Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hình tượng nhân vật nho sinh và hình tượng nhân vật phụ nữ trong liêu trai chí d...

Tài liệu Hình tượng nhân vật nho sinh và hình tượng nhân vật phụ nữ trong liêu trai chí dị của bồ tùng linh

.PDF
77
378
112

Mô tả:

HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: “HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT NHO SINH VÀ HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT PHỤ NỮ TRONG “LIÊU TRAI CHÍ DỊ” CỦA BỒ TÙNG LINH “ SINH VÀ HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT PHỤ NỮ TRONG “LIÊU TRAI CHÍ DỊ” CỦA BỒ TÙNG LINH NGUYỄN THỊ THU GIANG LỚP ĐH4C2 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGÀNH NGỮ VĂN HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT NHO SINH VÀ HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT PHỤ NỮ TRONG “LIÊU TRAI CHÍ DỊ” CỦA BỒ TÙNG LINH Giảng viên hướng dẫn Ths. Phùng Hoài Ngọc LONG XUYÊN, 05/2007 MỞ ĐẦU ***** 1. 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nhắc đến “Liêu trai chí dị” của Bồ Tùng Linh là nhắc tới một tác phẩm đặc sắc của văn học Trung Quốc nói chung, một trong tám bộ tiểu thuyết cổ điển hay nhất Trung Quốc nói riêng. Ðây là một trong những tác phẩm xuất sắc của văn học Trung Hoa với những câu chuyện hư hư thực thực biểu trưng cho một thế giới phương Ðông thời trung đại, con người không có sự ngăn cách tuyệt đối giữa cõi sống và cõi chết. Bằng sự say mê lượm lặt, ghi chép tích lũy từ những cốt truyện dân gian, sự thăng hoa trong cảm xúc, ngòi bút sáng tạo tài hoa của ông đã viết nên “Liêu trai chí dị”. Chính nhờ tác phẩm này đã đưa Bồ Tùng Linh lên hàng một nhà văn kiệt xuất của thời Thuận Trị – Khang Hy và cũng là một trong những cây bút đoản thiên tiểu thuyết hàng đầu của văn học Trung Hoa cổ điển. Đã hơn ba thế kỉ trôi qua từ khi Liêu Trai Chí Dị của Bồ Tùng Linh xuất hiện. Qua bao thăng trầm của cuộc sống, thời gian, bộ đoản thiên tiểu thuyết của ông vẫn còn mãi giá trị và sức sống trường tồn của nó, mãi là niềm say mê, ham thích kỳ thú đối với độc giả mọi thời đại. Bộ Liêu Trai được ông viết từ năm 31 tuổi (Năm Khang Hy thứ 9) đến năm 68 tuổi (năm 1707) mới hoàn thành. Cuốn sách, do đó mang giá trị gần cả đời một con người tài hoa, bất đắc chí. Tư tưởng, tình cảm đó quanh năm suốt tháng day dứt, thôi thúc ông căn cứ vào những điều tai nghe mắt thấy cùng những chiêm nghiệm về con người, cuộc sống đương thời, thúc giục ông tìm niềm vui trong sưu tầm và sáng tác văn chương. Đọc “Liêu trai chí dị”, một bộ đoản thiên tiểu thuyết mang phong cách dân gian với sự hấp dẫn, biến hoá kì ảo, chúng ta nhận thấy rằng bên cạnh tính truyền kì đã làm nên sự hấp dẫn riêng biệt ấy cho Liêu trai thì một phương diện khác cũng góp phần không nhỏ làm nên nét đặc sắc của tác phẩm này đó chính là nghệ thuật xây dựng nhân vật. Thế giới nhân vật trong Liêu trai vô cùng phong phú và đa dạng. Trong cái thế giới đông đúc đầy rẫy hồ li, chồn tinh, đạo sĩ, những con người phàm trần, , những anh chàng nho sinh nho sĩ, những nàng tiên nữ con nhà trời . . . ấy, chúng ta chợt nhận ra rằng, những anh chàng nho sinh của Liêu trai sao mà “lạ” quá! Những đứa con của “cửa Khổng sân Trình” trong Liêu trai, đa phần họ không xuất hiện trong tư thế của những con mọt sách, nơi phòng văn thanh tịch để ôn luyện đèn sách dùi mài kinh sử, mà ở đây, công danh đối với họ đã giảm đi sức hấp dẫn, họ mải mê chạy theo những bóng hồng xinh đẹp, những cô nàng hồ li, chồn tinh, những hồn ma, những cô tiểu thư, những nàng tiên nữ . . .Và bên cạnh những anh chàng nho sinh “đặc biệt” ấy, những nhân vật phụ nữ trong Liêu trai cũng mang một sức sống mới, được khắc hoạ với một bút pháp sáng tạo, góp phần cùng với hình tượng nho sinh, làm nên những giá trị độc đáo và mới mẻ cho bộ “Liêu trai chí dị” . Từ những điều nêu trên, chúng tôi cảm nhận rằng tìm hiểu hình tượng nhân vật nho sinh và hình tượng nhân vật phụ nữ trong Liêu trai là một vấn đề rất thú vị. Chúng tôi muốn đi sâu khám phá để có những hiểu biết đúng đắn về các giá trị độc đáo của Liêu trai một cách toàn diện, cũng như khẳng định được tài năng của nhà văn Bồ Tùng Linh. Hy vọng rằng đề tài này sẽ giúp cho bạn đọc có thể tiếp cận tác phẩm một cách dễ dàng hơn và trọn vẹn hơn. 1. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài “Hình tượng nhân vật nho sinh và hình tượng nhân vật phụ nữ trong “Liêu trai chí dị” của Bồ Tùng Linh” chúng tôi hướng vào những mục tiêu sau: - Nghiên cứu nghệ thuật xây dựng nhân vật của Bồ Tùng Linh trong việc xây dựng hình tượng nhân vật nho sinh và phụ nữ. - Khám phá được tài năng văn chương của Bồ Tùng Linh trong việc xây dựng hình tượng nhân vật nho sinh và phụ nữ để thấy được nét sáng tạo trong văn chương của ông. - Phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu văn học Trung Quốc trong nhà trường. 3. Lịch sử vấn đề 3.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài Các nhà nghiên cứu Trung Quốc và Liên Xô phần lớn đứng dưới góc độ xã hội học và giai cấp luận để đánh giá về nội dung và nghệ thuật của Liêu Trai. Từ quan điểm xuất phát đó, họ chỉ ra tư tưởng tiến bộ cũng như hạn chế của nhà văn họ Bồ. Họ phân chia tác phẩm thành nhiều loại chủ đề khác nhau : loại chuyện làng nho, những truyện vạch trần và đả kích chế độ chính trị đen tối, tham quan ô lại, truyện xoay quanh đề tài tình yêu và hôn nhân . . .Có nhóm nghiên cứu Liêu trai dưới góc độ diễn tiến của thể loại để chỉ ra sự sáng tạo độc đáo của Bồ Tùng Linh ( Tôn Cúc Viên, Lỗ Tấn, Chương Bồi Hoàn). Trong các bài viết, họ chỉ ra sự sáng tạo cốt truyện dân gian và truyện chí quái truyền kì của Bồ Tùng Linh ( Lỗ Tấn, Chương Bồi Hoàn, Giáo trình lịch sử văn học Trung Quốc tập 2, M. Uxtin). Có người lại tìm hiểu Liêu trai bằng cách phân chia thành những cặp phạm trù đối lập trong việc so sánh Liêu trai với các tác phẩm khác nhằm đề cập đến tiếng nói đa nghĩa và sức biểu hiện nghệ thuật phong phú của Liêu trai ( Phùng Trấn Loan). Có người lại nghiên cứu riêng về hình tượng nhân vật ở khía cạnh nguồn gốc văn hoá và quá trình phát triển của hình tượng hồ ly từ văn học dân gian đến sáng tác của Bồ Tùng Linh ( B.Alếchxâyev). 3.2 Những nghiên cứu ở Việt Nam Những nghiên cứu ở ViệtNamcó thể chia thành hai thời kì trước và sau 1989. Trước 1989, việc nghiên cứu “Liêu trai chí dị” ở ViệtNam mới chỉ dừng lại ở phương pháp tiếp cận xã hội học. Các bài viết trên báo, tạp chí cho đến các giáo trình, chuyên luận chủ yếu nhấn mạnh ý nghĩa xã hội của tác phẩm, chứ chưa xuất phát từ những biểu hiện nghệ thuật độc đáo và mới mẻ của tác phẩm. Tiêu biểu cho khuynh hướng nghiên cứu này là Trần Xuân Đề, Lương Duy Thứ, Nguyễn Huy Khánh, các tác giả Giáo trình Văn học Trung Quốc tập 2. Cũng có một số ít người nghiên cứu Liêu trai chịu ảnh hưởng của phương pháp thẩm văn truyền thống mà tiêu biểu là Tản Đà và Chu Văn. Sau 1989, với những bài viết của Nguyễn Huệ Chi, Lê Từ Hiển, Lê Nguyên Cẩn đã cho thấy một bước tiến trong việc nghiên cứu Liêu trai trong khoảng thời gian gần đây. Điểm nổi bật của các bài viết này là đã cố gắng tiếp cận tác phẩm từ chính những yếu tố cấu thành nghệ thuật. Cách làm của giáo sư Nguyễn Huệ Chi và Lê Từ Hiển là xác định hệ qui chiếu của tác phẩm qua nhân vật trung tâm nhằm chỉ ra tư tưởng tình cảm, tài năng nghệ thuật bậc thầy của nhà văn Bồ Tùng Linh. Trên đây là một số công trình nghiên cứu về “Liêu trai chí dị” của các nhà nghiên cứu nước ngoài và ViệtNam. Chúng tôi nhận thấy chưa có công trình nào chuyên đi sâu nghiên cứu phương diện hình tượng nhân vật nho sinh và hình tượng nhân vật phụ nữ trong Liêu trai dưới góc độ thi pháp nhân vật. Với tinh thần học tập không ngừng, với thái độ tôn trọng và cầu thị, chúng tôi sẽ kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những thành tựu nghiên cứu, những ý kiến bổ ích từ các bài nghiên cứu của những người đi trước để đi sâu tìm hiểu hai loại hình tượng nhân vật này trong một số truyện ngắn được tuyển chọn theo chủ đề một cách cụ thể, có hệ thống theo một quan điểm mới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính là bộ đoản thiên tiểu thuyết “Liêu trai chí dị” của Bồ Tùng Linh. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, chúng tôi không có điều kiện tìm toàn bộ tuyển tập truyện ngắn của Bồ Tùng Linh được thống kê khoảng trên bốn trăm truyện. Đề tài khảo sát của chúng tôi chủ yếu dựa trên văn bản “Tuyển tập Liêu Trai chí dị” của Nhà xuất bản Văn học, ấn hành năm 2003 gồm có 119 truyện. 5. Đóng góp của đề tài Bộ “Liêu trai chí dị” của Bồ Tùng Linh đã hấp dẫn biết bao thế hệ độc giả ở mọi thời đại. Những tài liệu nghiên cứu về Liêu trai khá nhiều nhưng chủ yếu là tiếp cận tác phẩm từ góc độ xã hội học hoặc xoay quanh những yếu tố “kỳ”, “dị” trong các thiên truyện ngắn, đặc trưng thẩm mỹ của nhân vật kỳ hình . . . mà chưa có công trình nào nghiên cứu về nghệ thuật xây dựng hai loại nhân vật nho sinh và phụ nữ trong Liêu trai. Do đó đến với đề tài này, trong những thiên truyện ngắn được tuyển chọn từ bộ đoản thiên tiểu thuyết của Bồ Tùng Linh, chúng tôi muốn bước đầu tìm hiểu nghệ thuật xây dựng hai loại nhân vật nói trên để thấy được tài năng độc đáo của nhà viết truyện ngắn bậc thầy họ Bồ. Nghiên cứu về nghệ thuật xây dựng hai loại nhân vật nho sinh và phụ nữ trong Liêu trai, đề tài sẽ giúp cho người đọc nói chung và người làm khoá luận nói riêng có đựôc cái nhìn đúng đắn, sâu sắc và toàn diện hơn về nội dung tư tưởng cũng như phong cách nghệ thuật của Bồ Tùng Linh. Ở một phạm vi nhất định, đề tài hi vọng sẽ cung cấp thêm một tài liệu để tham khảo cho những ai yêu thích bộ truyện ngắn này, phục vụ cho việc học tập và giảng dạy và nghiên cứu Liêu trai nói riêng, văn học Trung Quốc nói chung. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp hệ thống Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã tuyển chọn bảy mươi chín thiên truyện ngắn viết về đề tài nho sinh và phụ nữ trong tuyển tập “Liêu Trai chí dị” của Nhà xuất bản Văn học ấn hành 2003. Do đó, để việc nghiên cứu được thuận lợi, chúng tôi đã chọn phương pháp hệ thống. Phương pháp này giúp chúng tôi hiểu bao quát các tác phẩm một cách dễ dàng để thấy được sự gắn kết của chúng, đồng thời cũng thấy được mối liên hệ giữa các nhân vật. 6.2. Phương pháp liệt kê Chúng tôi tiến hành liệt kê, ghi lại những dẫn chứng cần thiết trong các bản dịch và nhiều tài liệu khác có liên quan để dẫn chứng phù hợp với từng đề mục của khoá luận. 6.3 Phương pháp phân tích tổng hợp Chúng tôi tiến hành phân tích các dẫn chứng nhằm làm nổi bật các luận điểm cần triển khai. Sau đó thâu tóm, khái quát chúng lại. 7. Dàn ý của khoá luận Đề tài : Hình tượng nhân vật nho sinh và hình tượng nhân vật phụ nữ trong “Liêu trai chí dị” của Bồ Tùng Linh. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Lịch sử vấn đề 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5. Đóng góp của khoá luận 6. Phương pháp nghiên cứu 7. Dàn ý của khoá luận PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lí luận I - Nhân vật trong tác phẩm văn học II – Quan niệm nghệ thuật về con người – phạm trù trung tâm của thi pháp học hiện đại Chương 2: Vài nét về “Liêu trai chí dị” 1. I. II. 2. Tác giả Bồ Tùng Linh Tác phẩm “Liêu trai chí dị” 1. Một số đặc điểm về thể loại của “Liêu trai chí dị” 1.1. Khái niệm “tiểu thuyết chí quái”, “tiểu thuyết truyền kì” 1.1.1. Tiểu thuyết chí quái 1.1.2 Tiểu thuyết truyền kì 1.2. Liêu trai chí dị – sự kế thừa tiểu thuyết chí quái Ngụy Tấn và truyện truyền kì đời Đường cùng với những sáng tạo mới 1. Vài nét về nội dung và nghệ thuật của “Liêu trai chí dị” 2.1. Nội dung 2.2. Nghệ thuật 3. Sơ lược về những hình tượng nhân vật chủ yếu trong “Liêu trai chí dị” Chương 3: Hình tượng nhân vật nho sinh và hình tượng nhân vật phụ nữ trong “Liêu trai chí dị” 1. I. Hình tượng nhân vật nho sinh 1. Những nhân vật nho sinh mải mê với hai chữ công danh 2. Những nhân vật nho sinh “suy đồi – mất niềm tin” 1. II. Hình tượng nhân vật phụ nữ 1. Nguồn gốc xuất thân 2. Những số phận phụ nữ bất hạnh 3. Những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật phụ nữ 3.1. Những người phụ nữ tài năng và sống có tình nghĩa, có bản lĩnh 3.2. Khát khao hạnh phúc, dám đấu tranh cho tình yêu PHẦN KẾT LUẬN PHẦN NỘI DUNG ***** CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÍ LUẬN I - NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC “Nhân vật văn học” là một thuật ngữ chỉ hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con người, nhân vật văn học có khi còn là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gán cho những đặc điểm giống với con người. Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật, nó mang tính ước lệ, không thể bị đồng nhất với con người có thật, ngay khi tác giả xây dựng nhân vật với những nét rất gần với nguyên mẫu có thật. Nhân vật văn học là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người; nó có thể được xây dựng chỉ dựa trên cơ sở quan niệm ấy. Ý nghĩa của nhân vật văn học chỉ có được trong hệ thống một tác phẩm cụ thể. Nhân vật văn học là một trong những khái niệm trung tâm để xem xét sáng tác của một nhà văn, một khuynh hướng, trường phái hoặc dòng phong cách. Những nét chung về nhân vật văn học có thể cho phép nêu lên những hiện tượng văn học như : văn học về “con người thừa” ( ở văn học Nga thế kỉ XIX), văn học về “thế hệ mất mát” (ở văn học thế kỉ XX). . .Những nhân vật văn học trở nên nổi tiếng, được biết đến rộng rãi chính là những hình tượng vĩnh cửu văn học thế giới như : Prômêtê, Fauxt, Đông Joăng. . . Từ những định nghĩa trên, chúng ta có thể rút ra một kết luận : con người trong tác phẩm văn học chính là nhân vật văn học hoặc các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường nhưng mang những đặc điểm giống với con người và nhân vật ấy là đứa con tinh thần của nhà văn, là máu thịt của nhà văn để thể hiện quan niệm thẩm mỹ và lý tưởng thẩm mỹ của nhà văn về cuộc đời và con người. Các nhà lí luận cũng nhấn mạnh đến tính nghệ thuật, tính ước lệ của nhân vật văn học. Nhân vật văn học không hoàn toàn giống như con người thật ngoài đời vì chúng có những đặc trưng nghệ thuật và được thể hiện trong tác phẩm bằng các phương tiện văn học thông qua lăng kính của nhà văn, nhưng không vì thế mà chúng kém phần chân thật. Đã là tác phẩm văn học thì không thể thiếu nhân vật văn học. Như vậy, nhân vật văn học là hình thức cơ bản để qua đó nhà văn miêu tả đời sống một cách hình tượng. Bản chất của văn học là một quan hệ với đời sống, nó chỉ tái hiện đời sống qua những chủ thể nhất định, đóng vai trò tấm gương phản chiếu cuộc sống. Nhân vật văn học vì thế là đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất với con người có thật trong cuộc đời. Tác phẩm văn học nào cũng là một hệ thống chỉnh thể của những hệ thống nhỏ hơn. Các nhân vật trong các tác phẩm cũng thực sự tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh, chúng liên quan với nhau, móc nối với nhau không chỉ bằng tiến trình các sự kiện miêu tả, mà suy cho cùng còn bằng logic của nội dung nghệ thuật của nhà văn. Hệ thống nhân vật đem lại cho hệ thống nghệ thuật của tác phẩm sự thống nhất về tính chỉnh thể, đồng thời quan hệ giữa các nhân vật trong mỗi hệ thống ít hay nhiều đều phản ánh mối quan hệ xã hội hiện thực của con người. Vì vậy tìm hiểu hệ thống nhân vật trong Liêu Trai thực chất là tìm hiểu mối liên quan giữa các nhân vật không chỉ trong mỗi truyện mà còn trong mối liên hệ giữa các truyện trong cùng một chủ đề. 2. QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI – PHẠM TRÙ TRUNG TÂM CỦA THI PHÁP HỌC HIỆN ĐẠI Theo GS. Trần Đình Sử trong giáo trình “Dẫn luận thi pháp học”(Nxb Giáo dục 1998) thì “Quan niệm nghệ thuật về con người là nguyên tắc lí giải, cảm thụ và miêu tả con người trong nghệ thuật”. Quan niệm nghệ thuật là cách cắt nghĩa, lí giải về con người trên cơ sở hấp thu các yếu tố thế giới quan nhất định của thời đại, tạo ra một quan niệm của mình về thế giới và con người. Văn học là nhân học, là nghệ thuật miêu tả, biểu hiện con người. Con người là đối tượng chủ yếu của văn học. Dù miêu tả thần linh, ma quỷ, miêu tả đồ vật, hoặc giản đơn là miêu tả các nhân vật, văn học đều thể hiện con người. Mặt khác, người ta không thể miêu tả về con người, nếu như không hiểu biết, cảm nhận và có các phương tiện, biện pháp nhất định. Mặt thứ hai này tạo thành chiều sâu, tính độc đáo của hình tượng con người trong văn học. Quan niệm nghệ thuật về con người là sự lí giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã được hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cho các hình tượng nhân vật trong đó. Quan niệm nghệ thuật về con người hướng người ta cách cảm thụ và biểu hiện chủ quan sáng tạo của chủ thể, là nguyên tắc cảm thấy, hiểu và miêu tả con người trong văn học và các nguyên tắc đó có cơ sở sâu xa trong thực tế lịch sử, nó là một sản phẩm của lịch sử và cũng đồng thời là sản phẩm của văn hoá, tư tưởng và quan niệm nghệ thuật về con người cũng mang dấu ấn sáng tạo của cá tính nghệ sỹ, gắn liền với cái nhìn nghệ sỹ. Trong các thể loại văn học khác nhau, do chức năng và hệ thống phương tiện biểu hiện khác nhau, quan niệm nghệ thuật cũng có sự khác nhau quan trọng. Một nền nghệ thuật mới bao giờ cũng ra đời cùng với con người mới, quan niệm con người tạo thành cơ sở, thành nhân tố vận động của nghệ thuật, thành bản chất nội tại của hình tượng nghệ thuật. Quả là sự vận động của thực tế làm nảy sinh những con người mới và miêu tả những con người ấy sẽ làm văn học đổi mới. Đổi mới cách giải thích và cảm nhận con người cũng làm cho văn học đổi thay căn bản. Trong lịch sử văn học, việc sử dụng lại các đề tài, cốt truyện, nhân vật truyền thống là rất phổ biến nhưng cách giải thích và cảm nhận của họ là mới, tạo thành tiếng nói nghệ thuật mới. Cũng vẫn là con người đã biết, nhưng hôm qua được nhìn ở một góc độ, hôm nay nhìn sang góc độ mới cũng tạo thành sáng tác văn học mới. Quan niệm nghệ thuật về con người không phải là bất cứ cách cắt nghĩa, lí giải nào về con người mà là cách cắt nghĩa có tính phổ quát, tột cùng mang ý vị triết học, nó thể hiện cái giới hạn tối đa trong việc miêu tả con người. Do đó người ta có thể tiến hành so sánh các tác phẩm văn học khác nhau trên giới hạn tối đa mà hiểu được mức độ chiếm lĩnh đời sống của các hệ thống nghệ thuật. Quan niệm nghệ thuật về con người luôn hướng vào con người trong mọi chiều sâu của nó, cho nên đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá giá trị nhân văn vốn có của văn học. Nghệ sỹ là người suy nghĩ về con người, cho con người, nêu ra những tư tưởng mới để hiểu về con người, do đó càng khám phá nhiều quan niệm nghệ thuật về con người thì càng đi sâu vào thực chất sáng tạo của họ, càng đánh giá đúng thành tựu của họ. Quan niệm nghệ thuật về con người biểu hiện trong toàn bộ cấu trúc của tác phẩm văn học, nhưng biểu hiện tập trung trước hết ở nhân vật, bởi “nhân vật văn học là con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm, bằng phương tiện văn học”. Nhân vật văn học biểu hiện cách hiểu của nhà văn về con người theo một điểm nhất định và qua các đặc điểm mà anh ta lựa chọn. Nhân vật văn học chính là mô hình về con người của tác giả. Muốn tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người phải xuất phát từ các biểu hiện của nhân vật, thông qua các yếu tố tạo nên nó. CHƯƠNG II : VÀI NÉT VỀ “LIÊU TRAI CHÍ DỊ” I - TÁC GIẢ BỒ TÙNG LINH Bồ Tùng Linh sinh năm 1640 ( năm thứ 13 Sùng Trinh đời Minh ), mất năm 1715 ( năm thứ 54 Khang Hy đời Thanh ), tự Lưu Tiên, cũng có tự là Kiếm Thần, biệt hiệu Liễu Tuyền Cư Sĩ, người Tri Xuyên ( nay là Tri Bác, thuộc tỉnh Sơn Đông). Ông xuất thân trong một gia đình thế gia suy sụp đã lâu, là một gia đình thương nhân, địa chủ nhỏ. Thân sinh là Bồ Bàn Canh do lận đận trên đường khoa cử, đi thi không đỗ nên bỏ nho học chuyển sang làm thương nhân, nhưng vẫn không phục hồi được gia thế như mong muốn, gia đình trước sau vẫn không thoát khỏi vận nghèo. Từ ngày còn nhỏ, Bồ Tùng Linh đã chịu sự giáo dục nghiêm khắc của gia đình. Ông theo cha đi học và nhiệt tình say sưa với công danh khoa cử. Đến năm 19 tuổi ( 1658 ) , Tùng Linh dự lớp thi đồng sinh thì ba lần được chọn là “Đệ nhất bổ bác sĩ đệ tử sinh viên” ( là những người học giỏi được vào học ở Thái học ) ở ba cấp : huyện, phủ, đạo, và được quan học sứ Thi Nhuận Chương khen ngợi. Từ đó ông nổi tiếng về văn chương, và tự đánh giá mình rất cao. Lúc đầu thuận buồm xuôi gió, gặp nhiều may mắn là thế, nhưng càng về sau thì Bồ Tùng Linh càng gặp nhiều cảnh éo le, đường khoa cử lắm phen lận đận, luôn gặp trắc trở. Con đường khoa hoạn của ông khá long đong, nhiều phen đến TếNamthi hương đều bị hỏng, có những cuộc thi vì ốm, phải bỏ dở nửa chừng. Đi thi mãi đến năm 60 tuổi mà vẫn không đỗ đạt được gì. Đến năm 71 tuổi ông được ban cho một danh nghĩa không có ý nghĩa gì là “Tuế Cống Sinh”. Nỗi lòng của ông trước sau vẫn lắm bi ai, đau xót. Ông thường tự ví mình như Biện Hoà, người ôm ngọc ba lần dâng cho ba vua ( Lệ, Vũ và Văn vương ), nhưng hai lần bị chặt cụt chân. Bồ Tùng Linh tiếc tài năng của mình không được nhà cầm quyền biết đến.Vợ khuyên nhủ ông mới chịu buông bỏ ảo tưởng theo con đường sĩ hoạn. Về sau ông chuyên đi dạy tư thục tại các gia đình quan viên, lấy đó làm nghề nuôi sống .Trên con đường lận đận mấy mươi năm trong việc khoa cử, có một thời gian ngắn ông từng đi làm chức mạc tân ( thư kí văn thư trong cơ quan quân sự ). Con đường khoa hoạn luôn luôn làm ông bất đắc chí, lòng đầy uất ức. Do đó ông đã viết nên những thiên truyện ngắn bất hủ về đề tài này. Không những con đường khoa cử gặp nhiều đều bất đắc ý, mà cuộc sống của ông cũng khó khăn vô cùng. Suốt đời ở nông thôn làm thầy giáo dạy tư, ông nghèo đến nỗi “nhà không vách không phên, cây cối um tùm, gai góc”, mười năm trời bệnh tật nghèo đói “ra cửa không có lừa để cưỡi”, suốt năm không được ăn miếng thịt. Chính cuộc sống ngày càng sa sút nơi nông thôn hẻo lánh đó, làm cho ông hiểu được phần nào đời sống, tư tưởng và tình cảm cua quần chúng nhân dân. Ông đã viết một số bài thơ, tản văn nói thay tiếng nói của nhân dân. Ông viết một số sách thuộc loại thông tục phổ cập như Nhật dụng tục tự, Nông tang kinh . . Một số bài trong “Liêu trai chí dị” biểu hiện tình cảm chân thật đáng quý của ông đối với người nông dân chất phác hiền lành. Vì thế tác phẩm của ông không thuần túy chỉ kể lại nỗi băn khoăn thắc mắc và lòng phẫn nộ bi ai của kẻ thất thế, mà đã phản ánh mâu thuẫn xã hội và tư tưởng nguyện vọng của nhân dân. Bồ Tùng Linh vốn là người có khiếu văn thơ từ nhỏ và sáng tác từ khá sớm tuy không chuyên. Đại để bắt đầu tuổi trung niên, ông vừa dạy học vừa sáng tác quyển Liêu Trai Chí Dị, mãi cho tới tuổi già mới xong. Sách chưa được in nhưng trong các bạn bè đã chuyền nhau đọc và được lãnh tụ thi đàn thời bấy giờ là Vương Sĩ Chân tán thưởng. Trong lời tựa viết lấy, ông tâm sự : “ Mặc dù không có tài như Can Bảo ( viết bộ Sưu thần ký) nhưng rất thích sưu tầm chuyện thần ma, tâm tình giống như người xưa ở Hàng Châu ( Tô Thức bị biếm trích về Hàng Châu ) thích nghe chuyện quỷ. Nghe đến đâu là đặt bút ghi chép đến đấy, lâu ngày thành sách .” Ông là tấm gương về một nhà giáo nông thôn biết tìm niềm vui trong việc sưu tầm và sáng tác”. Ngoài bộ Liêu Trai Chí Dị, ông còn viết khá nhiều thi ca ( sau in thànhThi tập, 6 quyển); từ, văn ( sau in thành Văn tập 12 quyển), và những bài hát dân gian, 14 thiên hí khúc và 3 vở tạp kịch . . . Người đời nay đã tập hợp những sáng tác đó vào bộ “Bồ Tùng Linh tập”. Về thơ, mọi người nhận xét thơ ông là loại thơ không chú tâm gọt đẽo mà viết tự đáy lòng nên chân thực và hồn hậu, là tiếng nói trữ tình của một con người từng nếm trải đủ mọi đắng cay chua chát của đời, đó là do ảnh hưởng từ cuộc sống khắc khổ của ông. Sau này ông có cơ hội nghiên cứu kinh sử, triết lý, văn chương và rất hứng thú với các môn : thiên văn, nông trang, y dược… Năm 1980 Bồ Tùng Linh được UNESCO kỉ niệm như một danh nhân văn hoá thế giới. - Các sáng tác : + Liêu trai chí dị ( tập hợp khoảng 448 truyện ngắn ) + Liêu trai văn tập (12 quyển) + Liêu trai thi tập (6 quyển với hơn 1000 bài thơ, 170 bài từ, 14 vở ca khúc dân gian và 3 vở tạp kịch) - Thể loại sáng tác: + Truyện ngắn + Tiểu thuyết + Thơ II – TÁC PHẨM “LIÊU TRAI CHÍ DỊ” 1.MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ THỂ LOẠI CỦA “LIÊU TRAI CHÍ DỊ” 1.1.KHÁI NIỆM “TIỂU THUYẾT CHÍ QUÁI”, “TIỂU THUYẾT TRUYỀN KÌ” 1.1.1 TIỂU THUYẾT CHÍ QUÁI Một thể loại văn xuôi tự sự trong văn học Trung Quốc, thường ghi chép những chuyện li kì quái đản, xuất hiện và phát triển vào thời Lục Triều từ đầu thế kỉ III đến cuối thế kỉ VI. Tiểu thuyết chí quái tiếp tục phát triển truyền thống của thần thoại, ngụ ngôn, dã sử, tạp sử các thời đại trước nhưng có căn nguyên sâu xa trong điều kiện lịch sử thời Lục triều ( 281 – 598), một giai đoạn cực kì hỗn loạn, đầy rẫy những đau thương chết chóc, lan tràn rộng rãi đủ mọi thứ mê tín, tôn giáo. Nội dung rất phức tạp, có loại ghi những chuyện kì lạ về các mặt địa lí, động vật thực vật như Bác vật chí, Thần dị chí, có loại mang tính chất dã sử như Hán Vũ Đế nội truyện, Thập dị kí, có loại chuyên kể những chuyện thần quái như Liệt dị truyện, Oan hồn chí . . .Gạt bỏ bộ áo hoang đường, loại nào cũng có những chuyện có giá trị hiện thực song đáng chú ý hơn cả là những mẩu chuyện dân gian được cải biên ghi lại trong Sưu thần ký của Can Bảo. Tiểu thuyết chí quái đã chuẩn bị cho sự ra đời của tiểu thuyết truyền kì đời Đường và có ảnh hưởng nhiều mặt đối với kịch, tiểu thuyết các thời đại sau. 1.1.2.TIỂU THUYẾT TRUYỀN KÌ Một hình thức văn xuôi tự sự cổ điển Trung Quốc, vốn bắt nguồn từ truyện kể dân gian, sau được các nhà văn nâng lên thành văn chương bác học, sử dụng những môtip kì quái hoang đường, lồng trong một cốt truyện có ý nghĩa trần thế, nhằm gợi hứng thú cho người đọc. Gọi là tiểu thuyết nhưng tiểu thuyết truyền kì có dung lượng ngắn và kết cấu không theo kiểu truyện dài thu ngắn – phần nào đã có dáng dấp của thể loại truyện ngắn cận hiện đại. Sự tham gia của yếu tố thần kì vào câu chuyện cũng không phải là do những lực lượng tự nhiên được nhân hóa như kiểu thần thoại, hoặc những nhân vật có phép lạ như kiểu trời, bụt, thần tiên . . . trong truyện cổ tích thần kì mà phần lớn ở ngay hình thức “phi nhân tính” của nhân vật ( ma quỉ, hồ li, vật hóa người. . .) .Tuy nhiên, trong truyện bao giờ cũng có những nhân vật là người thật, và chính những nhân vật mang hình thức “phi nhân” thì cũng chỉ là sự cách điệu, phóng đại của tâm lí, tính cách một loại người nào đấy; vì thế truyện truyền kì vẫn mang rất đậm yếu tố nhân bản, có giá trị nhân bản sâu sắc. 1.2. LIÊU TRAI CHÍ DỊ - BỘ TRUYỆN NGẮN VĂN NGÔN KẾ THỪA TIỂU THUYẾT CHÍ QUÁI NGỤY TẤN VÀ TRUYỆN TRUYỀN KỲ ĐỜI ĐƯỜNG CÙNG VỚI NHỮNG SÁNG TẠO MỚI “Liêu trai chí dị” là bộ tiểu thuyết đoản thiên ra đời trên cơ sở kế thừa thành tựu của nền văn học truyền thống và các sáng tác dân gian. Cội nguồn trực tiếp ảnh hưởng đến sáng tác “Liêu trai chí dị” là những câu chuyện dân gian và truyện chí quái Lục Triều, truyền kì đời Đường. Ảnh hưởng văn học dân gian đối với Liêu trai thể hiện ở việc nhào nặn, vận dụng các môtip thần thoại cổ tích nhuần nhuyễn tới mức nói đến “không khí Liêu trai”, “Thế giới Liêu trai” là người ta liên tưởng ngay đến thế giới của những câu chuyện cổ tích, thần thoại. Những motip tái sinh, đầu thai, sinh đẻ kì lạ, biến hình, người mang lốt. . . đầy rẫy trong các truyện ngắn của bộ Liêu trai. Khi đánh giá về nghệ thuật Liêu trai, Lỗ Tấn trong “Trung Quốc tiểu thuyết sử lược”, chương 25 có viết : “Dùng phương pháp truyền kỳ để chép chuyện chí quái, biến ảo khác thường mà như xảy ra trước mắt”. Liêu trai đã kế thừa tinh hoa nghệ thuật của chuyện chí quái thời Ngụy Tấn và truyền kì đời Đường, đồng thời nâng cao thành tựu nghệ thuật của hai thể loại này lên một tầm cao mới. So với chí quái thì Liêu Trai miêu tả tường tận, tỉ mỉ hơn; so với truyền kì thì cô đọng và hàm súc hơn. Cách viết của Liâu trai có nhiều chỗ phát triển và sáng tạo. Ngoài cách miêu tả nhân vật ta còn thấy rõ điều đó ở các tình tiết. Khi lựa chọn tài liệu và khi hạ bút, tác giả luôn chú ý những tình tiết éo le thú vị và ra sức thay đổi cách viết để hấp dẫn người đọc. So sánh các truyện truyền kì đời Đường với các truyện trong Liêu trai của Bồ Tùng Linh ta có thể thấy sự đồng dạng về mặt môtip cốt truyện, song về mặt bố cục, tổ chức sắp xếp sự kiện, nhân vật, tình tiết thì rõ ràng truyện của Bồ Tùng Linh gây được hiệu quả nghệ thuật mạnh mẽ hơn. Do tiếp thu truyền thống của chí quái và truyền kì, Liêu trai khai thác toàn chuyện lạ ( dị ) đặc biệt là chuyện chung sống giữa người và hồ ly tinh. Sức tưởng tượng huyền diệu của tác giả tạo nên màu sắc kỳ ảo của Liêu trai. Cảnh tượng dương gian và âm phủ xen kẽ nhau hầu như không có gì ngăn cách. Con người và yêu tinh biến hoá hằng ngày, như là một sự thực bình thường. Mặc dù nói chuyện ma quỷ, tác phẩm không gây ấn tượng rùng rợn mà ngược lại có phần gần gũi, thân thiết. Điều đó bắt nguồn từ việc quan sát cuộc sống, nhận thức hiện thực sâu sắc và thấu đáo của tác giả. Mặt khác còn do khuynh hướng lãng mạn tích cực của tác phẩm. Cũng giống như thần thoại, yêu quái ở đây đã giúp con người chiến thắng thiên tai nhân họa. Lỗ Tấn viết : “Các sách chí quái cuối Minh đại để đều sơ lược, lại lắm điều hoang đường, quái đản. Chỉ có Liêu trai là tường tận mà bình dị thấm đượm tình người, khiến cho người ta đọc chuyện các loài hoa yêu quái, chuyện hồ ly tinh mà không hề nghĩ rằng đó là giống khác”. Nhưng xét cho cùng, sức hấp dẫn của Liêu trai chí dị không phải ở đề tài quái lạ với những yếu tố kì ảo mà vẫn là ở tính chân thật bắt nguồn từ chân lý cuộc sống. Truyền kì, chí quái mở ra thế giới tâm linh, siêu thực, cho phép con người cá nhân có dịp biểu hiện nhiều mặt hơn. Truyện ngắn văn ngôn đã trải qua các thời từ chí quái của Lục triều đến truyền kí đời Đường rồi phát triển đến thời Tống – Nguyên đã uể oải dần để đi vào suy kiệt nhưng Bồ Tùng Linh với “Liêu trai chí dị” , một đỉnh núi lạ nhô lên, đạt thành tựu cao nhất của thể loại truyện ngắn văn ngôn. Cả bộ có gần 500 truyện ngắn, tả hết mọi bất bình của nhân gian, ca ngợi những mối tình đẹp đẽ, gửi gắm nỗi căm uất lẻ loi của một đời không gặp cơ hội thi thố tài năng. Ông lập ý mới mẻ, thông minh, li kì, sắc sảo, ngụ ý thấm thía sâu xa. Tóm lại, có thể khẳng định rằng Bồ Tùng Linh đã tiếp thu, kế thừa những nguyên mẫu thần thoại, cổ tích và truyền thống văn học chí quái, truyền kì Trung Quốc. Đó là một sự kế thừa xuất sắc. Bằng tài năng và sự sáng tạo độc đáo, ông đã chuyển hoá cốt truyện dân gian, sáng tạo lại những cốt truyện truyền kì, chí quái thành những tác phẩm văn học mẫu mực, đem lại cho nó hơi thở mạnh mẽ của thời đại. 2.VÀI NÉT VỀ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA “LIÊU TRAI CHÍ DỊ” 2.1. NỘI DUNG Liêu trai tập hợp hơn 400 truyện ngắn viết về nhiều đề tài, đề cập đến nhiều nội dung khác nhau nhưng chung quy có thể chia làm ba loại chính như sau : Loại thứ nhất : vạch trần chế độ chính trị đen tối, đả kích tham quan ô lại, cường hào ác bá, bênh vực những người lương thiện bị oan ức, bị chà đạp, bị bức hại. Tiêu biểu cho loại này có các truyện : Xúc chức, Tịch Phương Bình, Hướng Cảo . . . .Ngoài ra còn có thể kể các truyện : Hồng Ngọc, Thạch Thanh Hư, Đậu thị, Vương Giả, Tục Hoàng Lương . . . Truyện Xúc chức ( con dế ) mặc dù mang một kết thúc có hậu kiểu chuyện kể dân gian nhưng vẫn thể hiện đầy đủ số phận bi thảm của những người dân hiền lành, chất phác dưới nanh vuốt của vua quan phong kiến. Nguyên nhân dẫn đến cái chết oan uổng của đứa con trai nhân vật chính Thành Danh là thói đam mê chọi dế của nhà vua ( Tuyên Đức nhà Minh). Vua thích chọi dế, bắt dân nộp dế dâng lên. Khó khăn lắm Thành Danh mới bắt được dế, nhưng thằng con trai chín tuổi sơ ý để dế chạy mất, khi bắt lại được thì dế đã lòi ruột. Thằng bé sợ quá bỏ nhà trốn đi. Bố mẹ nó tìm khắp nơi và cuối cùng thấy xác nó nằm dưới giếng! Thú vui của kẻ thống trị tối cao được đổi bằng mạng một đứa trẻ! Rồi, để cứu gia đình, hồn thằng bé liền hoá thành một con dế thật hay, chọi thi thắng cuộc được đem tiến cung và được ban thưởng rất hậu. Có thể nhà văn mượn kết thúc có hậu này để bày tỏ lòng đồng tình với số phận bi thảm của những người dân lương thiện, khích lệ họ tin tưởng vào cuộc sống, an ủi họ bởi triết lí “ở hiền gặp lành”. Nhưng về khách quan chi tiết này còn có ý nghĩa tố cáo sự tàn bạo của kẻ thống trị : chúng không chỉ giày xéo người dân ở kiếp này mà còn lăng nhục họ ở cả kiếp sau, dồn đuổi họ đến chỗ không còn con đường nào khác ngoài việc biến thành đồ chơi mua vui cho chúng. Nếu trong “Xúc chức”, nhà văn trực tiếp đả kích kẻ thống trị tối cao thì trong “Tịch Phương Bình”, ông lại phê phán bộ máy quan lại tham ô tàn bạo. Cha Tịch Phương Bình là Tịch Liêm, chỉ chống lại tên tài chủ họ Dương mà bị hãm hại. Tên này mua hết quan lại sai nha dưới âm phủ để đày đoạ Tịch Liêm xuống âm ti. Khi Phương Bình hai lần bất chấp nguy hiểm, xuống âm ti tìm cha thì chúng lại cấu kết với ma quỷ tìm cách hãm hại anh ta. Ở đây hoàn toàn không có công lý, không có chính nghĩa, đồng tiền chi phối tất cả. Lời buộc tội của Quán Khẩu nhị lang rất có ý nghĩa : “Ánh sáng của vàng bạc bao trùm mặt đất cho nên điện Diêm Vương tối tăm, hơi đồng tanh tưởi ngút trời làm cho trong thành không ngày nào là không có kẻ chết oan”. Bình phải chịu nhiều nỗi khổ nhục. Truyện không chỉ miêu tả cảnh tượng ở âm ti mà còn gợi cho người đọc thấy được những cảnh tượng ở dương gian. Hình ảnh nhân vật Tịch Phương Bình hiên ngang bất khuất truớc quân thù tàn bạo, hoàn toàn vượt ra ngoài phạm trù “trung hiếu”. Nó tượng trưng cho ý chí đấu tranh của những người bị áp bức. Những nhân vật phản diện trong truyện “Tịch Phương Bình” từ Minh vương cho đến cả lũ cai ngục đều tác oai tác quái làm mọi điều gian ác. Bạo lực thay cho công lý, đồng tiền thay cho chính nghĩa. Quan lại sai nha sở dĩ dám làm càn, làm bậy là vì trên thì có triều đình che chở, dưới thì có địa chủ cường hào giúp sức. Chúng cấu kết với nhau thành thiên la địa võng để bóc lột áp bức người dân, chẳng hạn như các truyện : Hồng Ngọc, Thạch Thanh Hư ( Đá quý ở động Thanh Hư ) , Đậu thị Nếu câu chuyện “Tịch Phương Bình” nói về chốn diêm gian nhưng chẳng khác gì hệ thống quan liêu trong xã hội hiện thực, thì câu truyện “Hồng Ngọc” kể về cuộc sống thực tế ở trần gian, nói về nạn cường hào gian ác cấu kết với bọn quan lại tham nhũng, làm đủ điều bỉ ổi xấu xa. Truyện “Hồng ngọc” tả tên Ngự sử họ Tống quen ăn tiền của đút lót, bị cách chức về làng, “ở nơi rừng vắng thả sức ra oai” cướp vợ Phùng Tương Như là nàng Hồng Ngọc xinh đẹp rồi hãm hại cả cha nàng. Hắn đút lót cho bọn quan lại địa phương, khiến Tương Như bó tay không biết kêu oan vào đâu được. Chỉ vì hắn mà Phùng Tương Như tan cửa nát nhà, cha của Phùng thổ máu tươi chết, vợ chàng bị làm nhục. Tác giả phải nhờ đến lực lượng siêu nhân trừng phạ bọn ác bá địa chủ, đồng thời cũng cảnh cáo bọn quan lại : “Chúng bay hãy coi chừng, đừng có ỷ thế hiếp người, nếu không thì sẽ chịu lấy thảm họa như gia đình họ Tống kia”. Điều đó cũng dễ hiểu, vì sống trong bể ải trầm luân đầy tang tóc, đau thương, quần chúng nhân dân ước ao xuất hiện lực lượng siêu hình đủ tài đủ sức, chống cường quyền, trừ bạo lực và bảo vệ cuộc sống yên lành cho nhân dân. Truyện “Thạch Thanh Hư” ( Đá quý ở động Thanh Hư ) tuy muốn đề cập đến tư tưởng “vật quí lại về người tri kỉ” nhưng trong phần đầu miêu tả sinh động cảnh tên ác bá sai bọn ác ôn trắng trợn cướp viên đá của Hình Vân Phi. Truyện “Đậu thị” ( Người con gái họ Đậu ) tả một tên địa chủ lường gạt con gái nông dân, có con rồi bỏ, bức nàng phải chết . . . Dưới ngòi bút điêu luyện của tác giả, bộ mặt nanh ác không từ thủ đoạn nào của bọn chúng được phơi bày. Tác giả cho người đọc thấy sự cấu kết giữa vua quan và địa chủ cường hào thực sự tạo thành một thiên la địa võng chăng bủa khắp nơi, dồn người dân lương thiện vào đường cùng ngõ cụt. Nhưng con giun xéo lắm cũng quằn! Mặc dù không đề cập trực tiếp sự phản kháng đấu tranh của nhân dân nhưng Liêu trai đã xây dựng được những hình tượng phục thù có sức thuyết phục : Tịch Phương Bình, Hướng Cảo, Đậu thị . . . Bất chấp mọi hình phạt tàn bạo như cưa xương chẻ thịt và những lời dụ dỗ lừa phỉnh của Diêm phủ, để minh oan cho cha, Phương Bình hai lần xuống âm phủ, kiên trì đấu tranh không hề khuất phục, cũng không bị lừa bịp bởi miếng mồi “giàu có trăm vạn, sống lâu trăm tuổi”. Bình ngang nhiên nói : “Oan này chưa rửa, chết cũng không thôi”. Anh ta đấu tranh đến cùng cho cha được cứu sống, kẻ hãm hại cha bị xử tội mới thôi. Cuối cùng được thần thánh phù hộ, cha của Bình được cứu sống và quân thù bị xử tội . Còn Hướng Cảo lại chính là hình tượng thể hiện nguyện vọng trả thù của nhân dân bị áp bức. Chi tiết Hướng Cảo biến thành hổ để trả thù trở thành biểu tượng của một khát vọng. Cuối truyện, tác giả viết : “Nhưng trong thiên hạ, những điều làm cho người ta căm giận thì nhiều lắm, mà kẻ oan khuất thường chỉ là người chứ đâu được tạm thời làm cọp! Thật đáng buồn!” Nói chung, từ những góc độ khác nhau, Bồ Tùng Linh đã phơi bày bộ mặt tàn nhẫn ghê gớm của giai cấp thống trị. Thái độ yêu ghét của tác giả hết sức rõ ràng. Tuy Bồ Tùng Linh chưa nhận ra được bản chất của sự áp bức giai cấp trong xã hội phong kiến, nhưng ông đã nhìn thấy nguyên nhân của sự thống khổ của nhân dân. Ông căm thù đến xương tủy bộ mặt tàn bạo của giai cấp thống trị phong kiến. Ông nhờ những lực lượng siêu hình để trừng phạt chúng cũng như thông qua những chi tiết giàu màu sắc thần bí, ca ngợi tinh thần đấu tranh và những kết quả tốt đẹp mà quần chúng đã giành được. Đó là tấm lòng của tác giả đối với những người bị áp bức, bị chà đạp, nó chứng tỏ người thuật truyện không đứng ngoài cuộc, bởi thế sự phục thù ở đây cho dù còn mang tính chất ảo tưởng nhưng vẫn đem đến một cảm giác khoái trá thật sự ! Loại truyện thứ hai đề cập đến một đề tài gần như “Chuyện làng nho” của Ngô Kính Tử với những tệ hại của chế độ khoa cử, đả kích việc dùng văn bát cổ để chọn nhân tài, như các truyện : Vương Tử An, Tư Văn Lang, Giả Phụng Chi, Tam sinh . . . Loại truyện thứ ba xoay quanh đề tài tình yêu và hôn nhân. Cũng giống như Vương Thực Phủ trong vở tạp kịch “Tây Sương ký”, Bồ Tùng Linh là loại tác giả hiếm hoi, được đào tạo theo giáo lý Khổng Mạnh mà lại nhiệt tình ca ngợi tình yêu trai gái, coi nó là hạnh phúc chính đáng của thanh niên, cổ vũ họ đấu tranh vượt qua mọi chướng ngại để giành lấy tình yêu tự do và hôn nhân tự chủ. Coi tình yêu say đắm là chính đáng, tác giả nhiệt tình ca ngợi những người đang yêu, dựng dậy những hình tượng rạng rỡ, mạnh mẽ và trong sáng của nam nữ thanh niên trong đời sống yêu đương. Ngoài ba loại truyện chủ yếu nói trên, Liêu trai còn đề cập đến hàng loạt vấn đề như : cảnh giác đối với kẻ thù ( Chuyện sói ), có rèn luyện mới có hưởng thụ ( Đạo sĩ Lao Sơn ), ca ngợi tình bạn ( Kiều Na ), ca ngợi thế giới đào nguyên ngoài đời ( Vương Giả ) . . . Tóm lại, Liêu trai không đơn thuần là chuyện quái lạ để giải trí lúc nhàn rỗi mà là một tập truyện đem đến nhiều bài học bổ ích trong việc nhận thức xã hội, hiểu biết cuộc đời, đấu tranh cho một cuộc sống tốt đẹp hơn. 2.2. NGHỆ THUẬT Bộ Liêu trai chí dị là kiệt tác của Bồ Tùng Linh, đó cũng là một đỉnh cao của truyện ngắn cổ điển Trung Quốc, trong truyện sử dụng thủ pháp nghệ thuật truyện truyền kỳ đã đạt đến mức hoàn chỉnh, tất cả các môtíp truyền kỳ truyền thống đều được nhà văn vận dụng tài tình làm cho các truyện trở nên kỳ ảo. Hầu hết các truyện trong “Liêu trai chí dị” đều được xây dựng theo kết cấu truyền thống. Nó không nhằm mục tiêu miêu tả đời sống theo kiểu xén ngang mà thường là kể chuyện có đầu có đuôi, các số phận được miêu tả một cách trọn vẹn, các sự việc có gốc gác, quá trình, kết thúc. Nhưng khác với các bộ tiểu thuyết trường thiên thường lấy đối tượng phản ánh là những biến cố lịch sử, những vận động biến đổi của các triều đại, dòng họ, tức là phản ánh hiện thực trên bình diện rộng cả về không gian và thời gian, Liêu trai miêu tả những lát cắt của cuộc sống phức tạp, những mảng mẩu của cuộc sống ở phạm vi hẹp hơn. Đứng ở góc độ kết cấu chỉnh thể của một tác phẩm thì các truyện ngắn trong Liêu trai đã là một chỉnh thể nghệ thuật trọn vẹn. Nhưng từng truyện riêng lẻ lại không bao quát được toàn bộ mà nó chỉ đề cập đến những phần rất nhỏ của cuộc sống. Nhưng dưới góc độ kết cấu siêu văn bản thì “Liêu trai chí dị là một chỉnh thể nghệ thuật nguyên vẹn mà các truyện là các chương, các phần của chỉnh thể đó” ( Lê Nguyên Cẩn ). Ở mặt này thì có thể nói sức phản ánh hiện thực của Liêu trai không hề thua kém bất kỳ một bộ tiểu thuyết trường thiên nào. Trong khi miêu tả, cố gắng làm cho sự việc thêm éo le, ly kỳ, khúc chiết. Về mặt này, nó phát huy được đặc điểm truyền thống của truyện ngắn Trung Quốc. Truyện“Vụ án tình si” ( Yên Chi ) là một ví dụ, truyện chỉ trên dưới hai nghìn chữ mà miêu tả tỉ mỉ quá trình phức tạp của một vụ án mạng từ khi còn là một âm mưu cho đến lúc xử án. Hay như truyện “Đạo sĩ núi Lao Sơn” chưa đầy một nghìn chữ mà khắc hoạ rõ nét tính cách một anh chàng lười, chưa luyện tập mà đã ước thành tài để hưởng thụ. Nhìn chung tác giả dụng công dàn dựng để mỗi truyện một khác. Thi sĩ Tản Đà khi dịch “Liêu trai chí dị” có nhận xét : “Truyện Kiều bao nhiêu câu lục bát mà không câu nào giống câu nào; Liêu trai bao nhiêu truyện lớn nhỏ mà không truyện nào phảng phất truyện nào”. Cốt truyện Liêu trai phần lớn đều rất ngắn gọn với lối triển khai nhanh, kết thúc gọn. Đặc điểm dễ nhận thấy ở truyện ngắn Bồ Tùng Linh là cốt truyện đơn tuyến và sự giảm thiểu tối đa sự kiện và nhân vật. Lối khai triển của truyện Bồ Tùng Linh là nhanh chóng đưa độc giả xâm nhập ngay vào bối cảnh của sự kiện sau vài lời khơi dòng mạch truyện rất ngắn gọn, giới thiệu sơ lược về nhân vật : tên là gì? quê ở đâu, làm nghề gì? và ngoài những điều đó ra thì độc giả không biết gì hơn về số phận, tính cách của nhân vật. Lối khai triển như vậy tạo nên một ấn tượng rõ nét, khác với những lời dẫn truyện tỉ mỉ dài dòng của truyện truyền kì đời Đường. Ở Liêu trai, sau những lời dẫn truyện sơ lược, tác giả chuyển ngay điểm nhìn trần thuật sang nhân vật. Do đó mà những lời đối thoại chiếm tỉ lệ rất cao. Sự thay đổi điểm nhìn trần thuật, các đoạn đối thoại được móc nối rất sống động làm cho cốt truyện được mở ra rất nhanh. Nếu như lối khai triển nhanh của cốt truyện có tác dụng đưa người đọc thâm nhập trực tiếp nhanh chóng vào bối cảnh câu chuyện, thì lối kết thúc truyện lại bất ngờ và logic. Cách kết thúc bất ngờ và logic của truyện ngắn Bồ Tùng Linh tạo được dư âm trong lòng người đọc và chứa đựng những ý nghĩa triết lí sâu sắc về cuộc đời. Văn Liêu trai thuộc loại cổ văn hết sức điêu luyện chứng tỏ tác giả có sự tu dưỡng rất cao về văn chương và sáng tác với biết bao công phu, tâm huyết. Ngôn ngữ kể chuyện trong tiểu thuyết là loại văn ngôn đẹp lại nhã, gãy gọn, rõ ràng. Riêng về những câu đối thoại của nhân vật, cũng dùng văn ngôn là chính nhưng dễ hiểu hơn. Thỉnh thoảng, tác giả còn khéo léo đưa thành phần bạch thoại vào, vừa không làm hỏng phong cách ngôn ngữ trên tổng thể, lại khắc phục được ở mức độ nhất định mà tiểu thuyết văn ngôn thường gặp phải là khó miêu tả tinh thần và lời nói của nhân vật. Đấy là một thành tựu rất hiếm có. Như trong truyện “Mặc áo lá cây” ( Phiên Phiên ), những lời đối đáp mang tính hài hước giữa Hoa Thành Nương Tử và tiên nữ Phiên Phiên hết sức linh động. Đối với những độc giả tương đối có trình độ văn hoá thời bấy giờ, đọc lên không có gì khó hiểu. Do kết hợp từ nhiều mặt nên “Liêu trai chí dị” đã xúc tiến nghệ thuật văn ngôn tiến lên một bước. Từ đó trở về sau, mặc dù có nhiều tác phẩm tương tự ra đời nhưng đều không có tác phẩm nào bì kịp. Dùng thủ pháp “Vẽ rồng chấm mắt” hoặc thông qua hành động, ngôn ngữ của nhân vật để biểu hiện tính cách nhân vật, không cần giới thiệu dài dòng, hoặc dùng lối châm biếm nêu bật tư tưởng chủ đề của tác phẩm . . .là những thành công của “Liêu trai chí dị” và cũng là đặc điểm dân tộc truyền thống của truyện ngắn Trung Quốc. “Liêu trai chí dị” ra đời đến nay đã trên ba thế kỉ. Nó đem đến cho người đọc một phong cách mới mẻ, hấp dẫn. Người đọc có được niềm vui nhờ sự hoá thân kì diệu trong chốc lát để thoát khỏi những cảnh đời ngang ngược, để thực hiện những ước mơ. 3. SƠ LƯỢC VỀ NHỮNG HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT CHỦ YẾU TRONG “LIÊU TRAI CHÍ DỊ” Thế giới nhân vật trong “Liêu trai chí dị” vô cùng phong phú và đa dạng. Đó là những tên tham quan ô lại, cường hào ác bá trong những truyện ngắn vạch trần chế độ chính trị đen tối, lên án các thế lực chà đạp, ức hiếp những người dân lương thiện. Đó là những chàng nho sinh, nho sĩ và chế độ khoa cử trong những mẩu chuyện “làng nho”. Đó là hàng loạt hình tượng thiếu nữ xinh đẹp, thông minh, yêu đương say đắm và rất mực chung tình trong những truyện ngắn xoay quanh đề tài tình yêu và hôn nhân. Ngoài ra trong những truyện ngắn khác còn xuất hiện các nhân vật đạo sĩ, thần tiên . . . Thế giới nhân vật phong phú ấy được miêu tả vô cùng sinh động, tạo nên một thế giới nghệ thuật Liêu trai đầy kì ảo nhưng cũng chẳng khác gì mấy so với thế giới hiện thực đời thường. Trong phần nghiên cứu này chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu hình tượng nhân vật nho sinh và hình tượng nhân vật phụ nữ trong những truyện ngắn được tuyển chọn từ tuyển tập “Liêu trai chí dị” gồm có 119 truyện của Nhà xuất bản Văn học 2003. Chương III : HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT NHO SINH VÀ HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT PHỤ NỮ TRONG “LIÊU TRAI CHÍ DỊ” 1. I. HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT NHO SINH 1.NHỮNG NHÂN VẬT NHO SINH MẢI MÊ VỚI HAI CHỮ CÔNG DANH 1.1. NHỮNG CHÀNG NHO SINH LẬN ĐẬN TRONG NGHIỆP THI CỬ Đó là những chàng nho sinh , nho sĩ vì hai chữ “công danh” mà trở nên mê muội, mất hết trí sáng suốt. Một phần vì họ bị nhồi nhét khát vọng công danh phú quí, mặt khác vì chế độ thi cử thối nát bất công : quan chấm thi rặt một lũ dốt nát và vô trách nhiệm, thi cử bằng thơ văn cổ sáo rỗng chỉ cần thí sinh học như con vẹt chẳng cần sáng tạo. Do đó, bọn giám khảo “đánh hỏng người tài, chọn kẻ tầm thường”. Chế độ khoa cử thời ấy gây biết bao thảm họa, chính tác giả đã từng nếm mùi cay đắng. Những chàng nho sinh suốt đời lận đận trong nghiệp thi cử trong Liêu trai như chàng thư sinh họ Diệp trong truyện “Chàng thư sinh họ Diệp” hay chàng Vương Tử An trong “Giấc mộng đắc chí”, chàng Vương trong “Oan nghiệt trường văn”. . . Chàng thư sinh họ Diệp miền Hoài Dương có tài văn chương trội nhất đương thời nhưng số phận lận đận long đong trong trường công danh. Có ông Đinh Thừa Hạc đến làm quan ở ấp ấy, xem văn chương của chàng, cho là kì tài, ông rất bằng lòng, cho chàng đến ở trong dinh thự, cơm nước, đèn sách cấp cho đầy đủ. Đến kì sơ thí ( kì thi sơ bộ trước khoa thi hương để chọn những thí sinh khá) ông hết sức tán dương văn tài của chàng trước mặt quan học sứ, rồi đó chàng đỗ đầu hàng xứ. Ông trông mong vào chàng rất tha thiết; sau khi vào trường thi hương, cho lấy văn của chàng để xem, ngợi khen không ngớt. Ngờ đâu thời vận neo người, văn chương ghen mệnh, bảng vàng đã treo mà chàng lại hỏng tuột. Vì quá đau buồn, trở về chàng choáng váng tê mê, thân hình gầy rộc như bộ xương còn đứng, người ngây ra như tượng gỗ. Chẳng bao lâu chàng lâm bệnh rồi chết. Khi đã hoá thành một hồn ma chàng Diệp mới có thể đạt được cái giấc mộng đỗ đạt của mình : đỗ cử nhân. Còn chàng Vương Tử An – một danh sĩ trầy trật mãi trong sự lều chõng – bị cái nghiệp thi thư và ước mong thi cử đỗ đạt ám ảnh mãi, tấc lòng ngổn ngang muôn nỗi cho nên mới có chuyện đáng buồn cười mà cũng vô cùng đáng thương xảy ra : bị quỉ hồ cười trộm đã lâu, mới nhân khi Vương bị
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất