Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết đẹp và buồn của kawabata (2016)...

Tài liệu Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết đẹp và buồn của kawabata (2016)

.PDF
64
321
52

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA: NGỮ VĂN ====== NGUYỄN THỊ MAI HÌNH TƢỢNG NGƢỜI PHỤ NỮ TRONG TIỂU THUYẾT ĐẸP VÀ BUỒN CỦA Y. KAWABATA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học nƣớc ngoài HÀ NỘI - 2016 TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA: NGỮ VĂN ====== NGUYỄN THỊ MAI HÌNH TƢỢNG NGƢỜI PHỤ NỮ TRONG TIỂU THUYẾT ĐẸP VÀ BUỒN CỦA Y. KAWABATA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học nƣớc ngoài Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. Nguyễn Thị Bích Dung HÀ NỘI - 2016 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp của mình, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn – trƣờng ĐHSP Hà Nội 2, trong tổ bộ môn văn học nƣớc ngoài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới các thầy cô trong khoa, tổ, đặc biệt là TS. Nguyễn Thị Bích Dung – ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn tôi hoàn thành đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Sinh viên Nguyễn Thị Mai LỜI CAM ĐOAN Khóa luận tốt nghiệp này đƣợc hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Nguyễn Thị Bích Dung, tôi xin cam đoan rằng: Đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi Kết quả này không trùng với kết quả của bất kì tác giả nào đã đƣợc công bố. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Sinh viên Nguyễn Thị Mai MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1 1.1. Lý do khoa học ..................................................................................... 1 1.2. Lý do sƣ phạm ...................................................................................... 2 2. Lịch sử vấn đề ......................................................................................... 3 3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ......................................... 9 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................... 9 3.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 9 4. Mục đích nghiên cứu. .............................................................................. 9 5. Phƣơng pháp nghiên cứu. ...................................................................... 10 6. Cấu trúc của luận văn. ........................................................................... 10 PHẦN NỘI DUNG ...................................................................................... 11 CHƢƠNG 1:ĐẶC ĐIỂM HÌNH TƢỢNG NGƢỜI PHỤ NỮ TRONG TIỂU THUYẾT ĐẸP VÀ BUỒN ........................................................................... 11 1.1. Khái niệm hình tƣợng nghệ thuật ....................................................... 11 1.2. Đặc điểm hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong tiểu thuyết Đẹp và buồn .... 13 1.2.1 Vẻ đẹp của ngƣời phụ nữ Nhật qua “con mắt” của Kawabata ........... 14 1.2.2 Ngƣời phụ nữ trong Đẹp và buồn – Biểu trƣng của cái đẹp Nhật Bản. ........................................................................................................... 16 1.2.2.1 Thế giới hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong Đẹp và buồn – thế giới đa sắc màu ..................................................................................................... 17 1.2.2.2 Tâm hồn, tình yêu của ngƣời phụ nữ – vẻ đẹp và nỗi buồn ........... 27 CHƢƠNG 2: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH TƢỢNG NGƢỜI PHỤ NỮ TRONG TIỂU THUYẾT ĐẸP VÀ BUỒN CỦA KAWABATA. .......... 36 2.1 Miêu tả chân dung nhân vật. ................................................................ 36 2.2 Khám phá thế giới nội tâm nhân vật. ................................................... 40 2.3 Đặt nhân vật trong thế giới thiên nhiên ................................................ 45 2.4 Ngôn ngữ đối thoại giàu chất thơ......................................................... 48 2.5 Khám phá thế giới đời sống riêng tƣ với những số phận đầy ám ảnh ... 51 KẾT LUẬN .................................................................................................. 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Lý do khoa học Y. Kawabata (1899-1972) là một trong hiện tƣợng kì diệu nhất của văn học Nhật Bản thế kỷ XX . Trong những năm tháng đổi mới đất nƣớc theo tinh thần “học hỏi phƣơng Tây, đuổi kịp phƣơng Tây, vƣợt lên phƣơng Tây” của vua Minh Trị khi lên ngôi, kawabata cũng tiếp nhận văn chƣơng phƣơng Tây nhƣng về cơ bản ông vẫn là con ngƣời Nhật luôn hƣớng về cội nguồn văn hóa dân tộc. Kawabata nhƣ một con cá lội ngƣợc dòng tìm về những nét văn hóa truyền thống, những vẻ đẹp đang bị phai tàn, mai một, trƣớc những ánh hào quang của văn hóa phƣơng Tây. Hành trình sáng tác của ông là một hành trình đi tìm cái đẹp.Trong cuộc hành trình ấy của Kawabata đƣợc ví nhƣ một cuộc hành trình đơn độc của “lữ khách u buồn” đi tìm cái đẹp, tìm lại tâm hồn con ngƣời Nhật Bản ngày càng bị mai một. Kawabata đã góp một phần nhỏ vào công cuộc lƣu giữ vẻ đẹp, giá trị cội nguồn dân tộc trong từng sáng tác của mình. Vì vậy, ông đã có chỗ đứng vững chắc trong nền văn học Nhật Bản. Và ông tự hào nhận mình “sinh ra từ vẻ đẹp Nhật Bản”. Ta hiểu vì sao ngƣời Nhật Bản yêu mến gọi ông là “con ngƣời Nhật Bản nhất” Năm 1968 Y. Kawabata đƣợc trao giải nobel văn học với ba tiểu thuyết nổi tiếng: “Xứ tuyết”(1947), “Ngàn cánh hạc”(1951), “Cố Đô”(1962). Những sáng tác của ông lấp lánh một tình yêu với cái đẹp, với những vẻ đẹp cội nguồn sâu thẳm của văn hóa truyền thống mà chỉ có ở xử xở Phù Tang. Từ tác phẩm đầu tiên cho đến tác phẩm cuối cùng, Kawabata đã trở thành du khách lang thang đi tìm vẻ đẹp Nhật Bản. Vẻ đẹp Nhật Bản trong quan niệm của ông có thể là hoa anh đào, trà đạo, vẻ đẹp kimono, nghệ thuật Geisha, 1 thiên nhiên diễm lệ hay vẻ đẹp thuần phong mĩ tục…Nhƣng hơn cả là vẻ đẹp của ngƣời phụ nữ xứ Phù Tang. Vẻ đẹp của ngƣời phụ nữ Nhật Bản trong các sáng tác của Kawabata đặc biệt trong các cuốn tiểu thuyết luôn là đề tài hấp dẫn đối với ngƣời say mê văn chƣơng xứ Phù Tang. Phụ nữ từ ngàn đời nay có vai trò rất quan trọng đối với đời sống và văn học, họ không chỉ trở thành nhân vật trung tâm của các thể loại văn chƣơng mà còn là những tác giả tiêu biểu trong mọi dòng văn học. Phụ nữ Nhật Bản cũng không nằm ngoài ngoại lệ, chúng ta đã biết đến văn học Nhật Bản với một dòng văn học nữ tính thời Heian tồn tại suốt ba thế kỉ mà tiêu biểu là Izumi Shikibu, Murasaki Shikibu, Sei Shonagon.Trong các sáng tác của mình, Kawabata luôn kiếm tìm những vẻ đẹp mong manh, tinh khiết của ngƣời phụ nữ với lòng thành kính, ngƣỡng mộ. Từ cô vũ nữ trong tiểu thuyết “ Vũ nữ Izu”; Komako, Yoko trong “Xứ tuyết”; Ôta, Fumiko trong “Ngàn cánh hạc”, những cô gái trong “Cô gái say ngủ” đến Otoko, keiko trong tiểu thuyết “Đẹp và buồn” đều mang vẻ đẹp nữ tính, thánh thiện , ngây thơ hay thâm trầm sâu sắc. Họ đều trở thành những nhân vật trung tâm trong các sáng tác của ông, có lẽ vì vậy mà Kawabata đƣợc ngƣời ta cho rằng ông là ngƣời hiểu tâm lý phụ nữ một cách tinh tế nhất. Việc tìm hiểu hình tƣợng ngƣời phụ nữ qua tiểu thuyết của Kawabata có ý nghĩa lớn đến việc tiếp cận các phƣơng diện nghệ thuật trong các sáng tác của ông. 1.2. Lý do sƣ phạm Văn học nƣớc ngoài nói chung, văn học Nhật Bản nói riêng đã có mặt trong chƣơng trình dạy học ngữ văn từ rất lâu, nhƣng cả ngƣời dạy và ngƣời học gặp không ít khó khăn trong việc tiếp cận những nét văn hóa và tƣ tƣởng của các tác giả nƣớc ngoài cùng với đó là tƣ liệu hiếm hoi. Vì vậy việc tìm hiểu tác phẩm của Kawabata giúp giáo viên trong tƣơng lai có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về văn học nƣớc ngoài, đặc biệt văn học Nhật Bản. Từ 2 đó có nhũng định hƣớng, liên hệ ,mở rộng khi dạy các tác phẩm của Nhật Bản nhƣ thơ Hai kƣ của Basho. Và giúp các em biết trân trọng và giữ gìn những nét đẹp cội nguồn sâu thẳm và bền vững của văn hóa dân tộc . Xuất phát từ những lý do đó, chúng tôi chọn đề tài: “Hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong tiểu thuyết “Đẹp và buồn” của Y. Kawabata với hi vọng phần nào khám phá những vẻ đẹp con ngƣời Nhật Bản. 2. Lịch sử vấn đề Y. Kawabata là nhà văn, tiểu thuyết gia lỗi lạc của Nhật Bản, ông là ngƣời Nhật đầu tiên và là ngƣời thứ ba châu Á đạt giải thƣởng Nobel văn học năm 1968 với ba tiểu thuyết: Xứ tuyết, Ngàn cánh hạc, Cố Đô cùng với lời nhận xét: “Nghệ thuật kể chuyện tinh tế cùng sự nhạy cảm cao độ đã thể hiện đƣợc nét tinh túy trong tâm hồn Nhật Bản”. Kawabata sinh ra tại một thành phố nhỏ ở Osaka - thành phố công nghiệp lớn của Nhật Bản.Yasunari Kawabata sinh ra trong một gia đình học thức. Gia đình ông tuy sống ở gần một đô thị đông đúc trù phú nhƣng đời sống không có gì khá giả. Cha ông là bác sĩ nhƣng yêu thích văn hóa nghệ thuật, mẹ nội trợ trong gia đình. Ông có một tuổi thơ đầy bất hạnh, cha mẹ Kawabata lần lƣợt qua đời để lại hai đứa bé yếu ớt cho ông bà nội. Không lâu sau ông bà nội qua đời, Kawabata cùng chị gái về sống cùng bà ngoại. Nhƣng mất mát này cứ nối tiếp mất mát kia, năm Kawabata 9 tuổi, chị gái và bà ngoại cũng qua đời. Những nỗi đau mất mát này tạo cho ông một vết thƣơng tâm tính trong các sáng tác. Kawabata đuợc ông gửi tới một trƣờng dành cho trẻ em nghèo ở gần thành phố Osaka. Năm mƣời ba tuổi ông bắt đầu say mê văn chƣơng. Kawabata bắt đầu sƣu tầm thơ Haiku của Basho, ông tìm đọc tiểu thuyết Genji và các tác phẩm văn học cổ điển khác 3 Năm mƣời lăm tuổi ông bắt đầu viết văn, bên giƣờng bệnh của ông ngoại, tác giả đã hoàn thành cuốn “Nhật kí tuổi mười sáu”. “Nhật kí tuổi mười sáu” cho chúng ta thấy một cậu thanh niên Kawabata điềm tĩnh, hơn thế nữa nhờ vào tác phẩm này ngƣời đọc thấy một Kawabata đầy tình cảm và do hoàn cảnh mà trƣởng thành sớm. Cuốn nhật kí này cũng là khởi điểm cho sự nghiệp văn chƣơng của Kawabata. Thời gian sau cuộc chiến tranh lần thứ nhất, cuộc sống của ông rơi vào tình trạng khó khăn, ông phải kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau, nhƣ viết báo, làm những công việc vặt để cố gắng hoàn thành luận án tốt nghiệp.Sau khi tốt nghiệp đại học (1924) Kawabata trở thành một trong những nhà sáng lập tạp chí văn nghệ thời đại, đại biểu cho trào lƣu Tân cảm giác. Năm 1925, tiểu thuyết “Vũ nữ Izu” ra đời, truyện đƣợc liên tƣởng theo mối tình mãnh liệt thời đại học giữa Kawabata với cô gái mƣời lăm tuổi, sự hủy hôn bất ngờ của cô gái đã làm cho Kawabata dƣờng nhƣ gục ngã, những hoài niệm trong lòng đã giúp Kawabata xây dựng nên cốt truyện, đây là thành công văn chƣơng đầu tiên của Kawabata, kể về mối tình lãng mạn của một chàng sinh viên lãng mạn với một vũ nữ biểu tƣợng cho cái đẹp trinh bạch vô tội. Tiểu thuyết “Xứ tuyết” (1947), “Ngàn cánh hạc”(1951) đã thể hiện đƣơc nghệ thuật bậc thầy trong việc miêu tả tâm lý phụ nữ. Năm 1948 đến 1965 Kawabata giữ chức vụ chủ tịch Hội Văn bút Nhật Bản, sau năm 1959 ông là phó chủ tịch Hội Văn bút Quốc tế. Năm 1953 Kawabata trở thành viên Viện Hàn lâm Nghệ thuật Nhật Bản. Năm 1959 ông đƣợc tặng Huân chƣơng mang tên Goethe tại Frankfurt. Năm 1968 Kawabata là nhà văn Nhật Bản đầu tiên nhận giải Nobel Văn học. Khi trao giải thƣởng cho ông, đại diện Hội đồng Giải thƣởng Nobel đã nhấn mạnh: “vì nghệ thuật viết văn tuyệt vời và tình cảm lớn lao, thể hiện được bản chất và tư duy Nhật Bản” 4 Bốn năm sau, năm 1972, nhà văn tự sát bằng hơi độc tại nhà riêng. Đó là một điều rất khó hiểu vì Kawabata luôn phản đối việc tự sát. Phải chăng nhƣ Kawabata đã từng viết : “Tốt nhất là hãy từ bỏ cõi trần này khi mọi người yêu mến và kính trọng Với hơn 40 năm sáng tác, ông để lại một sự nghiệp văn chƣơng vô cùng to lớn tiêu biểu cho tâm hồn Nhật Bản. Ngoài ba tiểu thuyết đạt giải Nobel, Kawabata còn nhiều tác phẩm khác đƣợc dịch từ tiếng Nhật sang tiếng Anh và nhiều thứ tiếng khác. Chính sự đóng góp to lớn cho nền văn học Nhật Bản cũng nhƣ văn học toàn thế giới, các sáng tác của Kawabata đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà phê bình và nghiên cứu trên toàn thế giới. Năm 1971, nhà xuất bản Matxcova đã xuất bản tuyển tập tác phẩm của ông với nhan đề Y.Kawabata –sinh ra bởi vẻ đẹp nƣớc Nhật. Đến năm 1975, tiếp tục giới thiệu tác phẩm Y.Kawabata sự tồn tại và khám phá cái đẹp, từng có cả tình yêu và sự căm thù. Trong Lời giới thiệu giải Nobel văn học năm 1968 của tiến sĩ AndeSterling thành viên Viện hàn lâm Thụy Điển, Y.Kawabata đƣợc biết đến nhƣ một nhà văn tiêu biểu cho tâm hồn Nhật Bản, “ngƣời thấu hiểu một cách tinh tế tâm lý phụ nữ” và bằng “sự nhạy cảm lớn lao, đã biểu hiện tinh túy tâm hồn Nhật Bản”. Trong bài Kawabata- Con mắt nhìn thấu cái đẹp(1974) nhà nghiên cứu ngƣời Nga- N.T.Phendorenko đã dành cho Xứ tuyết sự quan tâm đặc biệt Ngƣời dân Việt Nam tiếp xúc với các bản dịch về các tác phẩm của Kawabata một cách say mê, nhiệt thành nhƣ chiêm ngƣỡng những vì sao tinh tú nhất trên bầu trời văn học Vƣơng Trí Nhàn với “Chân dung nhà văn”, tuần báo văn nghệ 2001, Lƣu Đức Trung với Bƣớc vào vƣờn hoa văn hóa Châu Á…đã dựng nên những nét cơ bản nhất về cuộc đời cũng nhƣ sự nghiệp của Kawabata 5 Lƣu Đức Trung bàn về thi pháp tiểu thuyết Kawataba – nhà tiểu thuyết lớn Nhật Bản, trong tạp chí văn học số 9. Bài viết đã nêu ra thi pháp đặc trƣng trong sáng tác của Kawabata là thi pháp Chân không. Năm 1991, Nhật Chiêu có bài Kawabata- ngƣời cứu rỗi cái đẹp đƣợc đăng lên tạp chí văn học số 16. Ông khẳng định thế giới trong tác phẩm của Kawabata “thƣờng hiện ra trong vẻ đẹp bất ngờ trƣớc khi ta tìm cách lý giải chúng” . Đúng nhƣ nhận định của nhà nghiên cứu Nhật Chiêu, cái đẹp và thời gian là thứ có thể dễ dàng cảm nhận đƣợc nhƣng khó giải thích đƣợc, nhất là trong sáng tác của Kawabata. Nếu đi tìm hiểu hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong tác phẩm của Kawabata thì vấn đề của nhà nghiên cứu này càng nhận đƣợc sự đồng tình nhiều hơn. Năm 1999, trong Thông báo khoa học ĐHSP Hà Nội 2, Nguyễn Thị Bích Dung có bài viết: “Y.Kawabata – Ngƣời sinh ra bởi vẻ đẹp của Nhật Bản” Tạp chí văn học số 15(tháng 6/2001) có bài: “Đọc Xứ tuyết suy nghĩ về cái nhìn huyền ảo của Y.Kawabata”, Tạp chí văn học tháng 2 năm 2002, Nhật Chiêu viết về “Thế giới Kawabata Yasunary trong tác phẩm của ông” Nghiên cứu một cách khá đầy đủ, hệ thống về con ngƣời, quan điểm tƣ tƣởng , tƣ duy nghệ thuật và sáng tác của Y.Kawabata, Thụy Khuê trong bài Từ Murasaki đến Kawabata(2005) đã phân tích, lý giải sâu sắc về nguồn gốc, ảnh hƣởng của truyền thống Nhật Bản trong sáng tác của Y.Kawabata . Theo Thụy Khuê “Y.Kawabata – Tâm hồn Nhật Bản”, một trong những biểu hiện rõ nhất trong sáng tác của ông là vẻ đẹp của ngƣời phụ nữ. Trong tạp chí nghiên cứu văn học số 7 năm 2005, Đào Thị Thu Hằng có bài viết: “Yasunary Kawabata giữa dòng chảy Đông Tây” đã nghiên cứu sự ảnh hƣởng của văn hóa phƣơng Tây đối với nhà văn Kawabata, nhƣng cuối 6 bài viết tác giả lại kết luận: văn hóa phƣơng đông vẫn là gốc rễ trong tƣ tƣởng nhà văn này. Nguyễn Thị Mai Liên với bài viết “Y.Kawabata – Lữ khách muôn đời đi tìm cái đẹp” trong tạp chí nghiên cứu văn học số 11 năm 2005. Bài viết đã đi nghiên cứu sâu vẻ đẹp Nhật Bản trong sáng tác của Kawabata trên nhiều phƣơng diện nhƣ vẻ đẹp thiên nhiên, phong tục và vẻ đẹp tâm hồn con ngƣời Nhật Bản , từ những vẻ đẹp khiêm nhƣờng, vẻ đẹp thanh tao, trong sáng, vẻ đẹp thanh xuân, vẻ đẹp hài hòa cho đến vẻ đẹp u buồn, hƣ ảo. Các bài viết trên thƣờng đi sâu vào việc nghiên cứu các quan điểm nghệ thuật, thẩm mĩ hay các thi pháp tiểu thuyết của Kawabata để từ đó khám phá ra nét đẹp Nhật Bản trong sáng tác của Kawabata. Trong khóa luận này chúng tôi muốn khám phá ra vẻ đẹp Nhật Bản trên phƣơng diện nét đẹp của ngƣời phụ nữ trong tiểu thuyết “Đẹp và buồn” của Kawabata. Tiểu thuyết “Đẹp và buồn” đƣợc sáng tác năm 1964, là một trong những tác phẩm cuối cùng của nhà văn, dƣờng nhƣ nó cũng là quan niệm thẩm mĩ và diện mạo văn chƣơng của ông. Đẹp và buồn là khúc nhạc dịu dàng của số phận, tình yêu và thiên nhiên; phản ánh rõ nét tâm hồn và cốt cách ngƣời Nhật. Giọng văn của Kawabata thong thả, nhƣ nhẩn nha dạo bƣớc. Ngay phần mở đầu cuốn tiểu thuyết, khi giới thiệu về nhà văn có đoạn viết: “Đẹp và Buồn là câu chuyện cuối đời của một nhà văn nổi tiếng về thăm lại cố đô để nghe chuông giao thừa. Chuyến đi thơ mộng lẽ ra êm ả lại khơi lại một mối hận tình hai mƣơi năm trƣớc. Cái mầm của bất an tiềm tàng hai thập niên bỗng trở thành một loài cây độc. Cây độc cho hoa độc, đem sự hôn mê đến đa mê tang tóc cho những nhân vật chính cũng nhƣ phụ”. Câu chuyện đƣợc kể bắt đầu bằng một sở thích đƣợc nghe tiếng chuông chùa vào đêm giao thừa của một ngƣời đàn ông trung niên, là một nhà văn. 7 Tại đây, Oki nhớ về những kỉ niệm, khắc khoải về ngƣời yêu cũ, cô gái khi ấy mới mƣời sáu tuổi – Otoko. Mặc dù đã ba mƣơi mốt tuổi đã có gia đình nhƣng Oki và Otoko vẫn đem lòng yêu nhau. Kết quả Otoko có thai và sinh non không cứu đƣợc đứa bé. Do quá đau lòng Otoko bị bệnh và đƣa vào điều trị ở nhà thƣơng điên. Vì không muốn con gái đau lòng và nhớ về tình cũ, mẹ của Otoko đã đƣa con gái rời Tokyo đến Kyoto. Oki quay về sống cùng vợ con và trong thời gian đó ông viết tiểu thuyết “cô gái tuổi mƣời sáu”. Khi Fumiko- vợ của Oki đánh máy văn bản cuốn tiểu thuyết này, do quá đau đớn, mà bà bị sẩy thai. Nhƣng phải nói cuốn tiểu thuyết này đã đem lại nguồn kinh tế lớn cho gia đình, sức khỏe của Fumiko cũng dần khỏe lại và họ cũng sinh đƣợc hai ngƣời con. Nói về Otoko- ngƣời tình cũ, cũng là nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết của Oki, sau hơn hai mƣơi năm Otoko đã trỏ thành danh họa nổi tiếng. Otoko đã ngoài bốn mƣơi nhƣng vẫn giữ đƣợc vẻ đẹp đằm thắm và nàng vẫn chƣa lập gia đình. Sau hơn hai mƣơi năm gặp lại, tình cũ vẫn xao xuyến trong lòng mỗi ngƣời, nhƣng Otoko có quan hệ đồng tính luyến ái với cô học trò của mình là Keiko. Vì quá say đắm cô giáo của mình và do sự ghen tuông, thù hận, Keiko đã quyến rũ Oki và con trai ông nhằm rắp tâm phá vỡ gia đình nhà văn này. Keiko rủ con trai Oki đi biển, chàng trai này chết đuối. Không ai biết con trai Oki chết do tai nạn hay bị Keiko giết, truyện không hề đề cập đến nhƣng ai cũng hiểu rằng Keiko đã giết. Đoạn kết thật buồn. Đúng nhƣ tên truyện: Đẹp và buồn. Cái đẹp của mối tình, cái đẹp về ngoại hình, tài năng, tâm hồn của phụ nữ Nhật với cái buồn của mối thƣơng đau giày vò tâm can, với thăng trầm của cái gọi là tình yêu, rồi tình dục, sex, và gia đình, về ngƣời đàn ông và ngƣời đàn bà, về mối quan hệ tay ba, về oan trái đồng tính, nỗi buồn của sự ghen tuông, thù hận. Phải công nhận văn chƣơng Nhật có nét riêng quá trội và đi xa, đi xa hơn văn chƣơng ta nhiều quá. Cả về tƣ duy trình độ trí tƣởng tƣợng, nghệ thuật và tầm vóc. 8 Cũng nhƣ “Ngàn cánh hạc”, “Đẹp và buồn” là một câu chuyện xuyên thế hệ, những ân oán từ đời trƣớc chuyển sang đời này, cứ nhƣ thế mãi không chấm dứt. Cái khiến độc giả ngạc nhiên là trong truyện của Kawabata, những nhân vật ấy đón nhận những sự hằn thù, ân oán đó nhƣ thể nó là một lẽ hết sức tự nhiên trong đời sống. Cái cách miêu tả nhẹ nhƣ mây mà sao đau đớn dữ dội hơn sóng biển rất nhiều 3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong tiểu thuyết “Đẹp và buồn” của Kawabata 3.2. Phạm vi nghiên cứu Việc khảo sát hình tƣợng ngƣời phụ nữ ở đây chỉ tập trung khảo sát, nghiên cứu trong tiểu thuyết “Đẹp và buồn” của Kawabata Tuy nhiên để tiện cho việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá, so sánh chúng tôi có thể mở rộng ra các tác phẩm khác. 4. Mục đích nghiên cứu. Với việc nghiên cứu đề tài “Hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong tiểu thuyết Đẹp và buồn của Kawabata” nhằm mục đích làm nổi bật vẻ đẹp của con ngƣời Nhật Bản đặc biệt là ngƣời phụ nữ Nhật trên nhiều phƣơng diện : Vẻ đẹp ngoại hình, tài năng, tâm hồn và tấm lòng trong trắng tinh khôi trong quan niệm thẩm mĩ của nhà văn Kawabata. Qua đó ta còn thấy tài năng nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật và văn phong của nhà văn, thấy đƣợc những đóng góp to lớn cho nền văn học dân tộc nói riêng và văn học toàn thế giới nói chung. 9 5. Phƣơng pháp nghiên cứu. Quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng phố hợp nhiều phƣơng pháp. Phƣơng pháp khảo sát tác phẩm; phƣơng pháp phân tích, so sánh, đối chiếu; phƣơng pháp tổng hợp, nâng cao vấn đề. 6. Cấu trúc của khóa luận. Ngoài phần mở đầu và phần kết luận , nội dung khóa luận chia làm 2 chƣơng: Chƣơng 1: Đặc điểm hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong tiểu thuyết “Đẹp và buồn” Chƣơng 2: Nghệ thuật xây dựng nhân vật ngƣời phụ nữ trong “Đẹp và buồn” của Kawabata. 10 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM HÌNH TƢỢNG NGƢỜI PHỤ NỮ TRONG TIỂU THUYẾT “ĐẸP VÀ BUỒN” 1.1. Khái niệm hình tƣợng nghệ thuật Nhắc đến hai chữ “nghệ thuật” đôi khi ngƣời ta nhầm tƣởng nó là hiện thân của những thứ hoa mĩ, diễm lệ, của những cái thuộc về lãng mạn, viển vông, xa rời thực tế, nhƣng thực chất nghệ thuật luôn đi liền với thực tế, nó bám sát cuộc sống, và dựa vào hơi ngƣời đời. vì vậy mới nói nghệ thuật là tấm gƣơng phản ánh cuộc sống một cách chân thực, là ngƣời thƣ kí trung thành của thời đại. Và để phản ánh cuộc sống một cách chân thực, nghệ thuật phải lấy hình tƣợng làm phƣơng tiện thể hiện. Ở bất kì loại hình nghệ thuật nào từ hội họa, điêu khắc, âm nhạc, điện ảnh cho đến văn học đều cần lấy hình tƣợng làm đối tƣợng để phản ánh cuộc sống và thể hiện tƣ tƣởng của ngƣời nghệ sĩ. Vậy hình tƣợng nghệ thuật là gì?. Hình tƣợng nghệ thuật là sản phẩm của phƣơng thức chiếm lĩnh, thể hiện và tái tạo hiện thực theo quy luật của tƣởng tƣợng, hƣ cấu nghệ thuật. Hình tƣợng nghệ thuật chính là khách thể đời sống đƣợc nghệ sĩ tái hiện bằng tƣởng tƣợng sáng tạo trong những tác phẩm nghệ thuật. Theo Timophiep thì: “ Hình tƣợng nghệ thuật là bức vẽ đầy cảm xúc của ngƣời nghệ sĩ về đời sống, nhất là đời sống con ngƣời. Bức vẽ ấy vừa cụ thể vừa khái quát, đƣợc xây dựng bằng hƣ cấu tƣởng tƣợng mang giá trị thẩm mỹ rõ rệt” Hình tƣợng nghệ thuật tái hiện cuộc sống nhƣng lại không đơn thuần là sao chép y nguyên nhũng hiện tƣợng có thật mà tái hiện một cách có chọn 11 lọc, sáng tạo thông qua tài năng và trí tƣởng tƣợng của ngƣời nghệ sĩ, bằng sự khéo léo và tinh tế của mình, họ biến những sự vật dù tầm thƣờng nhất cũng trở thành các hình tƣợng đẹp có sức truyền cảm mạnh mẽ, mang đến cho ngƣời đọc những ấn tƣợng sâu sắc nhất và thể hiện đƣợc những tƣ tƣởng, tâm tƣ,tình cảm của tác giả muốn gửi gắm đến bạn đọc. Hình tƣợng nghệ thuật là sự thống nhất cao độ giữa các mặt đối lập: chủ quan và khách quan, lý trí và tình cảm, cá biệt và khái quát, hiện thực và lý tƣởng, tạo hình và biểu hiện, hữu hình và vô hình. Từ chính đặc điểm này mà hình tƣợng nghệ thuật có khả năng tái hiện lại cuộc sống một cách chân thực và toàn vẹn. Vậy nên, khi tiếp xúc với các tác phẩm nghệ thuật, ta nhƣ tận mắt chứng kiến, đƣợc tham gia vào câu chuyện đời thực mà tác giả đề cập. Cảm giác này càng thể hiện rõ hơn trong những loại hình nghệ thuật mà hình tƣợng giàu tính tạo hình, có khả năng tác đọng trực tiếp vào các giác quan của ngƣời thƣởng thức nhƣ: hội họa, điêu khắc, âm nhạc, điện ảnh…, nhƣng riêng với loại hình văn học, ngƣời ta không chỉ đƣợc sống dậy các cảm giác mà còn thức dậy các giác quan, văn học kéo ngƣời ta về quá khứ rồi lại đẩy ngƣời ta về hiện tại và tƣơng lai. Hình tƣợng nghệ thuật không chỉ phản ánh hiện thực mà còn thể hiện thái độ chủ quan của ngƣời nghệ sĩ đối với hiện thực ấy. Nhƣ vậy hình tƣợng nghệ thuật là hình thức, là kí hiệu của một tình cảm, tƣ tƣởng, một nội dung nhất định, là sản phẩm của ngƣời nghệ sĩ. Nếu không có hình tƣợng sẽ không có nghệ thuật. hình tƣợng nghệ thuật đối với tác phẩm nghệ thuật nhƣ một tế bào đối với cơ thể sống. Nó không chỉ là phƣơng thức tái hiện thế giới khách quan, là nhân tố góp phần truyền tải thông điệp của tác giả đối với mọi ngƣời mà còn là tâm hồn, bản ngã của ngƣời nghệ sĩ, nó khẳng định phong cách cái tôi và tài năng của họ. Mỗi loại hình nghệ thuật sử dụng một chất liệu khác nhau để thể hiện hình tƣợng, nếu hội họa lấy màu sắc, đƣờng nét làm chất liệu; âm nhạc lấy chất 12 liệu là giai điệu, âm thanh,…để xây dựng hình tƣợng thì văn học lai lấy ngôn từ làm chất liệu xây dựng hình tƣợng. hay nói cách khác hình tƣợng nghệ thuật là hình tƣợng ngôn từ. 1.2. Đặc điểm hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong tiểu thuyết “Đẹp và buồn” Thạch Lam đã từng nói: “ Cái đẹp man mác khắp vũ trụ, len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm, tiềm tàng ở mọi vật tầm thƣờng. Công việc của nhà văn là phát hiện cái đẹp chính ở chỗ mà không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo che lấp của sự vật, cho ngƣời khác một bài học trông nhìn và thƣởng thức”. Chọn hình tƣợng ngƣời phụ nữ làm đối tƣợng cho các sáng tác của mình không phải đến Kawabata mới có mà hình tƣợng độc đáo đó đã trở thành hình tƣợng trung tâm, xuyên suốt văn học Nhật Bản cổ xƣa. Trên thế giới cũng không ít những nhà văn đã chọn hình tƣợng ngƣời phụ nữ làm đề tài sáng tác của mình nhƣ: L.Tonxtoi, R.Tagore, Thạch Lam, Nguyên Hồng…nhƣng điều mà chúng ta nhận thấy là không phải ai cũng khắc họa đƣợc hình tƣợng ngƣời phụ nữ toàn bích đến vậy. Nếu trong văn học Việt Nam, ngƣời phụ nữ hiện lên với số phận bất hạnh, chịu nhiều thiệt thòi, sống trong cảnh nghèo khó, bị gánh nặng cơm áo đè nặng lên vai, đau đớn là vậy nhƣng hình tƣợng ngƣời phụ nữ luôn hiện lên với vẻ đẹp nội tâm sâu sắc nhƣ: Chị Dậu, ngƣời đàn bà hàng chài, ngƣời vợ nhặt hay Mị - ngƣời con dâu gạt nợ…thì trong dòng chảy của văn học Nhật Bàn, ngƣời phụ nữ đƣợc ca ngợi với vẻ đẹp tuyệt mĩ, nhà văn thƣờng đặt nhân vật vào một tình yêu thanh cao, bất diệt để thấy đƣợc tâm hồn thánh thiện, tấm lòng hi sinh cao cả của ngƣời phụ nữ Nhật Bản. Trong “Đẹp và buồn” , Kawabata không chỉ ngợi ca vẻ đẹp ngoại hình, tài năng của ngƣời phụ nữ mà ông còn đặt nhân vật của mình trong mối quan hệ tay ba để thấy đƣợc sự phức tạp, giày xé, sự hi sinh, chịu đựng và tấm long vị tha…của các nhân vật. 13 1.2.1 Vẻ đẹp của ngƣời phụ nữ Nhật qua “con mắt” của Kawabata Kawabata đƣợc mọi ngƣời cho là ngƣời thấu hiểu đƣợc tâm hồn ngƣời phụ nữ nhất. Chƣa có một nhà văn nào đi sâu vào thể xác và tâm hồn ngƣời phụ nữ đến thế. Nhƣ thể ông “trích dẫn” tâm hồn ấy trong não trạng dân tộc, trong thiên nhiên đất nƣớc ông. Sáng tác của Y.Kawabata là cuộc hành trình đi tìm cái đẹp. Từ tiểu thuyết đầu tiên cho đến tiểu thuyết cuối cùng trong sự nghiệp sáng tác của mình, ông luôn hấp dẫn bởi vẻ đẹp ngƣời phụ nữ. Ông luôn bị hấp dẫn bởi vẻ đẹp tinh túy, trong sáng, kiều diễm. Đối với ông dƣờng nhƣ đó là bản chất, đặc trƣng của cái đẹp làm nên vẻ đẹp Nhật Bản. Y.Kawabata có đôi mắt kì lạ, những ai đã đƣợc chiêm ngƣỡng chân dung ông đều bị thu hút bởi đôi mắt đó, đôi mắt nhƣ xuyên thấu tâm hồn con ngƣời, có thể nói đó là đôi mắt của thầy phù thủy, và đôi mắt ấy luôn thƣờng trực hƣớng về những vẻ đẹp văn hóa truyền thống cổ xƣa của Nhật Bản, đặc biệt luôn hƣớng về vẻ đẹp ngƣời phụ nữ xứ Phù Tang. Ông đã dùng năng lực của đôi mắt phù thủy ấy của mình để đƣa nhân vật vào tiểu thuyết để nhân vật trong tác phẩm của ông trở thành những nhân vật có một không hai, điều lý thú là họ cũng gắn liền với những hoạt động thƣờng ngày, trong cuộc sống đời thƣờng nhƣ bao nhân vật khác Kawabata xây dựng hình tƣợng ngƣời phụ nữ xứ Phù Tang với quan niệm “phụ nữ đồng nghĩa với cái đẹp”. Đó là vẻ đẹp của ngoại hình, tài năng, phẩm chất, vẻ đẹp của trái tim bồ tát. Vẻ đẹp ấy đƣợc cảm nhận qua đôi mắt của du khách lang thang đi tìm cái đẹp . Đọc văn của Kawabata ta nhận thấy một thế giới thiên nhiên tƣơi đẹp, tràn đầy sức sống của nƣớc Nhật và vẻ đẹp thanh tao, kiễm lệ, yêu kiều của ngƣời phụ nữ xứ Phù Tang. Văn của Kawabata mang một nỗi buồn xuyên suốt tác phẩm, cái đẹp gắn liền với nỗi buồn, một nỗi buồn bàng bạc, thấm 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan