Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hình tượng người phụ nữ nam bộ trong một số tiểu thuyết của hồ biểu chánh...

Tài liệu Hình tượng người phụ nữ nam bộ trong một số tiểu thuyết của hồ biểu chánh

.PDF
101
1899
95

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN BỘ MÔN NGỮ VĂN --------- TÔ HUYỀN TRÂN MSSV: 6106362 HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ NAM BỘ TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT CỦA HỒ BIỂU CHÁNH Luận văn tốt nghiệp ngành Ngữ Văn Cán bộ hướng dẫn: GV. LÊ THỊ NHIÊN Cần Thơ 5-2014 ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích nghiên cứu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu PHẦN NỘI DUNG Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 Bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX 1.1.1 Miền Nam 1.1.2 Miền Bắc 1.2 Tình hình văn học 1.2.1 Văn học miền Nam 1.2.2 Văn học miền Bắc 1.3 Nhân vật văn học 1.3.1 Khái niệm 1.3.2 Đặc điểm 1.4 Vài nét về tác giả Hồ Biểu Chánh 1.4.1 Tiểu sử 1.4.2 Sự nghiệp văn chương Chương 2: HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ NAM BỘ TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT CỦA HỒ BIỂU CHÁNH 2.1 Hình tượng người phụ nữ với những phẩm chất tốt đẹp, cao quý 2.1.1 Người phụ nữ chung thủy, đảm đang, tháo vát 2.1.2 Người phụ nữ giàu lòng thương người 2.2 Hình tượng người phụ nữ lầm lỡ 2.3 Người phụ nữ ích kỉ, tham lam, độc ác 2.4 Người phụ nữ ngoại tình Chương 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT CỦA HỒ BIỂU CHÁNH 3.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua cách đặt tên nhân vật. 3.2 Nghệ thuật miêu tả nhân vật qua ngoại hình. 3.3 Nghệ thuật miêu tả nhân vật qua hành động, ngôn ngữ 3.3.1 Miêu tả nhân vật qua hành động 3.3.2 Miêu tả nhân vật qua ngôn ngữ 3.4 Nghệ thuật miêu tả nhân vật qua biểu hiện nội tâm PHẦN KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Vào những thập niên đầu thế kỉ XX, trong giai đoạn giao thời giữa nền văn học cũ và mới thì nền văn học nước nhà đã hình thành song song hai quan niệm văn học và hai lực lượng sáng tác. Trước đây lực lượng sáng tác chủ yếu nhà nho và sáng tác chủ yếutheo tư tưởng Nho giáo thì một lực lượng mới đang dược hình thành trong thời kì này đó là trí thức tân học chịu ảnh hưởng của nền văn hóa phương Tây. Đặc biệt giai đoạn này chữ Quốc ngữ đã bắt đầu được đưa vào sáng tác văn học một cách rộng rãi, cùng với sự xuất hiện của chữ Quốc ngữ thì tiểu thuyết ở Nam Bộ thời kì này cũng đã được độc giả đón nhận ngày càng nhiều vì nó gần gũi và phản ánh chân thực cuộc sống, đồng thời họ cũng nhận thấy được cuộc sống của chình mình trong các quyển tiểu thuyết. Chính vì thế nền văn học đã bắt đầu xuất hiện những tiểu thuyết gia viết về đời sống của người nông dân Nam Bộ mà đại diện tiêu biểu đó là Hồ Biểu Chánh. Với lối viết mới theo phương thức nghệ thuật hiện đại thì Hồ Biểu Chánh đã phá vỡ lối cấu trúc cũ của truyện đó là lối kết cấu chương hồi, nhân vật trong tác phẩm của ông cũng được chú ý xây dựng từ ngoại hình, hành động đến tâm lí một cách mới mẻ và toàn điện. Tuy là một tri thức tân học thế nhưng Hồ Biểu Chánh vẫn bị chịu chi phối của tư tưởng Nho giáo do đó các tác phẩm của ông có sự dung hoà giữa cái mới và cái cũ, giữa truyền thống và hiện tại. Và chính ông đã tạo nên được sự riêng biệt cho tiểu thuyết Nam Bộ ở thời kì này so với tiểu thuyết ở miền Bắc. Những năm 1912-1930, Hồ Biểu Chánh thật sự là ngọn cờ đầu của văn xuôi quốc ngữ Nam Bộ nói chung, tiểu thuyết nói riêng, những tác phẩm của ông đều phản ánh chân thực diện mạo cuộc sống nông thôn Nam Bộ, nhờ đó ông đã có công đưa nền văn học Nam Bộ vào một quỹ đạo mới. Một nét nổi bật trong các sáng tác của ông đó là ông miêu tả người nông dân với những số phận éo le, trớ trêu, với những giá trị đạo đức của con người đang dần thay đổi mà tiêu biểu là người phụ nữ. Từ xưa đến nay, người phụ nữ Việt Nam luôn là đối tượng được đề cập đến nhiều trong các tác phẩm văn học. Đó là đề tài muôn thưở mà ở mỗi thời điểm lịch sử khác nhau thì nó được ghi lại bằng cách nhìn nhận của các nhà văn nhà thơ khác nhau. Đến với với tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh ông đã miêu tả hình tượng người phụ nữ Nam Bộ một cách chân thực và sinh động về số phận và tính cách của họ. Do đó chúng tôi đã quyết định chọn đề tài “Hình tượng người phụ nữ Nam Bộ trong một số tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh” nhằm phản ánh cuộc sống của người phụ nữ những năm đầu thế kỉ XX nói chung cũng như hình tượng người phụ nữ Nam Bộ trong các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh. Bên cạnh đó chúng tôi cũng nhằm khẳng định lại vị trí, vai trò và bước tiến mới trong việc xây dựng nhân vật nói chung và nhân vật người phụ nữ nói riêng của Hồ Biểu Chánh. 2. Lịch sử vấn đề Là một trong những cây bút có đóng góp lớn cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, với văn phong đơn giản gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày của người bình dân thì Hồ Biểu Chánh đã tạo cho mình một vị trí riêng trong lòng độc giả, ông đã đi vào lòng người đọc một cách dễ dàng đặc biệt là những người lao động bình dân. Họ như có thể thấy được chính mình trong các tác phẩm của ông với những số phận, những mảnh đời cơ cực, lầm than và lạc lối… Cho đến những năm 1930-1958 các sáng tác của ông vẫn còn nhiều nhưng vị trí thì đã không còn như trước nữa, vì thời gian này tiểu thuyết lãng mạn, tiểu thuyết miền Bắc phát triển một cách mạnh mẽ, trong khi đó thì Hồ Biểu Chánh chỉ trung thành với một lối viết cũ, không thay đổi phong cách nên người đọc đã bắt đầu nhàm chán với lối viết của ông và ông đã không còn giữ vị trí của mình như trước đây. Khi chọn đề tài này thì chúng tôi cũng đã tìm và sưu tầm được một số công trình có liên quan, do hạn chế về tài liệu nên chúng tôi chỉ đề cập đến một số công trình lớn nhưng chỉ nêu khái quát, điểm qua vài nét về chủ đề “Hình tượng người phụ nữ Nam Bộ trong một số tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh”. Có thể kể đến một số công trình như: Chân dung Hồ Biểu Chánh của Nguyễn Khuê có đề cập đến người phụ nữ trong các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh. Phạm Ngọc Lan có bài viết về Hồ Biểu Chánh và tiểu thuyết Tiền bạc bạc tiền chỉ đi vào tìm hiểu một số nhân vật trong tác phẩm này. Tuy không phải là chỉ nghiên cứu về một đề tài cụ thể là Hình tượng người phụ nữ Nam Bộ trong một số tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, nhưng sau đây là một số công trình nghiên cứu có liên quan đến Hồ Biểu Chánh nói chung và đặc điểm nhân vật người phụ nữ nói riêng cũng như về nghệ thuật xây dựng nhân vật. Nói về nội dung của đề tài Hình tượng người phụ nữ Nam Bộ trong một số tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, thì chúng tôi đã tìm được một số bài viết cũng như công trình nghiên cứu về nhân vật người phụ nữ. Trong cuốn Phác thảo quan hệ văn học Pháp với văn học Việt Nam hiện đại, NXB Mũi Cà Mau, 1998, Giáo sư Hoàng Nhân đã có một bài viết có liên quan đến hình tượng người phụ nữ nông dân trong tác phẩm của Hồ Biểu Chánh đó là Đối chiếu chuyện Vô gia đình của Hector Malot và Cay đắng mùi đời của Hồ Biểu Chánh, trong bài viết này ông đã so sánh hai tác phẩm cũng như ông đã miêu tả được thân phận của người phụ nữ Nam Bộ, mô tả được cảnh đời thực, mà nhân vật người phụ nữ ông chỉ ra ở đây đó là nhân vật Ba Thời. Ông đã đưa ra nhận định như thế này: “Đây là những cảnh đời phản ánh những phong tục, chế độ bất công phi nhân trong quan hệ nam nữ, như chế độ trọng nam khinh nữ, chồng được phép lấy nhiều vợ còn vợ thì vẫn phải thủ tiết thờ chồng, chế độ vợ cả, vợ lẽ. Trong Vô gia đình, giữa mẹ nuôi và ông chồng không có vấn đề gì về quan hệ vợ chồng, nhưng Ba Thời lại khác, bị tên Hữu bỏ nhà ra đi, rồi lấy vợ khác “Chị nghe chồng bạc bẽo thì phiền não vô cùng, vào ra quạnh quẽ hết muốn làm ăn sớm tối thở than không cầm giọt lụy ... nhưng mà chị ta vẫn còn thương hoài, chẳng hề tính lấy chồng khác ... Tối nằm hằng đợi trông, thầm vái van cho chồng nghĩ bụng trở về, đặng cho cá nước sum vầy, dầu cực khổ cũng cam tâm mà chờ vận” [8, tr.380-432]. Qua đó ta có thể thấy được phẩm chất chung thủy của người phụ nữ trong xã hội lúc bấy giờ, đây là một nhận định khá hay của giáo sư Hoàng Nhân. Hay trong quyển Hồ Biểu Chánh- người mở đường cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Nxb Văn Nghệ, 2006, TP Hồ Chí Minh, Nguyễn Thanh Liêm đã có đề cập đến tiểu thuyết Ai làm được của Hồ Biểu Chánh, ông đã có một vài nhận xét về cốt truyện cũng như những điều mới mẻ trong quyển tiểu thuyết này so với những quyển tiểu thuyết khác. Nói về cốt truyện của tác phẩm Nguyễn Thanh Liêm đã có nhận xét như sau: “…Mấu chốt của câu chuyện trong Ai Làm Ðược là những xung đột, mâu thuẫn đó, những xung đột, mâu thuẫn dẫn đến những éo le ngang trái trong đời. Xung đột giữa mẹ ghẻ độc ác và con chồng cương quyết trả thù cho mẹ ruột. Mâu thuẫn trong bổn phận làm con đối với cha và bổn phận trả thù cho mẹ. Xung đột giữa luân lý về danh dự, tiết hạnh và về chữ hiếu, v.v. . . Qua những mâu thuẫn, xung đột trong tâm lý nhân vật, Hồ Biểu Chánh đã khéo léo kích thích và gây nhiều cảm xúc mạnh trong lòng người đọc khiến họ bị lôi cuốn vào câu chuyện từ đầu đến cuối” [6, tr.50]. Trong nhận xét này ông đã nêu ra được những xung đột trong các mối quan hệ đời sống gia đình, mà ông có nhắc đến ở đây đó chính là mâu thuẫn xung đột giữa mẹ ghẻ độc ác và con chồng, mâu thuẫn bổn phận làm con đối với cha và bổn phận trả thù cho mẹ…Nguyễn Thanh Liêm đã khen ngợi lối viết tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh và đã dành nhiều tình cảm ưu ái hơn đối với nhà tiểu thuyết của vùng đất Nam Bộ này. Phan Cự Đệ trong cuốn Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1974, đã bàn đến số phận của người phụ nữ Nam Bộ trong buổi giao thời. Họ là nạn nhân của đồng tiền xã hội thực dân vào những năm đầu thế kỉ XX thì trở nên xô bồ, đảo lộn cùng với sự du nhập của nền văn hoá phương Tây hoàn toàn xa lạ với đất nước từ lâu đã thừa hưởng một nền phương Đông cổ kính. Đồng tiền đã “biến phụ nữ thành món hàng hoá đổi chác trên thị trường” [1, tr.31]. Trong cuốn Phê bình bình luận văn học, Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, Nguyễn Khuê cũng bàn đến một loạt những người phụ nữ tha hoá, mà đặc biệt là người phụ nữ ngoại tình, trắc nết: “ trong Thầy Thông ngôn thì vợ Phong ngoại tình với xã xu xù; trong Cha con nghĩa nặng Thị Lựu ngoại tình với Hương Hào hội; Tố Nga trong Vì nghĩa vì tình ngoại tình với trọng Quý” [5, tr.50]. Bằng Giang trong cuốn Phê bình và cảo luận của Thiếu Sơn, 1933, thì ông đã nhận xét như sau: “Tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh đủ sức hấp dẫn để lôi cuốn độc giả Việt Nam ham đọc truyện Tàu trở về đọc truyện ta để nhớ tới thân phận con người Việt Nam đang sống trong xã hội Việt Nam và đương là nạn nhân của chế độ, một chế độ thực dân nửa phong kiến mà bọn người được ưu đãi là những ông quận, những ông làng, những ông cử con quan và những ông nhà giàu địa chủ và đặc biệt nhất là lại về phe những người nghèo hèn, yếu thế, những tá điền và nông dân”[2, tr.4]. Hay quyển Tiến trình văn nghệ miền Nam, Nhà xuất bản An Giang, 1990, Nguyễn Quang Thắng có nhận xét về tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh “Đây là bức tranh hiện thực đa dạng giúp bạn đọc toàn quốc thấy rõ bộ mặt thực của xã hội “miệt vườn” Nam Bộ” [10, tr.76]. Cũng có thể kể đến: Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Khuê và Trần Khuê đã khẳng định công lao đáng trân trọng của Hồ Biểu Chánh về số lượng tác phẩm và là người đã đưa tiểu thuyết lên một bước tiến mới. Huỳnh Ái Tông đã có một công trình nghiên cứu về các tiểu thuyết trong xã hội Nam Bộ vào những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đó là Các công trình văn học quốc ngữ miền Nam: tiểu thuyết, trong công trình này Huỳnh Ái Tông đã nhắc đến Hồ Biểu Chánh trong phần các nhà văn nối tiếp, và đã dành một phần khá dài để nhắc đến tiểu sử cũng như sự nghiệp của ông so với các nhà văn khác cùng thời. Bên cạnh đó Huỳnh Ái Tông cũng có nhắc đến đặc điểm của một số nhân vật trong tiểu thuyết của ông như: “Xã hội tiểu thuyết của ông phần lớn là xã hội của những điền chủ, Hội đồng ở thôn quê, của ông Phủ, ông Phán, thầy Thông, cô Ký ở thành thị, bên cạnh những Ba Có bán chè trong Nợ đời, Tư Cu trong Vì nghĩa vì tình, Lý Trường Mậu trong Lạc đường…lớp trưởng giả đầy rẩy những lường lọc, bất công, xa hoa, còn trong khuê phòng các con ông Hội đồng, điền chủ chịu nhiều nổi gian truân, nào là Cẩm Vân trong Vì nghĩa vì tình, Phi Phụng trong Nhân tình ấm lạnh, Thu Hà trong Khóc Thầm, Bạch Tuyết trong Ai làm được…còn những người nghèo khó rất đáng thương tâm như Trần Văn Sửu trong Cha con nghĩa nặng, hương Hào Điều trong Khóc thầm” [26, tr.195]. Đây là một cái nhìn tổng quát về số phận con người trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh nói chung cũng như số phận người phụ nữ nói riêng. Nghiên cứu đề tài này chúng tôi không chỉ tìm hiểu về nội dung mà bên cạnh đó chúng tôi còn tìm hiểu về nghệ thuật trong tiểu thuyết của ông. Do đó chúng tôi cũng đã tìm hiểu một số công trình nghiên cứu có liên quan đến nghệ thuật trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh. Như Thiếu Sơn trong một bài báo Phụ Nữ Tân Văn số 106, ngày 29-10-1931 có nêu tên Hồ Biểu Chánh như là một dại diện cho lối viết văn theo kiểu phê bình nhân vật và không ngần ngại ca tụng: “Ông Hồ Biểu Chánh chẳng những đã biết do sự quan sát mà sáng tạo ra được những nhân vật đúng với cái khuôn mẫu người đời, biết cho những nhân vật đó sống theo tính cách riêng, cái thái độ riêng, trong mỗi hoàn cảnh riêng của họ, mà ông còn khéo léo cho hững nhân vật đó hiệp thành một cái xã hội gần giống như cái xã hội của ta, cho kẻ giàu gặp kẻ nghèo, người hèn đụng người sang, kẻ gian hung quỷ quyệt gặp bực nữ sĩ anh hào, vị giai nhân tài tử với kẻ vô học phàm phu, vì những xung đột vê danh lợi về tư tưởng, tánh tình, vì tinh thần khí tiết mà quay cuồng vật lộn mà chiến đấu cạnh tranh gây nên cái vẻ hành động trong đời, cho độc giả được thoả lòng quan sát”[9, tr.46]. Đây là nhận xét khá tinh tế mà Thiếu Sơn đã nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh. Qua nhận xét trên cho thấy được rằng thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh khá phong phú và đa dạng, các nhân vật của ông đã tạo nên được một xã hội thu nhỏ vô cùng phong phú và phước tạp. Điều đó giúp người đọc dễ dàng nhận ra mình cũng đang được Hồ Biểu Chánh miêu tả một cách chân thực. Với quan điểm nhân vật như thế thì Thiếu Sơn đã khen ông tạo ra được những con người đúng với xã hội những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Khi nghên cứu về Hồ Biểu Chánh thì Nguyễn Ngọc Hiếu (Cao đẳng Sư phạm Tiền Giang) nhận xét: “Đọc các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh, ta thấy tác giả thường chú trọng nhiều vào những biểu hiện bên ngoài như sắc diện, ngôn ngữ, cử chỉ, hành động... của nhân vật. Tâm lý nhân vật được bộc lộ chủ yếu từ những biểu hiện bên ngoài ấy. Ít khi tác giả nói nhiều về những giằng co, trăn trở của nội tâm hay những suy nghĩ sâu kín phức tạp. Xây dựng tác phẩm như vậy, có người cho tác giả quá giản đơn, cạn cợt, thiếu sự sâu xa, tinh tế, làm giảm giá trị tác phẩm. Trong một vài trường hợp, tác giả sơ lược quá đáng thì nhận xét trên có phần đúng. Nhưng nhìn toàn cục, thì sự thật có phần ngược lại”[3, tr.74]. Nguyễn Ngọc Hiếu đã đề cập đến cách phân tích tâm lí nhân vật của Hồ Biểu Chánh còn vụn về, chưa đi sâu khai thác những diễn biến bên trong nhân vật mà chủ yếu là kể lại suy nghĩ của nhân vật. Ông chưa chú trọng việc khắc họa nhân vật tâm lí mà chủ yếu là mô tả ngoại hình, bề ngoài của nhân vật. Nhìn nhận ở một chiều hướng khác, Nguyễn Ngọc Hiếu không đi theo các ý kiến của các nhà nghiên cứu khi cho rằng Hồ Biểu Chánh cạn cợt trong việc phân tích tâm lí nhân vật. Không phản bác hoàn toàn ý kiến trên nhưng Nguyễn Ngọc Hiếu chỉ cho nó đúng ở một vài trường hợp nhất định chứ không nên gượng ép cho toàn bộ tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh. Có thể thấy nhận xét tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh chú ý nhiều đến việc mô tả ngoại hình thì đúng, bởi ông thường miêu tả nhân vật của mình tỉ mỉ từ gót chân, móng tay, làn da hay mái tóc, đặc biệt là nhân vật nữ. Còn nhận xét Hồ Biểu Chánh trong việc phân tích tâm lí nhân vật thì chưa thật chính xác, bởi đa số nhân vật là những người nông dân nghèo, là người lao động chân tay lại ít được ăn học nên đời sống nội tâm của họ không sâu sắc. Đặc biệt lại là những người Nam Bộ chất phác, thật thà, mà ‘‘ruột để ngoài da’’ thì tâm lí của họ không có gì là phức tạp, mà ngược lại rất đơn giản. Bên cạnh những công trình nghiên cứu về Hồ Biểu Chánh và những đóng góp của ông trong lĩnh vực tiểu thuyết, ta còn có một số công trình nghiên cứu gần với đề tài Hình tượng người phụ nữ Nam Bộ trong một số tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh trên trang web hay trên các tạp chí văn học thì ta còn bắt gặp một số công trình nghiên cứu như: Tính cách người nông dân Nam Bộ trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh (www.hobieuchanh.com), Cái nhìn của Hồ Biểu Chánh về người nông dân Nam Bộ, của Huỳnh Thị Lan Phương tác giả cho rằng Hồ Biểu Chánh bị ảnh hưởng của hai nền Hán học và Tân học, và ông nhìn người bằng cái nhìn của nhà Nho. Và ông đã có tiếp thu những cái mới từ nền Tân học nên trong quan niệm nghệ thuật về con người của ông có cái đổi mới từ những con người chức năng phận vị và cả con người cá nhân. Ông vẫn nhìn con người bằng cái nhìn của nhà Nho, tuy nhiên đã có nhiều nét đổi mới do ông đã tiếp thu nền văn học phương Tây. Người viết cho rằng quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh có sự kế thừa cái cũ và tiếp thu cái mới nên tiểu thuyết của ông có yếu tố hiện đại và truyền thống luôn đan cài, kết nối với nhau tạo nên giá trị phù hợp với thời đại. Hay Xã hội Việt Nam trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh của Nguyễn Thanh Liêm; Ngôn ngữ trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh của Nguyễn Vy Khanh… Qua đó ta thấy vấn đề ngiên cứu chuyên sâu về Hình tượng người phụ nữ Nam Bộ trong một số tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh chưa thể nào đáp ứng được nhu cầu của độc giả đối với các nhà nghiên cứu về vấn đề này. Chính vậy mà những công trình nghiên cứu chúng tôi đưa ra tuy là chưa nghiên cứu sâu vào đề tài nhưng cũng hi vọng là phần nào góp thêm tiếng nói của mình vào vấn đề nghiên cứu về Hồ Biểu Chánh được phong phú và đa dạng hơn. 3. Mục đích nghiên cứu Như đã tìm hiểu Hồ Biểu Chánh có xuất thân từ gia đình nông dân do đó ông thấu hiểu tất cả những nỗi cực khổ mà người nông dân phải gánh chịu. Ông luôn quan tâm đến quần chúng lao động vì thế ông cảm thông cho từng kiếp người, những người đàn ông chân lắm tay bùn suốt ngày bán mặt cho đất bán lưng cho trời mà ông còn thấu hiểu cả những kiếp người phụ nữ bị những người cường hào, nhiều tiền nhiều của, những người mà xem phụ nữ như một thú tiêu khiển, một thú chơi qua đường rồi dùng tiền mà chà đạp, xỉ nhục họ. Qua đó khi nghiên cứu đề tài này chúng tôi nhằm mục đích: Thứ nhất: Khám phá được những đặc điểm về tính cách số phận của người phụ nữ Nam Bộ và hiểu sâu sắc hơn về số phận người phụ nữ nông dân lẫn người phụ nữ giàu sang quyền thế trong những năm đầu của thế kỉ XX. Thứ hai: Khám phá được nét mới của Hồ Biểu Chánh trong việc xây dựng nhân vật. Nghê thuật xây dựng nhân vật thông qua cách đặt tên, miêu tả nhân vật qua ngoại hình hành động ứng xử và đặc biệt đó là miêu tả nhân vật người phụ nữ qua biểu hiện nội tâm rất phong phú. Qua đó cũng cho thấy sự đóng góp của Hồ Biểu Chánh trong quá trình hiện đại hoá văn học. 4. Phạm vi nghiên cứu Đối tượng mà chúng tôi nghiên cứu gồm 11 tác phẩm : Con nhà nghèo (1930), Con nhà giàu (1931), Ai làm được (1912), Cha con nghĩa nặng (1929), Cay đắng mùi đời (1923), Kẻ làm người chịu (1928), Nợ đời (1936), Thầy Thông Ngôn (1926 ) của Hồ Biểu Chánh. Bên cạnh đó chúng tôi còn tìm hiểu thêm một số tác phẩm của các tác phẩm khác của ông như: Một chữ tình (1926), Cư Kỉnh (1941), Bỏ chồng (1938), Cười gượng (1935) để làm cơ sở so sánh đối chiếu với tác phẩm nhằm làm rõ thêm về đề tài “Hình tượng người phụ nữ”. Do hạn chế về tài liệu nghiên cứu nên chúng tôi chỉ xin được nghiên cứu đề tài ở phạm vi hẹp là thể loại tiểu thuyết. Bên cạnh đó chúng tôi cũng tham khảo một số công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trước nói về Hồ Biểu Chánh. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiên đề tài này chúng tôi đã tiến hành một số phương pháp nghiên cứu sau đây: Phương pháp phân tích- đối chiếu: Đây là một bước quan trọng trong nghiên cứu đề tài. Sử dụng phương pháp này chúng tôi đã tiến hành phân tích các nhân vật trong một số tác phẩm để làm rõ nổi bật được hình tượng người phụ nữ Nam Bộ. Phương pháp tổng hợp: Khi đã phân tích đối chiếu về người phụ nữ Nam Bộ thì chúng tôi tiến hành tổng hợp và đánh giá một cách khách quan và đầy đủ về hình tượng người phụ nữ trong những năm đầu thế kỉ XX. Phương pháp thống kê-so sánh: Trong quá trình nghiên cứu đề tài này chúng tôi đã thống kê một số tác phẩm của ông và một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, đồng thời kết hợp so sánh hình tượng người phụ nữ Nam Bộ trong một số tác phẩm của Hồ Biểu Chánh với một số tác phẩm khác của ông nói về nhân vật người phụ nữ cũng như một số tác phẩm của nhà văn khác cùng thời, góp phần làm rõ thêm về đề tài mà chúng tôi nghiên cứu. Phương pháp lịch sử: đối với phương pháp này chúng tôi đã tiến hành tìm tài liệu về hoàn cảnh lịch sử xã hội lúc bấy giờ, tình hình văn học của cả nước và cuộc đời cũng như sự nghiệp của Hồ Biểu Chánh để phần nào khái quát lên được những yếu tố đã tác động đến sáng tác của ông. Bên cạnh đó trong quá trình nghiên cứu chúng tôi còn sử dụng thao tác phân tích, chứng minh, lập luận giải thích để làm rõ được vấn đề. PHẦN NỘI DUNG Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Bối cảnh lịch sử, xã hội Việt Nam những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX Những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX Nguyễn Ánh lên ngôi. Đây vừa là thời điểm thuận lợi để nhà Nguyễn có khả năng xây dựng quốc gia vững mạnh nhưng do những hạn chế về kinh tế-chính trị, văn hoá và cũng do trong triều đình có dấu hiệu chủ quan và yếu tố khách quan từ bên ngoài tác động vào. Nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do triều đình có những sai lầm về chính trị, vì thế đất nước ta phải bước vào những bước thăng trầm trong lịch sử của thời đại do thực dân Pháp xâm lược. Trong thời điểm này “…. “Việt Nam thực sự là một đất nước thống nhất” với sự hoàn chỉnh về khu vực, lãnh thổ, thống nhất thị trường tiền tệ, có thể xây dựng kinh tế xã hội phát triển mạnh mẽ, mở rộng những quan hệ giao thương quốc tế, canh tân đất nước, vượt qua được sự can thiệp của thực dân phương Tây” thế nhưng do những chính sách không đúng đắn, những yếu kém trong cơ chế chính trị đã làm đất nước ta phải một lần nữa chìm trong tiếng súng, bom đạn, khói lửa. 1.1.1. Miền Nam Ngày 1-9-1858 Pháp đã chính thức nổ tiếng súng đầu tiên xâm lược nước ta tại Đà Nẵng. Nơi đây có một địa thế thuận lợi cho quân sự và có điều kiện thuận lợi cho việc chiếm kinh thành Huế dễ dàng hơn nên Pháp đã chọn đánh Đà Nẵng đầu tiên. Tuy nhiên thực dân Pháp đã phải đối mặt với sự chống trả quyết liệt của triều đình do các tướng tài tiêu biểu là tướng Nguyễn Tri Phương. Tiêu hao quân số khá lớn thực dân Pháp đành chuyến hướng tấn công vào đánh chiếm đất Nam Kì mà đầu tiên đó là vùng đất Gia Định với nhiều lí do chúng đặt ra: đây là vùng đất phát triển về kinh tế nông nghiệp, lúa gạo nhiều. Hơn thế chúng đã nhận định rõ lực lượng quân đội tinh nhuệ của triều đình huấn luyện ở vùng đất mới này còn mỏng chưa chặt chẽ và đa số là bây giờ phải lo và tập trung ra Đà Nẵng và miền Bắc hơn nữa chúng nhận thấy Nam Kì có một vị trí chiến lược thuận lợi cho việc đánh chiếm Cao Miên rồi từ đó trở lên Vân Nam (Trung Quốc) bằng đường sông Mê Kông. Lí do tiếp theo thực dân Pháp chiếm Gia Định trước nữa là chiếm Nam Kì Pháp sẽ ít gặp trở ngại từ phía triều đình nhà Thanh và cũng phòng được quân Anh. Trong lúc tình hình bên ngoài như thế thì trong nội bộ triều đình lại có sự chiến tranh nội bộ làm cho lòng người hoang mang phân tán và triều đình cũng đã có dấu hiệu bộc lộ sự yếu kém. Năm 1862, Pháp chiếm trọn ba tỉnh miền Đông rồi sáu tỉnh miền Tây Nam Bộ cũng đã rơi vào tay thực dân Pháp vào năm 1884. Khi Việt Nam không còn là một đất nước thống nhất, chúng thi hành chính sách chuyên chở với bộ máy đàn áp nặng nề. Mọi quyền hành đều thâu tóm trong ta các viên quan cai trị người Pháp. Chúng bóp ngẹt tự do, dân chủ thẳng tay đàn áp, khủng bố dìm các cuộc đấu tranh của dân ta trong biển máu. Chúng tiến hành chính sách chia để trị rất thâm độc chia đất nước ta ra làm ba kì: Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì. Mỗi kì chúng đặt một chế độ cai trị riêng. Ở miền đất Nam Kì đã trở thành xứ thuộc Pháp với những nét riêng về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội so với vùng đất phía Bắc. Khi rơi vào tay thực dân Pháp, 1880 có nhiều cuộc đấu tranh chống lại thưc dân Pháp do các nhà sĩ phu yêu nước lãnh đạo đã nổ ra trên khắp mảnh đất Nam Bộ, nhằm chống lại sự cai trị của Pháp đời sống nhân dân đã trở nên khốn khổ vì nạn sưu thuế, bóc lột, vơ vét do Tôn Thọ Tường, cùng một số thầy Thông ngôn, bồi bếp hợp tác và làm việc cho Pháp chẳng hạn như: cuộc khởi nghĩa của Hồ Huấn Nghiệp (Mĩ Tho), Thiên Hộ Dương (Đồng Tháp Mười); Rạch Giá có Nguyễn Trung Trực, Đỗ Thừa Long, Đỗ Thừa Tự; Bến Tre, Vĩnh Long, Sa Đéc, Trà Vinh có Phan Tam, Phan Ngữ, Tân An; Nguyễn Hiếu Huân ở Mĩ Tho… các cuộc khởi nghĩa nổ ra vô cùng quyết liệt cho thấy tinh thần kháng Pháp của dân và người Nam Bộ, họ đốt bỏ nhà cửa ruộng vườn, thực hiện kế sách “trị địa”. Năm 1880, với âm mưu biến Nam Kì trở thành bàn đạp để đánh chiếm Bắc Kì và trung Kì thì Hội đồng thuộc địa Nam Kì được thành lập gồm 6 uỷ viên người Việt và 12 uỷ viên người Pháp. Cùng lúc này thì Pháp đã tăng cường tuyển mộ binh lính và khai thác kinh tế ở Nam Kì. Thế nhưng thực dân Pháp tiến hành bằng nhiều cách thức để cai trị, nhưng người dân Nam Bộ lúc bấy giờ vẫn phản kháng chống lại chính quyền thực dân Pháp. Năm 1884-1885 ở Gia Định đã nổ ra cuộc khởi nghĩa của nhân dân 15 thôn Vườn Trầu. Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, dưới sự lãnh đạo của Đảng thì phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam có những bước chuyển biến quan trọng. Từ 23-11-1940/31-12-1940 đông đảo các tầng lớp nhân dân đã đồng loạt khởi nghĩa ở 17 trên 21 tỉnh thành phố, khí thế cách mạng nói chung và miền Nam ngày càng sôi sục. Tuy chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nhưng đây là những cuộc khởi nghĩa có sức ảnh hưởng mạnh nhất kể từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, khi ấy lá cờ đỏ sao vàng được giương cao lên ở vùng đất Mĩ Tho, Vĩnh Long, Gia Định, Bạc Liêu… Kinh tế ở Nam Bộ thời kì này cũng có nhiều biến đổi lớn. Hàng loạt những Hội đồng Quản hạt được bày ra nhằm cai quản Nam Bộ. Thống đốc dân sự đầu tiên ở Nam Kì là Re Myre de Villers đã thành lập hội đồng thành phố chính trị-kinh tế người Pháp. Trong khi đó thì người Việt cai quản các phủ huyện tỉnh họ thực hiện đồng loạt các việc khai thác. Hàng loạt cầu cống đường đá và các ngành công nghiệp có liên quan: đóng thuyền, vận tải đường sông, nhà máy xây lúa được xây dựng để phục vụ cho việc khai thác thuộc địa của thực dân. Sài Gòn và các trung tâm lớn của Nam Bộ đã dần dần được đô thị hoá, điều đó kéo theo sự xuất hiện của các tầng lớp xã hội mới như: Tư sản, tiểu tư sản, thợ thuyền, công nhân, thợ thủ công….giai cấp tư sản hình thành trong quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Trước chiến tranh thế giới thứ nhất tư sản Việt Nam mới chỉ là một tầng lớp nhỏ bé., sau chiến tranh thì tư sản Việt Nam đã hình thành giai cấp rõ rệt. Ra đời trong điều kiện bị thực dân Pháp chèn ép cạnh tranh gay gắt một số lượng tư sản Việt Nam, thế lực kinh tế nhỏ bé, thế lực chính trị yếu đuối. Những năm chiến tranh thế giới thứ nhất thực dân Pháp phải đương đầu với những cuộc chiến tranh trong nước nên Pháp đã ngừng cuộc khai thác thuộc địa ở Đông Dương. Nhân thời cơ này tư sản Việt Nam đã bỏ vốn và đầu tư ở nhiều lĩnh vực kết quả đạt được nhiều lợi nhuận từ các ngành như: dệt, gốm, nhà máy xay lúa…một số đồn điền cao su cà phê cũng trong tay của nhiều tư sản và địa chủ người Việt. Còn bên vận tải, ngân hàng, sản xuất điện cũng phát triển nhờ tư sản Việt Nam. Điều kiện kinh tế-xã hội đã làm cho quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng, đặc biệt là ở Sài Gòn-Chợ Lớn xã hội ngày càng trở nên phước tạp, người lao động nghèo ở các vùng nông thôn đổ về các đô thị ngày càng tạo nên một lớp dân nghèo thành thị. Ngay sau khi chiếm được toàn bộ Nam Kì lục tỉnh thì thực dân Pháp ngoài việc quan tâm đến hoạt động chính trị-xã hội để khai thác triệt để kinh tế thì thực dân Pháp cũng quan tâm đến việc truyền bá văn hoá vào Việt Nam. Vấn đề mà Pháp quan tâm đầu tiên đó chính là vấn đề giáo dục. Chúng đã dùng chữ Quốc ngữ và tiếng Pháp để làm phương tiện giáo dục, mục đích của chúng là nhằm tách rời người Việt ta ra khỏi nền văn hoá của dân tộc. Pháp đã xây dựng nhiều trường học công lập dạy chữ Quốc ngữ ở nhiều nơi và ép buộc, cưỡng chế thanh thiếu niên vào học đồng thời chúng còn thay chữ Hán trong các loại công văn, giảng tờ bằng chữ Quốc ngữ. Kết quả là chữ Quốc ngữ đã hoàn toàn chiếm ưu thế so với chữ Hán và chữ Nôm. Sự xuất hiện của thứ ngôn ngữ này đã góp phần thay đổi diện mạo văn học Nam Bộ nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. 1.1.2. Miền Bắc Năm 1837 mặc dù chưa có sự phê chuẩn của chính phủ Pháp, soái phủ Nam Kì đứng đầu là Đô đốc Đuy Prê quyết định đánh Bắc Kì với lí do Bắc Kì là một miếng mồi ngon mà Anh, Đức đang nhắm đánh. Mục đích của việc đánh chiếm Bắc Kì là buộc triều đình Huế thừa nhận pháp lí về ba tỉnh miền Tây đã là của Pháp. Sau khi thành Hà Nội thất thủ, Nguyễn Tri Phuương đã bị thương và bị bắt ông đã quyết định tuyệt thực để tỏ tấm lòng yêu nước, ông không hợp tác với kẻ thù và mất ở tuổi 67, ảnh hưởng bởi cái chết của Nguyễn Tri Phương nên lực lượng kháng chiến đã suy yếu đi rất nhiều. Bên cạnh đó hàng loạt các tỉnh miền Bắc lần lượt rơi vào tay giặc như phủ lý Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình. Triều đình có viện trợ tiếp quân nhưng còn chậm chạp, thế nhưng vẫn còn một số người yêu nước quyết tâm kháng chiến như trận kháng chiến thắng lợi ở Cầu Giấy…Bên cạnh đó cũng có một số địa phương ở miền Bắc nổi dậy chống lại thực dân Pháp như ở Nam Định, phủ Lý…và chiếm lại được buộc Pháp phải rút lui. Trong khi đó triều đình lại làm ngơ trước các cuộc khởi nghĩa của nhân dân mà vẫn nhượng bộ Pháp và kí “Hiệp ước Giáp Tuất” (1874) gồm 22 điều khoản gây bất lợi cho đất nước. Hiệp ước cũng đã thể hiện rõ thái độ đầu hàng giặc của triều đình và đã gây phản ứng mạnh mẽ trong nhân dân và các giới sĩ phu yêu nước.Với khẩu hiệu “Chống Pháp đi đôi với việc chống triều đình đầu hàng” thì đã có nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Trần Phấn và Đặng Như Mai (khởi nghĩa Giáp tuất) ở Nghệ Tĩnh rồi lan rộng ra Thanh Hoá, Quảng Bình đặc biệt là Nghệ An với khẩu hiệu “Bình Tây sát tả”.Tuy nhiên cuộc khởi nghĩa của thực dân Pháp không hề dừng lại mà ngày càng diễn ra gay gắt hơn ở thập kỉ 80 của thế kỉ XX. Ở phương Bắc nhà Thanh một mặt không thừa nhận “Hiệp ước Giáp Tuất” mặt khác thì lại kí“Hiệp ước Thiên Tân” với Pháp (1582), lấy tả hữu ngạn sông Hồng làm ranh giới chia đôi vùng quản lí của Pháp và Mãn Thanh, nhân dân phải chịu hai bên vùng quản lí. Triều đình Tự Đức đã giao cho Hoàng Diệu làm tổng đốc trấn giữ thành Hà Nội nhưng do không tin tưởng nên cuộc kháng chiến bảo vệ thành bị thất thủ Hoàng Diệu tự tử để tỏ lòng yêu nước. Tuy nhiên cũng có nhiều cuộc khởi nghĩa được nổ ra nhưng đều thất bại do thiếu sự lãnh đạo sáng suốt của triều đình. Tự Đức băng hà, Hiệp Hoà lên ngôi vua đã chấp nhận đầu hàng Pháp và kí “Hiệp ước Hắc Măng”, ngoài ra Pháp còn bắt kí “Hiệp ước Patơnôt” gồm 19 điều luật và đã xoá bỏ mọi quyền lực của triều đình phong kiến Việt Nam. Mặc dù có nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân miền Bắc cuối thế kỉ XIX đã thất bại nhưng các cuộc kháng chiến vẫn kéo dài nổi bật nhất là phong trào Cần Vương (1885-1896) do Tôn Thất Thuyết làm thủ lĩnh cùng với Nguyễn Văn Tường. Thế nhưng phong trào bị khủng bố đàn áp đẫm máu và vua Hàm Nghi bị bắt. Các cuộc khởi nghĩa khác cũng nổ ra và tập trung ở các tỉnh đồng bằng cũng chính vì thế mà Pháp biết dùng hoả lực để đàn áp các cuộc khởi nghĩa. Năm 1913 phong trào Cần Vương chấm dứt, thực dân Pháp đã thành lập bộ máy cai trị ở xứ sở này với mọi quyền lực nắm trong tay thống sứ Bắc Kì (người Pháp). Sau khi đàn áp các cuộc khởi nghĩa thực dân Pháp tập trung vào khai thác thuộc địa. Pháp chú trọng vào các ngành khai thác mỏ, dệt, xi măng, nước ngọt, rượu, bia, giấy…chúng độc chiếm thị trường, độc quyền ngoại thương đặc biệt Pháp còn đầu tư vào xây dựng và phát triển đô thị. Về văn hoá cũng như ở miền Nam Pháp cấm không cho nhân dân học và thi chữ Hán, tuyên truyền và bắt nhân dân học chữ quốc ngữ. Xuất hiện các trường đào tạo quan cai trị, trường thông ngôn cũng được hình thành và phát triển một cách nhanh chóng tuy có muộn hơn miền Nam. Miền Bắc là vùng đất truyền thống, cổ kính, tuy nhiên khi thực dân Pháp đặt chân đến khai thác thuộc địa thì xã hội miền Bắc đã có những chuyển biến đáng kể. Hệ thống đô thị hình thành và phát triển nhanh chóng. Xuất hiện ngày càng nhiều những tri thức Tây học (tiểu tư sản), tư sản, công nhân, quan tham…giáo dục theo kiểu Pháp cũng được thực hiên sát sao, các trào lưu tư tưởng về khoa học-kĩ thuật, văn hoá nghệ thuật, chữ quốc ngữ ra đời hàng loạt đã làm cho đời sống tinh thần của người dân biến đổi phước tạp. Cuộc sống ở nông thôn miền Bắc đã thay đổi, tất cả điều này đã tác động rất lớn đến đời sống nhân dân. Từ khi đất nước rơi vào tay thực dân Pháp thì xã hội Việt Nam ta có những bước chuyển đổi mạnh mẽ. Chuyển đổi về đời sống nhân dân, về cơ sở hạ tầng, kết cấu xã hội, bộ mặt thành thị, điều này đã tác động không nhỏ đến thị hiếu thẩm mĩ, nhu cầu bộc lộ tâm tư tình cảm của nhân dân, đặc biệt là tầng lớp tri thức Tây học. 1.2. Tình hình văn học 1.2.1. Văn học miền Nam Là một vùng đất mới, trù phú, được thiên nhiên dặc biệt ưu đãi tuy nhiên vì còn mới nên nền văn học Nam Bộ còn khá non trẻ. Thế kỉ XVIII tình hình văn học nơi đây chưa có gì đặc biệt đáng chú ý ngoài một số sáng tác của
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan