Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hình tượng nhà nho trong thơ nôm nguyễn công trứ...

Tài liệu Hình tượng nhà nho trong thơ nôm nguyễn công trứ

.PDF
74
1155
81

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN NGỮ VĂN LÊ HẰNG MY MSSV: 6095797 HÌNH TƯỢNG NHÀ NHO TRONG THƠ NÔM NGUYỄN CÔNG TRỨ Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành Ngữ Văn Cán bộ hướng dẫn: ThS.GV: PHAN THỊ MỸ HẰNG Cần Thơ, năm 2013 1 HÌNH TƯỢNG NHÀ NHO TRONG THƠ NÔM NGUYỄN CÔNG TRỨ PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích nghiên cứu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Khái niệm thuật ngữ 1.1.1. Hình tượng 1.1.2. Hình tượng nhân vật 1.2. Khái quát về Nguyễn Công Trứ 1.2.1. Cuộc đời 1.2.2. Sự nghiệp sáng tác 1.3. Vài nét về thơ Nôm 1.3.1. Vai trò của thơ Nôm thế kỷ XIX 1.3.2. Vài nét về thơ Nôm Nguyễn Công Trứ 1.4. Hình tượng nhà nho trong văn học trung đại Việt Nam 1.4.1. Nhà nho hành đạo 1.4.2. Nhà nho tài tử 1.4.3. Nhà nho hành lạc 2 CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM CỦA HÌNH TƯỢNG NHÀ NHO TRONG THƠ NÔM NGUYỄN CÔNG TRỨ 2.1. Hình tượng “ nhà nho hành đạo” trong thơ Nôm Nguyễn Công Trứ 2.1.1. Quan niệm “chí làm trai” 2.1.2. Thể hiện vai trò, bổn phận của kẻ sĩ 2.1.3. Sự trăn trở trước thế thái, nhân tình 2.2. Hình tượng “nhà nho tài tử” trong thơ Nôm Nguyễn Công Trứ 2.2.1. Tự hào về tài năng, khí phách của mình 2.2.2. Con người đa tình và nhạy cảm 2.3. Hình tượng “nhà nho hành lạc” trong thơ Nôm Nguyễn Công Trứ 2.3.1. Thú cầm, kì, thi, tửu 2.3.2. Thú bài bạc 2.3.3. Thú hát ả đào 2.3.4. Thú vui sắc dụcCHƯƠNG 3. NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU GÓP PHẦN KHẮC HỌA HÌNH TƯỢNG NHÀ NHO TRONG THƠ NÔM NGUYỄN CÔNG TRỨ 3.1. Ngôn ngữ khắc họa hình tượng nhà nho trong thơ Nôm Nguyên Công Trứ 3.1.1. Sử dụng đại từ nhân xưng 3.1.2. Sử dụng từ ngữ bình dân 3.2. Giọng điệu góp phần khắc họa hình tượng nhà nho trong thơ Nôm Nguyễn Công Trứ 3.2.1. Giọng điệu mạnh mẽ, hào hùng 3.2.2. Giọng điệu khoan thai, dìu dặt 3.2.3. Giọng điệu trầm bỗng, réo rắt PHẦN KẾT LUẬN 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Văn học trung đại Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX phát triển rực rỡ, trong giai đoạn này nền văn học đã xuất hiện rất nhiều nhà nho tài tử, như Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cáo Bá Quát… Mỗi nhà nho biểu hiện tài năng của mình trên một vài phương diện. Nguyễn Công Trứ là một trong nhà nho tài năng có cá tính độc đáo với cái tôi ngông nghênh ngạo nghễ khác người, bản tính phóng túng mạnh mẽ, có triết lý sống tự do nhưng lại bị bó mình trong tư tưởng Nho giáo. Đấy chính là sự mâu thuẫn lớn trong tư tưởng cũng như hành động của con người Nguyễn Công Trứ. Trong sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Công Trứ, mảng thơ Nôm chiếm một vị trí quan trọng và đầy ý nghĩa trong nền văn học trung đại Việt Nam. Có thể nói, sáng tác văn chương của Nguyễn Công Trứ như là một bài ca về con người thôi thúc khát vọng và ý thức cá nhân mang hơi thở thời đại. Khác với con người cá nhân cùng thời, Nguyễn Công Trứ là con người cá nhân-hành động, cá nhân-cống hiến, cá nhân-hành lạc. Cái cá nhân mà Nguyễn Công Trứ nhắc đến là cái cá nhân của một trang tài tử hào kiệt, của một bậc anh hùng thời loạn. Con người cá nhân Nguyễn Công Trứ, dẫu rất mãnh liệt với tuyên ngôn hành động, với chí nam nhi, với sự đeo đuổi công danh, nhưng đấy cũng chỉ là một hào quang, một tiếng vọng sót lại của quá khứ hào hùng trước ông. Trên cơ sở cảm nhận về những đóng góp của Nguyễn Công Trứ về thơ Nôm, về hình tượng nhà nho, chúng tôi nhận thấy Nguyễn Công Trứ đã tạo nên một dấu ấn, điểm sáng trong thơ ca trung đại Việt Nam. Với cái nhìn đa chiều và mới mẻ đối với cuộc đời, Nguyễn Công Trứ thật sự đem đến cho văn học nhiều luồn sinh khí mới lạ, độc đáo về hình mẫu nhà nho trung đại. Và chính sự thành công ấy, Nguyễn Công Trứ đã góp thêm một phần cho sự chuyển biến và đổi mới văn học dân tộc. Trong quá trình tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp văn chương Nguyễn Công Trứ, người viết đã chọn Hình tượng nhà nho trong thơ Nôm Nguyễn Công Trứ, để nghiên cứu với mong muốn hiểu rõ hơn những 4 đóng góp của nhà thơ trong việc xây dựng hình tượng nhà nho trong nền văn học trung đại Việt Nam. 2. Lịch sử vấn đề Nguyễn Công Trứ là một trong những tác giả thành công trong văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa cuối thế kỷ XIX. Mặc dù sự nghiệp thơ văn của ông không quá đồ sộ về mặt số lượng, nhưng nó lại có một vị trí khác quan trọng và đặc biệt ý nghĩa. Thơ văn Nguyễn Công Trứ có sức lay động mạnh mẽ bởi nó chứa đựng tầm khái quát tư tưởng độc đáo, mang dáng vóc của thời đại nói chung và của chính bản thân ông nói riêng. Vì thế, khi tác phẩm của ông được lưu truyền đã thu hút sự quan tâm, nghiên cứu, khám phá của các nhà phê bình qua nhiều giai đoạn. Từ trước đến nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về cuộc đời, tư tưởng, sự nghiệp của Nguyễn Công Trứ trên nhiều bình diện và đã có những đánh giá khác nhau về tác giả. Con người và thơ văn Nguyễn Công Trứ là một hiện tượng phức tạp đầy mâu thuẫn, khó lý giải khi xét đến trạng thái ý thức của thời đại được kết tinh trong ông: quan niệm về công danh, triết lý hưởng lạc, có khi ca tụng có khi phê phán, khi lạc quan, khi bi quan… Điều này đã dẫn đến nhiều cách nhìn, cách đánh giá khác nhau về Nguyễn Công Trứ. Trên cơ sở tham khảo một số công trình nghiên cứu về Nguyễn Công Trứ, chúng tôi nhận thấy “hình tượng” nhà nho trong thơ văn ông được đề cập đến trong khá nhiều bài viết của một số nhà nghiên cứu, phê bình: Nguyễn Lộc, Nguyễn Bách Khoa, Nguyễn Viết Ngoạn…Các tác giả phân tích khá sâu sắc về hình tượng nhà nho trong thơ văn Nguyễn Công Trứ ở nhiều góc độ. Và đã làm nổi bật được nét độc đáo của hình tượng nhà nho tiêu biểu của thời đại: qua mẫu người hành đạo, tài tử, hành lạc mang bóng dáng của mẫu nhà nho xưa. Nội dung trên được nghiên cứu qua một số công trình cụ thể: Công trình “Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX”[6], Nguyễn Lộc khẳng định: “Nguyễn Công Trứ tận tụy suốt đời. Trước đây, nhiều lúc người ta thiên lệch khi nói đến nhân cách của Nguyễn Công Trứ. Họ chỉ thấy ở ông một con người phóng túng, ngông nghênh, về già còn lấy vợ trẻ mười tám đôi mươi mà quên mất Nguyễn Công Trứ là một ông quan rất thanh liêm, chính trực”.[6;215]. Phân tích thơ Nguyễn Công Trứ, tác giả tán dương chủ nghĩa lạc quan, tinh thần tích cực nhân thế ở 5 những bài thơ nói về “nam nhi” của Nguyễn Công Trứ không chỉ có ý thức về bổn phận với “thân, quân” mà còn cả ý thức về vai trò giá trị của cá nhân mình. Liên quan đến tư tưởng trong các sáng tác của Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Lộc nhận định: “Thơ văn Nguyễn Công Trứ bao hàm một nội dung khá phức tạp, kết tinh một trạng thái ý thức của thời đại: vừa ca tụng con người hành động, vừa ca tụng lối sống hưởng lạc, cầu nhàn: vừa ca tụng Nho giáo lại vừa ca tụng Đạo giáo: vừa lạc quan tin tưởng lại vừa bi quan thất vọng: vừa tự khẳng định mình lại vừa phủ định mình… Nguyễn Công Trứ là khối mâu thuẫn lớn”[6;217]. Như vậy, tác giả đã có cách nhìn khá sâu sắc khi đề cập đến những khía cạnh phức tạp, đầy mâu thuẫn trong nhân cách, trạng thái ý thức của Nguyễn Công Trứ. Công trình “Nguyễn Công Trứ về tác gia và tác phẩm”[10] đã tập hợp nhiều bài viết với nội dung khác nhau: Bài viết “Lý tưởng kẻ sĩ trong thi văn và ngoài cuộc đời Nguyễn Công Trứ” [10;195] Nguyễn Khắc Hoạch viết: “Kẻ sĩ lý tưởng mà Nguyễn Công Trứ xây dựng là một trong những biểu tượng đẹp nhất, phải là một con người trong nghĩa hoàn toàn của nó, có một tâm hồn, ở đấy lý trí và tình cảm được hòa hợp cân đối, có một nền học vấn toàn diện, kiêm bách nghệ, có cái hào hoa phong nhã của người văn nghệ lập ngôn, cái khí phách hiên ngang cái thế của người anh hùng lập công và tâm hồn phóng khoáng “chính tâm” của người hiền triết lập đức và đặc biệt nhất là không hề tách rời hành động ra ngoài tư tưởng, nghĩa là sống mãnh liệt, sống đầy đủ ở ngoài cuộc đời, ý thức hệ mà mình đã tạo ra nên hay thừa nhận trong văn phẩm của mình”[10;202] tác giả nhấn mạnh đến hình tượng “anh hùng thời loạn”, đây là mẫu người lý tưởng, say sưa hành đạo, giúp đời, luôn mơ ước thực hiện “chí làm trai” theo quan niệm của Nguyễn Công Trứ. Bài viết “Thơ hành lạc của Nguyễn Công Trứ với dòng thơ “an lạc” thế giới”[10;439] Phạm Vĩnh Cư nhận xét: “Nhưng khẳng định cầu hưởng thụ của con người, nâng nó lên thành một triết lý có sức thu phục nhân tâm thì không mấy ai làm được như Nguyễn Công Trứ”[10;439]. Điều này cho thấy quan niệm hưởng lạc (hành lạc) và hành đạo đối với Nguyễn Công Trứ là sứ mệnh, là triết lý sống không thể thiếu trong việc thể hiện tính cách của hình tượng nhà nho xưa. 6 Bài viết “Hát nói Nguyễn Công Trứ” [10;435] Nguyễn Đức Mậu chú ý đến nhân cách, thái độ của Nguyễn Công Trứ khi thể hiện quan niệm hành lạc: “Trong quan niệm hành lạc của Nguyễn Công Trứ đã bộc lộ một thái độ tự do, tự do hưởng lạc thú, tự do ca ngợi lạc thú. Đó là tư tưởng đề cao con người tự nhiên, chống lại sự khắc khe của tư tưởng đề cao con người xã hội của lễ giáo, đó là thái độ chống đối lễ giáo, chuyên chế và đồng thời đòi quyền hạnh phúc tự do cho cá nhân, cụ thể là người tài tử”.[10;461]. Công trình “Tâm lý và tư tưởng Nguyễn Công Trứ”[5] Nguyễn Bách Khoa nhận định: “quan niệm hành lạc của Nguyễn Công Trứ là một lợi khí chiến đấu vậy. Đó là một quan điểm của một đẳng cấp sĩ phiệt dùng để phân biệt mình với giai cấp phú hộ và toàn thể dân gian: nghệ thuật hành lạc là một nghệ thuật thống trị”.[5;188]. Tác giả đã giải thích về bản chất của tư tưởng hành lạc của Nguyễn Công Trứ. Công trình “Nguyễn Công Trứ - Cao Bá Quát”[4] Hồ Sỹ Hiệp và Lâm Quế chú ý: “Những sáng tác của ông trong giai đoạn đầu phản ánh tâm trạng của họ. Ông đặc biệt ca ngợi con người hành động, con người trung hiếu, đề cao chí nam nhi, đề cao vai trò của kẻ sĩ theo tinh thần Nho giáo, đã kích Phật giáo và tràn trề tin thần lạc quan tin tưởng” [4;19]. Điều này cho thấy tư tưởng Nguyễn Công Trứ vẫn luôn được đặt trong mối tương quan của tầng lớp nho sĩ đương thời, đó là cái hăm hở của một nhà nho sau khi đỗ đạt ra phụng sự giúp vua cai trị đất nước. Và tác giả nhận định : “Nguyễn Công Trứ là con người hành động nhưng cũng là con người hành lạc” [ 4;40]. Công trình “Nguyễn Công Trứ - Bài ca ngất ngưỡng”[8] Nguyễn Viết Ngoạn giải thích: “Nguyễn Công Trứ như một kẻ muốn bỏ mà không thoát, muốn xa mà không quên nổi cái cuộc đời mà mình từng chấp nhận, từng cố gắng và từng cống hiến cho nó”[8;1]. Ở Nguyễn Công Trứ hành lạc lẫn hành đạo, cả sự hưởng thú vui lẫn việc thực hiện sứ mệnh của người anh hùng trên đời đều khát khao sống hết mình cho cuộc sống. Nguyễn Công Trứ luôn thể hiện cái khí phách cứng cỏi, bản lĩnh cao cường của mình trong thơ. Thơ ông vừa diễu cợt người đời, vừa diễu cợt bản thân mình. Công trình “Nguyễn Công Trứ tác giả, tác phẩm, giai thoại”[7] Nguyễn Viết Ngoạn đánh giá: “Cái hay của thơ văn Nguyễn Công Trứ là cái hay mang phẩm chất tự nhiên, của sự vô tình đánh rơi những hạt sương long lanh vào bông hoa nghệ thuật đang còn 7 “chúm chím””[7;111]. Điều này cũng có thể xem là sự mới lạ, sự chọn lọc, cách tân trong việc sử dụng thể loại sáng tác của Nguyễn Công Trứ. Nghiên cứu về Nguyễn Công Trứ nhìn chung đã có rất nhiều công trình, bài viết với đầy đủ quy mô khác nhau, phản ánh nhiều góc độ khác nhau và đó cũng là những tìm tòi, khám phá đáng quý, đáng trân trọng. Nhưng hình tượng nhà nho trong thơ Nôm Nguyễn Công Trứ vẫn chưa được quan tâm tìm hiểu toàn diện, còn ở mức độ riêng lẻ. Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa và phát huy những thành quả của các công trình đi trước cũng là để góp phần nhận thức, khám phá thấu đáo, toàn diện hơn về đề tài. Với kiến thức hạn hẹp, chúng tôi cố gắng tìm hiểu sâu hơn về hình tượng nhà nho cũng như các yếu tố hình thức nghệ thuật trong mối tương quan trong thơ Nôm của Nguyễn Công Trứ. 3. Mục đích nghiên cứu Đề tài này sẽ giúp chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về nhà thơ Nguyễn Công Trứ. Trong đó, người viết sẽ quan tâm làm nổi bậc hình tượng nhà nho trong thơ Nôm Nguyễn Công Trứ, cũng như những đóng góp về hình thức nghệ thuật của nhà thơ đối văn học dân tộc. Và càng làm nổi bật hơn những nét độc đáo của Nguyễn Công Trứ khi khắc họa hình tượng nhà nho hành đạo, nhà nho tài tử, nhà nho hành lạc, và mỗi hình tượng nhà nhà nho là một cách thể hiện khác nhau, một khung bậc trạng thái khác nhau. Qua đó, người viết có cơ hội tìm hiểu sâu hơn, toàn diện hơn về nhà thơ Nguyễn Công Trứ cũng như các sáng tác của ông. Khi thực hiện đề tài, người viết mong muốn góp phần làm phong phú nâng cao vốn kiến thức chuyên sâu, vận dụng kiến thức đạt được giúp ích cho việc học tập, nghiên cứu về tác giả và tác phẩm sau này. 4. Phạm vi nghiên cứu Trong giới hạn của đề tài, chúng tôi tìm hiểu hình tượng nhà nho trong thơ Nôm Nguyễn Công Trứ. Trên cơ sở đối chiếu, so sánh với hình tượng nhà nho trong văn học trung đại Việt Nam để làm nổi bật đặc điểm của hình tượng nhà nho hành đạo, nhà nho tài tử, nhà nho hành lạc trong thơ Nôm Nguyễn Công Trứ qua một số biểu hiện về nội dung và nghệ thuật xây dựng hình tượng nhà nho trong tác phẩm của ông. 8 Để thực hiện đề tài, chúng tôi có dẫn tư liệu liên quan đến thơ Nôm Nguyễn Công Trứ: Nguyễn Công Trứ thơ và đời[2], Tâm lý và tư tưởng Nguyễn Công Trứ[5], Nguyễn Công Trứ về tác gia và tác phẩm[10], Đến với thơ Nguyễn Công Trứ[11]. Và các tài liệu có liên quan đến đề tài: Văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX (tái bản)[6], Thi pháp văn học trung đại Việt Nam[14], Nhà nho tài tử và văn học Việt Nam[16], Đặc trưng văn học trưng đại Việt Nam[17]. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp khảo sát – thống kê: Với phương pháp này, người viết đã tìm kiếm những sáng tác của Nguyễn Công Trứ (mặc dầu có nhiều dị bản) và tìm hiểu một cách chính xác để tác phẩm phù hợp với đề tài đã nêu. - Phương pháp phân tích – tổng hợp: Từ những tài liệu tham khảo, cũng như dữ liệu của các nhà nghiên cứu, những bài viết của các tác giả, người viết đã chọn lọc và tổng hợp các tư liệu có liên quan đến đề tài. Để từ đó có hướng tiếp cận. - Phương pháp so sánh – đối chiếu: Bên cạnh tìm hiểu về Nguyễn Công Trứ thì người viết có thể so sánh, đối chiếu với các tác giả khác để làm nổi bật hơn những đặc điểm của thơ văn Nguyễn Công Trứ. 9 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Khái niệm thuật ngữ 1.1.1. Hình tượng Hình tượng là một thuật ngữ chỉ nhiều đối tượng được hiểu “là một thứ được xuất hiện trong tác phẩm nghệ thuật mà có thể nói lên những cảm giác và tình cảm của mọi người có thể phản ánh thế giới bên ngoài và mọi thức cảm tính của cuộc sống nội tâm con người”[12;22]. Nói đến hình tượng có thể nói thế giới hình tượng rất phong phú. Điều đầu tiên phải kể đến đó là hình tượng văn học, tiếp theo là hình tượng nghệ thuật, hình tượng nhân vật, hình tượng về không gian, thời gian. Khái niệm hình tượng được chia thành hai mảng: khái niệm hình tượng nghệ thuật và hình tượng văn học. 1.1.2. Hình tượng nhân vật Hình tượng nghệ thuật là “phương thức chiếm lĩnh và tái tạo hiện thực riêng biệt, và vốn chỉ có ở nghệ thuật. Bất cứ hình tượng nào được xây dựng lại một cách sáng tạo trong tác phẩm nghệ thuật đều là hình tượng nghệ thuật; thông thường và quan trọng nhất là hình tượng con người”[12;141] Trong nội hàm của hình tượng nghệ thuật có nhiều đối tượng như hội họa, âm nhạc, điêu khắc,… Ở đây chúng tôi quan tâm đến hình tượng văn học. Đây là một dạng của 10 hình tượng nghệ thuật được thể hiện bằng chất liệu ngôn từ, nên còn được gọi là hình tượng ngôn từ. Chức năng quan trọng của hình tượng ngôn từ là truyền cho các từ một trong tải đời sống, khắc phục tác hại bản thân thể luận của ký hiệu, vạch cái không ước lệ đằng sau cái ước lệ. Ở tác phẩm trữ tình ưu thế thuộc về hình tượng chuyển nghĩa như ẩn dụ, hoán dụ, so sánh… Như vậy, tính ẩn dụ và tính cốt truyện, khả năng tập hợp các sự vật trong không gian và tổ chức triển khai chúng trong thời gian là nét đặc trưng cho hình tượng văn học. Bản thân hình tượng văn học ngoài việc tồn tại cái gọi là hình tượng con người (hình tượng nhân vật) thì hình tượng tác giả cũng là một yếu tố quan trọng. Nhân vật có thể được thể hiện bằng những hình thức khác nhau nhất. Đó có thể là những con người được miêu tả đầy đặn cả ngoại hình lẫn nội tâm, có tính cách, tiểu sử như thường thấy trong tác phẩm tự sự, kịch. Đó có thể là những con người thiếu hẳn những nét đó, nhưng lại có tiếng nói, giọng điệu, cái nhìn như nhân vật người trần thuật, hoặc chỉ có cảm xúc, nỗi niềm, ý nghĩ, cảm nhận như nhân vật trữ tình trong thơ. Văn học không thể thiếu nhân vật, bởi vì đó là hình thức cơ bản để qua đó văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng. Bản chất của văn học là quan hệ đối với đời sống, nó chỉ tái hiện được đời sống những chủ thể nhất định, đóng vai trò như những tấm gương của cuộc đời. Tóm lại, nhân vật văn học là hình thức khái quát đời sống. Đọc tác phẩm, cần tìm hiểu hết nội dung đời sống và nội dung tư tưởng thể hiện trong nhân vật. 1.2. Khái quát về Nguyễn Công Trứ 1.2.1. Cuộc đời Nguyễn Công Trứ (1778-1858), tự Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, bút hiệu Hy Văn, quê quán ở làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Thân phụ là Nguyễn Công Tấn, đậu cử nhân, làm quan tới chức Tri Phủ, tước ngạn hầu. Thân mẫu là thứ nhất của Đức ngạn hầu, vốn con gái Nội thị Cảnh nhạc, người trấn Sơn Nam thượng(Hà Đông). Xuất thân trong gia đình có danh giá, ông là cháu ngoại một quan nội thị tước Bá, là con trai một quan Tri phủ và lại sống vào một thời đại trọng khoa, trọng danh, trọng tước nên Nguyễn Công Trứ đã sống những ngày tháng thơ ấu trong nhung lụa, đã có đủ tư thế để tự 11 mãn, tự hào và tự tôn vì dòng dõi, gia thế cũng như vì địa vị xã hội của toàn thể đẳng cấp mình. Nguyễn Công Trứ đã tự hào về đẳng cấp: Có giang sơn thì sĩ đã có tên Từ Chu Hán vốn sĩ này là quí Niềm tự mãn, tự hào này về sau đã là một động lực rất mạnh mẽ để thúc đẩy Nguyễn Công Trứ tìm đường tiến thủ, vượt mọi trở ngại, thoát cảnh nghèo khó tủi nhục mà xây dựng sự nghiệp vẻ vang trong tương lai. Nguyễn Công Trứ đã từng sống trong cảnh nghèo khổ. Thân phụ ông chống Tây Sơn thất bại, lúc đó ông mới lên mười tuổi. Tuổi thanh niên của ông là lúc nhà Tây Sơn sụp đổ, nhà Nguyễn lên thay, đang tích cực củng cố địa vị thống trị của mình. Xã hội có vẻ ổn định. Nguyễn Công Trứ hăm hở đi thi. Sau nhiều lần đi thi, năm 1819 ông thi đậu giải nguyên và được bổ làm quan. Bấy giờ ông bốn mươi mốt tuổi. Lúc mới ra làm quan, Nguyễn Công Trứ giữ chức Hành tẩu ở Quốc sử quán (năm 1820). Sau đó ông liên tiếp giữ các chức Tri huyện Đường Hào, Hải Dương (năm 1823), Tư nghiệp Quốc tử giám (năm 1824), Phủ thừa phủ Thừa Thiên (năm 1825), Tham tán quân vụ, rồi thăng Thị lang Bộ Hình (năm 1826). Năm 1828, Nguyễn Công trứ thăng Hữu tham tri Bộ Hình, giữ chức Tổng đốc tỉnh Hải An…Nói chung, không một chức vụ nào Nguyễn Công Trứ giữ liền trong một thời gian bốn vài năm. Thậm chí nhiều khi trong cùng một năm, ông thay đổi đến mấy chức, hay chuyển làm đến làm mấy việc. Chẳng hạn, năm Minh Mệnh thứ hai (1821), sau khi ra làm quan được một năm, thì tháng 3 ông làm Biên tu Viện Hàn lâm, tháng 4 chuyển sang Biên tu Quốc sử quán, tháng 6 được phái đi Nam Định. Hay năm 1840, tháng 7 được cử đến Đà Nẵng khám xét các hiệu thuyền, nghiên cứu kế hoạch phòng thủ ở cửa bể này, tháng 9 sung chức chủ khảo trường thi Hà Nội, tháng 11 được phong Tả đô ngự sử Viện Đô sát, kiêm Tham tri Bộ Binh, cùng tháng ấy ông được cử giữ chức Tán lý cơ vụ đồn Trấn Tây.v.v… Hơn nữa, con đường làm quan của Nguyễn Công Trứ dưới triều Nguyễn cũng bao phen sóng gió. Trong hai mươi tám năm làm quan, Nguyễn Công Trứ bị giáng chức và cách chức cả thảy đến năm lần. Năm 1831, vì đề cử một người làm huyện thừa huyện Tiền Hải. Thái Bình không đúng thủ tục, Nguyễn Công Trứ bị giáng làm tri huyện. Năm 1834, đi đánh Nùng Văn Vân ở Thái Nguyên, Nguyễn Công Trứ bị khiển trách là chậm trễ, “đáng lẽ phải cách 12 chức”, nhưng sau được “chiếu cố”, ông chỉ bị phạt giáng ba. Năm 1835, vì chuyện một người tù vượt ngục, ông bị giáng bốn cấp, đổi về kinh. Năm 1840, Nguyễn Công Trứ không tích cực thi hành một chỉ dụ của triều đình, ông bị Bộ Hình tuyên án “ trảm giam hậu”, sau xét thấy không lợi, Thiệu Trị chỉ giáng ông làm Tuần phủ tỉnh An Giang, Nam Bộ. Năm 1843, viên Tổng đốc An Giang Hà Tiên vu cáo Nguyễn Công Trứ cho thuyền đi buôn lậu, ông bị cách chức, bắt làm lính thú lên trấn ở biên thùy Quảng Ngãi. Năm 1845, Nguyễn Công Trứ lại được phục chức, cho làm Chủ sự Bộ Hình, năm sau làm quyền án sát Quảng Ngãi, được hai tháng, ông lại đổi ra làm Phủ thừa phủ Thừa Thiên, rồi đến năm 1847 ông thăng làm Phủ doãn phủ ấy. Cũng năm này ông vừa tròn bảy mươi tuổi, Nguyễn Công Trứ xin về hưu, nhưng Thiệu Trị không cho. Năm 1848, Tự Đức nguyên niên, Nguyễn Công Trứ lại xin về hưu, và lần này ông được về hẳn. Từ lúc về hưu, nhà thơ còn sống thêm hơn mười năm nữa. Nguyễn Công Trứ mất ngày 14 tháng 11 năm Tự Đức thứ 12, tức vào ngày 7 tháng 12 năm 1858. Nguyễn Công Trứ có một vợ chính họ Đặng, và 12 người vợ lẽ, và cả thảy có 12 đứa con trai và 14 đứa con gái. Cuộc đời của Nguyễn Công Trứ là cuộc đời của một con người say mê hoạt động. Mặc dầu cuộc đời ông gặp biết bao nhiêu sóng gió nơi quan trường, lúc thì liên tục thăng chức lúc thì bị giáng chức đến chức nhỏ nhất nhưng ông không lo ngại về điều đó mà Nguyễn Công Trứ vẫn cứ tiếp tục lao vào công việc một cách hăng say, không hề quản ngại gian lao, vất vả để phục vụ cho đất nước. 1.2.2. Sự nghiệp sáng tác Nguyễn Công Trứ là nhà thơ có một vị trí đáng kể trong văn học Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ XIX. Ở giai đoạn này, chữ Hán trở lại địa vị độc tôn, các giới chính thống đua nhau ca tụng và cổ vũ văn học viết bằng chữ Hán, trong khi đó sáng tác của Nguyễn Công Trứ hầu hết lại bằng chữ Nôm. Nguyễn Công Trứ sáng tác khá nhiều, ông đã để lại một kho thi văn chữ Nôm phong phú, nhưng phần lớn bị thất lạc. Theo cuốn sách biên khảo của giáo sư Lê Thước ghi nhận: sáng tác của Nguyễn Công Trứ trên một nghìn bài nhưng còn lại khoảng 150 bài, gồm có nhiều thể tài khác nhau, trong đó: 1 bài phú ( Hàn nho phong vị), trên 50 bài thơ Đường luật, 21 câu đối Nôm, 2 bản tuồng (tuồng Tửu hội 13 và Lý phụng công), Hát nói chiếm số lượng nhiều nhất có khoảng trên 60 bài. Có thể nói, sự nghiệp sáng tác của ông không phải là quá đồ sộ, nhưng những gì ông thể hiện trong tác phẩm của mình có nhiều vấn đề cần phải quan tâm tìm hiểu. Nguyễn Công Trứ bắt đầu sáng tác vào giai đoạn đầu của triều đại nhà Nguyễn, một triều đại được thành lập sau những năm chiến tranh liên miên trong thế kỷ XVIII, trên một đất nước thống nhất, cho nên triều đại này có một điều kiện để mị dân, tạo ra một sự ổn định giả tạo cho xã hội. Chính điều đó đã gây nên ảo tưởng cho một phần số trí thức, nhất là những gia đình phong kiến lớp dưới. Họ hăm hở đi học, đi thi và ra làm quan và Nguyễn Công Trứ là một trong số ấy. Sáng tác của Nguyễn Công Trứ trong giai đoạn đầu phản ánh tâm trạng của ông và các nhà Nho cùng thời. Nguyễn Công Trứ được sinh ra trong một gia đình có nề nếp mang đậm chất Nho học cho nên Nho học đã sớm được hình thành trong Nguyễn Công Trứ. Vì thế, ông luôn ca ngợi những con người hành động, đề cao chí nam nhi, đề cao vai trò kẻ sĩ theo tinh thần Nho giáo. Nhưng càng về sau thì tinh thần ấy lại bị giảm sút, bởi bản thân ông nhận thấy rằng triều đại mà ông tôn thờ, phụng sự không giống như ông nghĩ là tốt đẹp. Nguyễn Công Trứ làm việc hết mình vì triều Nguyễn nhưng chính triều đại ấy lại nghi ngờ ông. Nguyễn Công Trứ muốn phục vụ hết mình, làm một ông quan thanh liêm thì lại bị triều đình cách chức, bắt tội, bác bỏ… Từ thất vọng đó, Nguyễn Công Trứ đã dần chuyển hướng sáng tác, từ đề tài ca ngợi, khẳng định, tự hào chuyển sang với những sáng tác mang màu sắc tố cáo, đã kích xã hội, và nhiều bài thơ về thế thái nhân tình được ra đời. Nhà thơ còn vạch trần thói tham ô của quan lại, thói đạo đức giả của bọn nhà giàu (Than cảnh nghèo, Vịnh cảnh nghèo, Tết nhà nghèo…), ngoài ra ông còn lên án, tố cáo gay gắt sự tác oai tác quái của đồng tiền (Vịnh đồng tiền, Vịnh nhân tình thế thái, Thế tình bạc bẽo…). Những đề tài này, Nguyễn Công Trứ đã đưa vào thơ một cách rất tự nhiên, giàu hình ảnh, chi tiết rất sinh động, cụ thể, thấm đượm cảm xúc, triết lý, và tạo nên sức lay động mạnh. Tuy nhiên khi về già, Nguyễn Công Trứ thấy sự phê phán, tố cáo của mình không còn kết quả nữa nên ông đã sáng tác nhiều bài thơ mang tư tưởng hưởng lạc, thoát ly. Tư tưởng, thái độ của ông đối với triều đại, với thời cuộc không còn là con người say mê hoạt động, hăm hở của một con người có chí hướng mong đem tài trí của mình đóng góp cho vua, phục vụ cho dân mà còn lại chỉ là sự ngán ngẫm, muốn thoát ly, 14 muốn an nhàn. Nguyễn Công Trứ nhận thấy trong thời cuộc hiện tại đã không cho phép ông thực hiện tiếp chí làm trai, không cho phép ông vẫy vùng ngang dọc. Vì thế, tư tưởng của ông dần dần mất đi sự nhiệt huyết, sôi nổi. Danh lợi đối với ông chỉ còn lại sự chán nản: Chen chúc lợi danh đà chán ngắt Cúc tùng phong nguyệt mới vui sao Đám phồn hoa trót bước chân vào Sực nghĩ lại giật mình bao kể xiết (Thoát vòng danh lợi) Nhìn chung, thơ văn của Nguyễn Công Trứ nói về cuộc đời, chí hướng, tư tưởng của ông. Thơ văn của Nguyễn Công Trứ mang màu sắc thời đại rõ rệt, ông là một con người nhạy cảm, chứa đầy những tâm tư và việc làm có nhiều mâu thuẫn, có lúc thì hăng hái, say mê, nhưng có lúc ca tụng sự an nhàn, có lúc xem danh lợi là vinh, nhưng rồi có lúc xem danh lợi là nhục… Nhưng từ trước đến sau, từ đầu đến cuối những mâu thuẫn đó chỉ là của một con người sống trong một hoàn cảnh xã hội rối ren, nhiễu nhương. Vì vậy nghiên cứu về Nguyễn Công Trứ, chúng ta phải thấy được hết những mâu thuẫn ấy thì mới có thể hiểu đúng, đánh giá đúng và sâu sắc về con người cũng như sự nghiệp sáng tác của ông. 1.3. Vài nét về thơ Nôm 1.3.1. Vai trò của thơ Nôm thế kỷ XIX Nền văn học dân tộc của ta thực sự ra đời cùng nền độc lập của dân tộc. Từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XVIII, gần tám thế kỷ trôi qua, lịch sử đã xây dựng cho nó một truyền thống về văn học dân gian cũng như về văn học bác học, về văn chương chữ Hán, cũng như về văn chương chữ Nôm. Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX ra đời trong giai đoạn chế độ phong kiến đi vào con đường khủng hoảng, bế tắc. Giai cấp phong kiến thống trị giai đoạn này tỏ ra không còn năng lực quản lý và lãnh đạo nhà nước, mà lao vào cảnh ăn chơi trụy lạc và tranh giành quyền lợi, sinh ra đâm chém lẫn nhau. Thế nhưng không vì thế mà văn học giai đoạn này lại bị kìm hãm mà ngược lại văn 15 học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa cuối thế kỷ XIX lại phát triển một cách rực rỡ. Điều đó nhìn có vẻ mâu thuẫn, nhưng kỳ thực không có gì mâu thuẫn cả. Mác nói: “Đối với nghệ thuật có những thời kỳ phồn vinh nhất định, tuyệt nhiên không có quan hệ gì với sự phát triển chung của xã hội cả, và do đó cũng tuyệt nhiên không có quan hệ gì với cơ sở vật chất, với cốt cách của xã hội, nếu có thể nói như thế được”( MácĂng ghen, Về văn học nghệ thuật, NXB Sự thật, Hà Nội, 1958, tr 99). Đối với văn học giai đoạn này cũng cần phải nhìn nhận trên một quan điểm như vậy. Chúng ta không thể chỉ dừng lại ở nhận xét về sự phát triển không tương ứng giữa văn học và xã hội, mà phải đi sâu vào cơ cấu của xã hội, phải “khảo sát cuộc đấu tranh giai cấp và nghiên cứu sự chuyển biến muôn hình vạn trạng của nó”, như thế chúng ta sẽ thấy rất rõ rằng văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX, nếu một mặt có sự phát triển không tương ứng với xã hội nói chung, nói cụ thể hơn, có sự phát triển không tương ứng với cơ sở kinh tế xã hội, thì mặt khác, nó lại phát triển rất tương ứng với tình hình cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt trong giai đoạn này mà lực lượng tiến bộ, lực lượng của quần chúng nông dân có một ưu thế không thể chối cãi được. Nếu như dưới thời Lý – Trần, thời Lê sơ đều phần lớn rất chú trọng việc thi cử, nói chung, việc học hay thi cử được tổ chức quy củ, nghiêm ngặt. Bước sang nửa cuối thế kỷ XVIII chế độ phong kiến suy tàn, việc học việc thi không được chú trọng. Trường học có thể được mở ở khắp nơi. Học trò không cần giỏi cũng có thể đi thi. Bọn thống trị nhiều lúc cần tiền sẵn sàng biến thi cử thành chuyện mua bán. Chính điều kiện đó làm hình thành một tầng lớp nho sĩ bình dân tăng cường cho đội ngũ sáng tác. Việc học, việc thi mở rộng không những tăng cường đội ngũ nho sĩ bình dân vào lực lượng sáng tác văn học, mà nó cũng làm cho công chúng văn học thay đổi. Trước kia công chúng văn học bác học chỉ là một số ít những người có học thuộc tầng lớp trên. Giai đoạn này công chúng văn học được mở rộng, gồm nhiều người có học không những thuộc tầng lớp trên, mà khá đông lại thuộc tầng lớp trên và dưới, và thông qua những độc giả thuộc tầng lớp trung và dưới, công chúng văn học – chủ yếu là công chúng của văn học chữ Nôm – được mở rộng đến đông dảo quần chúng. Đương thời Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc và nhiều truyện Nôm bình dân không phải chỉ nho sĩ mới thưởng thức, mà quần chúng rộng rãi cũng thưởng thức được. 16 Có người không biết chữ Nôm, nhờ thuộc Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm mà về sau học được chữ Nôm. Đó là một bước phát triển có ý nghĩa. Văn học nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX gồm hai bộ phận: văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm. Cả hai đều phát triển hơn trước rất nhiều, đặc biệt là bộ phận văn học chữ Nôm. Thành tựu của văn học Việt Nam giai đoạn này, chủ yếu nói đến bộ phận văn học chữ Nôm, mặc dù không phải văn học chữ Hán không có thành tựu đáng kể. Văn học chữ Nôm phát triển mạnh trong giai đoạn này cả về số lượng lẫn chất lượng. Sáng tác văn học bằng chữ Nôm ít ra đã có từ thời Hàn Thuyên, đời Trần. Đến đời Lê, với sáng tác của Nguyễn Trãi, của Lê Thánh Tông với hội Tao đàn, của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Thiên Nam ngữ lục… văn học chữ Nôm đã khẳng định được vị trí của nó trong đời sống văn học dân tộc. Về phương diện thể tài, nhìn chung những thể tài của văn học chữ Nôm đều đã được manh nha từ trước, nhưng đến giai đoạn này nó mới thật sự phát triển hoàn chỉnh, mới thật khai hoa kết quả. Những giai đoạn trước, thể tài được dùng trong văn học chữ Nôm, chủ yếu là thể thơ Đường luật, nghĩa là thể tài dùng trong thi cử, vốn bắt nguồn từ văn học nước ngoài. Do nhu cầu diễn đạt nội dung dân tộc và nhiều khi cần diễn đạt với quy mô lớn, việc dùng nguyên vẹn thể thơ Đường luật có chỗ không thích hợp, nhà thơ cần phải có sự sáng tạo trong phương diện phản ánh. Nhiều nhà thơ Nôm các giai đoạn trước đã đi đến việc cải biến thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật thành thể bát cú xen kẽ câu sáu chữ với câu bảy chữ; đồng thời kết những bài thơ Đường luật thành thể truyện thơ để có khả năng phản ánh cuộc sống rộng hơn. Kết quả là sự ra đời loại thơ Nôm bát cú của Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông và các truyện thơ Vương Tường, Tô Công phụng sứ v.v… Trong văn học chữ Nôm nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX chưa có văn xuôi nghệ thuật, thơ vẫn là chủ yếu. Thơ trữ tình ở giai đoạn này chủ yếu được viết bằng thể Đường luật, hát nói và song thất lục bát, còn thơ tự sự được viết bằng thể lục bát. Thơ Đường luật thường diển tả một khoảnh khắc của tâm trạng hay một cảm xúc nào đó của nhà thơ trước cuộc sống. Dung lượng của thể tài hạn chế và cách luật của nó chặt chẽ. Tuy vậy các nhà thơ Nôm viết bằng thể thơ Đường luật vẫn có những thành tựu đáng kể như Hồ Xuân Hương, bà Huyện Thanh Quan. So với thể thơ Đường luật, thể hát nói cũng là một thể thơ trữ tình ngắn, nhưng có dung lượng lớn hơn và cách luật cũng thoải mái 17 hơn. Thể hát nói xuất hiện từ thế kỷ XVI với Lê Đức Mao, sau đó không thấy được dùng. Đầu thế kỷ thứ XIX nó được dùng lại với các nhà thơ Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Hàm Ninh. Nhưng thơ trữ tình ở giai đoạn này chủ yếu được viết bằng thể song thất lục bát. Song thất lục bát bắt đầu với bản dịch Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm, rồi Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều, tiếp theo Ai tư vãn của Lê Ngọc Hân, Văn triệu linh của Phạm Thái, Văn chiêu hồn của Nguyễn Du… được nâng lên thành thể trường ca trữ tình, thường gọi là Ngâm hay Ngâm khúc, phát huy truyền thống của Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm khúc. Đây là một trong những thể loại tiêu biểu nhất của văn học giai đoạn này và đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. Ngâm khúc ra đời đánh dấu đánh dấu một bước phát triển của thể loại trữ tình trong văn học Việt Nam, ảnh hưởng của nó rất lớn đối với văn học đương thời, cũng như đối với sự phát triển văn học trong tương lai. Nhưng dù sao Ngâm khúc cũng chỉ diển tả tâm trạng, nói đúng hơn là diển tả tâm trạng buồn. Cuộc sống đòi hỏi phải có những thể loại lớn để phản ánh một cách đa dạng và bao quát. Văn xuôi chữ Nôm chưa ra đời, Truyện thơ đảm nhiệm công việc ấy mà chủ yếu là truyện thơ lục bát. Có thể nói truyện thơ lục bát là đỉnh cao của văn học chữ Nôm, thành tựu xuất sắc nhất của văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX. Thể lục bát, do đặc điểm về cấu tạo – chủ yếu cũng là cấu tạo nhịp điệu – nó linh hoạt hơn song thất lục bát. Lục bát có thể diển tả tình cảm u buồn, cũng có thể diển tả tình cảm trong sáng, có thể đi sâu vào đời sống nội tâm, cũng có thể miêu tả sự việc, hành động, có thể trữ tình, cũng có thể trào phúng, khôi hài v.v… Một thể tài kết hợp được nhiều mặt, nhiều chức năng, nhiều sắc thái thẩm mỹ như thế, thích hợp với lối phản ánh cuộc sống có tính chất sử thi. Ngoài truyện thơ lục bát, giai đoạn này cũng xuất hiện loại Ký sự lục bát. Truyện thơ thường viết dựa theo câu chuyện nước ngoài, hay diễn ca cổ tích; còn ký sự thì ghi chép những sự việc tác giả đã trải qua. Có ký sự đầy tính chất hư cấu thơ mộng, thực hư khác gì một truyện thơ như Mai đình mộng ký của Nguyễn Huy Hổ. Có ký sự một nửa là tự truyện như Bất phong lưu truyện của Lý Văn Phức. Ngoài ra thể lục bát còn được dùng để diễn ca lịch sử như Đại Nam quốc sử diễn ca của Lê Ngô Cát và Phạm Đình Toái, tiếp tục truyền thống diễn ca lịch sử của Thiên Nam ngữ lục. Nhìn chung văn học giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX phát triển rực rỡ cả về số lượng lẫn về chất lượng. Văn học chữ Nôm giai đoạn này thật sự đạt 18 được rất nhiều thành tựu đáng kể và đánh dấu một bước phát triển cho nền văn học đương thời cũng như nền văn học trong tương lai. 1.3.2. Vài nét về thơ Nôm Nguyễn Công Trứ Đặc điểm nổi bật trong sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Công Trứ là mảng thơ Nôm. Văn chương chữ Nôm của Nguyễn Công Trứ đã góp một phần cho sự chuyển mình đầy giá trị của cả nền văn học nước nhà. Nhắc đến thi nhân Nguyễn Công Trứ, cái ấn tượng mạnh mẽ nhất về nghệ thuật sáng tác chính là ở chỗ: ông được mọi người thừa nhận xem như là “ông hoàng hát nói”. Điều này khiến ta liên tưởng đến một Hồ Xuân Hương với biệt danh là “bà chúa thơ Nôm” (chữ dùng của Xuân Diệu). Công lao lớn nhất đóng góp cho sự phát triển nghệ thuật văn học nước nhà của Nguyễn Công Trứ là ông đã “có công làm cho hát nói trở thành một thể thơ hoàn chỉnh, linh hoạt, đồng thời ông cũng có công mở rộng nội dung của nó… Dưới bàn tay tài hoa của nhà thơ, thể hát nói từ giã các hành viện của ả đào để bước lên đài danh dự của những thể thơ truyền thống của dân tộc” [6;85] và “trong lịch sử văn học dân tộc, hiếm có một nhà thơ nào như Nguyên Công Trứ vừa viết được những câu hát hào hùng…đồng thời cũng viết được những câu khoan thai, có âm hưởng réo rắt” [6;85]. Hơn thế nữa, đóng góp lớn lao của “ông hoàng hát nói”này đã mở màn và tạo ra cả một khuynh hướng văn học lúc bấy giờ cũng như sau này, cho mãi đến thế kỷ XX. Ông sáng tác rất nhiều loại thể khác nhau, chúng ta phải khẳng định rằng thể hát nói đã tạo được dấu ấn riêng, mở rộng phạm vi nội dung từ chí nam nhi, nhân tình thế thái và triết lí cầu nhàn hưởng lạc. Nguyễn Công Trứ đã đưa hát nói từ lối hát của ca trù trở thành thể loại văn học mang đậm bản sắc dân tộc Việt. Nguyễn Công Trứ cũng trở thành một trong những tác giả viết hát nói nhiều nhất và thành công nhất, đưa nghệ thuật hát nói lên đến đỉnh cao, ông mở ra một khuynh hướng phát triển mới cho văn học 19 trung đại với những vần thơ tự do đó là những tiếng nói của một con người mang bản ngã độc đáo. Nguyễn Công Trứ đã có công vun trồng và nuôi dưỡng thể hát nói trưởng thành để nó trở thành một thể loại độc lập. Ông góp phần hoàn chỉnh về mặt thể cách, tạo nên cấu trúc nghệ thuật hoàn chỉnh cho hát nói. Không ai có thể phủ nhận được sự đóng góp của ông đối với nền văn học dân tộc. Bên cạnh hát nói thì thơ Nôm Đường luật cũng chiếm một vị trí quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Công Trứ. Ông là nhà thơ sáng tác chủ yếu bằng văn Nôm. Nghiên cứu sự nghiệp văn chương còn lại của ông ta thấy tất cả đều viết bằng chữ Nôm. Ông làm thơ bằng tiếng nói của nhân dân, những tiếng nói người ta thường đọc, thường nghe, nói ra tức là thành văn, Nguyễn Công Trứ là một trong những nhà thơ sử dụng khá thành công tục ngữ, ca dao, tiếng địa phương, ông vận vào thơ văn của mình một cách tự nhiên, thích hợp, sinh động và dễ đi vào lòng người. Lời văn của ông nghe vừa nhẹ nhàng vừa chất phác, trông vào không thấy gì là cao kỳ, đọc vào nghe thú vị, trông thì không có gì là thâm thúy mà đọc vào thì ý dồi dào. Có thể nói, lúc nhà Nguyễn lên ngôi, Nho giáo được xem là quốc giáo, văn thơ chữ Hán lại lên ngôi, văn Nôm bị kìm hãm sự phát triển. Trong điều kiện không mấy thuận lợi ấy, Nguyễn Công Trứ vẫn sáng tác với chữ Nôm để tiếp tục thể hiện tính cách phóng túng của mình, ông khoe tài, thị tài trên con chữ của dân tộc một cách tự hào. Những vần thơ Nôm của Nguyễn Công Trứ được viết trực tiếp để nói lên khát vọng chân thành, nó khác với tính ước lệ của các nhà nho đương thời. Vì vậy, ta có thể khẳng định Nguyễn Công Trứ đã khuyên một dấu son cho chữ Nôm trong thể hát nói. Nguyễn Công Trứ đã kiên trì sử dụng chữ Nôm trong sáng tác văn học mặc dù xã hội đề cao chữ Hán, ông được đánh giá là người thắp lửa cho chữ Nôm phát triển. 1.4. Hình tượng nhà nho trong thơ Nôm trung đại Việt Nam 1.4.1. Nhà nho hành đạo Ở Việt Nam cũng như ở Trung Quốc – trong một thời gian dài Nho giáo được coi là ý thức hệ chính thống. Ở vị trí trí ý thức hệ chính thống, Nho giáo chi phối văn học nghệ thuật. Tác dụng chi phối của Nho giáo sâu sắc, nhiều mặt và qua nhiều nhân tố khác nhau. Tất cả làm hình thành trong lịch sử cả vùng một loại hình văn sĩ, văn nghệ, một loại hình văn học nghệ thuật, viết cùng những thể loại, theo cùng một quan điểm văn học, cùng 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng