Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hình tượng vi tiểu bảo và aq trong hệ thống biểu tượng tinh thần trung hoa...

Tài liệu Hình tượng vi tiểu bảo và aq trong hệ thống biểu tượng tinh thần trung hoa

.PDF
115
177
53

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN NGỮ VĂN  HUỲNH THÚY NIỀM MSSV: 6062201 HÌNH TƯỢNG VI TIỂU BẢO VÀ AQ TRONG HỆ THỐNG BIỂU TƯỢNG TINH THẦN TRUNG HOA (Luận văn tốt nghiệp ñại học ngành Ngữ văn – Khóa 2006 – 2010) CBHD: PHẠM HOÀNG NGHĨA TP. Cần Thơ, tháng 5/2010 MỤC LỤC Trang PHẦN I: MỞ ĐẦU...............................................................................................1 1. Lý do chọn ñề tài ........................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn ñề................................................................................................ 2 3. Mục ñích yêu cầu........................................................................................... 6 4. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................... 8 5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 8 PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH......................................................................... 10 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT LÝ LUẬN CHUNG 1.1 Văn học hiện ñại Trung Quốc từ góc nhìn ñổi mới ở Việt Nam ........ 10 1.1.1 Tiếp nhận văn học – một yêu cầu thực tiễn trong bối cảnh giao lưu toàn cầu hóa hôm nay................................................................................... 10 1.1.2 Dịch thuật – một bộ phận không thể tách rời trong lý thuyết tiếp nhận so sánh văn học ................................................................................... 12 1.1.3 Tiếp nhận văn học hiện ñại Trung Quốc từ góc nhìn Việt Nam ........ 15 1.1.3.1 Trước ñây ...................................................................................... 15 1.1.3.2 Từ sau ñổi mới năm 1986.............................................................. 18 1.2. Tiểu thuyết – những quan niệm tiếp cận............................................. 21 1.2.1 Cách hiểu truyền thống ....................................................................... 21 1.2.2 Tiếp cận tiểu thuyết từ tư duy tiểu thuyết hiện ñại ............................. 23 1.3 Tiểu thuyết hiện ñại Trung Quốc từ thời Ngũ Tứ ñến một bộ phận ñặc thù của Trung Quốc: Lãnh thổ Hồng Kông ........................ 25 1.3.1 Một số quan niệm................................................................................ 26 1.3.2 Những thành tựu ñạt ñược .................................................................. 29 1.3.2.1 Tiểu thuyết hiện ñại Trung Quốc ................................................. 29 1.3.2.2 Tiểu thuyết hiện ñại Hồng Kông ................................................... 32 CHƯƠNG 2: LỖ TẤN VÀ KIM DUNG – HAI VĂN GIA KIỆT XUẤT TIÊU BIỂU CỦA VĂN HỌC HIỆN ĐẠI TRUNG QUỐC 2.1 Về cuộc ñời và thân thế .......................................................................... 36 2.1.1 Lỗ Tấn ................................................................................................. 36 2.1.2 Kim Dung............................................................................................ 38 2.2 Những thành tựu ñã ñạt ñược trong nền văn học Trung Quốc......... 41 2.2.1 Lỗ Tấn ................................................................................................. 41 2.2.2 Kim Dung............................................................................................ 42 CHƯƠNG 3: VI TIỂU BẢO VÀ AQ TRONG HỆ THỐNG BIỂU TƯỢNG TINH THẦN TRUNG HOA 3.1 Bước phát triển về tư duy tiểu thuyết từ Lỗ Tấn ñến Kim Dung ...... 47 3.1.1 Quan niệm của Lỗ Tấn về tiểu thuyết................................................. 47 3.1.2 Quan niệm của Kim Dung về tiểu thuyết ........................................... 48 3.2 Sự vận ñộng tư duy tiểu thuyết trong việc triển khai chủ ñề tinh thần Trung Hoa: ................................................................................... 50 3.2.1 Cái nhìn của hai nhà văn về hình tượng con người Trung Quốc........ 50 3.2.1.1 Ở Lỗ Tấn........................................................................................ 50 3.2.1.2 Ở Kim Dung................................................................................... 55 3.2.2 Cái nhìn của hai nhà văn về kỹ thuật viết tiểu thuyết......................... 60 3.2.2.1 Với Lỗ Tấn..................................................................................... 60 3.2.2.2 Với Kim Dung................................................................................ 62 3.3 Những biểu hiện của hình tượng Vi Tiểu Bảo và AQ tiêu biểu cho hệ thống biểu tượng tinh thần Trung Hoa ................................................. 65 3.3.1 Hình tượng AQ - hiện ñại mà cổ ñiển................................................. 65 3.3.1.1 Điển hình cho người Trung Hoa truyền thống, mang tâm thức dân tộc Trung Hoa .................................................................................... 65 3.3.1.2 AQ – biểu tượng của sự sụp ñổ tinh thần Trung Hoa truyền thống nhưng không tìm thấy lối thoát trong hiện tại ..................... 70 3.3.2 Hình tượng Vi Tiểu Bảo - cổ ñiển mà hiện ñại .................................. 74 3.3.2.1 Khái quát về hình tượng................................................................ 74 3.3.2.2 Tiêu biểu cho người Trung Hoa buổi giao thời hướng về hiện ñại ...................................................................................................... 77 3.3.2.3 Tinh thần Vi Tiểu Bảo – biểu tượng cho sự tương phản của xã hội Trung Hoa hiện ñại ........................................................................ 82 3.3.3 Bước phát triển từ hình tượng AQ ñến Vi Tiểu Bảo .......................... 87 3.3.3.1 Tương ñồng từ nhiều phương diện................................................ 87 3.3.3.2 Những dị biệt ñộc ñáo ................................................................... 90 3.3.4 Ý nghĩa của hai hình tượng ................................................................ 103 PHẦN III: KẾT LUẬN ................................................................................... 107 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn ñề tài Trung Quốc – một trong những quốc gia rất nổi tiếng ở khu vực Châu Á với những nét văn hóa vô cùng ñặc sắc. Nói ñến Trung Quốc, chúng ta không thể không nhắc ñến công trình Vạn lý trường thành ñồ sộ ñược xây dựng dưới thời Tần Thủy Hoàng dài 6.352 km; nhớ ñến Tử Cấm Thành uy nghiêm, rực rỡ, tráng lệ là nơi ở của các vị vua ngày xưa... Đây là những công trình ñược thế giới quan tâm không chỉ vì nét ñẹp, nét cổ ñiển gắn liền với lịch sử các triều ñại vua chúa, mà qua ñó ta còn có dịp tìm hiểu, nghiên cứu về những bí mật bên trong chưa ñược giải ñáp - bí mật của một ñất nước với diện tích 9,6 triệu km2, dân số 1,3 tỷ người bao gồm nhiều sắc tộc nhưng ñã ñoàn kết, gắn bó chặt chẽ với nhau tạo thành một khối vững chắc. Một nước ñất rộng người ñông với 56 dân tộc và năm ngàn năm lịch sử, Trung Quốc ñã tích lũy cho mình một kho tàng văn hóa vô cùng phong phú ña dạng có sức sống mãnh liệt. Theo truyền thuyết xưa kể rằng: Từ thời Hoàng Đế vị thủy tổ của cộng ñồng dân tộc Hoa Hạ ñã bắt ñầu khai sinh ra nền văn hóa dân tộc mình, cho ñến khi hệ thống tư tưởng “Bách gia” thời Xuân Thu ra ñời, trong ñó học thuyết Khổng gia từng bước chiếm ñịa vị thống trị suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử. Tư tưởng Nho gia chẳng những xâm nhập từng gia ñình ảnh hưởng sâu sắc ñến nếp sống, nếp nghĩ và cách hành ñộng trong cuộc sống của từng con người Trung Hoa, mà còn vượt ra ranh giới ñến các nước lân cận như: Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng sâu rộng và học thuyết Nho gia ñã trở thành tài sản văn hóa cộng ñồng nhân loại. Kể từ khi học thuyết Khổng Tử ra ñời cho ñến nay, trải qua hơn hai nghìn năm lịch sử ñất nước Trung Hoa cũng ñã liên tiếp sản sinh ra biết bao nhà tư tưởng lớn, nhà khoa học lớn, nhà văn, nhà nghệ thuật lớn… Họ kế thừa văn hóa truyền thống xưa và phát triển lên một bước mới, góp phần làm rạng rỡ thêm cho nền văn hóa dân tộc. Nói một cách cụ thể hơn là, văn minh tinh thần Trung Hoa có những rạng rỡ như ngày nay là nhờ sự ñóng góp về tư tưởng của các triết gia: Khổng Tử, Mạnh Tử, Lão Tử, Trang Tử, Tuân Tử... Những nhà hiền triết này ñã xây dựng và bổ sung cho nhau về giáo dục tư tưởng con người. Họ xây dựng tam giáo (Nho – Đạo – Phật) trở thành những biểu hiện cao nhất của văn hóa tinh thần truyền thống Trung Quốc. Đó là hệ thống tín ngưỡng, hệ thống phán ñoán, hệ thống giải thích, hệ thống lễ nghĩa, hệ thống giao lưu nhận thức và hệ thống hình thái ý thức của người Trung Hoa từ ngàn xưa. Các tư tưởng này là thước ño mọi giá trị trong ñời sống, nó ñưa con người vào khuôn khổ của những nếp suy nghĩ phù hợp với thời ñại: xã hội phong kiến Trung Quốc. Chẳng hạn như, trong tư tưởng Nho giáo, họ quan niệm người quân tử phải “trung quân, ái quốc”, “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, tu thân theo tam cương ngũ thường; trong Đạo gia lại có khuynh hướng thoát tục, chủ trương “vô vi”, “tri túc”, “tự lạc” khuyến khích con người sống thiện hơn, xa lánh danh lợi hão huyền mà sống an lạc thanh nhàn; Phật giáo với pháp lý tu thân, từ bi bác ái ñã ñưa nhân dân ñến những tình cảm yêu thương sẻ chia với những nỗi ñau khổ của nhân loại... Không chỉ có thế, Trung Quốc còn ñược thế giới biết ñến về một nền văn học với các tác phẩm nổi tiếng như: Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần, Thủy hử của Thi Nại Am, Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Tây du ký của Ngô Thừa Ân - Tứ ñại kỳ thư của Trung Quốc cũng như của nhân loại. Các tác phẩm văn học này giúp ta có dịp tiếp xúc với những người anh hùng, những con người hảo háng ñầy dũng mãnh với trí tuệ siêu việt. Tuy nhiên, mỗi thời ñại sẽ có những hình tượng con người khác nhau. Trong thời hiện ñại, văn học Trung Quốc ñã có những thay ñổi khi nhìn nhận về hiện thực xã hội của ñất nước, và ñiều này dẫn ñến sự thay ñổi về hình tượng con người theo mô thức truyền thống. Đó là những con người như thế nào và mang những nét tiêu biểu gì cho tinh thần dân tộc Trung Hoa? Có bước phát triển, ñổi mới gì trong tư duy qua những hình tượng này? Vì có sự yêu thích khi tìm hiểu về ñất nước Trung Hoa vốn mang nhiều nét bí ẩn cũng như những trăn trở, băn khoăn chưa có dịp giải ñáp; do ñó, khi có dịp tiếp xúc với ñề tài: “Hình tượng Vi Tiểu Bảo và AQ trong hệ thống biểu tượng Trung Hoa”, tôi ñã chọn ñể nghiên cứu nhằm mở rộng tầm hiểu biết của mình về ñất nước cũng như về con người nơi ñây. 2. Lịch sử vấn ñề Lỗ Tấn là nhà văn nổi tiếng thế giới và là “linh hồn dân tộc” Trung Hoa. Là gương mặt tiêu biểu của văn học hiện ñại Trung Hoa. Lỗ Tấn là một nhà văn không quá xa lạ ñối với người Việt Nam. Đầu thế kỷ XX, những tác phẩm của ông ñược dịch phổ biến ở Việt Nam, do ñó việc nghiên cứu về Lỗ Tấn cũng ñược nhiều nhà nghiên cứu bàn bạc, ñánh giá. Lỗ Tấn ñược nhiều nhà nghiên cứu ở Việt Nam tìm hiểu qua nhiều giai ñoạn khác nhau nhằm có sự ñào sâu về nhiều khía cạnh khác nhau chưa ñược làm sáng tỏ về nhà văn thiên tài này. Ở nước ta, Lỗ Tấn ñược ñánh giá rất cao qua những bài viết của các nhà nghiên cứu, phê bình như Đặng Thai Mai, Trương Chính, Lương Duy Thứ,… Đặc biệt, các nhà nghiên cứu có sự tìm hiểu sâu sắc về hình tượng AQ trong AQ chính truyện của Lỗ Tấn, nhằm khái quát lên nét tinh thần Trung Hoa ñược thể hiện qua nhân vật. Qua ñó hiểu hơn về tinh thần dân tộc của quốc gia “văn minh” này. Và vấn ñề này ñược ñề cập qua khá nhiều bài viết. Trong Đến với Lỗ Tấn do Lê Giảng và Ngô Viết Dinh biên soạn (2005), có nhiều bài tiểu luận bàn về vấn ñề này như sau: Trong bài Truyện ngắn Lỗ Tấn, Lương Duy Thứ cho rằng cuộc ñời AQ là sự dẫy dụa tìm ñường sống của một cố nông và ông kết luận AQ có phép thắng lợi tinh thần. Ông chỉ tìm hiểu vấn ñề ở sự khái quát, chưa ñào sâu vào tinh thần AQ. Trong Thế giới nhân vật dị dạng trong truyện Lỗ Tấn, Lê Nguyên Cẩn xem xét AQ trong mối tương quan với thế giới nhân vật dị dạng. Ông chỉ ra những khuyết tật thuộc về hình thể chứ chưa ñề cập ñến khuyết tật bên trong tâm hồn AQ. Đặng Thái Mai giới thiệu về AQ và ñề cập ñến thủ ñoạn “thắng trận tưởng tượng” của y qua bài Giới thiệu AQ chính truyện. Bài viết này có chỉ ra một tính cách của AQ tiêu biểu cho người dân Trung Hoa: ñó là tâm lý tự cao tự ñại. Tuy nhiên, ñây chỉ là bước nghiên cứu dạo ñầu chưa sâu sắc lắm. Ông chỉ nghiêng về sự sơ lược nên chưa ñi sâu khai thác nét tinh thần của AQ. Ngoài ra, trong Đến với Lỗ Tấn còn có bài Những chi tiết tiêu biểu của AQ chính truyện của Thái Quang Vinh. Bài có ñi sâu vào việc khai thác nét tinh thần của AQ, qua ñó làm nổi bật một số nét ñặc trưng như: tinh thần tự hào thái quá trong khi AQ không có gì ñáng hơn người; ảo tưởng về tương lai và tin vào ñó mà tự an ủi mình một cách ñiên rồ; nghĩ mình mạnh nhất, hơn tất cả và không ai sánh kịp,… Đó cũng chính là biểu hiện của “phép thắng lợi tinh thần” tiêu biểu cho tinh thần dân tộc Trung Hoa. Ông cũng khẳng ñịnh thêm rằng, chính “phép thắng lợi tinh thần” này ñã ñưa dân tộc Trung Hoa rơi vào “cảnh tối tăm nghèo khổ và dốt nát thì ngày càng tối tăm, nghèo khổ, dốt nát” [9; tr. 593]. Bài Tính khái quát cao ñộ của nhân vật AQ – Lê Huy Bắc cũng có những ý tương tự như bài viết của Thái Quang Vinh. Tuy nhiên ở ñây, Lê Huy Bắc có khẳng ñịnh “AQ trở nên bất tử không phải nhờ vào ngoại diện nông dân ấy mà chính nhờ vào nét tâm lý và lối tư duy, hành ñộng tương phản với lai lịch của y” [9; tr. 596]. Cách suy luận này có vẻ hơi mới mẻ nhưng chỉ là cách gọi khác của “phép thắng lợi tinhh thần” mà thôi. Trong bài tiểu luận Lỗ Tấn với cuộc giải phẫu “quốc dân tính” Trung Hoa, Đức Uy ñã có những ý khái quát: Lỗ Tấn ñã phanh phui hình tượng văn học bản chất và các thuộc tính của con người phương Đông – Châu Á qua AQ. Ông xác ñịnh những tính cách tồn tại trong AQ ñó cũng là những nét tính cách ñặc trưng của người nông dân trong xã hội phong kiến Trung Quốc: tính tôi ñòi nô lệ, tự lừa dối, tự ru ngủ mình. AQ chính truyện của Lương Duy Thứ là một trong những bài nghiên cứu có thể nói có sự ñi sâu vào những nét tinh thần của AQ. Từ việc xem xét ñộng cơ sáng tác của Lỗ Tấn khi viết AQ chính truyện và từ ñó làm sáng rõ nhiều khía cạnh trong tinh thần AQ như: tinh thần AQ ñặc trưng tinh thần của giai cấp thống trị phong kiến Trung Quốc ñầu thế kỷ XX trước sự tấn công của chủ nghĩa ñế quốc, AQ là nhân vật ñiển hình bất hủ có môi trường phát sinh và phát triển,… Ông kết luận rằng, “AQ là ñiển hình của những người vô sản nông thôn Trung Quốc vốn có một khả năng cách mạng tiềm tàng nhưng bị phép thắng lợi tinh thần trói buộc nên ngơ ngác trước tấn tuồng lịch sử do giai cấp tư sản ñạo diễn” [9; tr. 610] Chú AQ và cách mạng Trung Quốc – Trương Chính có một số ý như sau: ông chỉ ra rằng AQ dù bị áp bức bóc lột ñến ngu muội và nghèo ñói nhưng cũng không chịu ép một bề (ghét thằng Tây giả, ghét cụ Cố họ Triệu, cụ Cố họ Tiền,… ). AQ luôn có những trận gây sự với những người cùng tầng lớp: cu D, Vương râu xồm. Theo ông, ñây là những biểu hiện của tư tưởng bá quyền, bành trướng nếu như AQ là một người có thế lực trong tay. AQ sợ kẻ mạnh nhưng lại hay bắt nạt kẻ yếu. Đây là những nét tính cách của AQ do bị ảnh hưởng của chế ñộ phong kiến truyền thống ñã ăn sâu vào tinh thần dân tộc Trung Hoa. Đây cũng là một nguồn tư liệu ñể tôi hoàn thành luận văn tốt hơn. Đặc biệt trong Đến với Lỗ Tấn có bài AQ là ñiển hình cho loại người nào? của Nghiêm Gia Viêm (Trung Quốc) do Hồ Thanh Nga dịch. Qua việc chỉ ra tính ñiển hình của nhân vật này, tác giả ñã chỉ ra những thói tật của AQ: mang nặng tư tưởng phong kiến, tư tưởng báo thù nguyên thủy của nông dân, thậm chí có nhiều lối suy nghĩ buồn cười… Ông khẳng ñịnh “AQ là ñiển hình cho nông dân phiêu bạt có bệnh thái tinh thần nghiêm trọng trong thời kỳ cách mạng Tân Hợi”[9; tr. 632]. Ông cũng chỉ ra những ñiều kiện lịch sử xã hội hình thành nên tính cách AQ. Đây là bài viết khá hay, có chiều rộng mở ra nhiều ñiều về hình tượng nhân vật, nhưng chưa ñạt ñến ñộ sâu sắc khi chưa phân tích sâu tinh thần AQ. Khi tiếp cận với quyển Lỗ Tấn - Nhà lý luận văn học của Phương Lựu, ta thấy ông có ñề cập ñến số phận bi thảm của AQ trong xã hội phong kiến Trung Hoa, bàn về khẩu hiệu “thương vì khổ mà giận vì cam tâm chịu khổ” của Lỗ Tấn ñối với nông dân, ñặc biệt là AQ. Cái “giận” của Lỗ Tấn là dựa trên cơ sở tình thương và nhằm mục ñích làm sao cho những con người như AQ chóng phát hiện ra vết thương ñang ung mủ và tìm cách chạy chữa. Đó cũng là công việc mà Lỗ Tấn luôn cố gắng thực hiện. Ngoài ra, Phương Lựu còn bàn về tính ñiển hình của AQ tiêu biểu cho “linh hồn quốc dân”. Đây là những bài nghiên cứu giúp tôi có cơ sở cũng như những tư liệu khi ñi sâu phân tích ñể làm rõ tinh thần nhân vật AQ –một biểu tượng tinh thần của dân tộc Trung Hoa. Trong ñề tài này, ta còn phải tìm hiểu về nhân vật Vi Tiểu Bảo trong Lộc Đỉnh ký của Kim Dung. Do ñó, những bài nghiên cứu về nhân vật này cũng là quan trọng ñối với việc thực hiện ñề tài. Kim Dung là một cao thủ trong tiểu thuyết võ hiệp. Hình tượng nhân vật Vi Tiểu Bảo thể hiện nhiều phương diện của con người thời ñại trong xã hội Trung Hoa. Do ñó, hiểu về nhân vật này ta sẽ có những cách nhìn về con người Trung Quốc với những nét khái quát hơn. Kiều Phong – khát vọng của tự do (quyển thượng) của Vũ Đức Sao Biển, NXB Trẻ 1998, có bài Vi Tiểu Bảo ở ñâu? ñã nói ñôi nét về nhân vật Vi Tiểu Bảo như: xuất thân từ ñâu, lý do tiếp cận ñược với Khang Hy, ñược Khang Hy trọng dụng ra sao, nghệ thuật làm quan của Vi Tiểu Bảo, những may mắn Vi Tiểu Bảo có ñược. Vấn ñề chỉ là sơ lược chứa ñựng trong bốn trang nên chưa sâu lắm. Trong bài Chất hài trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung, Vũ Đức Sao Biển nói về chất hài và tính hài hước trong Lộc Đỉnh ký ñặc biệt là có ñi vào việc phân tích tính hài hước của nhân vật Vi Tiểu Bảo. Và qua ñây, ông cho rằng nhân vật này mang những nét tính cách của con người trong xã hội Trung Hoa thế kỷ XX với những suy nghĩ, những tình huống dỡ khóc dỡ cười. Ông có khẳng ñịnh nhân vật này tiêu biểu cho người Trung Hoa nhưng sự phân tích vào vấn ñề này thì chưa ñược giải quyết trọn vẹn. Cũng trong quyển này, Vũ Đức Sao Biển ñưa ra tính xấu và tính tốt của Vi Tiểu Bảo qua bài Vụ án “Di hoa tiếp mộc” trong Lộc Đỉnh ký: có lòng nghĩa khí, biết yêu thương ñồng loại,… Trong quyển hạ Từ AQ ñến Vi Tiểu Bảo, Vũ Đức Sao Biển nói về một vài nét tính cách của Vi Tiểu Bảo bộc lộ qua hành ñộng của y. Trong bài Từ AQ ñến Vi Tiểu Bảo, ông ñưa ra những nét tương ñồng giữa AQ (trong AQ chính truyện của Lỗ Tấn) và Vi Tiểu Bảo (Kim Dung). Trong bài Khi Vi Tiểu Bảo hình sự hóa quan hệ dân sự, ta phần nào thấy ñược tính cách của Vi Tiểu Bảo là sẵn sàng làm mọi chuyện ñể thỏa mãn bản thân, y không hề biết nhường nhịn ai cả; luôn dùng quyền lực ñể khống chế những kẻ yếu hơn mình. Trong Vi Tiểu Bảo phá án ñua ngựa, tác giả nói về một trong những may mắn của Vi Tiểu Bảo gặp khi cùng lúc tham gia nhiều thế lực phân tranh. Kim Dung cuộc ñời và tác phẩm của Bành Hoa – Triệu Kính Lập (2001) do Nguyễn Thị Bích Hải dịch – NXB Trẻ, TPHCM. Trong bài này, tác giả chỉ ra những ñiểm tương ñồng giữa Vi Tiểu Bảo và AQ, rồi ñưa ra những nét dị biệt của hình tượng Vi Tiểu Bảo khác với AQ. Nói về mười thứ “thiên hạ ñệ nhất” mà Vi Tiểu Bảo có ñược. Tác giả quan niệm “Đối với sự hắc ám của lịch sử, ñối với thói ñời ấm lạnh, Lộc Đỉnh ký tràn ñầy tinh thần phê phán cay ñộc, tràn ñầy những phát hiện sâu sắc, cũng ñầy sự hoài nghi” [11; tr; 239]. Ở ñây, tác giả ñưa ra nhiều tư liệu, nhiều vấn ñề trong Lộc Đỉnh ký nhưng chưa thật sự ñi sâu vào vấn ñề tinh thần, do ñó tính cách Vi Tiểu Bảo chỉ hiện ra nhưng chưa rõ nét. Trần Mặc với quyển Võ hiệp ngũ ñại gia (2003) do Nguyễn Thị Bích Hải dịch, NXB Trẻ, TPHCM: ñánh giá Vi Tiểu Bảo là nhân vật phản hiệp, có những nét tính cách của con người trong lịch sử triều ñại Khang Hy và cũng có những tính cách của con người thời ñại. Ông còn nói về sự may mắn liên tiếp trong cuộc ñời Vi Tiểu Bảo. Và ông kết luận rằng: “kinh nghiệm thành công của Vi Tiểu Bảo cũng là thảo luận ñặc sắc của văn hóa truyền thống Trung Quốc. Lộc Đỉnh ký thực sự là một bộ kỳ thư. Sự biểu hiện ñặc sắc của người Trung Quốc và văn hóa Trung Quốc quả là không tác phẩm nào sánh nổi” [14; tr. 131]. Ông ñặt vấn ñề ñã ñúng hướng nhưng chưa cụ thể hóa sâu sắc. Đó là những bài nghiên cứu rất hay và ñã ñược nhiều ñộc giả tiếp nhận. Đây cũng chính là những cơ sở ñể tôi có thể phát huy thêm những nội dung, khía cạnh khác khi thực hiện ñề tài. 3. Mục ñích yêu cầu Vì yêu cầu của ñề tài là nghiên cứu về “Hình tượng Vi Tiểu Bảo và AQ trong hệ thống biểu tượng tinh thần Trung Hoa” cho nên trong việc khai thác, ñi sâu vào thực hiện công việc phân tích ñề tài, người viết chỉ chú trọng những mảng có liên quan sẽ trợ giúp trong việc hoàn thành ñề tài. Đây là ñề tài chủ yếu nghiên cứu về tinh thần dân tộc Trung Hoa qua hai hình tượng nhân vật: AQ trong AQ chính truyện (Lỗ Tấn) và Vi Tiểu Bảo trong Lộc Đỉnh ký (Kim Dung). Do ñó, ñể thực hiện ñược ñề tài này người viết ñã ñặt ra những mục ñích yêu cầu sau ñây, nhằm ñịnh hướng cho việc nghiên cứu ñề tài ñược cụ thể, rõ ràng, tránh lạc hướng hoặc ñi quá xa so với ñề tài: Đọc và tìm hiểu về hai tác phẩm ñể có thể nắm ñược những vấn ñề cốt lõi có liên quan mật thiết với ñề tài cũng là một mục ñích rất cần thiết mà người viết ñã ñặt ra khi bắt tay vào thực hiện ñề tài. Khi triển khai ñề tài, người viết cần vận dụng lý luận văn học của văn học hiện ñại Trung Quốc ñể tìm hiểu sâu hơn về cuộc ñời, sự nghiệp văn chương cũng như những tư tưởng của Lỗ Tấn và Kim Dung khi chịu ảnh hưởng bởi những hình ảnh con người, gây cho hai nhà văn những xúc cảm cần phải ñược giải tỏa. Tìm hiểu quan niệm của hai nhà văn về hình tượng con người Trung Hoa, qua ñó sẽ thấy ñược những kiểu con người khác nhau từng tồn tại trong lịch sử Trung Hoa. Dưới cái nhìn của hai nhà văn về hiện thực con người, chúng ta ít nhiều sẽ bắt gặp những cách ñánh giá, nhận xét, bình luận của hai nhà văn sẽ có liên quan ñến vấn ñề tinh thần dân tộcTrung Hoa. Tìm hiểu về bối cảnh mà hai nhà văn ñã xây dựng khi sáng tác tác phẩm cũng là một mục ñích nhằm ñưa chúng tôi ñến cách phân tích khoa học khi dựa trên hiện thực khách quan của lịch sử mà nhìn nhận vấn ñề. Vai trò, ý nghĩa xã hội của hai nhân vật sẽ dần ñược khái quát, chi tiết hơn, mang tính hợp lý hơn. Và ñể nhằm làm rõ hơn về nhận ñịnh khi cho rằng hai hình tượng nhân vật này là biểu tượng của tinh thần Trung Hoa, người viết sẽ phải khái quát lên ñược những nét cơ bản nhất, ñặc thù nhất dựa trên những nét tương ñồng và dị biệt rút ra từ việc phân tích hai hình tượng nhân vật. Từ những mục ñích ñược xác ñịnh trên ñây, tinh thần dân tộc Trung Hoa sẽ ñược làm sáng rõ hơn, ñưa ñến cho chúng ta những cách nhìn nhận ñúng ñắn hơn về tinh thần dân tộc ñất nước này. 4. Phạm vi nghiên cứu Lỗ Tấn và Kim Dung là hai nhà văn ñại tài trong nền văn học hiện ñại Trung Quốc. Khi nói ñến hai nhà văn này, chúng ta có rất nhiều vấn ñề cần phải làm sáng rõ. Tuy nhiên, ñề tài này chỉ yêu cầu nghiên cứu về tinh thần Trung Hoa ñược thể hiện một cách rõ nét qua hai nhân vật AQ và Vi Tiểu Bảo. Do ñó, phạm vi ñề tài sẽ là những gì liên quan ñến vấn ñề cần khảo sát làm rõ, không ñi sâu vào những vấn ñề khác tránh gây lạc ñề. Mặt khác, trong nền văn học Trung Quốc hiện ñại, hai bậc kỳ tài này ñã có rất nhiều tác phẩm nổi tiếng và ñây chính là những cơ sở dữ liệu ñể người viết ñối chiếu, so sánh nhằm làm rõ hơn cho vấn ñề ñang nghiên cứu ñề tài. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong tiến trình phát triển văn học xã hội chủ nghĩa thời kỳ mới, tình hình lý luận phê bình văn học ñã có những biến chuyển lớn so với thời kỳ 17 năm (1949 1966) ñối với sự truyền bá tư tưởng mỹ học Mác – xít, tư tưởng văn nghệ Mao Trạch Đông, kiên trì phương hướng ñúng ñắn của văn học. Mặc dù vậy, cũng không thể phủ nhận tình hình là do ảnh hưởng của sự chỉ ñạo “Tả” khuynh trong hàng loạt cuộc vận ñộng chính trị, sự ñơn giản và thô bạo trong công tác lý luận, phê bình văn nghệ bị ñả kích dữ dội. Trong phong trào giải phóng tư tưởng, giới văn nghệ có rất nhiều nhà phê bình, lý luận, sáng tác văn học và những lực lượng văn học mới trỗi dậy và phát huy tác dụng chiến ñấu mạnh mẽ. Lý luận phê bình ñã gầm thét xông pha, ñạp tung xiềng xích của “bè lũ bốn tên”, quét sạch những “thanh quy giới luật”, những thành kiến và tập tục hình thành trong 17 năm. Họ ñã xuất hiện với tư thế của người nổi gió, hoạt ñộng sôi nổi trong trào lưu mới của văn học. Họ nhiệt thành giúp ñỡ, ủng hộ nhiệt tình hiện tượng mới, sự vật mới, tác phẩm mới, nhà văn mới – Tất cả những gì có ý nghĩa thời ñại. Đồng thời cũng gánh vác lấy sứ mệnh cảm giác và mổ xẻ những mạch ngầm, những cặn bả không thể tránh khỏi trong buổi giữa cái mới và cái cũ, giữa cách mạng và phản cách mạng. Một loạt nhà phê bình lão thành ñã tự thử thách nay ñang cần mẫn cầm bút trở lại. Thêm vào ñó là sự hoạt ñộng sôi nổi của ñông ñảo những người làm công tác phê bình trung niên. Giới lý luận, phê bình văn học tỏ ra rất sung sức. Do quán triệt tình cảm chiến ñấu, cảm nhận hơi thở cuộc sống, cùng nhịp ñập của công cuộc cải cách của thời ñại, cho nên văn phong của lý luận phê bình có nhiều ñổi mới, có vẻ ñẹp văn chương, có tình cảm, có kiến thức ngày một tăng lên. Công tác này cần ñược cải tiến và tăng cường hơn nữa mới có thể ñáp ứng ñược yêu cầu của thời ñại mới. Lý luận phê bình Mác – xít vốn giàu sức sống, dũng cảm phản tỉnh cuối cùng ñã trỗi dậy và phát triển mạnh mẽ. Lực lượng mới của lý luận, phê bình văn học ñã bắt ñầu xuất hiện. Cục diện sáng tác văn học và lý luận, phê bình văn học thúc ñẩy lẫn nhau cũng ñã bắt ñầu hoạt ñộng có hiệu quả. Đó là một trong những phương tiện cần có nhằm nắm bắt vấn ñề rõ ràng hơn. Đặt phạm vi ñề tài trong mối quan hệ với lý luận văn học hôm nay ñể có nhiều khía cạnh khác nhau khi tiếp cận ñề tài. Để thực hiện ñề tài này, người viết có sử dụng những phương pháp sau: Trước hết là công việc tìm kiếm, thu thập tài liệu ñể ñọc và nghiên cứu. Trên cơ sở ñó, người viết có ñược những tiếp cận cần thiết cho việc giải quyết ñề tài: lựa chọn, sàng lọc những mục ñề có liên quan; củng cố những gì con thiếu, chưa hiểu rõ. Phương pháp lịch sử – xã hội: Khi nghiên cứu văn học, chúng ta cần phải ñặt vấn ñề nghiên cứu vào thời ñiểm mà tác phẩm văn chương ñó ra ñời và có ảnh hưởng như thế nào ñối với con người trong xã hội. Xuất phát từ phương pháp này ñể khai thác những nội dung mang tính chất lịch sử xã hội tồn tại trong tác phẩm. Đây chính là cách làm việc vừa mang tính khách quan vừa mang tính khoa học. Quan trọng nhất là phương pháp ñối sánh: so sánh, ñối chiếu ở nhiều phương diện ñể thấy ñược sự vận ñộng tư duy, sự phát triển của văn học Trung Quốc; làm sáng rõ tinh thần dân tộc trong tiến trình chuyển giao. Ngoài ra, người viết còn kết hợp những phương pháp khác như: phân tích tổng hợp, khái quát vấn ñề: Trên cơ sở những dữ liệu ñã ñược thu thập, người viết sẽ ñi vào phân tích từng vấn ñề, sau ñó tổng hợp lại rồi khái quát lên những vấn ñề thuộc phạm vi ñề tài, ñưa ñến những kết luận cụ thể nhằm làm nổi bật vấn ñề mà ñề tài ñang bàn ñến. PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT LÝ LUẬN CHUNG 1.1 Văn học hiện ñại Trung Quốc từ góc nhìn ñổi mới ở Việt Nam 1.1.1 Tiếp nhận văn học – một yêu cầu thực tiễn trong bối cảnh giao lưu toàn cầu hóa hôm nay Trong lịch sử loài người, giao lưu văn hóa là một trong những nguồn lực của sự sáng tạo và phát triển. Đặc biệt là trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay, UNESCO ñang nói ñến yêu cầu xã hội loài người phải chuyển sang xã hội tri thức. Đó là kiểu xã hội mà trong ñó tri thức trở thành tài sản chung của cả loài người. Để mọi người có thể tiếp cận ñược với kho tri thức chung của nhân loại, các nền văn hóa phải giao lưu tiếp xúc với nhau, phải có những chính sách và biện pháp rất cụ thể ñể phổ biến cũng như tiếp nhận văn hóa của nhau, trong ñó có phổ biến và tiếp nhận văn học. Vấn ñề tiếp nhận ñã ñược Arixtote ñề cập ñến trong “Nghệ thuật thơ ca” qua tác dụng “thanh lọc” của tác phẩm ñối với người tiếp nhận. Đến thế kỷ XVII, Friedrich Schlegel nói ñến tiếp nhận văn học trong sự thừa nhận có mối quan hệ giữa các bậc tiền bối với hậu bối của mình. Ông cho rằng tác phẩm có mối quan hệ với người ñọc ñương thời thì nghĩa là nó sống. Thế nhưng từ những năm 40 của thế kỷ XX trở về trước, các trường phái nghiên cứu văn học truyền thống ñã tồn tại một quan niệm lạc hậu khi phủ nhận vai trò của người ñọc, người tiếp nhận với tư cách là một nhân tố thiết yếu của chu trình sáng tạo nghệ thuật. Họ quan niệm mỹ học sáng tạo là khép kín, tác phẩm văn học tự thân nó ñã là một chỉnh thể thống nhất toàn vẹn, người ñọc nếu tham gia vào việc gia công nghĩa cho tác phẩm sẽ phá vỡ tính thống nhất của tác phẩm văn học. Vì vậy trong nghiên cứu văn học chỉ chú ý ñến hai phần là tác giả (thế giới quan, tư tưởng, lập trường, lý tưởng thẩm mỹ, cảm hứng…) và tác phẩm (thể loại, chủ ñề - ñề tài, hình thức nghệ thuật…), gạt người ñọc ra ngoài quỹ ñạo tồn tại của nhà văn và tác phẩm. Với họ, tiếp nhận văn học chỉ nghiên cứu về “hậu sử”, về người ñọc, về sự tiếp nhận – những yếu tố bên ngoài tác phẩm, không có giá trị nghệ thuật, giá trị mỹ học – không có ñóng góp gì ñược cho nghiên cứu lịch sử văn học. Sự khiếm khuyết một nhân tố, một giai ñoạn trong ñời sống của tác phẩm trong thời gian dài ñã dẫn ñến sự khủng hoảng của lý luận và nghiên cứu văn học khi viết lịch sử văn học chỉ bắt nguồn từ phía sáng tạo. Đến những năm 50, 60 vấn ñề tiếp nhận bắt ñầu ñược quan tâm nghiêm túc và phát triển mạnh mẽ. Nó ñược sự cộng hưởng bởi các lý do như sau: Thứ nhất là do phong trào xã hội hóa, dân chủ hóa các vấn ñề xã hội, trong ñó có việc ñòi tước bỏ quyền uy của tác giả. Thứ hai là do lịch sử văn học theo lối cũ không còn vừa khuôn với tình hình văn học ngày càng phong phú, cần phải có con ñường nghiên cứu văn học theo lối mới, ñó là cần xây dựng cơ sở mới là “mỹ học tiếp nhận”. Thứ ba là do những lý thuyết của các ngành khoa học như ngôn ngữ, tâm lý, ký hiệu, cấu trúc, giao tiếp…ñã gợi mở cho nghiên cứu văn học. Từ những cơ sở lý thuyết tiếp nhận văn học ñược xây dựng nhằm ñóng góp cho phương pháp nghiên cứu tác phẩm có tính tổng hợp, bổ sung cho mỹ học sáng tạo, xác ñịnh giá trị tác phẩm một cách trọn vẹn, toàn diện hơn. Và ñến thế kỷ XX, khi Lênin nghiên cứu tỉ mỉ Lep Tolstoi, Người không chỉ ñặt vấn ñề giải thích những tác phẩm bằng những tiền ñề khách quan và chủ quan (thời ñại, tư tưởng, tình cảm, tài năng của nhà văn…) – tức sự hình thành tác phẩm – mà còn hết sức chú ý ñến tác dụng của những tác phẩm này ñối với ñương thời và về sau, cũng tức là ñề cập ñến số phận và sự vận ñộng của nó qua các môi trường xã hội và trong sự phát triển của lịch sử. Lênin tập trung chủ yếu vào việc làm sáng tỏ mối quan hệ giữa tác phẩm Tolstoi với thời ñại của ông, với tâm tư, nguyện vọng của quần chúng và sự nghiệp cách mạng của họ. Nghĩa là Lênin thừa nhận sự tồn tại quan trọng của người tiếp nhận ñối với tác phẩm văn học. Như vậy vai trò, vị trí của người ñọc ñối với sáng tạo văn học là không thể phủ nhận. Xác ñịnh tiếp nhận văn học là một yêu cầu, ñiều kiện cần thiết trong thực tiễn hôm nay nên chúng ta ñã và ñang rất coi trọng việc nghiên cứu tìm hiểu sâu hơn về vấn ñề này. Vậy tại sao ta cần phải coi vấn ñề này là quan trọng trong thực tiễn hiện nay? Từ thời cổ ñại, ñế quốc La Mã sau khi ñánh chiếm các quốc gia thuộc thế giới Hy Lạp cổ ñại ñã tiếp thu gần như nguyên vẹn nền văn hóa Hy Lạp với những thành tựu rực rỡ của nó nhằm làm giàu cho nền văn hóa La – tinh và biến nó thành ñộng lực phát triển. Vương quốc Mãn Thanh sau khi chinh phục Trung Quốc lại tiếp thu nền văn hóa Hán của xứ này ñể biến thành nền văn hóa của mình. Và muốn tiếp nhận ñược văn hóa tiên tiến của các nước khác, một quốc gia phải chủ ñộng tìm hiểu ñối tác chứ không thụ ñộng ngồi chờ người ta ñem lại cho mình. Từ thế kỷ XIX, khi chủ nghĩa tư bản ñã ñạt tới ñỉnh cao của nó, các nhà hoạt ñộng văn hóa cũng ñã nói ñến sự lên ngôi của nền văn hóa – văn học toàn thế giới. Văn học dân tộc không còn có ý nghĩa gì nhiều, ở thời ñại chúng ta là thời ñại của văn học thế giới và mỗi chúng ta cần phải góp phần làm cho thời ñại ñó hình thành càng sớm càng tốt”. C. Mác ñã nêu ý tưởng trong Tuyên ngôn Đảng Cộng Sản (1848) rằng: Tính chất ñơn phương và phiến diện dân tộc ngày càng không thể tồn tại ñược nữa, và từ những nền văn học dân tộc và ñịa phương, muôn hình muôn vẻ, ñang nảy nở ra một nền văn học toàn thế giới. Vì vậy, tiếp nhận văn học là một ñiều kiện rất cần thiết với thực tiễn giao lưu văn hóa như hôm nay, nhằm xây dựng nên một nền văn học toàn thế giới. Do ñó, chúng ta phải có những cách tiếp nhận, những phương pháp tiếp nhận thật thiết thực ñể thực hiện ñược ñiều ñã ñặt ra. Việc nghiên cứu tìm hiểu về vấn ñề này ngày càng ñược chú trọng nhiều hơn trong hiện tại lẫn trong tương lai. Trong thực tiễn giao lưu toàn cầu hóa như hiện nay, sự tiếp nhận văn học có ảnh hưởng ñến việc nghiên cứu về các nền văn hóa thế giới. Tiếp nhận văn học là một cây cầu mà ở ñó nhu cầu và lợi ích giữa nhà văn và người ñọc cùng gặp gỡ, cũng là nơi ñối thoại của hai nhân tố này. Văn học là một bức tranh sống ñộng phản ánh hiện thực xã hội của từng thời ñại. Qua sự tiếp nhận văn học chúng ta sẽ có cơ hội mở rộng tầm nhìn, sự hiểu biết về con người, nền văn hóa của các dân tộc, các nước trên thế giới. Chính sự tiếp nhận này là ñiều rất cần thiết và vô cùng quan trọng trong cơ chế mở cửa và giao lưu của thế giới hôm nay. Để tiếp nhận một tác phẩm văn học của nước khác, người ñọc có thể tự tra cứu; tuy nhiên, yếu tố này là một ñiều khó khăn ñối với sự giao lưu văn hóa - văn học. Đội ngũ dịch giả ñông ñảo, có kinh nghiệm, có kiến thức rộng, tầm hiểu biết sâu sẽ là yếu tố rất cần thiết ñể khắc phục sự khó khăn này. 1.1.2 Dịch thuật – một bộ phận không thể tách rời trong lý thuyết tiếp nhận so sánh văn học Xuyên qua thời gian, vượt qua không gian, những giá trị nhân văn của văn hóa nhân loại ñến với từng dân tộc, từng nền văn hóa dân tộc, từng con người trên hành tinh chúng ta ñại ña số là nhờ vào con ñường dịch thuật. Trong tiến trình của văn học dân tộc, văn học dịch giữ một vai trò rất to lớn. Ngày nay vai trò ấy còn to lớn hơn trong cuộc sống ñầy chuyển biến dữ dội, thường xuyên của từng nền văn hóa dân tộc. Dịch thuật là một bộ phận của cấu trúc xã hội phức tạp. Qua văn học dịch, ta nghe bước chân sinh ñộng của lịch sử với những suy tư rộng lớn, những tình cảm sâu kín của con người. Qua ñó, chúng ta biết ñược từng mảng lớn hiện thực xã hội cùng những phong tục tập quán ñến từ bốn phương trời trong nhiều thời ñiểm lịch sử khác nhau. Văn học dịch là một trường học lớn và “ñóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển văn hóa và ngôn ngữ của các dân tộc” - Phan Ngọc nói [4; tr. 173]. Và văn học dịch này có mối quan hệ chặt chẽ trong lý thuyết tiếp nhận văn học so sánh. Trong văn học so sánh, nghiên cứu dịch thuật ñược quan niệm như là “viết lại” bản gốc. Viết lại, dù dưới hình thức nào: giới thiệu, phê bình hay dịch thuật, phóng tác hay làm hợp tuyển, trong thực tế ñã thành một chiến lược quan trọng ñối với nền văn hóa tiếp nhận. Trong lý luận văn học và trong văn học so sánh, dịch thuật có một vị thế quan trọng, không thể thay thế ñược. Cùng với thời gian, dịch thuật ñã trở thành một khoa học, có phương pháp luận riêng. Dịch thuật là một lực lượng mạnh mẽ thúc ñẩy văn hóa thế giới phát triển. Văn học so sánh ngày nay không thể không kể ñến dịch thuật. Và người dịch là người phải “lĩnh hội cho thấu nguyên ý”, quan ñiểm của Giáo sư Đặng Thai Mai [4; tr. 178],... Quả thực, dịch thuật là một hoạt ñộng bao hàm những cảm xúc lớn về văn học. Nếu ñầu thế kỷ XVIII, Dryden cho rằng dịch giả “phải làm chủ mình hoàn toàn, hiểu sâu sắc tài năng, cảm xúc của tác giả, hiểu thực chất những thuật ngữ mà ñề tài ñề cập ñến. Sau ñó, anh ta mới tự thể hiện ñược hết mình với sức sống mạnh mẽ, thoải mái như chính anh ta ñang viết ra bản gốc; ngược lại, những ai chỉ sao chép, dịch từng chữ sẽ mất tinh thần trong cuộc tiếp máu buồn tẻ này” [4; tr. 179], thì ñến cuối thế kỷ XX, các nhà dịch thuật học và các dịch giả vẫn còn băn khoăn giữa hai con ñường nên trung thành với tinh thần hay với lời văn nguyên bản. Họ vẫn còn phải ñối mặt với cái “khó khăn cơ bản là lèo lái giữa trung thành với nguyên bản và tính dễ ñọc dễ hiểu ñối với bạn ñọc bản dịch… nhất là khi có những cách ngôn, những ám chỉ văn học, những trích dẫn lịch sử” [4; tr. 179]. Dịch một tác phẩm văn học hoàn toàn không cùng nghĩa với dịch mật mã, rồi mã hóa trở lại thành một dịch phẩm. Nghề này ñòi hỏi cao về trình ñộ ngoại ngữ, trình ñộ văn học, kiến thức nền và chuyên ngành mới có những dịch phẩm có chất lượng cao. Từ xưa ñến nay trong ñội ngũ dịch giả văn học lúc nào cũng có sự khác biệt về ñộng cơ, về mục ñích sáng tạo. Đối với số này, dịch thuật là một hoạt ñộng văn học thứ thiệt, phải tìm tòi, kiên trì, lao tâm khổ tứ hết mình vì dịch phẩm, ñể dịch những tác phẩm vào hàng cổ ñiển, trứ danh. Đối với số khác, dịch thuật là ñộng tác làm thuê cho thị trường. Dịch càng nhanh càng tốt cho thị trường văn hóa bản ñịa. Do ñó, hiện tượng dịch “không nghiêm túc” ñể kiếm tiền là ñiều không thể tránh khỏi. Và số dịch phẩm có chất lượng cao, số dịch giả yêu nghề cứ ngày một vơi dần, ở ñây, ta chưa kể ñến dịch thuật là một công cụ sư phạm lấy chuẩn tắc dịch ñúng làm ñầu. Nếu áp dụng chuẩn tắc sư phạm vào dịch thuật, lặp tức ta sẽ rơi vào ngây ngô, ngọng nghịu, buồn cười. Ngày nay, có người quan niệm công việc của dịch giả là “làm cho một người chết sống lại, là giới thiệu một gương mặt sống” (Ezra Pound) [4; tr. 181]. Có người ví bản dịch nghệ thuật là “kiếp sau” của bản gốc (Walter), vì bản dịch chính là cột mốc ñánh dấu cuộc sống của bản gốc ñược tiếp tục. Chính dịch thuật ñã giúp cho một số tác phẩm kéo dài tuổi thọ ở một môi trường khác. Và dịch phỏng cũng trở thành bản gốc, có tác ñộng mới mẻ ñối với môi trường khác ấy. Dịch thuật quả ñã ñưa lại một ñời sống mới cho bản gốc. Trong trường toàn cầu hóa hiện nay, dịch thuật là một hoạt ñộng bảo ñảm cho việc giao lưu quốc tế ở mọi cấp ñộ, mọi kiểu loại, ñặc biệt là sự nghiệp ñối thoại giữa các nền văn hóa trên hành tinh chúng ta. Các nhà văn học so sánh Châu Âu và Bắc Mỹ ñang tiến hành lập bộ phả hệ dịch thuật. Đều thú vị là trong bộ phả hệ này, nữ giới chiếm một vị trí quan trọng. Cuộc “ñại tổng kết” ấy ñã có một số phát hiện, ñánh giá lại nhiều thẩm ñịnh lịch sử văn học và lịch sử văn hóa. Đó là việc rất cần thiết ñối với nền văn hóa hậu thực dân chủ nghĩa. Trong dịch thuật ngày nay, bản gốc văn học không còn là dòng chảy một chiều mà là một “sự nghiệp xuyên văn hóa hai chiều”. Quả thật, khi dịch người dịch phải ñọc bản gốc nhiều lần sau ñó mới viết ra bản dịch. Vai trò dịch giả chân chính ngày nay càng cao trong “văn hóa ñiện tử”. Văn học so sánh gắn bó với “người bạn ñường” dịch thuật ngày càng chặt chẽ hơn. Có nhà so sánh học – dịch thuật phát biểu: “Dịch thuật ñã có một bề dày với nhiều phương pháp khác nhau ñó là một môn học có quan hệ với nhiều bộ môn khác. Nên chăng gọi dịch thuật là bộ môn nghiên cứu mối tương quan giữa các nền văn hóa?” [4; tr. 184]. Dịch thuật không chỉ là “chiếc cửa sổ nhìn ra thế giới”, mà còn là một kênh mở rất lợi hại, một con dao hai lưỡi ñối với văn hóa tiếp nhận. Chính văn học so sánh có nhiều khả năng giúp văn hóa tiếp nhận vượt qua khó khăn mang tính quy luật này. Thông thường, văn hóa - văn học dân tộc trực tiếp gắn bó với sự vươn lên của tinh thần dân tộc. Cũng chính văn học so sánh ñã ñược sử dụng ñể ñánh giá bản sắc dân tộc, vì nó có ñủ ñiều kiện hòa hợp với các nền văn học khác nhau, hội ñủ mọi yếu tố ñể nâng cao ñịa vị của người dịch thuật, trả về cho “người bạn ñồng hành” với mình vị trí xứng ñáng của nó trong sự phát triển văn học. Tiếp nhận một nền văn hóa khác hòa vào nền văn hóa dân tộc vừa không làm mất ñi bản sắc của văn hóa dân tộc, vừa góp phần ñưa nền văn hóa dân tộc có sự phát triển ñi lên là một việc rất ñáng khích lệ trong xu hướng hiện nay. Bộ phận dịch giả sẽ là một trong những ñiều kiện ñể thực thi ñiều ñó. Việc dịch thuật văn chương là một công việc rất nghiêm túc xuất phát từ ý thức phát triển và tiếp nhận văn hóa – văn học thế giới. Nó ñòi hỏi rất cao vai trò của dịch giả. Phải có sự yêu nghề, có cái tâm, cái tầm trong việc lĩnh hội tri thức văn hóa thế giới là một ñiều rất có ích cho công việc họ ñang theo ñuổi. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, việc ñịnh hướng dịch thuật, giới thiệu những tác phẩm văn học nước ngoài vừa phù hợp với tâm thức văn hóa của dân tộc, vừa góp phần gợi những ñường hướng sáng tác mới lại càng cần thiết hơn bao giờ hết. Dịch thuật sẽ mở ra những khung trời mới, những con ñường mới giúp ta có ñược cơ hội tiếp cận với những ñiều mới mẻ, hấp dẫn của mọi nền văn hóa thế giới, trong ñó có nền văn hóa – văn học Trung Quốc. Đây là một trong những nền văn hóa có ảnh hưởng từ rất lâu ñối với chúng ta. Và hiện nay, ñiều này vẫn chưa là kết thúc, ta vẫn ñang có sự lĩnh hội, học tập từ Trung Quốc. 1.1.3 Tiếp nhận văn học hiện ñại Trung Quốc từ góc nhìn Việt Nam 1.1.3.1 Trước ñây Văn học hiện ñại Trung Quốc mở ñầu từ cuộc vận ñộng văn học mới Ngũ Tứ. Từ cuối thế kỷ XIX ñầu thế kỉ XX, cùng với nguy cơ dân tộc do chủ nghĩa ñế quốc xâm lược gây nên ngày càng nặng nề, các trí thức tiên tiến Trung Quốc ñược trào lưu tư tưởng mới, văn học mới phương Tây khơi gợi, ñã nảy sinh yêu cầu khai sáng, cải cách văn học ñể thức tỉnh dân tộc, ñã sơ bộ thử nghiệm cải lương văn học trên các lĩnh vực lý luận, thơ ca, tiểu thuyết, kịch, tản văn… chuẩn bị về tư tưởng và văn học cho cuộc cách mạng văn học Ngũ Tứ. Nếu tính từ năm 1919 với cuộc vận ñộng cách mạng văn học Ngũ Tứ thì ñến năm 1945 văn học hiện ñại Trung Quốc trải qua chặng ñường gần 30 năm. Đó là chặng ñường văn học Trung Quốc không ngừng phát triển theo hướng dân tộc, khoa học, ñại chúng, gắn với những cuộc vận ñộng văn hóa học thuật sôi nổi và những tên tuổi có ñịa vị vẻ vang trên ñàn thế kỷ như Lỗ Tấn, Quách Mạt Nhược, Tào Ngu… Là một nước có quan hệ văn học lâu ñời với Trung Quốc và cũng ñang trong tiến trình hiện ñại hóa văn học dân tộc, văn học ta trong giai ñoạn này tiếp nhận ñược những gì từ những thành tựu văn học hiện ñại Trung Quốc? Quan hệ văn học giữa hai nước trong giai ñoạn này có gì ñặc biệt? Tìm hiểu việc nghiên cứu – giới thiệu văn học hiện ñại Trung Quốc ở nước ta trước cách mạng tháng Tám năm 1945 sẽ góp phần làm rõ những vấn ñề thuộc về quan hệ văn học nêu trên. Trong khoảng thời gian văn học Trung Quốc có những chuyển biến mạnh mẽ với sự phát triển thắng lợi của nền văn học mới, ở nước ta cũng có phong trào vận ñộng xây dựng “nền Quốc văn mới” lấy quốc ngữ làm phương tiện, chú trọng khảo cứu, dịch thuật tinh hoa văn hóa Đông Tây. Riêng ñối với văn học Trung Quốc, chúng ta ñã dịch hầu hết các tác phẩm văn học cổ ñiển Trung Quốc, dịch cả Từ Trẩm Á. Tuy nhiên suốt thời gian khá dài, ngót trên 20 năm, những biến ñộng lớn ở Trung Quốc – cuộc vận ñộng tân văn hóa, phong trào Ngũ Tứ vận ñộng…, những tên tuổi lớn kể cả Lỗ Tấn, hầu như không ñược biết ñến ở nước ta. Nếu có, cũng chỉ là những tiếng vọng mơ hồ. Trong những năm 30 còn có thể ghi nhận một vài bài báo gọi là có nhắc ñến chút liên quan ñến văn học hiện ñại Trung Quốc. Đó là bài của Lê Dư – Nguồn gốc văn học nước nhà là nền văn học mới; của Trực Tâm – Cuộc vận ñộng Tân văn hóa ở Trung Quốc; của Nguyễn Tiến Lãng – Văn mới của người Tàu; của Phan Khôi – Trên văn ñàn thế giới, văn học Trung Hoa ở ñịa vị nào?... Nhìn chung, các bài báo trên chỉ giới thiệu hoặc nhắc sơ sài về cái lợi của việc dùng văn bạch thoại thay cho văn ngôn; có người ñề cao công của Hồ Thích, Trần Độc Tú, có người ñề cao công của Lỗ Tấn nhưng không ai thấy ñược thực chất về vai trò của Ngũ Tứ vận ñộng, của nền văn học mới. Đó là một nền văn học chiến ñấu, ñại chúng và hiện thực.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan