Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hình tượng sông nước trong ca dao dân ca trữ tình nam bộ...

Tài liệu Hình tượng sông nước trong ca dao dân ca trữ tình nam bộ

.PDF
89
631
150

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƯ PHẠM BỘ MÔN NGỮ VĂN HUỲNH BÉ TÂM HÌNH TƯỢNG SÔNG NƯỚC TRONG CA DAO DÂN CA TRỮ TÌNH NAM BỘ Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành Sư phạm Ngữ Văn Cán bộ hướng dẫn: LÊ THỊ DIỆU HÀ Cần Thơ, 4 - 2011 LỜI MỞ ĐẦU  Thưa quý thầy cô cùng tất cả các bạn sinh viên thân mến! Trong suốt bốn năm học có thể nói luận văn tốt nghiệp là một trong những công trình nghiên cứu mà ai cũng mong muốn được thực hiện. Bởi qua đó, chúng ta vừa tổng hợp và thực hành những kiến thức đã học tập được trong bốn năm, vừa tiếp thu thêm nhiều kiến thức mới, để sau khi ra trường có thể làm việc tốt hơn. Với tôi, ngoài những ý nghĩa trên, đến với công trình nghiên cứu này, tôi còn học thêm rất nhiều điều cả về kiến thức học tập và kiến thức cuộc sống. Trong đó, tôi cảm nhận được sự thân thiện, quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ của thầy cô, của bạn bè nhiều hơn. Qua đây, cho tôi gửi lời cám ơn chân thành nhất và sâu sắc đến tất cả mọi người, đặc biệt cô Lê Thị Diệu Hà đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành tốt công trình nghiên cứu của mình. Cám ơn các cán bộ quản lý thư viện của trường, của khoa đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tìm kiếm tài liệu nghiên cứu. Dù rất cố gắng trong suốt quá trình nghiên cứu, nhưng sẽ không tránh khỏi những sai sót nhỏ trong luận văn này. Rất mong quý thầy cô, cùng tất cả các bạn sinh viên đọc và đóng góp ý kiến. Để cho những công trình nghiên cứu tiếp theo sẽ hoàn thiện hơn. Xin chân thành cám ơn! Cuối lời xin chúc quý thầy cô, cùng tất cả các bạn sinh viên, luôn dồi dào sức khỏe, luôn thành đạt trong công việc và cuộc sống. Trân trọng! Tác giả PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. “…Theo cơn gió, theo con nước Tôi đi về phương Nam xa xôi. Bồng bềnh dòng sông mênh mông sóng nước, Bầu trời trong xanh bao la thấp thoáng. Nắng - gió bát ngát say lòng người! Về phương Nam, ngắm con sông dài, Ngắm lục bình trôi, nghe bìm bịp kêu Nước ròng nước lớn… Về đây nghe, tình anh bán chiếu Nghe thơ ông đồ, Nghe hò xê xang, xê cóng u liêu. Người phương Nam, chân chất thật thà Mộc mạc như, một khúc dân ca…” Vâng, đó là ca từ của bài hát “Nắng Gió Phương Nam” do nhạc sĩ Nhất Sinh sáng tác nên. Một bài hát mà tôi thích nghe nhất, bởi không chỉ ca từ mộc mạc, gần gũi – nhịp điệu tươi sáng, trữ tình sâu lắng…mà bài hát còn mang lại cho tôi niềm tự hào về con người, về cảnh sắc thiên nhiên và quê hương của tôi. Đó chính là Nam Bộ miền đất Cửu Long với chín nhánh sông hiền hòa, đằm thắm, trữ tình. Chính nơi đây, đã động mãi trong ký ức của tôi về một thời thơ ấu đẹp – về niềm tự hào với cảnh sắc thiên nhiên sông nước mang nặng phù sa hòa quyện với miền đất màu mỡ và hơn bao giờ hết chính là tính tình thật tha, chất phát cũng như bản sắc của con người Nam Bộ - con người quê hương tôi. Thích lắm, nhớ lắm với biết bao buổi chiều được đắm mình dưới dòng sông quê, cùng những đứa bạn chơi trò lặn trốn. Rồi những lúc cùng nhau đi thả câu, bắt cá; những lúc rủ nhau đi lượm bần chín rụng dọc dưới bờ sông, về cùng chia nhau mà ăn… Là một người con của Nam Bộ, có hạnh phúc và tự hào nào bằng khi được nói về quê hương mình, nói về những hình tượng thân quen – những hình tượng mà thiên nhiên đã ban tận và gắn bó với miền sông nước, cũng như nó đã đi vào những tác phẩm văn học, đi vào ca dao và đặc biệt đi vào tiềm thức của mỗi con người quê hương tôi. Cho nên, đó là lý do làm tôi thích và chọn đề tài này…!!! 2. Lịch sử vấn đề. Như chúng ta biết, Ca dao Nam Bộ là một phần quan trọng trong kho tàng ca dao Việt Nam nói riêng và Văn học dân gian nói chung. Chính vì vậy, mà có rất nhiều công trình nghiên cứu về nó. Những công trình tiêu biểu và đáng kể đó là: các sách sưu tầm, các đề tài nghiên cứu, các bài viết – bài cảm nhận nói về ca dao Nam Bộ. Còn với đề tài “ hình tượng thiên nhiên liên quan sông nước trong ca dao Nam Bộ ” mặc dù là đề tương đối mới, song cũng có không ít tác giả đã khảo sát các vấn đề mà nội dung có liên quan khá lớn đến đề tài. Cụ thể như: Trong quyển “Cảm nhận ca dao Nam bộ” của tác giả Trần Văn Nam, có rất nhiều ý tổng hợp hay và phát hiện mới có liên quan đến đề tài. Đó là tác giả có chỉ ra được các yếu tố là nền tảng của đặc trưng văn hóa Nam Bộ. Trong đó, có đề cập đến yếu tố “ văn minh kênh rạch ”; đặc biệt chế độ dòng chảy của các con sông Nam Bộ. Ở góc nhìn thi pháp tác giả có phân loại rất kỹ và rất sâu về cấu trúc của các biểu trưng trong ca dao Nam Bộ trên hai bình diện (định tính và định lượng). Tác giả dẫn chứng nhiều bài ca dao có chứa các hình tượng thiên nhiên liên quan sông nước. Nhìn chung ở quyển sách này, tác giả đã tổng hợp và giới thiệu được nội dung, nghệ thuật của các biểu trưng trong ca dao Nam Bộ, cũng như những đặc trưng văn hóa Nam Bộ. Tuy nhiên, tác giả chưa đi sâu vào phân tích “ hình tượng thiên nhiên liên quan sông nước trong ca dao Nam Bộ ” một cách độc lập, mà còn đang xen giữa các yếu tố liên quan sông nước thuộc về vật thể nhân tạo. Còn trong bài viết “Hình tượng sông nước trong ca dao dân ca trữ tình Nam Bộ” của tác giả Trần Thị Diễm Thúy cũng có nhiều phân tích – tổng hợp sâu và rộng hơn. Đó là: “ Hình tượng sông khơi dậy ý niệm một cái gì đó mênh mông vô tận nên xu hướng phổ biến nhất là lấy đặc điểm hình thể: dài, rộng, sâu, bao la của sông để gợi liên tưởng về sự xa cách, sự bền vững, về cái lớn lao, vô tận…”[28 ; Tr.2] Hay: “ Xu hướng mượn những sự vật có liên quan với sông để gợi những liên tưởng khác nhau về thân phận con người, về đời người…”[28; Tr.3] Hoặc: “Xu hướng mượn hình tượng sông làm biểu tượng về chính con người, tình cảm con người…” [28; Tr.4] Mặc dù, ở bài viết này tác giả chỉ xoay quanh hình tượng “sông” chưa khảo sát các hình tượng thiên nhiên liên quan sông nước khác trong ca dao Nam Bộ. Nhưng qua đó tác giả cho chúng ta thấy được giá trị biểu trưng của hình tượng “sông” nó rất rộng, cụ thể, hợp logic cả về nội dung và nghệ thuật. Ở góc nhìn nội dung và nghệ thuật, tôi rất đồng tình với tác giả và sẽ tiếp nhận làm cơ sở cho đề tài của mình. Hay trong bài viết “ Ngôn ngữ vùng sông nước Nam Bộ ” của tác giả Trần Kiều Quang cũng có đề cập đến giá trị biểu trưng của một số hình tượng thiên nhiên liên quan sông nước như: hình tượng cá sặc rằn ( trong ngôn ngữ nhằm nói người thợ cắt tóc mới ra nghề), hình tượng nước lớn ròng (trong ngôn ngữ nhằm nói những giai đoạn thăng trầm của con người), hình tượng cây điên điển ( trong ngôn ngữ nhằm nói về những chàng rễ mà vị trí của họ thấp bé, không có nghĩa gì, có cũng như không trong gia đình vợ). Nhưng chưa thấy tác giả dẫn một bài ca dao nào có chứa các hình tượng cụ thể. Mặc dù vậy, tác giả cũng có liệt kê khá kỹ về các từ định danh cho hình tượng dòng nước như: sông, ngòi, mương, máng, lạch, kinh, ao, hồ, rạch, xẻo, ngọn, rọc, dớn, láng, lung, bưng, biền, đưng, đầm, đìa, trấp vũng, trũng, tắc, gành, xáng, doi, vịnh, bàu…Hay các từ miêu tả sự vận động của dòng nước như: nước ròng, nước rong, nước kém, nước trồi, nước sụt, nước dềnh, nước giựt, nước bò, nước chảy, nước đứng, nước nắm, nước chừng, nước nhửng, nước ương, nước chết, nước sát, nước rặc, nước cường, nước ghẻ, nước nhảy, nước thả, nước ngựa, nước trốt, nước xuôi, nước rằm…[25; Tr.4] Đó cũng là một trong những khảo sát hay, có tính tổng hợp và có đóng góp cho các đề tài nghiên cứu sau này, về ngôn ngữ và hình tượng thiên nhiên liên quan sông nước trong ca dao Nam Bộ. Còn tác giả Nguyễn Phương Thảo trong quyển “Văn hóa dân gian Nam Bộ những phác thảo” cũng đề cập một vài nội dung có liên quan đến đề tài này. Cụ thể tác giả có phát hiện về tác động của hình tượng “sông” và “nước” trong đặc trưng văn hóa của con người Nam Bộ. Ấy là văn hóa định cư, lập làng của họ. Nhưng tác giả chỉ khảo sát ở góc nhìn văn hóa, chưa thấy tác giả đi sâu vào các hình tượng thiên nhiên liên quan sông nước trong ca dao Nam Bộ ở các khía cạnh. Và chưa thấy tác giả dẫn một bài ca dao có các hình tượng thiên nhiên liên quan sông nước. Cho nên, phát hiện này chỉ nhằm phục vụ cho khía cạnh thể hiện đặc trưng văn hóa Nam Bộ. Nói tóm lại, qua các công trình nghiên cứu vừa nêu ở trên, ta có thể khẳng định nó có những phát hiện – những khám mới. Tuy nhiên, so với đề tài “ hình tượng thiên nhiên liên quan sông nước trong ca dao Nam Bộ” nó vẫn còn thiếu, vẫn chưa phải là một công trình nghiên cứu trọng tâm nhắm vào đề tài này. 3. Mục đích nghiên cứu. Ở những công trình nghiên cứu trước đây, khi nói về hình tượng liên quan về sông nước trong ca dao Nam Bộ. Thường chúng ta thấy, người nghiên cứu “tổng hợp” chung các hình tượng lại với nhau để phân tích, so sánh, đối chiếu rồi rút ra giá trị nội dung và nghệ thuật của nó. Chứ chưa thấy người nghiên cứu, tách chúng ra riêng theo hai đối tượng. Thứ nhất, đối tượng nghiên cứu là những hình tượng là vật thể thiên nhiên liên quan đến sông nước trong ca dao Nam Bộ. Thứ hai, đối tượng nghiên cứu là những hình tượng là vật thể nhân tạo liên quan sông nước trong ca dao Nam Bộ. Vì vậy, mục đích nghiên cứu của đề tài này là cố gắng tập hợp có hệ thống những hình tượng thiên nhiên liên quan sông nước trong ca dao Nam Bộ. Sau đó, phân tích làm rõ được giá trị nội dung theo chủ đề và biểu hiện nghệ thuật của chúng trong ca dao Nam Bộ; đồng thời qua những hình tượng đó khái quát lên được những nét đặc trưng của văn hóa Nam Bộ. 4. Phạm vi nghiên cứu. Ca dao Nam Bộ là ca dao của vùng sông nước – miệt vườn. Chính vì vậy, số lượng hình tượng thiên nhiên liên quan đến vùng sông nước – miệt vườn rất phong phú và đa dạng. Cho nên, để nghiên cứu hết tất cả các hình tượng đó là vấn đề rất rộng. Trong khuôn khổ cho phép, ở đề tài này tôi chỉ khảo sát, nghiên cứu những hình tượng thiên nhiên liên quan sông nước và trong phạm vi thuộc ca dao Nam Bộ. Tuy nhiên, vẫn có sự liên hệ so sánh với ca dao cổ truyền, ca dao của các vùng miền khác trong một số trường hợp cụ thể, để rút ra được những đặc trưng của các hình tượng mà đề tài đang nghiên cứu. Về tài liệu tham khảo chính trong đề tài này gồm thứ tự ba tài liệu như sau: Quyển “ Ca dao Đồng Tháp Mười ” là tài liệu thứ nhất (TL1), Quyển “Cảm nhận Ca dao Nam Bộ ” là tài liệu thứ hai (TL2), Quyển “ Tinh hoa Văn hóa dân gian người Việt – Ca dao quyển I,VII ” là tài liệu thứ ba (TL3). Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, đề tài còn tiếp nhận và trích dẫn một số tài liệu phụ khác. 5. Phương pháp nghiên cứu. Giống như các công trình nghiên cứu trước, tôi cũng dùng các phương pháp quen thuộc như: Liệt kê, so sánh, phân tích, đối chiếu, liên ngành…Nhưng trước đó, tôi bám sát vào ba tài liệu chính là: “Ca dao Đồng Tháp Mười, Cảm nhận Ca dao Nam Bộ, Tinh Hoa Văn hóa dân gian người Việt ” và dùng phương pháp thống kê để tập hợp các hình tượng, gom chúng về chung một bảng hệ thống các hình tương thiên nhiên liên quan sông nước trong ca dao Nam Bộ. Trong đó, các hình tượng được sắp xếp theo trật tự của từng mảng hệ thống các hình tượng; cụ thể theo ba mảng hệ thống hình tượng sau đây: “ Hệ thống hình tượng thiên nhiên liên quan sông nước là địa lý, hệ thống hình tượng thiên nhiên liên quan sông nước là thực vật và hệ thống hình tượng thiên nhiên là động vật ” ; thứ tự của từng hình tượng trong mỗi mảng sẽ do tần số xuất hiện của nó quyết định. Với những tần số thu được từ bảng thống kê theo từng mảng của hệ thống hình tượng, tôi sẽ tiếp tục đi sâu vào phân tích giá trị nội dung theo chủ đề cũng như biểu hiện nghệ thuật của các hình tượng trong các bài ca dao Nam Bộ. Thí dụ: Hình tượng “sông” trong mảng hệ thống hình tượng thiên nhiên liên quan sông nước là địa lý, vậy biểu hiện giá trị nội dung theo chủ đề và biểu trưng nghệ thuật của nó như thế nào trong ca dao Nam Bộ chẳng hạn? Hay qua hình tượng “sông” nó có ý nghĩa gì đến những nét đặc trưng của văn hóa Nam Bộ? Nói chung, phương pháp chính ở đề tài này là khảo sát (thống kê) và xoáy sâu (so sánh, phân tích, liên ngành…) vào các hình tượng thiên nhiên liên quan sông nước trong ca dao Nam Bộ. Để làm nổi bật giá trị nội dung và nghệ thuật của các hình tượng. Cho nên, đề tài hạn chế sử dụng các hình tượng nằm ngoài hệ thống, hay nó rõ hơn đó là hình tượng thuộc về vật thể nhân tạo liên quan sông nước. Nếu có đó cũng chỉ là những hình tượng mang tính chất hỗ trợ, nhằm làm nổi bật cho hình tượng thiên nhiên liên quan sông nước, theo ý định của người nghiên cứu. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CÁC HÌNH TƯỢNG THIÊN NHIÊN LIÊN QUAN SÔNG NƯỚC TRONG CA DAO NAM BỘ 1.1 Khái quát về ca dao Nam Bộ 1.1.1 Khái quát về vùng đất và con người Nam Bộ a. Vùng đất Nam Bộ Chúng ta biết, Nam Bộ là vùng đất mới, ngay từ thế kỉ XVI – XVII cư dân người Việt đã sớm đặt chân lên vùng đất phía Nam này. Cuộc khai khẩn ấy được chính thức bắt đầu từ thời chúa Nguyễn và có thể nói, năm 1698 là cái mốc chính thức quan trọng về mặt nhà nước chủ quyền của cư dân người Việt trên đất đai mà họ đã bỏ công khai phá và xây dựng, khi mà Nguyễn Hữu Cảnh được lệnh vào Nam lập phủ Gia Định. Năm 1679, Trần Thắng Tài và Dương Ngạn Dịch đã di cư người Hoa đến cù lao phố - Biên Hòa – Đồng Nai; cù lao phố này là đệ nhất thương cảng lúc bấy giờ. Năm 1680, Mạc Cửu mở mang đất Hà Tiên cùng với người Khơme bản địa chinh phục thiên nhiên và xây dựng kinh tế lâu dài ở trên chính vùng đất này. Công cuộc khẩn hoang ấy diễn ra khắp nơi ở vùng đất Nam Bộ và cũng đã trải qua nhiều khó khăn, gian khổ, được chia làm các thời kì: - Từ chúa Nguyễn đến những năm cuối đời Gia Long: Khai khẩn vùng đất phù sa tốt, đất giồng ven sông, đất cù lao theo nhu cầu phát triển của xứ Đàng Trong, phục vụ quốc gia và củng cố quốc gia. - Từ cuối đời Gia Long đến cuối đời Minh Mạng khai khẩn phía Sông Hậu Giang, nối qua vùng núi Thất Sơn vì nhu cầu xác định vùng biên giới Việt – Miên. - Từ thời Triệu Trị đến thời Tự Đức khai khẩn những điểm chiến lược nhằm đề phòng nội loạn ở phía Sông Hậu Giang, chính sách đồn điền được thúc đẩy mạnh. Đầu tiên, vùng đất Nam Bộ có tên gọi là Đồng Nai, sau đó đổi lại là Gia Định. Đến đời vua Minh Mạng gọi là lục tỉnh. Nam Bộ gồm hai khu vực lớn là: Đông Nam Bộ & Tây Nam Bộ, nối liền chúng đó là thành phố Hồ Chí Minh. Trước khi cư dân người Việt đến đây, Nam Bộ còn là một vùng đất hoang vắng hiểm trở, cư dân Khơme sống rất thưa thớt và họ chỉ mới khai khẩn một phần nhỏ thôi. Mà ca dao Nam Bộ ghi nhận thực tế đó như sau: “Chèo ghe sợ sấu cắn chưn Xuống bưng sợ đỉa lên rừng sợ ma”. [19; Tr. 17] Thiên nhiên ở vùng đất Nam Bộ buổi đầu là như thế đấy, nổi danh là vùng “ ma thiêng nước độc”. Do đó, việc đầu tiên của những cư dân mới đến đây là ra sức chống lại và thích nghi bằng được với thiên nhiên, khi chúng còn hoang sơ và khắc nghiệt, nơi mà họ sẽ sống – lập nghiệp và chính là quê hương của họ. Buổi đầu, họ chọn những gò đất cao, những con giồng làm đất đứng chân. Dần dần, các cư dân mới di chuyển tiến xuống đầm lầy, đất trũng để khai phá. Nhờ vào ý chí và nghị lực của chính mình, cộng thêm sự ưu đãi của thiên nhiên vùng đất mới này ban tặng cho họ. Cho nên, đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình cải tạo của các cư dân trên vùng đất này. Làm cho vùng đất Nam Bộ từ hoang sơ, khắc nghiệt trở nên phì nhiêu màu mỡ và khoáng đạt đầy tiềm năng phát triển hơn. Nên cư dân Nam Bộ thường vui miệng nói với nhau về vùng đất Nam Bộ : “Làm chơi ăn thiệt”. Đây không phải là cách nói quá của họ, vì thực tế Nam Bộ là vậy; mà nhất là Đồng bằng sông Cửu Long có mạng lưới sông ngòi chằng chịt, phù sa bồi đắp quanh năm. Bên cạnh đời sống thiên nhiên phong phú đầy thuận lợi thì mảnh đất Nam Bộ cũng trải qua những thử thách của giặc ngoại xâm. Đáng chú ý nhất là cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược của nhân dân Nam Bộ rất anh dũng. Kẻ thù dùng mọi cách để chiếm vùng đất này làm thuộc địa, nhưng với lòng quyết tâm, ý chí sắt đá, con người Nam Bộ đã vùng lên chống lại ách thống trị của chúng. Biết bao tấm gương anh hùng đã nằm xuống trên vùng đất yêu thương này như: Trương Định , Nguyễn Trung Trực, Phạm Hùng, Trần Văn Thời, Phan Ngọc Hiển…họ đã lãnh đạo nhân dân đứng lên khởi nghĩa làm nên nhiều chiến thắng oai hùng, ghi danh vào lịch sử và được nhân dân ca ngợi, tôn thờ, mà ca dao Nam Bộ đã ghi nhận: “Vĩnh Long có cặp rồng vàng, Nhất Bùi Hữu Nghĩa, nhì Phan công thần” [19; Tr.74] Hay: “Tiền Giang sông nước mênh mông Sông bao nhiêu nước, trai hùng bấy nhiêu ” [26; Tr. 149] Chính nhờ họ mà vùng đất này được bảo vệ, giữ gìn và phát huy cho đến ngày nay. Ngoài ra, Nam Bộ còn là nơi sản sinh ra nhiều nhà thơ, nhà văn tài ba…chính nhờ họ mà bản sắc văn hóa vùng đất Nam Bộ được nhiều người biết đến với những áng thơ văn bất hủ, với những tác gia lớn và là cái hồn của văn hóa nghệ thuật Nam Bộ như: Nguyễn Đình Chiểu, Bùi Hữu Nghĩa…Hơn thế một trong những người đáng được tôn vinh, ca ngợi không thể quên được đó chính là tất cả các cư dân Nam Bộ. Chính nhờ họ mà văn học dân gian Nam Bộ phát triển, trong đó có ca dao Nam Bộ; chính những lời tâm tình, những câu hát chân thành, mộc mạc nhưng rất nặng nghĩa tình của con người nơi đây, đã góp phần thêm những giá trị đặc sắc nhất vào tiếng nói chung của dân tộc. Nhìn chung, Nam Bộ là vùng đất mới có quá trình hình thành và phát triển tròn ba thế kỷ. Nhưng nó đã trải qua rất nhiều biến đổi thăng trầm của lịch sử, song nó vẫn là vùng đất trù phú, là nơi dung nạp nhiều cư dân khác nhau từ mọi vùng miền của đất nước đến đây sinh sống và lập nghiệp…Cho nên, có thể khẳng định đây là vùng “đất lành chim đậu”. Chính thực tiễn sinh động ấy hòa quyện với những gì mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này, đã góp phần làm phong phú, đa dạng cho đời sống vật chất và tinh thần của họ. Trong lời ăn tiếng nói, trong văn hóa ứng xử và đặc biệt trong những khúc hát dân gian nói riêng và ca dao Nam Bộ nói chung. b. Con người Nam Bộ Trước khi khai khẩn, Nam Bộ rất thưa thớt người, chỉ có một số ít cư dân bản địa như: Khơme, Chăm, Hoa…Trong quá trình khai phá tạo lập, vùng đất này đã thu hút nhiều lưu dân đến đây. Họ đến từ nhiều nơi khác nhau: từ những phủ huyện của Bắc Bộ và Trung Bộ bao gồm những người phạm tội ở bị đưa vào Nam làm lính, hoặc có một số cư dân đến đây sớm hơn, họ vốn là nông dân siêu tán, thợ thủ công cùng khổ, dưới sự áp bức bóc lột của giai cấp phong kiến, của chiến tranh, thiên tai, buộc họ phải rời bỏ xóm làng vào Nam lập nghiệp. Điều đáng quí ở họ là sống chan hòa cùng với người dân bản địa, giúp đỡ, tương trợ, cùng xây dựng làng xóm giữ gìn an ninh…Vì thế, người Nam Bộ gồm những dân tộc khác nhau như: Khơme, Lào, Hoa và Việt. Họ đến đây định cư và mang theo những giá trị truyền thống văn hóa riêng. Do đó, cùng với quá trình hòa nhập với thiên nhiên – với cộng động là quá trình hòa nhập văn hóa riêng. Cho nên, đây là nơi diễn ra quá trình giao lưu văn hóa giữa các dân tộc. Đồng thời, bên cạnh những truyền thống văn hóa riêng đó thì hoàn cảnh tự nhiên địa hình, những sinh hoạt xã hội đặc thù đã góp phần tạo nên những nét riêng trong đời sống, tính cách của con người Nam Bộ. Do nhu cầu khẩn hoang, đất Nam Bộ luôn đón nhận những vị khách từ xa đến như một nhu cầu tất yếu. Con người ở đây cần có bạn nên lòng hiếu khách của họ cũng xuất phát từ đó, rất nồng nhiệt và chân thành. Cùng với việc mở làng – lập ấp thì nhu cầu giao lưu buôn bán với nước ngoài cũng được diễn ra, người Nam Bộ học hỏi những điều mới lạ. Từ đó, họ có tính cách phóng khoáng, cởi mở, cảm thấy tự do, không thích ràng buộc…Khi nói đến tính cách của con người Nam Bộ thì một trong tính cách tiêu biểu nhất của họ, mà ta thường đề cập nhất đó chính là lòng yêu nước nồng nàn, tính hiên ngang không chịu khuất phục cường quyền. Những lớp cư dân mang trong mình tất cả sức lực, ý chí, với lưỡi cuốc lưỡi cày, phá hoang bờ cõi là việc quan trọng nhất của tất cả mọi người thời ấy. Họ lao động hết mình để có được mảnh đất cây lành trái ngọt. Do đó, ta còn thấy, toát lên ở họ là tính cần cù chịu thương, chịu khó, biết yêu lao động và cuộc sống. Hơn thế nữa, họ còn biết tập trung sức mạnh đoàn kết của cộng đồng. Mà quan các tác phẩm văn học, qua sử sách chúng ta cảm nhận được điều đó. Cụ thể qua bài “Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu ta phần nào hiểu điều đó. Chính lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất những người nông dân ấy bổng phút chốc trở thành những người nghĩa sĩ bất tử trong lòng mọi người. Họ đoàn kết để đấu tranh giành lại sự bình yên cho cuộc sống hôm nay. Đó là tinh thần yêu nước, là phẩm chất cao quý của họ. Nhắc đến cư dân Nam Bộ không thể không nhắc đến cá tính của họ. Ấy là cá tính sống ỷ lại, sống phóng túng, ít suy nghĩ xa, ăn nói bộc trực, thẳng thắng, ít văn chương hoa mĩ, không rào trước đón sau, nghĩ sao nói vậy. Tác giả Nguyễn văn Bỗng có nhận xét hết sức độc đáo về tính cách người dân Nam Bộ như sau: “ Đất nước ta càng về phương Nam, càng làm đất mới(…) Con người đến đây là con người liều, con người ngang tàn nghĩa khí, tính mạng coi nhẹ long hồng, tiền tài coi khinh như rơm rác. Đối với họ nghĩa khí là trọng. Họ không cần có nhà đẹp(…) Họ chẳng cần mặc sang(…) Họ vồ vập hiếu khách, vì cuộc đời của họ buồn lắm rồi. Họ chỉ còn có tình cảm là đậm đà với nhau. Họ sẵn sang nhường cơm sẻ áo, vì họ đã từng biết cái cực, cái nhục của đói khổ như thế nào. Và hơn hết, họ rất căm thù. Đừng đụng đến họ…[24; Tr. 218] Tóm lại: Nét đẹp văn hóa của con người Nam Bộ thể hiện qua nhiều phương diện, nhưng suy cho cùng nó vẫn mang chung một giá trị của cộng đồng. Nói rõ hơn, nó vừa mang giá trị truyền thống dân tộc vừa mang giá trị của riêng bản thân nó trong quá trình hình thành và phát triển. Nét đẹp đó, tính cách đó không chỉ thể hiện bên ngoài cuộc sống lao động của con người nơi đây, mà còn hiện hữu trực tiếp qua ca dao Nam Bộ nói riêng và đi sâu vào Văn học dân gian nói chung. 1.1. 2. Khái quát về ca dao Nam Bộ a. Khái niệm về ca dao Ca dao là một bộ phận quan trọng của nền Văn học dân gian. Chính vì vậy, đã có rất nhiều người quan tâm, sưu tầm, nghiên cứu, bình giải và phân tích về nó. Hầu hết những người nghiên cứu, luôn cố gắng khai thác và khám phá những điều mới lạ về ca dao đó là điểm chung nhất. Nhưng ở điểm khác nhau cơ bản đó là cách tiếp cận ca dao thì mỗi người mỗi khác. Có người dựa vào biểu nội dung theo chủ đề, có người bám sát đặc trưng thi pháp…Đặc biệt cách “Khái niệm về ca dao” của họ cũng không giống nhau. Vậy ca dao là gì? Với khái niệm của các tác giả sau đây : Trước hết với Dương Quảng Hàm thì ông cho rằng: Ca dao ( ca: hát, dao: bài hát không có chương khúc) là những bài hát ngắn được lưu hành trong dân gian, thường tả tính tình phong tục của người bình dân”. [6; Tr. 9] Còn theo Đinh Gia Khánh thì: “Ca dao vốn là một thuật ngữ Hán Việt. Theo cách hiểu thông thường thì ca dao là lời của các bài hát dân ca đã bỏ đi những tiếng đệm, tiếng láy…hoặc ngược lại là những câu thơ có thể “bẻ” thành những làn điệu dân ca”.[12; Tr.436] Tác giả Nguyễn Xuân Kính khái niệm thì hơi khác:“ Ca dao là những sáng tác văn chương được phổ biến rộng rãi được lưu truyền qua nhiều thế hệ mang những đặc điểm nhất định và bền vững về mặt phong cách.” [11 ;Tr.56] Nói tóm lại, có rất nhiều quan niệm khác nhau trong cách “Khái niệm về ca dao”, song nhìn chung lại ca dao: là những tiếng nói tâm tư, tình cảm của con Việt Nam với tất cả các khía cạnh của cuộc sống nói chung. Nó là những sáng tác có vần điệu được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cụ thể để miêu tả những suy nghĩ, quyết đoán trong việc lựa chọn nơi gửi gắm tình yêu của mình, những đôi trai gái thường nói với nhau bằng bài ca dao sau đây: “ Ta về ta tắm ao ta, Dù trong dù đục, ao nhà là hơn.” [8; Tr. 6] Qua đó, cho ta thấy được ca dao luôn là một thể loại được dân tộc sáng tạo và sử dụng như món ăn tinh thần trong đời sống, lao động của họ. Cho nên, ngôn ngữ dân gian ngày càng phát triển, ngôn ngữ văn học Việt Nam ngày càng phong phú và đa dạng là vậy. b. Khái niệm về ca dao Nam Bộ Ca dao Nam Bộ là những bài có hoặc không có chương khúc. Phần lớn được người Nam Bộ sáng tác dựa trên thể văn vần dân tộc và những biến thể phù hợp với phương ngữ Nam Bộ; nhằm thể hiện tâm tư, tình cảm và những nét đặc trưng truyền thống văn hóa của con người nơi đây. Cụ thể như bài ca dao sau: “ Cần Thơ gạo trắng nước trong Ai đi đến đó lòng không muốn về ”. [10; Tr.18] Từ thực tế, mà cụ thể đó là từ vùng đất “gạo trắng nước trong” Cần Thơ đã đi vào ca dao Nam Bộ với hai câu ca dao bất hủ ấy. Nói thật, nói thẳng và nói một cách tự hào đó chính nhờ vào sự ưu đãi của thiên nhiên đã ban tặng, hòa quyện với đôi bàn tay lao động của con người nơi đây. Qua bài ca dao làm cho mọi người thích hơn – yêu hơn vùng đất Tây Đô này. Bởi thiên nhiên trù phú – bởi tính cách, nét đẹp văn hóa, lòng hiếu khách của con người Cần Thơ nói riêng và cư dân lao động Nam Bộ nói chung. 1.2 Khái quát hình tượng trong ca dao và ca dao Nam Bộ 1.2.1 Khái niệm hình tượng a. Khái niệm hình ảnh “Hình ảnh chính là hình thức bên ngoài của một sự vật nào đó, mà qua trực quan người ta có thể nhận dạng ra, chưa thể hiện được nội dung bên trong.” Theo nhận xét của Thầy Phan Văn Ngọ cựu giáo viên môn ngữ văn trường THPT Châu Văn Liêm Thành Phố Cần Thơ. Hay ý kiến của các nhà lý luận văn học trước đây cũng vậy: “Những gì hiện lên trước mắt bạn, cảm nhận được bằng trực quan không cần tư duy đó là hình ảnh”. Thực ra, khái niệm về hình ảnh thì có rất nhiều; nhưng dựa trên cơ sở logic, khách quan ta có thể nói: “Hình ảnh là chính bản thân của sự vật hiện hữu ngoài thực tế có thể trực tiếp cảm nhận mà không cần tư duy.” Thí dụ: Khi nói hình ảnh Chiếc thuyền, cây cầu chẳng hạn. Không cần tư duy người ta cũng biết ý nghĩa qua tên gọi đó nhằm chỉ cái gì. Thật chất, nó là vật thể nhân tạo do con người làm ra để phục vụ việc giao thông đường thủy. b. Khái niệm về hình tượng Khái niệm về hình tượng là một trong những vấn đề tương đối phức tạp. Bởi có rất nhiều ý kiến trái ngược nhau về vấn đề này. Trước hết, theo quan niệm của triết học thì khái niệm về hình tượng được hiểu là: “ …bất kì sự phản ánh nào về ngoại giới vào trong ý thức con người là hình tượng…”[1; Tr. 98]. Nếu nói như vậy, thì “hình tượng” đồng nghĩa với “hình ảnh”. Cho nên quan niệm này, tôi thấy chưa khoa học và thuyết phục. Bởi chưa chắc sự vật nào phản ánh trong ý thức của con người đều là “hình tượng” hết. Đôi khi nó chỉ là một hình ảnh bình thường của thực tế khách quan mà thôi. Còn theo thầy Phan Văn Ngọ thì: “Hình tượng cuộc sống nói chung, nó phải vượt lên trên mức của một hình ảnh bình thường. Nói cụ thể hơn, nó phải đảm bảo được hai yếu tố đó là: hình thức biểu hiện bên ngoài và giá trị biểu tượng của nội dung bên trong.” Theo quan niệm này, cá nhân tôi nhận thấy hợp lý và khách quan hơn. Cụ thể đó là hình tượng “Bác Hồ” đứng ở ngay một trung tâm thành phố, hay công viên thành phố nào đó chẳng hạn. Thì hình tượng Bác, hiện hữu trong mắt mọi người dân Việt Nam đó là một vị cha già kính yêu của dân tộc với “râu dài, tóc bạc, dáng người bình dị, vững chắc và chan chứa niềm tin yêu…. Mặc dù, thực tế hình tượng đó là đồng là sắt được con người đúc lên. Nhưng hình tượng đó đã vượt lên tất cả. Để trở thành một hình tượng bất tử luôn sống mãi trong lòng mọi con người Việt Nam. Nói tóm lại, hình tượng của cuộc sống nói chung là những gì vượt trên mức độ một hình ảnh bình thường. Nó là cái chung nhất, cái quen thuộc nhất trong tiềm thức - suy nghĩ cũng như trong thẩm mĩ của tất cả mọi người. Hơn thế nữa, nó được cuộc sống, dân tộc và thời đại sinh ra. c. Khái niệm hình tượng trong ca dao Theo các nhà lý luận văn học phát biểu thì: “Hình tượng văn chương đó là những con người, những cảnh đời, những tâm trạng, những phong cảnh thiên nhiên…được xây dựng bằng chất liệu ngôn ngữ, dựa trên biện pháp hư cấu, vừa có tính cá biệt cụ thể - cảm tính, vừa mang ý nghĩa khái quát và có giá trị thẩm mĩ.” [1; Tr. 97] Hay: “…cái chung nhất, cái quen thuộc nhất, cái thường gặp hàng nghìn triệu lần đấy là hình tượng.” [1;Tr. 95] Thật vậy, ca dao là một phần của văn học dân gian đồng thời cũng là một tác phẩm văn chương. Mà là tác phẩm văn chương nói chung, đã đi vào cuộc sống thì nhất thiết phải có hình tượng. Hình tượng ở đây, không phải là điều huyền bí quá xa xôi so với tác giả mà là những gì gần gũi bên họ và gần gũi với cuộc sống. Vấn đề là ở họ - họ có khả năng sáng tạo những điều đó trở thành một hình tượng chung của của sống hay không? Phần lớn còn phụ thuộc vào trình độ, tư duy và kinh nghiệm ở mỗi tác giả. Đối với ca dao thì sao? Tác giả là một tập thể thì họ sẽ thể hiện như thế nào? Vâng, với ca dao đó là tổng hợp một sức mạnh cộng đồng, một khám phá có giá trị sâu sắc, giàu kinh nghiệm hơn bao giờ hết. Hình tượng ở đây là hình tượng của cộng đồng, của cái chung nhất. Mà nó đi vào ca dao, phải có cả chiều sâu và chiều rộng, cả không gian và thời gian. Không chỉ nói về cuộc sống, mà nó còn là một biểu tượng của cuộc sống. Cụ thể qua hình tượng “con cò” ở các bài ca dao sau: “Con cò mà đi ăn đêm, Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao Ông ơi! Ông vớt tôi nao Có sáo thì sáo nước trong Đừng sáo nước đục, đau lòng cò con” Hay: “Con cò nó mổ con chinh Anh đi giúp nước, gia đình em lo.” [26; Tr. 143] Ca dao có rất nhiều bài nói về hình tượng này, nhưng dù thể hiện đậm hay nhạt, thể hiện theo kiểu nào đi nữa, nó vẫn có chung một giá trị biểu trưng. Đó chính là sự vất vả, tần tảo hy sinh của người vợ - người mẹ trong cuộc sống nói riêng. Đó là tinh thần ngợi ca cho phẩm chất cao đẹp và thiêng liêng của người phụ nữ Việt Nam nói chung. Tóm lại, hình tượng là giá trị biểu trưng chung nhất, quan trọng nhất và không thể thiếu được trong một tác phẩm văn chương. Nó vừa là nhân tố làm nên tác phẩm, vừa thể hiện quan điểm nội dung và nghệ thuật của chính tác giả. Với ca dao nói riêng – Văn học dân gian nói chung. Hình tượng cũng xuất hiện và thể hiện đúng vị trí - vai trò của nó. Để hiểu rõ thêm vấn đề, chúng ta thử khảo sát một vài hình tượng thuộc hai loại hình tượng tiếp sau đây. - Hình tượng là vật thể nhân tạo: Trước khi nói về hình tượng là vật thể nhân tạo liên quan sông nước trong ca dao. Ta cần hiểu được hình tượng là vật thể nhân tạo có nghĩa là gì? Thật ra, hình tượng này có nghĩa là: từ một vật thể ban đầu do con người tạo ra và được tác giả dân gian sáng tạo thành cái biểu trưng chung nhất, khi nó đi vào một tác phẩm ca dao cụ thể. Các hình tượng có thể kể đến là: Hình tượng thuộc nhóm phương tiện đi lại trên sông nước như: (thuyền, ghe, xuồng, đò, cầu, chèo… ); Hình tượng thuộc nhóm phương tiện đánh bắt thủy sản như: (chài, lưới, câu, nôm…) Ở phần này, tôi chỉ khảo sát một vài hình tượng tiêu biểu để thấy giá trị biểu trưng của chúng trong ca dao cổ truyền. + Hình tượng “thuyền”: “Thuyền” là hình tượng đặc biệt được rất nhiều bài ca dao nói đến, mà phần lớn tập trung thể hiện những cung bậc trong tình cảm – sự giao duyên của những đôi trai gái yêu nhau : “ Thuyền ai lơ lửng ngoài khơi, Thuyền vào trong bến cho tôi sang nhờ. Thuyền ngược anh ước gió nồm, Thuyền xuôi anh ước mưa nguồn gió lên.” [2; Tr. 426] + Hình tượng “ Cầu”: Chiếc cầu là hình tượng khá quen thuộc với ca dao dân ca cổ truyền, bởi giá trị biểu trưng của nó rất rộng. Một trong những giá trị biểu trưng đáng kể đến mà ca dao ghi nhận đó là: “Cầu” là hình tượng nói lên sự xa cách – hiểm trở giữa hai bờ thương nhớ, giữa những người yêu nhau: “ Cầu cao mỏng ván gió rung, Em sang không được đợi cùng duyên anh. Cầu cao ván yếu gió rung, Em qua không đặng, cậy cùng có anh…” [ 29; Tr. 133] Đồng thời nó còn là vật chứng minh, vật thề hẹn thủy chung son sắt – cho tình yêu của những chàng trai và cô gái khi yêu: “ Cầu Ô Thước trăm năm giữ vẹn, Sông Ngân Hà ta nguyện đừng phai. Sợ em ham chốn tiền tài, Đứt đường nhân ngãi lâu dài bỏ anh.” [ 2; Tr. 77] Tóm lại, hình tượng là vật thể nhân tạo liên quan sông nước trong ca dao rất phong phú và đa dạng. Hơn thế nữa nó rất gần gũi với người dân lao động, chính vì vậy nó luôn mang một giá trị chung nhất, luôn tồn tại trong nhận thức của con người. - Hình tượng là vật thể thiên nhiên: Cũng như phần trên, để hiểu được hình tượng là vật thể thiên nhiên là gì? Ta cần khái niệm về nó. Thật ra, hình tượng là vật thể thiên nhiên là hình tượng thuộc về tự nhiên, được tác giả dân gian dân chọn lựa và sáng tạo thành một biểu trưng khi nó được đưa vào ca dao. Hình tượng là vật thể thiên nhiên liên quan sông nước trong ca dao cổ truyền rất phong phú và đa dạng. Bởi đặc thù của Việt Nam là một nước có mạng lưới sông ngòi dày đặc. Các hình tượng được ca dao ghi nhận thường thấy nhất là: Sông, nước, sóng, gió, rạch, vàm, bến, bờ; cá, tôm, cò…Chúng xuất hiện và thể hiện khá nhiều nội dung trong ca dao cổ truyền cụ thể một số hình tượng sau: + Hình tượng “sông”: “Sông” là vật ngăn cách, sự chờ đợi mòn mỏi của những đôi trai gái yêu nhau : “ Sông sâu cá lội mất tăm, Chín tháng cũng đợi, mười năm cũng chờ…” [ 2; Tr. 392] “ Sông” được dùng để so sánh nói lên lòng dạ nông – sâu của con người: “ Sông sâu còn có kẻ dò, Lòng người nham hiểm ai đo cho cùng?” [2; Tr. 392] Hơn thế nữa, “sông” được so biểu trưng để nói lên mạch sầu, niềm tương tư của nhân vật trữ tình: “ Sông tương ai gọi rằng sâu, Chẳng bằng phân nửa mạch sầu của ta. Sông tuy sâu hãy còn có đáy, Bình tương tư không bãi không bờ. Đầu sông chàng đợi chàng chờ, Nào hay thiếp đợi lũng lờ cuối sông.” [2; Tr. 394] + Hình tượng “ nước ”: “Nước” thể hiện vẻ đẹp thanh khiết của thiên nhiên và cuộc sống: “ Nước Ngọc Sơn vừa trong vừa mát, Đường Nam Giang lắm cát dễ đi.” [2; Tr.359] Mặt khác, “nước” còn thể hiện thân phận của người dân lao động trong xã hội xưa: “ Nước giữa dòng chê trong chê đục, Vũng trâu đầm hì hục khen ngon.” [2; Tr.358] Hơn thế nữa, “nước” còn mang giá biểu trưng cho nhưng cung bậc cảm xúc, những trạng thái tâm lý trong tình yêu đôi lứa: “ Nước trong nước chảy quanh chùa, Không yêu ta cũng bỏ bùa cho yêu.” [2; Tr.362] Tóm lại, qua khảo sát các hình tượng là vật thể nhân tạo cũng như các hình tượng là vật thể thiên nhiên liên quan sông nước trong ca dao cổ truyền cho chúng ta một kết luận như sau: Thứ nhất, khi đi vào ca dao nói chung, chúng đã thể hiện sinh động được những giá trị biểu trưng mà tác giả dân gian muốn nói đến. Ấy là tình yêu đôi lứa, tình yêu quê hương và nói về người dân lao động. Ấy là những nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt Nam nói chung. Thứ hai, xét về số lượng thì hình tượng ở ca dao cổ truyền hết sức phong phú và đa dạng. Chính việc khảo sát, phân tích và đi đến kết luận như vậy có ý nghĩa rất lớn đối với đề tài này. Nó làm cơ sở để chúng ta so sánh, đối chiếu và rút ra những nét đặc trưng của các hình tượng thiên nhiên liên quan sông nước trong ca dao Nam Bộ. d. Khái niệm về hình tượng trong ca dao Nam Bộ Nam Bộ là vùng đất mà mạng lưới sông ngòi xếp vào bậc nhất của Việt Nam. Đây cũng là cái nôi của văn học dân gian với nhiều thể loại: Truyện địa danh, Truyện cười, tục ngữ, hát lý…trong đó ca dao. Ca dao Nam Bộ ra đời song song với quá trình khai sinh vùng đất mới, tưởng chừng nó còn non yếu và nghèo nàn lắm. Nhưng ngược lại, nó phát triển mạnh mẽ và đạt được những thành tựu rực rỡ, góp phần làm phong phú – đa dạng, làm giàu thêm cho nền văn học dân gian nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. Để làm được điều đó, tác giả dân gian Nam Bộ đã đắn đo, suy nghĩ – đã nhàu nặn và sáng tạo ra những hình tượng chung nhất. Để nó đi vào ca dao và phản ánh được cuộc sống. Những hình tượng đó, nó rất gần gũi với chúng ta, ngoài chức năng là một hình tượng nghệ thuật trong ca dao Nam Bộ nói riêng, nó còn là biểu tượng thể hiện những vấn đề của cuộc sống người dân lao động nơi đây nói chung. Ở phần này, tôi khảo sát hình tượng ở hai mảng lớn đó là: “Thế giới hình tượng liên quan sông nước là vật thể nhân tạo” và “Thế giới hình tượng thiên nhiên liên quan sông nước” trong ca dao Nam Bộ. - Thế giới hình tượng liên quan sông nước là vật thể nhân tạo: Thế giới hình tượng liên quan sông nước là vật thể nhân tạo trong ca dao Nam Bộ tương đối phong phú và đa dạng. Thực chất, nó chính là những vật thể do cư dân Nam Bộ tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống và lao động của họ. Chính quá trình gần gũi và gắn bó với nó, cho nên dần dần những hình ảnh thân quen ấy; đã đi vào những câu hát của những buổi trưa cày đồng, những lúc kéo chài…Và đi vào ca dao, trở thành một hình tượng nghệ thuật. Ca dao Nam Bộ ghi nhận hình tượng đó qua các nhóm sau: + Nhóm hình tượng là vật thể nhân tạo làm phương tiện đi lại trên sông nước như: Tên hình tượng Ý nghĩa Thuyền, ghe, xuồng, => Thường biểu hiện sự xa cách, những cung bậc cảm xúc trong đò, chèo. tình yêu đôi lứa. Đồng thời nói lên sự vất vả, gian khó của người
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng