Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hình ảnh làng quê trong thơ nôm nguyễn khuyến...

Tài liệu Hình ảnh làng quê trong thơ nôm nguyễn khuyến

.PDF
64
3167
150

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN NGỮ VĂN VÕ VĂN BÌNH MSSV: 6106301 HÌNH ẢNH LÀNG QUÊ TRONG THƠ NÔM NGUYỄN KHUYẾN Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành Ngữ Văn Cán bộ hướng dẫn: ThS.GV. TẠ ĐỨC TÚ Cần Thơ, năm 2013 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Nguyễn Khuyến (1835-1909) là một trong những cây đại thụ của nền văn học dân tộc. Tuy bóng mát của cây đại thụ ấy không rợp bóng thời gian suốt bao thế kỷ như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, nhưng gốc rễ của nó đã ăn sâu vào đất Việt, góp phần tạo nên tâm hồn dân Việt. Quê hương là tiếng gọi tha thiết nhất cất lên từ trái tim của mỗi con người. Có thể nói rằng quê hương với những cảnh vật quen thuộc luôn là đề tài gợi nhiều cảm xúc nhất đối với các nhà văn, nhà thơ mọi thời đại. Cuộc sống và cảnh vật nơi thôn dã ấy đã đi vào thơ ca và trở thành nguồn cảm hứng dào dạt sáng tạo nên những hình ảnh, những tâm hồn mang đậm bản sắc Việt Nam. Tất cả những cảnh trí thiên nhiên, cuộc sống con người, những tình cảm gắn bó sâu đậm qua những trang thơ càng trở nên sâu sắc, tha thiết và gợi cho ta biết bao cảm xúc đáng trân trọng. Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ quê cảnh Việt Nam. Tất cả những cảnh sắc thiên nhiên, cuộc sống của những người dân thôn quê đã cuốn hút ông. Gần cả cuộc đời gắn bó với nông thôn, được tắm mình trong dòng chảy quê hương. Cuộc sống nơi đây đã in đậm vào tâm hồn ông. Điều này đã được Nguyễn Khuyến thể hiện một cách sâu sắc và hết sức thành công trong những trang thơ của ông. Là một danh nhân văn hoá, một thi hào dân tộc, làm nên giá trị thơ văn Nguyễn Khuyến là toàn bộ sáng tác của nhà thơ nhưng cái làm nên cái đặc sắc riêng của Nguyễn Khuyến là những bài thơ Nôm viết về cảnh và người chốn quê. Những bài thơ bộc lộ rõ nhất tấm lòng của tác giả. Bỏ lại sau lưng những tầm chương, tầm cú, những vay mượn ồn ào, những vần thơ quý phái, những khuôn sáo, ước lệ. Nguyễn Khuyến là người đã có công đưa văn học về với cội nguồn dân tộc, làng quê, với đời sống thường nhật của người dân đói nghèo, lam lũ…, tạo nên những sáng tác giàu tính cách tân và có giá trị lâu bền trong đời sống văn hoá dân tộc. Đề tài viết về Làng cảnh quê hương Việt Nam từ xưa đến nay có rất nhiều song chưa có ai đề lại ấn tượng sâu đậm cho người đọc như Nguyễn Khuyến. Đến với thơ của ông ta 2 thật sự tìm về không gian của chốn quê – những cảnh sắc, cuộc sống, tình cảm đầy ân tình. Tìm hiểu đề tài “Hình ảnh làng quê trong thơ nôm Nguyễn Khuyến” sẽ giúp chúng ta có những cảm nhận sâu sắc hơn về nhà thơ, về những vần thơ sâu sắc, chứa chang bao nhiêu ân tình. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Nguyễn Khuyến là nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam cuối thế kỉ XIX, tài năng nghệ thuật cũng như những đóng góp to lớn của ông cho nền văn học dân tộc là rất lớn và có ý nghĩa sâu sắc. Làm nên giá trị thơ văn của ông là toàn bộ những sáng tác chữ Hán và chư Nôm, trữ tình cũng như trào phúng. Những làm nên cái độc đáo của nhà thơ thì chủ yếu là những vần thơ viết về nông thôn, bao gồm những vần thơ viết về con người, cảnh vật thiên nhiên, những phong tục tập quán. Về phương diện này không có nhà thơ đương đại nào viết được bằng ông, và trước đó trong lịch sử cũng không ai viết được như thế. Nguyễn Khuyến xứng đáng trở thành nhà thơ số một về nông thôn Việt Nam. Quả thực Nguyễn Khuyến là nhà thơ quê cảnh kiệt xuất nhất của văn học Việt Nam từ cổ chí kim. Mảng thơ về cảnh sắc, con người và văn hóa thôn quê Việt Nam của ông có những nét độc đáo, đặc sắc mà không ai có thể vươn tới được. Việc tìm hiểu, nghiên cứu Nguyễn Khuyến nói chung và hình ảnh làng quê trong thơ Nôm của Nguyễn Khuyến nói riêng cho đến nay vẫn được xem là một dòng nước chưa vơi cạn. Nguyễn Khuyến luôn nhận được sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu, phê bình, lí luận,… Mã Giang Lân đã đánh giá: “làm nên giá trị thơ văn của Nguyễn Khuyến là toàn bộ những sáng tác của nhà thơ, những làm nên cái đặc sắc riêng của Nguyễn Khuyến là những bài thơ viết về cảnh và người ở chốn quê, những bài thơ bộc lộ tấm lòng của tác giả, trước đó cũng có những nhà thơ viết về làng cảnh Việt Nam những chưa có ai để lại ấn tượng sâu đậm bằng Nguyễn Khuyến” [11; tr.74]. Như vậy, theo Mã Giang Lân 3 thì mảng thơ viết về quê cảnh đã tạo nên nét đặc sắc riêng trong thơ Nguyễn Khuyến. Còn theo Nguyễn Lộc thì “gọi Nguyễn Khuyến là nhà thơ của nông thôn, trước hết không phải vì ông viết về chủ đề nông thôn mà ông viết với tình cảm, với sự trăn trở lo âu của con người ở nông thôn thực sự, mà chủ yếu là người nông dân” [11; tr.71]. Vũ Thanh cũng nhận xét: “Nguyễn Khuyễn sống đời sống của người nông dân quê ông và ông viết về cuộc đời họ, cảnh đời họ. Có lẽ đây là lần đầu tiên trong lịch sử gần nghìn ngàn năm của văn học dân tộc Việt Nam đời sống nghèo khó của người nông dân với những cảnh sinh hoạt bình thường ở thôn quê trờ thành đối tượng phản ánh của thơ ca”, và “Nguyễn Khuyễn chính là nhà thơ viết về nông thôn số một của văn học dân tộc (…). Chỉ đến Nguyễn Khuyến mới làm được những điều mà thơ ca truyền thống chưa làm được (và ngay cả trong thơ hiện đại có lẽ cũng chưa có được một nhà thơ nông thôn nào tầm cỡ như Nguyễn Khuyến). Một nông thôn thật sự đã hiện ra trong thơ Yên Đỗ. Đó là một nông thôn từng gắn bó máu thịt với nhà thơ ngay từ thưở lọt lòng” [18; tr.18-19] . Lê Trí Viễn viết: “Cho đến khí vị thanh đạm (…),đồng thời cũng chan chứa mối thông cảm của ông đối với đời sống lao động của người nông dân” [11; tr.189]. Nguyễn Khuyễn cả đời gắn bó máu thịt với làng quê, am hiểu về quê hương. Nguyễn Đức Quyền viết: “Làng cảnh Việt Nam đã hiện lên trong thơ với những nét tươi sáng, thanh đạm, hồn hậu. Mỗi màu sắc, mỗi đường nét, mỗi hình ảnh đều thể hiện tâm hồn của thi nhân. Một nhà thơ yêu quê hương làng mạc đến say đắm và điều không kém phần quan trọng là nhà thơ đủ bút lực và tài hoa để ghi lại quê hương làng cảnh Việt Nam dưới màu sắc của mùa thu và vẻ đẹp của chính tâm hồn thi nhân” [8; tr. 635] . Nguyễn Huệ Chi còn nhận định về nhà thơ như sau: “Nguyễn Khuyến đã đưa lại cho bức tranh làng cảnh Việt Nam cũng như cho khung cảnh sinh hoạt của nông thôn 4 Việt Nam hương vị, màu sắc, đường nét, sức sống như nó vẫn tồn tại, mà ủ kín trong đó là cái hồn muôn đời của con người, đất nước Việt Nam” [4; tr. 24]. Xuân Diệu cũng đã viết: “Thơ Yên Đỗ vẫn phảng phất bay lượn giữa quê hương đồng chiêm trũng Hà Nam, trên quê hương làng mạc Việt Nam tất cả; bởi Nguyễn Khuyến đã tạo nên một tình yêu quê hương làng mạc trong văn học, tình yêu đồng bào, bà con dân quê trong xóm mình” [11; tr.48]. Trong bài viết Đọc thơ Nguyễn Khuyến, ông đã nhận xét “Nguyễn Khuyến là nhà thơ của làng đất quê hương sâu sắc thắm thiết nhất” [8; 348]. Cũng chính Xuân Diệu gọi Nguyễn Khuyến là “nhà thơ của làng cảnh Việt Nam”. Xuân Diệu còn cho rằng: “Hai trục xúc cảm rất rõ trong thơ Nguyễn Khuyến, là quê hương làng nước, và đồng bào nhân dân; không phải tâm hồn nhà thơ nào cũng có cả hai trụ cột như thế” [6; tr.411]. Từ quan niệm của Xuân Diệu về nhà thơ Nguyễn Khuyến chúng ta có thể thấy Nguyễn Khuyến là một nhà thơ gắn bó mật thiết với quê hương làng cảnh Việt Nam. PGS.TS Nguyễn Phong Nam cũng có lời nhận định: Cuộc đời và văn chương Nguyễn Khuyến gắn rất chặt với đời sống thôn quê. Ông được coi là “nhà thơ quê hương làng cảnh Việt Nam”. Với công trình nghiên cứu “Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa”, Trần Nho Thìn đã dành một phần để đi sâu vào tìm hiểu “Từ những biến động trong quy tắc phản ánh thực tại của văn chương nhà nho đến bức tranh sinh hoạt nông thôn trong thơ Nguyễn Khuyến”. Ở đây, tác giả đã chỉ ra những mâu thuẫn và day dứt trong tâm hồn nhà thơ Nguyễn Khuyến trước thời cuộc của đất nước. Bên cạnh đó, ông đã đi sâu vào tìm hiểu và lý giải về bức tranh thiên nhiên trong thơ văn Nguyễn Khuyến như sau: “Với tư thế bình dân, phi nho của mình, Nguyễn Khuyến có lẽ là người đầu tiên trong lịch sử văn học Nôm phản ánh một cách khá cụ thể, sinh động bức tranh sinh hoạt hằng ngày của làng quê vào thơ ông. Thiên nhiên làng quê không còn là không gian thanh tĩnh, xa lánh vật dục, xa lánh chốn thị thành bon chen danh lợi như không gian thơ nhà nho truyền thống nữa. Không đứng bên ngoài hay bên trên để quan sát nữa, cụ Tam Nguyên Yên Đổ đã là người có mặt thật sự, hiện diện thường trực 5 trong cuộc sống hằng ngày ấy, tắm mình, đằm mình trong không khí ấy” [19, tr.568]. Có thể nói, Nguyễn Khuyến đã từ bỏ tư thế nhà nho của mình để sống hòa mình với khung cảnh làng quê nên ông mới có được những dòng thơ viết về thiên nhiên vô cùng chân thực và hay đến như thế. Trong quyển văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII – hết thế kỷ XIX của Nguyễn Lộc cũng đã nói về nhà thơ Nguyễn Khuyến làm nên cái riêng của ông là những bài thơ về làng quê vùng chiêm trũng quê ông với một tình cảm thiết tha “…Nhưng làm nên cái độc đáo của riêng nhà thơ thì chủ yếu những vần thơ Nguyễn Khuyến viết về nông thôn, bao gồm những vần thơ viết về con người, cảnh vật thiên nhiên và về phong tục tập quán. Về phương diện này không có một nhà thơ nào đương thời viết được bằng ông.” Như vậy việc tìm hiểu nghiên cứu hình ảnh làng quê Việt Nam trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến giúp chúng ta có cái nhìn mới mẻ và thấy được phần nào những đóng góp của thế hệ người đi trước. Trên cơ sở kế thừa kết hợp nguồn tư liệu sẵn có và những công trình nghiên cứu sẽ là nguồn kiến thức vô cùng quý báu giúp chúng tôi đi vào việc nghiên cứu của mình một cách thấu đáo và khoa học nhất. Việc nghiên cứu này sẽ khẳng định thêm một lần nữa vị trí của nhà thơ cũng như bức tranh làng cảnh Việt Nam qua trang thơ của ông. 3. Mục đích, yêu cầu Văn chương tự thân nó luôn ẩn chứa những vấn đề phức tạp, gợi cho người đọc nhiều suy nghĩ cho nên rất cuốn hút người đọc. Có thể nói, văn chương luôn chứa đựng những bí ẩn và mới lạ đối với tất cả những ai thích tìm hiểu, khám phá chiều sâu của văn chương, càng tìm hiểu càng lôi cuốn người đọc, càng thấy nét thú vị, mới mẻ. Đối với tác giả lớn như Nguyễn Khuyến, một nhà văn đổ đầu trong cả ba kì thi và được gọi là Tam Nguyên Yên Đỗ và để lại hơn bốn trăm bài thơ thì chắc hẳn sẽ ẩn chứa trong đó nhiều yếu tố đáng quan tâm, và phát hiện để thấy cái hay cái đẹp của vấn đề và chúng tôi không nằm ngoài mục đích ấy. Đó là khi nghiên cứu sẽ cung cấp cho ta 6 những kiến thức, hiểu biết về sáng tác của Nguyễn Khuyến, cụ thể là đi sâu vào hình ảnh làng quê trong những bài thơ Nôm Việc nghiên cứu hình ảnh làng quê trong mảng thơ nôm Nguyễn Khuyến nhằm khẳng định giá trị riêng biệt và độc đáo một nhà thơ tài năng nhiều mặt. Từ đó giúp ta thấy được một tâm hồn thơ gắn bó với cảnh vật nông thôn, dành một tình cảm thiết tha với cảnh thôn quê dân dã mà nhà thơ phần lớn sống ở thôn quê. Và qua đó ta cảm nhận một bức tranh thôn quê bình dị với hình ảnh mộc mạc mà ai cũng có thể biết không phải là hình ảnh ước lệ, tượng trưng, khuôn sáo như thời kì trước. Tạo nên một sư cách tân mới là sự miêu tả chân thật từng cảnh vật thôn quê. Từ đó làm nên một Nguyễn Khuyến “nhà thơ của làng quê”. Qua đề tài này giúp người nghiên cứu một cái nhìn bao quát và sâu sắc hơn về khung cảnh làng quê Việt Nam qua những vần thơ viết về làng quê của Nguyễn Khuyến mà bao nhà thơ trước Nguyễn Khuyến chưa làm được điều đó. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Nguyễn Khuyến được đánh giá là một đại diện lớn nhất và cuối cùng của văn học Việt Nam trung đại. Là một nhà thơ lớn, ông viết ở nhiều đề tài khác nhau và ở cả hai thể loại chữ Nôm và chữ Hán. Thơ chữ Hán cũng như thơ chữ Nôm là tiếng nói của trái tim chân thành, tha thiết của ông. Như đã biết, thơ chữ Hán của Nguyễn Khuyến chiếm một số lượng khá lớn trong sự nghiệp sáng tác của ông. Cón phần chữ Nôm thì số lượng ít hơn. Theo tổng hợp trong gần 500 bài thơ của Nguyễn Khuyến có khoảng 100 bài là sáng tác bằng chữ Nôm. Nhưng chúng ta không thể dựa vào số lượng để đánh giá giá trị thơ văn của Nguyễn Khuyến. Chúng ta không thể nói thơ chữ Hán của ông hay hơn thơ chữ Nôm. Ở đề tài này chúng tôi đi vào thơ Nôm. Trong mảng thơ Nôm người ta biết ông đầu tiên với tư cách là một nhà thơ trào phúng kiệt xuất bậc thầy đã góp cho thơ ca trào phúng một tiếng cười độc đáo. Bên cạnh đó, giá trị làm nên “nhà thơ của dân tình làng cảnh Việt Nam” đó là những bài thơ Nôm trữ tình, mang đậm chất hồn quê, đặc trưng của làng cảnh Việt Nam trong khi đó chả mấy ai làm nên những điều như vậy viết về làng quê như ông. Nên ở đề tài này chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu những hình ảnh làng quê Việt Nam mộc mạc, giản dị đã như vốn quen thuộc 7 với đời sống chúng ta như cái ao, bờ giậu, con trâu,..trong những bài thơ Nôm của ông. Qua đó cũng giải thích rõ hơn tại sao Nguyễn Khuyến được mệnh danh “nhà thơ của dân tình làng cảnh” 5. Phương pháp nghiên cứu Qua quá trình tìm hiểu đề tài, khảo sát và chọn lọc tài liệu tiêu biểu từ các công trình nghiên cứu về Nguyễn Khuyến. Trên cơ sở để giúp cho việc hoàn thành đề tài một cách khoa học và hợp logic chúng tôi sẽ sử dụng kết hợp nhiều phương pháp như: tổng hợp, so sánh, liệt kê… và các thao tác chứng minh, phân tích, đánh giá… để làm rõ vấn đề. Phương pháp thống kê: Nhằm phân loại, sắp xếp các bài thơ có nôi dung liên quan đến đề tài mà chúng ta khảo sát nhằm giúp cho việc minh họa, dẫn chứng rõ ràng. Phương pháp phân tích chứng minh: Để người đọc thấy được luận điểm, nhận định của người viết đưa ra là hoàn toàn hợp lí với đề tài. Đây là phương pháp chủ yếu khi thực hiện đề tài nghiên cứu. Phương pháp so sánh: So sánh thơ Nguyễn Khuyến với tác phẩm của các nhà thơ trung đại để thấy có sự kế thừa và sáng tạo rất riêng của Nguyễn Khuyến. Phương pháp tổng hợp: Là phương pháp tập hợp, chọn lọc để đúc kết lại vấn đề hay luận điểm mà ta đưa ra. 8 PHẦN NỘI DUNG Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG 1.1Tác gia Nguyễn Khuyến 1.1.1 Tiểu sử Nguyễn khuyến tên thật là Nguyễn Thắng hiệu là Quế Sơn, sinh năm 1835 ở quê mẹ, làng Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, nhưng ông lớn lên và sống chủ yếu ở quê cha làng Yên Đỗ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Tổ tiên vốn là người Nghệ Tỉnh, ông nội đỗ tiến sĩ, ông thân sinh cũng đỗ tú tài. Lúc nhỏ Nguyễn Khuyến học giỏi, năm mười bảy tuổi đã đi thi với cha. Ít lâu sau cha mất, nhà nghèo lại đông anh em, ông phải dạy học kiếm sống. Nhưng không vì thế mà ông xao lãng việc đèn sách. Ông luôn nuôi ý chí học hành, đỗ đạt để góp một phần sức lực của mình để giúp dân giúp nước. Năm 1864, ông đỗ Giải nguyên. Năm sau, ông thi Hội không đỗ nên ông mới đổi tên là Nguyễn Khuyến, để bày tỏ quyết tâm học hành của mình (Khuyến là cớ gắng). Sau đó, ông ở lại Huế vào trường học Quốc Tử Giám. Năm 1871, Nguyễn Khuyến thi hội lần hai và đỗ Hội nguyên, vào thi Đình lại đỗ Đình nguyên. Như thế, ông đã đỗ đầu cả ba kì thi. Lúc ban cờ biển cho ông, vua Tự Đức tự tay đề hai chữ “Tam Nguyên”. Vì vậy, ông được mọi người gọi là Tam Nguyên Yên Đỗ. Cũng ngay trong năm 1871, Nguyễn Khuyến được bổ nhiệm làm quan ở nội các Huế, năm sau đổi làm đốc học Thanh Hóa, rồi đến Án sát Nghệ An. Năm 1874 mẹ mất, ông xin về để tang mẹ, mãn tang ông vào kinh nhận chức Biện lí Bộ Hộ. Năm 1877, đổi làm Bố chính Quãng Ngãi. Năm 1879, vì bị đàn hặc, ông trở về Huế làm chức Trực sĩ học và làm Toản tư ở Quốc Sử Giám. Năm 1882, thực dân Pháp đánh ra Bắc Kì lần thứ hai, chiếm được Hà Nội. Năm 1883, Pháp chiếm Nam Định, vua Tự Đức mất, lúc này Nguyễn Khuyến được cử làm phó sứ chuẩn bị sang sứ triều đình Mãn Thanh nhưng ông cáo bệnh về quê. Năm 1884, Nguyễn Khuyến đang dưỡng bệnh ở quê nhà, ông được cử làm Tổng đốc Sơn Hưng Tuyên (Sơn Tây, Hưng Hóa, Tuyên 9 Quang) nhưng ông không nhận. Lúc bấy giờ tình hình rối ren, thực dân Pháp chiếm dần cả nước ta, triều đình đã bất lực hoàn toàn và đầu hàng giặc. Nguyễn Khuyến buồn vì không làm được gì trước cảnh nước mất nhà tan, lại không thể nào bằng lòng làm tay sai cho giặc, ông lấy cớ đau mắt nặng xin cáo quan về quê ở Yên Đỗ. Về sau thực dân pháp cho người đến mời ông làm quan, nhưng ông biết ý đồ của chúng là nhằm mua chuộc ông, để thu phục lòng dân nên ông cương quyết từ chối. Hoàng Cao Khải cho mời ông đến dạy học trong nhà, miễn cưỡng ông phải để cho con là Nguyễn Hoan đến thay. Tuy vậy, ông vẫn không được yên cuối cùng phải cho Nguyễn Hoan ra làm quan lúc đó mới yên than. Ông mất tháng giêng năm Kỉ Dậu, tức năm 1990, ông thọ 75 tuổi. Nguyễn Khuyễn là người học trò xuất sắc của nhà trường phong kiến, một nhà nho ưu tú về phẩm hạnh cũng như học vấn, nhưng ông cũng là nạn nhân của tư tưởng nho giáo khi nó đã lâm vào trình trạng phá sản. Nguyễn Khuyến - một trong những đại biểu lớp cuối của một kiểu nhà nho: kiểu nhà nho quân tử (mà hồi quang sau chót của nó là những gương mặt nghĩa sĩ Cần vương). Cuộc đời ông là một bi kịch. Trong ông luôn diễn ra nỗi mặc cảm về sự bất lực trước trách nhiệm đối với đất nước dân tình của một trí thức chân chính, luôn trăn trở về sự lỗi thời của vai trò mình đang sắm trước lịch sử… Suy ngẫm về cuộc đời mình, Nguyễn Khuyến tự đánh giá một cách xót xa: Ơn vua chưa chút báo đền Cúi trông thẹn đất, ngửa lên thẹn trời (Di chúc) Cuộc đời và văn chương Nguyễn Khuyến gắn rất chặt với đời sống thôn quê. Ông được coi là nhà thơ quê hương làng cảnh Việt Nam. 1.1.2. Sự nghiệp thơ văn Nguyễn Khuyến Nguyễn Khuyến sáng tác nhiều và liên tục suốt cuộc đời ngay từ khi là một anh Khoá nghèo đến khi mất. Đương thời ông nổi tiếng là một thi nhân tài hoa. Tác phẩm của ông được tập hợp riêng trong những cuốn sách in hoặc chép tay cả mảng thơ 10 Nôm và chữ Hán. Sự nghiệp thơ văn Nguyễn Khuyến bao gồm nhiều thể loại: Thơ đường luật, cổ phong, ca từ, lục bát, hát nói, câu đối, văn sách…nội dung thơ chữ Hán và chữ Nôm hoàn toàn thống nhất, rất phong phú về đề tài, về phương pháp biểu hiện cảm xúc. Tác phẩm của Nguyễn Khuyến cho đến nay vẫn chưa được sưu tầm và công bố đầy đủ. Sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Khuyến được cắm mốc lớn từ khi ông cáo quan về ở ẩn. Đây là bước ngoặc trong sự nghiệp thơ văn của ông. Bởi cáo quan không có nghĩa là ông đi ở ẩn dật chỉ là phản ứng tự nhiên của một nhà nho chân chính, không đủ dũng khí để đánh thực dân. Nói đến Tam Nguyên Yên Đỗ là nói đến một nhà thơ nổi tiếng. Một cụ Tam Nguyên đã từng đỗ đầu cả ba kì thi, điều đó chứng tỏ văn chương cử tử của ông đã đạt đến mẫu mực. Nguyễn Khuyến sáng tác bằng cả chữ Hán và chữ Nôm, nhưng số lượng chữ Nôm không nhiều mà phần lớn viết bằng chữ Hán. Tuy nhiên Tam nguyên Yên Đỗ chỉ nổi tiếng bằng thơ Nôm. Bởi chữ Nôm là chữ dân tộc, dễ hiểu và độc giả lại dễ nắm bắt lại có thể diễn tả mọi cung bậc tình cảm của con người. Quả thật thơ Nôm Nguyễn Khuyến có thể sánh với bất cứ nhà thơ nào trong làng văn học dân tộc. Những vần thơ Nôm ông viết về làng cảnh Việt Nam là những vần thơ kiệt xuất. Có điều dường như trong thơ Nôm chỉ thấp thoáng cảnh đó. Phần còn lại ông luôn hướng tới cảnh ruộng đồng, ao hồ làng mạc và bà con hàng xóm, bởi tinh thần cởi mở hoà đồng. Còn thơ chữ Hán chỉ dành riêng cho nỗi niềm của mình thôi. Thông qua cuộc đời, sự nghiệp thơ văn cộng với tài năng nhiều mặt… đã chứng tỏ một phần nào đó vị trí của Nguyễn Khuyến là danh nhân văn hoá. 1.2 Cảnh vật làng quê trong văn học trung đại Trong văn học thời trung đại thì các nhà nho thường nói đến cái gì đó cao quý sang trọng, cao nhã như tùng, cúc, trúc, mai..không phải nói đến những cái tầm thường như lũy tre, bờ chuối .Thường là mượn những hình ảnh Trung Quốc không phải là hình ảnh thật ở quê hương chính mình. Qua đó để nêu lên quan niệm triết lí về cuộc sống và con người theo quan niện nho giáo. Và nó tuân thủ theo tính quy phạm và ước lệ rất 11 chặt chẽ. Như nói đến mùa thu theo quy ước thì phải nói đến lá ngô đồng, nhạn về ải bắc. Mùa xuân thi phải nhắc đến mai và lan, có chim oanh, có ong và bướm, mùa hè thì có sen, có lựu, có chim cuốc và tiếng ve gợi nỗi nhớ nhà. Và mùa đông thì có trúc, có tùng. Những hình ảnh đó nó không thực sự gần gũi với chúng ta, nó rất xa lạ: Bài thơ thu trong Hồng Đức quốc âm tập: Lác đác ngô đồng mấy lá bay Tin thu hiu hắt lọt hơi may Ngàn kia cách nước so le địch, Mái nọ bên tường đủng đỉnh chày. Lau chổng bãi nam ngàn dặm rợp, Nhạn về ải bắc mấy hang bay. Quý ưng, Tống Ngọc dường bao nữa Khi ấy nhiều người cám cảnh thay. …… Vàng phô rãnh cúc khi sương rụng Bạc điểm ngàn lau thưở tiết mù. Đèn sách trên yên nghề cử tử Can qua ngoài ải việc chinh phu Bài thơ phát phất nhiều trong sách vở và phụ thuộc vào nhiều ước lệ. “Lau chổng bãi nam ngàn dặm rợp” là một câu thơ sống, “chổng” là dựng đứng lên, “lau chổng” nghe nôm mà cổ. “Mái nọ bên tường đủng đỉnh chày”: chày ở đây là chày đập vải trong thơ cổ Trung Quốc, lạnh lùng sắp đến giục người ta đập vải để may mặc cho tiết đông hàn. Vẫn là mùa thu chung chung, mùa thu đến từ phương bắc nhiều hơn như lá ngô đồng, nhạn về ải bắc không phải là mùa thu đặc trưng của quê hương Việt Nam. Rồi địa danh Quý Ưng, Tống Ngọc là địa danh lấy từ phương Bắc, nó dường như rất xa lạ với con người Việt Nam Bà Ngô Chi Lan làm nữ học sĩ dạy các cung nữ học dưới thời Lê Thánh Tông đã có bài mùa thu: “Gió vàng hiu hắt cảnh tiêu sơ 12 Lẻ tẻ bên trời bóng nhạn thưa Giếng ngọc sen tàn bong hết thắm, Rừng phong lá rụng tiếng như mưa” Bài thơ vẫn nhiều điển tích, điển cố và có các hình ảnh ước lệ: gió vàng, bóng nhạn, giếng ngọc, rừng phong. Gió vàng là để chỉ mùa thu, rừng phong: phong là một cây mọc ở xứ lạnh, thân cao hai trượng, lá hình bàn tay rẽ làm ba, mùa xuân hoa nở như quả cầu tròn. Bài thơ tả cảnh theo lối thủy mặc của Trung Hoa. Bức tranh được cấu tạo với vài nét phác đơn sơ. Với hình ảnh chọn lọc tiêu biểu đã tạo nên bức tranh đẹp và thơ mộng. Khi miêu tả mùa thu thì dường như đã theo công thức có sẵn thì phải có hình ảnh cùa lá phong, bóng nhạn. Đó không phải là mùa thu của làng cảnh Việt Nam. Khi đọc bài thơ ta có cảm giác rất xa lạ với mỗi con người chúng ta Đến nhà Nguyễn, Nguyễn Công Trứ có bài ca trù Vịnh mùa thu: “Trời thu phảng phất gió chiều Mây về ngàn Hống, buồn treo rang vàng Sang thu tiết hơi may hiu hắt Cụm sen già lã chả phai hương Sương giày giậu cúc đóa hoa vàng Son nhuốm non đào cành lá đỏ …Phút đâu đâu một trận hảo phong Trên cung Quảng xa đưa hương quế Trời biếc biếc, nước xanh xanh một vẻ Khen hóa công khéo vẽ lên đồ, Một năm được mấy mùa thu.” Thấy cũng gần với chúng ta hơn. Có dãy Hồng Lĩnh trong hai câu lục bát, có cụm sen tàn rụng, có trời biếc biếc, nước xanh xanh. Tuy nhiên mặt khác vẫn còn bị sách vỡ, chung chung. Giậu cúc là nói chung hoa mùa thu ở đồng bằng Bắc bộ, chứ ở miền Nghệ Tĩnh, cụ thể mùa thu ở xứ Hồng Lĩnh thì mưa dầm hàng tháng, không thấy hoa cúc. Non đào cành lá đỏ là nhớ Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san trong thơ Trung Quốc, chứ Việt Nam ta không có cây đỏ lá rừng như vậy. 13 Hay: “Gác mái ngư ông về viễn phố Gõ sừng mục tử lại cô thôn” (Chiều hôm nhớ nhà- Bà Huyện Thanh Quan) Văn chương của Bà Huyện Thanh Quan bà thường vay mượn những hình ảnh đầy ước lệ trong văn chương Trung Quốc. Ngôn ngữ trao nhã điêu luyện thể hiện phong cách thơ sang trọng, quý phái. Nên trong thơ Bà vẫn không thoát khỏi những đề tài “ ngư , tiều, canh, mục” quen thuộc trong thơ cổ điển với bút pháp tả cảnh gợi tình quen thuộc. Và qua bài Qua đèo Ngang ta sẽ thấy trong đó một thế giới “không hình, không sắc, không mùi vị”, có tiếng cuốc, tiếng đa đa nhưng thực ra đó là thứ âm vang mơ hồ ở trong lòng con người. Hay: “Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi Dặm liễu sương sa khách bước dồn” Hoặc: “Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san” Cảnh vật đẹp thì đẹp đấy nhưng người ta vẫn có cảm tưởng như đứng trước một bức tranh xa lạ, một bức tranh của họa sĩ nước ngoài nào đó, về một vùng quê xa lắc nào đó đâu phải cảnh vật ở quê hương, xứ sở mình Tuy nhiên vẫn có một số nhà thơ phá vỡ tính quy phạm đó viết về cảnh vật làng quê những hình ảnh đời thương, bình dị. Đến Ngãi Trãi mới thấy khác, Ức Trai thi tập cũng chưa thoát khỏi vòng quy phạm cao quý, sang trọng. Nhưng Quốc âm thi tập rõ hẳn. Với 254 bài thơ Nôm với ngôn ngữ giản dị, đời thường. Từ đó cho thấy đã có sự phá vỡ tính quy phạm như nói đến những cảnh vật bình dị như tát ao cấy muống, vớt bèo ươm sen, chợ cá xôn xao, như cây chuối, ao rau muống, luống mồng tơi, cây mía, cây đa, con lợn, con trâu, cây cày, cái cuốc…đó là cảnh quê bình thường, bình dị không phải cao quý, sang trọng. Tác giả miêu tả phong vị quê hương thật đậm đà bằng cách sử dụng chữ Nôm - tiếng mẹ đẻ của dân tộc: 14 “Ao quan tha gửi hai bè rau muống Dất bụi ương nhờ một luống mùng Ao cạn vớt bèo cấy muống Trì thành phát cỏ ương sen Một cày một cuốc thú nhà quê Án cúc lan chen vãi đậu kê Cây rợp chồi cành chim kết tổ Ao quan mấu cá nên bây Ngày tháng kê khoai những san hàng Tường đào, ngõ mận ngại thung thăng Tỏ lòng thanh vị núc nác Vun đất ải, luống mồng tơi” Hay: “Tự bén hơi xuân tốt lại thêm Đầy buồng lạ, màu thâu đêm Tình thư một bức phong còn kín Gió nơi đâu gượng mở xem”. (Cây chuối) Qua mấy bài thơ Nôm cho ta thấy cảnh vật đời thường cũng đã xuất hiện ở Nguyễn Trãi. Nó thật gần gũi với cuộc sống nông thôn. Một sự phá vỡ tính quy phạm trong văn chương. Mặc dù Nguyễn Trãi là một nhà quân sự, một nhà văn thơ lỗi lạc thời bấy giờ cũng đã hòa mình cuộc sống dân dã, thấm đậm hồn quê. Đến với Hồ Xuân Hương, nhà thơ nữ tiêu biểu nhất và cũng phức tạp nhất của văn học giai đoạn này ta sẽ thấy thiên nhiên trong thơ nữ sĩ gắn liền với con người và phẩm cách, cá tính độc đáo của bà. Tình cảm đối với cảnh vật thiên nhiên trong thơ hồ Xuân Hương rất chân thực và tràn đầy sức sống.Trong thơ Hồ Xuân Hương những bài thơ lấy đề tài trong cảnh vật làng quê hay cảnh vật sinh hoạt hằng ngày chiếm hơn một nửa số lượng thi phẩm với quả mít, quả cau, lá trầu, cái quạt, cái trống rồi đến bánh trôi nước…. 15 “Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi Này của Xuân Hương mới quệt rồi Có phải duyên thì thắm lại Đừng xanh như lá bạc như vôi” (Mời trầu) “Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dù tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son” (Bánh trôi nước) Trong số đó ta có thể tìm thấy một ít bài mà tác giả của nó viết ra không phải cốt để tả cảnh, mà chỉ là mượn một cảnh, một vật nào đấy để chế giễu các hạng người thường tự xưng là “anh hùng”, là “quân tử” (Quả mít, Con ốc nhồi…), có bài tác giả gởi gắm vào đấy một nỗi niềm tâm sự của mình (Bánh trôi nước). Cảnh vật trong thơ Hồ Xuân Hương tươi tắn, đậm đà và khỏe mạnh: “Cầu trắng phau phau đôi ván ghép, Nước trong leo lẻo một dòng thông” (Giếng nước) Thế giới vô tri vô giác trong thơ bà luôn cựa quậy, động đậy như tuồng cái sức sống nội tại trong nó tràn đầy quá, mãnh liệt quá. "Thân em như quả mít trên cây Da nó xù xì múi nó dày Quân tử có yêu xin đóng cọc Đừng mân mó nữa nhựa ra tay" (Quả mít) Tóm lại, trước Nguyễn Khuyến cũng không có được mấy ai viết về cảnh vật làng quê, bình di. Họ cũng đã đặt nền móng đầu tiên làm nên hồn thơ dân tộc mang đậm phong vị quê hương xứ sở. Và đến Nguyễn Khuyến cũng đã duy trì và phát huy hơn nữa đem 16 hình ảnh chân thật, bình dị, đưa vào trong thơ một cách tự nhiên, sống động. thật sự đã làm nên những vần thơ về hình ảnh làng quê thật có hồn như Nguyễn Khuyến. 2.1 Cảnh vật làng quê trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến Nguyễn Khuyến nổi tiếng là một nhà thơ trí thức khoa bảng có học vấn uyên thâm. Ông đỗ đầu ba kỳ thi: thi hương, thi hội, thi đình. Thơ Nguyễn Khuyến thì mọi người đều biết là nhà thơ trào phúng, châm biến bậc thầy, những vần thơ châm biến rất thâm thúy nhưng bên cạnh đó làm nên gái trị độc đáo là những vần thơ Nôm viết về cảnh vật làng quê nơi ông sinh sống một cách chân thật và sinh động. Ông là một con người của ruộng đồng. Cái thanh nhã của người thư sinh, cái chất phát của người đồng ruộng đã ngấm vào tâm hồn Nguyễn Khuyến Từ đó làm nên một con người, một nhà thơ làng cảnh Việt Nam. Thơ Nguyễn Khuyến khi miêu tả cảnh mùa thu, đó là hình ảnh mùa thu của quê hương Việt Nam. Không nhà mấy nhà thơ trước Nguyễn Khuyến tả cảnh mùa thu thường mượn cảnh sắc Trung Hoa tạo cho chúng ta một cảm giác xa lạ, với nhiều hình ảnh tượng trưng, ước lệ như lá ngô đồng, bóng nhạn, rừng phong,…So với những câu thơ của Nguyễn Khuyến thật không ấn tượng bằng. Cảnh mùa thu trong thơ Nguyễn Khuyến với hình ảnh cụ thể sinh động và rất thực với ao thu, nước trong veo, cần trúc, khói nhạt, ngõ tối, lá vàng, bầu trầu,…Nó tạo cho ta cảm giác gần gũi thân quen. Có thể nói rằng, cảnh mùa thu trong thơ Nguyễn Khuyến là mùa thu của làng quê Việt Nam. Cảnh vật làng quê trong thơ Nguyễn Khuyến đẹp và giàu hình ảnh, đó là những hình ảnh rất đặc trưng cho làng quê rất riêng và rất Việt Nam. Dưới ngòi bút của ông, nông thôn Việt Nam trở nên thật đẹp, gần gũi với những hình ảnh rõ ràng, sinh động và rất thực chỉ có ở làng quê Việt Nam. Cảnh thu trong thơ Nguyễn Khuyến không hề ước lệ, khuôn sáo như trong văn chương, sách vỡ mà là hình ảnh rất quen thuộc và hết sức gần gũi “Trâu già gốc bụi phì hơi nắng Chó nhỏ bên ao cắn tiếng người” (Đến chơi nhà bác Đặng) 17 “Năm gian nhỏ cỏ thấp le te, Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè” (Thu ẩm) Những hình ảnh quen thuộc mang đậm hồn quê đã thực sự đi vào từng câu thơ của Nguyễn Khuyến. Là những hình ảnh đặc trưng của quê hương xứ sở Việt Nam từ mái nhà tranh, ao cá, ngõ tối, con trâu, con gà….Nó thật gần gũi và thật đẹp và rất Việt Nam. Và khi đọc những bài thơ về làng quê của Nguyễn Khuyến thì hình ảnh làng quê thân thuộc với chúng ta lại ùa về một lúc, làm sống dậy trong ta những niềm thương yêu quý mến làng quê ta hơn. Nguyễn Khuyến như là một họa sĩ vẽ lại bức tranh sinh động về loài vật, cây cỏ, hoa lá ở Việt Nam. Cảnh thôn dã cứ dần dần hiện ra trước mắt ta. Nó rất thân thương và giản dị biết bao. Chính cuộc sống gần gũi với ruộng đồng với cảnh vật thôn quê nên thơ viết thơ thôn quê dường như là khúc nhạc đồng xanh vang lên những âm điệu của đời thường. Là những cái thân quen trong cuộc sống mà ta vô tình không nhận ra. Và những vần thơ ấy làm cho ta yêu mến từng cảnh vật thôn quê ta hơn. Và cái làm nên cuộc sống chính là những điều giản dị, những cái tầm thường nhưng nó rất thiêng liêng và thấm đẫm chất nhân văn. Nguyễn Khuyến đã gạt bỏ những hình ảnh tương trưng ước lệ cho nên trong thơ ông rất thực và tự nhiên. Khi ta nói đến những hình ảnh gần gũi thân quen của làng cảnh Việt Nam trong thơ Nguyễn Khuyến làm ta chợt nhớ đến nhà thơ chân quê Nguyễn Bính, thơ ông cũng có những hình ảnh mộc mạc như Nguyễn Khuyến như vườn cau, ao bèo, giậu mồng tơi, cam bưởi,…Có thể nói Nguyễn Bính đã kế thừa truyền thống miêu tả cảnh làng quê của Nguyễn Khuyến trước đây. Tuy nhiên, cái thi vị và chân quê của ông vẫn không vượt qua khỏi Nguyễn Khuyến – một thi sĩ của làng quê. Vì vậy ta thấy Nguyễn Khuyến xứng danh là nhà thơ của làng quê Việt Nam, cảnh làng quê trong thơ ông nó rất đẹp và có hồn, gần gũi và thân quen. Quả thật, phải đến Nguyễn Khuyến, văn học mới thực sự bước xuống ruộng đồng, đến với người dân nơi thôn dã và từ cuộc sống lam lũ mà cũng không kém phần thơ mộng của làng cảnh Việt Nam, thơ ca mới được kết tinh, trở nên chân thật, chi tiết sinh động đến mức như vậy. Nông dân và đời sống người nông dân trong thơ cổ trước 18 Nguyễn Khuyến đi váo văn học không phải như một đối tượng để nhà thơ phản ánh mà chỉ là như một duyên cớ để các tác giả “ngôn chí”, tỏ bày đạo lý. Nhà thơ đưa vào thơ những hình ảnh của một con trâu, một mái nhà tranh, một người nông phu,…không phải với mục đích phản ánh cuộc sống đích thực của những người và cảnh trí đó. Thường thì đó là những hình ảnh tượng trưng, ước lệ, thiếu sức sống. Không nói đến bài thơ xướng họa trong Hồng Đức quốc âm thi tập trong đó người nông dân hiện lên không giống như họ trong thực tế, quang cảnh đồng quê ở đây cũng trừu tượng và ước lệ ; họa hoằn lắm trong thơ cổ ta mới bắt gặp những cảnh trí đồng quê thật và sống động như trong thơ Thái Thuận, một “nhà cỏ tuôn làn khói”, một tiếng “vắt trâu” trong sương sớm, một đàn “cò trắng giật mình bay”,…Nhưng quả thật những hình ảnh đó còn thi vị hóa và xa lạ lắm với cuộc sống lam lũ của người nông dân sau lũy tre làng. Chính cuộc sống nơi quê hương đồng chiêm trũng nghèo khó, vất vả, thiếu thốn, Nguyễn Khuyến đã thấu hiểu cuộc sống của người nông dân nơi làng quê ông. Với tấm lòng của một nhà nho đầy tình cảm gắn bó, giàu ân tình đối với những người nông dân cơ cực, chân lấm tay bùn. Ông có khoảng thời gian sống gắn bó với nông thôn vì vậy ông có sự cảm thông chia sẻ những vất vả của người dân quê mình như cảnh lũ lụt, cảnh mất mùa xảy ra liên miên. Không phải ta xem nhà thơ có bao nhiêu bài thơ mà là ở tấm lòng của cụ Tam Nguyên Yên Đỗ đã gửi gắm qua từng bài thơ. Mỗi bài thơ là nỗi cảm thông chia sẻ của ông với người dân quê. Nguyễn Khuyến được mọi người suy tôn là thi sĩ của nông thôn quả thật là xứng đáng. Trước Nguyễn Khuyến, cảnh thôn quê đã từng xuất hiện ít nhiều trong thơ Nguyễn Trãi: “Ao cạn, vớt bèo cấy muống Đìa thanh phát cỏ ương sen” Và một số nhà thơ trung đại khác. Nhưng chỉ đến Nguyễn Khuyến, văn học thực sự trở về làng quê, về với người dân thôn dã. Nguyễn Khuyến đã kế thừa và có sự sáng tạo mới mẻ vào trong thơ. Thơ Nguyễn Khuyến không còn những hình ảnh ước lệ, tượng trưng như các nhà thơ thời đại trước. Mà thơ ông đã dấn tiến đến cách tân và hiện đại. Thế nhưng, những nhà thơ hiện đại sau này vẫn không bằng ông, không có cái hồn quê sâu sắc thấm đẫm như Nguyễn Khuyến trước đây. 19 Qua thơ Nguyễn Khuyến, ta thấy tuy cuộc sống nông thôn có thiếu thốn vất vả đến đâu nhưng sự đầm ấm, chân tình luôn chất đầy không bao giờ vơi cạn. Đó là một nét cực kì đáng quý của người dân lao động tuy nghèo khổ nhưng chất phát, giàu nghĩa tình. Nhà thơ yêu mến, hòa mình vào những người nông dân chân chất, đầy tình cảm và cùng chia sẻ cùng chia sẻ những niềm vui, hạnh phúc, cùng gánh chịu những khó khăn, thiếu thốn. Và ta cũng dễ dàng nhận thấy, hình ảnh trong thơ Nguyễn Khuyến vô cùng thân quen và bình dị. Đó là những cảnh vật hết sức bình dân, mộc mạc, mang đậm nét thôn quê, dân dã. Cảnh nông thôn trong thơ Nguyễn Khuyến là những tác phẩm thơ – họa tuyệt tác, làm rung động mọi tâm hồn Việt Nam. Nông thôn trong thơ Yên Đỗ hiện lên đầy đủ với những âm thanh và màu sắc, đường nét thật đặc trưng của thôn quê. Đã tạo cho người đọc cảm giác gần gũi, thân quen, môt con Trâu già cọ gốc phì hơi nóng, một con Chó nhỏ bên ao cắn tiếng người… Đó cũng là một nông thôn với cuộc đời lam lũ, cái lo toan tất bật của công việc đồng áng, vị chua mặn của giọt mồ hôi vất vả, cảnh lụt lội nước ngập trắng đồng Tiếng sóng long bong vỗ trước nhà Chỉ có Nguyễn Khuyến mới làm được những điều mà thơ ca truyền thống chưa làm được (Và ngay cả trong thơ hiện đại có lẽ cũng chưa có được một “nhà thơ nông thôn” nào tầm cỡ như Nguyễn Khuyến). Một nông thôn thực sự đã hiện ra trong thơ Yên Đỗ. Đó là một nông thôn từng gắn bó máu thịt với nhà thơ ngay từ thưở lọt lòng. Quả thật, trước kia cũng có những nhà thơ tả cảnh nông thôn, nhưng vẫn còn xa lạ với phong cảnh Việt Nam. Sau này, tuy có những thi sĩ như Đoàn Văn Cừ, Bàng Bá Lân, Nguyễn Bính, Anh Thơ đã vẽ ra nhiều nét đẹp làng quê và tâm tình người nông thôn nhưng tấm lòng của họ dành cho làng xóm, từng cảnh vật làng quê thật không bằng Nguyễn Khuyến. Nguyễn Khuyến là nhà thơ viết về cảnh vật làng quê số một của văn học dân tộc. Nông thôn Việt Nam tồn tại hàng nghìn năm và xuất hiện không ít trong thơ ca nhiều thế hệ nhưng lại lần nữa được phát hiện qua thơ Nguyễn Khuyến đã để lại những ấn tượng đắc sắc trong văn chương. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan