Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hình tượng người phụ nữ trong một số tiểu thuyết của kawabata yasunary...

Tài liệu Hình tượng người phụ nữ trong một số tiểu thuyết của kawabata yasunary

.PDF
106
1401
83

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN BỘ MÔN NGỮ VĂN ---  --- VÕ KIM CHỌN MSSV: 6095839 HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT CỦA KAWABATA YASUNARY Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành: Ngữ Văn Cán bộ hướng dẫn: TRẦN VŨ THỊ GIANG LAM Cần Thơ, năm 2013 ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT PHẦN MỞ ĐẦU 1. lí do chọn đề tài 2. lịch sử vấn đề 3. mục đích nghiên cứu 4. phạm vi nghiên cứu 5. phương pháp nghiên cứu PHÀN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 Hình tượng nhân vật văn họ 1.2 Đôi nét về tác giả Kawabata Yasunary 1.2.1 Cuộc đời 1.2.2 Sự nghiệp sáng tác 1.3 Bối cảnh xã hội – bối cảnh văn học Nhật Bản cuối thời Meji – đầu thời Tasho 1.3.1 Bối cảnh xã hội 1.3.2 Bối cảnh văn học 1.4 Hình tượng người phụ nữ Nhật Bản qua các thời kì 1.5 Vài nét về các tác phẩm chính được khảo sát 1.5.1 Đẹp và buồn 1.5.2 Ngàn cánh hạc 1.5.3 Xứ tuyết CHƯƠNG 2:VÀI NÉT VỀ HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG BA TIỂU THUYẾT “ĐẸP VÀ BUỒN, NGÀN CÁNH HẠC, XỨ TUYẾT” CỦA KAWABATA YASUNAYR 2.1 Số lượng nhân vật nữ trong tác phẩm của Kawabata Yasunary 2.2 Những cặp đôi nhân vật nữ 2.3 Hình ảnh người phụ nữ luôn gắn liền với văn hóa truyền thống Nhật Bản. 2.3.1 Hình ảnh người phụ nữ và nghệ thuật trà đạo 2.3.2 Hình ảnh người phụ nữ và trang phục truyền thống Kimono 2.3.3 Hình ảnh người phụ nữ với tiếng đàn Shamisen và nghệ thuật vườn cảnh CHƯƠNG 3:HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT NGƯỜI PHỤ NỮ - SỰ KẾT TINH VẺ ĐẸP NGƯỜI PHỤ NỮ NHẬT BẢN 3.1 Vẻ đẹp ngoại hình mang tính lí tưởng 3.1.1 Nét đẹp thanh tao thuần khiết và thánh thiện của những cô gái trẻ 3.1.2 Sức quyến rũ gợi cảm mạnh mẽ của người phụ nữ 3.2 Người phụ nữ có tâm hồn cao đẹp 3.3 Vẻ đẹp luôn song hành với nỗi buồn 3.4 Người phụ nữ trong tình yêu 3.4.1 Tình yêu chân chính, không vụ lợi 3.4.2 Sự đam mê trong tình yêu 3.5 Người phụ nữ - điểm tựa tâm hồn cho các nhân vật nam chính PHẦN KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Giao lưu, trao đổi kinh tế - văn hóa – xã hội là một trong những việc làm thiết thực nhất để đẩy mạnh quan hệ ngoại giao và thắt chặt thêm tình hữu nghị giữa các nước trên thế giới, trong đó việc đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu nền văn học của nhau là một việc làm vô cùng ý nghĩa. Một mặt ta có thể gắn kết hơn nữa tình giao hữu với nước bạn; mặt khác ta có dịp để học hỏi, tiếp thu thêm những kinh nghiệm, những cái mới, cái hay của các nền văn học khác nhau tạo tiền đề cho ta tích lũy thêm kiến thức và mở mang thêm sự hiểu biết của mình về văn chương thế giới. Nói đến văn chương thế giới, ta không thể bỏ qua văn hóa phương đông rực rỡ với ba nền văn hóa lớn: Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản. Nếu Ấn Độ được xem là nền văn hóa “duy linh” với những bộ sử thi đồ sộ; Trung Quốc là nền văn hóa “duy lí” với hệ thống giáo lí từ cổ chí kim thì Nhật Bản được xem là một nền văn hóa “duy mỹ, duy tình”. Thiên nhiên Nhật Bản được tạo hóa ưu ái ban tặng ngọn núi Phú sĩ lừng danh, sông Shinano thơ mộng, hồ Biwa huyền bí cộng thêm những đóa hoa anh đào với hương thơm dịu nhẹ làm lấn át đi cái lạnh giá của tuyết trắng,… tất cả đã tạo nên một vẻ đẹp lộng lẫy và đầy huyền ảo. Mặc dù sự hiểu biết của bản thân về Nhật Bản còn ít ỏi nhưng người viết đã thực sự bị cuốn hút bởi nét đẹp dịu dàng nhưng tinh tế của xứ sở Phù Tang và mong muốn được tìm hiểu, khám phá thêm những sự bí ẩn của nền văn hóa duy mỹ này. Cũng đồng thời là một nước đi lên từ phong kiến như nhiều nước khác, nhưng ngày nay Nhật Bản đã thật sự khẳng định được một thế đứng cho riêng mình trên văn đàn thế giới với những tài năng văn chương nỗi trội như Ryunosuke Akutagawa – một bậc thầy về truyện ngắn, Yoko mitsu Riichi, Ito Seo, Hri Tasuo, Mishima Yukio,… và phải kể đến Kawabata. Kawabata Yasunary – một hiện tượng văn học đặc biệt đã vượt qua những thế hệ đi trước và làm nên tên tuổi của mình khi ông đem về cho quê hương Nhật Bản giải Nobel văn học đầu tiên năm 1968. Những sáng tác của ông toát lên cái đẹp thật sự, một vẻ đẹp quyến rũ bởi sự tao nhã thanh cao, bởi nỗi buồn dịu dàng và niềm cảm thương trước vạn vật. Những tác phẩm của Kawabata rất có chiều sâu về ý nghĩa và giá trị thể hiện, đó là những nét văn hóa của người Nhật như Kimono, văn hóa trà đạo; và còn là những cảnh sắc thiên nhiên bốn mùa chuyển hóa một cách nhuần nhị nhưng rất riêng của xứ sở hoa 1 anh đào. Bên cạnh đó thì vẻ đẹp của người phụ nữ cũng là một trong những đề tài mà Kawabata luôn hướng đến. Người phụ nữ Nhật được xem là sự kết hợp hoàn mỹ giữa vẻ đẹp của ngoại hình, cộng thêm những đức tính tốt đẹp gắn liền với những giá trị truyền thống, và khi hình ảnh những người phụ nữ ấy đi vào trang viết của một nhà văn “khuynh nữ” thì sẽ như thế nào? Đó sẽ là một điều đáng để chúng ta khám phá. Vượt qua biên giới quốc gia, Kawabata có mặt ở nền văn chương thế giới với nhiều thể loại và thành công đặc biệt ở thể loại tiểu thuyết mặc dù ông yêu thích nhất là thể loại truyện ngắn trong lòng bàn tay. Là một hiện tượng văn học độc đáo, ngay từ khi tên tuổi của Kawabata được lan truyền rộng khắp đã có rất nhiều công trình nghiên cứu mang tính khái quát viết về cuộc đời, sự nghiệp và những yếu tố nghệ thuật đặc sắc trong những sáng tác của ông, tuy nhiên về phương diện “Hình tượng người phụ nữ trong những tiểu thuyết của Kawabata” thì vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu. Với những lí do trên nên người viết đã mạnh dạn chọn đề tài “hình tượng người phụ nữ trong một số tiểu thuyết của Kawabata Yasunary” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp cuối khóa của mình. Với mong muốn đóng góp thêm một phần nhỏ của mình vào việc phát hiện và tìm ra thêm những điều kì diệu và độc đáo trong văn chương của Kawabata, đồng thời còn khẳng định những giá trị mà tiểu thuyết cũng như các nhân vật nữ trong tiểu thuyết của ông mang đến. 2. Lịch sử vấn đề Với một tài năng văn chương và phong cách nghệ thuật độc đáo, Kawabata Yasunary xứng đáng là người Nhật Bản tiên phong và là người thứ 3 của toàn châu Á được vinh dự nhận giải thưởng Nobel văn học cao quý tại Thụy Điển năm 1968. Những tác phẩm của ông đã mở ra cánh cửa tâm hồn Nhật Bản và đưa văn học Nhật chính thức đi vào quỹ đạo của nền văn chương thế giới. Sau khi đăng quang, Kawabata cũng như những tác phẩm của ông đã nhanh chóng trở thành tâm điểm của giới nghiên cứu phê bình trong và ngoài nước. Tại Việt Nam, nhu cầu tìm hiểu giao lưu trao đổi văn học đang được chú trọng nên việc nghiên cứu tìm hiểu về nhà văn Kawabata cũng là một vấn đề tất yếu. Từ những bài nghiên cứu về cuộc đời, văn nghiệp, phong cách sáng tác đến những công trình nghiên cứu chuyên sâu về các tác phẩm của ông đều được giới nghiên cứu Việt Nam khám phá. Trong phần này, người viết xin tóm lược lại một cách sơ bộ những bài nghiên 2 cứu tiêu biểu về Kawabata Yasanary được phân chia theo từng phương diện như về cuộc đời, phong cách nghệ thuật và những vấn đề có liên quan trực tiếp đến đề tài đang nghiên cứu. Về phần cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn thì đã có rất nhiều công trình nghiên cứu và tìm hiểu, hầu hết các bài nghiên cứu đều đã cung cấp những thông tin căn bản về Kawabata một cách chuẩn xác nên trong phần nghiên cứu này chúng tôi không tìm hiểu lại những bài viết đó nữa mà đi vào sưu tầm những bài viết nói sâu về phong cách nghệ thuật cũng như những biện pháp nghệ thuật cụ thể và những yếu tố quan trọng khác được nhà văn vận dụng và thể hiện trong các tác phẩm của mình. Về phương diện nghệ thuật có các bài viết của các nhà nghiên cứu sau: Tác giả Vũ Thư Thanh với bài viết Yasunary Kawabata, cuộc đời và sự nghiệp đăng trên tạp chí Văn, Sài Gòn năm 1969. Ngoài những thông tin về tiểu sử và quá trình sáng tác thì Vũ Thư Thanh cũng có một cảm nhận khá sâu sắc về phong cách và tư tưởng thẩm mĩ của Kawabata. Ông cho rằng “tác phẩm của Kawabata thường được viết bằng một thứ văn Nhật hết sức hoa mĩ, sử dụng hình ảnh và ngôn từ như những bài thơ văn xuôi, đặc biệt là ở thể loại truyện trong lòng bàn tay. Tính chất thơ này không những thể hiện trên văn từ mà còn thể hiện cả ý tưởng, vì thế những đọc giả muốn thưởng thức một cốt truyện li kì sẽ thất vọng khi đọc tác phẩm của ông” [23]. Nhận định của Vũ Thư Thanh hoàn toàn chính xác, vì Kawabata cũng đã từng tuyên bố rằng thay vì viết thơ Haiku thì ông viết truyện ngắn trong lòng bàn tay. Với ông đó là những bài thơ Haiku đậm đà bản sắc dân tộc. Bám theo mạch phong cách văn chương, phó giáo sư Lưu Đức Trung một lần nữa khẳng định trong bài viết Thi pháp tiểu thuyết của Yasunary Kawabata, nhà văn lớn của Nhật Bản (in trên tạp chí Văn học số 9/1999 nhân dịp kỉ niệm 100 năm ngày sinh Kawabata ) thi pháp tiểu thuyết của Kawabata là “thi pháp chân không”, một đặc điểm nổi bật trong thơ Haiku [26], hầu hết các bài nghiên cứu của Phó giáo sư đã thâu tóm được đặc trưng nghệ thuật của Kawabata. Bên cạnh đó, bài viêt này cũng đã có một sức ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực nghiên cứu về nghệ thuật của Kawabata, giúp ích rất nhiều cho những công trình nghiên cứu về ông ở giai đoạn sau. Năm 2000, nhà nghiên cứu Nhật Chiêu tiếp tục đi sâu vào thế giới cái đẹp trong tác phẩm của Kawabata qua bài viết Thế giới Yasunary Kawabata (hay là cái đẹp: hình và 3 bóng) in trên tạp chí Văn học số 3, một lần nữa khẳng định thế giới của kawabata là thế giới “hiện hữu của cái đẹp và cái đẹp của hiện hữu”. [4] “Thẩm mỹ quan của Kawabata từ ánh nhìn đầu tiên đến cuối cùng vẫn là soi chiếu thế giới vào một tấm gương kì diệu và sự vật được phản chiếu sẽ đẹp hơn bản thân sự vật”. [5;Tr.89]. Đây là một bài viết đi khá sâu vào hình ảnh chiếc gương và khai thác chúng trên bình diện một biểu tượng của cái đẹp. Cũng bàn về nghệ thuật, tác giả Khương Việt Hà cũng có bài viết Thủ pháp tương phản trong truyện “người đẹp say ngủ” của Yasunary Kawabata. Bài viết đi sâu vào khai thác thủ pháp tương phản trong việc tái tạo không gian và thời gian nghệ thuật, chi tiết nghệ thuật, miêu tả hình thức và khắc họa nội tâm nhân vật, tư tưởng của tác phẩm, sự đối lập giữa ý nghĩa ngợi ca và ý nghĩa phê phán. [10] Đặc biệt, chuyên luận Văn hóa Nhật Bản và Yasunary Kawabata của tiến sĩ Đào Thị Thu Hằng đã nghiên cứu về nghệ thuật kể chuyện trong sáng tác của Kawabata một cách sâu sắc. Thủ pháp tấm gương được tiến sĩ đề cập như “một công cụ đắc lực trong việc khai thác thế giới nội tâm con người. Tấm gương Kawabata được khoác một tấm áo rất hiện đại, mới mẽ với những quan niệm, triết lí về tình yêu và cuộc sống” [14; Tr.188]. Ngoài ra, tiến sĩ còn đặt sáng tác của Kawabata trong dòng chảy văn học truyền thống Nhật Bản để khẳng định sự tiếp thu và cách tân của nhà văn đối với văn học Nhật Bản. Mục đích chính của công trình là trên cơ sở khảo sát Nhật Bản và cái đẹp, lấy đó làm nền tảng để tìm hiểu nghệ thuật kể chuyện của Kawabata qua các bình diện như người kể chuyện, nhân vật, không gian thời gian, … từ sự phân tích khảo sát các yếu tố nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm của Yasunary Kawabata, tác giả Đào Thị Thu Hằng khẳng định: “đó là phong cách kể chuyện vừa mang tính dân tộc vừa mang tính quốc tế. Được đánh giá cao bởi thi pháp chân không và những nguyên lí thẩm mĩ độc đáo do tiếp thu Thiền tông trong thơ Haiku, trong thư họa, trong văn chương cổ điển Kawabata cũng được so sánh với Hemingway… đặc biệt là nghệ thuật kể chuyện độc đáo với nguyên lí tảng băng trôi” [14;Tr.214]. Bàn về những vấn đề liên quan đến nghệ thuật kể chuyện của Kawabata, có bài viết Kawabata – con mắt nhìn thấu cái đẹp của nhà nghiên cứu người Nga Fedorenko, được Thái Hà dịch lại từ tiếng Nga và in trên tạp chí Văn học nước ngoài số 4/1999. Bài 4 viết cho rằng “kinh nghiệm nghệ thuật của Kawabata chịu ảnh hưởng rõ rệt của mĩ học thiền luận, dựa vào suy niệm bên trong. Thiền là bộc lộ tất cả các sức mạnh tinh thần của mình đến độ trở thành vô ngã, hòa nhập vào cái tổng thể của thiên nhiên. Và “ngôn ngữ của Kawabata là mẫu mực của phong cách Nhật: ngắn gọn, xúc tích, sâu xa, mang tính ẩn dụ và biểu tượng kì diệu. Chất thơ trong văn xuôi, nghệ thuật ngôn từ điêu luyện, suy nghĩ giàu chất nhân đạo, thái độ trân trọng với con người và thiên nhiên, đối với các nghệ thuật truyền thống dân tộc – tất cả những cái đó làm cho sáng tác của Kawabata trở thành hiện tượng xuất sắc trong văn học Nhật và văn học thế giới” [9; Tr.128]. Bài tùy bút của nhà nghiên cứu người Nga đã mang tới cho độc giả những cái nhìn mới mẻ không những về tác phẩm mà còn về cả con người của Kawabata, cung cấp thêm những tư liệu quý báu về nhà văn vĩ đại này. Trong thời gian gần đây, còn có rất nhiều công trình là luận văn, luận án đã chọn Kawabata và tác phẩm của ông làm đề tài nghiên cứu như: Biểu thượng trong bộ ba tiểu thuyết Xứ tuyết, Ngàn cánh hạc, Cố đô của Kawabata Yasaunary do Phạm Thị Khánh Liên trường Đại học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh nghiên cứu năm 2009; Nghệ thuật đồng hiện trong bộ ba tác phẩm: Xứ tuyết, Ngàn cánh hạc, Cố đô của Kawabata Yasaunary cũng thuộc trường Đại học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh do Nguyễn Thị Thảo Nguyên thực hiện; cạnh đó còn có đề tài nghiên cứu của Phạm Thảo Hương Ly Bi cảm (aware) trong tiểu thuyết của Kawabata hoàn thành năm 2011… Như vậy, chúng ta dể dàng nhận thấy rằng những nghệ thuật như: nghệ thuật sử dụng ngôn từ, thi pháp chân không, thủ pháp tương phản hay hình ảnh chiếc gương soi là những nghệ thuật chủ yếu được nhà văn sử dụng thường xuyên và thành công hơn hẳn. * Về chất trữ tình trong tác phẩm củaKawabata Tạp chí Văn, Sài Gòn số tháng 3 năm 1972 có bài phỏng dịch Yasanary Kawabata, nhà văn Nhựt Bổn đầu tiên được lãnh giải thưởng văn học Nobel của tác giả Mai Chưởng Đức. Bài giới thiệu cho rằng trong mỗi tác phẩm của ông “đều mang đầy đủ những nét tình cảm tươi sáng, trữ tình huyền diệu, nét tượng trưng can đảm, mỗi nét điệu đều kết tựu thành văn học biểu hiện trong sắc thái dân tộc Nhựt Bổn” [8]. Với nhận định này, chúng ta càng có nền tảng cơ sở hơn nữa để khẳng định những tình cảm ẩn chứa trong sáng tác của Kawabata. Trên hết đó là tình yêu đôi lứa được thể hiện rất đậm nét, cụ 5 thể trong những tiểu thuyết Ngàn cánh hạc, Đẹp và buồn hay Xứ tuyết thì những tình cảm ấy càng trở nên trong sáng, tươi mát hơn nữa. Bên cạnh tình cảm trai gái của con người thì tình mẫu tử, tình cảm giữa người với người, tình yêu quê hương đất nước và những truyền thống văn hóa dân tộc cũng được nhà văn trực tiếp hoặc gián tiếp nói đến. Cùng là những cây bút nghiên cứu văn học Nhật chủ chốt, nhà nghiên cứu gạo cội về Kawabata đáng kể đến là tác giả Lưu Đức Trung. Đầu tiên là quyển Yasunary Kawabata, cuộc đời và tác phẩm do nhà xuất bản Giáo dục phát hành năm vào năm 1997. Tác phẩm đi sâu vào phân tích tư tưởng, cuộc đời, tác phẩm cùng những yếu tố thời đại ảnh hưởng đến con đường nghệ thuật của Kawabata và đã đi đến kết luận rằng phong cách nổi bật nhất của nhà văn là “Chất trữ tình sâu lắng, nỗi buồn êm dịu” [25; Tr.18] được kế thừa từ dòng văn học Nữ lưu thời Heian. Đồng thời cũng đã nhận định “Kawabata là nhà văn rất coi trọng ngôn ngữ. Ngôn ngữ của ông mẫu mực về phong cách Nhật: ngắn gọn, súc tích, sâu sắc. Câu văn mang nhiều biểu tượng và ẩn dụ kì diệu như thơ nhạc”. [25; Tr.21]. Về phương diện cái đẹp trong tác phẩm Là một nhà văn chuyên đi tìm và tái tạo lại cái đẹp nên những vấn đề về cái đẹp trong sáng tác của Kawabata là một điều không thể thiếu. Về phương diện này, có các bài viết tiêu biểu như: Năm 1991, tác giả Nhật Chiêu có bài Kawabata, người cứu rỗi cái Đẹp đăng trên tạp chí Văn số 16. Là một nghiên cứu gia kì cựu trong lĩnh vực tìm hiểu về văn học Nhật, tác giả Nhật Chiêu tích lũy cho mình một pho kiến thức văn học Nhật khổng lồ và sâu rộng. Ông khẳng định thế giới trong tác phẩm của Kawabata “thường hiện ra trong một vẻ đẹp bất ngờ trước khi ta tìm cách giải thích chúng” [2; Tr.96] đúng như nhận định của nghiên cứu gia Nhật Chiêu, thật sự cái đẹp và thời gian là những điều mà ta cảm nhận dể dàng nhưng lại rất khó giải thích, nhất là trong những sáng tác của Kawabata. Đó là những cái đẹp khó nắm bắt cũng như sự vận động của thời gian mà không ai có thể điều khiển được. Nếu đi sâu vào tìm hiểu hệ thống nhân vật nữ trong tiểu thuyết của ông thì vấn đề nêu ra trong nhận định trên của nhà nghiên cứu Nhật Chiêu càng được sự đồng tình nhiều hơn nữa. Trong công trình nghiên cứu 100 nhà lí luận phê bình văn học thế kỉ XX, do Viện 6 thông tin khoa học xã hội xuất bản năm 2002, mục từ Yasunary Kawabata của tác giả Đỗ Thu Hà đã có nhắc đến ông với tư cách của một nhà phê bình với phong cách không xa lạ gì mấy so với nghệ thuật viết văn của ông, đó là: nguyên tắc phản ánh “sự tồn tại và sự khám phá cái đẹp”; chức năng của người nghệ sĩ là “khám phá và tái sinh vẻ đẹp đó”; đối tượng của văn học cũng chính là “cái đẹp, nỗi buồn và sự chân thành”; nghệ thuật viết văn “cấu trúc tác phẩm là dòng ý thức được kĩ thuật chắp cánh” [11]. Đây là bức chân dung Kawabata với tư cách nhà phê bình, nhưng thật đặc biệt những ý kiến đó lại thực sự quan trọng với độc giả Việt nam, định hướng được tư tưởng, quan niệm của nhà văn một cách rõ ràng. Tác giả Nguyễn Thị Mai Liên trên tạp chí nghiên cứu văn học tháng 11/2005 đã cho ra mắt bài Yasunary Kawabata – “Người lữ khách muôn đời đi tìm cái đẹp”, tác giả muốn nhấn mạnh đến “cái đẹp” mà Kawabata phản ánh trong văn học với các tiêu chí “khiêm nhường, thanh tao, trong sáng, thanh xuân, hài hòa, u buồn và hư ảo” [18]. Cái đẹp như một nhân tố trọng yếu không thể vắng mặt trong bất kì tác phẩm nào của nhà văn, không ở phương diện này thì ở phương diện khác. Người viết sẽ trình bày sâu hơn về vấn đề này ở phần nội dung mà đề tài đang nghiên cứu. Về những phương diện đặc sắc khác trong tác phẩm của Kawabata Bài viết Kawabata dưới nhãn quang phương Tây của tác giả Chu Sĩ Hạnh trên tạp chí Văn, Sài Gòn năm 1969 đã có những cảm nhận sâu sắc về bút pháp của Kawabata như “một âm hưởng chung về cái cô đơn, những suy nghĩ về nội tâm trong các tác phẩm của Kawabata” [14;Tr.32]. Thật vậy, khi đọc những sáng tác của Kawabata chúng ta luôn bắt gặp đâu đó sự xuất hiện của nỗi cô đơn. Đây là bài viết khá sâu khi nói về những nỗi buồn hiện diện trong trang viết của nhà văn. Năm 1992, trong ấn phẩm Dạo chơi vườn văn Nhật Bản của nhà văn hóa Hữu Ngọc do nhà xuất bản Giáo dục phát hành, tác giả cho rằng “cách lưỡng phân giữa lối sống cổ truyền và lối sống hiện đại là cái nền cho sáng tác của Kawabata, ông luôn nhung nhớ khôn nguôi tới cố đô, cụ thể là thời Heain với một nền văn hóa ngọt ngào nữ tính” [24]. Khi tìm hiểu các tác phẩm của Kawabata, người đọc sẽ không khỏi thích thú khi nhà văn đã dùng những chất liệu lấy từ hiện đại để vẽ nên những bức tranh văn chương truyền thống quý báu. Không những không làm mất đi giá trị tinh túy của quê 7 hương mà ngược lại còn đem đến một cái nhìn mới mẽ về truyền thống Nhật vốn đa sắc đa màu. Qua đó ta còn thấy được rằng nỗi buồn và những truyền thống văn hóa Nhật Bản còn là những nhân tố trọng yếu để cấu thành nên những tuyệt tác mà Kawabata để lại cho đời. Về những vấn đề có liên quan trực tiếp đến đề tài đang nghiên cứu, bài viết khai thác về nghệ thuật kể chuyện của Kawabata Giới thiệu giải Nobel văn chương năm 1968 của viện Hàn lâm Thụy Điển, bài viết được đọc trong buổi trao tặng giải Nobel cho Kawabata. Nội dung đặc biệt ca ngợi nhà văn như “một nhà phân tích tài tình tâm lí phụ nữ”. “Nghệ thuật bậc thầy này của ông được biểu hiện trong hai tiểu thuyết Xứ tuyết và Ngàn cánh hạc …(…)… văn của Kawabata gợi lại nghệ thuật hội họa Nhật Bản, ông là người tôn sùng vẻ đẹp mong manh và ngôn ngữ đầy hình ảnh u ẩn về cuộc sống thiên nhiên và số phận con người. Nếu sự phù du của hành động bề ngoài có thể so sánh với tím cỏ trôi dạt trên mặt nước, thì đó chính là nghệ thuật thu nhỏ đích thực Nhật Bản của thơ Haiku được phản ánh trong phong cách hành văn của Kawabata” [28]. Qua bài viết, chúng ta có thể thấy được một tài năng của nhà kể chuyện bậc thầy này thật sự tài tình, nếu không có sự hiểu biết sâu sắc về văn chương của Kawabata thì “chúng ta có thể bị gạt ra khỏi cách viết của ông” [14; Tr.54] vì chúng ta có thể sẽ không cảm nhận được hết những dụng ý nghệ thuật của tác phẩm do chúng được khoác bên ngoài một tấm áo nghệ thuật quá mơ hồ, bí ẩn hoặc đó là những hệ thống tư tưởng cổ xưa của Nhật Bản. Tuy nhiên người đọc vẫn có thể cảm nhận được những tình cảm sâu sắc, chân thành và sự nhạy cảm đặc biệt của tác giả trước con người và thời cuộc. Điều này chúng ta cũng có thể nhận thấy trong ba tiểu thuyết Đẹp và buồn, Ngàn cánh hạc, Xứ tuyết mà đề tài đang khảo sát. Đó không phải chỉ là những câu chuyện về tình yêu đơn thuần mà còn là những vấn đề phức tạp về văn hóa truyền thống Nhật như văn hóa trà đạo, quốc phục Kimono hay về các phong tục cổ truyền khác đang có nguy cơ bị mai một. Bài nghiên cứu đã nhận định rằng việc thể hiện và phân tích tâm lí nhân vật nữ là một trong những sở trường của nhà văn Nhật này. Hay trong một tham luận khác của tác giả Đỗ Thu Hà có tên Cái đẹp qua hình ảnh của người phụ nữ qua tác phẩm của Yasunary Kawabata và R.Tagore (tại hội thảo 30 năm hợp tác Việt nam – Nhật Bản năm 2003) cũng đã đề cập đến những vấn đề về nhân 8 vật, đối tượng phản ánh hoặc về phương tức tự sự. Bài viết đã có sự so sánh quan niệm về cái đẹp của hai nhà văn nổi tiếng châu Á, trong đó tác giả đã nhấn mạnh vẻ đẹp trong tác phẩm của Kawabata là “vẻ đẹp tinh khiết không vụ lợi”[12], song hành cùng với nó là sự chân thành và nỗi buồn. Điều đặc biệt hơn là tác giả đã chỉ ra ba đối tượng nhận biết về cái đẹp đúng đắn nhất của ông là “trẻ em, phụ nữ và người già sắp chết” [12]. Trẻ em là lứa tuổi nghĩ sao nói vậy, không có sự suy tính và đắn đo trong cách suy nghĩ cũng như trong lời nói nên chúng sẽ có sự nhận xét khách quan về sự vật; khi đó phụ nữ là những người luôn tìm kiếm sự thanh thản và nhẹ nhàng trong tâm hồn, họ là người trực tiếp thể hiện cái đẹp và có cách cảm về vẻ đẹp có phần chính xác; những người già sắp chết không bận tâm đến những toan tính chật vật của cuộc đời, họ đang trong quá trình hồi tưởng lại những kỉ niệm êm đẹp nhất trong cuộc đời họ và muốn mang theo những cái đẹp đó cùng họ đi đến thế giới bên kia. Ngoài ra còn có những lí do khách quan khác không kém phần xác đáng để chúng ta có niềm tin rằng khám phá của tác giả Đỗ Thu Hà hoàn toàn có căn cứ. Ta thấy rằng có rất nhiều công trình đã nghiên cứu, thâm nhập sâu vào cuộc đời, sự nghiệp cũng như thế giới văn chương của Kawabata từ tác phẩm cho đến bình diện nghệ thuật, nhưng như thế vẫn chưa khám phá hết được những bí ẩn diệu kì trong sự nghiệp văn chương của ông. Riêng về vấn đế tìm hiểu người phụ nữ trong sáng tác của nhà văn cũng đã có công trình nghiên cứu Nhân vật nữ trong tiểu thuyết của Yasunary Kawabata nhưng đây là công trình tìm hiểu về nhân vật nữ trong toàn bộ tiểu thuyết của Kawabata nói chung, chưa thật sự cụ thể ở một hoặc một vài tác phẩm nào trong khi ở mỗi tác phẩm cụ thể thì Kawabata lại xây dựng nhân vật nữ một cách khác nhau. Và vấn đề đi sâu vào để tìm tòi, nghiên cứu về “Hình tượng người phụ nữ trong một số tiểu thuyết của Kawabata Yasunary” cụ thể trong ba tiểu thuyết Đẹp và buồn, Ngàn cánh hạc, Xứ tuyết thì dường như chưa có công trình nào thực hiện. 3. Mục đích nghiên cứu Thực hiện đề tài “Hình tượng người phụ nữ trong một số tiểu thuyết của Kawabata Yasunary”, người viết mong muốn đạt được những mục đích sau: Thứ nhất, người viết muốn tìm hiểu và làm sáng tỏ về hình ảnh người phụ nữ trong một số tiểu thuyết của Kawabata theo nhiều phương diện như: phân tích ngoại hình, nội 9 tâm, hành động, tính cách và mối quan hệ giữa các nhân vật nữ này với các nhân vật nam chính. Thứ hai, thực hiện đề tài này cũng là một cơ hội để người viết có có thể nhìn lại một cách cụ thể nhất về hình ảnh người phụ nữ trong tiểu thuyết của Kawabata và nhận ra được vẻ đẹp của người phụ nữ Nhật, là dịp để người viết tích lũy thêm những tri thức văn chương mới về văn học Nhật, đất nước và con người Nhật. Bên cạnh đó còn góp phần khẳng định vị trí của tác giả trong nền văn chương thế giới, cũng như những giá trị mà tiểu thuyết cũng như hình ảnh nhân vật nữ trong tiểu thuyết của ông mang lại. 4. Phạm vi nghiên cứu Nhà văn Kawabata Yasunay có một sự nghiệp văn chương vô cùng đồ sộ cả về số lượng lẫn nội dung phản ánh. Tuy nhiên do hạn chế về tư liệu tham khảo cũng như thời gian thực hiện cùng với một số nguyên nhân khách quan khác nên phạm vi đề tài chỉ giới hạn việc nghiên cứu hình tượng người phụ nữ trong ba tiểu thuyết Đẹp và buồn, Ngàn cánh hạc, Xứ tuyết. Bên cạnh đó có các tác phẩm cùng tác giả hoặc khác tác giả và một số tài liệu khác có liên quan được dùng như tư liệu phụ trợ có tác dụng giúp cho đề tài được sinh động, chân thực và hoàn thiện hơn. 5. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành phần nghiên cứu này, người viết đã vận dụng các phương pháp sau trong quá trình thực hiện: - Phương pháp khảo sát thống kê: Phương pháp này được sử dụng trong việc tạo lập nên biểu bảng trong phần nghiên cứu. Ở đề tài này, trước hết người viết đã tìm kiếm, thu thập các tư liệu có liên quan đến đề tài, sau đó tiến hành trích lọc lại những dữ kiện trọng yếu để làm cơ sở trong quá trình triển khai nội dung của đề tài. - Phương pháp phân tích tổng hợp: đây là phương pháp quan trọng nhất trong quá trình thực hiện đề tài. Người viết đã sử dụng phương pháp này để tiến hành phân tích, triển khai những vấn đề liên quan của các nhà văn khác, nhằm làm sáng tỏ hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết của Kawabata và tìm ra những điểm nổi bật riêng biệt có trong các nhân vật nữ của nhà văn. Sau khi đã phân tích ở từng phương diện cụ thể, người viết vận dụng phương pháp tổng hợp để tiến hành khái quát lại những điểm đáng lưu ý 10 nhất trong đề tài, chốt lại những đặc điểm nổi trội nhất ở người phụ nữ trong ba tiểu thuyết mà mình đang nghiên cứu. - Phương pháp so sánh đối chiếu: phương pháp này được người viết áp dụng đồng đều trong phần nghiên cứu, với mục đích làm rõ đặc điểm nổi bật về hình ảnh người phụ nữ trong tiểu thuyết của Kawabata. -----o0o----- 11 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG. 1.1 Vấn đề về hình tượng nhân vật văn học 1.1.1 Khái niệm, chức năng của nhân vật văn học Ðối tượng chung của văn học là phản ánh hiện thực, phản ánh cuộc đời nhưng trong đó con người luôn giữ vị trí trung tâm. Những sự kiện về kinh tế, chính trị, xã hội, những bức tranh thiên nhiên, những lời bình luận... đều góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng cho tác phẩm, nhưng cái quyết định trực tiếp đến chất lượng tác phẩm văn học chính là việc xây dựng nên hệ thống nhân vật. Khi ta đọc một tác phẩm, cái đọng lại sâu sắc nhất trong tâm hồn người đọc thường là số phận, tình cảm, cảm xúc, suy tư của những con người được nhà văn thể hiện. Chính vì vậy mà nhà văn Tô Hoài thật có lí khi cho rằng nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác. Nhân vật văn học là con người được nhà văn miêu tả trong tác phẩm bằng những phương tiện văn học. Ở đó, những con người này có thể được miêu tả thật tỉ mỉ chi tiết hay sơ lược, sinh động hay thụ động, được nhắc đến một lần hay nhiều lần, xuất hiện thường xuyên hay từng lúc, có vai trò quan trọng trong tác phẩm hay không ảnh hưởng nhiều lắm đối với tác phẩm. Nhân vật văn học có thể là những con người có tên (như Tấm Cám, Thúy kiều, Ơgieni, Romeo,...) và cũng có thể là những người không tên (như thằng bán tơ, viên quan, mụ quản gia, nhân vật người đàn bà hàng chài, người lái buôm,...); hay có thể là một đại từ nhân xưng nào đó (như một số nhân vật xưng tôi trong các truyện ngắn, tiểu thuyết hiện đại, như mình - ta trong ca dao...). Khái niệm con người này cũng cần được hiểu một cách rộng rãi trên 2 phương diện về số lượng và chất lượng. Về số lượng, hầu hết các tác phẩm từ văn học dân gian đến văn học hiện đại đều tập trung miêu tả số phận của con người. Về chất lượng: dù nhà văn miêu tả thần linh, ma quỉ, đồ vật...nhưng lại gán cho nó những phẩm chất của con người. Nhân vật văn học không giống với các nhân vật thuộc các loại hình nghệ thuật khác. Ở đây, nhân vật văn học được thể hiện bằng chất liệu riêng là ngôn từ. Vì vậy, nhân vật văn học đòi hỏi người đọc phải vận dụng trí tưởng tượng, liên tưởng để dựng lại một 12 con người hoàn chỉnh trong tất cả các mối quan hệ của nó trong tác phẩm. Do nhân vật có chức năng khái quát lên những tính cách, hiện thực cuộc sống và thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời cho nên trong quá trình mô tả nhân vật, nhà văn có quyền lựa chọn những chi tiết, yếu tố mà họ cho là cần thiết để bộc lộ được quan niệm của mình về con người và cuộc sống. Chính vì vậy, không nên đồng nhất nhân vật văn học với con người trong cuộc đời. Khi phân tích, nghiên cứu nhân vật, việc đối chiếu, so sánh có thể cần thiết để hiểu rõ thêm về nhân vật, nhất là những nhân vật có nguyên mẫu ngoài cuộc đời (như anh hùng Núp trong Ðất nước đứng lên; Chị Sứ trong Hòn Ðất...) nhưng nhân vật văn học vốn dĩ là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo gắn liền với ý đồ tư tưởng của nhà văn trong việc nêu lên những vấn đề của hiện thực cuộc sống. Betông Brecht cho rằng: "Các nhân vật của tác phẩm nghệ thuật không phải giản đơn là những bản dập của những con người sống mà là những hình tượng được khắc họa phù hợp với ý đồ tư tưởng của tác giả". 1.1.2 Phân loại nhân vật văn học Trong tác phẩm văn học, đứng dưới nhiều góc độ, nhiều tiêu chí khác nhau ta có thể phân nhân vật văn học ra thành nhiều loại như: Xét từ góc độ nội dung tư tưởng hay phẩm chất nhân vật ta có thể chia ra thành nhân vật chính diện và nhân vật phản diện. Nhân vật chính diện là nhân vật đại diện cho lực lượng chính nghĩa trong xã hội, cho cái thiện, cái tiến bộ. Khi nhân vật chính diện được xây dựng với những phẩm chất hoàn hảo, có tính chất tiêu biểu cho tinh hoa của một giai cấp, một dân tộc, một thời đại, mang những mầm mống lí tưởng trong cuộc sống...có thể được coi là nhân vật lí tưởng. Ở đây, cũng cần phân biệt nhân vật lí tưởng với nhân vật lí tưởng hóa. Nhân vật lí tưởng hóa là loại nhân vật được tô hồng, hoàn toàn được xây dựng theo ý kiến chủ quan của nhà văn, và nếu đi theo kiểu nhân vật này thì nhà văn đã vi phạm tính chân thực trong văn chương. Còn nhân vật phản diện là nhân vật đại diện cho lực lượng phi nghĩa, cho cái ác, cái lạc hậu, phản động cần bị lên án. Trong một tác phẩm, hai loại nhân vật này không tiêu diệt nhau mà cùng nhau tồn tại, cùng làm nền cho nhau để làm nổi rõ phẩm chất của nhau, tăng thêm tính sinh động cho tác phẩm. Xét từ góc độ kết cấu hay tầm quan trọng và vai trò của nhân vật trong tác phẩm thì ta có thể chia thành nhân vật chính và nhân vật phụ. Nhân vật chính là nhân vật giữ vai 13 trò quan trọng trong việc tổ chức và triển khai tác phẩm, nhà văn thường tập trung miêu tả, khắc họa tỉ mỉ từ ngoại hình, nội tâm, quá trình phát triển tính cách của nhân vật. Qua nhân vật chính, nhà văn thường nêu lên những vấn đề và những mâu thuẫn cơ bản trong tác phẩm để từ đó đưa ra hướng giải quyết vấn đề, bộc lộ cảm hứng tư tưởng của mình thông qua nhân vật đó. Nhân vật chính có thể có nhiều hoặc ít tùy theo dung lượng và những vấn đề đặt ra trong tác phẩm. Với những tác phẩm lớn có nhiều nhân vật chính thì nhân vật chính quan trọng nhất xuất hiện xuyên suốt toàn bộ tác phẩm được gọi là nhân vật trung tâm. Không ít trường hợp, nhà văn dùng tên nhân vật trung tâm để đặt tên cho tác phẩm. Ví dụ: Ðông Kisốt của Cervantes, Anna Karênina của L. Tônxtôi, A.Q chính truyện của Lỗ Tấn, Truyện Kiều của Nguyễn Du... Trừ một hoặc một số nhân vật chính, những nhân vật còn lại đều là những nhân vật phụ ở các cấp độ khác nhau. Ðó là những nhân vật giữ vị trí thứ yếu so với nhân vật chính trong quá trình diễn biến của cốt truyện. Tuy nhiên, nhân vật phụ phải góp phần hỗ trợ, bổ sung cho nhân vật chính nhưng không được làm mờ nhạt vai trò của nhân vật chính. Có nhiều nhân vật phụ vẫn được các nhà văn miêu tả đậm nét, có cuộc đời và tính cách riêng, cùng với những nhân vật khác tạo nên một bức tranh đời sống văn học sinh động và hoàn chỉnh. Xét từ góc độ đặc điểm nghệ thuật thì ta có thể chia ra thành nhân vật tĩnh và nhân vật động, nhân vật mờ nhạt và nhân vật đậm nét. Nhân vật tĩnh là nhân vật hầu như không có sự biến đổi về tính cách trong suốt chiều dài tác phẩm, loại nhân vật này ta có thể thấy trong các sáng tác thuộc chủ nghĩa cổ điển như nhân vật Harpagon trong Lão hà tiện của Molie. Trái lại, nhân vật động có có sự biến đổi về tính cách, phong phú về sự thể hiện tâm lí. Nhân vật đậm nét là nhân vật có những tính cách đa dạng, bất ngờ và đem lại nhiều sự ngạc nhiên đối với người đọc, trong khi đó nhân vật mờ nhạt thường có đời sống bằng phẳng và ít để lạu ấn tượng trong lòng người đọc. Mặc dù vậy nhưng mỗi nhân vật đều có sự hoạt động riêng, có đời sống riêng và nhiều khi sự vận động đó không phụ thuộc vào người sáng tạo ra mình. Nếu ở mỗi nhân vật, các tác giả buộc các đứa con tinh thần của mình vận động ngược lại với logic, sự vận động tuần hoàn vốn dĩ phải có của nhân vật thì chẳng khác nào đó là một sự rập khuôn, mất đi sự sinh động và chân thực trong văn học như K.Paustovski đã từng nói: nhân vật bắt đầu chết dần, biến thành những công thức biết đi, những người máy. 14 Mỗi nhân vật đều có những đặc tính tâm lí riêng biệt nhưng bản thân nó không bị giới hạn trong những thuộc tính đó, nhất là nhân vật tiểu thuyết. Nói theo M.Bakhtin, bao giờ cũng mang trong mình nó những bí ẩn và những tiềm năng chưa được hiện thực hóa đến cùng. Nhân vật văn học không bao giờ trùng khít với nguyên mẫu có sẵn, do đó đã tạo nên một phạm trù văn học vô cùng đa dạng và phức tạp. 1.2 Đôi nét về tác giả Kawabata Yasunary 1.2.1 Cuộc đời Kawabata Yasunary sinh năm 1899, tại một làng quê ở gần thành phố Osaka, trong một gia đình sung túc và giàu truyền thống, cha của Kawabata là một y sĩ nhưng lại rất yêu thích văn chương nghệ thuật. Ông có một cuộc đời đầy bất hạnh và một tuổi thơ chịu nhiều mất mát đau thương. Năm 1904 – 1905, khi Kawabata bốn tuổi thì chiến tranh Nhật – Nga nỗ ra, cha mẹ ông đều qua đời vì bệnh lao, Kawabata lúc này đang là một cậu bé ốm yếu phải về quê sống với ông bà. Đến năm 1906, bà của Kawabata cũng ra đi, sang năm 1908 thì người chị gái duy nhất cũng mất đi, để lại một mình Kawabata với người ông đau yếu. Đến khi Kawabata mười lăm tuổi, tức vào khoảng năm 1914, người thân cuối cùng của ông cũng mất, lúc này Kawabata bắt đầu cuộc sống tự lập và hoàn thành tác phẩm đầu tiên với tên gọi Nhật kí tuổi mười sáu, đây là tác phẩm khởi đầu cho một sự nghiệp văn chương vĩ đại. Mặc dù có thiên hướng nghệ thuật ngay từ nhỏ và mang trong mình ước mơ trở thành danh họa, nhưng Kawabata lại ghi danh vào học văn khoa tại Đại học Hoàng gia Tokyo năm 1924, đầu tiên học văn học Anh nhưng lại ra trường với đề tài tốt nghiệp về tiểu thuyết Nhật Bản. Ngay năm đầu đại học, Kawabata đã cùng một số bạn bè lập ra tạp chí “Trào lưu mới” (Shintio). Năm 1923, Kawabata ở trong ban biên tập tạp chí “Văn nghệ xuân thu”, “Văn nghệ thời đại” và tham gia phái Tân cảm giác, đây là một trào lưu tìm kiếm khởi hành mới, trong đó có ý thức chống lại chủ nghĩa Tự nhiên đang áp đảo văn chương Nhật từ sau thế chiến thứ 2. Từ thời phổ thông, Kawabata đã có một mối tình trẻ con với cô bạn cùng lớp, mối tình mà ba mươi năm sau khi hồi tưởng lại được ông xem là “cú sốc ngọt ngào” 15 [11:Tr.39], nhưng tình yêu mãnh liệt và sâu sắc nhất ảnh hưởng lớn tới cuộc đời và sự nghiệp của ông là mối tình khi đang học đại học năm 2 với một thiếu nữ mười lăm tuổi. Hạnh phúc không trọn vẹn của tình yêu này đã giúp Kawabata hoàn thành truyện ngắn Vũ nữ Izu vào năm 1925. Năm 1933, Kawabata tham gia vào ban biên tập tạp chí “Thế giới văn học”. Năm 1935, ông bắt đầu viết tiểu thuyết Xứ tuyết và tác phẩm này đã đạt giải Diễn đàn văn nghệ vào năm 1937. Không bị cuốn vào thế chiến thứ hai (1939 – 1945), Kawabata vẫn tiếp tục con đường văn nghiệp. Trước sức tàn phá ghê ghớm của hai lần ném bom nguyên tử tại thành phố Hiroshima và Nagasaki vào ngày 6 và 8 tháng 8 năm 1945, Kawabata buộc phải ẩn cư để tiếp tục quá trình sáng tác của mình. Năm 1948, Kawabata được bầu làm chủ tịch hội Văn bút Nhật Bản và đảm nhận chức vụ này trong bảy năm. Lúc này tiếng nói của Kawabata rất có trọng lượng, bài giới thiệu của Kawabata viết về các nhà văn trẻ có ý nghĩa mở ra cánh cửa văn đàn cho họ. Trong thời gian giữ chức, Kawabata vẫn không ngừng sáng tác, thành quả của ông là hai tiểu thuyết Ngàn cánh hạc và Tiếng rền của núi đã nhận giải thưởng của Viện hàn lâm nghệ thuật Nhật Bản năm 1952. Năm 1968, đây là cột mốc quan trọng trong sự nghiệp của Kawabata và của cả nền văn học Nhật Bản khi ông mang về cho quê hương mình giải Nôbel văn học đầu tiên dành cho ba kiệt tác : Xứ tuyết, Ngàn cánh hạc và Cố đô. Ngày 12/12/1968, tại Thụy Điển, Kawabata đọc Diễn từ nhận giải Nôbel Nhật Bản - cái đẹp và tôi. Năm 1969 ông viết tiểu thuyết cuối cùng - Người Đẹp say ngủ. Ngày 16/4/1972, cả nước Nhật phải bàng hoàng khi Kawabata tự nhốt mình trong một căn phòng đầy khí gas bên bờ biển Kamakura để tự sát, kết thúc cho một sự nghiệp văn chương vĩ đại. Người ta biết đến Kawabata như một người ôn hòa, trầm lặng nhưng lại sống hết mình trong lĩnh vực văn học, với tài năng văn chương sớm biểu lộ nên ngay từ thời đại học Kawabata đã thu hút được sự chú ý của nhiều độc giả tên tuổi trong đó có Kakuchi Kan - nhà viết kịch tên tuổi và uy tín trong văn giới thời đó, chính Kan đã giới thiệu Kawabata với một số tạp chí và các nhà văn nổi tiếng khác trong đó có Akutagawa Ruynosuke - người được coi là khởi đầu cho kỉ nguyên hiện đại của văn học Nhật Bản. Từ đó, Kawabata đã có được những tình bạn đẹp và lâu bền với những nhà văn Nhật Bản 16 nổi tiếng thế giới mà ai cũng biết tên như: Yuko Mitsu, Riichi, Yukio Mishima... . Và Kawabata cũng luôn rộng lòng giúp đở cho các nhà văn trẻ đi sau, nếu đó là một tài năng thật sự. Với một vẻ ngoài hiền lành, ít nói và trầm tĩnh, một đời sống tâm hồn sâu sắc cộng thêm một tài năng thiên bẩm, Kawabata đã để lại cho nền văn học Nhật Bản nói riêng và thế giới nói chung những dấu son vô giá. 1.2.2 Sự nghiệp sáng tác Đối với một nhà văn, chỉ cần có được một tác phẩm để đời trong số tất cả những sáng tác của mình thì xem như đó đã là một sự thành công, lưu danh tên tuổi; với Kawabata, ông đã làm được điều đó khi rất nhiều tác phẩm của ông được độc giả khắp thế giới thưởng thức và xem là kiệt tác. Sự thành công của Kawabata không tập trung vào một thể loại nào mà được chia đều vào tất cả những thể loại mà ông thử nghiệm như truyện ngắn, truyện trong lòng bàn tay, tiểu luận phê bình, cũng có thể kể đến những bài thơ Haiku viết tặng bạn bè và ông đặc biệt thành công với thể loại tiểu thuyết. Với một sự nghiệp sáng tác phong phú, Kawabata đã đưa văn học Nhật Bản vượt ra khỏi giới hạn của “đất nước Hoa anh đào”, tiến đến nền văn học thế giới và đã khẳng định được một vị thế vững chắc cho văn học Nhật Bản trên văn đàn quốc tế. Tuy những sáng tác của ông có dung lượng không nhiều nhưng lại có một chiều sâu vô hình về nội dung thể hiện, tác phẩm của Kawabata không đơn thuần chỉ là đọc để giải trí mà còn đọc để suy ngẫm, để hiểu hơn về con người và văn hóa Nhật Bản; đọc để tâm hồn chúng ta trở về với những gì thân thuộc, bình dị nhưng ý nghĩa vô cùng. Dù là thể loại nào thì những sáng tác của “người lữ khách muôn đời đi tìm cái đẹp” luôn là những “mĩ thư” được yêu mến và trân trọng đối với độc giả Nhật Bản cũng như bạn đọc toàn thế giới. Không kể đến những bài thơ Haiku mà Kawabata viết tặng bạn bè, chúng ta xếp tất cả 121 sáng tác của ông thành từng mảng thể loại bao gồm: nhật kí, truyện trong lòng bàn tay, truyện ngắn, tiểu luận phê bình và tiểu thuyết. Nhật kí Nhật kí tuổi 16 (1914), như đã giới thiệu ở phần trước, đây là tác phẩm khởi đầu cho một sự nghiệp văn chương vĩ đại của Kawabata, nhật kí được hoàn thành bên giường bệnh của người ông đau yếu khi Kawabata mười sáu tuổi. Nhật kí bao gồm 12 ngày trong 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan