Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hình tượng mưa trong thơ huy cận...

Tài liệu Hình tượng mưa trong thơ huy cận

.PDF
265
713
131

Mô tả:

Hình tượng mưa trong thơ Huy Cận TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƯ PHẠM ----  ---- TRẦN THỊ BÍCH LOAN HÌNH TƯỢNG MƯA TRONG THƠ HUY CẬN (Luận văn TNĐH ngành Sp. Ngữ Văn Khóa: 2007-2011) CBHD: HỒ THỊ XUÂN QUỲNH Cần Thơ, 4/2011 SV thực hiện: Trần Thị Bích Loan - 6075352 Trang 01 Hình tượng mưa trong thơ Huy Cận A – PHẦN MỞ ĐẦU SV thực hiện: Trần Thị Bích Loan - 6075352 Trang 02 Hình tượng mưa trong thơ Huy Cận I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Mưa là một hiện tượng thiên nhiên nhưng đã đi sâu vào đời sống văn học của dân tộc ta hết sức sâu sắc. Mưa xuất hiện trong những câu tục ngữ, những câu ca dao, rồi những vần thơ trữ tình…Ta làm sao khỏi bùi ngùi khi bất chợt nghe lời ru buồn đến não lòng: “Trời mưa bong bóng phập phồng Mẹ đi lấy chồng con ở với ai” (Ca dao) Cơn mưa như chất xúc tác hằn sâu thêm nỗi đau, nỗi bơ vơ, lạc lỏng của đứa trẻ thơ. Lòng người đã buồn. Mưa làm cho con người sầu hơn. Trong thơ, mưa thường là hình ảnh không vui. Nguyễn Bính từng than thở: “Giời mưa ở Huế sao buồn thế Cứ kéo dài ra đến mấy ngày” (Giời mưa ở Huế) Cái dầm dề, lê thê ấy càng làm cho thi nhân thêm buồn man mác. Lưu Trọng Lư không ở Huế mà cũng cô đơn, lạnh lẽo: “Mưa mãi, mưa hoài Lòng biết thương ai Trăng lạnh về non không trở lại…” (Mưa mãi mưa hoài) Có thể nói, những câu ca dao, tục ngữ, thơ…nói về hình tượng mưa là vô cùng phong phú, đa dạng và số lượng không ít nhưng để nói hay và đặc sắc về nó thì số lượng vẫn còn hạn chế. Huy Cận cũng làm thơ về hình tượng mưa. Nhưng hình tượng mưa trong thơ Huy Cận không đơn điệu, một chiều, hoặc buồn, hoặc vui…mà có sự đan xen giữa nhiều cung bậc tình cảm. SV thực hiện: Trần Thị Bích Loan - 6075352 Trang 03 Hình tượng mưa trong thơ Huy Cận Vì sự yêu thích thơ Huy Cận - đặc biệt là thơ về hình tượng mưa, vì muốn tìm được sự khác biệt hình tượng mưa trong thơ Huy Cận và hình tượng mưa trong thơ của các nhà thơ khác, vì muốn được tìm hiểu sâu hơn hình tượng mưa trong thơ Huy Cận nên tôi đã chọn đề tài “hình tượng mưa trong thơ Huy Cận”. II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ: Phong trào thơ mới được Hoài Thanh trân trọng gọi là “một thời đại trong thi ca” đã để lại ấn tượng trong lòng độc giả suốt thời gian dài. Bên cạnh đó, có nhiều tranh luận từ phía công chúng, từ phía các nhà nghiên cứu phê bình nói riêng và văn nghệ sĩ nói chung về “hiện tượng văn học” này. Huy Cận là một nhà thơ bước vào thi đàn “Thơ mới” muộn hơn so với các nhà thơ khác như: Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu… Nhưng với tâm huyết hơn sáu mươi năm cộng với tài năng sẵn có, Huy Cận đã cho ra đời hơn hai mươi tập thơ: Lửa thiêng (1940), Vũ trụ ca (1942), Trời mỗi ngày lại sáng (1958), Đất nở hoa (1960), Bài thơ cuộc đời (1963), Hai bàn tay em (1967), Những năm sáu mươi (1968), Phù Đổng Thiên Vương (1968), Cô gái Mèo (1972), Thiếu niên anh hùng họp mặt (1973), Chiến trường gần, chiến trường xa (1973), Những người mẹ, những người vợ (1974), Ngày hằng sống, ngày hằng thơ (1975), Sơn Tinh - Thủy Tinh (1976), Ngôi nhà giữa nắng (1978), Hạt lại gieo (1984), Chim làm ra gió (1989), Tao phùng (1993), Lời tâm nguyện cùng hai thế kỉ (1997)…đã gây sự chú ý từ phía người đọc và trở nên nổi tiếng. Có rất nhiều bài phê bình viết về các tập thơ này, có thể kể:  “Luận đề về thơ Huy Cận” của Trần Ngọc Hưởng.  “Huy Cận và Lửa Thiêng” của Trinh Đường.  “Thi nhân Việt Nam” của Hoài Thanh - Hoài chân.  “Phong trào Thơ mới: 1932 - 1945” của Phan Cự Đệ.  “Xuân Diệu - Huy Cận” của Vũ Tiến Quỳnh.  “Con mắt thơ” của Đỗ Lai Thúy.  “Thi pháp thơ Huy Cận” của Trần Khánh Thành.  “Thế giới Huy Cận” của Xuân Diệu. …………….……… SV thực hiện: Trần Thị Bích Loan - 6075352 Trang 04 Hình tượng mưa trong thơ Huy Cận Có rất nhiều tác giả nghiên cứu những khía cạnh trong thơ Huy Cận. Ở đây, tôi chỉ điểm qua một số tác phẩm tiêu biểu. Tuy nhiên, hầu hết những công trình này đều có điểm chung là giới thiệu về tác gia Huy Cận, về nội dung và nghệ thuật thơ của tác giả.Và chỉ có rất ít những bài phê bình đề cập đến “mưa” trong thơ Huy Cận: 1. Trong “Huy Cận - sự khắc khoải không gian”, Đỗ Lai Thúy có ý kiến: “Huy Cận hay làm và làm hay thơ mưa. Với thi sĩ, mưa là vật môi giới cho nội tâm và ngoại cảnh gặp gỡ. Giữa vô thể và hữu thể, mưa là một khiếm thể, một thể không định hình, đang chuyển hóa”. Xuân Diệu trong “Trò chuyện quanh một bài thơ” cho rằng: “Huy Cận thì có thể nói là một chuyên gia về tả mưa trong thơ trước Cách mạng”. 2. ”Những hàng châu ngọc trong thi ca hiện đại” của Huy Trâm cũng từng đề cập: “nếu văn học Pháp có “II pleut dans mon Coeur” của Verlain mô tả tâm trạng một kẻ đang bực dọc, buồn chán nhìn mưa rơi ngoài phố; nếu văn học Trung Hoa có bài “Thu thanh phú” của Âu Dương Tu lý giải về lẽ huyền vi của tạo vật qua tiếng mưa thu trong đêm trường tịch mịch thì văn học Việt Nam phải hãnh diện vì có “Buồn đêm mưa” của Huy Cận - nhà thơ có kích thước tâm hồn lớn”. 3. Khi bàn về Huy Cận, Phạm Thế Ngũ cũng đề cập: “Huy Cận lạnh lùng hơn, mênh mang hơn. Cả cái lành lạnh xa xưa của không gian, của quá khứ, của cái không biết nơi đâu, cái không biết thời nào đã đến trong “Buồn đêm mưa”…Trong mấy câu tuyệt diệu ấy, Huy Cận cho ta hưởng một cái hay rất mênh mông, một cái hay phải rợn mình vì lạnh lẽo”. 4. Lê Bảo cũng có ý kiến về bài “Buồn đêm mưa” của Huy Cận: ““Buồn đêm mưa” là một trong các tác phẩm đầu tay, một trình làng đích đáng…Những giọt mưa dịu dịu, rơi rơi cứ kín đất, kín trời, cứ xóa nhòa tất cả”. 5. Hà Minh Đức trong “Huy Cận và những chặng đường sau Cách mạng” phát hiện: “và một chiều “Mưa xuân trên biển”, mọi vật đều muốn đâm chồi nảy lộc: “mưa xuân tươi tốt cả cây buồm”. Đối với công việc lao động, Huy Cận có thiên hướng phát hiện cái đẹp, cái hay và ngợi ca”. 6. Nguyễn Xuân Nam cũng nói đôi chút về bài “Mưa mười năm sau” của Huy Cận: “cơn mưa tẩy rửa cảnh vật. Cơn mưa cũng gợi lên trong tâm hồn nhà thơ những ý nghĩ trong sáng”. SV thực hiện: Trần Thị Bích Loan - 6075352 Trang 05 Hình tượng mưa trong thơ Huy Cận 7. “Có một nỗi buồn trong thơ” của Trần Đình Việt cũng từng nhắc đến “Buồn đêm mưa”: “ai không hơn một lần cảm thấy “buồn buồn” như Huy Cận, nhưng nắm bắt được trọn vẹn cái cảm giác mơ hồ này một cách than tình như Huy Cận thì rất hiếm hoi”. 8. Trần Mạnh Hảo trong “Huy Cận - Lửa vẫn còn thiêng” nhận xét về “Buồn đêm mưa”: “tưởng chừng như Huy Cận phải đội trên đầu cả vòm “trời nặng nặng” mà “nghe ta buồn buồn”, rồi thơ thẩn đi hết cõi “Lửa thiêng” để nghe trọn vẹn hư không”. Tóm lại, có rất nhiều sách của các nhà phê bình viết về thơ Huy Cận nhưng hầu hết là những bài giới thiệu ngắn trong mối tương quan với các nhà thơ khác. Hoặc có nghiên cứu riêng thì cũng nói chung chung tất cả những vấn đề về Huy Cận chứ chưa đi sâu vào vấn đề về hình tượng mưa trong thơ Huy Cận trước và sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Tìm hiểu hình tượng mưa trong thơ Huy Cận trước và sau Cách mạng tháng Tám 1945 trong suốt quá trình hơn sáu thập kỉ sáng tác của ông là một dịp thuận lợi để người viết tăng thêm kiến thức đã học về tác gia Huy Cận và hình tượng mưa trong thơ ông. Mặt khác, qua quá trình nghiên cứu đề tài người viết có điều kiện khắc sâu thêm những vấn đề đã học, đã biết về thơ Huy Cận; từ đó, người viết nhận thấy được những đóng góp của Huy Cận trong việc tạo dựng một hình tượng mang sắc thái riêng biệt trong nền thơ nước nhà. Nghiên cứu đề tài này cũng giúp người viết hiểu thêm các ý kiến đánh giá cũng như quan điểm của những nhà phê bình văn học trước đó về hình tượng mưa trong thơ Huy Cận. Tóm lại, mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác giảng dạy, nghiên cứu sau này cũng như thỏa mãn sự tò mò, thích thú của người viết về những vần thơ giàu ý nghĩa của Huy Cận. IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: SV thực hiện: Trần Thị Bích Loan - 6075352 Trang 06 Hình tượng mưa trong thơ Huy Cận Trong thơ, Huy Cận sáng tác với nhiều đề tài, chủ đề khác nhau nên những hình ảnh ông sử dụng vô cùng đa dạng và phong phú. Vì thời gian có hạn cộng với tài liệu tham khảo chưa thật phong phú và tầm nhìn của người viết còn hạn chế nên người viết chỉ đặt trọng tâm nghiên cứu ở vấn đề “hình tượng mưa trong thơ Huy Cận”. Bên cạnh đó, để phần nghiên cứu thêm hoàn chỉnh người viết sẽ liên hệ, so sánh hình tượng mưa trong thơ Huy Cận với hình tượng mưa trong thơ của một số nhà thơ khác của Việt Nam. Tóm lại, phần nghiên cứu của người viết chỉ thu hẹp trong phạm vi nhỏ, gọn nhưng người viết sẽ cố gắng khai thác các vấn đề được đặt ra trong phạm vi này sâu hơn và chắc hơn. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Để tìm hiểu đề tài này, người viết đã sử dụng một số thao tác sau: Trước hết, người viết sưu tầm, thống kê, phân loại những câu thơ, những bài thơ có hình tượng mưa trong thơ Huy Cận ở hai giai đoạn sáng tác trước và sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Tiếp đến, người viết sẽ sử dụng nhiều thao tác như phân tích, chứng minh, bình giảng…để chỉ ra các giá trị đặc sắc về nội dung cũng như nghệ thuật của những câu thơ, những bài thơ đã nêu. Sau đó, người viết sẽ so sánh hình tượng mưa trong thơ Huy Cận ở từng giai đoạn sáng tác, ở cả hai giai đoạn sáng tác với nhau và so sánh hình tượng mưa trong thơ Huy Cận với hình tượng mưa trong thơ của một số nhà thơ khác để người đọc có thể thấy được bước chuyển cũng như những nét đặc sắc trong hình tượng mưa của thơ Huy Cận. Tóm lại, trong bài nghiên cứu này người viết sẽ sử dụng nhiều phương pháp để làm rõ hơn những vấn đề mà tác gia Huy Cận đã đưa ra trong thơ. SV thực hiện: Trần Thị Bích Loan - 6075352 Trang 07 Hình tượng mưa trong thơ Huy Cận B – PHẦN NỘI DUNG SV thực hiện: Trần Thị Bích Loan - 6075352 Trang 08 Hình tượng mưa trong thơ Huy Cận CHƯƠNG I HÌNH TƯỢNG MƯA TRONG THƠ CA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI 1. Hình tượng mưa trong thơ ca Việt Nam 1.1Hình tượng mưa trong thơ ca trung đại Việt Nam Xét trong toàn bộ tiến trình văn học dân tộc, văn học trung đại có một ví trí đặc biệt quan trọng. Đó là nền văn học nảy sinh từ quá trình dựng nước, giữ nước vĩ đại của dân tộc. Văn học trung đại đã phản ánh những nét văn hóa đặc sắc của đất nước, con người Việt; đồng thời nó cũng thể hiện ý thức của người Việt về Tổ Quốc, dân tộc mình. Bên cạnh đó, văn học trung đại đã trở thành tiềm lực thúc đẩy sự phát triển nền văn học hiện đại. Với hàng nghìn năm hình thành và phát triển, văn học trung đại đã có thành tựu rực rỡ về số lượng lẫn chất lượng tác phẩm. Và số tác giả sáng tác trong thời kì có thể nói là đếm không kể xiết. Vì thời gian và điều kiện không cho phép, vì mục tiêu nghiên cứu đề tài này nên người viết chọn hai tác gia tiêu biểu là Nguyễn Trãi và Nguyễn Khuyến - hai tác gia có sử dụng hình tượng mưa trong nhiều sáng tác của mình. Trong thơ Nguyễn Trãi và Nguyễn Khuyến, hình tượng mưa luôn gắn liền với hệ thống thiên nhiên lung linh, huyền ảo, thoát tục và nó cũng là nguồn nhiên liệu mang sức sống cho con người và vạn vật trong vũ trụ. Hình tượng mưa được Nguyễn Trãi nhắc đến trong các bài: “Nghe mưa”, “Tự thán XXV”, “Ngôn chí XVI, “Gửi cậu dịch trai Trần Công”, “Bến đò xuân đầu trại”, “Cuối xuân tức cảnh”, một bài trích trong “Tinh văn yên tập” … Một thế giới tự nhiên phong phú, đầy màu sắc được vẽ ra dưới nét bút thần kì của thi nhân. Thiên nhiên đối với Nguyễn Trãi là tài sản tinh thần làm thỏa mãn thế giới tâm hồn con người. Đó là nơi mà mây, gió, trăng, hoa, đặt biệt là mưa…trở thành những người bạn thân thiết, luôn gắn bó và chia sẻ trong thú tiêu khiển cũng như lao động trong “Tự thán XXV”. Đó là bức tranh thiên nhiên nhàn nhã, yên bình trong cơn mưa xuân trong “Bến đò xuân đầu trại”. Đó là bức tranh nhiên thiên gợi cảm và thanh khiết, không chỉ có đường nét mềm mại của rêu, thảm rêu mà còn có cả âm thanh sống động: tiếng suối như đàn cầm hòa cùng tiếng mưa, SV thực hiện: Trần Thị Bích Loan - 6075352 Trang 09 Hình tượng mưa trong thơ Huy Cận tiếng chim hòa với tiếng mưa trong “Bài ca Côn Sơn”, trong “Ngôn chí XVI” …Qua hình tượng mưa, ta thấy được vẻ đẹp thơ mộng, đầy sức sống của tự nhiên và vạn vật. Nguyễn Khuyến cũng là một nhà thơ của nông thôn. Ông viết về nông thôn bằng tất cả tinh thần thân thuộc quyến luyến. Nguyễn Khuyến tạo dựng hình tượng mưa một cách đặc sắc. Trong thơ Nguyễn Khuyến, hình tượng mưa cũng là biểu tượng của niềm vui, là biểu tượng của sự thanh sạch, tạo sự nhuần mát cho tạo vật…được ông thể hiện trong các bài: “Mai vũ”, “Cỏ tóc tiên”, “Ngày hè ngẫu hứng”, “Ngày hè hạn lâu, mừng gặp mưa”, “Ngày hè vừa tạnh mưa”, “Ngày xuân dạy các con”, “Tiết thanh minh năm Canh Dần”, “Mùa xuân bị ốm”, “Ngày xuân”, “Năm mất mùa”, “Mừng mưa”, “Năm mất mùa, mừng mưa”, “Mưa thu” (bài hai)…Mưa là một nguồn sống không thể thiếu của thiên nhiên. Sau cơn mưa, cây cối như đâm chồi nảy lộc trong “Quan thượng thư châu Giang họ Bùi từ kinh muốn đến thăm rồi thôi, làm thơ gửi”, và “Mừng mưa - bài hai”. Cơn mưa như thỏa mãn bao khát khao, chờ đợi của tạo vật trong “Ngày hè hạn lâu, mừng gặp mưa, làm thơ”…Không chỉ có lợi cho thiên nhiên mà mưa còn có tác dụng làm thuyên giảm bệnh tình của con người ở “Mùa xuân bị ốm”; và mưa cũng làm tăng thêm sức sống trong lòng người của “Ngày xuân – bài nữa”. Cũng với hình tượng mưa, Nguyễn Khuyến không chỉ thấy được lợi ích của nó mà cũng thấy được những khó khăn, trở ngại mà nó gây ra cho những người nông dân – những người vốn đã mang nhiều nỗi nhục nhằn trong cuộc sống. Trong “Mai vũ - bài hai”, “Ngày hè vừa tạnh mưa”, “Việc mua ao cá”, “Ngắm chiều hè”, “Năm mất mùa - bài ba” mưa đã gây ra bao nỗi khốn khổ cho người dân. Mưa không chỉ là nguyên nhân gây bao nhiêu nỗi hoang mang, lo sợ trong “Ngắm chiều hè” mà còn là nguyên nhân trực tiếp phá đi kế sinh nhai của con người trong “Việc mua ao cá”, “Năm mất mùa - bài ba”, “Mai vũ- bài hai”. Hình ảnh mưa trong thơ về thiên nhiên của Nguyễn Trãi và Nguyễn Khuyến luôn có nhiều biến đổi. Lúc thì mưa tô điểm cho bức tranh thiên nhiên thêm hư ảo. Lúc thì mưa tạo nên âm thanh sảng khoái cho lòng người…Nhưng tựu trung lại, sự biến hóa kì ảo đó đã chứng minh một điều có ý nghĩa quan trọng hơn hết, đó chính là: tâm hồn của thi nhân. Đó là tâm hồn của những con người yêu tự do, tự tại, cởi mở, thân thuộc, bình đẳng, sẵn sàng hòa vào cùng thiên nhiên. SV thực hiện: Trần Thị Bích Loan - 6075352 Trang 010 Hình tượng mưa trong thơ Huy Cận Giữa lúc đất nước ở cảnh dầu sôi lửa bỏng, không còn cách lựa chọn, Nguyễn Khuyến phải cáo quan về quê. Cứu nước, cứu đời là hoài bão lớn nhất của kẻ sĩ nhưng ở hoàn cảnh của ông lúc bấy giờ, những hoài bão ấy ông khó lòng có thể thực hiện. Chính vì thế mà lời thơ của ông thường đượm vẻ ưu buồn. Nhất là khi có thêm hình ảnh mưa. Nếu như thơ thiên nhiên của Nguyễn Trãi nghiêng về chất phóng khoáng, trữ tình bao nhiêu thì thơ thế sự của Nguyễn Trãi lại mang chất triết lý, suy tư bấy nhiêu. Hình ảnh lặp đi lặp lại trong nhiều tập thơ của Nguyễn Trãi là hình ảnh một ông già luôn suy tư, thao thức vì lẽ đời. Đó là trạng thái thao thức của một con người đang sục sôi nhiệt huyết và muốn hành động. “Nghe mưa” đã thể hiện được sự dằn vặt của một cá nhân đang tự vấn chính mình. Tiếng mưa như làm tăng thêm sự bứt rứt đang bưng phá, trỗi dậy trong không gian vừa động (trời mưa) nhưng cũng vừa tĩnh (phòng vắng). Gió mưa gợi lên nỗi sầu li biệt - nỗi sầu đau đớn và nhức nhối trong lòng thi nhân. Gió mưa càng tăng thêm giá lạnh cho một người cô lẻ được nhắc đến trong “Gửi cậu dịch - trai Trần Công”. Hình ảnh mưa gợi lên nỗi buồn như hiện về từ quá khứ trong “Bài ca nhà cũ ở vườn Bùi” hay đó là nỗi đau vì bất chợt bắt gặp nơi mình đã đi qua, bất chợt nhận thấy dòng chảy thời gian sao mà chóng thế; hoặc đó là sự bắt gặp sự tàn bạo của mưa gió khi phá hủy đi sự nghiệp của cả một đời người trong “Qua hai đền trạng nguyên”. Nỗi đơn côi, quạnh vắng trước cơn mưa cũng vang vọng trong nhiều bài thơ của Nguyễn Khuyến : “Tiết Trùng Dương năm Kỷ Sửu – bài nữa”, “Tức sự”. Nguyễn Khuyến còn quan tâm đến sự đổi thay của vạn vật và cả con người trước quy luật của thời gian qua “Qua năm cửa ải ở Cao Ban”, “Nguyên Đán năm Đinh Hợi - bài hai”…Trong thơ thế sự, hình tượng mưa trong thơ Nguyễn Khuyến cũng không kém biến hóa, linh hoạt hơn trong thơ Nguyễn Trãi. Nó vừa thể hiện sự sướng vui, khao khát của một tâm hồn luôn gắn bó với cuộc sống của người lao động. Bên cạnh đó, nó còn thể hiện được sự thông thái của một cá nhân trước những triết lí, những chiêm nghiệm về lẽ đời. Trong thơ ca Nguyễn Trãi và Nguyễn Khuyến, mưa là hình tượng được tạo dựng một cách đặc sắc. Mưa không chỉ tô điểm cho bức tranh thiên nhiên thêm lung linh, huyền ảo mà còn góp phần thể hiện bức tranh quê vốn đã phong phú thêm sinh động. Bên cạnh đó, bức tranh tâm trạng của các thi nhân cũng được hé mở qua chất xúc tác là hình tượng mưa. Cùng với các hình tượng thiên nhiên khác, mưa trở thành một yếu tố quan trọng trong thơ ca của Nguyễn Trãi và Nguyễn Khuyến. SV thực hiện: Trần Thị Bích Loan - 6075352 Trang 011 Hình tượng mưa trong thơ Huy Cận 1.2 Hình tượng mưa trong thơ ca giai đoạn 1930 – 1945 Thơ ca Việt Nam giai đoạn 1930 -1945 gồm hai bộ phận: hợp pháp và bất hợp pháp. Thơ ca trong bộ phận bất hợp pháp ở giai đoạn này chủ yếu là tuyên truyền cho cuộc đấu tranh của dân tộc nên về mặt nghệ thuật và nội dung vẫn còn một số hạn chế so với bộ phận hợp pháp. Chính vì thế người viết chỉ trình bày hiểu biết của mình về hình tượng mưa trong giới hạn thơ ca của bộ phận hợp pháp. Trong phong trào Thơ Mới 1932 - 1945, thiên nhiên là một thành phần quan trọng bởi nó gợi lên khuynh hướng thẩm mỹ của thi nhân. Thiên nhiên phù hợp với những tâm hồn thoáng đạt, yêu tự do, không chịu sự ràng buộc, gò ép. Nó là người bạn đáng tin cậy của cái “Tôi” cá nhân đang bất mãn với xã hội. Thiên nhiên mênh mông, bao la, đầy bí hiểm luôn khêu gợi, phát huy trí tưởng tượng của con người. Tìm đến thiên nhiên, các nhà thơ lãng mạn thường chọn những cảnh phù hợp với lòng mình. Đó là những cảnh trời rộng sông dài, đồng hoang bãi vắng, núi cao, rừng sâu… Trong đó, hình tượng mưa cũng được sử dụng rộng rãi. Hình tượng mưa tô điểm cho bức tranh quê thêm sinh động, phong phú. Nó vừa làm cho thiên nhiên rực rỡ vừa là một yếu tố tạo cho thiên nhiên bùng lên sự dữ dội, ác liệt vốn có. Đặc biệt, hình tượng mưa trong bức tranh sinh hoạt của con người cũng khá độc đáo. 1.2.1 Hình tượng mưa tô điểm cho bức tranh nhiên nhiên thêm phong phú Bằng sức quan sát tinh tế, Anh Thơ và Đoàn Văn Cừ đã vẽ lại bức tranh về làng quê đẹp và gợi cảm. Nguyên liệu của bức họa làng quê ấy là những nếp nhà tranh, dòng sông, con thuyền, cỏ, cây, hoa, lá… và đặc biệt là mưa. Đây là những nguyên liệu từ làng quê tuy đơn sơ, mộc mạc nhưng hữu tình. Bức tranh thủy mặc được tạo ra với những nét bút uyển chuyển, mềm mại của “họa sĩ” Anh Thơ. Bằng lối nhân hóa, Anh Thơ đã tạo cho thiên nhiên một trạng thái tĩnh lặng vô biên trong “Chiều xuân”, “Bến đò ngày mưa”. Con đò thì “biếng lười”, quán tranh cũng “đứng im lìm”. Bên cạnh đó, một số tính từ mang sắc thái âm tính “im lìm, vắng lặng, êm,…” cộng với hình ảnh “mưa đổ bụi” – những hạt mưa nhỏ li ti, bay thoáng qua rồi mất hút vào không trung… tất cả đã chất vào lòng người nỗi đìu hiu, quạnh vắng trước không gian. Nhưng không hẳn ngày mưa nào cũng ủ ê như thế. Trong “Đêm trăng xuân”, có mưa lại có ánh trăng thì khung cảnh lãng mạn vô cùng. Trong trời đêm bao la, khi mọi vật đang chìm vào sự “ âm thầm”, “im ắng”, “nhè nhẹ” để giữ sự bí mật, tạo sự SV thực hiện: Trần Thị Bích Loan - 6075352 Trang 012 Hình tượng mưa trong thơ Huy Cận huyền bí thì mưa đã làm tan vỡ tất cả. Mưa nhẹ thôi, không rớt hạt. Những hạt nước dường như chưa chạm vào mặt đất dã bị cơn gió cuốn đi. Dưới ánh trăng, sợi mưa kéo dài ra, mỏng manh tựa những sợi tơ, lóng lánh tuyệt đẹp. Quan sát cơn mưa giữa ngày, mưa trong đêm và Anh Thơ còn quan sát một cách tỉ mỉ bức tranh tuyệt đẹp của làng quê vào những ngày có mưa trong “Chiều ba mươi tết”, trong “Ngày tết”. Cơn mưa nhẹ, khẽ khàng. Vẫn là những hạt li ti, không đủ sức làm lạnh giá cho con người. Những hạt mưa cùng với hoa đào, chòm nêu, pháo đỏ đã tạo nên bức tranh xuân đầy sắc màu và hình ảnh. Không qua một hệ thống ước lệ, không theo một quy tắc nào, chỉ bằng những nét chấm phá, bằng sự quan sát biến thái tinh vi của cảnh vật Anh Thơ đã gợi nên bức tranh quê đẹp nhưng buồn, đìu hiu. Hình tượng mưa không chỉ dệt nên những bức thảm thiên nhiên đẹp đẽ mà còn tạo nên những biến đỗi dữ dội trong thiên nhiên. Mưa làm cho cuộc sống sinh hoạt con người thêm tất bật. Những lo toan trong cuộc sống thường nhật đã làm cho con người vất vả, những cơn mưa – tai họa của thiên nhiên làm cho cuộc sống con người kham khổ hơn. Trần Huyền Trân đã quan sát thấy bao nỗi vất vả trước “Mưa đêm lều vó”. Vì cơn mưa dài dằng dặc “mưa trắng đêm” đã tạo nên nỗi vất vả, lo âu cho con người và cả loài vật. Loài vật bé nhỏ cũng có cuộc sống riêng và cũng hoảng sợ trước mưa gió: “kiến đã dời lên mái”. Không hoảng sợ trước thiên nhiên đến thế, nhưng mưa đã tạo nên nỗi lo toan của con người “bà lão chài lọ chửa có thuyền”. Thật sự, chỉ có tâm hồn sâu sắc của tác giả mới có thể cảm nhận được những nỗi đau, những biến động của vạn vật dưới cơn mưa chính xác đến vậy. Trong “Đêm giông tố”, “Lụt” và “Đồng làng”, Đoàn Văn Cừ đã miêu tả tính chất dữ dội của cơn mưa. Mưa không chỉ mang lại sự giá lạnh mà còn cô lập con người. “Mưa tầm tã” – cơn mưa không chỉ to mà còn kéo dài. Chính cơn mưa vô tình ấy mà cuộc sống của biết bao con người bị đe dọa. Tài sản được làm từ mồ hôi nước mắt của những con người tay lấm chân bùn lại bị cuốn đi theo dòng nước mưa lạnh lẽo: đê vỡ, trôi đồng, bao mái rạ chìm, cây vườn mất tích. Và khi trời mưa, nước dâng lên, không gian của con người như bị thu hẹp dần. Con người như nhỏ bé hơn, đơn côi hơn giữa thiên nhiên bao la, giữa “trời xanh” và “nước phẳng lỳ”. Mưa cũng trở thành lực hung bạo phá hoại cuộc sống con người trong bài “Cơn giông”, “Những nỗi lo sợ phấp phỏng”. Những cơn mưa tháng sáu, tháng bảy đã thật sự trở thành hiểm họa cho con người. “Trời mưa”, “mưa rây”, “mưa lao mình”, mỗi cơn mưa được miêu tả với những dáng vẻ khác SV thực hiện: Trần Thị Bích Loan - 6075352 Trang 013 Hình tượng mưa trong thơ Huy Cận nhau nhưng chúng đều mang dữ dội, to và nguy hiểm. Chúng gây cho con người những nỗi lo: lo nước lũ tuôn về, lo kè vỡ…Hình ảnh tất bật lo chống lũ do trận mưa gây nên càng tô đậm nỗi sợ hãi của dân làng trước cơn mưa: “trẻ già sợ hãi” phải “tìm cơ tránh”, lấy “chày chân để chống nhà”, “nhao nhác lo kè vỡ”, “đi chặt gốc tre”, lúc vào tối, “chạy mưa về hớt hải”, các bô lão “cố ghìm thuyền”…Một khung cảnh vô cùng náo loạn và tất bật đang diễn ra dưới cơn mưa. Thơ lãng mạn không chỉ đi tìm cái đẹp của tự nhiên mà còn là cuộc đi tìm cái đẹp của sinh hoạt, của phong tục, của những nếp sống êm đềm, ngọt ngào hay tất bật, ngộ nghĩnh và đậm vị điềm nhiên. Hình tượng mưa cũng được lãng du vào công cuộc đi tìm cái đẹp ấy. Tâm hồn vốn lạc quan, cởi mở, những con người Việt Nam luôn biết tận hưởng niềm vui ngay trong sự gian khó, trắc trở. Bên cạnh sự lo âu trước những cơn mưa thì con người lại cảm thấy hạnh phúc trước những con mưa ấy. Đoàn Văn Cừ đã biết nắm bắt nhanh chóng trạng thái ấy và đưa vào thơ mình bằng những chi tiết thi vị trong bài “Làng”. Giữa cơn mưa, giữa sự giá lạnh, những tiếng cười của niềm hạnh phúc, những trò tinh nghịch của trẻ con lại hiện lên. Mưa không còn là vị hung thần, giờ đây mưa là hiển hiện của tình yêu thương. Cơn mưa làm cho con người xích lại gần nhau hơn, thân ái và đầm ấm hơn. Còn đây là “Bữa cơm quê” của một gia đình trong lúc mưa rơi: mưa lặng lẽ chảy, mưa dịu dàng, hiền hòa. Mưa như ban phát và chứng kiến niềm vui đơn sơ của người dân quê. Đó là niềm vui, niềm hạnh phúc được sống trong lao động, được sống với hạnh phúc gia đình, được sống giữa thiên nhiên bình yên và êm ả. Trong bức tranh thiên nhiên, trong bức tranh sinh hoạt của con người, mưa luôn biến chuyển liên tục từ trạng thái này sang trạng thái khác. Lúc như là nhân tố tô điểm cho bức tranh thủy mặc, lúc thì dịu dàng êm ái chứng kiến, ban phát hạnh phúc, tạo nguồn sinh lực cho vạn vật; nhưng đôi lúc cũng giận dữ, thô bạo phá hủy cuộc sống con người. Thật sự, mưa đã trở thành yếu tố quan trọng không thể thiếu trong bức tranh làng quê. Tuy có kế thừa hình ảnh mưa trong thơ ca truyền thống và thơ Đường nhưng hình ảnh mưa trong phong trào Thơ Mới có sự phát triển với nhiều đường nét mới lạ: nhiều sắc thái hơn, nhiều hình dạng hơn, giàu sức biểu cảm hơn nhất là trong việc miêu tả thiên nhiên. 1.2.2 Hình tượng mưa là chất xúc tác cho thế giới nội tâm con người được hiện rõ SV thực hiện: Trần Thị Bích Loan - 6075352 Trang 014 Hình tượng mưa trong thơ Huy Cận Văn học giai đoạn 1930 – 1945 đã kế thừa và phát huy trên tinh thần dân chủ sâu sắc những truyền thống tư tưởng lớn của nền văn học dân tộc. Ấy là lòng yêu nước, lòng nhân đạo, tình thần dân tộc. Ở mỗi bộ phận, mỗi xu hướng văn học, lòng yêu nước, tinh thần dân tộc hiện lên với chiều hướng và mức độ khác nhau. Bộ phận hợp pháp của văn học giai đoạn 1930 – 1945 đã thể hiện nội dung đó ở sự phát hiện vẻ đẹp thiên nhiên đất nước, vẻ đẹp truyền thống văn hóa con người như người viết đã nêu ở trên. Bên cạnh đó, thơ lãng mạn còn có công mở rộng thế giới tự nhiên và thế giới nội tâm con người. Cả thế giới tình cảm: hạnh phúc, là lo âu, cay đắng, sầu não, đau khổ vô biên…đặc biệt là trong tình yêu đều được thể hiện một cách đặc sắc qua những vần thơ lãng mạn tuyệt vời. Và hình tượng mưa được sử dụng với tác dụng của một chất xúc tác để thế giới nội tâm con người càng hiện rõ hơn. Quy luật của tình yêu cũng giống như quy luật của trời đất vậy, không thể ngăn cản, không thể bảo nó dừng lại. Ta yêu người, chẳng biết người có yêu ta? Dù người có yêu hay không thì ta vẫn yêu, vẫn nhớ nhung da diết. Tâm trạng da diết đó được Trần Huyền Trân gửi gắm vào hình tượng mưa trong bài “Thu”, “Tương Tư”. Cả hai bài thơ là hai lời than não nuột của một cá nhân trước cơn mưa - cơn bão lòng! Thơ lãng mạn Nguyễn Bính Thể hiện những mô típ lãng mạn của ông: những trông đợi mơ hồ, những mối tình suông, những mơ ươc hão, tương tư kẻ không yêu mình… đặc biệt là những cuộc tình lỡ làng, dở dang. Và trông những cuộc tình dở dang ấy, mưa như chất keo làm nỗi buồn sánh đặc lại. Với Nguyễn Bính, mưa là nguyên nhân tạo nên sự éo le trong cuộc đời của “chị” trong “Lỡ bước sang ngang”. “Giời mưa” là nguyên nhân, là thảm họa cho bi kịch tâm hồn “chị”, vì “giời mưa” mà “chị ” phải lấy chồng. Vì “giời mưa” mà có pháo đỏ rựơu hồng, có niềm vui cho người khác và có nỗi buồn cho người ở lại. Vì “giời mưa” mà hồn chị lạnh lẽo, như chết đi. Vì giời mưa tất cả! Và kết quả của những mối tình dở dang ấy là nỗi đìu hiu, trống trải, bâng khuâng của người ở lại: “Giếng thơi mưa ngập nước tràn; ba gian đầy cả ba gian nắng chiều”. Cô đơn là tâm trạng không thể tránh khỏi ở mỗi con người. Có lẽ trong tình yêu, người ta dễ dàng nhận thấy sự cô đơn hơn. Bởi khi yêu, ta luôn muốn khăng khít, muốn tiến gần đối phương nhưng đôi khi vẫn không được đối phương đáp lại. Nỗi buồn từ sự cô đơn ấy chưa dứt thì cơn mưa như làm nỗi buồn thêm thê thiết. Cơn mưa liên miên, lớn và nặng hạt đã trở thành vật chướng ngại của đôi lứa. Cơn mưa đã làm cắt đứt sợi SV thực hiện: Trần Thị Bích Loan - 6075352 Trang 015 Hình tượng mưa trong thơ Huy Cận dây liên lạc giữa “tôi” và “em” trong “Người hàng xóm”, trong “Đàn tôi”. Nếu như hình tượng mưa chính là nguyên nhân cho những cuộc tình dở dang trong thơ Nguyễn Bính thì mưa lại là nguyên nhân tạo nên sự ngăn cách trong thơ tình yêu của Hồ ZDếch, Lưu Trọng Lư và Xuân Diệu. Cơn mưa lạnh như kéo dài trong tâm hồn nhân vật trữ tình. Cơn mưa xuất hiện đồng thời trong những buổi chia ly. Cơn mưa làm tăng thêm nỗi giá lạnh của cuộc “Chia ly”trong thơ Lưu Trọng Lư. “Mưa ngàn” đã xóa đi mối liên hệ giữa “ta” và “bạn” của Hồ ZDếnh. Nếu như mưa tạo sự ngăn cách ở ngoại cảnh làm ngăn trở đôi lứa trong thơ Hồ ZDếch, Lưu Trọng Lư thì mưa trong “Bên ấy, bên này” của thơ Xuân Diệu lại tạo sự ngăn cách trong lòng người. Trong tình yêu, dù tình đã thoáng qua hay đã sâu đậm đều có thể dở dang. Dù thời gian phai nhòa, cái còn xót lại trong mỗi chúng ta hẳn là những kỉ niệm. Khi mưa rơi, ta dễ dàng bắt gặp những kỉ niệm hơn. Trước cơn mưa, Bàng Bá Lân hồi tưởng về tuổi ấu thì với “Tình trong mưa”. Trong “mái nhà vang tiếng mưa”, đôi trai gái đã ngồi bên nhau rồi “mơ mộng” về hạnh phúc. Mưa như vỗ về trái tim đôi lứa. Và rồi khi tình yêu không đơm hoa kết trái, mưa trở thành một kỷ niệm thật đẹp. Hồ ZDếch nhớ lại mối tình mơ mộng của mình cũng dưới “Mưa”. Mưa đánh thức nỗi nhớ nhung trong tâm hồn “tôi”, mưa và “Hiền áo trắng” cùng hiện lên trong kí ức. Mưa là kỉ niệm êm đềm cũng là nỗi nhớ nhung! Dưới cơn mưa, Nguyễn Bính cũng có kỉ niệm thật ấm áp trong “Dòng Dư Lệ”. Thấy mưa rơi hôm nay mà nhớ về kỉ niệm của đêm mưa hôm nào. Nỗi buồn thương, xót xa, luyến tiếc như ngập lòng thi nhân. Trận mưa không phải rơi từ bầu trời mà rơi từ lòng người. Đó là trận mưa sầu. Mỗi giọt mưa là mỗi giọt sầu. Đó còn là trận mưa của sự bồi hồi, nhớ thương. Cũng cùng tâm trạng đó, Lưu Trọng Lư như nức nở trong “Lại nhớ”. Trong tình yêu, hình tượng mưa đồng hành cùng nỗi nỗi nhớ nhung tương tư, cô đơn, nỗi đau lỡ làng duyên phận, nỗi luyến tiếc kỉ niệm đã qua. Ở mỗi cung bậc của tình yêu, hình tượng mưa đều là chất xúc tác tạo cho tình yêu có thể thể hiện hết bản chất thật sự của nó. Hình tượng mưa làm chất xúc tác khiến cho thơ tình càng quyến rũ hơn. Đó là đóng góp quan trọng của hình tượng mưa. Không chỉ là chất xúc tác trong những kí ức về tình yêu, mưa còn là hình tượng được các thi nhân gửi gắm niềm tâm sự của mình. Đó là lòng yêu nước được thể hiện kín đáo. Đó là nỗi tủi hờn sông núi, hay nỗi buồn vì cảm thấy thiếu quê hương ngay trên SV thực hiện: Trần Thị Bích Loan - 6075352 Trang 016 Hình tượng mưa trong thơ Huy Cận đất nước mình. Mưa là một phương tiện để họ dùng để thể hiện nỗi tủi hờn sông núi và thiếu quê hương. Trong “Tiểu Đăng Khoa”, “Lá thư ngày trước”, “Một phút ngừng say”, “Nửa truyện hồ ly”, niềm sầu tư của Vũ Hoàng Chương chẳng những không được tẩy rửa đi mà còn dâng cao vời vợi giữa cơn mưa. Những cơn mưa nối tiếp, luân phiên nhau rơi xuống. Những từ miêu tả cuộc đời chính mình cũng được Vũ Hoàng Chương sử dụng cụ thể: “đời tàn”, “đời hiu hiu”, “ngày trắng” kết hợp với những cơn mưa lê thê tạo nên mộ khung cảnh buồn não nuột giống như cuộc sống như vô vị, đầy khổ đau của thi nhân vậy. Cuộc sống trôi qua, ngày cứ nối tiếp trôi qua; thi nhân xem cuộc sống, xem thời gian như vô nghĩa. Sự bế tắc của quẩn quanh, lặp lại, hết ngày đến đêm và dưới cơn mưa lạnh lẽo. Cũng chính vì cơn mưa “Mưa…mưa mãi” mà Lưu Trọng Lư đã bỏ lỡ cả cuộc đời của mình: “buồn hết nửa đời xuân”, “mộng vàng không kịp hái”, “phí hoang đời trẻ dại”. Cũng vì mưa mà tác giả thấy cuộc đời mình tựa hồ bị đầy đọa trong đau khổ, đổ vỡ. Xuân Diệu là nhà thơ của niềm giao cảm với cuộc sống. Với cuộc sống, ông yêu cầu có sự giao cảm tuyệt đối. Nhưng vì yêu cầu tuyệt đối nên không bao giờ đạt được, nhất là trong hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ. “Cảm xúc” đã thể hiện tâm trạng của thi nhân trong giai đoạn này một cách chân thật nhất. Đó là nỗi buồn thương trước cơn mưa. Đó không chỉ là sự đau đớn, sầu tư, bơ vơ mà còn là sự bế tắc, hoang phế trong tâm hồn thi nhân trước xã hội đương thời. Bích Khê cũng cùng tâm trạng nhớ thương “cố quốc” ấy với các thi sĩ đương thời. Thi sĩ nhận ra sự lạnh lẽo ở xung quanh mình trong “Cuối thu”, trong “Tiếng đàn mưa”. Và tiếng mưa của thi nhân là một tiếng lòng đang cất lên trước nỗi đau từ hoàn cảnh của đất, của bản thân. Hình tượng mưa trong thơ ca giai đoạn 1930 - 1945 có sự kế thừa từ hình tượng mưa trong thơ ca trung đại. Thơ ca trong giai đoạn 1930 - 1945 vẫn sử dụng bút pháp chấm phá, dùng hình ảnh tượng trưng để gợi những bức tranh nhiên nhiên thơ mộng; trong đó, mưa vẫn là một yếu tố trong bức tranh đã được gợi ra đó. Tuy nhiên, trong việc thể hiện tình cảm cá nhân thì thơ ca giai đoạn 1930 - 1945 lại sử dụng hình tượng mưa một cách triệt để hơn. Hình tượng mưa trong giai đoạn 1930 - 1945 đi sâu vào tất cả thế giới tâm hồn của con người đương đại. Đó là niềm vui, đó là nỗi buồn, đó là sự bất mãn trước thời cuộc…Trong khi đó, hình tượng mưa trong thơ trung đại chỉ thể hiện tình cảm của con người một cách hạn hẹp, có đi sâu vào đời sống cá nhân nhưng đó chỉ là thiểu số. SV thực hiện: Trần Thị Bích Loan - 6075352 Trang 017 Hình tượng mưa trong thơ Huy Cận 1.3 Hình tượng mưa trong thơ ca giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám 1945 Cách mạng tháng Tám đã mở ra một chặng đường mới vẻ vang và hào hoa cho dân tộc, thời kì độc lập, tự do gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Cùng với sự kiện đáng nhớ đó, nền văn học mới ra đời. Đó là nền văn học mà văn nghệ sĩ thật sự được “cởi trói”. Vì thế diện mạo văn học cũng như thơ ca đã trở về đúng với bản chất thật của nó. Thơ ca sau năm 1945 vô cùng phong phú và đa dạng, nó không những tái hiện lại cuộc chiến đang xảy ra, đã xảy ra mà còn đi sâu vào từng ngõ ngách sâu kín trong tâm hồn con người. Đặc biệt, hình tượng mưa trong giai đoạn này cũng có sự thăng hoa trong thơ của các văn nghệ sĩ. 1.3.1 Mưa gắn liền với cuộc chiến đấu của dân tộc Việt Nam Các chặng đường lịch sử của dân tộc luôn là đề tài và cảm hứng sáng tác cho mỗi người cầm bút thiết tha với tổ quốc. Chính vì thế, ta có thể dễ dàng nhận ra chất lịch sử trong thơ của các thi nhân. Và hình tượng mưa giúp ta dễ dàng nhận ra chất lịch sử ấy hơn. Lịch sử dân tộc ta chủ yếu trong giai đoạn này là lịch sử chiến đấu. Ta sẽ bắt gặp hình tượng mưa hòa vào cuộc chiến đấu của dân tộc. Trong thơ Nguyễn Đình Thi, hình tượng mưa xuất hiện như một lực lượng tàn phá đi sức lực của con người. Qua “Đất nước” và “Bài ca Điện Biên Phủ”, ta thấy cảnh vất vả của các chiến sĩ trong lúc hành quân. Những chiến sĩ của ta phải chịu sự khắc nghiệt bởi cái trái tính trái nết của tự nhiên: ngày thì cháy bỏng, đêm thì lạnh buốt vì “mưa dội”. Hình tượng mưa cũng xuất hiện cùng với những trận bom, pháo giật trên chiến trường trong “Lá cờ”. Với Tế Hanh, mưa luôn gây trở ngại cho cuộc sống thường nhật và trong lúc chiến đấu. Trong “Bác Pó”, mưa như làm tăng thêm sự gian lao cho Bác – vốn là người đã chịu đựng sẵn biết bao vất vả. Còn với Tố Hữu, mưa là cái lạnh giá trong tâm hồn của người mẹ trước nỗi lo mất nước và mất cả con. Trong đêm mưa, bóng “Mẹ Tơm” như héo hắt hơn trước bao nỗi đang đau giày xéo tâm hồn. Mưa cũng vô tình gây thêm bao cảnh nghiệt ngã cho những con người chịu cảnh “mất nước, nhà tan”. Những thân phận mồ côi, không nhà như càng đớn đau, giá lạnh hơn trước cơn mưa trong “Mồ côi”. Thế hệ trước rồi thế hệ sau, người đi chiến đấu phải trải qua những khó khăn vất vả. Mưa là nỗi trắc nhớ mãi còn là dấu ấn trong tâm hồn mỗi chiến sĩ. Riêng với Quang SV thực hiện: Trần Thị Bích Loan - 6075352 Trang 018 Hình tượng mưa trong thơ Huy Cận Dũng, trận mưa rừng là nỗi trở ngại cho những lính mới nhưng cũng là thử thách để giúp con người kiên cường hơn bởi “Phan Thiết có anh tôi”. Không phải lúc nào hình tượng mưa cũng buồn. Hình tượng mưa cũng mang niềm vui, niềm hạnh phúc. Đó là niềm vui trong chiến thắng trong “Đá Hoa Nghệ”. Đó là cảm giác ngất ngây giữa cuộc mới khi con người đã tận lực giành lại được cuộc sống của chính mình trong “Mưa xuân”. Đó là niềm hạnh phúc dâng trào khi “Ngày về” đứng giữa quê hương nhưng những gông xiềng đã không còn mà chỉ còn tự do. Đó là niềm vui khi được sống giữa quê hương tự do, được chung sống với người mình yêu thương trong “Chim én”, “Buổi chiều ấy”…Nguyễn Đình Thi đã cho ta thấy sự cuống quýt, hối hả nhưng cũng có cái gì đó rưng rưng trong nỗi sướng vui trước chiến thắng và sự vươn mình của dân tộc. 1.3.2 Mưa cụ thể hóa những cung bậc cảm xúc của con người Xa nhà, xa người thân để lên đường chiến đấu, những kỉ niệm như trở thành những điều thiêng liêng nhất. Trong lúc hành quân, Quang Dũng đã gặp lại sự thiêng liêng ấy từ hình ảnh cơn mưa trên một bản làng. Quang Dũng mơ về một vùng đất mà mọi thứ như tang hoang và buồn man mác ở “Hồ Nam”. Vùng đất trong tâm thức Quang Dũng là vùng đất chết. Mọi thứ đều phai tàn, rệu rã. Cơn mưa tô điểm cho vùng đất ấu thêm thê lương, trở thành bức tranh “nghĩa địa”. Với Tố Hữu, mưa là một phần trong kỉ niệm về bức tranh thiên nhiên Tây Bắc. “Việt Bắc” - đó là nơi đồng chí, đồng đội và “mình” đã từng sinh sống và hoạt động cách mạng. Trong “Quê mẹ”, hình ảnh mưa gợi lên bao rưng rưng rồi nức nở của một đứa con xa quê, lâu lắm mới được về Nỗi nhớ riêng tư cũng được Quang Dũng nhắc đến trong “Đôi bờ”. Sông xa vốn đã gợi nỗi buồn, mưa trên sông khiến cho lòng người càng buồn hơn. Hình ảnh “lớp lớp mưa dài” như nỗi buồn đang được nhân lên. Trong “Có một điều như thế”, Hữu Thỉnh cũng từng trong tâm trạng thương nhớ giống Quang Dũng. Nếu như nỗi nhớ của Quang Dũng dâng thành “lớp lớp mưa dài” thì nỗi nhớ của Hữu Thỉnh lại như “cơn mưa tích nước” trong “Tự thuật của người lính”. Và nếu Hữu Thỉnh trộn nỗi nhớ vào cơn mưa thì Thanh Tịnh lại trộn nỗi nhớ, nỗi chơi vơi vào lời nói trong “Đi từ giữa một mùa sen”. SV thực hiện: Trần Thị Bích Loan - 6075352 Trang 019 Hình tượng mưa trong thơ Huy Cận Trong hoàn cảnh kháng chiến chống kẻ thù xâm lược, con người Việt Nam cố nén cảm xúc. Dù là nỗi đau hay niềm vui cũng là nỗi đau, niềm vui chung với cộng đồng và dân tộc. Còn khi trở về thời bình, con người cá nhân được đánh thức, mong muốn được bày tỏ, được cảm thông. Chính vì thế, hình ảnh mưa trong trong thời kì này chủ yếu mang cảm xúc hướng nội, trở về với bản thể. Đặc biệt nhất trong thời kì này có lẽ là thơ tình yêu và hình tượng mưa trong thơ về tình yêu. Tình yêu là tổng hòa của những cung bậc cảm xúc: buồn, vui, yêu, ghét…nhưng có lẽ nỗi buồn và niềm vui là hai cung bậc thường được các nhà thơ đề cập hơn cả. Hình tượng mưa trong cái buồn, cái vui ấy cũng có nhiều thú vị. Trong nỗi cô đơn, hình tượng mưa đươc nhắc đến như nỗi buồn vừa khơi dậy. Xuân Diệu là người có linh hồn giao cảm với tự nhiên và cuộc đời hết sức mãnh liệt. Khi đã có sự gặp gỡ giữa hồn người và hồn tạo vật, ông không nhận được gì ngoài nỗi cô đơn. Trần gian trở thành chốn gió mưa đầy trời còn trên tiên giới cũng là nơi lạnh lẽo, hoang vu trong “Bụi mưa mờ cũ”, “Nước đổ lá khoai” và “Hết ngày hết tháng”. Với Xuân Quỳnh, cảm thức về sự cô đơn thường được khơi dậy từ những cơn mưa. Trong “Chuồn chuồn báo bão”, dự cảm sự chia cách luôn tồn tại trong tâm thức của thi sĩ. Sự chia ly vẫn chưa xảy ra. Nhưng một sự thật đã xảy ra là tâm hồn cô đang bị tàn phá tang hoang, chỉ còn lại nỗi trống vắng. Dự cảm về nỗi cô đơn cũng được gợi ra từ những cơn mưa trong “Anh”, “Tự hát”, “Nếu ngày mai em không làm thơ nữa”… Cơn mưa vô tình làm tăng thêm sự quằn quại của hồn người khi yêu. Mưa cũng đồng hành trong nỗi lo âu, dự cảm về sự đổi thay của đối phương. Tế Hanh đã từng thấm thía sự lạnh lùng ấy trong buổi tạm xa cách với người mình yêu khi “Mùa mưa bắt đầu”, trong “Giữa anh và em” và “Tặng”. Và trong nỗi chia cách, từng hạt mưa “Mưa ngâu” như từng giọt lệ trên mi mắt kẻ tương tư. Nỗi buồn man mác như lan tỏa quanh không gian và giữa màn mưa trắng. Trong phong trào Thơ mới, hình tượng mưa trong nỗi buồn, cô đơn của cái tôi được thể hiện rất đa dạng, phong phú. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, trong hoàn cảnh đời sống kháng chiến, hình tượng mưa hòa và niềm vui và nỗi buồn của con người trong tập thể; trong thời bình thì hình tượng mưa hòa vào những cảm xúc cá nhân. Những cảm xúc ấy có vui, có buồn, có cô đơn. Nhưng dù có cô đơn, buồn đến đâu cái tôi cá nhân cũng không bao giờ rơi vào sự bế tắc và tuyệt vọng. SV thực hiện: Trần Thị Bích Loan - 6075352 Trang 020
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan