Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hình tượng nguyễn trãi trong vạn xuân của yveline fe'ray luận văn thạc sỹ ngữ vă...

Tài liệu Hình tượng nguyễn trãi trong vạn xuân của yveline fe'ray luận văn thạc sỹ ngữ văn

.DOC
112
283
93

Mô tả:

0 Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Trêng ®¹i häc vinh HOÀNG THỊ THANH TRÀ HÌNH TƯỢNG NGUYỄN TRÃI TRONG VẠN XUÂN CỦA YVELINE FERAY LuËn v¨n th¹c sÜ ng÷ v¨n Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.32 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐINH TRÍ DŨNG Vinh – 2011 MỤC LỤC Trang 1 MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài............................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề................................................................................................ 2 3. Đối tượng nghiên cứu và tư liệu khảo sát........................................................8 4. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu..................................................................8 5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................8 6. Đóng góp của luận văn...................................................................................9 7. Cấu trúc của luận văn.....................................................................................9 Chương 1. HÌNH TƯỢNG NGUYỄN TRÃI TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ TRUYỀN THỐNG ĐẾN HIỆN ĐẠI 10 1.1. Khái niệm hình tượng.............................................................................. 10 1.1.1.Khái niệm hình tượng............................................................................... 10 1.1.2. Quan điểm tiếp cận hình tượng Nguyễn Trãi của tác giả luận văn...........12 1.2. Nhân vật và hình tượng nhân vật Nguyễn Trãi trong truyền thống tiếp nhận của người Việt................................................................................. 16 1.2.1. Nguyễn Trãi trong đánh giá của các nhà viết sử, những bình luận của các danh nhân trong lịch sử.......................................................................16 1.2.2. Nguyễn Trãi trong huyền tích, giai thoại.................................................18 1.2.3. Nguyễn Trãi trong văn xuôi Việt Nam hiện đại........................................21 1.3. Yveline Féray và tiểu thuyết Vạn xuân....................................................24 1.3.1. Yveline Féray, vài nét về tiểu sử và văn nghiệp........................................24 1.3.2. Tiểu thuyết Vạn xuân............................................................................... 28 Chương 2. ĐẶC ĐIỂM CON NGƯỜI NGUYỄN TRÃI TRONG CÁI NHÌN CỦA Y.FÉRAY..............................................................33 2.1. Nguyễn Trãi trong tư cách người anh hùng của dân tộc Việt Nam.......33 2.1.1. Khát vọng kinh bang tế thế......................................................................33 2.1.2. Nhà chính trị, quân sự............................................................................. 35 2.1.3. Nhà ngoại giao....................................................................................... 42 2.2. Nhà văn hóa, nhà văn, nhà thơ, nhà nhân văn chủ nghĩa......................45 2.2.1. Nhà văn hóa............................................................................................ 45 2.2.2. Nhà văn, nhà thơ..................................................................................... 49 2.2.3. Nhà nhân văn chủ nghĩa.........................................................................52 2.3. Nguyễn Trãi - một số phận bi kịch..........................................................56 2.3.1. Bi kịch được sủng ái................................................................................ 56 2.3.2. Bi kịch bị thất sủng.................................................................................59 2.3.3. Bi kịch đời tư.......................................................................................... 62 Chương 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG NGUYỄN TRÃI TRONG VẠN XUÂN...................................................................................... 66 3.1. Sự thể hiện cái nhìn nghệ thuật về Nguyễn Trãi.....................................66 3.1.1. Cái nhìn bị chi phối bởi Việt Sử...............................................................67 3.1.2. Cái nhìn “liêu trai”................................................................................71 3.1.3. Cái nhìn phân tích của tư duy biện chứng phương Tây và của tư duy tiểu thuyết hiện đại........................................................................................... 74 3.2. Xây dựng hình tượng Nguyễn Trãi trong tương quan với không gian, thời gian nghệ thuật........................................................................................ 79 3.2.1 Hình tượng Nguyễn Trãi trong tương quan với không gian nghệ thuật.........79 3.2.1.1. Không gian chiến trận..........................................................................80 3.2.1.2. Không gian cung đình..........................................................................83 3.2.1.3. Không gian đời thường........................................................................85 3.2.2. Hình tượng Nguyễn Trãi trong tương quan với thời gian nghệ thuật.......87 3.2.2.1. Thời gian hiện tại................................................................................. 87 3.2.2.2. Thời gian kí ức đượm màu sắc huyền thoại..........................................89 3.3. Xây dựng hình tượng Nguyễn Trãi trong các mối quan hệ....................93 3.3.1. Quan hệ với kẻ thù.................................................................................. 93 3.3.2. Quan hệ với đồng đội.............................................................................. 95 3.3.3. Quan hệ cá nhân, gia đình......................................................................97 KẾT LUẬN..................................................................................................... 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................103 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Nguyễn Trãi là một trong những nhân vật lịch sử có đóng góp lớn lao cho sự nghiệp giải phóng dân tộc thời trung đại, là một nhà nhân văn lớn, một đại thi hào dân tộc. Cùng một lúc ở ông dồn tụ tài năng, trí tuệ của nhiều con người và cũng ở con người đó nén lại bao bi kịch đớn đau, giằng xé mà không dễ tìm thấy ở bất cứ một cá nhân cụ thể nào. Cuộc đời phong phú, phức tạp đầy thăng trầm của ông đã làm tốn không ít giấy mực của các sử gia, các nhà nghiên cứu, các chính khách và rất nhiều người ở các lĩnh vực khác nhau. Kế thừa một cách đầy sáng tạo những thành tựu nghiên cứu của các nhà viết sử, những trước tác và sáng tác của Nguyễn Trãi các nhà văn hiện đại đã cố gắng thử vạch lại toàn bộ đầy đủ về cuộc đời Nguyễn Trãi. Nghiên cứu về hình tượng Nguyễn Trãi trong văn học sẽ góp phần giải mã được những bí ẩn trong cuộc đời và tâm hồn của nhân vật lịch sử đặc biệt này. 1.2. Cho rằng "nhiều vấn đề về Nguyễn Trãi vẫn còn bỏ ngỏ", "cuộc đời hết sức phong phú của con người ấy nhiều lĩnh vực quan trọng vẫn còn nằm trong bóng tối" và "nhiều tác phẩm viết về ông nhưng mới chỉ là những văn bản mang tính tiếp cận nhằm vào từng điểm, từng khía cạnh nào đó, mặc dầu rất uyên bác. Phần lớn các văn bản ấy nhấn mạnh đến đời sống chính trị, sự dấn thân của ông vào cuộc chiến chống quân Tàu" [97; 7-8] , Yveline Féray - một nữ văn sĩ người Pháp đã phục dựng lại cuộc đời Nguyễn Trãi bằng một tinh thần hiện đại, lối tư duy của một học giả đang nghiên cứu và có những hiểu biết sâu sắc về con người Nguyễn Trãi, lịch sử Việt Nam thời đại Nguyễn Trãi và văn hóa Phương Đông thời trung đại. Chính vì vậy, nghiên cứu hình tượng Nguyễn Trãi trong tiểu thuyết Vạn Xuân của Yveline Féray trong sự đối sánh nhiều chiều với các văn bản thuộc các thể loại khác nhau viết về Nguyễn Trãi là hết sức cần thiết để cái nhìn về nhân vật lịch sử này sâu sắc hơn, đa diện và hiện đại hơn. 2 1.3. Hiện nay có rất nhiều tiểu thuyết viết về các nhân vật lịch sử của các nhà văn Việt Nam (sinh sống trong và ngoài nước) và các nhà văn nước ngoài. Điều đó thêm khẳng định nhân vật lịch sử đã và đang trở thành mảnh đất rộng mở và hấp dẫn đối với với những nhà “phu chữ”. Việc nghiên cứu tìm hiểu các tác phẩm văn học viết về lịch sử càng trở nên cần thiết bởi nó góp phần làm cho nhận thức về mảng tiểu thuyết lịch sử thêm hoàn thiện, phát hiện thêm những giá trị, góp phần khẳng định được vị thế của nó trong kho tàng văn học dân tộc. Tìm hiểu hình tượng Nguyễn Trãi trong tiểu thuyết Vạn Xuân của Yveline Féray sẽ làm đầy đặn hơn những nghiên cứu trong văn học về đề tài tiểu thuyết lịch sử và các nhân vật lịch sử trong tiểu thuyết lịch sử. 1.4. Nguyễn Trãi là một tác gia lớn, quan trọng được các nhà biên soạn sách đưa vào giảng dạy và học tập ở nhà trường phổ thông. Nghiên cứu về hình tượng Nguyễn Trãi trong tiểu thuyết Vạn Xuân của Yveline Féray sẽ làm phong phú hơn kho tư liệu viết về Nguyễn Trãi, gợi những cách tiếp cận với tác giả và tác phẩm một cách tích cực, chủ động và mở hơn từ phía giáo viên và học sinh. 2. Lịch sử vấn đề Việc tìm hiểu và nghiên cứu về Nguyễn Trãi là một quá trình dài và phức tạp do có quá nhiều vấn đề lịch sử chưa được làm sáng tỏ và còn do bầu không khí huyền thuyền thoại, thiêng hoá vây quanh ông còn khá dày đặc. Tuy nhiên khi lịch sử bất lực thì đó lại là mảnh đất hấp dẫn cho sự sáng tạo của văn học, sự thăng hoa của những cây bút có tài năng. Nhiều tác phẩm viết về Nguyễn Trãi đã ra đời trong môi trường như vậy. Yveline là một nữ văn sĩ người Pháp hết sức yêu mến văn hoá và con người Việt Nam và đặc biệt hết sức ngưỡng mộ Nguyễn Trãi. Tuy nhiên, Vạn Xuân lại được viết bằng nguyên văn tiếng Pháp và dịch ra tiếng Việt năm 1996. Khi tác phẩm dịch được xuất bản, đông đảo độc giả trong và ngoài nước đã nồng nhiệt đón nhận và hết sức yêu thích tác phẩm này. Tuy nhiên, dường như những hành động nghiên cứu Vạn xuân có thể còn ít, cũng có thể do hạn chế của quá 3 trình thu thập tài liệu nên hiện nay chúng tôi mới chỉ có thể điểm được một số bài viết sau đây đăng rải rác trên các trang web. 2.1. Bài viết “Yveline Feray” đăng trên trang web http://yveline.feray.org, có giới thiệu sơ lược về tiểu sử và quá trình sáng tạo, sự nghiệp văn học của nữ văn sĩ Yveline Feray. Trong đó khi bàn về sự ra đời của tiểu thuyết Vạn Xuân, tác giả bài viết có giới thiệu nội dung tác phẩm viết về “một nhân vật tên là Nguyễn Trãi và bi kịch của bậc tiền nhân vĩ đại nhất Việt Nam này” [99] và những nhận xét xoay quanh tác phẩm. Giáo sư Bernard Hue ở trường đại học Rennes đánh giá Vạn Xuân là “kiệt tác của nền văn học hậu thực dân” và người Việt Nam xem cuốn sách như “một trong mười cuốn sách viết về Việt Nam được nhà văn nước ngoài viết” [98]. Yveline cũng là nhà văn được trang web http://w.w.w.editions - picquier.fr quan tâm. Trong bài viết ngắn mang tên “Yveline Féray”, tác giả cũng đã sơ lược nhắc đến những vấn đề có liên quan đến tiểu sử, sự nghiệp của Yveline và sự ra đời của tác phẩm Vạn Xuân. Theo người viết thì “Cuốn tiểu thuyết này được coi là cuốn tiểu thuyết kinh điển viết về Trung Quốc và Việt Nam, được viết trực tiếp bằng tiếng Pháp và trở thành một cuốn sách tham khảo về lịch sử Việt Nam” [100]. Hơn thế các nhà phê bình xem việc bà sáng tác văn học về đề tài châu Á là “một hiện tượng độc nhất vô nhị về việc lĩnh hội một nền văn hóa nước ngoài” [100]. Trong bài “Quatrième de couverture” đăng trên trang web http://www. amzon.ca, tác giả bài viết đã tiến hành tóm tắt tác phẩm và đưa ra đánh giá của một chuyên gia về Việt Nam tại Le Monde tên là Jean Claude về Vạn Xuân. Cụ thể bài báo viết: “Qua cuộc đời kì diệu của Nguyễn Trãi, một nhà nho vĩ đại của thế kỉ XV, Yveline đã kể cho chúng ta một sử thi về dân tộc Việt Nam vào thời kì quan trọng của lịch sử. Nguyễn Trãi là đứa con hoang của một quý tộc nữ, ông là một nhà chiến lược nhìn xa trông rộng, nhà ngoại giao, nhà thơ, nhà nhân văn chủ nghĩa, ông đã sống một cuộc đời vinh quang ở triều đình cũng như trong chiến tranh giải phóng chống lại quân Minh. Một tình yêu lớn dành cho mĩ nhân tên là Thị Lộ và một cái chết bi kịch gắn liền với khu vườn có cái tên rất đẹp là 4 vườn vải (trại vải) bộc lộ một cuộc đời lãng mạn nên thơ, thấm nhuần truyền thống và cách tư duy của người Việt. Sau 8 năm trời tìm hiểu, lần đầu tiên Yveline Féray đã tiết lộ cho bạn đọc những bí mật của thế kỉ XV tại Việt Nam. “Tác giả đã thành công trong việc vượt qua một thử thách rất lớn: viết một chương tuyệt vời mà sau này một ngày nào đó có thể trở thành lịch sử của người Việt Nam” Jean Claude - chuyên gia về Việt Nam tại Le Monde” [99]. 2.2. Trong bài viết "Vạn Xuân - Tiểu thuyết lịch sử viết về Nguyễn Trãi" đăng trên trang web http://vn.360plus.yahoo.com, một tác giả không rõ tên đã sơ lược khái quát lại tác phẩm Vạn Xuân dựa theo quá trình ra đời đặc biệt của Nguyễn Trãi, cuộc đời của ông trước và sau cuộc chiến chống giặc Minh xâm lược. Tác giả khẳng định: ở tư cách là một người anh hùng, nhà chính trị quân sự lỗi lạc, công lao của Nguyễn Trãi không chỉ lớn lao bởi vì ông là một minh sư mà "điều đáng giá vượt tầm thời đại và mang ý nghĩa vĩnh cửu là ông đã hướng cuộc chiến tranh về phía hoà bình vĩnh viễn” đem "đạo đức đặt vào giữa lòng chiến tranh" "đem tình thương chiến thắng bạo tàn" [88]. Ngoài ra, bài viết còn chỉ ra được khía cạnh thứ 2 ở Nguyễn Trãi đó là ông có một tâm hồn trong sáng, một ý chí nghị lực phi thường và để lại một gia tài văn học khá lớn, có giá trị. Vì đây là một bài viết với dụng ý cổ vũ tinh thần đổi mới cách học lịch sử nhờ lịch sử được tiểu thuyết hoá nên tác giả chưa chú ý đến giá trị văn học đích thực của cuốn Vạn Xuân và tài năng của nữ văn sĩ Yveline Féray. Đăng trên trang web http:// www.dactrung.net, bài viết “Một bản hùng ca về Đại Việt thế kỉ XV” đã giới thiệu và có những đánh giá khái quát về tác phẩm Vạn Xuân. Đây là một bài viết thu thập nhiều ý kiến từ nhiều bài viết khác nhau để nhằm giới thiệu tác phẩm một cách rộng rãi. Bài viết "Vạn Xuân một cách nhìn về Nguyễn Thị Lộ trong vụ án oan Lệ Chi Viên" đăng trên trang web http://cand.com.vn, tác giả Mai Hiền nương theo những cứ liệu lịch sử để so sánh những đánh giá của các nhà sử học xưa và nay về Nguyễn Thị Lộ với cách nhìn nhận về Nguyễn Thị Lộ theo tư duy phương Tây 5 của Yveline để từ đó đi đến kết luận: "Một số sử gia phong kiến cảm thông sâu sắc với cảnh ngộ trớ trêu của Nguyễn Thị Lộ đã bênh vực cho nàng", "và mấy thập kỉ gần đây nhiều tác giả Việt Nam đã xây dựng những tác phẩm sân khấu về cuộc tình duyên của Nguyễn Thị Lộ và Nguyễn Trãi, tác phẩm nào cũng đề cao mối tình thuỷ chung của họ" [41]. Cho rằng trong Vạn Xuân Yveline đã tái hiện tình tiết này theo suy nghĩ của một phụ nữ Pháp và đã khắc họa tính cách của Nguyễn Thị Lộ phảng phất màu sắc của văn hoá phương Tây, tác giả đã khẳng định: "Có lẽ đó là một trong những hạn chế của Vạn Xuân" [41]. Như vậy, dù khẳng định và chỉ ra tài năng của tác giả Vạn Xuân nhưng do đứng trên quan điểm đạo đức dân tộc, cách tư duy chịu nhiều áp lực của truyền thống nên người viết chưa thấy được điểm độc đáo của tác phẩm khi kết hợp tư duy của người phương Tây với quan niệm phương Đông và Việt Nam cổ xưa để xây dựng nhân vật lịch sử Nguyễn Thị Lộ. Bài viết "Duyên nợ” và “sự cố” quanh tiểu thuyết Vạn Xuân" là bài phỏng vấn của phóng viên Nguyễn Hoàng dành cho dịch giả Nguyễn Khắc Dương đăng trên trang web http://tapchisonghuong.com.vn, nhân chuyến ông Dương đi Pháp và gặp gỡ vợ chống tác giả Yveline Féray. Bài phỏng vấn xoay quanh vấn đề “duyên do” của cuộc gặp gỡ giữa dịch giả và tác giả Vạn Xuân, một số thông tin bổ khuyết về cuộc đời của nữ văn sĩ cũng như những “định mệnh” đã kết nối bà với số phận đặc biệt của Nguyễn Trãi, về việc độc giả nước ngoài đã đánh giá thế nào, đã có ai dự định đưa Vạn Xuân lên màn ảnh hay chưa và cụ thể của “sự cố” tiểu thuyết Vạn Xuân in ở Việt Nam (NXB Văn Học và Sudestasie - 1997) thiếu mất ba chương, những khó khăn khi dịch tác phẩm và cuối cùng là một câu hỏi hết có phần “tò mò và vui vẻ” đối với tác giả: “Được biết ông sống độc thân, sao nhiều đoạn miêu tả chuyên “chăn gối” trong tác phẩm được ông chuyển dịch một cách thông thạo vậy? Lời khen Vạn Xuân đã nhiều, nên nhân đây cũng xin chuyển ý kiến của một độc giả phê bình tác giả để nhiều trang miêu tả “chuyện ấy” ác liệt quá mức cần thiết” [43]. Trong cuộc trò chuyện này, dịch giả đã cung cấp nhiều thông tin cho người đọc. Từ chuyến đi Roma (nước Ý) để tham dự một 6 cuộc hội thảo, ông đi Pháp thăm bạn hữu và đến Nice - một thành phố miền Đông nước Pháp gặp nữ văn sĩ Yveline Féray tại nhà riêng của vợ chồng bà. Cuộc chuyện trò này chủ yếu xoay quanh nhân vật Nguyễn Trãi và quá trình sáng tác Vạn Xuân. Chồng bà còn cung cấp thêm thông tin: “Tôi cho rằng giữa Nguyễn Trãi và nhà tôi có lẽ có một liên quan huyền nhiệm nào đó. Quả vậy, có nhiều lúc trong đêm khuya, khi viết gặp chỗ khó khăn đến phát khóc, thì nhà tôi đã thắp hương van vái với Nguyễn Trãi và tôi nghĩ là có một sự tương ứng tương cầu nào đó” [43]. Theo yêu cầu của cuộc phỏng vấn, dịch giả Nguyễn Khắc Dương cũng cung cấp thêm một số thông tin cá nhân về tác giả. Xoay quanh thông tin đánh giá tác phẩm ở nước Pháp thì đây là một tiểu thuyết được đánh giá khá cao (dịch giả đã được tác giả cho xem tập sưu tầm các bài giới thiệu và phê bình tác phẩm trên báo chí Pháp) do đó Vạn Xuân được in trong loại “livre de poche” (ngoài bản in chính) - là loại tác phẩm đã có “ít nhiều nổi tiếng và được độc giả hâm mộ”. Ở Pháp đã có một hãng phim Mĩ (hình như có liên doanh với một hãng phim Pháp) có ý muốn đưa tác phẩm lên màn ảnh rộng nhưng do tác phẩm quá hoành tráng nên chưa thể huy động được nguồn tài chính. Ở Việt Nam, nữ đạo diễn Bạch Diệp cũng có ý định này nhưng hình như cũng vấp phải vấn đề tương tự. Đối với câu hỏi khá nhạy cảm cuối cùng bạn đọc về việc trong tác phẩm có mô tả chuyện ấy quá ác liệt thì ông có dẫn ý kiến của chính tác giả “việc ấy thêm một dẫn chứng (cũng có thể hiểu là tượng trưng) cho việc một dân tộc nhỏ yếu như Việt Nam lại “phá” được cường lực, làm cho kiệt quệ anh giặc Ngô khổng lồ cường tráng! “Dĩ nhu thắng cương mà!” [43] Cũng trên http://tapchisonghuong.com.vn, có đăng bài viết “Yveline Féray, nhà văn Pháp độc đáo viết về Việt Nam” của dịch giả Lê Trọng Sâm (người dịch cuốn tiểu thuyết Lãn ông của nhà văn Yveline). Trong bài viết này, tác giả đã giới thiệu sơ lược về tiểu sử của nữ văn sĩ Yveline, quá trình hình thành ý tưởng, viết, xuất bản tác phẩm Vạn Xuân cũng như Lãn Ông và một số một số nội dung khác, trong đó đáng lưu ý là những đánh giá của dư luận ở Pháp về Vạn Xuân. Từ khi ra đời, bộ tiểu thuyết đã được công nhận “như một tác phẩm cổ điển về một giai 7 đoạn lịch sử Việt Nam viết bằng tiếng Pháp, một công trình to lớn, đề tài cho nhiều cuộc hội thảo văn chương ở Pháp. Dư luận Pháp đánh giá những sáng tạo văn học của bà là một hiện tượng độc đáo viết về Châu Á với thể loại văn học hội nhập hoàn toàn với một nền văn hóa nước ngoài mà đây là nước Việt Nam” [68]. Trong bài viết “Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam: truyện kể hay tiểu thuyết” đăng trên trang web http://vnn.vietnamnet.vn/vanhoa/, tác giả Hoài Nam đã đưa ra những nhận định chính xác khách quan và đặc biệt sắc sảo về những lí do khiến cho tiểu thuyết lịch sử Việt Nam một bộ phận rất lớn trở thành truyện kể lịch sử. Ngoài “khoảng cách sử thi”, cứ liệu lịch sử quá ít ỏi thì những áp chế chính trị cũng khiến cho chất tiểu thuyết của các tác phẩm giảm đi rất nhiều. Tuy nhiên, khó khăn cũng “chính là thách thức đầy sức quyến rũ, có thể nói là cơ may với tiểu thuyết gia tầm cỡ” [57]. Trong bài viết, nhà nghiên cứu văn học Hoài Nam cũng chỉ ra được một số ít tiểu thuyết lịch sử gần đây đã “dám lộn trái” các nhân vật lịch sử “phân xuất”họ đến cùng, đặc biệt dám “biến họ thành nhân vật của mình - những Con Người của thời gian quá khứ - một cách rốt ráo” [57] như Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh, Giàn Thiêu của Võ Thị Hảo và tiểu thuyết Vạn Xuân của Yveline Feray. Nhận xét về thành công tác phẩm Vạn Xuân ông đặc biệt chú ý đến hai nội dung, thứ nhất tác phẩm đậm chất erotic, với Nguyễn Trãi Yveline Feray đã “tước cái định dạng quen thuộc của ông thánh tiết dục để biến ông thành một khối libido mãnh liệt” [57], như vậy người viết đã “vượt qua được húy kị lịch sử” khiến cho nhân vật lịch sử được sống một cuộc sống đích thực là con người. Tuy nhiên đó theo ông mới chỉ là nội dung bề nổi của tác phẩm. Điểm khiến cho tác phẩm đậm chất tiểu thuyết chính là “tác giả đã tạo ra được một đối thoại - liên hệ ngầm giữa quá khứ và hiện tại” [57]. Bi kịch cuộc đời Nguyễn Trãi chính là bi kịch “của xung đột văn hóa giữa Nguyễn Trãi người Kinh, nhà Nho, người quyết tâm Nho giáo hóa chế độ cai trị và nền văn hiến - với Lê Lợi và gần như toàn bộ các yếu nhân của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn - người Mường, võ tướng cai trị chủ yếu trên sức mạnh quân sự cũng như tập 8 quán bản địa”, “Yveline cho thấy, thảm án Lệ Chi Viên chính là sự đặt cọc bằng máu của Nguyễn Trãi cho mô hình phát triển của văn hóa Đại Việt sau này” [57]. 3. Đối tượng nghiên cứu và tư liệu khảo sát 3.1. Như tên đề tài đã xác định, đối tượng nghiên cứu của luận văn là hình tượng Nguyễn Trãi trong tiểu thuyết Vạn Xuân của Yveline Féray, trong đó chúng tôi sẽ tập trung lí giải cả đặc điểm nhân vật Nguyễn Trãi trong cái nhìn của Yveline Féray và những phương pháp, thủ pháp thể hiện cái nhìn ấy. 3.2. Để thực hiện đề tài, nguồn tư liệu chính được chúng tôi khảo sát là tiểu thuyết Vạn Xuân, bản dịch của Nguyễn Khắc Dương, Nxb Văn học & Sudestaisie, tái bản năm 2004. 4. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu - Chỉ ra những nhận thức cơ bản về nhân vật và hình tượng nhân vật Nguyễn Trãi trong truyền thống nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu và sáng tác văn học ở Việt Nam. - Chỉ ra những đặc điểm nội dung hình tượng Nguyễn Trãi được Yveline thể hiện trong tác phẩm của mình. - Phân tích, tìm hiểu nghệ thuật xây dựng hình tượng Nguyễn Trãi trong tác phẩm để thấy được thành công của tác giả. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp phân tích - Phương pháp so sánh đối chiếu - Phương pháp phối hợp các tri thức khoa học liên ngành. 9 6. Đóng góp của luận văn Là công trình đầu tiên nghiên cứu hình tượng Nguyễn Trãi trong Vạn xuân. Qua nghiên cứu hình tượng Nguyễn Trãi trong Vạn xuân, có thể góp thêm một cách nhìn về nhân vật lịch sử trứ danh này. Luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho môn văn trong trường phổ thông. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được triển khai trong 3 chương. Chương 1. Hình tượng Nguyễn Trãi trong văn học Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại Chương 2. Đặc điểm con người Nguyễn Trãi trong cái nhìn của Yveliene Féray Chương 3. Nghệ thuật xây dựng hình tượng Nguyễn Trãi trong Vạn xuân 10 Chương 1 HÌNH TƯỢNG NGUYỄN TRÃI TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ TRUYỀN THỐNG ĐẾN HIỆN ĐẠI 1.1. Khái niệm hình tượng 1.1.1.Khái niệm hình tượng Theo 150 thuật ngữ văn học của Lại Nguyên Ân, hình tượng văn học là phương thức chiếm lĩnh hiện thực riêng biệt, vốn có và chỉ có ở nghệ thuật. Bất cứ hiện tượng nào được xây dựng lại một cách sáng tạo trong tác phẩm nghệ thuật đều là hình tượng nghệ thuật [4;141]. Sách Từ điển thuật ngữ văn học của nhóm Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng Chủ biên) định nghĩa: “hình tượng nghệ thuật chính là các khách thể đời sống được nghệ sĩ tái hiện bằng tưởng tượng sáng tạo trong những tác phẩm nghệ thuật. Giá trị trực quan độc lập là đặc điểm quan trọng của hình tượng nghệ thuật. Bằng chất liệu cụ thể, nó làm cho người ta có thể ngắm nghía, thưởng ngoạn, tưởng tượng. Đó có thể là một đồ vật, một phong cảnh thiên nhiên hay một sự kiện xã hội được cảm nhận. Hình tượng có thể tồn tại qua chất liệu vật chất nhưng giá trị của nó là ở phương diện tinh thần. Nhưng nói tới hình tượng nghệ thuật người ta thường nghĩ tới con người, bao gồm cả hình tượng một tập thể người (như hình tượng nhân dân hoặc hình tượng Tổ quốc) với những chi tiết biểu hiện cảm tính phong phú” [38;147] Hình tượng nghệ thuật là phương thức cơ bản để chiếm lĩnh hiện thực, vì vậy, vừa là một yếu tố khách thể - tinh thần, thể hiện, cung cấp những nhận thức về thế giới khách thể. Mặt khác, hình tượng nghệ thuật cũng là nơi mà chủ thể sáng tạo thể hiện trạng thái tinh thần như tư tưởng, tình cảm và nhất là cách suy tư về cuộc sống, cách tư duy, cấu tứ tác phẩm nghệ thuật. Khi nghiên cứu một hình tượng nghệ thuật, người đọc thấy được ở đó, chẳng những là trạng thái đời sống xã hội, lịch sử... mà còn là hình tượng của chính kẻ sáng tạo nên thế giới nghệ thuật tác phẩm. 11 Các nghiên cứu về hình tượng nghệ thuật cho đến nay đều cơ bản thống nhất rằng đặc trưng của hình tượng nghệ thuật được xác định trong quan hệ với hai lĩnh vực: hiện thực thực tại và quá trình tư duy. Với tư cách là sự phản ánh hiện thực, hình tượng có tính xác thực cảm quan, có quảng tính không gian - thời gian, có tính hoàn chỉnh và tự tại của vật thể, cùng những đặc tính khác mà một khách thể đơn nhất thường có. Tuy nhiên, hình tượng có tính độc lập tương đối, không lẫn lộn với thực tại khách quan vì nó đã bị cắt đứt khỏi thời gian - không gian kinh nghiệm, đã bị giới hạn trong khuôn khổ tính ước lệ, tách khỏi toàn bộ hiện thực xung quanh, và bởi vì nó thuộc về thế giới bên trong, thế giới ảo giác của tác phẩm nghệ thuật. Với tư cách là khách thể tinh thần chứ không phải thực tại, hình tượng lại có một số đặc tính của khái niệm, biểu tượng, mô hình, giả thiết... và các loại kiến tạo tư duy. Chức năng cơ bản của hình tượng là khái quát hiện thực ở chiều sâu, cái cốt lõi, vĩnh cửu trong cái đơn lẻ, nhất thời, ngẫu nhiên trong tính chiều sâu và bản thể, bản chất. Khác với các khái niệm trừu tượng, hình tượng lại mang tính hiển hiện; nó không phân giải các hiện tượng thành các yếu tố trừu hóa - lí tính. Nó bảo lưu tính chỉnh thể, tính độc đáo không lặp lại của các hiện tượng. Đặc trưng nghệ thuật của hình tượng được xác định không chỉ bởi việc nó phản ánh và lí giải các hiện tượng thực tại, mà còn bởi nó sáng tạo một thế giới mới, khác thường - thế giới mang tính hư cấu. Bên cạnh bản chất nhận thức, hình tượng còn có bản chất sáng tạo. Hình tượng nghệ thuật là kết quả của các hoạt động tưởng tượng, nhằm tạo ra một thế giới ứng với nhu cầu và định hướng về tinh thần của con người. Bên cạnh cái hiện tồn, cái thực có, hình tượng còn mang cả những cái có thể có, cái muốn có, cái đòi phải có. Tức là mang tất cả những gì can dự đến lĩnh vực chủ quan, ý chí, cảm xúc và những tiềm năng chưa phát lộ của tồn tại sống. Khác với những hình tượng huyễn tưởng của tâm lí học, hình tượng nghệ thuật còn cải biến sáng tạo chất liệu thực tại (màu sắc, âm thanh, ngôn từ...), tạo ra một “đồ vật” đơn nhất (văn bản, bức tranh, vở diễn...) có chỗ đứng riêng giữa các sự vật của thế giới. 12 Hình tượng là sự kết hợp cái chủ quan và cái khách quan, của cái thực và cái có thể có, của cái đơn nhất và cái phổ biến, cái lí tưởng và cái thực tại. Tất cả các yếu tố và lĩnh vực đối lập nhau này của tồn tại sống - đều được điều hòa ở hình tượng. Nghiên cứu hình tượng nhân vật trong một tác phẩm văn học, như vậy, là con đường gần để cảm thấu những giá trị của tác phẩm, nhất là trong việc chỉ ra những kiến giải, những đánh giá, tư tưởng và tình cảm của tác giả đối với đối tượng được miêu tả. Nghiên cứu hình tượng nhân vật cũng cho thấy mức độ, tầm vóc của sáng tạo tác phẩm, bởi nhân vật luôn được đặt trong tương quan rộng lớn, đa chiều với các phạm trù thi pháp khác, trên cơ sở đó, giúp người đọc hiểu rõ tính nghệ thuật của hình tượng. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những tác phẩm được viết từ những nguyên mẫu của cuộc sống, của lịch sử. 1.1.2. Quan điểm tiếp cận hình tượng Nguyễn Trãi của tác giả luận văn Trở lên, chúng tôi đã nêu định nghĩa khái niệm và những đặc điểm cơ bản của hình tượng nghệ thuật. Như vậy, có thể thấy việc nghiên cứu hình tượng nghệ thuật trong một tác phẩm là con đường khả dĩ cho người đọc tiếp cận một phương diện, thậm chí là phương diện cơ bản của sáng tạo nghệ thuật. Việc nghiên cứu một hình tượng văn học (cũng như hình tượng nghệ thuật nói chung) sẽ một mặt chỉ ra được những đặc điểm của hình tượng đó, chỉ ra được quan niệm nghệ thuật về con người của tác giả văn học, trên cơ sở đó khám phá bức tranh hiện thực được phản ánh, cũng như những vấn đề của hiện thực được khái quát. Nghiên cứu hình tượng con người thông qua những biểu hiện của nhân vật chính nhằm mục đích nhận ra ý đồ nghệ thuật của tác phẩm. Bên cạnh đó, hoàn toàn có thể hình dung ở một mức độ nào đó hình tượng của chính tác giả - người đã xây dựng nên hình tượng nghệ thuật. Khi nghiên cứu một hình tượng nghệ thuật, một nhân vật nào đó, trước đây, các nhà nghiên cứu, nhất là các nhà nghiên cứu trong các nền văn nghệ xã hội chủ nghĩa, thường có một thao tác khá “cẩn thận” là chỉ ra các đặc điểm của hình tượng và đối chiếu, so sánh xem nó có điểm nào gần gũi, trùng khít với hiện 13 thực thế tục, từ đó phán xét, đánh giá về tính trung thực, độ chân thật của tác phẩm và sau đó, nhiều khi là thái độ chính trị của tác giả. Nền văn học hiện đại, với sự tiến bộ của lí luận văn học, với những phá cách của tiểu thuyết, đã chứng minh rằng việc đối chiếu ấy nhiều khi đã biến hành động nghiên cứu văn học thành những hoạt động mang màu sắc xã hội học, có khi dung tục. Nằm trong quan niệm và sự phát triển chung, các truyện ngắn và tiểu thuyết lịch sử cũng đã có những bước tiến khá ngoạn mục khi nó khước từ những ám ảnh của lịch sử để tạo cho mình một khoảng tự do, trong ý thức nhìn nhận lịch sử nhiều khi chỉ là một bản tin cũ, và nó, đối với văn học nhiều khi chỉ như một khu vực cung cấp đề tài với chức năng chính là phương tiện. Trong văn học Pháp trước đây, A.Dumas đã từng tuyên bố: “Lịch sử đối với tôi là gì? Nó chỉ là cái đinh để tôi treo các bức họa của mình mà thôi” [91;935]. Và cũng A.Dumas, trong một cuốn tiểu thuyết của mình, đã viết: “Bên cạnh cái định mệnh sầu thảm của ông Bastille gặm nhấm chấn song ổ khóa nhà ngục một cách tuyệt vọng, những viên thái sử ngày xưa tha hồ vung vít về cuộc sống vương giả của Phillipe. Không phải những lời hùng biện ấy lúc nào cũng có dụng ý xấu xa và gieo rắc lầm lạc về những cái đẹp điểm xuyết vào lịch sử, nhưng ở đây, chúng tôi vẫn xin phép quý vị đánh bóng phần đối lập và vẽ lại bức tranh cốt để ta dễ theo dõi cảnh đầu tiên kia” [15;86] (phần in nghiêng là nhấn mạnh của tác giả luận văn). Ở Việt Nam, sau Nguyễn Huy Thiệp với những khước từ một cách quyết liệt sự nô thuộc vào quan điểm chính thống của lịch sử, đã dấy lên trào lưu văn học đi theo hướng này như là một đối thoại với lịch sử, hoặc chỉ mượn lịch sử làm phương tiện để nói lên một điều gì đó về thực tại và với thực tại. Điều đó cho thấy rằng, khi nghiên cứu hình tượng một nhân vật, lịch sử, việc đối chiếu bản thân hình tượng ấy với những nhận định, đánh giá về nhân vật trong quá khứ có vẻ như là một việc làm khá bảo thủ, và nó, thậm chí như là một việc cực chẳng đã. Những trên thực tế thì không phải thế. Một hình tượng nghệ thuật có thể mang trong mình những phẩm chất hoàn toàn khác, thậm chí trái ngược, thậm chí phi lí nếu đặt nó trong thế tương quan với thực tại khách quan. Nhưng, 14 với những đặc điểm đã được các nhà nghiên cứu thừa nhận, cũng như trên thực tế sáng tạo nghệ thuật, thì giữa hình tượng nghệ thuật với hiện thực luôn luôn có một mối dây liên hệ khá khăng khít. Và đối với các nhân vật lịch sử được viết trong thời đại ngày nay, việc đối chiếu nhân vật với nó trong quan điểm lịch sử chính thống và trong quá khứ đôi khi tưởng như không cần thiết, nếu tác giả chú mục vào tìm hiểu những thông điệp về thời hiện tại mà nhà văn muốn gửi gắm. Tuy nhiên, sự thực thì ngược lại. Việc đối chiếu này có thể chính là thao tác quan trọng, cần thiết để chỉ ra rằng tác giả không viết lại lịch sử trước khi khẳng định những giá trị của nó trong quan hệ với hiện tại. Ví dụ khi nghiên cứu các nhân vật lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp, người ta phải nhìn thấy thái độ “phá bĩnh” của tác giả này để chọn ra một định hướng đúng khi phân tích giá trị tư tưởng của tác phẩm, ý đồ nghệ thuật của tác giả. Và với ý nghĩa đó, việc đối chiếu với truyền thống, như một thao tác có giá trị tham khảo là không thể bỏ qua. Trường hợp Yveline Féray viết Vạn xuân lại tỏ ra không gần gũi với trường ý tưởng khá phổ biến mà chúng tôi vừa nêu trên. Có thể thấy rằng, với hơn nghìn trang tiểu thuyết đồ sộ, bề thế, mặc dù không thể không đề cập một cách trực tiếp hay bóng gió về những vấn đề của thời hiện tại, nhưng tinh thần trọng điểm của tác giả vẫn là viết về một gương mặt tiêu biểu của lịch sử trung đại Việt Nam, bằng sự ngưỡng mộ và yêu mến. Dĩ nhiên, trong đó có sự ngưỡng mộ và yêu mến dân tộc Việt Nam với một quá trình lịch sử đầy biến động, phức tạp, đau khổ nhưng dễ gợi chất thơ. Đấy chính là cái nhìn, là khát vọng khám phá của một nhà văn, một nhà “Việt Nam học”. Việc nghiên cứu hình tượng Nguyễn Trãi được đặt ra trong luận văn, vì vậy chính là nghiên cứu cách tiếp cận nhân vật Nguyễn Trãi của một nhà văn, một nhà văn hóa phương Tây, và đồng thời, và quan trọng hơn là cách thể hiện nhân vật ấy. Có thể nói tác giả của cuốn sách đã tiếp cận và cố gắng xây dựng hình tượng “người khổng lồ của thế kỉ XV” này trong một cái nhìn đa chiều và toàn diện. Nghiên cứu hình tượng Nguyễn Trãi trong Vạn xuân, vì thế chính là nghiên cứu thái độ của nhà văn, 15 không chỉ đối với nhân vật, đối với dân tộc Việt, mà còn là cái nhìn của bà về tầm, vóc, trí tuệ, bản lĩnh cùng với những bất hạnh của chính dân tộc này. Từ những điểm đã xác định trên đây, tác giả luận văn sẽ không thể không đối chiếu Nguyễn Trãi với tư cách là hình tượng trung tâm của Vạn xuân với Nguyễn Trãi trong tư cách là nhân vật của lịch sử Việt Nam và văn học Việt Nam. Tìm ra những điểm tương đồng và dị biệt trong cái nhìn, trong sự đánh giá của Y.Féray với những đánh giá của người Việt trong truyền thống và cả hiện tại, trên cả lĩnh vực lịch sử và lĩnh vực văn học, thiết nghĩ là điều cần thiết. Vì vậy, trong một số phần của luận văn, người đọc có thể phản ứng trước cảm giác tác giả luận văn đang viết lại những điều mà lịch sử đã viết, các bậc tiền bối đã viết mà không có một thông tin mới mẻ nào. Tuy nhiên, trên tinh thần và định hướng làm việc của chúng tôi, việc viết lại những thông tin đó sẽ không vô nghĩa, mà thậm chí, hữu ích, vì nó sẽ tạo cơ sở cho sự so sánh để chỉ ra đâu là điểm tương đồng, hoặc sự tôn trọng tư duy, tâm thức của người Việt, cũng như những điểm khác biệt trong cách thể hiện, cách cảm thấy về nhân vật, dĩ nhiên bị quy định bởi truyền thống tư duy của người phương Tây. Việc nghiên cứu hình tượng văn học, do những quy đinh từ bản chất nội tại của hình tượng, không thể tiến hành một cách cô lập bằng những nét vẽ trực tiếp về nhân vật đó, mà phải nghiên cứu nó trong tương quan với toàn bộ hoặc các bộ phận khác của kết cấu. Điểm cốt yếu của Vạn xuân là nó miêu tả một nhân vật mang trong mình những phẩm chất của một vĩ nhân. Để đưa ra một cái nhìn toàn diện và phù hợp với tầm vóc ấy của nhân vật, tác giả luận văn sẽ khai thác đặc điểm hình tượng ấy từ các yếu tố làm nên tầm vóc nhân vật trên các vấn đề sự nghiệp, tư tưởng (dĩ nhiên phải được thức nhận từ những tín hiệu nghệ thuật của tác phẩm), và đặt nó trong quảng tính của không gian, thời gian. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sẽ nhìn nhận hình tượng nhân vật thể hiện trong lối tư duy, bút pháp... với hi vọng đây là con đường có những thuận lợi nhất định trong việc tiếp cận đối tượng nghiên cứu. 16 1.2. Nhân vật và hình tượng nhân vật Nguyễn Trãi trong truyền thống tiếp nhận của người Việt 1.2.1. Nguyễn Trãi trong đánh giá của các nhà viết sử, những bình luận của các danh nhân trong lịch sử Khi nhắc đến Nguyễn Trãi, có lẽ bất cứ người Việt Nam nào cũng sẵn có trong bộ nhớ của mình rằng đó là một nhân vật lịch sử vĩ đại bởi những đóng góp của ông cho chính lịch sử Việt Nam. Theo những tư liệu lịch sử mà ngày nay chúng ta còn có được, Nguyễn Trãi, trước hết cần được nhìn nhận trong tư thế lịch sử của ông. Nguyễn Trãi, chính là con người đã góp phần làm nên lịch sử, chịu đau khổ, và thậm chí đã bị nghiền nát bởi bánh xe lịch sử với thảm án Lệ chi viên, và cũng cần phải nói rằng, chính lịch sử đã làm nên Nguyễn Trãi, đã lựa chọn ông, để tôn vinh, và để hành hạ. Nguyễn Trãi là nhân vật số một trong lịch sử Việt Nam với sự cống hiến trọn đời cho nhân dân, cho đất nước, nhân dân với nghĩa thực sự trọn vẹn của khái niệm này. Nhận định này hoàn toàn có thể tin tưởng được nếu nhìn vào những đánh giá của lịch sử đối với thân thế, sự nghiệp của ông. Phần lớn các ý kiến đánh giá về Nguyễn Trãi đến nay đều cho thấy sự ngưỡng mộ, hoặc ít nhất là nể phục của những sử gia, các học giả trung đại, cũng như hiện đại về phẩm chất, tư cách, năng lực của ông. Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí nhận xét trong một ý kiến hết sức ngắn gọn nhưng khái quát được một cách cơ bản về cả đức độ, tài năng văn chương và những đóng góp của Nguyễn Trãi cho lịch sử: “Ông có văn chương mưu lược, gặp được vua, kinh bang tế thế, làm bậc công thần mở nước thứ nhất. Về già muốn an nhàn, không tham địa vị” [6]; Tô Thế Huy đánh giá Nguyễn Trãi bằng cách nói hình tượng: “Chính đó là sông Giang, sông Hán trong các sông và sao Ngưu, sao Đẩu trong các sao vậy” [6]; Trong Kiến văn tiểu lục, Lê Quý Đôn viết: “...đứng vào bậc nhất một đời, chức vị thượng thư, cấp bậc công thần. Cứ xem ông giúp chính trị hai triều vua hết lòng trung thành, tuy dâng lời khuyên răn thường bị đè nén mà không từng chịu khuất... Người có 17 công lao đứng đầu về việc giúp rập vua, thì ngàn năm cũng không thể mai một được” [6]. Tuy nhiên, Lê Quý Đôn còn bình luận thêm, một cách đầy hàm ý chia sẻ, xót thương: “nhưng vì tối nghĩa về “chỉ, túc” thành ra cuối cùng cũng không giữ được tốt lành, thật đáng thương xót” [6]. Rõ ràng có thể chia sẻ với Lê Quý Đôn ở nhận định này. Nhưng, xét cho cùng, một người như Nguyễn Trãi không thể là người không tri chỉ, tri túc, tất cả những gì ông phải gánh chịu đó chính là xuất phát từ lòng yêu nước, yêu dân, vì sự hối thúc từ khát vọng của một người quân tử trong việc giải phóng năng lực của mình. Có thể Nguyễn Trãi thấm thía sâu sắc bài học từ ông ngoại Trần Nguyên Đán: “đọc sách triệu trang mà bất lực/ Bạc đầu xin phụ nỗi thương dân” (Tam vạn quyển thư vô dụng xứ/ Bạch đầu không phụ ái dân tâm - Nhâm dần niên lục nguyệt tác) [74;194]. Vả chăng, sự “ngoan cố” của Nguyễn Trãi trước thời cuộc ấy lại có thể là may mắn cho lịch sử và văn học Việt Nam, và cho chính bản thân ông, bởi đó chính là nguyên nhân tạo ra khúc bi tráng cuối đời của Nguyễn. Đỗ Nghi, một người triều Lê khẳng định nhà Lê lấy được thiên hạ đều do sức của Nguyễn Trãi, và ông nói thêm: “Tiếc thay trời chưa muốn bình trị thiên hạ, cho nên cuối cùng ông vẫn chỉ làm chức hành khiển Đông đạo, không được giở hết hoài bão của mình; việc đó không phải là không may cho ông, mà là không may cho sinh dân đời Lê vậy” [6] Đây là một nhận định rất đáng lưu ý bởi người phân tích đã nhìn thấy được tầm vóc, tài năng của Nguyễn Trãi và phán đoán được những tác động to lớn của Nguyễn Trãi đối với lịch sử và số phận của nhân dân nếu những tiềm năng của ông được giải phóng thành năng lực thực sự khi có một địa vị và quyền hành tương ứng. Nó khác với nhận xét có phần hà khắc của Lê Quý Đôn. Nguyễn Năng Tĩnh ở thế kỉ XIX, triều Nguyễn, khẳng định: “Nước Việt ta từ Đinh, Lê, Lí, Trần đời nào sáng lập cơ nghiệp đế vương, tất cũng đều phải có các tướng tá giúp sức, nhưng tìm được người toàn tài, toàn đức như Ức Trai tiên sinh thì thật là ít lắm” [6] Ngô Thì Sĩ, cha của Ngô Thì Nhậm - một nhân vật lịch sử mà số phận có nhiều điểm tương đồng với Nguyễn Trãi, cũng viết trong Lịch sử tiêu án đánh giá tài năng của Nguyễn Trãi trong thế so sánh, hoặc trong liên hệ với các
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng