Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hình ảnh cố thủ tướng võ văn kiệt đối với quê hương trên báo in (khảo sát trên c...

Tài liệu Hình ảnh cố thủ tướng võ văn kiệt đối với quê hương trên báo in (khảo sát trên các báo tuổi trẻ, thanh niên và vĩnh long)

.PDF
123
58
88

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- HUỲNH THANH SANG HÌNH ẢNH CỐ THỦ TƢỚNG VÕ VĂN KIỆT ĐỐI VỚI QUÊ HƢƠNG TRÊN BÁO IN (Khảo sát trên các Báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên và Vĩnh Long) LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC Vĩnh Long - 2020 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- HUỲNH THANH SANG HÌNH ẢNH CỐ THỦ TƢỚNG VÕ VĂN KIỆT ĐỐI VỚI QUÊ HƢƠNG TRÊN BÁO IN (Khảo sát trên các Báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên và Vĩnh Long) Chuyên ngành: Báo chí học định hƣớng ứng dụng Mã số: 8320101.01 (UD) LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ Chủ tịch Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ khoa học Ngƣời hƣớng dẫn khoa học PGS.TS. Đặng Thị Thu Hƣơng Vĩnh Long – 2020 PGS.TS. Lê Thanh Bình LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính tôi. Nội dung thông tin đƣợc trình bày trong luận văn là chính xác, chƣa từng công bố trong bất cứ tài liệu nào. Tôi xin chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình. Tác giả luận văn Huỳnh Thanh Sang LỜI CẢM ƠN Tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến: - Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội vì đã mở Lớp Cao học Báo chí tại Vĩnh Long, tạo điều kiện thuận lợi để các học viên ở miền Tây Nam Bộ nhƣ tôi sắp xếp thời gian đến lớp trong khi vẫn đảm bảo công việc ở cơ quan; - Các Thầy Cô giảng dạy tại Vĩnh Long, đặc biệt là PGS.TS. Lê Thanh Bình, vì sự truyền đạt kiến thức không biết mệt mỏi cũng nhƣ sự dìu dắt, hƣớng dẫn học viên tận tình; - Trƣờng Đại học Cửu Long vì đã cung cấp cơ sở vật chất đầy đủ cho lớp học; - Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long vì sự hỗ trợ về vật chất và tinh thần khi tôi theo học lớp này; - Tác giả các công trình nghiên cứu khoa học đƣợc trích dẫn trong luận văn; - Những ngƣời mà tôi có cơ hội đƣợc tiếp xúc để trao đổi, phỏng vấn những vấn đề có liên quan đến nhân vật; - Vợ và 2 con vì sự ủng hộ vô điều kiện khi tôi tập trung vào công việc này; Với sự hỗ trợ quý giá ấy, tôi đã hoàn tất công trình nghiên cứu. Tôi mong mỏi nhận đƣợc mọi sự đóng góp để công trình hoàn thiện hơn. Vĩnh Long, ngày 01 tháng 04 năm 2020 Huỳnh Thanh Sang MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................3 LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .........................................................................2 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ...............................................................................3 PHẦN MỞ ĐẦU .....................................................................................................4 1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................4 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ..............................................................................6 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................10 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ....................................................................10 5. Phƣơng pháp nghiên cứu...............................................................................11 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ..........................................................12 7. Kết cấu của đề tài ..........................................................................................12 Chƣơng 1: HÌNH ẢNH CHÍNH KHÁCH TRÊN BÁO CHÍ – NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ................................................................................13 1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài ............................................................13 1.2. Thân thế, sự nghiệp của cố Thủ tƣớng Võ Văn Kiệt .................................23 1.3. Đặc trƣng, thế mạnh và hạn chế của báo in trong việc xây dựng hình ảnh chính khách .......................................................................................................26 1.4. Lý thuyết Đóng khung ...............................................................................28 1.5. Tiêu chí đánh giá chất lƣợng các bài viết về hình ảnh chính khách ..........30 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1........................................................................................33 Chƣơng 2: HÌNH ẢNH CỐ THỦ TƢỚNG VÕ VĂN KIỆT ĐỐI VỚI QUÊ HƢƠNG TRÊN BÁO IN ......................................................................................35 2.1. Khái quát về Báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Vĩnh Long ................................35 2.2. Tần suất các bài viết về cố Thủ tƣớng Võ Văn Kiệt trên Báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Vĩnh Long ....................................................................................38 2.3. Nội dung thông điệp về hình ảnh cố Thủ tƣớng Võ Văn Kiệt ...................41 2.4. Hình thức thông điệp về hình ảnh cố Thủ tƣớng Võ Văn Kiệt ..................55 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2........................................................................................71 Chƣơng 3: THÀNH CÔNG VÀ HẠN CHẾ CỦA BÁO CHÍ KHI XÂY DỰNG HÌNH ẢNH CỐ THỦ TƢỚNG VÕ VĂN KIỆT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 73 3.1. Thành công và hạn chế của báo chí khi xây dựng hình ảnh cố Thủ tƣớng Võ Văn Kiệt ......................................................................................................73 3.2. Nguyên nhân thành công và hạn chế .........................................................81 3.3. Bài học kinh nghiệm ..................................................................................82 3.4. Đề xuất khuyến nghị đối với các cơ quan báo chí trong diện khảo sát......89 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3........................................................................................93 KẾT LUẬN ...............................................................................................................95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................97 PHỤ LỤC ................................................................................................................104 1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT ĐẦY ĐỦ ĐBSCL Đồng bằng Sông Cửu Long NXB Nhà xuất bản PGS Phó Giáo sƣ TS Tiến sĩ TW Trung ƣơng 2 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Mô hình 1.1: Mô hình truyền thông 2 chiều của Claude Shannon Mô hình 1.2: Các thành tố của quá trình tiếp nhận sản phẩm báo chí Hình 1.1: Tiểu sử cố Thủ tƣớng Võ Văn Kiệt Hình 2.2: Cố Thủ tƣớng Võ Văn Kiệt: Chức quyền chỉ là phƣơng tiện vì dân (Tuổi Trẻ, 23/11/2017) Hình 3.1: Những hình ảnh đời thƣờng của cố Thủ tƣớng Võ Văn Kiệt Bảng 2.1: Số lƣợng bài viết về cố Thủ tƣớng Võ Văn Kiệt trên các báo khảo sát Biểu đồ 2.1: Số lƣợng bài viết về cố Thủ tƣớng Võ Văn Kiệt trên Báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Vĩnh Long Biểu đồ 2.2: Tin bài phản ánh cố Thủ tƣớng Võ Văn Kiệt là nhà lãnh đạo chân chính, hình tƣợng mẫu trong xã hội Biểu đồ 2.3: Tin bài về cố Thủ tƣớng Võ Văn Kiệt có nội dung xây dựng lòng tin, giáo dục giá trị chân – thiện – mỹ Biểu đồ 2.4: Tin bài về cố Thủ tƣớng Võ Văn Kiệt có nội dung phát động, cổ vũ các phong trào hoạt động xã hội đi theo gƣơng sáng Biểu đồ 2.5: Cách sử dụng box thông tin trên Báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Vĩnh Long 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Vĩnh Long là vùng đất địa linh nhân kiệt, quê hƣơng của những con ngƣời làm nên lịch sử, trong đó có cố Thủ tƣớng Võ Văn Kiệt (23/11/1922 – 11/6/2008). Ông là một nhà lãnh đạo kiệt xuất của Nhân dân, của Nhà nƣớc, của Đảng trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, cũng nhƣ trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc. Trải qua những năm tháng hoạt động cách mạng gian khổ, kinh qua nhiều chức vụ quan trọng, ở cƣơng vị nào ông cũng thể hiện tài năng lãnh đạo với tầm nhìn chiến lƣợc, sắc sảo, nhạy bén, sáng tạo và linh hoạt, sâu sát thực tiễn, tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Dù không tránh khỏi những khuyết điểm, thiếu sót nhƣng ông luôn lắng nghe những ý kiến góp ý, phê phán để suy ngẫm và kịp thời sửa chữa, biết nhìn lại mình từ những việc nhỏ nhìn ra những việc trọng đại của đất nƣớc. Nhớ tới ông, chúng ta nhớ về một ngƣời suốt đời gắn bó với nhân dân đến mức cái tên Sáu Dân vốn là bí danh đã nhanh chóng trở thành thân thiết và đƣợc mọi ngƣời quen dùng hơn cả tên chính thức - Võ Văn Kiệt. Nhớ tới ông, chúng ta cũng nhớ đến sự đột phá, vƣợt rào, mạnh mẽ tìm kiếm những đƣờng hƣớng mới. Ông đƣợc nhân dân yêu quý, gọi là Thủ tƣớng của Đổi mới, bởi giai đoạn ông nắm quyền là giai đoạn bản lề, mang tính quyết định cho thành công của công cuộc Đổi mới nền kinh tế đất nƣớc. Dấu ấn cá nhân của ông là vô cùng lớn, thể hiện qua những công trình mang “dấu ấn Võ Văn Kiệt” nhƣ chƣơng trình khai thác Đồng Tháp Mƣời và Tứ giác Long Xuyên, dự án thoát lũ Đồng bằng Sông Cửu Long, đƣờng dây tải điện 500 KV Bắc – Nam, nhà máy thủy điện Trị An... Đã có biết bao ngƣời ở bao tầng lớp nhân dân bày tỏ sự cảm phục, ngƣỡng mộ, kính trọng ông qua những bài viết ca ngợi, ghi nhận công lao của 4 vị Thủ tƣớng đối với đất nƣớc khi ông còn sống, đồng thời bày tỏ sự tiếc thƣơng vô hạn khi ông đi vào cõi vĩnh hằng. PGS.TS. Lê Thanh Bình thì chú ý đến mối quan hệ giữa truyền thông và ngƣời tài, truyền thông có sứ mệnh và nhiệm vụ tôn vinh ngƣời tài, quảng bá sự nghiệp của họ đối với công chúng, không chỉ trong một khoảng thời gian mà cần chọn lọc, sàng lọc thông tin để lƣu giữ hình ảnh những ngƣời có đủ tâm, tài, tầm trong tâm khảm nhiều thế hệ. Tác giả viết: “Các phương tiện truyền thông đại chúng cần quảng bá để toàn xã hội tiếp tục thống nhất nhận thức một cách sâu sắc, triệt để rằng: người tài là vốn quý nhất, là niềm tự hào của dân tộc, xã hội luôn kính trọng, thực sự tôn vinh họ.” [4, tr.66] Trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ và sâu rộng trên tất cả các mặt của đời sống xã hội, các loại hình báo chí truyền thông có sự thay đổi về quy mô hoạt động và hình thức thể hiện. Nhờ những thế mạnh nhƣ có thể thông tin, phân tích, giải thích và giải đáp những vấn đề phức tạp một cách hệ thống, sâu sắc với độ tin cậy cao mà báo in vẫn chiếm đƣợc cảm tình của độc giả. Thực tế cho thấy những bài viết trên báo in, đặc biệt là về chính khách có tầm viễn kiến, luôn nhận đƣợc sự quan tâm của bạn đọc. Các chính khách xuất hiện trên báo in thƣờng đảm bảo các yếu tố: chuẩn mực, có uy tín, có đóng góp lớn cho xã hội. Trong bài “Võ Văn Kiệt - Ông Sáu vì Dân” đăng trên website https://soctrang.dcs.vn/ ngày 20/11/2020, Quốc Hùng viết cố Thủ tƣớng Võ Văn Kiệt từng đƣợc cố Thủ tƣớng Phạm Văn Đồng đánh giá nhƣ sau: “Trong các đời Thủ tướng thì Võ Văn Kiệt - Sáu Dân là người làm được nhiều việc lớn nhất cho dân, cho nước.” Việc tìm hiểu hình ảnh của ông đối với quê hƣơng trên báo in sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn không chỉ về nhân vật và đời sống báo chí đƣơng đại mà còn có ý nghĩa tham khảo đối với hoạt động báo chí trong việc truyền tải 5 thông tin về hình ảnh chính trị gia. Đó cũng là lý do tác giả chọn đề tài “Hình ảnh cố Thủ tƣớng Võ Văn Kiệt đối với quê hƣơng trên báo in” (Khảo sát trên các Báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên và Vĩnh Long) để làm luận văn nghiên cứu. Quê hƣơng đối với ông không chỉ đơn giản là nơi ông sinh ra mà còn có thể hiểu rộng là nơi ông đã trƣởng thành, trƣởng thành trong cuộc đời hoạt động, lãnh đạo của mình, là nơi đồng bào, đồng chí, nhân dân gắn bó với ông. Đó không chỉ là mảnh đất Vĩnh Long mà cả mọi miền Tổ quốc. Vì thế ở tầm vóc lãnh đạo quốc gia của mình, ông luôn đau đáu vấn đề phải làm gì cho nhân dân trên toàn đất nƣớc Việt Nam thân yêu bớt khổ, thoát nghèo... 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Có nhiều công trình nghiên cứu làm cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc thực hiện đề tài, bao gồm: - Các công trình nghiên cứu về vai trò của báo chí: + Trong cuốn“Cơ sở lý luận báo chí truyền thông”, PGS.TS. Đinh Văn Hƣờng nêu rõ: “Báo chí không chỉ là vũ khí tƣ tƣởng sắc bén, lợi hại mà còn là ngƣời tuyên truyền tập thể, cổ động tập thể, tổ chức tập thể; điều này càng phù hợp với thời đại bùng nổ thông tin hiện nay” [27, tr.29]. + Trong cuốn“Báo chí truyền thông hiện đại”, PGS.TS. Nguyễn Văn Dững nhận định: “Sự phát triển của báo chí truyền thông hiện đại đã làm gia tăng nhanh chóng vai trò, vị thế đặc biệt của nó trong đời sống xã hội, trên tất cả các lĩnh vực hoạt động. Có thể thấy rất rõ bản chất xã hội của báo chí truyền thông hiện đại rằng, báo chí truyền thông là phƣơng tiện liên kết xã hội thông qua giao tiếp và chia sẻ; là phƣơng tiện can thiệp thông qua thông tin giao tiếp xã hội theo nhóm đối tƣợng và công chúng trên diện rộng, không biên giới, là phƣơng tiện tuyên truyền hữu hiệu nhất. Nó là công cụ kích thích năng lực sáng tạo cá nhân, khơi nguồn, huy động và tổ chức nguồn lực phát 6 triển xã hội; nó cũng lã vũ khí lợi hại nhất trong cuộc đấu tranh chính trị, tƣ tƣởng” [12, tr.50- 51]. + Các bài viết của PGS. TS Mai Quỳnh Nam: “Xã hội hóa và truyền thông đại chúng”, “Về vấn đề nghiên cứu hiệu quả truyền thông đại chúng” đăng trên tạp chí Xã hội học số 4-2001 khẳng định: “Trong các chuỗi tác nhân xã hội hóa thì truyền thông đại chúng mặc dù ra đời muộn hơn rất nhiều so với các thiết chế xã hội khác nhƣ gia đình, trƣờng học, nhà thờ nhƣng lại sớm tỏ rõ sự tác động đối với xã hội hóa từ khả năng tạo nên các “bản đúc xã hội” của công chúng”. - Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về hình ảnh nhân vật trên truyền thông:  Trong nƣớc: + “Báo chí về người nổi tiếng và vấn đề định hướng giá trị cho giới trẻ” (PGS. TS. Đặng Thị Thu Hƣơng, 2019) + Luận văn “Xây dựng thương hiệu cá nhân của một số chính trị gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, (Phạm Văn Hệ, 2016)  Ngoài nƣớc + “Image Formation Process” (William C. Gartner, 1994) + “A pilot exploration of the use of compassionate images in a group of self‐ critical people” (Paul Gilbert & Chris Irons (2004) + “Understanding images of groups of people” (A. C. Gallagher and T. Chen, 2009) Các công trình nghiên cứu trên đã khái quát những vấn đề lý luận về việc xây dựng hình ảnh nhân vật, tìm hiểu hình ảnh nhân vật, ảnh hƣởng của hình ảnh nhân vật đƣợc khắc họa trên truyền thông. - Các công trình nghiên cứu về hình ảnh chính trị gia, hình ảnh ngƣời nổi tiếng, hình ảnh các nhóm nghề nghiệp trên báo chí: 7 + Luận văn “Hình ảnh người nổi tiếng trên báo chí và việc hình thành hệ giá trị cho giới trẻ Việt Nam” (Lê Thị Phƣớc Thảo). Tác giả phân tích các tác động của hình ảnh ngƣời nổi tiếng đối với giới trẻ, khẳng định ý nghĩa và hiệu quả của việc sử dụng hình ảnh ngƣời nổi tiếng để xây dựng hệ giá trị cho giới trẻ; phân tích vai trò, trách nhiệm, đạo đức của nhà báo trong việc lựa chọn nhân vật nổi tiếng để phản ánh, đồng thời đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao nội dung và phƣơng thức đƣa tin, bài, hình ảnh ngƣời nổi tiếng trên hai tờ báo Tuổi Trẻ và Tiền Phong. + Luận văn “Hình ảnh chính khách Mỹ trên báo điện tử” (Nguyễn Thị Quỳnh Trang). Luận văn cung cấp những thông tin về cách thức báo chí Mỹ phản ánh hình ảnh chính khách thông qua các tác phẩm báo mạng điện tử; đánh giá những ƣu, khuyết điểm ở một nền báo chí luôn tự hào là dân chủ, khách quan; lƣu ý những điều mà ngƣời làm báo cần biết khi viết về chính khách. + Luận văn “Hình ảnh người cảnh sát giao thông trên báo điện tử Việt Nam hiện nay” (Nguyễn Thị Hải Anh). Luận văn đã chỉ ra đƣợc những thành công và hạn chế của công tác xây dựng và tuyên truyền hình ảnh ngƣời Cảnh sát giao thông trên báo điện tử; đƣa ra những giải pháp, khuyến nghị góp phần nâng cao chất lƣợng các tin, bài phản ánh hình ảnh ngƣời Cảnh sát giao thông trên báo điện tử ở Việt Nam hiện nay. + Luận văn “Hình ảnh người lao động trên báo chí Công Đoàn” (Trần Văn Vƣơng). Luận văn nhận diện, phân tích, đánh giá hình ảnh ngƣời lao động trên các tờ báo công đoàn thuộc diện khảo sát, đề xuất giải pháp nhằm phản ánh hình ảnh ngƣời lao động một cách trung thực, khách quan, đa chiều và mang tính nhân văn trên báo chí công đoàn. + Luận văn “Thông điệp về doanh nhân trên báo in dưới góc nhìn văn hóa” (Phạm Thị Là). Theo tác giả, thông điệp về những ngƣời giàu có hiến tài 8 sản của mình cho hoạt động từ thiện đã truyền cảm hứng cho công chúng, khiến chúng ta tin tƣởng vào tình thƣơng yêu con ngƣời, hƣớng tới việc xây dựng một thế giới an toàn, bình đẳng, nhân ái hơn. - Các tác phẩm báo chí viết về cố Thủ tƣớng Võ Văn Kiệt trên Báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên và Vĩnh Long giai đoạn 2008-2019. - Các công trình nghiên cứu về nhân vật chính của đề tài: + “Võ Văn Kiệt - Người Thắp Lửa”, Nhiều tác giả, Nxb. Trẻ (2010). Đây là tập hồi ký chung của những ngƣời từng có dịp tiếp xúc và làm việc cùng ông, cũng là cuốn sách đầu tiên có phần biên niên sự kiện ngắn gọn về cuộc đời và sự nghiệp của cố Thủ tƣớng từ khi ông bén duyên với cách mạng cho đến ngày ông đi xa. + “Võ Văn Kiệt – Một nhân cách lớn, Nhà lãnh đạo tài năng, Suốt đời vì nước vì dân”, Hồi ký, Nxb. Chính trị Quốc gia (2012). Sách gồm những bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc, các đồng chí lãnh đạo các bộ, ban, ngành, địa phƣơng, đơn vị, các nhà khoa học về cuộc đời, sự nghiệp của đồng chí Võ Văn Kiệt. Đặc biệt, nhiều bài viết nhận định sâu sắc về nhân cách của ông, một nhà lãnh đạo tài năng và quyết đoán, một Thủ tƣớng để lại nhiều dấu ấn khó phai mờ. + “Đồng chí Võ Văn Kiệt với Cách mạng Việt Nam”, Nhiều tác giả, Nxb. Chính trị Quốc gia (2012). Các bài viết trong sách rất đa dạng, chân thực và cảm động về cuộc đời, con ngƣời, sự nghiệp của đồng chí Võ Văn Kiệt. - Các công trình nghiên cứu về thể loại báo chí nhƣ: “Các thể ký báo chí” (Đức Dũng), “Thể loại báo chí thông tấn” (Đinh Văn Hƣờng), “Thể loại báo chí chính luận nghệ thuật” (Dƣơng Xuân Sơn), “Thể loại báo chí chính luận và Các thể loại chính luận báo chí” (Trần Quang)… Ngƣời làm báo cần nắm chắc lý luận về thể loại, bởi thể loại là công cụ giúp nhà báo sử dụng những tƣ liệu cần thiết để xây dựng một tác phẩm báo chí mang lại hiệu quả tốt hơn cho việc truyền tải thông điệp. 9 Các nghiên cứu trên là tiền đề phục vụ cho đề tài “Hình ảnh cố Thủ tƣớng Võ Văn Kiệt đối với quê hƣơng trên báo in” (Khảo sát trên các Báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên và Vĩnh Long). 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu  Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở làm rõ các khái niệm liên quan, xây dựng khung lý thuyết vấn đề nghiên cứu, luận văn phân tích việc phản ánh hình ảnh cố Thủ tƣớng Võ Văn Kiệt trên các báo thuộc diện khảo sát, những tác động xã hội nhờ xây dựng hình tƣợng một nhà lãnh đạo năng động, sáng tạo, ngƣời học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.  Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn thực hiện những nhiệm vụ sau: - Phân tích nội dung các tác phẩm báo chí trên Báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên và Vĩnh Long nhằm tìm ra tính chất của những thông điệp về hình ảnh cố Thủ tƣớng Võ Văn Kiệt mà báo chí gửi tới xã hội. Nghiên cứu hƣớng tới mục tiêu đánh giá về cách báo chí đƣa tin và bình luận về cố Thủ tƣớng, xem xét khả năng thông điệp báo chí tác động đến nhận thức, thái độ, hành vi của công chúng. - Đề xuất một số giải pháp cơ bản góp phần nâng cao chất lƣợng các bài viết về nhân vật là chính trị gia, thể hiện qua việc khai thác đề tài, tƣ liệu, kiến thức chuyên sâu. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: “Hình ảnh cố Thủ tƣớng Võ Văn Kiệt đối với quê hƣơng trên báo in” (Khảo sát trên các Báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên và Vĩnh Long)  Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tập hợp gần 1.000 bài báo về “nhà lãnh đạo kiên định và sáng tạo, một trái tim nhân hậu” đăng trên 3 báo in gồm Tuổi Trẻ, Thanh Niên 10 và Vĩnh Long. Các bài báo trong nghiên cứu đƣợc đăng tải từ năm 2008 đến năm 2019. Tất cả các bài báo có liên quan, đề cập tới cố Thủ tƣớng Võ Văn Kiệt trong khoảng thời gian lấy mẫu đều đƣợc lựa chọn. Kết quả phân tích định lƣợng nội dung đƣợc giải thích và minh họa bởi dữ liệu định tính. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu  Phƣơng pháp luận + Cơ sở lý luận báo chí truyền thông.  Phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Luận văn sử dụng các nguồn tƣ liệu đã đƣợc công bố để làm cơ sở khoa học cho vấn đề nghiên cứu. - Phƣơng pháp nghiên cứu thông điệp qua báo in: Thu thập, xử lý, phân tích các thông điệp về cố Thủ tƣớng Võ Văn Kiệt trên các ấn phẩm báo in thuộc diện khảo sát. - Phƣơng pháp nghiên cứu lịch sử: Thông qua các nguồn tƣ liệu để nghiên cứu và tái hiện trung thực bức tranh quá khứ về cuộc đời, sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nƣớc của cố Thủ tƣớng Võ Văn Kiệt theo đúng trình tự thời gian và không gian nhƣ từng diễn ra, đồng thời đặt quá trình đó trong mối quan hệ tác động qua lại với các nhân tố liên quan khác. - Phƣơng pháp phỏng vấn sâu: Tác giả tiến hành phỏng vấn sâu những ngƣời từng tiếp xúc, làm việc với cố Thủ tƣớng Võ Văn Kiệt để tìm hiểu những việc làm vì dân, vì nƣớc của ông trong từng hoàn cảnh cụ thể ở địa phƣơng, cũng nhƣ cái tình mà ông dành cho họ và cái tình mà họ dành cho ông. - Phƣơng pháp thống kê: Thống kê những vấn đề có liên quan đến các bài viết về cố Thủ tƣớng trên các báo khảo sát. 11 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Luận văn góp phần hệ thống hóa và làm rõ vai trò, chức năng của báo chí; việc xây dựng hình ảnh con ngƣời, đặc biệt là những ngƣời có sức ảnh hƣớng lớn, trên báo chí; tác động của báo chí đối với cộng đồng. Luận văn sẽ giúp những biên tập viên, phóng viên phụ trách mảng thời sự, văn hóa trên các báo có những thông tin hữu ích khi viết về chính khách. Còn với chính khách, trong chừng mực nào đó, luận văn có thể trở thành nguồn tài liệu tham khảo trong việc xây dựng hình ảnh cá nhân khi tiếp xúc với báo chí và công chúng. Tác giả cũng hy vọng luận văn sẽ khơi nguồn cảm hứng cho những đề tài nghiên cứu tiếp theo về cố Thủ tƣớng Võ Văn Kiệt. Bởi tầm vóc của ông về chính trị đối với đất nƣớc, khu vực và thế giới; công lao của ông trong kháng chiến và kiến quốc; tình cảm của ông trong lòng các tầng lớp nhân dân; cùng nhiều khía cạnh khác cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu, tổng kết, khái quát, tôn vinh, và ghi nhận đầy đủ. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài Lời cảm ơn, Mục lục, Danh mục các chữ viết tắt, Danh mục các bảng biểu, Phần mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, đề tài đƣợc thể hiện thành 3 chƣơng, gồm: Chƣơng 1: Hình ảnh chính khách trên báo chí – Những vấn đề lý luận và thực tiễn Chƣơng 2: Hình ảnh cố Thủ tƣớng Võ Văn Kiệt đối với quê hƣơng trên báo in Chƣơng 3: Thành công và hạn chế của báo chí khi xây dựng hình ảnh cố Thủ tƣớng Võ Văn Kiệt và bài học kinh nghiệm 12 Chƣơng 1: HÌNH ẢNH CHÍNH KHÁCH TRÊN BÁO CHÍ – NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài 1.1.1. Hình ảnh cá nhân và truyền thông hình ảnh cá nhân trên phương tiện truyền thông đại chúng 1.1.1.1. Hình ảnh cá nhân Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, GS. Hoàng Phê chủ biên, Nxb. Đà Nẵng (2003), hình ảnh đƣợc định nghĩa là hình ngƣời, vật, cảnh tƣợng thu đƣợc bằng khí cụ quang học (nhƣ máy ảnh) hoặc để lại ấn tƣợng nhất định và tái hiện đƣợc trong trí. Cá nhân, cũng theo Từ điển Tiếng Việt, là ngƣời riêng lẻ, phân biệt với tập thể hoặc xã hội. Hình ảnh cá nhân (hay thƣơng hiệu cá nhân) là khái niệm do học giả ngƣời Mỹ Tom Peters lần đầu tiên đề cập vào năm 1997. Hình ảnh cá nhân thể hiện thông qua hình thể, trang phục, tác phong, ngoại hình, sự hiện diện trên truyền thông truyền thống và truyền thông số và các lĩnh vực hƣớng đến một nhận diện và ấn tƣợng (hình ảnh) độc nhất, đáng nhớ và khác biệt với phần còn lại trong cộng đồng. Xây dựng hình ảnh cá nhân là diễn trình và quản trị hình ảnh chính mình, nói cách khác đó là quá trình xây dựng hệ giá trị của bản thân và chứng minh những giá trị đó là đúng đắn. 1.1.1.2. Truyền thông hình ảnh cá nhân trên phương tiện truyền thông đại chúng - Truyền thông Trong cuốn “Truyền thông đại chúng và phát triển xã hội” (Nxb. Chính trị Quốc gia, 2008), PGS.TS Lê Thanh Bình quan niệm: Truyền thông trong tiếng Anh hiện đại (Communication) để chỉ sự truyền đạt, thông báo, tuyên truyền, quảng bá thông tin. Đó là quá trình trao đổi 13 thông điệp giữa các thành viên hay các nhóm ngƣời trong xã hội nhằm đạt đƣợc sự hiểu biết lẫn nhau, để từ đó chia sẻ ý tƣởng hay hành động vì một mục đích nhất định. Truyền thông đại chúng (Mass Media) là hoạt động chuyển giao các thông tin có tính phổ biến trong xã hội một cách rộng rãi, công khai, thông qua các phƣơng tiện truyền thông đại chúng. Ngày nay, thông qua các phƣơng tiện truyền thông đại chúng nhƣ báo in, đài, Internet, báo điện tử…, đông đảo công chúng trong xã hội không chỉ nhận đƣợc các thông điệp, mà xu hƣớng tƣơng tác cũng mạnh hơn, nghĩa là công chúng ngày càng tham gia nhiều hơn vào quá trình tạo ra các sản phẩm thông tin từ các phƣơng tiện truyền thông nói trên. Truyền thông vừa là điều kiện vừa là yêu cầu đòi hỏi khách quan của quá trình phát triển xã hội loài ngƣời; lại vừa chịu sự tác động, thúc đẩy trực tiếp trong từng bƣớc trƣởng thành, tiến bộ của nhân loại [4, tr.8]. Còn PGS.TS Đinh Văn Hƣờng, trong cuốn “Cơ sở lý luận báo chí truyền thông” (Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2011) thì cho rằng: Truyền thông là một quá trình liên tục trao đổi hoặc chia sẻ thông tin, tình cảm, kỹ năng nhằm tạo sự liên kết lẫn nhau để dẫn tới sự thay đổi trong hành vi và nhận thức [27, tr.12]. Ngoài ra còn có các quan niệm khác về truyền thông có thể kể đến nhƣ: o Truyền thông là quá trình truyền thông tin có nghĩa giữa các cá nhân với nhau. o Truyền thông là quá trình trong đó một cá nhân (ngƣời truyền tin) truyền những thông điệp với tƣ cách là những tác nhân kích thích (thƣờng là những ký hiệu ngôn ngữ) để sửa đổi hành vi của những cá nhân khác (ngƣời nhận tin). o Truyền thông xảy ra khi thông tin đƣợc truyền từ nơi này đến nơi khác. 14 o Truyền thông không phải đơn thuần là sự chuyển tải các thông điệp bằng ngôn ngữ xác định và có ý định trƣớc mà bao gồm tất cả các quá trình trong đó con ngƣời gây ảnh hƣởng, tác động đến một ngƣời khác. o Truyền thông là quá trình trao đổi thông điệp giữa các thành viên hay các nhóm ngƣời trong xã hội nhằm đạt sự hiểu biết lẫn nhau. - Đại chúng Theo quan điểm của nhà xã hội học H. Blunner, đại chúng bao gồm những ngƣời thuộc mọi thành phần xã hội, bất kể địa vị, nghề nghiệp, trình độ học vấn hay tầng lớp xã hội nào. Các thành viên của đại chúng thƣờng cô lập nhau xét về mặt không gian, không ai biết, mà cũng không có sự tƣơng tác hay những mối quan hệ gì gắn bó với nhau (khác với những khái niệm nhƣ “cộng đồng” hay “hiệp hội”). Đặc điểm nữa của đại chúng là hầu nhƣ không có hình thức tổ chức gì, hoặc nếu có thì cũng rất lỏng lẻo, và do đó khó có thể tiến hành một hoạt động chung nào. - Truyền thông đại chúng Truyền thông đại chúng là một hiện tƣợng xã hội ngày càng chi phối sâu sắc và toàn diện đến mọi tiến trình và lĩnh vực của đời sống xã hội. Do tác động và chi phối đến số đông nên truyền thông đại chúng đƣợc hiểu theo nhiều quan niệm khác nhau, tùy theo sự cảm nhận và góc độ tiếp cận. Theo PGS. TS. Phạm Thành Hƣng, khái niệm truyền thông đại chúng đƣợc hiểu nhƣ là tổng thể các phƣơng thức và phƣơng tiện thông tin có lƣợng địa chỉ tiếp nhận lớn và công nghệ truyền phát hiện đại. PGS. TS. Mai Quỳnh Nam cho rằng, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển các phƣơng tiện truyền thông đại chúng để các kênh này trở thành một trong những bộ phận quan trọng nhất của hệ thống xã hội hiện đại. Nó tạo nên sự phụ thuộc và liên kết xã hội không chỉ trong khu vực quốc gia mà cả trên 15 phạm vi quốc tế. Nhiều nhà nghiên cứu khác thì định nghĩa truyền thông đại chúng là một hoạt động nhờ đó mà các thông điệp do nhiều ngƣời sản xuất đƣợc truyền đạt đến đông đảo ngƣời nhận. Sự khác biệt cơ bản giữa truyền thông và truyền thông đại chúng là số lƣợng công chúng tiếp nhận thông tin và thời gian thông tin, nhƣng sự khác nhau về số lƣợng của hàng triệu ngƣời tiếp nhận đã trở thành sự khác nhau về chất lƣợng. Tuy nhiên, truyền thông đại chúng cũng có khi đông đảo công chúng tiếp nhận thông tin ngay lập tức, đồng thời với thời điểm xảy ra sự kiện nhƣ các chƣơng trình truyền hình, phát thanh trực tiếp… cũng có khi các cá nhân tiếp nhận thông tin lại diễn ra trong một khoảng thời gian khá dài nhƣ với phim ảnh, thậm chí hàng thế kỷ nhƣ với các cuốn sách. - Các phương tiện truyền thông đại chúng Các phƣơng tiện truyền thông đại chúng (Mass Media hay Mass Communication) bao gồm sách, báo, phát thanh, truyền hình, phim tài liệu, báo điện tử… Các phƣơng tiện truyền thông đại chúng là một kênh của truyền thông, là một kênh quan trọng và có hiệu quả nhất của quá trình truyền thông [27, tr.12-13]. Nhƣ vậy, truyền thông hình ảnh cá nhân trên các phƣơng tiện truyền thông đại chúng có thể hiểu là quá trình thông tin để tạo ấn tƣợng về chủ thể trong suy nghĩ, tâm trí ngƣời khác, tạo dựng niềm tin về chủ thể đó. 1.1.2. Chính khách và truyền thông hình ảnh chính khách trên phương tiện truyền thông đại chúng 1.1.2.1. Chính khách Trong Từ điển Tiếng Việt, chính khách, hay chính trị gia, đƣợc định nghĩa là ngƣời hoạt động chính trị chuyên nghiệp có tiếng tăm nhất định. Ở các ngôn ngữ khác, nhƣ tiếng Trung giản thể, chính khách là 政客,tiếng Anh, politician, tiếng Pháp, politicien/politicienne, tiếng Nga, политик. Tất cả đều 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất