Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hình tượng nghệ thuật về con người trong tập bắc hành tạp lục của nguyễn du...

Tài liệu Hình tượng nghệ thuật về con người trong tập bắc hành tạp lục của nguyễn du

.PDF
161
125
64

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Phan Thị Bích Vân HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG TẬP BẮC HÀNH TẠP LỤC CỦA NGUYỄN DU LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC TP. Hồ Chí Minh, Năm 2003 LỜI CẢM ƠN Phòng khoa học-công nghệ sau đại học Tập thể thầy cô khoa ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, đại học Sư phạm Hà Nội. Ban giám hiệu cùng đồng nghiệp nơi công tác-Trường PTTH chuyên Lê Hồng Phong đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Chân thành cảm ơn Cô Lê Thu Yến, người thầy lớn đã giúp đỡ, động viên tôi rất nhiều để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Phan Thị Bích Vân 3 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ...........................................................................................................3 MỤC LỤC .................................................................................................................4 PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................6 1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................................... 6 2.LỊCH SỬ VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 7 2.1.Về văn bản ............................................................................................................ 7 2.2.Về các công trình nghiên cứu ............................................................................. 10 3.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................ 14 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 15 4.1.Về đối tượng khảo sát ......................................................................................... 15 4.2.Về nội dung ......................................................................................................... 15 5.KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN ..................................................................................... 16 CHƯƠNG 1: BẮC HÀNH TẠP LỤC - TẬP THƠ ĐI SỨ CỦA NGUYỄN DU ..................................................................................................................................18 1.1.THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP CỦA NGUYỄN DU .............................................. 18 1.2.THƠ ĐI SỨ ............................................................................................................. 26 1.2.1.Tình yêu thiên nhiên và tình cảm gắn bó với con người. ................................ 27 1.2.2.Khí phách và trách nhiệm của công dân Đại Việt ở Bắc Quốc ....................... 38 1.2.3.Tình yêu của sứ giả đối với quê hương đất nước. ........................................... 42 1.3.BẮC HÀNH TẠP LỤC - NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU ................................. 47 1.3.1.Nguyễn Du với nhân vật văn hóa - lịch sử Trung Quốc .................................. 48 1.3.2.Nguyễn Du với phụ nữ .................................................................................... 66 4 1.3.3.Nguyễn Du vối người nghèo............................................................................ 74 CHƯƠNG 2: HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG TẬP BẮC HÀNH TẠP LỤC CỦA NGUYỄN DU .......................................................82 2.1.KHÁI NIỆM HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT ..................................................... 82 2.2.HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI.............................................. 83 2.3.HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG TẬP BẮC HÀNH TẠP LỤC ...................................................................................................................... 87 2.3.1.Con người yêu thương ..................................................................................... 89 2.3.2.Con người đời thường .................................................................................... 116 2.3.3.Con người vũ trụ ............................................................................................ 132 PHẦN KẾT LUẬN...............................................................................................150 PHẦN PHỤ LỤC CHÚ THÍCH .........................................................................153 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................155 5 PHẦN MỞ ĐẦU 1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Không biết chính xác tự bao giờ cái tên Nguyễn Du đã trở thành thân thuộc đối với mọi người - không chỉ người dân vùng Tiên Điền quê ông và cũng không chỉ người Việt Nam chúng ta. Hai trăm năm có lẻ là khoảng thời gian không ngắn cho một kiếp người nhưng là thời gian cần thiết cho sự thẩm định giá tri của tác phẩm văn chương - những sản phẩm tinh thần cao quý của con người. Và trải qua hơn hai trăm năm với biết bao đổi thay thế sự, những trang thơ Nguyễn Du vẫn đậm sâu trong lòng người đọc như một minh chứng cho sức sống trường tồn của chúng, như một thách thức đối với thời gian. Nguyễn Du và những vần thơ ông vì thế từ lâu đã trở thành đối tượng nghiên cứu của không ít tác giả trong và ngoài nước với nhiều công trình nghiên cứu có giá trị. Hẳn nhiên "Truyện Kiều" chiếm được sự quan tâm ưu ái hàng đầu vì sức hấp dẫn độc đáo của nó. Người ta đọc 'Truyện Kiều" để "thương con Kiều quá" như các mẹ vùng quê hay để nghĩ suy "Chạnh thương cô Kiều như đời dân tộc", để tìm thấy ở đó "Những điều trông thấy mà đau đớn lòng" hay tấm lòng "nghĩ suốt nghìn đời" của thi.hào họ Nguyễn,...Có nhiều lí do để đọc Kiều, có nhiều giá trị mới mẻ được phát hiện sau mỗi lần giở lại những trang Kiều, và một đôi khi vì sức hút mãnh liệt của Kiều mà có người chỉ còn nhớ một Nguyễn Du tác giả "Truyện Kiều". Hai trăm năm mươi bài thơ chữ Hán của ông không sánh bằng ba nghìn hai trăm năm mươi bốn câu Kiều chăng? Tất nhiên không thể làm phép so sánh như thế, bởi sự so sánh bao giờ cũng khập khiễng và đó cũng không phải là lí do để nhiều người vô tình với thơ chữ Hán Nguyễn Du. "Truyện Kiều" gần gũi thân thuộc với mọi tầng lớp trong xã hội, người không có một chữ bẻ đôi vẫn có thể đọc thuộc Kiều do ngôn ngữ - vần điệu và thể loại quen thuộc từng gắn bó với họ qua ca dao dân ca họ ngâm ngợi hàng ngày. Còn thưởng thức thơ chữ Hán đòi hỏi ở người đọc một trình độ nhất định, một trường thẩm mỹ nhất định, một khả năng cảm và nghĩ nhất định - vượt lên trên yêu cầu đối với người đọc giải trí bình thường. Và làm một hành trình ngược ta thấy rằng sở dĩ có những yêu cầu ấy là vì thơ chữ Hán chính là phần tinh huyết được Nguyễn Du chăm chút kỹ, chăm chút không phải để giãi bày "mua vui cưng được một vài trống 6 canh" cho người thiên hạ mà chỉ là để bày tỏ lòng mình, tự giãi bày với chính mình và một đôi khi giãi bay với vài người ông coi là "đồng thuyền đồng hội". Vì thế tìm hiểu thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Du không thể bỏ qua mảng thơ chữ Hán, nơi chứa đựng những trăn trở suy tư, những triết lý, những tư tưởng mà thi sĩ họ Nguyễn từng ấp ôm suốt một đời. Chữ Hán là một thứ chữ tạo hình, bản thân nó mang những ký hiệu tượng trưng gợi nghĩa. Mỗi bài thơ chữ Hán là một không gian mang tính hội họa, tính ấn tượng và gợi mở về thế giới hiện thực - cảm xúc. Chính vì lý do đó thơ chữ Hán khó đến được với người đọc mặc dù với Nguyễn Du, thơ chữ Hán mới chính là sự thể hiện cuộc đời của bản thân mình, những tư tưởng tình cảm, những day dứt, vò xé trong chính tâm hồn mình một cách trực tiếp, chứ không phải là một cách gián tiếp như trong Truyện Kiều. Chọn đề tài "Hình tượng nghệ thuật về con người trong tập Bắc hành tạp lục của Nguyễn Du" tác giả biết rằng đây không phải là một công việc dễ dàng. Và chỉ có lòng yếu thích và say mê thôi thì chưa đủ. Bởi vì hình tượng nghệ thuật bao giờ cũng mang tính quan niệm và nó gắn liền với thế giới quan, với quan niệm nghệ thuật, với cách nhìn nhận lí giải về con người của tác giả. Tầm cao, độ sâu của hình tượng nghệ thuật về con người trong tác phẩm luôn là một thách thức đối với người nghiên cứu Với trình độ và đặc biệt là vốn chữ Hán có hạn, người viết đến với đề tài này bằng tinh thần học hỏi, mong muốn thử sức mình để khả đĩ góp thêm chút gì nhỏ bé trong quá tình tìm hiểu về Nguyễn Du, để hiểu thêm về tâm tình, tư tưởng của thi nhân trong những giờ phút khá thảnh thơi, thoát khỏi tai mắt bọn nịnh thần, khỏi những eo sèo của cuộc sống và tìm thấy ở hình tượng con người nghệ thuật trong "Bắc hành tạp lục" những giá trị đã làm nên một Nguyễn Du bất tử như ngày hôm nay. 2.LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 2.1.Về văn bản Do cần đi sâu vào nguyên bản để tìm hiểu kỹ về nội dung nghệ thuật nên chúng tôi phải khảo sát các văn bản đã có: 7 1." Thơ chữ Hán Nguyễn Du" của Bùi Kỷ, Phan Võ, Nguyễn Khắc Hanh. Sách gồm 102 bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du được chia theo ba thời kỳ: - Thời kỳ làm quan nhà Lê gồm 28 bài. - Thời kỳ làm quan triều Nguyễn gồm 24 bài. - Thời kỳ đi sứ Trung Quốc gồm 50 bài. 2." Thơ chữ Hán Nguyễn Du" của Lê Thước, Trương Chính. Sách gồm 249 bài thơ chia theo tên của từng tập thơ. Riêng tập Thanh Hiên được chia làm ba giai đoạn: - "Mười năm gió bụi" (1786- 1795) gồm 27 bài. - " Dưới chần núi Hồng" (1796 - 1802) gồm 33 bài. - " Làm quan ở Bắc Hà" ( 1802 - 1804) gồm 18 bài. Như vậy Thanh Hiên thi tập" gồm 78 bài, Nam Trung tạp ngâm gồm 40 bài và Bắc Hành tạp lục gồm 131 bài. 3." Thơ chữ Hán Nguyễn Du" cũng của các cụ Lê Thước, Trương Chính, về cơ bản, cuốn này cũng giống cuốn trên, được in lại lần thứ hai, và bản in lại lần hai này không có phần phụ lục chữ Hán. 4.“Tuyển tập thơ Hán Việt” của Đông Xuyên, nhà xuất bản Cảo Thơm Sài Gòn năm 1972. Nguyễn Hữu Lê viết lời tựa. Sách này chọn lọc một số tác phẩm tiêu biểu của nhiều nhà thơ. Trong đó có thơ chữ Hán của Nguyễn Du. Sách có 18 bài thơ chữ Hán của ông. 5."Tố Như thi" do Quách Tấn dịch nghĩa và dịch thơ. Thi Vũ trình bày bìa. Nhà xuất bản An Tiêm, Sài Gòn năm 1973, sách gồm 72 bài, được chia theo từng tập thơ. Thanh Hiên Thi tập 30 bài, Nam Trung thi tập 20 bài, Bắc hành tạp lục 22 bài. Riêng tập Thanh Hiên tác giả chia ra 3 thời kì: - Mười năm đất khách (1786 - 1795) 8 - Sáu năm quê nhà (1796 - 1802) - Làm quan Bắc Hà (1802 - 1804) 6."Thơ chữ Hán Nguyễn Du" do Đào Duy Anh sắp xếp, dịch nghĩa, chú thích, Nguyễn Kim Hưng hoàn chỉnh bản dịch, biên soạn. Sách được chia theo từng tập thơ, tập Thanh Hiên gồm 79 bài, Nam Trung tạp ngâm 40 bài, Bắc hành tạp lục 130 bài. Sách không có phụ lục chữ Hán. Phần chú thích để riêng phía cuối sách. Mục lục ghi theo tên từng tập thơ. 7.Nguyễn Du toàn tập gồm 2 tập, tập 1 thơ chữ Hán do Mai Quốc Liên phiên âm, dịch nghĩa chú thích với sự cộng tác của Nguyễn Quảng Luân, Ngô Linh Ngọc, Lê Thu Yến. Sách được chia theo từng tập thơ, Thanh Hiên gồm 78 bài, Nam Trung gồm 40 bài, Bắc Hành 132 bài. Riêng trong tập Bắc Hành có thêm một bài do Giáo sư Mai Quốc Liên phát hiện, đó là bài "Lỗi Dương Đỗ Thiếu lăng mộ li". Sách này được biên tập kĩ càng, công phu hơn, có phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ, chú thích. Sách có kèm bản đồ đi sứ, bản tấu trình của Nguyễn Du. 8."192 bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du "do Bùi Hạnh cẩn biên dịch và chú thích. Điều khác biệt của cuốn sách này là chỉ do một người lựa chọn, biên soán, dịch thuật. Sách này cũng có hướng đi riêng. Không có phần chữ Hán, không có phần dịch nghĩa, chỉ có phần phiên âm, dịch thơ và chú thích. 9."Nguyễn Du - Tác phẩm và lịch sử văn bản" của Thạch Giang và Trương Chính, nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, năm 2001. Cuốn sách này thừa hưởng những thành tựu nghiên cứu của những nhà Kiều học, nhà Hán học từ trước đến nay. Cuốn sách này ra đời muộn nhất nhưng hai tác giả đã có nhiều kỳ công rà soát, đối chiếu chặt chẽ để tránh những sai sót trước đây. Phần thơ chữ Hán được thực hiện trên cơ sở văn bản văn học, 1965, có bể sung, sửa chữa lại sau khi đã tham khảo thêm bản dịch chép tay của các cụ Nguyễn Văn Bách, Phan Trọng Bình, Thạch Can, Trần Hữu Chương, Nguyễn Mỹ Tài gửi cho toàn tập. Các bài thơ chữ Hán được sắp xếp lại hợp lý hơn để tiện việc học tập, nghiên cứu. Phần dịch 9 nghĩa được sửa chữa. Phần dịch thơ cũng được thay bằng những bài dịch theo nguyên thể của các cụ Phạm Khắc Hoan, Lê Thước, Ngô Ngọc Can. 2.2.Về các công trình nghiên cứu Lịch sử vấn đề nghiên cứu Truyện Kiều rất rộng lớn, đề cập đến nhiều phương diện. Còn thơ chữ Hán Nguyễn Du ít được giới nghiên cứu quan tâm nên những bài viết về thơ chữ Hán không nhiều. Tuy vậy, vấn đề này cũng đã có một số bài viết đề cập đến. Những ý kiến này xoay quanh đến tình cảm, suy nghĩ của nhân vật trữ tình trong thơ, có khi sâu hơn là những lời thẩm bình, đánh giá nội dung tư tưởng, tình cảm của tác phẩm. Hầu hết những công trình nghiên cứu lớn, nhỏ đều có sự nhìn nhận, đánh giá con người thông qua hai dạng trên. Nhưng, những đánh giá trực tiếp dưới một điểm nhìn khái quát, tổng hợp toàn bộ sáng tác của Nguyễn Du, dựa trên quan niệm nghệ thuật của tác giả về con người thì xuất hiện không nhiều và đánh giá chưa đầy đủ: hoặc chỉ nói đến một khía cạnh, hoặc nói quá khái quát, hoặc chỉ để nhấn mạnh cho một nội dung tư tưởng, tình cảm nào đó... Ý kiến sớm nhất và có nói đến những biểu hiện của con người trong thơ Nguyễn Du là của Hoài Thanh, bài được đăng trên tạp chí văn nghệ, tháng 3 năm 1960, có tựa đề: " Tâm tình Nguyễn Du qua một số bài thơ chữ Hán". Trong bài viết này, ông có nói đến những nỗi niềm không nói ra được của Nguyễn Du: "Qua Truyện Kiều, ta thấy Nguyễn Du thương xót như thế nào dưới ngòi bút Nguyễn Du, Nguyễn Du đã đi sâu như thế nào trong đời sống cay cực của con nhà kẻ khó. Đọc thơ chữ Hán của Nguyễn Du cũng vậy. Đặc biệt có hai bài rất hay về phương diện này là bài Thái Bình mại ca giả, và Sở Kiến hành, cả hai bài đều sáng tác trên con đường đi sứ ". Bài viết còn đưa ra những hình ảnh chân thật và cảm động của ông già mù hát rong: "Khẩu phún bạch mạt thủ toan xúc Khước tọa liễm huyền cảo chung khúc" (Miệng sùi bọt mép, tay mỏi rã rời, 10 Ông già ngồi xuống, xếp đàn, ngỏ lời đã đàn hát xong) Ông còn dựng lên bức tranh ảm đạm của mấy mẹ con người hành khất vì đói phải lưu lạc tha hương, rồi sẽ chết bỏ thây nơi ngòi rãnh "Mẫu tử bất túc tuất Phả nhi tăng đoạn trường Kỳ thống tại tâm đầu Thiên nhật giai vị hoàng" (Mẹ chết thôi đã đành Tiếng vỗ con đứt ruột Đây lòng mẹ dày nát Mặt trời cũng ùa vàng) Bài viết của Hoài Thanh còn đưa ra hình ảnh con người đau khổ qua những hình tượng người nghèo, người ăn xin, người gian ngoan qua những hình tượng Tô Tần, Thượng quan Ngân Thượng Như vậy, với những nhận định ban đầu, Hoài Thanh đã khái quát được hình tượng con người trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, chỉ về mặt nội dung, và chỉ lướt qua chứ chưa đào sâu vấn đề. Sau đó không lâu, năm 1966, Xuân Diệu trong bài viết " Thi hào dân tộc Nguyễn Du " cung có những nhận xét về con người trong thơ chữ Hán Nguyễn Du như sau: "Trong thơ chữ Hán - trong Vãn chiêu hồn cũng có điểm như thế - nó không phải là tiểu thuyết, là kịch nữa mà thuần là tâm tình bản thân Nguyễn Du đã để con người của mình trong thơ, đã cho ta thấy Tố Như, Tố Như bên sau cái vỏ ông quan, ông chánh sứ. Ở đây, chúng ta quen thuộc với Tố Như, có thể nói là chúng ta vào dưới da của Nguyễn Du. Thơ chữ Hán (và Văn chiêu hồn) soi cho chúng ta hiểu thêm Truyện Kiều, hai tác phẩm trên là cho chúng ta yêu thêm Nguyễn Du, do vậy càng yêu Truyện Kiều hơn nữa". 11 Trong bài viết này, Xuân Diệu đưa ra một cái nhìn tương đối về con người Nguyễn Du trong thơ chữ Hán. Đến ba tập thơ chữ Hán của Nguyễn Du, Xuân Diệu đã đề cập khá toàn diện. Ông bày tỏ sự nặng lòng của mình với người trung thần Khuất Nguyên, Hàn Tín, Văn Thiên Tường, Đỗ Phủ... mấy mẹ con người hành khất, người hát rong mù... Xuân Diệu cũng nhắc đến sự căm phẫn của Nguyễn Du trước toàn bộ thực trạng xã hội lúc bấy giờ. Đó là sự nham hiểm, tàn ác của những tên quan, của những kẻ "đi ra xe ngựa, về vênh váo ". Như vậy, so với nhận định đầu tiên, bài viết của Xuân Diệu đã phần nào khái quát thêm nhiều loại con người trong thơ chữ Hán. Ông viết: "Nguyễn Du không phải là con người hành động mà là con người tư tưởng. Con người ấy tiếp nhận tất cả mọi cay đắng trong đời với một thái độ lặng lẽ chịu đựng. Nhưng bên trong con người đó, một cuộc đấu tranh ngấm ngầm chống lại mọi nguy cơ sa ngã vẫn diễn ra dai dẳng không ngừng. Và so với người khác, những nỗi cực nhọc mà cọn người ấy chịu còn phải nhân lên gây mấy lần, vì nó dồn nén, súc tích lại thành những nỗi đau vò xé tâm can chứ không được giải phóng ra thành hành động". Và ở một chỗ khác: "Con người ấy chỉ biết nâng đau khổ lên thành triết lý, và rồi quẩn quanh trong triết lý đến nỗi không nhìn thấy nguyên nhân mọi nỗi khổ hiện thực của mình ". Rõ nhất và có giá trị nhất vẫn là lời nhận xét của Nguyễn Huệ Chi trong bài "Nguyễn Du và thế giới nhân vật của ông trong thơ chữ Hán". Ông viết: "Hình tượng một con người đi trong bóng đêm dày đặc, hãi hùng, bị gió lạnh đồn cả vào mình, và cứ mong cho chóng sáng mà không thấy sáng, thật đã phản ánh đúng cái cảm nghĩ tuyệt vọng của Nguyễn Du về sự mất phương hướng. Đây không chỉ là hình ảnh tự họa chính xác nhất của nhà thơ mà còn là hình ảnh có một ý nghĩa xã hội rộng lớn: Tấn bi kịch lịch sử ở giai đoạn cực kỳ thối nát, tan rữa. Ý nghĩa nhận thức đồng thời cũng là ý nghĩa nhân đạo trong phần lớn những bài thơ chữ Hán nói về mình của Nguyễn Du, chính là như vậy. 12 Bài viết còn chú trọng khai thác hình thức nghệ thuật: "Vì thế, trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, các hình tượng nhân vật đối lập cứ xuất hiện theo cái thế song song tương phản, thành từng cặp không rời." "Mặt khác, đứng về kết cấu của hình tượng thơ, Nguyễn Du thường ít khi để cho những nhân vật phản diện đứng riêng biệt một mình. Thông thường, chúng vẫn được hình dung gắn sát với nhân vật chính diện ", " Nhưng đọc thơ ông, từ những bài nói về người nghèo khổ đến những bài nói về giai nhân, những anh hùng, rất tự nhiên, một sợi dây liên tưởng cứ nối liền từng cặp hình tượng nhân vật đối lập lại". Đào Xuân Quý có bài " Nguyễn Du trong những bài thơ chữ Hán "đăng trên báo văn nghệ tháng 11 năm 1965 cũng có nói đến con người. Tuy chưa đề cập đến vân đề liên quan tới cảm xúc, suy nghĩ, tình cảm của nhân vật trữ tình trong thơ nhưhg bài viết đã đưa ra những nhận xét, bình luận, đánh giá nội dung tư tưởng, tình cảm của tác giả. Mai Quốc Liên trong lời nói đầu cuốn " Nguyễn Du toàn tập " thì nhận định: "Nhưng cũng từ cái nhìn đó mà Nguyễn Du thâm cảm và biểu dương hết lời những nhân vật và quyền lực, đứng về phía con người, đất nước và nhân dân" Thêm vào đó, Mai Quốc Liến còn phân tích những đặc thù trong thi pháp thơ chữ Hán Nguyễn Du. Ông viết: "Hàng trăm câu như thế, hàng trăm câu đối nghịch tài hoa mà sâu sắc như thế, làm nên thế giới nghệ thuật của Nguyễn Du, một thế giới tràn ngập những suy tư bạc tóc về nhân thế". Còn "Tâm sự của Nguyễn Du qua thơ chữ Hán của Trương Chính" chỉ nói đến nội dung các tập thơ chứ chưa đi sâu vào hình tượng nghệ thuật về con người. Đến năm 1999, Lê Thu Yến lần đầu tiên cho ra đời chuyên luận "Đặc điểm nghệ thuật thơ chữ Hán Nguyễn Du ".Đây là công trình công phu và có giá trị. Chương II và chương III đi sâu khám phá thế giới nghệ thuật thơ chữ Hán Nguyễn Du, đã khái quát được các biểu hiện hình tượng nghệ thuật về con người trong thơ. Trong đấy tác giả đã phát hiện ra hình tượng con người âu lo, con người lãng mạn, con người đau khổ. Đó là 13 những nét lớn tập trung trong cái nhìn nghệ thuật của Nguyễn Du qua toàn bộ thơ chữ Hán. Như vậy, từ chuyên luận này, chúng ta có một cái nhìn khá toàn diện về thơ chữ Hán Nguyễn Du. ở những công trình trước, từ những nhận xét của mình, các tác giả chỗ này hay chỗ khác đều có điểm qua cái nhìn nghệ thuật. Còn chuyên luận này cho ta thấy một cách khái quát cái hình tượng nghệ thuật về con người trong suốt ba tập thơ chữ Hán của Nguyễn Du, chứ không chỉ riêng ở tập thơ nào. Do tính chất, mục đích và phạm vi các công trình, các bài viết trên mà các nhà nghiến cứu chưa đi sâu vào cái nhìn nghệ thuật về con người trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, đặc biệt là hình tượng con người nghệ thuật trong Bắc hành tạp lục. Nội dung trọng tâm của đề tài mà chúng tôi thực hiện là: "Hình tượng nghệ thuật về con người trong thơ chữ Hán Nguyễn Du " trong tập Bắc Hành tạp lục - tập thơ viết trên đường đi sứ chứ không phải toàn bộ thơ chữ Hán của Nguyễn Du, tất cả các bài viết trên, đặc biệt là công trình "Đặc điểm nghệ thuật thơ chữ Hán Nguyễn Du" của tác giả Lê Thu Yến là một trong những cơ sở, tiền đề giúp chúng tôi thực hiện tốt công trình này. 3.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong luận văn này, chúng tôi phối hợp sử dụng các phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp lịch sử và phương pháp so sánh, phân loại - thống kê. Bắc Hành tạp lục là một tập thơ, do đó khi tiến hành nghiên cứu, chúng tôi sẽ cố gắng khảo sát trên văn bản từng bài, hệ thống hóa các tác phẩm nhỏ trong một tác phẩm lớn, quan sát chúng như những chỉnh thể. Qua đó có thể rút ra được tính thống nhất cũng như một số đặc điểm mâu thuẫn trong tình cảm và trong tư tưởng Nguyễn Du. Điều này sẽ được soi rọi bằng chính cuộc đời tác giả để tìm ra nguồn mạch của tư tưởng Nguyễn Du thể hiện trong Bắc Hành. Đồng thời chúng tôi cũng tiến hành so sánh, đối chiếu nội dung tư tưởng và đặc điểm nghệ thuật của các bài thơ trong Bắc Hành tạp lục với các tác giả khác cũng làm trong thời gian đi sứ. Cuối cùng, chúng tôi sẽ tổng hợp, khái quát lại tất cả những điều đã phân tích và đối chiếu để tìm ra hình tượng nghệ thuật về con người 14 trong tập thơ đi sứ của Nguyễn Du. Dưới góc độ thi pháp học, chúng tôi sẽ tìm hiểu quan niệm nghệ thuật của tác giả thông qua hình tượng con người, nhân vật có mặt trong tác phẩm của ông. Vì là hình tượng con người nhân vật trong thơ trữ tình nên chúng ta có thể xem xét ở nhiều góc độ với nhiều mối quan hệ: cái tôi với bản thân, cái tôi với mọi người, cái tôi với thế giới tự nhiên bên ngoài ... 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1.Về đối tượng khảo sát Những tư liệu về thơ chữ Hán Nguyễn Du mà chúng tôi xin được phép sử dụng để nghiên cứu là cuốn Nguyễn Du toàn tập của Mai Quốc Liên, Ngô Linh Ngọc, Lê Thu Yến. 4.2.Về nội dung - Bổ sung, cụ thể hóa quan điểm về quan niệm nghệ thuật của các tác giả đi trước. - Dựa vào một số công trình nghiên cứu sẵn có, phát hiện ra điều mà các tác giả đi trước chưa làm, chưa nghiên cứu cụ thể về quan niệm con người nghệ thuật trong thơ chữ Hán nói chung và trong tập thơ Bắc Hành tạp lục nói riêng. - Đưa ra một hướng đi mới về cách tiếp cận hình tượng con người nghệ thuật trong thơ ca và trong nghiên cứu văn học nói chung. Đó là cách tiếp cận hệ thống - cấu trúc, cách tiếp cận vấn đề trong mối liên quan với đặc trưng thể loại và cách tiếp cận văn hóa học. Được viết ương quá trình đi sứ ở Trung Hoa, Bắc Hành tạp lục sẽ là cánh cửa để cho ta tiếp cận với con người nghệ thuật Nguyễn Du. Và tuy chỉ là những vần thơ Nguyễn Du viết cho riêng mình với những đề tài thật xưa cũ, nhưng ngòi bút của đại văn hào đã khiến cho các thi phẩm ấy xứng đáng được lưu truyền thiên cổ. Tình thương của Nguyễn Du đã làm xóa mờ đi mọi sự khác biệt hoàn cảnh lịch sử, địa lý, mọi khoảng cách không gian và thời gian. Bên cạnh đó, với Bắc Hành, ta còn có thể thấy được tầm kiến thức sâu rộng của Nguyễn Du về lịch sử, về văn hóa, văn học và cả lòng người, hiểu được vì sao Nguyễn Du không chỉ được tôn vinh là một thi nhân mà còn được coi là một 15 nhà văn hóa lớn. Ông xứng đáng với danh hiệu đó bởi ông "có con mắt nhìn thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời". Lời nhận xét của Mộng Liên Đường xưa kia không biết có làm Nguyễn Du ngậm cười nơi chín suối, khi đến nghìn năm sau có người hiểu mình đến như vậy. 5.KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Do những đặc điểm về đối tượng, nội dung, phương pháp nghiên cứu ... như đã nêu trên, luận văn "Hình tượng nghệ thuật về con người trong Bắc Hành tạp lục của Nguyễn Du có kết cấu như sau: Phần Mở Đầu 1.Lý do chọn đề tài 2.Lịch sử vấn đề 3.Phương pháp nghiên cứu 4.Phạm vi nghiên cứu 5.Bố cục luận văn Phần Nội Dung Chương 1. Bắc Hành tạp lục - Tập thơ đi sứ của Nguyễn Du 1.1.Thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Du 1.2.Thơ đi sứ 1.3.Bắc Hành tạp lục - Những nội dung chủ yếu 1.3.1.Nguyễn Du với những nhân vật văn hóa - lịch sử 1.3.2.Nguyễn Du với người phụ nữ 1.3.3.Nguyễn Du với người nghèo Chương 2: Hình tượng nghệ thuật về con người trong tập Bắc Hành tạp lục của Nguyễn Du 16 2.1.Khái niệm hình tượng nghệ thuật 2.2.Hình tượng nghệ thuật về con người 2.3.Hình tượng nghệ thuật về con người trong tập Bắc Hành tạp lục 2.3.1.Con người yêu thương 2.3.2.Con người đời thường 2.3.3.Con người vũ trụ Phần kết luận 17 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: BẮC HÀNH TẠP LỤC - TẬP THƠ ĐI SỨ CỦA NGUYỄN DU 1.1.THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP CỦA NGUYỄN DU Nguyễn Du sinh năm 1765 tại phường Bích Câu (Thăng Long) quê quán Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông là con trai tể tướng Nguyễn Nghiễm và bà Trần Thị Tần. Mười năm đầu của cuộc đời Nguyễn Du trôi qua êm đềm và có phần tẻ nhạt trong dinh cơ của cha ở phường Bích Câu, Thăng Long. Hồn thơ Nguyễn Du đã được nảy nở và nuôi dưỡng chính tại nơi đây, trong không khí và nếp sống của một gia đình Nho học, có truyền thống văn chương, mấy đời làm quan to. Bước đường đời của Nguyễn Du chừng như đã được ấn định trước theo truyền thống gia đình như cha, như anh: đi học, đậu cao, làm quan, vinh hoa, phú quí ... như về sau này ông đã có dịp hoài vọng: "Tiên chu kích thủy thần long đấu Bảo cái phù không thụy hạc phi" (Giang Đình hứa cảm - Thanh Hiên thi tập) (Thuyền tiên cuộn nước như rồng thần đấu nhau Chiếc lọng quí phấp phới trên không như chim hạc lành bay) Không chỉ công thành danh toại, gia đình Nguyễn Du còn có truyền thống văn chương. Theo cuốn "Nguyễn Du, tác phẩm và lịch sử văn bản" của Trương Chính và Nguyễn Thạch Giang thì họ Nguyễn Tiên Điền người nào cũng hay thơ. Nguyễn Nghiễm có hai tập "Quân trung liến vận và Xuân đình tạp ngâm". Bài phú ông làm trong một kỳ thi ứng chế, tự vua ra đầu bài và chấm thi, đề là "Khổng Tử mộng Chu Công" rất được truyền tụng. 18 Nguyễn Khản không có tập thơ riêng nào. Thơ ông được chép trong quyển "Nguyễn Gia Phong vận tập". Ông là một trong những người địch Chinh Phụ Ngâm của Đặng Trần Côn. Năm 1780 xảy ra vụ "Mật án Canh Tý". Trịnh Sâm lập Cán thay Tông làm thế tử. Nguyễn Khản giúp Trịnh Tông nhưng việc bị bại lộ, Khản bị giam. Khi bị bắt, ông có làm một bài thơ tự tình bằng quốc âm. Trịnh Sâm xem cảm động, tha tội cho ông (1). Nguyễn Nể cũng là người hay thơ. Hai người cháu gọi Nguyễn Du bằng chú, nhưng tuổi thì xấp xỉ bằng nhau là Nguyễn Thiện và Nguyễn Hành thường cùng nhà thơ ngâm vịnh. Hai người con gái Nguyễn Khản là Nguyễn Thị Bành và Nguyễn Thị Đài đều giỏi thơ quốc âm. Thêm vào đó, Nguyễn Du có điều kiện học và đọc rất nhiều sách thánh hiền từ bé, được tiếp xúc với những làn điệu dân ca quan họ, những truyền thuyết thần kỳ của dân tộc mình thông qua người mẹ rất mực dịu hiền xứ Kinh Bắc, một xứ sở nổi tiếng về nếp sống giàu có và lịch lãm. Nhiữig tuổi thơ tươi đẹp ấy không kéo dài được bao lâu. Năm Nguyễn Du tròn mười tuổi đã có hai biến cố lớn xảy ra: Nguyễn Trụ, anh cùng mẹ với Nguyễn Du mắc bệnh mất ở Kinh giữa tuổi mười tám. Tiếp đến, Nguyễn Nghiễm cũng qua đời. Hai cái tang của gia đình như cánh cửa khép lại thời vàng son của gia đình họ Nguyễn và cũng kết thúc luôn thời thơ ấu ấm êm của ông. Mồ côi cả cha lẫn mẹ, Nguyễn Du về ở với người anh cả là Nguyễn Khản. Khản học giỏi, thông minh, đỗ đạt sớm, làm quan to, được chúa Trịnh quí mến và lại là con người tài hoa, phong lưu rất mực. Sách "Vũ Trung tùy bút" chép: "Nguyễn Khản ham thích hát xướng, gặp khi con hát tang trở cùng cứ cho tiền bắt hát trong nhà không lúc nào bỏ tiếng tơ, tiếng trúc ..." (2) Hoàn cảnh ấy, cuộc sống ấy đã sớm in vào hồn thơ măng tơ của Nguyễn Du nhiều ấn tượng sâu đậm. Cũng có thể đây chính là khởi sự của lòng thương cảm đặc biệt của ông đối với phụ nữ nói chung và ca kỹ nói riêng. Cũng trong thời gian này, Khản thăng giáng bất thường, cho đến khi kiêu binh nổi loan thì trốn lên Hà Sơn Bình với Nguyễn Điều rồi sau đó hai anh em phải bỏ về Nghệ Tĩnh (1784). Khi Tây Sơn ra Bắc, Nguyễn Khản cũng bôn ba theo chúa Trịnh vua Lê một phen nữa nhưng rồi bị bệnh và chết năm 1786. Nguyễn Điều cũng đã chết mấy tháng trước đó. 19 Cùng với sự sụp đổ của chế độ Lê - Trịnh, gia đình họ Nguyễn cũng dần dần suy sụp theo. Và đến khi ba anh em Nguyễn Du, Nguyễn Nề, Nguyễn Ức không theo kịp Lê Chiêu Thống đành quay lại, mỗi người đi một nơi. Cũng trong những năm bối rối đó, Nguyễn Du đi thi hương ở Sơn Nam đậu Tam Trường (1784). Tuy đỗ thấp nhưng ông vốn là người học rộng, hiểu nhiều, không những Nho học mà Phật, Đạo đều thông suốt. Gia phả chép: "Thời làm quan ở Kinh, có nhiều văn sĩ theo học với ông Điều đó chứng tỏ ông là người có học vấn uyên thâm. Thế nhưtig vì không đỗ cao, ông chỉ tập ấm người bố nuôi họ Hà mà giữ chức chính thủ hiệu đội quân hùng hậu tình Bắc Thái sau khi ông này qua đời. Năm 1789, sau khi chia tay với anh là Nguyễn Nễ, và em là Nguyễn ức, Nguyễn Du trở về quê vợ ở làng Hải An, huyện Quỳnh Côi, tỉnh Thái Bình, ở nhà anh vợ là Đoàn Nguyễn Tuấn. Anh em mỗi người một nơi. Chưa bao giờ Nguyễn Du cảm thấy mình bất lực và thất vọng như thế này. Tập " Thanh Hiên" ra đời và được Nguyễn Du tiếp tục sáng tác trong gần 20 năm, chia làm 3 giai đoạn : 1.Giai đoạn " Mười năm gió bụi" từ năm Tây Sơn bắt đầu đưa quân ra Bắc Hà (1786) cho đến năm Nguyễn Du trở về quê nhà ở Hồng Lĩnh ( khoảng cuối 1795 đến 1796) 2.Giai đoạn " Dưới chân Núi Hồng " (từ năm 1796 đến 1802) 3.Giai đoạn " Ra làm quan ở Bắc Hà" (từ cuối 1802 đến cuối 1804) (3) Nỗi buồn đau trước thời thế và gia đình đã tan tác được Nguyễn Du than thở: "Hồng Lĩnh vô gia huynh đệ tán Bạch đầu đa hận tuế thời thiên" (Quỳnh Hải nguyên tiêu - THTT) (Chốn non Hồng không còn nhà, anh em tan tác Đầu bạc nhiều giận nỗi ngày tháng trôi) 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan