Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hình tượng tác giả trong thơ chữ hán cao bá quát...

Tài liệu Hình tượng tác giả trong thơ chữ hán cao bá quát

.DOC
103
339
129

Mô tả:

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TR¦êNG §¹I HäC VINH KHOA NG÷ V¡N ===  === L£ THÞ V¢N H×NH T¦îNG T¸C GI¶ TRONG TH¥ CH÷ H¸N CAO B¸ QU¸T KHãA LUËN TèT NGHIÖP ®¹i häc CHUY£N NGµNH V¡N HäC viÖt nam TRUNG §¹I VINH - 2010 SV: Lê Thị Vân 0 Lớp 47B2 - Ngữ văn TR¦êNG §¹I HäC VINH KHOA NG÷ V¡N ===  === L£ THÞ V¢N H×NH T¦îNG T¸C GI¶ TRONG TH¥ CH÷ H¸N CAO B¸ QU¸T KHãA LUËN TèT NGHIÖP ®¹i häc CHUY£N NGµNH V¡N HäC viÖt nam TRUNG §¹I Ngêi hướng dẫn: ThS. Th¹ch kim h¬ng VINH - 2010 MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU..................................................................................................1 PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU.......................................................................1 1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................1 2. Mục đích yêu cầu của đề tài....................................................................2 3. Lịch sử vấn đề.........................................................................................3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................6 5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................7 6. Cấu trúc luận văn....................................................................................7 PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG.......................................................................8 Chương 1. TÁC GIẢ VÀ HÌNH TƯỢNG TÁC GIẢ......................................8 1.1. Khái niệm tác giả văn học......................................................................8 1.2. Khái niệm hình tượng tác giả văn học..................................................10 Chương 2. HÌNH TƯỢNG TÁC GIẢ QUA CÁI NHÌN NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI........................................................................14 2.1. Giới thuyết về cái nhìn nghệ thuật.......................................................14 2.2. Cái nhìn nghệ thuật về con người trong Thơ chữ Hán Cao Bá Quát ..............................................................................................................16 2.2.1. Cái nhìn nghệ thuật về con người vũ trụ..............................................17 2.2.2. Cái nhìn nghệ thuật về con người nhân sinh - xã hội...........................22 Chương 3. HÌNH TƯỢNG TÁC GIẢ QUA GIỌNG ĐIỆU VÀ NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT..................................................................35 3.1. Giới thuyết về giọng điệu nghệ thuật...................................................35 3.2. Giọng điệu nghệ thuật trong Thơ chữ Hán Cao Bá Quát.....................37 3.2.1. Giọng điệu cảm thương........................................................................37 3.2.2. Giọng điệu bi phẫn, chua cay...............................................................48 3.3. Ngôn ngữ nghệ thuật............................................................................56 3.3.1. Ngôn ngữ cũng là một phần biểu hiện của hình tượng tác giả.............56 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH 3.3.2. Những đặc điểm ngôn ngữ mang dấu ấn phong cách nhà thơ.............56 SV: Lê Thị Vân 1 Lớp 47B2 - Ngữ văn Chương 4. HÌNH TƯỢNG TÁC GIẢ QUA SỰ TỰ THỂ HIỆN...................65 4.1. Giới thuyết về sự tự thể hiện................................................................65 4.2. Hình tượng con người tài cao, chí lớn..................................................66 4.3. Hình tượng con người đầy uất hận, cô đơn..........................................73 4.4. Hình tượng con người có tấm lòng yêu thương sâu nặng....................76 4.5. Hình tượng con người phóng túng, vượt ra ngoài khuôn phép............85 4.6. Hình tượng con người có tinh thần phản kháng mạnh mẽ...................91 PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN......................................................................94 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................96 LỜI CẢM ƠN Hình tượng tác giả trong Thơ chữ Hán Cao Bá Quát là một đề tài rất thú vị, đòi hỏi người thực hiện phải có sự tạo dựng công phu. Nhưng do thời gian hẹp và năng lực của bản thân nên khóa luận có những hạn chế nhất định. Chúng tôi mong được sự góp ý của các thầy cô giáo và những người có quan tâm đến đề tài. Khóa luận này được hoàn thành nhờ sự giúp đỡ tận tình của cô giáo ThS. Thạch Kim Hương, các thầy cô trong tổ bộ môn Văn học Việt Nam trung đại và bạn bè. Nhân đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới cô giáo Thạch Kim Hương, các thầy cô giáo trong tổ bộ môn Văn học Việt Nam trung đại và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này. Vinh, tháng 5 năm 2010 Sinh viên thực hiện Lê Thị Vân KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Cao Bá Quát là một tài thơ trác Việt ở nửa đầu thế kỷ XIX, ông là người có tài năng, khí phách lớn, là một nhà văn, nhà thơ mà tiếng nói đã được truyền đi từ nhiều thế kỷ nay như câu tục ngữ “thần Siêu, thánh Quát” thành một câu thơ “văn như Siêu, Quát vô tiền Hán”. Tên tuổi và cuộc đời thơ văn Cao Bá Quát đã để lại vệt sáng trong tâm trí nhiều người cho đến bây giờ. Cao Bá Quát đã để lại cho nền văn học dân tộc một gia tài lớn và vô cùng quý giá: “về thơ có 1353 bài và 21 bài văn xuôi” [11,10]. Đó là số lượng bài còn lại sau khi đã mất mát lớn, bởi vì ông đã khởi nghĩa chống lại triều đình. Vì vậy ít ai dám lưu trữ tác phẩm của ông. Thế nhưng đã còn hàng trăm bài đủ biết đời vẫn yêu ông, quý ông. Trong hàng ngàn bài ấy hiện lên chân dung tính cách một nhà thơ vĩ đại. Đó là một con người có hoài bão lớn, một ý chí khác thường, một lòng ưu ái đối với vận mệnh của Tổ quốc và nhân dân. 1.2. Nhà phê bình Hoài Thanh từng nói: “Đọc thơ là đọc một con người, nhất là con người thời đại”. Mà đã đọc một con người nhất là con người thời đại thì đương nhiên phải đọc từ tư tưởng, tâm hồn, tình cảm. Và bao giờ những yếu tố này cũng sẽ là ngọn lửa làm “cháy lên” vẻ đẹp đích thực của văn chương nghệ thuật, đồng thời hình tượng tác giả sẽ được thể hiện một cách cụ thể và sâu sắc hơn thông qua những tư tưởng, tâm hồn và tình cảm đó.. Hôm nay đây, đứng trước tập Thơ chữ Hán của một tài năng, một khí phách lớn và đức độ trong lịch sử văn học dân tộc - Cao Bá Quát, tôi chỉ mong rằng khi đi vào tìm hiểu hình tượng tác giả bản thân tôi sẽ thỏa được phần nào lòng ngưỡng mộ, trân trọng, yêu quý một nhà thơ lớn của dân tộc. Đồng thời qua đó được dịp hiểu biết sâu hơn về lịch sử xã hội phong kiến Việt Nam thời kì đó. SV: Lê Thị Vân 1 Lớp 47B2 - Ngữ văn KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH Có lẽ vì lý do ấy mà tôi đã chọn Thơ chữ Hán Cao Bá Quát mặc dù tôi biết như thế là vô cùng khó khăn đối với việc nghiên cứu của mình. Bởi nói tới Cao Bá Quát không chỉ nói đến một nhà thơ tài hoa của nền văn học Trung đại mà của cả nền văn học dân tộc. Vị trí, tài năng và hầu như tất cả những gì thuộc về Cao Bá Quát đã được các nhà nghiên cứu từ trước đến nay bàn luận, đánh giá. Tuy nhiên “văn chương muôn đời là không đáy” (chữ dùng của Xuân Diệu), trong đó có nhiều điều tôi cho là dẫu có nói lại, nói mãi vẫn chưa hết, vẫn luôn là mới, đó là vấn đề Hình tượng tác giả được thể hiện trong các sáng tác. 1.3. Nghiên cứu “Hình tượng tác giả trong Thơ chữ Hán Cao Bá Quát”, trước hết là góp phần hiểu sâu hơn về một tài năng, phẩm chất, tính cách tự do… Đồng thời còn cảm nhận được nét riêng đặc sắc toát lên từ hồn văn, chất văn của ông. Mặc dù vậy Cao Bá Quát vẫn còn là một ẩn số đối với nhiều sinh viên. Và có thể nói, đây là một cơ hội, một sự thử thách để chúng tôi tìm hiểu thêm về một tác giả mà tài năng của ông được xem như thần thánh và đức độ của ông khiến người đời cảm thương, yêu mến. Nghiên cứu về “Hình tượng tác giả trong Thơ chữ Hán Cao Bá Quát” chúng tôi không có tham vọng gì lớn mà chỉ mong được góp một tiếng nói nhỏ trong những tiếng nói lớn để hiểu thêm về sự nghiệp thơ văn cũng như cuộc đời con người Cao Bá Quát. 2. Mục đích nghiên cứu 2.1. Khái quát những đặc điểm chủ yếu của Hình tượng tác giả trong Thơ chữ Hán Cao Bá Quát. 2.2. Bước đầu chỉ ra những đặc điểm phổ biến và đặc điểm riêng biệt của hình tượng tác giả văn chương nhà Nho. 2.3. Việc giải quyết những yêu cầu của đề tài góp phần khẳng định một lần nữa giá trị, vị trí thơ văn Cao Bá Quát trong tiến trình văn học Trung đại nói riêng và văn học dân tộc nói chung. Thơ văn Cao Bá Quát vút lên từ số SV: Lê Thị Vân 2 Lớp 47B2 - Ngữ văn KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH phận không phải số phận của chỉ một cá nhân mà còn là của cả một dân tộc, đồng thời thơ ông như một vầng hồng chính khí bao trùm lên thi đàn, cái thi đàn bị trói buộc gò bó bởi một triều đại chuyên chế và u ám. Đồng thời sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho chúng ta thực hiện tốt công tác giảng dạy những bài Thơ chữ Hán Cao Bá Quát trong chương trình học THCS, THPT sau này. 3. Lịch sử vấn đề M.Gorki đã từng phát biểu rằng: “Người tạo nên tác phẩm là nhà văn và người tạo nên số phận của tác phẩm là bạn đọc”. Quả như vậy, từ muôn đời nay vẫn thế, cứ có tác phẩm văn chương là có người đọc, người thẩm bình. Và cùng với thời gian độc giả chính là người trọng tài công minh, vô tư, nghiêm khắc nhất trong việc phán xét giá trị tác phẩm văn học. Nhìn vào tiến trình lịch sử nghiên cứu Thơ chữ Hán Cao Bá Quát chúng ta thấy một điều nổi bật là các ý kiến ở đây không phải không có những ý kiến bất đồng thậm trí trái ngược nhau. Tuy nhiên theo dòng chảy của thời gian xét trong phạm vi đa số những người thực sự sống với văn chương, thật sự trân trọng di sản dân tộc, thật sự hiểu Cao Bá Quát, hiểu Thơ chữ Hán thì ở thời kì nào những người đến với tập Thơ chữ Hán Cao Bá Quát cũng thấy hình ảnh tác giả là một nhân cách hiên ngang, bất khuất, một nhà thơ mà cái tên đã ghi sâu vào lòng người Việt Nam như một biểu tượng của sức mạnh tự do. Từ trước đến nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về con người, cuộc đời cũng như sự nghiệp thơ văn của ông. Tuy nhiên, nghiên cứu Cao Bá Quát hiện nay còn vấp phải một khó khăn lớn đó là tác phẩm mất mát nhiều, không những thế ngày tháng ra đời của các bài thơ, các tập Thơ chữ Hán chưa xác định cụ thể, thậm chí không biết được sáng tác vào thời gian nào cũng làm rối loạn việc nhận định tư tưởng của tác giả cũng như mối liên hệ sự nghiệp thơ văn với cuộc đời của Cao Bá Quát. Vì thế khó có thể nhận định một cách toàn diện, tránh khỏi sự thiên lệch về hình tượng tác giả. SV: Lê Thị Vân 3 Lớp 47B2 - Ngữ văn KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH 3.1. Dưới đây chúng tôi chỉ điểm qua một cách hết sức sơ lược vài nét trong hướng tiếp cận Thơ chữ Hán Cao Bá Quát. 3.1.1. Trong cuốn Thơ chữ Hán Cao Bá Quát do nhóm tuyển dịch Vũ Khiêu, Nguyễn Văn Tú, Nguyễn Trác, Hoàng Hữu Yên, Hoàng Tạo (1976): Nxb Văn học, HN. Đây là quyển sách tuyển tập những bài Thơ chữ Hán Cao Bá Quát đầy đủ nhất từ trước tới nay, với lời giới thiệu hơn 40 trang, các tác giả đã đi sâu thêm vào những khía cạnh phong phú của con người và thơ văn Cao Bá Quát. Tác giả đã nhận định: “Tuổi trẻ của Cao là những ngày trong sáng và rực rỡ của một tài năng lỗi lạc, một tâm hồn rộng lớn, một ước mơ cao xa” [11, 9]. Tác giả cũng đã nói tới tấm lòng yêu thương, cảm thông, chia sẻ và quan tâm của Cao Bá Quát tới những số phận bất hạnh, những người sống thiếu thốn, đói rét, những người đi ở, đi ăn xin: “Trong thời gian nhàn rỗi, ông càng có dịp tiếp xúc với đời sống nhân dân. Những cảnh túng thiếu, đói rét, phải đi ăn xin, bị bắt phu, bắt lính đã khiến ông đau xót, ngày đêm nung nấu trong lòng ông những điều suy nghĩ vô cùng day dứt. Làm sao cứu nước cứu dân” [11, 26], đồng thời nói đến giọng điệu được thể hiện trong Thơ chữ Hán Cao Bá Quát tác giả nhận định: “Thơ ông toát ra một giọng buồn bực, nhớ bạn, thương thân” [11, 26]. 3.1.2. Trong cuốn VHVN nửa cuối thế kỷ XVIII - hết thế kỷ XIX của Nguyễn Lộc (1999), Nxb Giáo dục, tái bản lần thứ III, cũng đã trình bày những nghiên cứu về cuộc đời và thơ văn Cao Bá Quát, trong chương XI. Nói về thơ văn Cao Bá Quát, Nguyễn Lộc chia thành 4 nội dung lớn đó là: “Cao Bá Quát, một nhà thơ bản lĩnh”, “Cao Bá Quát và chế độ phong kiến triều Nguyễn”, “Cao Bá Quát một tâm hồn giàu cảm thông, yêu mến”, “nghệ thuật thơ của Cao Bá Quát”. Tuy nhiên ta thấy, Nguyễn Lộc mới chỉ nhìn nhận thơ văn Cao Bá Quát với một cái nhìn khái quát chung chung mà chưa tập trung đi sâu vào vấn đề Hình tượng tác giả. SV: Lê Thị Vân 4 Lớp 47B2 - Ngữ văn KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH 3.1.3. Trong cuốn viết chung về hai tác giả Cao Bá Quát - Nguyễn Công Trứ do PTS. Hồ Sĩ Hiệp - Lâm Quế Phong cùng một số giáo viên chuyên văn sưu tập và biên soạn, Nxb Văn Nghệ, Tp.Hồ Chí Minh phát hành năm 1997 đã nêu lên những nét chính về tiểu sử cũng như văn nghiệp của Cao Bá Quát. Đồng thời trong cuốn sách này cũng trích dẫn 2 bài nghiên cứu và bình luận về Cao Bá Quát đó là “Thơ Cao Bá Quát là chí khí và tâm huyết” của Xuân Diệu và “Một nhân cách cứng cỏi, một tâm hồn thắm thiết” của Lê Trí Viễn. 3.1.4. Trong cuốn Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII- nửa đầu thế kỷ XIX (sách Đại học Sư phạm) của tác giả Đặng Thanh Lê, Hoàng Hữu Yên, Phạm Luận đã chia nội dung thơ văn Cao Bá Quát thành hai vấn đề mang tính khái quát đó là: “Cái nhìn hiện thực sắc sảo, tiến bộ”, và “Tâm hồn cao đẹp, trong sáng, tình cảm chứa chan, nồng hậu đối với cuộc đời và con người”. Khi đề cập đến hai vấn đề này các tác giả cũng có sơ qua một số nét chính về thơ trữ tình của Cao Bá Quát đó là giàu lòng ưu ái, tác giả nhận định: “Trong thơ ông, rất nhiều hạng người bất hạnh hiện lên đầy đau khổ, rất đáng thương, nhà thơ bao giờ cũng dành cho họ một lời an ủi, một niềm cảm thông” [13, 249]. 3.1.5. Có thể kể thêm một số công trình khác nữa đó là cuốn Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Cao Bá Nhạ do Vũ Tiến Quỳnh đã tập hợp, tuyển chọn, trích dẫn một số bài phê bình, bình luận văn học của các nhà nghiên cứu Việt Nam nhằm mục đích nâng cao kiến thức đã khai thác một số nét về cuộc đời và thơ văn Cao Bá Quát. Nhưng có thể nói những công trình nghiên cứu này, tựu chung lại chỉ nhằm mục đích nâng cao tri thức cũng như sự hiểu biết cho học sinh phổ thông mà thôi. Vì thế mà không có điều kiện để tập trung đi sâu vào tìm hiểu Hình tượng tác giả được thể hiện trong tác phẩm bằng chữ Hán của ông. SV: Lê Thị Vân 5 Lớp 47B2 - Ngữ văn KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH 3.1.6. Trong bài viết Tìm hiểu nhân sinh quan tích cực trong thơ văn Cao Bá Quát của Nguyễn Huệ Chi (Nghiên cứu văn học, số 6 - 1961). Nguyễn Huệ Chi cũng đã đề cập đến cái nhìn của Cao Bá Quát về cuộc đời về con người: “Ông có cái nhìn nảy lửa đối với thống trị, nhưng lại có cái nhìn tràn đầy yêu mến đối với nhân dân, có con mắt nhìn rất sâu vào từng khía cạnh của cuộc sống muôn vẻ nhưng Cao Bá Quát lại cũng biết nhìn khái quát về tình trạng bi phẫn nói chung của hiện thực đương thời. Cái nhìn của ông nhất trí từ đầu đến cuối, một cái nhìn nồng thắm mà cũng khá nhạy bén.” 3.2. Trên đây là một số công trình nghiên cứu có liên quan tới đề tài Hình tượng tác giả trong Thơ chữ Hán Cao Bá Quát. Tuy vậy, phải thấy một điều rằng các công trình nghiên cứu, các tác phẩm, các bài viết đều chỉ đề cập đến vấn đề này như là một luận điểm, một ý hay, một khía cạnh nhỏ trong bài của mình chứ chưa xem nó như một hệ thống, một chỉnh thể quan trọng. 3.3. Từ những ý kiến, gợi ý trên khóa luận của chúng tôi sẽ đi vào khẳng định, trình bày một cách trực tiếp, hệ thống về “Hình tượng tác giả trong Thơ chữ Hán Cao Bá Quát”, tuy nhiên chúng tôi không có tham vọng nói được tất cả mà chỉ muốn bày tỏ các kiến giải của bản thân về một vấn đề chúng tôi cho là có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mọi người khi tiếp cận Thơ chữ Hán Cao Bá Quát. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đi sâu vào nghiên cứu một vấn đề, một đề tài nào đó việc đầu tiên là phải xác định cho được đối tượng cụ thể mà mình cần hướng tới, cần đi sâu vào tìm hiểu. Để giải quyết đề tài Hình tượng tác giả trong Thơ chữ Hán Cao Bá Quát chúng tôi tiến hành xem xét toàn bộ Thơ chữ Hán Cao Bá Quát của nhóm tác giả Vũ Khiêu, Nguyễn Văn Tú, Nguyễn Trác, Hoàng Hữu Yên, Hoàng Tạo (1976), Nxb Văn học, HN. SV: Lê Thị Vân 6 Lớp 47B2 - Ngữ văn KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH 4.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu về “Hình tượng tác giả trong Thơ chữ Hán Cao Bá Quát” tìm hiểu các yếu tố về cuộc đời, cái nhìn nghệ thuật về con người, giọng điệu cũng như sự tự thể hiện của tác giả được thể hiện trong thơ góp phần soi sáng thêm thế giới hình tượng tác giả. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong khóa luận này chúng tôi vận dụng một số phương pháp như: Thống kê - phân loại, phương pháp phân tích - tổng hợp - bình luận, phương pháp so sánh. Ở đây chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp bình luận- so sánh làm phương pháp nghiên cứu. 6. Cấu trúc khóa luận Ngoài phần mở đầu và kết luận khóa luận gồm 4 chương: Chương 1. Tác giả và hình tượng tác giả Chương 2. Hình tượng tác giả qua cái nhìn nghệ thuật về con người Chương 3. Hình tượng tác giả qua giọng điệu và ngôn ngữ nghệ thuật Chương 4. Hình tượng tác giả qua sự tự thể hiện SV: Lê Thị Vân 7 Lớp 47B2 - Ngữ văn KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG Chương 1 TÁC GIẢ VÀ HÌNH TƯỢNG TÁC GIẢ 1.1. Tác giả văn học Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Tác giả văn học nhìn bề ngoài đó là những người làm ra văn bản ngôn từ: bài thơ, bài văn, bài báo, tác phẩm văn học. Về thực chất tác giả văn học là người làm ra cái mới, người sáng tạo ra các giá trị văn học mới. Sự bắt chước mô phỏng theo đuổi, thời thượng hoặc sáng tác không có bản sắc, không làm nên tác giả văn học đích thực” [8,289]. Mặt khác, tác giả văn học còn “là người phát biểu một tư tưởng mới, quan niệm mới, một cách hiểu mới về các hiện tượng đời sống, bày tỏ một lập trường xã hội và công dân nhất định. Xét về đặc trưng, tác giả văn học là người xây dựng thành công các hiện tượng nghệ thuật độc đáo, sống động có khả năng tồn tại được trong sự cảm thụ thích thú của người đọc. Về mặt nghề nghiệp tác giả văn học là người xây dựng được một ngôn ngữ nghệ thuật mới, có phong cách, giọng điệu riêng, có bộ mặt riêng trong thể loại, có hệ thống hình ảnh biểu tượng đặc trưng riêng” [8, 289]. Tác giả văn học còn được đánh dấu bằng ngày sinh, tháng đẻ, quê quán, những chặng đường đời. Chẳng hạn nói đến năm sinh 1778 mất 1859 người làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh là ta nghĩ đến Nguyễn Công Trứ. Còn tác giả Cao Bá Quát tự là Chu Thần, hiệu là Cúc Đường, người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm tỉnh Bắc Ninh. Cao Bá Quát sinh năm nào không thấy ghi rõ, ông sinh trưởng trong một gia đình nhà Nho. Họ Cao vốn là một dòng họ lớn ở Phú Thị… SV: Lê Thị Vân 8 Lớp 47B2 - Ngữ văn KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH Tác giả văn học là người có được bản sắc riêng trong vô vàn mối ảnh hưởng. Chỉ những người có nhân cách, tài năng và có ý thức rõ rệt về nghề thì mới có thể trở thành tác giả của các sáng tác bất hủ. Tác giả văn học có tầm cỡ khác nhau trong lịch sử văn học. Những tác giả văn học mà sáng tác mở ra một thời đại văn học, có tác dụng làm khuôn thước, có ảnh hưởng lớn đối với nhân loại thì gọi là văn hào, thi hào, nhà văn vĩ đại… Những tác giả văn học có ảnh hưởng lớn trong văn học dân tộc hoặc từng giai đoạn văn học dân tộc là nhà văn lớn. Như vậy, tác giả văn học chính là một con người có thực trong cuộc đời, là con người có tài năng văn học, có tiểu sử, có ước mơ, có phong cách cá tính riêng độc đáo. Để có thể viết nên được một tác phẩm họ cũng phải lao tâm khổ tứ, trăn trở trước cuộc đời. Tác phẩm không chỉ là tiếng nói của riêng họ mà còn là tiếng nói chung của thời đại, là tư tưởng tiên phong của thời đại. Tuy nhiên, phạm trù “tác giả văn học” có thực sự tồn tại trong thế giới nghệ thuật do họ tạo ra, có hiện diện trong sự thụ cảm của người đọc hay không? Đây là vấn đề không ít rắc rối đối với lý luận văn học hiện đại. Đã từng có hai khuynh hướng hoặc tuyệt đối hóa vai trò của tác giả văn học mà phủ định tất cả các yếu tố khác. Hoặc phủ định vai trò của tác giả, chỉ thấy tác phẩm không cần biết tác giả là ai bởi tác giả sẽ “biến mất” hay “tự hủy hoại mình trong sáng tác” (Hai đơgơ). Thực ra phạm trù tác giả là không thể thay thế trên tiến trình văn học: “Những tác giả lớn bao giờ cũng trở thành “một đơn vị”, “một điểm tính” một thành tố cơ bản quan trọng tạo nên diện mạo, đặc sắc của một quá trình văn học. Dễ nhận thấy trong đối tượng nghiên cứu của lịch sử văn học (Bao gồm nhiều loại hiện tượng: tác giả, tác phẩm, thể loại, trào lưu, hệ thống thi pháp, một thời kỳ văn học…) phạm trù tác giả vẫn là phạm trù hạt nhân đóng vai trò trung tâm tổ chức và thống nhất các mối quan hệ văn học” [6, 81]. Hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu đều nhận thấy phạm trù tác giả đóng vai trò quan trọng SV: Lê Thị Vân 9 Lớp 47B2 - Ngữ văn KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH hàng đầu, như một tiêu chí, một “hằng số” tin cậy nhất trong xác định tiến trình văn học. Nói tóm lại, tác giả văn học là người sáng tạo ra các giá trị văn học, họ phải là những người được tôn trọng, động viên, cổ vũ để tiếp tục cống hiến, sáng tạo nhiều tác phẩm cho đời. 1.2. Hình tượng tác giả “Tác giả” và “tác phẩm” là những khái niệm cơ bản được sử dụng nhiều nhất trong lịch sử văn học và phê bình văn học. Theo Trần Đình Sử: Hình tượng tác giả là một hình tượng của văn hóa nghệ thuật, là sản phẩm sáng tạo của một thời. Nó tồn tại và phát triển trên cơ sở tác giả cụ thể [19]. Chức năng của nghệ sĩ như một hình tượng tác giả là tạo nên cái nhìn nghệ thuật và tạo ra hình thức nghệ thuật: Với tư cách là tác giả, nghệ sĩ, có một quan hệ nhất định với thế giới vật liệu đời sống, sẽ tạo thành thế giới nghệ thuật của anh ta, có thái độ nhất định đối với ngôn ngữ mà anh ta sử dụng, đối với truyền thống nghệ thuật quá khứ, đối với sáng tạo của tác giả khác, đối với bạn đọc phê bình. Nghệ sĩ cũng có thái độ nhất định đối với nhân vật của mình và các đặc điểm tài năng của chính mình. Tổng hợp cả các đặc điểm loại hình trong các quan hệ và thái độ đó sẽ tạo thành một kiểu tác giả nhất định trong lịch sử văn học, thuộc một loại hình nhất định. Đinh Trọng Lạc cho rằng: Hình tượng tác giả diễn đạt 2 khái niệm gắn bó với nhau. Thứ nhất, đó là người sáng tạo ra thế giới nghệ thuật của tác phẩm, người đại diện cho những quan niệm tư tưởng nghệ thuật nhất định được thể hiện ra trong tác phẩm. Nhà văn ý thức, cảm nhận như thế nào về cuộc đời về hiện thực đang diễn ra và thái độ trước hiện thực đó. Thứ hai, là cấu trúc lời nói ngôn từ vốn là trung tâm hình thức tác phẩm. Nhà văn ý thức về cuộc đời như thế nào và thể hiện ý thức đó bằng một giọng điệu như thế nào, hệ thống ngôn từ được dùng như thế nào? SV: Lê Thị Vân 10 Lớp 47B2 - Ngữ văn KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Hình tượng tác giả là phạm trù thể hiện cách tự ý thức của tác giả về vai trò xã hội và vai trò của mình trong tác phẩm (…) cơ sở tâm lí của hình tượng tác giả là hình tượng “cái tôi” trong nhân cách mỗi người thể hiện trong giao tiếp. Cơ sở nghệ thuật của hình tượng tác giả trong văn học là tính chất gián tiếp của văn bản nghệ thuật: văn bản của tác phẩm bao giờ cũng là lời của người trần thuật, người kể chuyện hoặc nhân vật trữ tình. Nhà văn xây dựng một văn bản ấy với một giọng điệu nhất định” [8, 149]. Như vậy, định nghĩa về Hình tượng tác giả đã bám sát vào vấn đề cái Tôi, cái Tôi trong nhân cách cũng như cái Tôi trong nghệ thuật. Cái Tôi trong nhân cách của tác giả góp phần vào khả năng, năng lực tự ý thức, tự đánh giá vai trò của cá nhân trong cuộc sống. Cái Tôi do đó là cấu trúc phần tự giác, tự ý thức của nhân cách, có thể coi đó là trung tâm tinh thần, là cơ sở hình thành những tình cảm xã hội của con người và xác định mặt cá tính của nhân cách. Cái Tôi với sự tự ý thức về chủ thể, về các vấn đề đời sống cá nhân với tư cách là một cá tính là điều không thể thiếu trong tác phẩm trữ tình. Nói cách khác sẽ không có tác phẩm trữ tình nếu thiếu đi sự ý thức về chủ thể của cái Tôi nghệ thuật. Như vậy sự tự ý thức của tác giả trong tác phẩm chính là hạt nhân của hình tượng tác giả. Nhưng vấn đề là ở chỗ cái Tôi nghệ thuật là trung tâm của tất cả các vấn đề thuộc về tác phẩm cũng như loại hình tác phẩm và loại hình tác giả. Cho nên sự tự ý thức của tác giả trong tác phẩm nghệ thuật về vai trò xã hội và vai trò văn học là một điểm quan trọng nhưng chưa đặc trưng. Cái đặc trưng của hình tượng tác giả thiết nghĩ chính là ở chỗ tác giả tự biến mình thành một hình tượng nghệ thuật, nghĩa là tác giả hiện hình trong tác phẩm như một nhân vật có tư tưởng, quan điểm nghệ thuật, có giá trị thẩm mĩ riêng. So với các quan niệm của tác giả trên, Trần Đình Sử là người có đóng góp quan trọng trọng việc làm rõ khái niệm hình tượng tác giả một cách rõ SV: Lê Thị Vân 11 Lớp 47B2 - Ngữ văn KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH nét. Theo Trần Đình Sử: Hình tượng tác giả cũng giống như hình tượng nhân vật- đều là những sáng tạo nghệ thuật trong tác phẩm văn học, song chúng khác ở nguyên tắc sáng tạo. Nếu hình tượng nhân vật được sáng tạo theo nguyên tắc hư cấu, được miêu tả theo tính cách nhân vật thì hình tượng tác giả được biểu hiện theo nguyên tắc tự biểu hiện sự cảm nhận và thái độ thẩm mĩ đối với thế giới nhân vật. Các nhà văn thường tự biểu hiện mình như người phát hiện, người khám phá cái mới, người có nhãn quan cấp tiến, có cá tính nghệ sĩ… điều đó trở thành yêu cầu quy ước đối với người đọc. Từ nguyên tắc sáng tạo đặc trưng đã nêu, ta nhận thấy hình tượng tác giả là cái được biểu hiện ra trong tác phẩm một cách đặc biệt. Nhà thơ Đức I. W.Gơt nhận xét: “Mỗi nhà văn, bất kể muốn hay không đều miêu tả chính mình một cách đặc biệt. Có nghĩa là nhà văn biểu hiện cảm nhận của mình về thế giới, cách suy nghĩ, diễn đạt của mình. Cảm nhận đó trở thành trung tâm tổ chức tác phẩm và sự thống nhất của tác phẩm về mặt phong cách học” [18, 107]. Còn Vinôgrađôp hiểu: Hình tượng tác giả trong hình tượng chủ thể ngôn từ. Song dẫu có xuất phát từ ngôn từ nghệ thuật ông cũng không thể bỏ qua được “chiều sâu thầm kín của tâm hồn nghệ sĩ”. Có vẻ như sự trình bày của ông phần lớn bám vào “giọng điệu cá nhân”. Nhiều nhà nghiên cứu đều khẳng định vấn đề hình tượng tác giả không chỉ là sự phản ánh tác giả vào tác phẩm, thể hiện tương quan giữa con người sáng tạo ra văn học mà còn là vấn đề cấu trúc nghệ thuật, sự thể hiện của chủ thể. Sự biểu hiện của hình tượng tác giả thể hiện trên tất cả các yếu tố và cấp độ tác phẩm: từ cách quan sát, cách suy nghĩ các quan niệm trong lập trường đời sống đến giọng điệu lời văn, trong giọng điệu thì không chỉ giọng điệu người trần thuật mà cả giọng điệu nhân vật. Có người tập trung thể hiện tác giả vào mấy điểm: cái nhìn nghệ thuật của tác giả, sự bao quát không gian, thời gian, cấu trúc cốt truyện, nhân vật và giọng điệu. Theo một cách nhìn hợp SV: Lê Thị Vân 12 Lớp 47B2 - Ngữ văn KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH lí thì hình tượng tác giả biểu hiện ở các yếu tố: “Cái nhìn riêng độc đáo, nhất quán, có ý nghĩa tư tưởng, đạo đức, thị hiếu, giọng điệu nhà văn gồm cả giọng điệu nhân vật và ở sự miêu tả hình dung của tác giả về chính mình” [20, 139]. Như vậy, qua ý kiến của các nhà nghiên cứu, có thể thấy hình tượng tác giả là một phạm trù quan trọng của nghiên cứu văn học. Nó được thể hiện trên ba phương diện cơ bản: Cái nhìn, giọng điệu và sự tự thể hiện của chính mình trong tác phẩm. SV: Lê Thị Vân 13 Lớp 47B2 - Ngữ văn KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH Chương 2 HÌNH TƯỢNG TÁC GIẢ QUA CÁI NHÌN NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI 2.1. Giới thuyết về cái nhìn nghệ thuật Văn học nghệ thuật là một hình thái hoạt động tư tưởng. Trong khi phản ánh, nghệ thuật thể hiện cái nhìn chủ quan của mình đối với các hiện tượng và từ đó bộc lộ ý nghĩa đời sống. Để hiểu nội dung cuộc sống trong tác phẩm tất yếu phải khám phá cái nhìn nghệ thuật, cách tư duy, cách cảm nhận của chính nhà văn, nhà thơ. Một nhà văn, nhà thơ lớn bao giờ cũng có một quan niệm nghệ thuật, một cái nhìn riêng về cuộc đời, về con người. Thực sự họ không thể thiếu một cách đánh giá những gì đang diễn ra xung quanh, một lý tưởng thẩm mỹ sáng rõ và một khát vọng vươn tới lý tưởng ấy. Vượt lên mọi hoạt động bản năng, cái nhìn là một năng lực tinh thần đặc biệt của con người. Nó có thể thâm nhập vào sự vật, phát hiện những nét riêng mà vẫn ở ngoài sự vật, bảo lưu sự toàn vẹn thẩm mĩ của sự vật. Nó nhìn ngắm bóc tách vấn đề bằng chính sự suy luận logic và trừu tượng. Do đó cái nhìn được vận dụng muôn vẻ trong nghệ thuật. Nghệ thuật đòi hỏi người nghệ sĩ phải có khả năng lĩnh hội những quá trình của cuộc sống một cách nhạy bén hơn và sâu sắc hơn đối với những ấn tượng của cuộc sống, phải thâm nhập, thấm qua những giới hạn bên ngoài của sự vật mà cho đến thời điểm đó chưa ai biết tới. Cái nhìn bao quát của người nghệ sĩ đối với tác giả vốn được hình thành trong quá trình thực tế của cuộc sống, trong những điều kiện xã hội lịch sử cụ thể đã làm cho những khái niệm về những điều quan sát của anh ta có được tính chính xác, tính hệ thống. SV: Lê Thị Vân 14 Lớp 47B2 - Ngữ văn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng