Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Hình tượng liên quan các đồ dùng sinh hoạt trong ca dao nam bộ về tình yêu đôi l...

Tài liệu Hình tượng liên quan các đồ dùng sinh hoạt trong ca dao nam bộ về tình yêu đôi lứa

.PDF
104
53
112

Mô tả:

Luận văn tốt nghiệp TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƯ PHẠM BỘ MÔN NGỮ VĂN NGÔ NGUYỄN NHƯ PHI HÌNH TƯỢNG LIÊN QUAN CÁC ĐỒ DÙNG SINH HOẠT TRONG CA DAO NAM BỘ VỀ TÌNH YÊU ĐÔI LỨA Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành Sư phạm Ngữ Văn Cán bộ hướng dẫn: LÊ THỊ DIỆU HÀ Cần Thơ, 4 - 2011 SVTH:Ngô Nguyễn Như Phi 1 Luận văn tốt nghiệp PHẦN MỞ ĐẦU SVTH:Ngô Nguyễn Như Phi 2 Luận văn tốt nghiệp 1.Lý do chọn đề tài. Tình yêu luôn là đề tài muôn thưở của văn chương kể cả văn chương bác học, lẫn văn học dân gian nói chung. Riêng ca dao, từ xưa đến nay luôn là mảnh đất màu mỡ của tình yêu. Đến với ca dao là đến với tiếng nói tâm tình của người bình dân. Từ xưa, ông cha ta đã mượn ca dao để nói lên tâm tư, tình cảm của mình. Ngược lại, ca dao cũng làm cho đời sống tinh thần của người dân, nhất là người dân lao động trở nên phong phú hơn. Vùng Đồng Bằng sông Cửu Long với ruộng lúa mênh mông, vườn xanh, trái ngọt, sông ngòi chằn chịt, khí hậu điều hòa, là một vùng đất khêu gợi ý thơ. Những đêm trăng thanh gió mát chính là điều kiện thuận lợi cho những câu hò điệu hát của những người bình dân trong những lần gặp gỡ trao duyên cùng nhau. Trước thiên nhiên tươi đẹp như vậy, người lao động đã mượn những hình ảnh thiên nhiên đem vào trong ca dao để thể hiện tình cảm của mình. Nhưng thế giới ca dao vô cùng phong phú, nó không chỉ có trăng, sao, mây, gió những hình ảnh ước lệ mà nó còn có những hình ảnh, những dụng cụ rất bình thường trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Nhưng đằng sau những hình ảnh bình thường ấy là cả thế giới tâm hồn phong phú của người lao động với những cung bậc khác nhau của tình cảm. Được sinh ra và lớn lên ở Đồng Bằng sông Cửu Long từ nhỏ tôi đã được bà và mẹ đưa vào giấc ngủ với những lời hát ru lấy từ ca dao và đằng sau những lời hát ru ấy là tình cảm của bà của mẹ mà có lẽ dù đi hết cuộc đời của mình tôi vẫn chưa hiểu hết ý nghĩa của những lời ru ấy. Đối với tôi ca dao mang lại cho tôi sự ngọt ngào, đầm ấm của tuổi thơ. Có lẽ chính vì thế mà tôi đã chọn đề tài “ Hình tượng liên quan các đồ dùng sinh hoạt trong ca dao Nam Bộ về tình yêu đôi lứa” với mong muốn gớp một phần công sức của mình làm cho ca dao quê hương thêm giàu đẹp. 2.Lịch sử vấn đề: 1.Ca dao Việt Nam, ca dao tình yêu do Vương Trung Hiếu biên soạn với dung lượng khá lớn, hơn 2000 câu. Đây là một công trình sưu tầm với quy mô đồ sộ, tập hợp rất nhiều câu ca dao và thể hiện nội dung tình cảm người đang yêu. 2. Ca dao dân ca Nam Bộ do Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị, NXb, Thành phố Hồ Chí Minh, 1984. Trong quyển này các tác giả có đề cập đến nội dung ca dao dân ca Nam Bộ. Trong đó có nói sơ lược về quan niệm yêu đương và những suy tư trong tình yêu của nam nữ thanh niên lao động ở Nam Bộ. 3.Ca dao Đồng Tháp Mười do Đỗ Văn Tân chủ biên, Sở Văn Hóa Thông Tin Đồng Tháp, 1984. SVTH:Ngô Nguyễn Như Phi 3 Luận văn tốt nghiệp Trong quyền này ta thấy tác giả có đề cập đến nội dung ca dao tình yêu, đã chỉ ra nét đặt trưng ca dao Đồng Tháp Mười nói riêng và ca dao Nam Bộ nói chung. Đặc biệt tác giả còn khái quát được cung bậc giai đoạn phát triển của tình yêu. 4. Nguyễn Thị Ngọc Diệp với bài “Thế giới biểu tượng sóng đôi trong ca dao người việt”, Tạp chí văn hóa dân gian , số 3, 2001. Trong bài viết này, tác giả đã nêu khái niệm, nguồn gốc, cấu tạo và chức năng các biểu tượng sóng đôi trong ca dao người Việt. 5. Nguyễn Xuân Kính với bài bàn về “Một biểu tượng trong ca dao”, Thi pháp ca dao, Nxb Khoa học xã hội, 1992. Ở bài này tác giả không chỉ phân loại vật thể nhân tạo mà còn ở thế giới tự nhiên. Đặc biệt, tác giả phân tính một số biểu tượng tiêu biểu trong ca dao Việt Nam mà biểu tượng này thường xuyên sóng đôi trong bài ca dao. 6. Trương Thị nhàn với bài “ Giá trị nghệ thuật của vật thể nhân tạo trong ca dao cổ truyền Việt Nam”. Tạp chí văn hóa dân gian số 3, 1999. Trong bài viết này tác giả đã đưa ra số liệu thống kê và tần số xuất hiện của đồ dùng cá nhân, dụng cụ sinh hoạt gia đình, công cụ sản xuất, công trình kiến thiết trong ca dao cổ truyền Việt Nam. Qua đó, tác giả rút ra những giá trị biểu trưng nghệ thuật và những hiện tượng có tính quy luật trong ca dao. Ta thấy các bài viết trên ít nhiều đề cập đến biểu tượng ca dao người Việt thể hiện nội dung tình yêu. Song, vấn đề hình tượng trong ca dao và nội dung biểu hiện của nó như thế nào lại ít đề cập đến. Nên người viết đã đi nghiên cứu đề tài “ Hình tượng liên quan các đồ dùng” và đề tài chỉ chọn “đồ dùng sinh hoạt trong ca dao tình yêu ở Nam Bộ. Trong đề tài của mình người viết có đưa ra số liệu thống kê và tần số xuất hiện , để làm rõ những biểu hiện về nội dung và giá trị nghệ thuật của những hình ảnh đồ dùng trong ca dao Nam Bộ. 3. Mục đích yêu cầu: − Với đề tài “ Hình tượng liên quan các đồ dùng sinh hoạt trong ca dao Nam Bộ về tình yêu đôi lứa”. Chúng tôi cố gắng đạt được những mục đích sau: − Tập hợp, thống kê những câu ca dao tình yêu ở Nam Bộ có sử dụng hình ảnh đồ dùng sinh hoạt. − Khảo sát, phân tích những biểu hiện các hình tượng đồ dùng. − Tìm hiểu đề tài là hướng nghiên cứu hình tượng liên quan đồ dùng sinh hoạt trong những yếu tố nghệ thuật ca dao Nam Bộ về tình yêu đôi lứa. SVTH:Ngô Nguyễn Như Phi 4 Luận văn tốt nghiệp − Tìm hiểu đề tài này tôi sẽ mở rộng vốn tri thức bản thân về lối sống, sinh hoạt, tình cảm của người dân Nam Bộ, đồng thời hiểu sâu hơn về giá trị nghệ thuật của ca dao qua việc sử dụng hình tượng để giúp ích cho việc giảng dạy sau này. 4. Phạm vi nghiên cứu: − Do đặc điểm của đề tài nên người viết chỉ nghiên cứu về “Hình tượng liên quan các đồ dùng sinh hoạt trong ca dao Nam Bộ về tình yêu đôi lứa”. − Đối tượng nghiên cứu là những câu ca dao tình yêu ở Nam Bộ có sử dụng hình ảnh đồ dùng. − Tư liệu nghiên cứu: lấy từ quyển “Ca dao dân ca Nam Bộ do Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị Biên Soạn, NXB Thành phố HCM năm 1981. Đồng thời người viết cũng tham khảo thêm một số tài liệu đề cập đến “hình tượng” trong ca dao để làm nổi bật vấn đề nghiên cứu. 5. Phương pháp nghiên cứu: để thực hiện đề tài này chúng tôi đã áp dụng một số phương pháp sau: - Phương pháp thống kê: Dựa vào những tuyển tập ca dao Nam Bộ chúng tôi thống kê những bài ca dao về tình yêu đôi lứa có xuất hiện hình ảnh đồ dùng làm cơ sở dữ liệu cho việc phân tích. - Phương pháp hệ thống: Do ca dao tình yêu chiếm số lượng khá lớn trong ca dao Nam Bộ, nên để đạt hiệu quả cao trong việc nghiên cứu chúng tôi sẽ tiến hành thống kê những bài ca dao về tình yêu đôi lứa có xuất hiện hình ảnh đồ dùng làm cơ sở dữ liệu cho việc phân tích. - Phương pháp phân tích: Từ việc hệ thống, và thống kê những hình tượng đồ dùng, chúng tôi sẽ tiến hành phân tích những biểu hiện và ý nghĩa của những hình tượng đồ dùng đó về nội dung và nghệ thuật. - Phương pháp tổng hợp: Với phương pháp này chúng tôi tiến hành tổng hợp những ý kiến, nhận định, đánh giá của các học giả về ca dao tình yêu đôi lứa, đặc biệt là nhận định đáng giá về hình tượng đồ dùng trong ca dao. Thông qua đó, chúng tôi cũng đưa ra ý kiến nhận định khái quát của mình về hình tượng đồ dùng sinh hoạt trong ca dao tình yêu ở Nam Bộ. SVTH:Ngô Nguyễn Như Phi 5 Luận văn tốt nghiệp Bên cạnh những phương pháp cụ thể trên, trong quá trình thực hiện đề tài này chúng tôi cũng linh hoạt vận dụng các phương pháp so sánh, đối chiếu với kiến thức lịch sử, địa lý, tôn giáo tín ngưỡng, phong tục tập quán của người Nam Bộ. SVTH:Ngô Nguyễn Như Phi 6 Luận văn tốt nghiệp PHẦN NỘI DUNG SVTH:Ngô Nguyễn Như Phi 7 Luận văn tốt nghiệp Chương 1: Khái quát ca dao Nam Bộ và hình tượng liên quan các đồ dùng sinh hoạt trong ca dao Nam Bộ về tình yêu đôi lứa 1. Khái quát ca dao Nam Bộ 1.1.1 Khái niệm ca dao và ca dao Nam Bộ - Ca dao: Ca dao ra đời rất sớm và có vị trí quan trọng trong văn học dân gian nói riêng và văn học viết nói chung. - Theo thuật ngữ Hán – Việt “ca dao” được lý giải: Theo từ nguyên “ca” là bài hát có chương khúc, giai điệu, “dao” là bài hát ngắn không có giai điệu, chương khúc. - Theo sách Trung Quốc “ca dao” được lý giải như sau: “ca” là những bài hát được hòa với nhạc, “dao” là lời của bài hát đó. - Tác giả Nguyễn Xuân Kính đã dịnh nghĩa về ca dao như sau: “ca dao là những sáng tác văn chương được phổ biến rộng rãi và được lưu truyền qua nhiều thế hệ, mang những đặc diểm nhất định và bền vững về phong cách”. - Còn theo sách văn học dân gian Bùi Văn Nguyên đã định nghĩa ca dao là những bài hát có hoặc không có chương khúc, sáng tác bằng thể văn vần của dân tộc (thường là lục bát), để miêu tả, tự sự, ngụ ý và diễn đạt tình cảm. Ngoài ra, còn một số định nghĩa khác như định nghĩa của Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhỏ trong quyển Văn học dân gian Việt Nam, Nxb giáo dục, 1998; định nghĩa của Lê Chí Quế, Nguyễn Hùng Vĩ trong quyển Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 1998. - Ca dao Nam Bộ: Ca dao của nhân dân ta từ niềm Bắc đến Nam là một dòng chảy liên tục, tạo nên sự thống nhất thuộc về bản chất thể loại, biểu hiện từ nội dung đến hình thức. Song, trong dòng chảy liên tục và thống nhất ấy, ca dao Nam Bộ có thể ví như nước ở sông. Ở đây có hương vị lá rừng mang đến cội nguồn, có vị ngọt mát của gạo và hoa trái từ đồng lúa và vườn cây từ miền trung lưu, và tất nhiên có vị muối mặn ở cửa sông nối tiếp biển. Cũng chính do điều kiện tự nhiên như thế nên ca dao Nam Bộ có những nét đặc riêng thể hiện rõ tính cách con người Nam Bộ. SVTH:Ngô Nguyễn Như Phi 8 Luận văn tốt nghiệp 1.1.2 Vùng đất và con người Nam Bộ thể hiện qua ca dao Trên tổng thể ca dao Nam Bộ thể hiện tất cả những đặc điểm chung của ca dao Việt Nam, nhưng đồng thời ca dao Nam Bộ còn là tiếng nói tâm tình của người dân nơi đây. Nó thể hiện tính cách nếp sống của con người Đồng Bằng. Do ảnh hưởng điều kiện địa lý, văn hóa mà tính cách con người Nam Bộ có những nét khác biệt. - Là một vùng đất đầy hiểm nguy nên con người phải luôn đoàn kết, gắn bó với nhau, từ đó hình thành nên tính cách trọng nghĩa khinh tài. Cách đây vài ba thế kỷ vùng dất Nam Bộ là nơi hoang vu “khỉ ho cò gáy” dân cư thưa thớt, phù sa chưa hoàn chỉnh quá trình bồi đắp châu thổ. Vùng đất này chỉ là một vùng rừng rậm hoang vu thú dữ tràn đầy, tứ bề hoang vu. “Cà Mau khỉ khọt trên bưng Dưới sông sấu lội, trên rừng cọp um.” Hoặc “Chèo ghe sợ sấu cắn chân Xuống sông sợ đĩa, lên rừng sợ ma” Chính cái bí ẩn của thiên nhiên hoang sơ với đầy rẫy những hiểm nguy, bất trắc là sợi dây liên kết những con người xa lạ với nhau, tất cả hết lòng vì nghĩa. Điều này hình thành nên tính cách trọng nghĩa khinh tài ở họ. Bởi họ ý thức được rằng: trước điều kiện thiên nhiên như vậy chia rẻ là chết. Tinh thần đoàn kết, sống với nhau vì nghĩa không chỉ giúp họ đánh đuổi ác thú mà còn là để họ có bạn để giúp đỡ nhau lúc hoạn nạn, ốm đau. Nếu người xưa từng cay đắng nhận nhận ra rằng “có tiền mua tiên cũng được” thì tác giả Nam Bộ lại khẳng định “Tiền tài như phấn thổ Nghĩa trọng tợ thiêm kim Con le le mấy thuở chết chìm Người bạc tình bạc nghĩa kiếm tìm làm chi” Khi hữu sự, người Nam Bộ chẳng màng đến gian khổ, hiểm nguy để hành hiệp trượng nghĩa, thậm chí còn chấp nhận hi sinh tính mạng của mình để làm tròn đạo nghĩa. “Dấn thân vào chốn chông gai Kề lưng cõng bạn ra ngoài thoát thân Lao xao sóng bủa dưới lùm SVTH:Ngô Nguyễn Như Phi 9 Luận văn tốt nghiệp Thò tay vớt bạn, chết chìm cũng ưng” Chính tính cách này giúp họ sống hòa thuận với nhau, liên kết cộng đồng cùng chung sức khẩn hoang, lập ấp. Và với nổ lực không ngừng mảnh đất hoang vu ngày nào trở nên trù phú, cánh đồng bát ngát xanh tươi. - Là một vùng đất giàu có nên người dân Nam bộ rất hào phóng, hào sản. Đây là một vùng miền rất dễ phân biệt với các miền khác của đất nước. Đây là xứ sở của đồng lúa, vườn cây, sông ngòi. Nắng sáng, chiều mưa, khí hậu ôn hòa, đất đai phì nhiêu nuôi cho cỏ cây đơm bông kết trái. Sông rạch chằm chịch cho đất phù sa, cho người tôm cá, nước ngọt uống, khêu gợi ý thơ. Dưới bầu trời xanh bát ngát là những cánh đồng chạy hút mắt người. “Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh Nước Tháp Mười lấp lánh cá tôm” Hoặc “Bến Tre giàu mía Mỏ Cày Giàu nghêu Thạnh Phú, giàu xoài Cái Mơn Bình Đại biển lúa, sông tôm Ba Tri ruộng muối, Giồng Trôm lúa vàng” Chính điều kiện thiên nhiên thuận lợi nên người Nam Bộ thường có tính cách hào sản, hiếu khách. Bởi phần lớn, họ là những người xa gốc gác, cội nguồn, họ phải nương nhờ bạn bè. Ngược lại khi bạn bè đến thăm, dù gai cảnh đang khó khăn, họ cũng cố gắng đãi bạn cho tươm tất, như người dân Nam Bộ vẫn thường hay nói đã chơi thì chơi cho “tới bến”. “Bắt con cá lóc nướng trui Làm mâm rượu trắng đãi người bạn xa” Bởi lẽ người Nam Bộ biết rằng dù họ có tiêu hết tiền thì cũng có “ Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn”, có khi nào tiêu xài hoang phí sinh nợ nần thì cũng nhanh chóng vượt qua vì “Cám ơn hạt lúa nàng so Nợ nần trả hết lại no ấm lòng” Nhưng cũng vì sự hào phóng, hào sản mà người Nam Bộ có được nhiều bạn bè khi gặp khó khăn gian khổ, họ sẵn sàng giúp đỡ nhau vượt qua. - Do nguồn gốc xuất thân nên người dân nơi đây có một khí phách hiên ngang SVTH:Ngô Nguyễn Như Phi 10 Luận văn tốt nghiệp Nguồn gốc của người Nam Bộ: là một ít người dân từ miền Bắc và miền Trung vào khai phá, một trong số họ có người nghèo bỏ xứ vào Nam khai khẩn lập nghiệp, có tội phạm bị lưu đày…Chính vì xuất thân như thế nên họ là những con người rất hào hiệp thể hiện khí phách hiên ngang , tình cảm rõ ràng, dứt khoát. Họ đã hứa thì phải làm, nói một là một, hai là hai, không thay đổi, cho dù sự thay đổi đó có đem lại nhiều lợi cho họ “Thuyền dời mà bến chẳng dời Khăng khăng một lời quân tử nhất ngôn” Lợi lộc thì họ ham, nhưng không vì quyền lợi mà làm điều phi nghĩa, trái với tinh thần hào hiệp của họ “Đừng ham hốt bạc chài ghe Cột buồm cao, bao lúa nặng, tấm đòn dài khó đi” Hoặc “Trời sinh cây cứng là dai Gió lay mặc gió, chiều ai không chiều” Chính những tính cách trên đã làm nên nét đặc sắc ca dao Nam Bộ. Dù ca dao Nam Bộ nảy sinh và phát triển thuận thèo cùng một dòng chảy của nền văn hóa dân tộc nhưng do điều kiện địa lý, văn hóa từng vùng khác nhau mà sinh ra tính cách con người nơi đây có những nét độc đáo và điều này đã tác động vào ca dao Nam Bộ góp phần làm phong phú thêm ca dao dân tộc. SVTH:Ngô Nguyễn Như Phi 11 Luận văn tốt nghiệp 1.2.3. Ca dao Nam Bộ về tình yêu đôi lứa - Khái niệm: Ca dao về tình yêu nam nữ là những câu hò, điệu hát của nam nữ thanh niên bộc lộ những cảm xúc, cung điệu tình cảm của họ. Ca dao tình yêu có nhiều cung bậc tình cảm như: ca dao ngỏ lời, ca dao tương tư, ca dao thề nguyền, ca dao hận tình… Khảo sát ca dao Nam Bộ ta thấy rằng tình yêu của đôi nam nữ thanh niên Nam Bộ cũng giống như những chàng trai cô gái vùng miền khác. Tình yêu gắn với lao động, hôn nhân. Tuy nhiên, sắc thái biểu cảm ca dao Nam Bộ có những nét riêng rất nổi bật. - Sự mộc mạc hồn nhiên của ca dao tình yêu ở Nam Bộ được thể hiện qua hình tượng quen thuộc trong đời sống hằng ngày: Sự mộc mạc hồn nhiên ở từ ngữ, ở những hình ảnh quen thuộc ta thường thấy trong ca dao tình yêu ở Nam Bộ. Đó cũng là biểu hiện tính cách đặc trưng của người dân nơi đây. Trước hết là chất hóm hỉnh không cố tình, không dụng công toát ra một cách tự nhiên qua từ ngữ mộc mạc với hình tượng dao phay kề cổ “Dao phay kề cổ, máu đổ chẳng màng Chết thì chịu chết, buông nàng anh không buông” Có những nỗi niềm tương tư ấp ủ trong lòng, nhưng cũng có khi người ta không ngại ngần thổ lộ trực tiếp với bạn tình. Đó là những ước mơ thật bình dị với hình tượng “mâm, chiếu” gợi lên cuộc sống ái ân sum vầy hạnh phúc “Ông tơ xe, bà Nguyệt buộc Phải chi xe tôi là vợ ruột của mình Ăn chung một mâm, ngủ chung một chiếu thổ nỗi tâm tình bớt thương” Nỗi vấn vương tơ tưởng đi vào tận giấc ngủ khiến chàng trai trở nên lú lẫn một cách buồn cười “Đêm nằm tơ tưởng tưởng tơ Chiêm bao thấy bậu dậy rờ chiếu không” Hoặc “Phải chi em được ở chung Thì đâu ra nỗi anh hun gối mòn” SVTH:Ngô Nguyễn Như Phi 12 Luận văn tốt nghiệp Có những hình tượng mang tính chất đùa nghịch. Một chàng trai đã phóng đại nỗi nhớ người yêu của mình bằng cách so sánh, ví von trào lộng với hình tượng “dao cắt lòng” “Đứt tay một chút chẳng đau Xa em một chút như dao cắt lòng” Thái độ quyết liệt trong tình yêu lắm lúc được thể hiện đầy ấn tượng. Anh chàng hay cô nàng trong câu ca dao dưới đây đã xem nhẹ cái chết nhẹ tựa lông hồng, thà chết còn hơn lẽ bạn “Tôi với mình thề trước Miếu Ông Sống nằm một chiếu chết chung một mồ” Tình yêu có một sức mạnh ghê gớm nó có thể giúp con người vượt qua mọi thử thách, ban cho con người sức mạnh vượt qua mọi rào cản “Tay cầm cái kéo con dao Chọc trời vạch đất lấy nhau phen này” Người dân Nam Bộ là những người lao động chân chất, nên họ bày tỏ tình cảm với nhau bằng thứ khẩu ngữ thường ngày không chưng diện, màu mè với những hình tượng rất quen thuộc đó có thể là những hình tượng gắn bó với lao động sản xuất và những đồ dùng sinh hoạt trong đời sống hàng ngày. Tuy vậy, cái tình trong đó vẫn mãnh liệt và sâu sắc. SVTH:Ngô Nguyễn Như Phi 13 Luận văn tốt nghiệp 2. Khái quát về hình tượng và hình tượng liên quan các đồ dùng sinh hoạt trong ca dao Nam Bộ về tình yêu đôi lứa 2.1 Khái quát về hình tượng trong ca dao Nam Bộ 2.1.2.Khái niệm hình tượng và hình tượng trong ca dao Nam Bộ - Hình tượng: Hình tượng là sự phản ánh hiện thực một cách khái quát bằng nghê thuật dưới hình tượng cụ thể sinh động, điển hình, nhận thức trực tiếp bằng cảm tính. Hình tượng là đặc trưng của sáng tác văn học dùng để phản ánh và tái tạo cuộc sống Nói đến thơ ca là nói đến sự hàm súc, lời ngắn, ý dài, lời gần ý xa, nói đơn mà nghĩa kép, thì hình tượng là cứu cánh vô cùng cần thiết. Khi tả về sắc đẹp mê hồn của những cô gái trẻ, nhà thơ Nguyễn Gia Thiều cũng đã dựng nên được hình tượng đắm say. “Chim dưới nước, cá lờ đờ lặn, Lửng da trời, nhạn ngẩn ngơ sa. Hương trời đắm đuối nguyệt say hơ, Tây Thi mất mía, Hằng Nga gật mình” (Cung Oán Ngâm Khúc) Và nhà thơ lớn Nguyễn Du cũng để lại những vần thơ tươi mát về nàng Thúy Vân phúc hậu mà “…Trang trọng khác vời, Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang. Mây thua nước tóc tuyết nhườn màu da” Để rồi nói về nàng Thúy Kiều “ Càng sắc sảo mặn mà, so bề tài sắc lại là phần hơn” với “Làn thu thủy, nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh Một hai nghiêng nước, nghiêng thành. Sắc đành đòi một, tài đành học hai” Để miêu tả vẻ đẹp không gì sánh bằng của các cô gái. Các tác giả thiên tài của dân tộc ta đã dùng những hình ảnh ước lệ vay mượn từ sách Hán: Tây Thi, Hằng Nga, hương trời, trăng, SVTH:Ngô Nguyễn Như Phi 14 Luận văn tốt nghiệp hoa, ngọc, mây, tuyết, nghiêng nước, nghiêng thành, xuân sơn, thu thủy thậm chí là “cá lừ đừ lặn”, “nhạn ngẩn ngơ sa” Còn đối với văn chương bác học hay văn học dân gian thì tư tưởng tác phẩm được thể hiện qua hệ thống hình tượng trong tác phẩm chứ không phải là ở lời lý thuyết đơn thuần hoặc những khái niệm chung nhất và trừu tượng nhất. Để thể hiện vẻ đẹp bất tử con người Việt Nam không có gì hủy diệt được dù cho chiến tranh có khóc liệt đến dâu thì con người Việt Nam vẫn sừng sững, người này ngã xuống thì thế hệ mai sau sẽ tiếp tục đứng lên. Cả một thế hệ Việt Nam anh hùng. Tác giả Nguyễn Trung Thành xây dựng hình tượng cây xà nu, tượng trưng cho con người Việt Nam để nói lên tư tưởng trên. Còn đối với văn học dân gian điển hình là khuynh hướng sử thi, ở sử thi Đam San các tác giả dân gian xây dựng hình tượng Đam San để nói lên ước vọng về một người anh hùng, một vị tù trưởng với những chiến công hiển hách có thể lãnh đạo và bảo vệ bộ tộc. - Hình tượng trong ca dao Nam Bộ Vấn đề hình tượng trong ca dao tình yêu nên hiểu như thế nào vấn đề còn đang bàn cải nên chúng tôi tạm dùng hai chữ “hình ảnh”. Đọc ca dao, chúng tôi sẽ thấy một số hình ảnh được nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Mỗi hình ảnh được khai thác ở một khía cạnh nhất định Ví dụ: khi nói đến hình ảnh trăng trong ca dao: trăng vàng, trăng bạc, trang mờ, trăng suông. Trăng thường là người bạn bè để nhân vật gửi gắm tâm tình. “Đêm khuya trăng lặn, gà kêu Hai đứa mình xa cách, bỏ cặp gối thêu cho ai nằm?...” Hoặc “Đêm khuya trăng lặn, dâu hao” ………… Hoặc “Đêm qua chợ sáng trăng rằm Em đi ngang cửa, anh nằm không yên” Còn khi nói đến hình tượng gối là nói đến cuộc sống lứa đôi “Gối xa đầu buồn rầu hết biết Tôi xa mình thảm thiết mình ơi” Hoặc “Gối xa đầu buồn rấu hết biết SVTH:Ngô Nguyễn Như Phi 15 Luận văn tốt nghiệp Năm sáu tháng trường bậu biết cho chăng” Hình tượng “áo rách” nói lên thân phận của người nghèo, “áo gấm” lại thể hiện cho sự giàu sang đây là những nguên nhân gây nên sự tan vỡ trong tình yêu , hình tượng hoa : hoa sen, hoa hồng, hoa thiên lý nói lên vẻ đẹp người con gái và còn rất nhiều hình tượng khác nữa diễn tả những những cảnh ngộ, cung bậc tình cảm của con người trong những mối quan hệ xă hội Cần chú ý là từ nhiều hình ảnh sẽ trở thành hình tượng nhưng không phải trường hợp nào có hình ảnh cũng có hình tượng. Và mỗi hình tượng trong từng văn cảnh cụ thể sẽ có những ý nghĩa riêng biệt. 2.1.2 Vai trò của hình tượng trong ca dao Với hình tượng, câu ca dao có thể hiện cùng một lúc nói được cả tình và ý, không chỉ nghĩa hẹp, nghĩa gần mà cả nghĩa rộng, nghĩa xa. Nói ngắn mà người nghe khắc liên tưởng mà hiểu rộng, hiểu dài hơn. Khi nói về công lao to lớn của cha mẹ, ca dao Nam Bộ đã dùng hình ảnh sông để nói lên điều đó “Ơn hoài thai như biển Ngãi dưỡng dục tơ sông Em nguyền ở vậy không chồng Lo nuôi cha mẹ hết lòng đạo con” Hình tượng sông về nghĩa đen với đặc điểm hình thể là dài, rộng, sáng tạo nên cái mênh mông vô tận đem công lao dưỡng dục của cha mẹ ví như sông làm cho ta liên tưởng đến sự bao la, lớn lao và vô tận Hình tượng tạo nên sự liên tưởng thần kỳ, thậm chí có những điều hôm nay ta chỉ hiểu có mức độ, ngày mai còn thấy tiếp tục hình tượng đó bao điều hàm ý khác. Với hình tượng như vậy, những điều tinh tế mà trừu tượng không có vóc dáng, màu sắc cụ thể như nhớ thương, yêu, ghét, đau buồn hay một bâng khuâng xao xuyến bỗng hiện lên rõ nét, sống động, tưởng như nhìn được, nắm bắt được. Khi nói về đôi trai gái đang yêu, họ cần có nhau và họ muốn thể hiện không có gì có thể quí hơn người yêu của mình. Họ đã dùng những hình ảnh cụ thể diễn tả trạng thái tình cảm đó. Đó là “vàng chín nén”, “chén thuốc tiên” những vật vô cùng quý giá “Thiếp đứng gần chàng hơn vàng chín nén Chàng đứng gần thiếp hơn chén thuốc tiên” Hoặc: “Đôi ta như đũa trong kho SVTH:Ngô Nguyễn Như Phi 16 Luận văn tốt nghiệp Không tề, không tiện, không so cũng bằng” Sự xứng đôi một cách tự nhiên, giống như họ sinh ra là để cho nhau. Vì vậy, với hình tượng câu ca dao có thể nói hộ cho mình bao điều rất khó nói hoặc không thể nói ra bằng lời thông thường được mà còn đi vào lòng người nữa. Và điều hết sức quan trọng là nói qua hình tượng tạo ra một ấn tượng có tính khắc họa khó quên đồng thời tạo cảm giác thú vị cho người đọc và người nghe. 2.1.3 Phân loại Cơ sở khoa học của hình tượng là hiện thực khách quan. Ca dao truyền thống sử dụng cả rồng, cả mây, loan, phượng, trăng nước, sông núi, đình miếu và những hương hoa, gấm vóc, lầu son, gác tía để xây dựng hình tượng thơ. Nhưng những chất liệu “bình thường” sẵn gặp trong đời sống lao động dân dã như: áo, chiếu, gối, khăn, lược, cuốc, cày…thường gặp trong đời sống hằng ngày vẫn là chủ yếu. Theo thi pháp ca dao của Nguyễn Xuân Kính, nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội. Ta có thể phân loại các hiện tượng hết sức phong phú, đa dạng của hiện thực ấy như sau: − Thế giới các hiện tượng thiên nhiên tự nhiên bao gồm: • Các hiện tượng tự nhiên (trăng, sao, mây, gió,…) • Thế giới thực vật (cỏ, cây, hoa, lá,…) • Thế giới động vật (rồng, phượng, chim muông,…) − Thế giới vật thể nhân tạo bao gồm: • Các đồ dùng cá nhân (áo, khăn, gương, lược, mũ, giầy,…) • Các dụng cụ sinh hoạt gia đình (chăn, chiếu, giường, mâm bát,…) • Các dụng cụ sản xuất (thuyền, lưới, đò, gào,…) • Các công trình kiến trúc (nhà, đình, cầu,…) 2.2 Hình tượng liên quan các đồ dùng sinh hoạt trong ca dao Nam Bộ về tình yêu đôi lứa 2.2.1 Khái niệm hình tượng liên quan các đồ dùng sinh hoạt trong ca dao Nam Bộ về tình yêu Ca dao Nam bộ chứa đựng một nội dung sâu xa, thâm thúy. Với những hình tượng rất quen thuộc trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày như là : áo, khăn, nón, giường, chiếu, gối ,chén, đũa…..nhưng nó lại chứa đựng nội dung sâu sắc. Nó khái quát được nhiều vấn đề liên quan đến tình yêu đôi lứa. Khái quát được nội dung tư tưởng tình cảm, phong tục tập quán, lối SVTH:Ngô Nguyễn Như Phi 17 Luận văn tốt nghiệp sống nếp nghĩ của người đồng bằng Nam Bộ. Chính những ý nghĩa biểu đạt sâu sắc ấy làm cho ca dao Nam bộ mang giá trị văn hóa và giá trị tinh thần rất cao. Đồng thời qua những giá trị đó ta thấy được tâm hồn nhạy cảm và óc quan sát tinh tế của người xưa. Cho nên ca dao rất quan trọng trong đời sống, được vận dụng rất nhiều. Vì ca dao Nam Bộ nói riêng và ca dao Việt Nam nói chung rất gần gũi, thân thương và bất kì ai cũng đều có thể sử dụng ca dao trong đời sống của mình để thể hiện nội dung nào đó. Hình tượng đồ dùng sinh hoạt trrong ca dao tình yêu ở Nam Bộ cũng vậy, nó phản ánh nhiều sắc thái của cung bậc tình yêu giúp con người nâng cao khả năng tri thức quan hệ trong cuộc sống. Hình tượng này đã đi sâu vào trong tâm thức, tinh thần người Nam Bộ được nhắc đi, nhắc lại trong lời ăn tiếng nói của người dân. Vì thế con người đã đưa hình tượng đồ dùng để biểu hiện lối sống nếp nghĩ và phẩm chất, đạo đức nhân dân trong quan hệ tình cảm. 2.2.2 Hệ thống Trong quyển “Ca dao dân ca Nam Bộ do Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị Biên Soạn, NXB Thành phố HCM năm 1981. Chúng tôi thống kê được 171 câu ca dao có xuất hiện hình ảnh đồ dùng trong tổng số 2022 câu ca dao tình yêu ở Nam Bộ được xếp như sau: Hình tượng Xuất hiện STT Tên đồ dùng Hình ảnh xuất hiện − Áo để lại − Áo rách − Áo dài Áo Đơn lẻ X − Áo không bâu 1 Sóng đôi − Áo vắt vai − Áo trắng − Áo vá quàng − Áo xa bâu − Áo thủy ba dợn sóng − Áo hở bâu SVTH:Ngô Nguyễn Như Phi 18 Số lần xuất hiện 38 So với ca dao tình yêu Luận văn tốt nghiệp − Áo lụa − Áo bà ba − Áo vải − Áo chẹt − Áo nút vàng − Áo mới may − Áo rách X − Chỉ hồng − Mối chỉ sậm sờ − Chỉ lộn vòng − Chỉ tơ 2 Chỉ − Chỉ điều − Chỉ ngũ sắc − Chỉ tàu − Chỉ mành − Chỉ trôi − Khăn bìa đôi rớt lại − Khăn trắng − Khăn cũ − Khăn lông trắng − Khăn lau nước mắt 3 Khăn − Khăn bàng lông − Khăn bìa xanh − Khăn rằn − Khăn xanh − Khăn xéo − Khăn chéo − Khăn ước đầm SVTH:Ngô Nguyễn Như Phi 19 X 26 Luận văn tốt nghiệp − Khăn lau không ráo − Nón nỉ quai vàng X 10 X 3 X 23 − Nón nỉ quai hường − Xách nón ,chèo ghe − Nón lá bung vành 4 Nón − Nón tròng trành − Nón lành − Nón quai xanh − Nón cụ quai tơ − Nón treo quai gãy, quay không 5 Mền − Mền gấm − Mền nỉ − Chiếu trãi không ngồi − Chiếu lạnh − Trãi chiếu ngoài đường lạy vô − Đặt lưng xuống chiếu mơ màng nhớ − Chiếu miến 6 Chiếu − Chiếu không − Chiếu rộng thình − Cùng chiếu − Ngủ chung một chiếu − Chiếu rách − Sống nằm một chiếu − Chiếu bìa xanh SVTH:Ngô Nguyễn Như Phi 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan