yêu: Yêu người, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu quý của công; và bốn tính tốt: Hoạt bát, mạnh dạn, chất phác, thật thà. Ngày 8/9/1955, trên báo Nhân dân số 544 có đăng bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Kỷ niệm 10 năm bình dân học vụ. Trong bài, ngoài việc biểu dương thành tích của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh chống giặc dốt, Người còn vạch ra phương hướng phấn đấu của ngành bình dân học vụ cụ thể là: chương trình của ngành phải phù hợp với chính sách chung của Đảng và Nhà nước; nội dung dạy và học phải liên hệ thiết thực với những công tác chung; bình dân học vụ không những dạy học, dạy viết mà cần phải chú trọng dạy đạo đức công dân. Ngày 24/10/1955, trên báo Nhân dân số 600 có đăng bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi cho các em học sinh. Trong thư, Bác khẳng định: “giáo dục các em là việc chung của gia đình, nhà trường và xã hội. Bố me, thầy giáo và người lớn phải cùng nhau phụ trách…”. Bác cũng nêu rõ giáo dục các em nhằm mục đích “làm cho các em mai sau sẽ trở nên những công dân tốt, 17 những cán bộ tốt, những người chủ tốt của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”(40, tr.74). Ngày 31/10/1955, nhân dịp khai giảng năm học mới, Người đã gửi thư cho giáo viên, học sinh, cán bộ thanh niên và nhi đồng trong cả nước. Trong đó, Người khẳng định tính chất tiến bộ của trường học mới hiện nay so với trường học phong kiến thực dân trước kia. Người viết: “Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà”. Người căn dặn thầy giáo, học trò, cán bộ “phải ra sức tẩy sạch ảnh hưởng giáo dục nô dịch của thực dân còn sót lại như: Thái độ thờ ơ đối với xã hội, xa rời đời sống lao động và đấu tranh của nhân dân; học để lấy bằng cấp, dạy theo lối nhồi sọ” và cần xây dựng tư tưởng: dạy và học để phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân; nhà trường phải gắn liền với thực tế của nước nhà, với đời sống của nhân dân. Đặc biệt, Người còn nêu rõ nhiệm vụ cụ thể của từng cấp học. Người viết: “- Đại học thì cần kết hợp lý luận khoa học với thực hành, ra sức học tập lý luận và khoa học tiên tiến của các nước bạn, kết hợp với thực tiễn của nước ta, để thiết thực giúp ích cho công cuộc xây dựng nước nhà. - Trung học thì cần đảm bảo cho học trò những tri thức phổ thông chắc chắn, thiết thực, thích hợp với nhu cầu và tiền đồ xây dựng nước nhà, bỏ những phần nào không cần thiết cho đời sống thực tế. - Tiểu học thì cần giáo dục các cháu thiếu nhi: yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, trọng của công. Cách dạy phải nhẹ nhàng và vui vẻ, chớ gò ép thiếu nhi vào khuôn khổ của người lớn. Phải đặc biệt chú ý giữ gìn sức khỏe của các cháu”(40, tr 80-81). Ngày 21/2/1956, Bác Hồ tham dự Đại hội Chiến sĩ thi đua toàn ngành giáo dục lần thứ nhất. Nói chuyện với đại hội, Người căn dặn: “Trong việc kiến thiết nước nhà về mọi mặt, ta thiếu rất nhiều cán bộ như kỹ sư, chuyên 18 gia, thợ lành nghề, thầy dạy học… Vì vậy ta phải phát triển mạnh đại học và chuyên nghiệp”(40, tr.126). Muốn phát triển đại học và chuyên nghiệp, theo Người phải: chú trọng cấp 2, cấp 1 và cấp vỡ lòng; phải thanh toán nạn mù chữ cho toàn dân, chậm nhất là 3 năm. Ngoài ra, Người yêu cầu những thầy giáo, những cán bộ giáo dục phải luôn luôn cố gắng học thêm, học chính trị, học chuyên môn. Ngày 23/3/1956, Bác tham dự Đại hội giáo dục phổ thông toàn quốc. Trong buổi nói chuyện với đại hội, Bác chỉ rõ công tác giáo dục cũng là một bộ phận trong cuộc đấu tranh cách mạng và giáo dục cũng phải có kế hoạch. Bác phân tích mối quan hệ giữa phát triển giáo dục với sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế. Bác viết: “Kế hoạch giáo dục phải gắn liền với kế hoạch kinh tế. Giáo dục cung cấp cán bộ cho kinh tế. Kinh tế tiến bộ thì giáo dục mới tiến bộ được. Nếu kinh tế không phát triển thì giáo dục cũng không phát triển được. Giáo dục không phát triển thì không đủ cán bộ giúp kinh tế phát triển. Hai việc đó liên quan mật thiết với nhau”. Trước tâm lý lo ngại của một số người cho rằng chủ nghĩa Mác – Lênin bó buộc tư tưởng, bó buộc giáo dục, Bác đã khẳng định: “Chủ nghĩa Mác – Lênin soi phương hướng, đường lối cho chúng ta đi. Có phương hướng đúng thì làm việc mới đúng. Hết lòng hết sức phụng sự nhân dân, phụng sự Tổ quốc; bất kỳ việc to việc nhỏ cũng nhằm mục đích ấy; đó là chủ nghĩa Mác – Lênin. Nếu không hết lòng hết sức phụng sự nhân dân, tự kiêu, tự đại, tự tư tự lợi, như thế là trái với chủ nghĩa Mác – Lênin… Đại ý chủ nghĩa Mác – Lênin là phải đi đúng đường, phải phụng sự lợi ích chung, chứ không có gì cao xa”. Từ đó, Người căn dặn: “Các thầy giáo, cô giáo phải tìm cách dạy. Dạy cái gì, dạy thế nào để học trò hiểu chóng, nhớ lâu, tiến bộ nhanh. Dạy và học cần phải theo nhu cầu của dân tộc, của Nhà nước. Thầy dạy tốt, trò học tốt, cung cấp đủ cán bộ cho nông nghiệp, công nghiệp, cho các ngành kinh tế và văn hóa. Đó là nhiệm vụ vẻ vang của các thầy giáo, cô giáo”(40, tr.137-138). 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan