Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hình tượng loài vật trong thơ trữ tình x. êxênhin...

Tài liệu Hình tượng loài vật trong thơ trữ tình x. êxênhin

.PDF
55
658
109

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN NGỮ VĂN TRẦN THỊ THANH XUÂN MSSV: 6075471 HÌNH TƯỢNG LOÀI VẬT TRONG THƠ TRỮ TÌNH X. ÊXÊNHIN Tiểu luận tốt nghiệp đại học Nghành Ngữ Văn – Khóa 2007- 2011 Cán bộ hướng dẫn : Th.S. TRẦN VĂN THỊNH Cần Thơ, năm 2011 ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 3. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU PHẦN NỘI DUNG Chương 1: TÁC GIẢ, TÁC PHẨM VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN 1.1.Tác giả 1.2.Sự nghiệp sáng tác: 1.3.Nội dung thơ trữ tình Êxênhin 1.3.1.Tình yêu quê hương đất nước 1.3.2.Thơ tình Êxênhin 1.3.3.Thơ trữ tình triết học 1.3.4.Thơ về loài vật 1.4.Một số vấn đề về lí luận Chương 2: HÌNH TƯỢNG LOÀI VẬT TRONG THƠ ÊXÊNHIN 2.1. Đặc điểm hình tượng loài vật trong thơ Êxenhin 2.2.Ý nghĩa hình tượng loài vật trong thơ Êxenhin 2.2.1. Hình tượng loài vật trong thơ Êxenhin thể hiện tình yêu loài vật 2.2.2. Hình tượng loài vật trong thơ Êxenhin thể hiện kỷ niệm, ký ức 2.2.3. Hình tượng loài vật trong thơ Êxenhin thể hiện lời tình yêu Chương 3: Nghệ thuật xây dựng hình tượng loài vật 3.1.Biện pháp nhân cách hóa 3.2.Biện pháp miêu tả 3.3.Các biện pháp khác PHẦN KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài: Văn học Nga có nhiều tác gia nổi tiếng với những tác phẩm có giá trị vượt mọi thời đại. Nhiều nhà thơ nổi tiếng với những sáng tác có ý nghĩa về nội dung lẫn nghệ thuật. Trong số những nhà thơ Nga đặc sắc của thế kỷ XX Êxênhin cũng là một tên tuổi lớn cùng với: A.Blok, V.Maikoski, A.Akhmatova, B.Pasternak, M.Tsvetaeva, O.Mandelshtam…Trong các sáng tác của mình, Êxênhin đã thể hiện thành công một cách mãnh liệt và rực rỡ những mâu thuẫn của thời đại cách mạng, chỉ ra tấn bi kịch và sự vĩ đại của nó, khai mở sâu sắc thế giới phức tạp những trải nghiệm của con người sống trong thời đại của những cuộc đấu tranh và cách mạng. Tuy tuổi đời còn rất trẻ nhưng Êxênhin đã dành trọn tình cảm cho nước Nga, con người Nga, cuộc sống nhân sinh, đặc biệt là thế giới loài vật…Những tình cảm ấy được nhà thơ gửi gắm qua những sáng tác tạo nên một diện mạo mới, một nét rất riêng cho hình tượng loài vật trong thơ của Êxênhin nói riêng và văn học Nga nói chung. Lâu nay, nhắc đến Êxênhin người ta thường chỉ chú ý đến thơ trữ tình và những nội dung lớn như tình yêu quê hương đất nước hay mảng thơ tình yêu, thơ mang tính triết lý mà ít đề cập đến hình tượng loài vật trong thơ ông. Chính vì vậy mà chúng tôi chọn đề tài “Hình tượng loài vật trong thơ Êxênhin” để hiểu sâu hơn về nhà thơ. “Hình tượng loài vật trong thơ Êxênhin” là một đề tài khá phong phú về mặt nội dung giúp chúng ta khai thác hình tượng loài vật cốt để thấy được những khía cạnh khác trong suy nghĩ cũng như trong tâm hồn nhà thơ. Ngoài ra, chúng tôi nghĩ đây là một đề tài thú vị bởi trong quá trình nghiên cứu đã khám phá ra những góc cạnh khác của một Êxênhin trẻ tuổi, tài hoa. Với từng nội dung, từng hình tượng trong những bài thơ được khảo sát, vừa thấy được tấm lòng yêu loài vật sâu sắc của Êxênhin, vừa thấy được tình cảm của nhà thơ dành cho gia đình, cho người yêu…Trong thơ Êxênhin, dường như mỗi hình tượng loài vật hiện lên đều mang những tâm tư, tình cảm nào đó của nhà thơ. Đó là tấm lòng yêu thương loài vật, tình cảm gia đình và tình yêu đôi lứa. Cho nên, chúng tôi rất thích đề tài này bởi nó cung cấp một lượng kiến thức không nhỏ, giúp hiểu sâu hơn những nội dung thơ của Êxênhin cũng như những mong muốn, tình cảm mà nhà thơ muốn gửi gắm qua những hình tượng loài vật được ông đưa vào thơ. 2. Lịch sử vấn đề Thơ Êxênhin bắt đầu được tuyển dịch sang tiếng Việt từ những năm 1960 và đến năm 1995 thì đã có gần 100 bài thơ được dịch và in trong hai tuyển tập thơ Êxênhin. Trong suốt quá trình thơ Êxênhin được dịch và giới thiệu ở Việt Nam, trên báo chí cũng lần lượt xuất hiện một số bài phê bình về thơ Êxênhin. Có thể điểm qua một số bài viết quan trọng sau: 1-Quế Nga. Một hồn thơ Nga. Báo văn nghệ, số 132, ngày 5/1/1965. 2-Thúy Toàn. Lời giới thiệu tuyển tập thơ Blok- Êxênhin. Nxb Văn học,1983. 3-Đỗ Lai Thúy.Êxênhin- nhìn từ phương Đông. Báo văn nghệ, ngày 16/12/1989. 4-Thúy Toàn. Lời giới thiệu tuyển tập thơ X.Êxênhin. Nxb Văn học,1995. 5-Nguyễn Hải Hà. Quê hương trong thơ Êxênhin. Văn học Nga-sự thật và cái đẹp. Nxb Giáo dục,2002. 6-Nguyễn Hải Hà. Hình ảnh bà mẹ trong thơ Êxênhin. Văn học Nga-sự thật và cái đẹp. Nxb Giáo dục,2002. 7- Nguyễn Trọng Tạo: Esenin - sợi dây đàn thiên nhiên Nga http://diendan.nuocnga.net/showthread.php?t=145&page=15 Đi sâu vào tìm hiểu nền văn học Nga thế kỷ XX, chúng ta mới thấy hết đóng góp của Êxênhin. “Blok và Êxênhin là hai ngôi sao sáng trên nền thơ Nga, trên nền thơ Xô Viết và trên nền thơ nhân loại” [14;3]. Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhà thơ X. Êxênhin, dịch giả Thúy Toàn đã chủ biên tuyển tập các tác phẩm của Êxênhin và in trong tập “Thơ Êxênhin” được xuất bản bởi Nhà xuất bản văn học Hà Nội,1995. Trong tuyển tập này, dịch giả Thúy Toàn đã viết bài giới thiệu về tiểu sử và những sáng tác chính của Êxênhin. Ngoài ra, tác giả cũng tập hợp và giới thiệu một số nhận xét của các nhà văn Nga về nhà thơ Êxênhin, tiêu biểu là nhà văn L.Lêônôp đã nhận xét: “Tài năng vang dội của Êxênhin cho thấy có một điện tích sáng tạo lớn lao. Tôi tin rằng Xergay Exenhin còn có thể làm được nhiều hơn nữa. Dòng mật sáng tạo của anh chưa cạn, chỉ còn phải chờ đợi một ít nữa thôi, là nó lại phun lên từ những bể chứa bí mật của Êxênhin, như thể vào mùa xuân nước mật ngọt ngào trong lành ứa ra từ vết khía trên thân bạch dương” [15;249] Ngoài ra, trong “Tuyển tập thơ Blok- Êxênhin” ,tác giả Thúy Toàn đã khẳng định Êxênhin cùng với Blôk là “hai ngôi sao sáng trên nền thơ Nga” [14;3]. Trong quyển “Lịch sử văn học Xô Viết” (quyển1, tập1) của nhóm tác giả Nguyễn Kim Đính, Hoàng Ngọc Hiến, Huy Liên (biên soạn). Bài viết đưa ra một số đề tài chủ yếu trong thơ của Êxênhin giai đoạn trước và sau Cách nạng tháng Mười. Nhìn chung bài viết tương đối ngắn nhưng cũng làm nổi bật đề tài nước Nga trong thơ của Êxênhin và tình cảm của nhà thơ đối với nước Nga: “Trong thơ trước cách mạng ông đã sáng tạo được những hình ảnh tuyệt diệu về thiên nhiên Nga và cuộc sống nông thôn Nga. Thiên nhiên, nông thôn và đất nước trong thơ ông đã hòa lẫn làm một trong những rung cảm đẹp. Tình yêu đất nước là một trong những nguồn cảm hứng mạnh mẽ của toàn bộ sáng tác của ông”. [1;111] Trong công trình của Vũ Tiến Quỳnh, “Maxim Gorki – Essenin – Aimatov – Ostrovski”, Nhà xuất bản Văn nghệ TP. Hồ Chi Minh,1995, tác giả Nguyên An có bài viết về “Sergei Alexandrovitch Essenin”. Nội dung chủ yếu là nói về những bước thăng trầm trong cuộc đời, con đường đi đến sự nghiệp sáng tác văn chương, sự cống hiến của Êxênhin cho thơ ca Xô Viết. Trong quyển “Truyện kể về các nhà văn thế giới”, Nhà xuất bản Giáo dục, Nguyệt Minh chủ biên, tác giả Trang Thanh có bài giới thiệu về tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của Êxênhin, một số nội dung chủ yếu trong thơ trữ tình Êxênhin. Bài viết “Quê hương trong thơ Êxênhin” của tác giả Nguyễn Hải Hà trong quyển “ Văn học Nga sự thật và cái đẹp”, Nhà xuất bản Giáo dục, 2002 là những nhận xét khái quát về đề tài tình yêu quê hương trong thơ trữ tình Êxênhin. Bên cạnh đó, tác giả còn trích dẫn một số bài thơ để minh họa cho những nhận định, phân tích, đánh giá của mình. Tuy bài viết chỉ dừng lại ở việc sơ lược, khái quát chứ chưa thật sự đi vào chiều sâu của vấn đề nhưng đây là bài viết rất thiết thực về hình ảnh nước Nga được miêu tả thông qua tình yêu quê hương trong thơ Êxênhin. Bài viết của nhà nghiên cứu văn học, văn hóa Đỗ Lai Thúy : Êxênhin- nhìn từ phương Đông đăng trên báo văn nghệ ngày 16/12/1989, được in lại trong quyển : Từ cái nhìn văn hóa do Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc xuất bản năm 1999, có đề cập đến vấn đề về nội dung triết học phương Đông trong thơ Êxênhin được khảo sát dưới cái nhìn của văn học so sánh. Trong bài viết này, tác giả Đỗ Lai Thúy đã đưa ra những luận điểm mang tính thuyết phục để bàn về một số nét tương đồng trong quan niệm về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên trong thơ Êxênhin và trong thơ ca phương Đông. Tuy nhiên vấn đề mà tác giả trình bày chỉ mới ở những luận đề, luận thuyết và chứng minh được bằng vài ví dụ minh họa chứ chưa phải là công trình khoa học có tính hệ thống với những số liệu thống kê mang tính thuyết phục hay những kết quả phân tích sâu sắc. Ngoài ra, trong bài viết này Đỗ Lai Thúy còn đề cập đến một số khía cạnh khác của nội dung triết học trong thơ Êxênhin như : vấn đề về sự sống và cái chết, khái quát một số hình ảnh đa nghĩa trong thơ Êxênhin,… Trong quyển “Chân dung văn học”, của nhiều tác giả do Vương Trí Nhàn (tuyển chọn), Nhà xuất bản Hội nhà văn Hà Nội, 2000. Dịch giả Vương Trí Nhàn đã giới thiệu được nét đặc trưng trong giọng điệu thơ Êxênhin “đó là một nỗi buồn sâu lắng”. [8;288] Như vậy, phần lớn nội dung của tất cả các bài viết trên đều mang tính chất giới thiệu về tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của Êxênhin (Lời giới thiệu tuyển tập thơ BlokÊxênhin; Lời giới thiệu tuyển tập thơ X.Êxênhin, Xecgây Êxênhin). Một vài tác giả đi vào khai thác một số vấn đề về nội dung, hình ảnh nổi bật trong thơ Êxênhin như tình yêu quê hương đất nước (Một hồn thơ Nga, Quê hương trong thơ Êxênhin), hình ảnh người mẹ (Hình ảnh bà mẹ trong thơ Êxênhin) … Bài viết của tác giả Nguyễn Trọng Tạo trên mạng Internet đa phần nghiên cứu chung chung về các nội dung cơ bản trong thơ Êxênhin như tình yêu quê hương đất nước, tình yêu trai gái… Đặc biệt có một phần nhỏ tác giả điểm sơ vài nét về hình ảnh loài vật trong thơ Êxênhin. Tuy không sâu nhưng đó là những nét cơ bản phác họa để chúng tôi có được những bước đi sâu hơn trong đề tài nghiên cứu về hình tượng loài vật sắp tới. 3. Mục đích yêu cầu: Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu về “hình tượng loài vật trong thơ Êxênhin”. Với đề tài này đòi hỏi người nghiên cứu phải tìm hiểu về hình tượng loài vật trong các bài thơ của Êxênhin. Bên cạnh đó là tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp sáng tác thơ của Êxênhin để có thể hiểu rõ hơn những hình tượng loài vật ấy nói lên những vấn đề gì hay những tình cảm gì của nhà thơ. Phân tích những hình tượng loài vật trong những bài thơ về tình cảm chân thành trong tâm hồn Êxênhin. Qua việc nghiên cứu đề tài, chúng ta cũng có thể hiểu thêm những khía cạnh khác trong tâm hồn nhà thơ trẻ tuổi tài hoa, tấm lòng yêu thương loài vật, quý trọng tình cảm gia đình, tha thiết với tình yêu và quê hương xứ sở… 4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng khảo sát chính là hình tượng loài vật trong thơ Êxênhin. Đề tài chỉ giới hạn việc tìm hiểu về hình tượng loài vật trong thơ Êxênhin. Về mặt tài liệu, ngoài việc khảo sát chính là thơ Êxênhin thì trong quá trình nghiên cứu, người viết cũng cần tìm hiểu những tư liệu về cuộc đời, đặc điểm thơ trữ tình của Êxênhin, sự nghiệp sáng tác của ông nhằm mục đích phục vụ cho việc hiểu được những hình tượng loài vật trong thơ Êxênhin mang những ý nghĩa gì. Do đề tài là hình tượng loài vật trong thơ Êxênhin nên phạm vi nghiên cứu của chúng tôi chỉ giới hạn trong thơ của Êxênhin. 5.Phương pháp nghiên cứu: Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp liệt kê, phân tích kết hợp với các tài liệu của nhiều tác giả để rút ra những ý nghĩa hình tượng loài vật trong thơ Êxênhin. Thao tác chính vẫn là phân tích các bài thơ, tìm hiểu các hình tượng loài vật. Nghiên cứu thêm các bài báo của tạp chí văn học phê bình lý luận văn học, những bài viết của các tác giả I.Erenbua, Nguyễn Trọng Tạo, Đỗ Lai Thúy…về Êxênhin để rút ra ý nghĩa và lý giải những hình tượng loài vật mà nhà thơ gửi gắm. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 TÁC GIẢ, TÁC PHẨM VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN 1.1. Tác giả X.Êxênhin(1895-1925) là một nhà thơ trữ tình, được mệnh danh là “thi sĩ của làng quê”. Ông tên thật là Xecgây Alekxanđrôvit Êxênhin, sinh ngày 03.10.1895 (có tài liệu ghi là 21.09.1895) trong một gia đình nông dân ở làng Konxtantinôvô, xã Kôzminxkaia, huyện Riadan. Tuổi thơ Êxênhin sống với ông bà ngoại trong một gia đình khá giả ở một làng khác có tên là Matôvô.Từ nhỏ, Êxênhin sớm chịu ảnh hưởng lối sống phóng túng của ông ngoại và tình cảm tôn giáo ở bà ngoại. Êxênhin học tiểu học ở trường dòng, bắt đầu làm thơ năm 9 tuổi, đến năm 17 tuổi ông làm thơ chính thức. Những người đầu tiên ảnh hưởng nghệ thuật của ông chính là những người hát rong ở làng quê. 1912, Êxênhin đến Matxcơva làm ở xưởng in, tham gia nhóm văn chương và hoạt động văn học ở đó. 1914, có thơ đăng trên báo. 1915, Êxênhin đến Pêtrôgrat, làm quen với nhà thơ Blôc và được giới văn học thủ đô đón tiếp như đón tiếp một phái viên của ruộng đồng nước Nga. 1916, Êxênhin cho ra mắt tập thơ đầu tiên Lễ cầu hồn. Đó là khoảng thời gian lớn mạnh về tâm hồn cũng như tài năng nghệ thuật. Thời kỳ đầu của cuộc cách mạng, ông có sự đồng cảm, nhưng sự tự phát triển nhiều hơn giác ngộ. Êxênhin bị đăng lính và phục vụ trong quân ngũ Nga hoàng một thời gian. Trong những năm cách mạng, Êxênhin hoàn toàn đứng về phía cách mạng tháng Mười nhưng tiếp thu mọi cái theo hướng “nông dân”. Trong những năm 1919-1923, ông là một trong những người sáng lập ra nhóm chủ nghĩa hình tượng ở Nga. 1917, đám cưới với Z.N.Raikh. Đến 1918 thì chia tay. Bắt đầu cuộc đời lãng tử. 1922, Êxênhin gặp gỡ và xây dựng gia đình với Ducan, một nghệ sĩ múa ba lê nổi tiếng ở Mỹ. Những năm 1928-1923, ông cùng vợ đi du lịch nhiều nước châu Âu và châu Mỹ, nhưng đi đến đâu ông cũng buồn vì nhớ nước Nga. Sau đó, hai người chia tay nhau. Hai năm sau, Êxênhin cưới Đôphia, cháu gái của LepTôntoi. 1925, ông đi du lịch vùng Kapka, trở về trong tâm trạng cô đơn đến tột đỉnh và ông đã dùng caravat thắt cổ tự tử. Cái chết của nhà thơ còn nhiều uẩn khúc. Trong những tài liệu công bố sau này có ý kiến cho rằng nhà thơ bị ám sát. Qua đời ở tuổi 30, Êxênhin đã sống một cuộc đời ngắn ngủi và đầy thăng trầm, dằn vặt trong tâm hồn. Êxênhin rất tha thiết với dân tộc và tổ quốc Nga. Đọc thơ ông, độc giả luôn cảm nhận được một tình yêu quê hương, đất nước sâu sắc và mãnh liệt. 1.2.Sự nghiệp sáng tác: Tuy sống một cuộc đời ngắn ngủi nhưng các sáng tác mà Êxênhin để lại rất đáng kể, đặc biệt là thơ trữ tình và trường ca. Các tác phẩm chính: Lễ cầu hồn (1916), Đồng chí (1918), Người đánh trống trời, Lễ biến hình, Miếu thờ hương thôn, Trinh bạch Gioocđani (1912-1914), Maxcơva quán rượu (1921-1924), Pugatsop (kịch,1924), Nước Nga Xô Viết (1925), Những âm điệu Ba Tư (1925), Trường ca về hai mươi sáu (1925), Anna Xnêghina (Trường ca,1925), Bài ca về cuộc hành quân vĩ đại (Trường ca,1925), Thơ về nước Nga và cách mạng… 1.3.Nội dung thơ trữ tình Êxênhin 1.3.1. Tình yêu quê hương đất nước Đây là nội dung quán xuyến toàn bộ thơ trữ tình Êxênhin, được biểu hiện ở hai đề tài là tình yêu thiên nhiên và tình yêu quê hương. *Tình yêu thiên nhiên Êxênhin đã sáng tạo ra những hình ảnh tuyệt diệu về thiên nhiên và cuộc sống làng quê Nga. Nhà thơ luôn có một sức rung cảm mạnh mẽ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, dù đó là một sự vật bình thường nhất: “Nơi bình minh nghiêng đổ nước hồng Tưới dầm những luống dài bắp ải Cây phong non ngửng đầu chới với Uống dòng sữa mẹ, sữa màu xanh” (Nơi bình minh nghiêng đổ nước hồng, tr.27) Mỗi sự vật, sự việc tồn tại trong đời sống, nhất là cảnh thiên nhiên từ ngọn cây, dòng sông, ngọn cỏ, hoa lá, chim muông…qua cảm nhận của thi nhân đều trở nên gần gũi, ấm áp: “Ôi nước Nga cánh đồng màu thắm đỏ Và màu xanh ngả xuống giữa lòng sông Tôi yêu đến sướng vui và đau khổ Nỗi sầu thương hồ nước trải mênh mông” (Cỗ xe ngựa rão mòn lên tiếng hát, tr.60) Thiên nhiên trong thơ Êxênhin như có hồn và hòa quyện với con người, con người trong thiên nhiên, thiên nhiên mang tâm hồn của con người. Có thể nói, thiên nhiên, đất nước, con người trong thơ Êxênhin đã hòa lẫn làm một trong những rung cảm đẹp đẽ. Thiên nhiên trong thơ Êxênhin được miêu tả bằng những tình cảm chân thành: “Ôi nước Nga đồng ruộng cũng đủ rồi Đủ lắm rồi mãi lê thê theo cày gỗ Nhìn cái nghèo của người cái khổ Đến bạch dương, dương liễu cũng đau lòng” (Ánh trăng lai láng lạnh lùng, tr.142-143) Phần lớn những bài thơ được sáng tác trong những năm 1910-1912 (Êxênhin mới độ tuổi 15, 17) đều mang một vẻ đẹp trong sáng, tươi mới của một tâm hồn nghệ sĩ nhạy cảm, nhìn cuộc sống với tinh thần lạc quan, tin tưởng nên ở bài thơ nào cũng tràn ngập ánh sáng, niềm vui, sự thiết tha giao cảm với thiên nhiên. Qua nhiều bài thơ tả cảnh, tả tình, người đọc như thấy nhà thơ như giao cảm với thiên nhiên, cảm nhận thiên nhiên bằng cả các giác quan, bằng cả tâm hồn mình. Mỗi một sự vật, sự việc tồn tại trong đời sống, nhất là cảnh thiên nhiên từ ngọn cây, dòng sông…qua cản nhận của nhà thơ đều trở nên thân quen. Đúng như nhận định của Gorki: “Êxênhin không chỉ là một con người mà còn là một chiếc đại phong cầm do thiên nhiên sáng tạo ra chỉ để dành cho thơ, để thể hiện nỗi buồn vô tận của đồng ruộng, để thể hiện tình yêu quê hương đối với tất cả mọi vật trên trái đất”. Theo Xeraphimovist: “ Đó là một nghệ sĩ vĩ đại. Với một trực cảm lớn lao, một sáng tạo rất cao. Không ai trong những người đương thời chúng ta có khả năng diễn đạt các xúc động tinh tế nhất, dịu dàng nhất, tâm tình nhất như ở ông, một di sản tuyệt vời” đã khái quát nên được tất cả tài năng và phong cách thơ Êxênhin. *Tình yêu quê hương Quê hương, tổ quốc là một trong những cản hứng chủ yếu trong toàn bộ sáng tác của Êxênhin. Thơ trữ tình Êxênhin mang đậm hương vị của đồng quê Nga, mỗi dòng thơ đều chứa chan tình yêu quê hương tha thiết đến quặn lòng. Nói đến quê hương là nhà thơ nói đến nơi chôn nhau cắt rốn, nói đến bạn bè, những người thân, nói đến nhà cửa xóm thôn, hoàng hôn, cối xay gió, mảnh vườn, con đường làng, người thiếu nữ…tất cả những con người, những sự vật có quan hệ gắn bó hoặc chỉ tồn tại trong cuộc sống thường nhật của nhà thơ. Thơ Êxênhin biểu hiện một tình yêu đối với tất cả những gì đang “sống”. Trong thơ Êxênhin thường xuất hiện những hình ảnh, biểu tượng nổi bật và mang tính tượng trưng như cây bạch dương, người mẹ, người thiếu nữ, tổ quốc,…và đó cũng chính là hình ảnh quen thuộc gắn bó với quê hương. 1.3.2.Thơ tình Êxênhin Thơ tình Êxênhin bao giờ cũng hồn nhiên, trong sáng và trinh bạch. Đó là một tình yêu mà nhà thơ luôn nhớ mãi: “Tuổi trẻ tôi nay đã tắt rồi, Như cây phong mục tàn vì mưa nắng, Tôi nhớ lại một cô áo trắng Mà con chó kia là người đưa thư” (Con con chó) Hình ảnh người thiếu nữ trong thơ tình Êxênhin hiện lên với vẻ đẹp quyến rũ nhưng không trần tục, đẹp một cách thằm thắm dịu dàng và thánh thiện: “Mái tóc xanh, Lồng ngực tròn thiếu nữ Ôi bạch dương, bạch dương mảnh dẻ Cớ chi người nhìn mãi xuống đầm?” (Mái tóc xanh, tr72) Thơ tình của Êxênhin còn bộc lộ một tình yêu chung thủy thiết tha. Đó là một tình yêu mà nhà thơ dành trọn cho người yêu, và khi tình yêu ấy không đến được với nhau thì nhà thơ cảm thấy đau khổ, xót xa: “Nhớ em, em hỡi nhớ hoài Mái đầu em tựa tóc ngời hào quang Xa em giờ phải lỡ làng, Không vui cũng chẳng dễ dàng đâu em” (Tôi nhớ, tr145) Lúc nào nhà thơ cũng nghĩ đến nàng-người đã đính ước với nhà thơ: “Ta chỉ nghĩ đến người đính ước Chỉ cất lời ca riêng về nàng”. Cho dù có đi đâu, về đâu nhà thơ cũng quyết chung tình với mối tình này: “Anh đào hãy rung rơi như tuyết Chốn rừng chim hãy hót lên chim Tôi chạy khắp cánh đồng đem phân phát Màu trắng như triều bọt biển dâng… Đã nguyền ta quyết chung tình Thì nơi đâu cũng có mình có ta” (tr.56) Nhân vật trữ tình hạnh phúc trong tình yêu, nhìn cảnh vật đâu đâu cũng tràn ngập hạnh phúc, muốn chạy khắp cánh đồng để chia sẻ niềm vui, niềm hạnh phúc của mình cho tất cả. Cái hay của những bài thơ tình của Êxênhin không chỉ ở nhạc điệu tuyệt vời mà người ta có thể dễ dàng hát lên được, cũng không phải vì nó mô tả những tâm trạng cô đơn tuyệt vọng của tình yêu éo le, rắc rối. Điều chủ yếu, đấy là những bài thơ của tình yêu rực cháy khát vọng hạnh phúc của tuổi trẻ. Và nó được ghi lại một cách chân thực. Cảm giác như là tình yêu của chàng trai Êxênhin tràn trề như thế nào, thì những dòng thơ tình yêu của thi sĩ Êxênhin cũng tuôn chảy tràn trề như vậy. Tình yêu như chỉ có hai người với nhau: “Nghe không em-xe trượt tuyết đang phi-nghe không em? Tuyệt diệu làm sao, cùng người yêu biến vào cánh đồng êm”. Đấy là niềm vui sướng không thể kìm lại được, phải thốt ra thành thơ, để rồi cùng reo lên trước thiên nhiên bao la: “Ôi, xe trượt tuyết! Xe trượt tuyết! Con ngựa hung nhạt của tôi Không phải người say rượu đâu-ở xa kia, Cây phong đang múa đó thôi Và cuối cùng là: Chúng tôi đến và hỏi rằng: Làm sao thế cây phong? Rồi cùng nhảy với nhau-ba người-trên tuyết trắng như bông”. Đấy chỉ có thể là tình cảm của người đang bốc men say. Nhưng đây không phải là men rượu, đây là men ái tình. Đối với Êxênhin, tình yêu có thể làm cho người ta chấp nhận cây phong với tư cách một con người đồng điệu, một con người biết yêu say đắm và biết biểu hiện tình yêu ấy bằng sự múa nhảy nồng nàn. Cao hơn tất cả những tình yêu bình thường phải là tình yêu với sự bộc lộ bản năng cao đẹp của con người. Nếu như bây giờ, người ta coi sự thật là biểu tượng cao cả của đạo đức, thì chính Êxênhin, từ cách đây hơn nửa thế kỷ đã từng đốt lên một ngọn lửa bằng nhiên liệu sự thật trong những bài thơ tình của mình. “Tôi không nói cùng người yêu những lời không thật”, câu thơ như một lời thề thốt, bởi nó không phải là sự thề thốt, nó là sự giãy bày với chính mình, thi sĩ Êxênhin. Sự thật bao giờ cũng mang trong bản thân nó tính hồn nhiên tuyệt đối. Thơ tình Êxênhin cũng như vậy. Người yêu hỏi rằng: “Gió tuyết có không anh? Để trải đệm? Hay đốt lò sưởi vậy?” Tôi nói với người yêu: “Từ trên cao ấy Đang có người tung hoa tuyết trắng tinh Hãy đốt lò, hãy trải đệm đi em Anh không em, tim anh như bão tuyết!”. Một lần khác Êxênhin lại quả quyết: “Bởi sinh ra là một thi sĩ Anh sẽ hôn như thi sĩ mà thôi”. Có khi, ta bỗng ngạc nhiên đến sửng sốt, khi nghe Êxênhin bộc lộ sự thật trong tình yêu của mình một cách chân thành đếm mức quá tưởng tượng. Đấy là khi tình yêu đang dâng lên trong lòng anh trước một người con gái nơi xa lạ, và anh đã tỏ tình. Nhưng trong lời tỏ tình ấy, anh không hề giấu người con gái này rằng có một người con gái khác đang yêu anh: “Sa-ga-nê, em của anh, Sa-ga-nê Ở phương bắc cũng có người con gái Trông rất giống em, chẳng khác gì Cũng có thể đang nghĩ về anh đó Sa-ga-nê, em của anh, Sa-ga-nê” Hẳn là Saganê không nỡ từ chối tấm lòng chân thật đến như vậy của người thi sĩ. Và đây, lại là một sự thật khác, một sự thật vừa cay đắng, vừa cao thượng: “Khi mân mê bàn tay, đừng làm méo đi nụ cười Tôi yêu người khác mà chẳng yêu em Ôi, em biết, và chắc em biết lắm Tôi không phải nhìn em, cũng chẳng đến với em đâu Tôi chỉ đi qua với trái tim lặng lẽ Và cũng chỉ ngoái nhìn qua cửa sổ mà thôi”. Người đời thường cho rằng, những ai chỉ sống với bản năng thì rốt cuộc chẳng làm nên được trò trống gì. Nghĩa là anh ta thiếu sự kiềm chế của ý thức, và bởi vậy mà tự cắt đứt những sợi dây ràng buộc với xã hội. Nhưng bản năng tâm hồn Êxênhin thì khác, đấy là cái bản năng con người nhất, cái bản năng mà tự nó là một sự cao thượng, vừa đáng kính nể lại vừa dễ gần gũi. Đấy là khi đang yêu say đắm, anh nói với người yêu: “Người ta yêu em đến sờn mòn Người ta yêu em đến nhàu nát” Hoặc là khi anh nói với người yêu đã bỏ anh mà đi: “Sợ chi một chuyện đau lòng Tôi cần nhiều, cũng chẳng mong chi nhiều Và: Ôi không phải kẻ mê say Bằng âu yếm lúc cầm tay, sát kề”. Vậy mà tình yêu vẫn cứ day dứt anh mãi: “Mà nụ cười-lạ lùng sao Cứ như bão tuyết xoáy vào tim tôi!”. Tại sao nỗi buồn cứ đeo đẳng thi sĩ như hình với bóng khi tưởng như đáng lẽ phải tức giận vì nó? Vì Êxênhin biết trân trọng tất cả tình yêu của mình, đáy là những gì trong sáng, đẹp đẽ và hồn nhiên nhất. Không phải ai cũng dế dàng có được một tình yêu thật sự để rồi được day dứt mãi về nó khi nó không còn quay lại nữa. Có cảm thông như vậy ta mới có thể thấm thía sâu sắc nỗi buồn của thi sĩ trong câu thơ anh viết: “Và bây giờ, đối với người yêu, tôi chẳng là gì Tôi khóc tôi cười trong bài hát không hề thân thuộc”. Nỗi buồn của Êxênhin khi thì tràn ngập và nặng nề như mây chì, bão tuyết, khi thì phảng phất như những làn gió nhẹ trên đồng lúa mênh mông quạnh vắng cuối hoàng hôn. Nỗi buồn ẩn hiện trong cả những bài thơ trữ tình vui tươi, cả trong những bài thơ cách mạng khỏe khoắn. 1.3.3.Thơ trữ tình triết học Tuy Êxênhin sống một cuộc đời ngắn ngủi nhưng là một người từng trải và nhạy cảm. Nhà thơ đã sống qua hai thời kỳ trước và sau cách mạng tháng Mười đầy biến động. Cuộc đời của ông đầy những băn khoăn mâu thuẫn, những trải nghiệm trong cuộc đời đã làm cho thơ Êxênhin mang màu sắc triết học. Êxênhin sống gần gũi với thiên nhiên và con người, yêu mọi sự vật tồn tại xung quanh ông. Trong thơ Êxênhin, mỗi sự vật, sự việc đều được ông nâng lên thành những vấn đề mang tính triết lý, nhất là vấn đề sống, chết, ý nghĩa nhân sinh. Những bài thơ của ông đều nói lên được những vấn đề đó, đó là những “bài thơ trữ tình công dân làm lây lan mãnh liệt sang người đọc lòng khao khát tự do, tình yêu đất nước, dân tộc, những tình cảm độc lập với mọi thứ triết học” (Tiutchev). *Quan niệm về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên Quan niệm về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên trong thơ Êxênhin gần gũi với quan niệm triết học phương Đông và cả thơ ca phương Đông. Khác với triết học duy niệm phương Tây (xem con người là trung tâm của vũ trụ, là thước đo của mọi vật, là chủ nhân của cả thế giới, có khả năng chinh phục thiên nhiên), thơ Êxênhin gần gũi với triết lý phương Đông xem con người( nhân) là chiế gạch nối (trung giới) giữa trời (Thiên) và đất (Địa). Con người Á Đông luôn tìm kiếm một lối sống chung hợp với thiên nhiên. Trong thơ Êxênhin không có sự ngăn cách giữa thiên nhiên và con người : trong vũ trụ có bao con người hóa thiên nhiên thì cũng có bao thiên nhiên hóa con người. Con người trong thơ Êxênhin là con người cá nhân và thiên nhiên trong thơ ông là thiên nhiên có cá tính. Trong nhiều bài thơ, Êxênhin tự ví mình như cây phong già cằn cõi, tóc được tạo nên bởi đồng lúa mạch: “Anh là cây phong già Mái tóc này anh mượn từ đồng lúa mạch” Triết lý về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên trong thơ Êxênhin gần gũi với thơ Phương Đông là một sốbài thơ không phải nhà thơ làm về thiên nhiên không phải để miêu tả nó một cách khách quan hay mược cớ để giãy bày tâm sự, mà cốt để suy nghiệm những chân lý vĩnh hằng, mặc dù nhà thơ không nêu lên thành những khái niệm hay phạm trù triết học. Con người, theo Êxênhin chỉ có một bộ phận có lý trí của thiên nhiên, và gắn với thiên nhiên bằng quan hệ sống chết. Chính trong sự gắn bó mật thiết với thiên nhiên ấy con người mới tìm thấy chỗ đứng của mình trong vũ trụ, hiểu được mình: “Mặt đất tuyệt vời sao Và con người trên đó” Triết học của Êxênhin là sự sống, sự sống trong mỗi bông hoa, mỗi ngọn cỏ. Hình ảnh cây bạch dương với màu xanh mảnh dẻ được nhà thơ ví như đó là người thiếu nữ mang vẻ đẹp đầy quyến rũ, làm bao người say mê: “Mái tóc xanh Vòng ngực tròn thiếu nữ Ôi bạch dương, bạh dương mảnh dẻ Cớ chi người nhìn mãi xuống đầm?” (Mái tóc xanh, trang 72) Triết học của Êxênhin còn là sự sống trong những giọt nước mắt nóng hổi nhỏ xuống như sao trên cát của bầy chó con bị đem bán xa mẹ. Nhà thơ thương cảm và đau xót cho chúng nhưng không biết phải làm sao vì đó là số phận của chúng. “Chó mẹ chạy theo trên tuyết lạnh Cố gắng theo cho kịp chủ nhà Và như thế kéo dài như thế Tuyết dưới bàn chân cứ chảy ra”. Mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên trong thơ còn được thể hiện rõ ở sự gần gũi giữa con người và thiên nhiên, nhà thơ đã sáng tạo ra những hình ảnh tuyệt diệu về thiên nhiên và cuộc sống làng quê Nga. Nhà thơ luôn có một sức sung cảm mạnh mẽ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, dù đó là một sự vật bình thường nhất “Nơi bình minh nghiêng đổ nước hồng Tưới dầm những luống dài bắp cải Cây phong non ngửng đầu chới với Uống dòng sữa me, sứ mau xanh”. (Nơi binh minh nghiêng đổ nước hồng) Đó còn là khung cảnh thiên nhiên đẹp, trữ tình thơ mộng, nhưng nhà thơ dường như không thấy vui vẻ và hạnh phúc mà ông đã dự báo trước được sự tàn phai của thiên nhiên: “Trên mặt tuyết đầu mà tôi thơ thẩn Hoa linh lan xòa nở giữa lòng tôi Chiều thắp sáng trên đường đang bước Một vì sao thành ngọn nến xanh ngời” Nhưng: “Tôi chẳng biết hào quang hay bóng tối”. *Quan niệm về sự sống và cái chết: Êxênhin sống một cuộc đời ngắn ngủi nhưng là một người từng trải. Nhà thơ đã sống qua hai thời kỳ trước và sau Cách mạng tháng Mười đầy biến động. Cuộc đời ông đầy những băn khoăn, mâu thuẫn, những trải nghiệm trong cuộc sống đã làm thơ ông mang màu sắc triết học. Êxênhin sống gần gũi với thiên nhiên và con người, yêu mọi sự vật tồn tại xung quanh ông. Trong thơ ông, mỗi sự vật sự việc đều được ông nâng lên thành những vấn đề mang tính triết lí, nhất là vấn đề đời sống, chết, ý nghĩa nhân sinh. Đối với nhà thơ, õi trần là nơi đáng sống mặ dù ở đó có nhiều khổ đau: “Anh ở lại, thôi chào anh ở lại Trong lòng tôi anh còm mãi thân yêu Cuộc ly biệt đã từ lâu định liệu Hứa hẹn ngày gặp gỡ, chẳng đợi nhiều” (Từ biệt) Đối với Êxênhin thì đã sống trong cõi đời này thì phải sống có ý nghĩa, còn nếu như sống mà chẳng có ý nghĩa thì sống cũng chẳng mới gì hơn. Đó là cuộc sống thừa thãi và dường như nhà thơ đoán trước đượ sẽ có cuộc chia ly diễn ra: “Anh ở lại, thôi chào anh ở lại Trong lòng tôi anh còn mãi thân yêu Cuộc ly biệt đã từ lâu định liệu Hứa hẹn ngày gặp gỡ chẳng đợi nhiều Anh ở lại, miễn cầm tay an ủi Mày đừng chau và dạ cũng đừng buồn Trên đời này hết phải đâu là mới Nhưng dĩ nhiên, sống cũng chẳng mới gì hơn” (Từ biệt) Đó còn là nỗi buồn về sự chia ly, xa cáh mối tình đầu, là nỗi đau khi phải xa người yêu, xa quê hương mà nhà thơ không còn cách nào níu kéo được: “Hoa nói ùng tôi-thôi từ biệt! Ngã thấp mái đầu hoa xinh xinh Rằng vĩnh viễn tôi sẽ không còn thấy Gương mặt nàng và mảnh đất quê hương” (Hoa nói cùng tôi-thôi từ biệt) Nhưng dù có đau khổ, nhà thơ vẫn tin vào cuộc đời, lấy khổ đau đó làm điểm tựa để vươn lên, sống có ý chí hơn nữa: “Và bởi vì thế là tôi thành đạt Cả cuộc đời, đi suốt với nụ cười Tôi thường nói với một giây một phút Là mọi cái ở đời đều lặp lại ở đời” (Những bông hoa nói cùng tôi thôi từ biệt) Đó là lời trách móc sự phụ tình của người yêu. Nhưng không vì thế mà tác giả thấy cuộc đời này đã hết, mà trái lại nhà thơ càng yêu tha thiết cuộc đời này hơn, sống với bao niềm vui khác: “Em chẳng còn yêu tôi và không hề luyến tiếc Nhưng lẽ nào tôi lại chẳng đẹp trai Em đừng nhìn mặt tôi, sững sờ vì khủng khiếp Cánh tay tôi ôm phủ lấy vai mình” (Em chẳng còn yêu tôi và không hề luyến tiếc)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng