Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Hình thức hành nghề của luật sư nước ngoài tại việt nam...

Tài liệu Hình thức hành nghề của luật sư nước ngoài tại việt nam

.DOCX
28
712
114

Mô tả:

CHƯƠNG 1: TỔ CHỨC LUẬT SƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM .................. 4 1.1. Dịch vụ pháp lý và thị trường dịch vụ pháp lý ở Việt Nam ........................ 4 1.1.1. Dịch vụ pháp lý ......................................................................................... 4 1.1.2. Quy định của Liên hợp quốc ................................................................... 4 1.1.3. Quy định của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) .............................. 4 1.1.4. Quy định của pháp luật Việt Nam .......................................................... 5 1.2. Thị trường dịch vụ pháp lý ............................................................................ 6 CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC LUẬT SƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM ............................................................................................................ 6 2.1. Quá trình hình thành tổ chức luật sư nước ngoài ở Việt Nam ................... 6 2.1.1. Các giai đoạn phát triển của chế định về hoạt động của tổ chức luật sư nước ngoài.......................................................................................................... 7 2.1.2. Khái niệm về Tổ chức luật sư nước ngoài .............................................. 9 2.1.3. Điều kiện hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài ...... 11 2.1.4. Hình thức hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài ..... 11 2.1.5. Chi nhánh của tổ chức luật sư nước ngoài........................................... 12 2.1.6. Công ty luật nước ngoài ......................................................................... 12 2.1.7. Phạm vi hành nghề của tổ chức luật sư nước ngoài ............................ 12 2.1.8. Quyền, nghĩa vụ của chi nhánh, công ty luật nước ngoài ................... 13 2.1.9. Thủ tục cấp giấy phép đối với chi nhánh, công ty luật nước ngoài ... 14 2.1.10. Thay đổi nội dung Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh, công ty luật nước ngoài .................................................................... 18 2.1.11. Hợp nhất, sáp nhập các công ty luật nước ngoài cùng loại, chuyển đổi chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài thành công ty luật trách nhiệm hữu hạn một trăm phần trăm vốn nước ngoài; chuyển đổi công ty luật nước ngoài thành công ty luật Việt Nam; tạm ngừng, chấm dứt hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài ........................................................ 19 CHƯƠNG 3: LUẬT SƯ NƯỚC NGOÀI HÀNH NGHỀ TẠI VIỆT NAM .......... 23 3.1. Điều kiện hành nghề của luật sư nước ngoài .............................................. 24 1 3.2. Hình thức hành nghề của luật sư nước ngoài............................................. 24 3.3. Phạm vi hành nghề của luật sư nước ngoài ................................................ 24 3.4. Quyền và nghĩa vụ của luật sư nước ngoài ................................................. 24 3.4.1. Luật sư nước ngoài có các quyền sau đây ............................................ 24 3.4.2. Luật sư nước ngoài có các nghĩa vụ sau đây ....................................... 25 3.5. Sự bất cập giữa Luật Luật sư và các văn bản pháp luật khác của Việt Nam trong việc điều chỉnh luật sư nước ngoài tại Việt Nam ............................. 25 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN .......................................................................................... 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 30 DANH SÁCH NHÓM ................................................................................................ 31 2 LỜI MỞ ĐẦU Với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới thì việc đảm bảo công lý cho tất cả công dân của quốc gia đó là một trong những yêu cầu hàng đầu được đặt ra, nhất là khi mức sống ngày một nâng cao. Trong công cuộc ổn định an ninh, an toàn xã hội đó thì luật sư đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Luật sư là những người biết luật, hiểu luật và thực hành luật, đồng thời, cũng chính vì thế mà luật sư mang trên vai sứ mệnh vô cùng lớn, là nơi mọi người đặt niềm tin, nhất là những người yếu thế để tìm thấy sự công bằng. Có thể nói ở Việt Nam, vai trò của luật sư ngày càng quan trọng trong xã hội, đặc biệt trong thời điểm hiện nay khi Luật Luật sư 2006 được sửa đổi, bổ sung năm 2012 đã có hiệu lực. Ngày càng có nhiều luật sư và tổ chức hành nghề luật sư được thành lập trong cả nước, cùng với đó, người dân cũng dần ý thức được sự cần thiết của luật sư đối với các vấn đề pháp lý mà họ gặp phải trong cuộc sống hằng ngày. Họ tìm đến luật sư thường xuyên hơn thay vì giải quyết các vấn đề pháp lý, như vấn đề về thủ tục hành chính, những thỏa thuận hay những hợp đồng kinh tế được kí kết với sự tư vấn của luật sư ngày càng gia tăng. Hơn nữa, trên con đường hội nhập quốc tế trong khuôn khổ quy định của pháp luật Việt Nam, luật sư nước ngoài cũng như các tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài đã là một bộ phận kinh doanh hoạt động pháp lý song song với luật sư Việt Nam. Đối với luật sư, việc quy định họ hành nghề dưới hình thức nào là vô cùng quan trọng, điều này ảnh hưởng đến sự phát triển của nghề luật sư cũng như nền tư pháp của cả đất nước, đặc biệt là có sự tham gia hành nghề của luật sư nước ngoài. Vì vậy, để làm sáng tỏ vấn đề trên chúng tôi làm bài tiểu này với chủ đề: “Hình thức hành nghề của luật sư nước ngoài tại Việt Nam”. Rất mong nhận được sự đánh giá, góp ý của tất cả mọi người để bài viết được bao quát hơn, sâu hơn. Trân trọng cảm ơn! 3 CHƯƠNG 1: TỔ CHỨC LUẬT SƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 1.1. Dịch vụ pháp lý và thị trường dịch vụ pháp lý ở Việt Nam Về cơ bản thì hoạt động hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài là một loại hoạt động dịch vụ kinh doanh, cụ thể hơn là hoạt động cung ứng dịch vụ pháp lý. Như vậy, để có một cái nhìn đầy đủ về “hoạt động hành nghề dịch vụ pháp lý của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài” ta cần có những kiến thức nền tảng về vấn đề đó, trước hết là dịch vụ pháp lý và thị trường dịch vụ pháp lý. 1.1.1. Dịch vụ pháp lý 1.1.2. Quy định của Liên hợp quốc Liên hợp quốc không đưa ra định nghĩa dịch vụ mà đưa ra một danh mục theo phương pháp liệt kê từ đó xác định hành vi nào là dịch vụ. Năm 1991, Liên hợp quốc công bố Bảng phân loại tạm thời các dịch vụ chủ yếu (PCPC) và đến năm 1997 công bố tiếp Bảng phân loại các dịch vụ chủ yếu (CPC). Theo Danh mục CPC thì dịch vụ pháp lý thuộc loại hình dịch vụ kinh doanh, thuộc nhóm ngành dịch cụ nghề nghiệp (mã CPC 861) và được phân loại như sau: Dịch vụ tư vấn và đại diện liên quan tới pháp luật hình sự (86111); Dịch vụ tư vấn pháp luật và đại diện trong các thủ tục tư pháp liên quan tới các lĩnh vực pháp luật khác (86119); - Dịch vụ tư vấn pháp luật và đại diện trong các thủ tục pháp lý trước các hội đồng tư pháp (86120); - Dịch vụ về văn bản pháp luật và xác nhận (86130); và - Các thông tin tư vấn pháp lý khác (86190) 1.1.3. Quy định của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) Cũng như Liên hợp quốc, WTO đều không đưa ra định nghĩa dịch vụ, các quy định về dịch vụ được quy định trong Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (General Agreement on Trade in Services- GATS) và các phụ lục kèm theo. GATS đã lấy Bảng CPC của Liên hợp quốc để cụ thể hóa các hoạt động theo GATS, các hoạt động thương mại trong lĩnh vực dịch vụ được chia làm 12 ngành: 1) Dịch vụ kinh doanh (business services); 2) Dịch vụ viễn thông (communications services); 3) Dịch vụ xây dựng và kỹ thuật (construction and related engineering services); 4) Dịch vụ phân phối (distribution services); 4 5) Dịch vụ giáo dục (educational services); 6) Dịch vụ môi trường (environmental services); 7) Dịch vụ tài chính (financial services); 8) Dịch vụ y tế (health services) 9) Dịch vụ du lịch (tourism services); 10) Dịch vụ thể thao, văn hóa, giải trí (recreational, cultural and sporting services); 11) Dịch vụ vận tải (transport services); và 12) Các dịch vụ khác 12 ngành này được chia làm 155 phân ngành nhỏ. Lĩnh vực dịch vụ pháp lý được xếp vào phân ngành Dịch vụ chuyên môn thuộc ngành Dịch vụ kinh doanh.1 1.1.4. Quy định của pháp luật Việt Nam Ở Việt Nam, khái niệm dịch vụ pháp lý lần đầu tiên được quy định ở Pháp lệnh Tổ chức luật sư năm 1987 (văn bản pháp luật đầu tiên điều chỉnh hoạt động nghề nghiệp của các luật sư) tại Điều 13 quy định như sau: “ Các hình thức giúp đỡ pháp lý của luật sư bao gồm: 1. Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho bị can, bị cáo hoặc đại diện cho người bị hại và các đương sự khác trong các vụ án hình sự, kể cả các vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự; đại diện cho các bên đương sự trong các vụ dân sự, hôn nhân, gia đình và lao động. 2. Làm tư vấn pháp luật cho các tổ chức kinh tế Nhà nước, tập thể và tư nhân, kể cả các tổ chức kinh tế nước ngoài. 3. Làm các dịch vụ pháp lý khác cho công dân và tổ chức” Hoạt động của luật sư trong Pháp lệnh tổ chức luật sư năm 1987 được gọi là các hình thức “giúp đỡ pháp lý”, trong đó có dịch vụ pháp lý. Tuy nhiên, về thực chất các hình thức “giúp đỡ pháp lý” này chính là hoạt động dịch vụ pháp lý theo đúng nghĩa của nó bởi hoạt động của luật sư là hoạt động được trả công, tức là có tính thương mại. Năm 2001, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh luật sư số 37/2001/PL-UBTVQH10 thay thế Pháp luật tổ chức luật sư 1987. Ngay tại Điều 1 Pháp lệnh luật sư 2001 đã quy định về hoạt động dịch vụ pháp lý của luật sư như sau: “Luật sư là người có đủ điều kiện hành nghề theo quy định của Pháp lệnh này và tham gia hoạt động tố tụng, thực hiện tư vấn pháp luật, các dịch vụ pháp lý khác 1 http://doc.edu.vn/tai-lieu/luan-van-nhung-quy-dinh-cua-phap-luat-ve-hoat-dong-cua-to-chuchanhnghe-luat-su-nuoc-ngoai-tai-viet-nam-38696/ 5 theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức nhằm bảo về quyền, lợi ích hơp pháp của họ theo quy định của pháp luật.” 1.2. Thị trường dịch vụ pháp lý Hiểu một cách đơn giản thì thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi. Xét về đối tượng của hành vi mua bán, trao đổi thì thị trường gồm thị trường hàng hóa và dịch vụ. Đối với thị trường hàng hóa thì thị trường của một loại hàng hóa nào đó là nơi diễn ra các quan hệ mua bán, trao đổi loại hàng hóa đó ví như thị trường gạo là nơi mua bán gạo, thị trường xe máy, thị trường giày dép… Đối với thị trường dịch vụ cũng thế, thị trường dịch vụ là nơi diễn ra các quan hệ cung ứng dịch vụ-thanh toán đối với một lĩnh vực dịch vụ nhất định. Như vậy thì thị trường dịch vụ pháp lý là sự tổng hòa các mối quan hệ cung ứng dịch vụ - thanh toán trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý. Thị trường dịch vụ pháp lý có đặc điểm là tính bị chi phối nghiêm ngặt hay là chịu sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Đặc điểm này thể hiện qua những quy định về điều kiện, thủ tục rất chặt chẽ đối với nhà cung ứng dịch vụ pháp lý. Ví dụ đối với người cung ứng dịch vụ pháp lý là luật sư thì phải tuân thủ các nguyên tắc hành nghề tại Điều 5, thỏa mãn các tiêu chuân luật sư ở Điều 10, điều kiện hành nghề tại Điều 11 hay những quy định về các hành vi bị nghiêm cấm ở Điều 9, quy định quyền và nghĩa vụ của luật sư (Điều 21), phạm vi, hình thức hành nghề của luật sư (Điều 22,23) những quy định này mang tính chất giới hạn phạm vi thị trường dịch vụ pháp lý trong khuôn khổ sự quản lý của Nhà nước. Đối với các nhà cung ứng dịch vụ pháp lý nước ngoài thì đặc điểm này thể hiện ở những quy định khắt khe về điều kiện hành nghề, thủ tục hành nghề, giới hạn phạm vi hành nghề, hình thức hành nghề. Pháp luật Việt Nam có những hạn chế nhất định đối với các nhà cung ứng dịch vụ pháp lý nước ngoài như không được tham gia tố tụng với tư là người đại diện, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trước Tòa án Việt Nam hoặc thực hiện các dịch vụ về giấy tờ pháp lý và công chứng liên quan tới pháp luật Việt Nam. CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC LUẬT SƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 2.1. Quá trình hình thành tổ chức luật sư nước ngoài ở Việt Nam Nghề luật sư ở Việt Nam chính thức được công nhận và điều chỉnh bằng một văn bản quy phạm pháp luật từ khi có Pháp lệnh tổ chức luật sư năm 1987. Tuy nhiên Pháp lệnh này chỉ điều chỉnh hoạt động của các luật sư, tổ chức trong nước. 6 Đến năm 1988, Quốc hội ban hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam để thể chế hóa chủ trương mở cửa nền kinh tế, từ đó đã tạo nên khung pháp lý cho hoạt động đầu tư nước ngoài. Ngay tại Điều 1 của Luật này đã khuyến khích cho hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, cụ thể như sau: “ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoan nghênh và khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vốn và kỹ thuật vào Việt Nam trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của Việt Nam, tuân thủ pháp luật Việt Nam, bình đẳng và các bên cùng có lợi”. Từ đó hoạt động đầu tư nước ngoài ở Việt Nam ngày càng phát triển, ngày càng có nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam hơn và họ “mang theo” các tổ chức luật sư ở nước họ đến nhằm hỗ trợ quá trình đầu tư, kinh doanh. Việc “mang theo” các tổ chức luật sư ở nước ngoài này đến Việt Nam thực chất xuất phát từ hai nguyên nhân sau: Thứ nhất, các tập đoàn hoặc các doanh nghiệp lớn đến từ các nền kinh tế phát triển thường có thói quen sử dụng các văn phòng luật sư hoặc các bộ phận chuyên môn về tư vấn pháp lý của chính mình. Nếu không họ cũng sẽ thuê các công ty luật có uy tín của nước ngoài hoặc đã có truyền thống làm ăn từ trước (đây được coi là tập quán thương mại quốc tế). Thứ hai, thời điểm bấy giờ luật sư Việt Nam chủ yếu chỉ tham gia tranh tụng tại các vụ án hình sự nên trình độ ngoại ngữ, trình độ chuyên môn, mức độ am hiểu pháp luật quốc tế chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư nước ngoài. Từ những phân tích trên ta thấy “hạt giống” các tổ chức luật sư nước ngoài đã bắt đầu “nhô” tại giai đoạn này. 2.1.1. Các giai đoạn phát triển của chế định về hoạt động của tổ chức luật sư nước ngoài 2.1.1.1. Giai đoạn thứ nhất: Nghị định 42/CP có hiệu lực (từ năm 1995 đến năm 1998) Ngày 08/07/1995 Chính phủ ban hành Quy chế hành nghề tư vấn pháp luật của tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam kèm theo Nghị định 42/CP. Nghị định 42/CP với 6 chương, 44 điều đã mở ra thời kỳ mới cho hoạt động của tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên, các tổ chức luật sư nước ngoài chỉ được vào Việt Nam theo các nhà đầu tư nước ngoài và chỉ được thực hiện tư vấn pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật 7 quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh, đầu tư, thương mại mà không được tư vấn về pháp luật Việt Nam.2 Cũng trong giai đoạn này, Bộ tư pháp và Bộ tài chính đã ban hành một số văn bản có liên quan, điều chỉnh hoạt động của các tổ chức luật sư nước ngoài, ví dụ như: Thông tư số 791/TT-LSTVPL ngày 08/09/1995, Thông tư số 04/TC-TCT ngày 23/01/1997, Thông tư liên tịch Bộ tư pháp- Tài chính số 842/LB-TT ngày 21/09/1995. 2.1.1.2. Giai đoạn thứ hai: giai đoạn Nghị định 92/1998/NĐ-CP có hiệu lực (từ năm 1998 đến năm 2003) Ngày 10/11/1998 Nghị định của Chính phủ số 92/1998/NĐ-CP về hành nghề tư vấn pháp luật của tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam gồm 6 chương, 48 điều thay thế cho Nghị định 42/CP do nhiều quy định của Nghị định này không còn phù hợp nữa. Tuy nhiên, những nội dung cơ bản của Nghị định 42/CP vẫn được giữ lại trong Nghị định mới. Các văn bản có liên quan tới Nghị định số 92/1998/NĐ-CP bao gồm: Thông tư số 08/1999/TT-BTP ban hành ngày 13/02/1999 hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 92/1998/NĐ-CP và thay thế cho Thông tư số 791/TT-LSTVPL; Thông tư số 02/2000/TT-BTP. 2.1.1.3. Giai đoạn thứ ba: giai đoạn Nghị định 87/2003/NĐ-CP có hiệu lực (từ năm 2003 đến năm 2007) Ngày 22/07/2003 Chính phủ ban hành Nghị định 87/2003/NĐ-CP về hành nghề của tổ chức luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài tại Việt Nam gồm 7 chương, 58 điều thay thế cho Nghị định 92/1998/NĐ-CP. Nghị định này mở rộng phạm vi hành nghề của tổ chức luật sư nước ngoài, cụ thể là tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện tư vấn về pháp luật Việt Nam nếu có thuê luật sư Việt Nam hành nghề cho Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam hoặc luật sư nước ngoài hành nghề trong Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam có bằng tốt nghiệp đại học luật của Việt Nam và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu như đối với một luật sư Việt Nam tương tự.3 Ngoài ra Nghị định này còn mở rộng hình thức hành nghề của tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam như là thành lập Chi nhánh, Công ty luật nước ngoài hoặc Công ty luật hợp danh giữa tổ chức luật sư nước ngoài và Công ty luật hợp danh Việt Nam.4 Điều 20 và Khoản 1 Điều 6 Nghị định 42/CP Điều 29 Nghị định 87/2003/NĐ-CP 4 Điều 8 Nghị định 87/2003/NĐ-CP 2 3 8 [Có thể nói là những quy định của của Pháp lệnh luật sư 2001 và Nghị định 87/2003/NĐ-CP đã đặt mốc cho sự phát triển của thị trường dịch vụ pháp lý ở Việt Nam.]5 Các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành Nghị định số 87/2003/NĐ-CP bao gồm: Thông tư số 06/2003/TT-BTP hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 87/2003/NĐ-CP và thay thế cho Thông tư số 08/1999/TT-BTP; Quyết định số 75/2004/QĐ-BTC ngày 16/09/2004. 2.1.1.4. Giai đoạn thứ tư: giai đoạn Luật Luật sư và các văn bản hướng dẫn thi hành có hiệu lực (từ năm 2007 đến nay) Năm 2006 Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) bắt đầu thực hiện cam kết gia nhập WTO về mở cửa thị trường dịch vụ, trong đó có thị trường dịch vụ pháp lý. Ngày 29/06/2006 Quốc hội ban hành Luật Luật sư số 65/2006/QH11 gồm 9 chương, 94 điều thay thế cho Pháp lệnh luật sư năm 2001. Luật Luật sư 2006 đã bổ sung thêm Chương VI về hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài tại Việt Nam. Ngày 26/02/2007 Chính phủ ban hành Nghị định số 28/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Luật sư, thay thế cho Nghị định số 87/2003/NĐ-CP và Thông tư số 06/2003/TT-BTP. Ngày 25/04/2007 ban hành Thông tư số 02/2007/TT-BTP hướng dẫn một số quy định của Luật Luật sư, Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Luật sư được ban hành. Đến ngày 14/10/2013 Chính phủ ban hành Nghị định số 123/2013/NĐ-CP hướng dẫn và biện pháp thi hành Luật Luật sư, thay thế cho Nghị định số 28/2007/NĐ-CP. 2.1.2. Khái niệm về Tổ chức luật sư nước ngoài Trước khi Luật Luật sư 2006 được ban hành thì chế định và hoạt động của tổ chức luật sư nước ngoài đã trải qua ba giai đoạn phát triển trên cơ sở của ba văn bản là Nghị định 42/CP năm 1995, Nghị định 92/1998/NĐ-CP và Nghị định 87/2003/NĐCP. Tuy nhiên cả ba Nghị định này đều không có khái niệm “tổ chức luật sư nước ngoài” nhưng khái niệm này được nêu trong các Thông tư hướng dẫn thi hành của Bộ Tư pháp. Cụ thể như sau: 5 http://doc.edu.vn/tai-lieu/luan-van-nhung-quy-dinh-cua-phap-luat-ve-hoat-dong-cua-to-chuchanhnghe-luat-su-nuoc-ngoai-tai-viet-nam-38696/ 9 Tên bản văn Thông tư số 791/TT-LSTVPPL hướng dẫn thi hành quy chế hành nghề tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định số 42/CP Khái niệm “tổ chức luật sư nước ngoài” Tổ chức luật sư nước ngoài quy định tại Quy chế là tổ chức hành nghề tư vấn pháp luật của nước ngoài được thành lập và đang hoạt động phù hợp với pháp luật của nước nơi đặt trụ sở chính của tổ chức đó Thông tư số 08/1999/TT-BTP hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định 92/1998/NĐ-CP Thông tư số 06/2003/TTBTP hướng dẫn một số quy định của Nghị định 87/2003/NĐ-CP Tổ chức luật sư nước ngoài là tổ chức luật sư được thành lập và hành nghề hợp pháp ở nước ngoài. Tổ chức luật sư nước ngoài là tổ chức hành nghề luật sư được thành lập và hành nghề hợp pháp ở nước ngoài. (khoản 1.1) Như vậy khái niệm về tổ chức luật sư nước ngoài của ba Thông tư về bản chất đều giống nhau ở hai điểm sau: Thứ nhất, tổ chức đó phải là tổ chức hành nghề luật sư được thành lập hợp pháp theo pháp luật của nước nơi đặt trụ sở chính của tổ chức hành nghề luật sư đó. Thứ hai, tổ chức luật sư này vẫn phải đang hoạt động hợp pháp theo pháp luật nước nơi đặt trụ sở chính của tổ chức hành nghề luật sư đó. Sau khi Luật Luật sư 2006 được ban hành và tiếp sau đó là những loạt Nghị định, Thông tư mới được ban hành như là Nghị định số 28/2007/NĐ-CP, Thông tư số 10 02/2007/TT-BTP và hiện tại là Nghị định số 123/2013/NĐ-CP, tuy nhiên khái niệm tổ chức luật sư nước ngoài không được đề cập đến trong những Nghị định, Thông tư này. 2.1.3. Điều kiện hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài Tổ chức luật sư nước ngoài muốn hành nghề tại Việt Nam thì phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện sau: Cam kết và bảo đảm tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Cam kết và bảo đảm có ít nhất 02 luật sư nước ngoài, kể cả Trường chi nhánh, Giám đốc công ty luật nước ngoài có mặt và hành nghề tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong khoảng thời gian liên tục 12 tháng; Trưởng chi nhánh, Giám đốc công ty luật nước ngoài phải có ít nhất 02 năm liên tục hành nghề luật sư;6 So với trước đây thì điều kiện hành nghề của tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam đã có phần rõ ràng và chặt chẽ hơn khi bổ sung nhiều điều kiện trong khi trước đây tổ chức luật sư nước ngoài chỉ cần có thiện chí đối với Nhà nước Việt Nam thì được phép hành nghề tại Việt Nam.7Những điều kiện bổ sung này có thể nhằm đảm bảo các luật sư nước ngoài vào hành nghề tại Việt Nam là những luật sư thực sự có trình độ và kinh nghiệm. 2.1.4. Hình thức hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài Tổ chức luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam dưới hai hình thức đó là chi nhánh và công ty luật nước ngoài. Trong đó, công ty luật nước ngoài bao gồm công ty luật trách nhiệm hữu hạn một tram phần trăm vốn nước ngoài, công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh, công ty luật hợp danh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam.8 Công ty luật hợp danh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam là một hình thức hành nghề của tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam được bổ sung thêm trong Luật Luật sư sửa đổi năm 2012 nhằm phù hợp với Nghị quyết của Quốc hội số 71/2006/QH11 ngày 29/11/2006 phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thêm vào đó Luật còn bổ sung thêm quy định giao Chính phủ quy định việc hợp nhất, sáp nhập các công ty luật nước ngoài cùng loại, chuyển đổi chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài thành công ty luật trách nhiệm hữu hạn một Điều 68 Văn bản hợp nhất số 12/VBHN-VPQH năm 2012 Điều 7 Nghị định số 87/2003/NĐ-CP 8 Điều 69 Văn bản hợp nhất số 12/VBHN-VPQH năm 2012 6 7 11 trăm phần trăm vốn nước ngoài; chuyển đổi công ty luật nước ngoài thành công ty luật Việt Nam; tạm ngừng, chấm dứt hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài nhằm đảm bảo tính thống nhất giữa các quy định về luật sư Việt Nam và luật sư nước ngoài, tạo điều kiện cho việc chuyển đổi hình thức hoạt động của các tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam, phù hợp với pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về đầu tư. 2.1.5. Chi nhánh của tổ chức luật sư nước ngoài Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, được thành lập tại Việt Nam theo quy định của Luật Luật sư. Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và chi nhánh của mình chịu trách nhiệm về hoạt động của chi nhánh trước pháp luật Việt Nam. Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài cử một luật sư làm Trưởng chi nhánh. Trưởng chi nhánh này có thể là luật sư Việt Nam thực hiện việc quản lý, điều hành hoạt động của chi nhánh tại Việt Nam, đồng thời là người đại diện theo ủy quyền của tổ chức luật sư nước ngoài. 2.1.6. Công ty luật nước ngoài Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một tram phần tram vốn nước ngoài là tổ chức hành nghề luật sư do một hoặc nhiều tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài thành lập tại Việt Nam. Công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh là tổ chức hành nghề luật sư liên doanh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam. Công ty luật hợp danh là tổ chức hành nghề luật sư hợp danh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam. Giám đốc công ty luật nước ngoài là luật sư nước ngoài hoặc luật sư Việt Nam. 2.1.7. Phạm vi hành nghề của tổ chức luật sư nước ngoài Căn cứ vào Điều 70 Văn bản hợp nhất số 12/VBHN-VPQH thì tổ chức luật sư nước ngoài được thực hiện tư vấn pháp luật và các dịch vụ pháp lý khác, không được cử luật sư nước ngoài và luật sư Việt Nam trong tổ chức hành nghề của mình tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trước Tòa án Việt Nam hoặc thực hiện cac dịch vụ về giấy tờ pháp lý và công chứng liên quan tới pháp luật Việt Nam, được cử luật sư Việt Nam trong tổ chức hành nghề của mình tư vấn pháp luật Việt Nam. 12 Cụ thể, tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam không được: Chứng thực bản sao, bản dịch giấy tờ do cơ quan nhà nước, tổ chức của Việt Nam cấp; Thực hiện các thủ tục về nuôi con nuôi, kết hôn, hộ tịch, quốc tịch Việt Nam; Thực hiện dịch vụ công chứng, thừa phát lại và các dịch vụ pháp lý khác mà theo quy định của pháp luật Việt Nam chỉ có tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam, tổ chức hành nghề công chứng Việt Nam, tổ chức hành nghề thừa phát lại Việt Nam mới được thực hiện. Luật sư Việt Nam làm việc cho tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam không được thực hiện các dịch vụ trên.9 Luật Luật sư có quy định cấm luật sư nước ngoài tư vấn pháp luật Việt Nam nhưng không đưa ra cơ chế quản lý, giám sát điều này. Luật Luật Sư cũng cấm hãng luật nước ngoài (kể cả cử luật sư Việt Nam và luật sư nước ngoài) tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trước Toà án Việt Nam. Trên thực tế, có nhiều hãng luật nước ngoài đã tham gia tư vấn luật Việt Nam, chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, đàm phán, đòi nợ và chỉ thuê luật sư Việt Nam làm nhà thầu phụ trong giai đoạn tố tụng trước tòa. Luật đã không đưa ra chế tài trong trường hợp luật sư nước ngoài thực hiện tư vấn pháp luật Việt Nam hoặc soạn thảo hợp đồng liên quan đến pháp luật Việt Nam, mà không hề có chế tài xử lý. Thực tế cho thấy hầu hết luật sư nước ngoài đã tham gia tư vấn pháp luật Việt nam. Điều này gây ảnh hưởng không tốt đến môi trường hành nghề luật sư và tính nghiêm minh của pháp luật. Trong quá trình hành nghề, chúng tôi đã được đọc và phải đọc rất nhiều bản tư vấn luật Việt Nam và ý kiến pháp lý do luật sư nước ngoài ký tên và đóng dấu hãng luật nước ngoài. Trong những bản tư vấn và ý kiến pháp lý đó có ghi rõ rằng “chúng tôi là hãng luật nước ngoài và không được tư vấn pháp luật Việt Nam và bản tư vấn này chỉ dùng để thảo luận hoặc để tham khảo”. Đây là hình thức tư vấn trá hình, làm méo mó môi trường pháp lý của Việt Nam.] 10 2.1.8. Quyền, nghĩa vụ của chi nhánh, công ty luật nước ngoài Chi nhánh, công ty luật nước ngoài có các quyền sau đây: 9 Điều 31 Nghị định số 123/2013/NĐ-CP http://www.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=1543 10 13 Thực hiện dịch vụ pháp lý về các lĩnh vực ghi trong Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động; Nhận thù lao từ khách hàng; Thuê luật sư nước ngoài, luật sư Việt Nam, lao động nước ngoài, lao động Việt Nam; Chuyển thu nhập từ hoạt động hành nghề ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam Các quyền khác theo quy định của Luật Luật sư, pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan. Chi nhánh, công ty luật nước ngoài có các nghĩa vụ: Hoạt động theo đúng lĩnh vực ghi trong Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động; Thực hiện đúng những nội dung đã giao kết với khách hàng; Bồi thường thiệt hại vật chất do lỗi mà luật sư gây ra cho khách hàng trong khi thực hiện tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng và các dịch vụ pháp lý khác; Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho các luật sư hành nghề tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm; Chấp hành quy định của pháp luật Việt Nam về lao động, kế toán, thống kê và thực hiện nghĩa vụ thuế, tài chính; Nhập khẩu phương tiện cần thiết cho hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam; Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Luật sư, pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về đầu tư và quy định khác của pháp luật liên quan.11 2.1.9. Thủ tục cấp giấy phép đối với chi nhánh, công ty luật nước ngoài Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài phải có hồ sơ thành lập chi nhánh, công ty luật nước ngoài gửi Bộ Tư pháp. Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ và lệ phí, Bộ Tư pháp phải xem xét cấp Giấy phép thành lập chi nhánh, công ty luật nước ngoài nếu hồ sơ hợp lệ, trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản.12 a. Hồ sơ thành lập chi nhánh gồm có: 11 12 - Đơn đề nghị thành lập chi nhánh; Bản sao giấy tờ chứng minh việc thành lập hợp pháp của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp; Bản giới thiệu về hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài; Điều 73 Văn bản hợp nhất số 12/VBHN-VPQH năm 2012 Điều 78 Văn bản hợp nhất số 12/VBHN-VPQH năm 2012 14 Danh sách luật sư nước ngoài dự kiến làm việc tại chi nhánh; Quyết định cử luật sư làm Trưởng chi nhánh. Trong đó, đơn đề nghị thành lập chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài có các nội dung chủ yếu sau đây: 1. Tên gọi, quốc tịch, địa chỉ trụ sở chính của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài; 2. Tên gọi của chi nhánh; 3. Lĩnh vực hành nghề của chi nhánh; 4. Thời hạn hoạt động của chi nhánh; 5. Nơi đặt trụ sở của chi nhánh; 6. Họ, tên của luật sư được tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài cử làm Trưởng chi nhánh kèm theo giấy tờ chứng minh luật sư được tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài cử làm Trưởng chi nhánh đã có ít nhất 02 năm liên tục hành nghề luật sư; 7. Cam kết của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài về việc có ít nhất 02 luật sư nước ngoài, kể cả Trưởng chi nhánh có mặt và hành nghề tại Việt Nam. Mỗi luật sư nước ngoài phải có thời gian hành nghề tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong khoảng thời gian liên tục 12 tháng. Trong trường hợp tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài thành lập nhiều chi nhánh tại Việt Nam thì tổng số luật sư nước ngoài có mặt và hành nghề tại Việt Nam cũng thực hiện theo quy định tại khoản này; 1. Dự kiến kế hoạch hoạt động của chi nhánh tại Việt Nam. Về phần tên gọi của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam thì tên gọi này phải bao gồm cụm từ "Chi nhánh", tên tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi được phép đặt chi nhánh. b. Hồ sơ thành lập công ty luật nước ngoài gồm có: Đơn đề nghị thành lập công ty luật nước ngoài; Bản sao giấy tờ chứng minh việc thành lập hợp pháp của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp; 15 bản sao Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam đối với hình thức liên doanh; Bản giới thiệu về hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài; bản giới thiệu về hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam đối với hình thức liên doanh; Danh sách luật sư nước ngoài dự kiến làm việc tại công ty; danh sách luật sư Việt Nam dự kiến làm việc tại công ty kèm theo[60] bản sao Thẻ luật sư; Dự thảo Điều lệ công ty luật nước ngoài; hợp đồng liên doanh đối với hình thức liên doanh. Trong đó, đơn đề nghị thành lập công ty luật nước ngoài có các nội dung chủ yếu sau đây: 1. Tên gọi, quốc tịch, địa chỉ trụ sở chính của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài; tên gọi, địa chỉ trụ sở chính của tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam đối với công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh và công ty luật hợp danh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam; 2. Tên gọi của công ty luật nước ngoài; 3. Lĩnh vực hành nghề của công ty luật nước ngoài; 4. Thời hạn hoạt động của công ty luật nước ngoài; 5. Nơi đặt trụ sở của công ty luật nước ngoài; 6. Họ, tên của luật sư được cử làm Giám đốc công ty luật nước ngoài kèm theo giấy tờ chứng minh luật sư được tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài cử làm Giám đốc của công ty luật nước ngoài đã có ít nhất 02 năm liên tục hành nghề luật sư; 7. Cam kết của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài về việc có ít nhất 02 luật sư nước ngoài, kể cả Giám đốc công ty luật nước ngoài có mặt và hành nghề tại Việt Nam. Mỗi luật sư nước ngoài phải có thời gian hành nghề tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong khoảng thời gian liên tục 12 tháng. Trong trường hợp công ty luật nước ngoài tại Việt Nam thành lập nhiều chi nhánh tại Việt Nam thì tổng số luật sư nước ngoài có mặt và hành nghề tại Việt Nam cũng thực hiện theo quy định tại khoản này; 8. Dự kiến kế hoạch hoạt động của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam. 16 Về phần tên gọi của công ty luật nước ngoài thì được quy định như sau: Tên gọi của công ty luật 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam phải bao gồm cụm từ "Công ty luật trách nhiệm hữu hạn" và tên của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài. Tên gọi của công ty luật liên doanh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam do các bên thỏa thuận lựa chọn nhưng phải bao gồm cụm từ "Công ty luật trách nhiệm hữu hạn". Tên gọi của công ty luật hợp danh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam do các bên thỏa thuận lựa chọn nhưng phải bao gồm cụm từ "Công ty luật hợp danh". Sau khi được cấp Giấy phép thành lập, chi nhánh, công ty luật nước ngoài phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi đặt trụ sở trong sáu mươi ngày. Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho chi nhánh, công ty luật nước ngoài. Kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động thì chi nhánh, công ty luật nước ngoài được hoạt động.13 Hồ sơ đăng ký hoạt động gồm có: Bản sao Giấy phép thành lập chi nhánh, công ty luật nước ngoài; Giấy tờ chứng minh về trụ sở. Đơn đề nghị thành lập chi nhánh, công ty luật nước ngoài, đơn đề nghị cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam của luật sư nước ngoài được làm bằng tiếng Việt. Các giấy tờ kèm theo đơn đề nghị nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và bản dịch phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam. Giấy tờ do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp hoặc công chứng, chứng thực ở nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.14 Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam phải đăng báo địa phương hoặc báo Trung 13 14 Điều 79 Văn bản hợp nhất số 12/VBHN-VPQH năm 2012 Điều 29 Nghị định số 123/2013/NĐ-CP 17 ương trong ba số liên tiếp; thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế của địa phương nơi đặt trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam về các nội dung chủ yếu sau đây: 1. Tên gọi, địa chỉ trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam; 2. Lĩnh vực hành nghề; 3. Họ tên của Trưởng chi nhánh, Giám đốc công ty luật nước ngoài.15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan