Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hiệu quả sử dụng một số loại thức ăn của cá tra (pangasianodon hypophthalmus) cỡ...

Tài liệu Hiệu quả sử dụng một số loại thức ăn của cá tra (pangasianodon hypophthalmus) cỡ 60g

.PDF
46
179
139

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN NGUYỄN VĂN CHIẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG MỘT SỐ LOẠI THỨC ĂN CỦA CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) CỠ 60g LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2009 1 LỜI CẢM TẠ Qua thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến: Quý thầy cô trong khoa thủy sản- Trường đại học Cần Thơ đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong thời gian qua. Đây sẽ là hành trang vô cùng vững chắc giúp tôi vững bước vào đời. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Trần Thị Thanh Hiền đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên, truyền đạt cho tôi nhiều kinh nghiệm quý báu và lời khuyên chân thành trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Xin gởi lời cảm ơn chân thành đến anh Nguyễn Hoàng Đức Trung đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và truyền đạt cho tôi những kinh nghiệm quý báu trong quá trình thực tập. Xin được gởi lời cám ơn đến các anh chị lớp cao học k14, k15, các bạn lớp Nuôi trồng thủy sản liên thông khóa 2 đã gắn bó và giúp đỡ tôi để đề tài được hoàn thiện. Xin chân thành cảm ơn! 2 TÓM TẮT Đề tài “Hiệu quả sử dụng một số loại thức ăn của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) cỡ 60g” được thực hiện nhằm tìm ra được loại thức ăn có giá thành phù hợp hơn mà đảm bảo cá phát triển tốt. Thí nghiệm được bố trí gồm 4 nghiệm thức tương ứng là 4 loại thức ăn gồm: Thức ăn tự chế (TATC), thức ăn chế biến 1 (TACB 1), thức ăn chế biến 2 (TACB 2), thức ăn công nghiệp (TACN), được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại, mật độ bố trí ban đầu là 20con/m2 và trong điều kiện các yếu tố môi trường (nhiệt độ, pH, oxy hòa tan, ammonia) thích hợp cho sự phát triển của cá, cho cá ăn đủ no và ăn 2 lần/ngày. Qua 8 tuần thí nghiệm tỷ lệ sống ở các nghiệm thức khá cao (97,5– 99,7%). Tốc độ tăng trưởng (SGR và DWG) ở nghiệm thức TACB 2 (2,05%/ngày và 2,32g/ngày ) cao nhất, kế đến là TACB 1 (1,95%/ngày và 2,15g/ngày) còn thấp nhất là ở nghiệm thức TATC (1,38%/ngày và 1,28g/ngày) và TACN (1,47%/ngày và 1,39g/ngày). Hàm lượng đạm trong cơ thể cá sau thí nghiệm thấp nhất là ở nghiệm thức TACB 1 (12,9%) và cao nhất là TACB 2 (13,9%) đồng thời không có sự khác biệt (p>0,05) với các nghiệm thức thí nghiệm. Hàm lượng lipid thấp nhất là ở nghiệm thức TATC (7,74%) và khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) với nghiệm thức thức ăn khác. Tro của cá sau thí nghiệm dao động từ 2,44–2,86% và cũng không khác biệt với các nghiệm thức trong thí nghiệm. Hệ số thức ăn (FCR) thấp nhất (1,39) ở TACB 2 và cao nhất khi sử dụng TATC (2,67), nhưng hiệu quả sử dụng protein (PER) của TATC (3,51) là cao nhất còn của TACB 2 là thâp nhất (2,17). Giá thành của thức ăn thấp nhất là TATC (6.625đ/kg) nhưng có FCR cao nhất nên chi phí thức ăn cho 1kg cá tăng trọng cũng tương đối cao (9.678đ/kg). Mặc dù TACN có FCR thấp hơn của TATC nhưng do giá thành thức ăn quá cao (8.200đ/kg) nên chí phí cho 1kg cá tăng trọng là cao nhất (13.284đ/kg). Còn TACB 1 có giá thành cao hơn TATC nhưng FCR thấp hơn nên chi phí cho 1kg cá tăng trọng là thấp nhất (8.820đ/kg). 3 NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Luận văn đã được báo cáo ngày 20 tháng 05 năm 2009, tại khoa thủy sản- Trường đại học Cần Thơ và được chỉnh sửa lại đúng theo góp ý của hội đồng. Cán bộ hướng dẫn: Ts. Trần Thị Thanh Hiền 4 MỤC LỤC Lời cảm tạ ........................................................................................................i Tóm tắt........................................................................................................... ii Mục lục ......................................................................................................... iii Danh sách bảng ...............................................................................................v Danh sách hình........................ ......................................................................vi Danh mục từ viết tắt ......................................................................................vii Phần 1: Đặt vấn đề ..........................................................................................1 1.1 Giới thiệu. .................................................................................................1 1.2 Mục tiêu của đề tài ....................................................................................1 1.3 Nội dung của đề tài....................................................................................2 Phần 2: Tổng quan tài liệu...............................................................................3 2.1 Đặc điểm sinh học cá tra............................................................................3 2.1.1 Hệ thống phân loại..................................................................................3 2.1.2 Đặc điểm dinh dưỡng .............................................................................3 2.1.3 Đặc điểm sinh trưởng .............................................................................4 2.2 Nhu cầu dinh dưỡng của cá Tra .................................................................4 2.2.1 Nhu cầu Protein và acid amin .................................................................4 2.2.2 Nhu cầu về Carbohydrate (Chất bột đường)............................................7 2.2.3 Nhu cầu Lipid (chất béo) ........................................................................8 2.2.4 Nhu cầu năng lượng................................................................................9 2.2.5 Nhu cầu Vitamin ..................................................................................10 2.2.6 Nhu cầu về chất khoáng........................................................................12 2.3 Tình hình sử dụng thức ăn tự chế và thức ăn công nghiệp trong nuôi cá tra ......................................................................................................................13 .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... Phần 3: Vật liệu và phương pháp nghiên cứu.................................................15 3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài .....................................................15 3.2 Vật liệu Nghiên cứu.................................................................................15 3.2.1 Vật liệu thí nghiệm ...............................................................................15 5 3.2.2 Hệ thống thí nghiệm .............................................................................15 3.2.3 Nguồn cá thí nghiệm.............................................................................16 3.2.4 Thức ăn thí nghiệm...............................................................................16 3.3 Phương pháp nghiên cứu .........................................................................17 3.3.1 Bố trí thí nghiệm...................................................................................17 3.3.2 Phương pháp làm thức ăn .....................................................................18 3.3.3 Chăm sóc và quản lý.............................................................................18 3.3.4 Phương pháp thu thập, tính toán và xử lý số liệu...................................19 3.3.5 Xử lý số liệu .........................................................................................21 Phần 4: Kết quả và thảo luận .........................................................................22 4.1 Kết quả theo dõi các chỉ tiêu môi trường .................................................22 4.2 Thành phần hóa học của thức ăn sử dụng thí nghiệm...............................24 4.3 Tỷ lệ sống của cá sau thí nghiệm .............................................................25 4.4 Tốc độ sinh trưởng của cá........................................................................26 4.5 Hệ số thức ăn, hiệu quả sử dụng protein ..................................................28 4.6 Thành phần hóa học của cá trước và sau thí nghiệm ................................29 4.7 Chi phí cho 1 kg cá tăng trọng .................................................................31 4.8 Màu sắc của thịt cá ..................................................................................32 Phần 5: Kết luận và đề xuất ...........................................................................33 5.1 Kết luận...................................................................................................33 5.2 Đề xuất....................................................................................................33 Tài liệu tham khảo.........................................................................................34 Phụ lục ..........................................................................................................36 6 Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Giới thiệu Cá tra (Pangasianodon hypothalamus) là đối tượng quan trọng của nghề nuôi cá nước ngọt vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), đặc biệt là ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long… Năm 2003, sản lượng nuôi của Đồng bằng sông Cửu Long là 670.562 tấn chiếm 63,6% sản lượng cả nước 1.038.575 tấn (Nguyễn Thanh Phương và Trần Thị Thanh Hiền, 2006). Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2008) diện tích nuôi cá tra của ĐBSCL là 6.160 ha với sản lượng nuôi đạt 1.128.000 tấn, theo báo cáo của Bộ Thủy sản hàng năm thì ĐBSCL chiếm đến 2/3 giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong cả nước góp phần nâng cao thu nhập và thay đổi nền kinh tế đất nước. Từ việc gia tăng diện tích người nuôi còn nâng cao mật độ và thường cho cá ăn bằng thức ăn công nghiệp do khả năng chủ động và thành phần dinh dưỡng cao, ổn định, cá nhanh lớn, giảm tác động xấu đến môi trường nhưng giá thành cao và chi phí thức ăn rất tốn chiếm 77,7% chi phí sản xuất (Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2004) làm ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của người nuôi đó là một trong những khó khăn lớn của nghề nuôi cá tra hiện nay. Vì vậy trong nghề nuôi cá thâm canh thì thức ăn là khâu quan trọng quyết định hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi đặc biệt trong tình hình tiêu thụ cá tra không ổn định như hiện nay thì việc giảm giá thành sản xuất là một khâu rất quan trọng giúp người nuôi có thể có lãi. Xuất phát từ thực tế đó vấn đề được đặt ra hiện nay là làm thế nào tìm ra được một loại thức ăn có giá thành thấp mà vẫn đảm bảo cá tăng trưởng tốt, góp phần làm giảm chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận là cho người nuôi. Vì thế đề tài “Hiệu quả sử dụng một số loại thức ăn của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) cỡ 60g” được thực hiện là vấn đề cần thiết. 1.2 Mục tiêu của đề tài Đánh giá hiệu quả sử dụng một số loại thức ăn của cá tra cỡ 60g, nhằm tìm ra được công thức thức ăn có giá thành thấp nhưng đảm bảo cá tăng trưởng tốt. Từ đó khuyến cáo việc sử dụng hợp lý nguồn thức ăn góp phần mang lại hiệu quả sản xuất cho người nuôi. 7 1.3 Nội dung của đề tài So sánh hiệu quả sử dụng của các loại thức ăn khác nhau lên sự tăng trưởng, tỷ lệ sống của cá tra. Đánh giá ảnh hưởng của một số loại thức ăn lên thành phần hóa học của cá tra. Đánh giá hiệu quả chi phí thức ăn/kg cá tăng trọng. 8 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Đặc điểm sinh học cá tra 2.1.1 Hệ thống phân loại Theo Robert và Vidthayanon (1991), cá tra thuộc: Ngành: Chordata Lớp: Osteichthyes Bộ: Siluriformes Họ: Pangasiidae Giống: Pangasianodon Loài: Pangasianodon hypophthalmus, Sauvage 1878. 2.1.2 Đặc điểm dinh dưỡng Cá tra là loài ăn tạp thiên về động vật. Trong tự nhiên cá có thể ăn được mùn bã hữu cơ, rể cây thủy sinh, rau quả, tôm tép, cua, côn trùng, ốc và cá (Nguyễn Văn Kiểm, 2004). Cá nuôi trong ao sử dụng được các loại thức ăn khác nhau như cá tạp, thức ăn viên, cám, tấm, rau muống,…Thức ăn có nguồn gốc động vật sẽ giúp cá lớn nhanh hơn (Dương Nhựt Long, 2003). Khi ương nuôi trên bể chúng có thể sử dụng nhiều loại thức ăn khác nhau như: ấu trùng Artermia, trùn chỉ, Moina, Rotifer, thức ăn chế biến... Tuy nhiên, cho cá bột ăn ấu trùng Artermia và trùn chỉ thì tỉ lệ sống cao và sinh trưởng của cá tốt nhất (Lê Thanh Hùng, 2000). Theo Phạm Văn Khánh (2000), khi phân tích thức ăn trong ruột cá đánh bắt ngoài tự nhiên, thành phần thức ăn được tìm thấy như bảng 2.1. Bảng 2.1 Thành phần thức ăn trong dạ dày cá tra ngoài tự nhiên Loại thức ăn Tỷ lệ (%) Nhuyễn thể 35,4% Cá 31,8% Côn trùng 18,2% Thực vật thượng đẳng 10,7% 9 2.1.3 Đặc điểm sinh trưởng Cá tra có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, cỡ nhỏ cá tăng nhanh về chiều dài. Cá tra bột hết noãn hoàng có chiều dài trung bình 1–1,1 cm, sau 14 ngày ương đạt 2–2,3 cm và trọng lượng là 0,34g (Trần Thanh Xuân, 1994, trích bởi Lưu Thanh Tùng, 2008). Cá ương trong ao sau 2 tháng đó đạt chiều dài 10–12 cm (14–15 gam). Cá nuôi trong ao đất cung cấp đầy đủ thức ăn sau 6 tháng nuôi đạt khối lượng 1–1,2kg/con. Từ khỏang 2,5 kg trở đi, mức tăng khối lượng nhanh hơn so với tăng chiều dài cơ thể. Cỡ cá trên 10 tuổi trong tự nhiên (ở Campuchia) tăng trọng rất ít. Cá tra trong tự nhiên có thể sống trên 20 năm, cỡ cá lớn nhất đã gặp dài 1,8m (Nguyễn Văn Trọng, 1989 trích dẫn bởi Phạm Văn Khánh, 2000). Trong ao nuôi vỗ cá bố mẹ cho đẻ đạt tới 25 kg ở cá 10 năm tuổi (Dương Nhựt Long, 2003). 2.2 Nhu cầu dinh dưỡng của cá tra 2.2.1 Nhu cầu protein và acid amin Protein là thành phần chất hữu cơ chính của cơ thể động vật thủy sản, chiếm khoảng 60–75% khối lượng khô của cơ thể (Trần Thị Thanh Hiền, 2004). Nó là thành phần chủ yếu xây dựng cấu trúc cơ thể. Vì vậy khi thức ăn không cung cấp đủ nhu cầu protein cá sẽ chậm lớn, ngừng tăng trưởng hoặc giảm trọng lượng. Ngược lại, thức ăn được cung cấp quá nhiều protein thì protein dư không được cơ thể hấp thu để tổng hợp protein mới mà sử dụng để chuyển hóa thành năng lượng hoặc thải ra ngoài làm giảm hiệu quả sử dụng thức ăn, tăng giá thành sản xuất không cần thiết. Nhu cầu protein của động vật thủy sản thường lớn hơn động vật trên cạn. Nhu cầu protein của cá dao động trong khoảng 25–55%, trung bình 30% (Trần Thị Thanh Hiền, 2004). Theo Dương Nhựt Long (2003), thức ăn có hàm lượng protein thích hợp cho giai đoạn nuôi thịt cá tra dao động từ 18–28%. Những loài cá ăn tạp hay ăn thực vật có nhu cầu protein khoảng 25–35%, thấp hơn nhu cầu protein của các loài cá ăn động vật với nhu cầu khoảng 40–52% (Bảng 2.2) Bảng 2.2 So sánh nhu cầu protein của các loài cá Cá ăn tạp Hay ăn thực vật Cá chép Ấn Độ Cá chép Cá rô phi Cá măng biển Cá nheo Mỹ Nhu cầu Protein (%) 25 – 28 30 – 35 28 – 35 23 – 27 25 – 35 Cá ăn động vật nước ngọt hay nước mặn Cá vược Cá chẽm Cá mú Cá lóc Cá chình (Nguồn: Lê Thanh Hùng. 2008) 10 Nhu cầu protein (%) 43 – 52 40 – 52 45 – 50 50 – 52 45 - 50 Động vật thủy sản còn nhỏ tốc độ tăng trưởng nhanh nên cần mức protein cao hơn so với cá lớn. Và nhu cầu protein tối ưu cho cá tra (2–3g) là 38% từ nguồn protein là bột cá và bột đậu nành (Trần Thị Thanh Hiền, 2004), mức protein thích hợp cho cá tra và cá basa (5–6g) là 27,8% và 32,2% (Lê Thanh Hùng, 2000). Nhu cầu protein của động vật thủy sản ở giai đoạn sinh sản sẽ cao hơn so với giai đoạn sinh trưởng (Trần Thị Thanh Hiền, 2004). Theo Phuong (1998) nhu cầu protein trên cá basa giống cỡ nhỏ (16,4– 6,9g) là 41,6% cao hơn so với cỡ cá lớn hơn (75,4–81,3g) là 34,3%. Protein tối ưu trong thức ăn của cá Tra là 32% và cá Ba sa là 28% (Bảng 2.3) Bảng 2.3. Nhu cầu protein (ước tính) trong khẩu phần cho tăng trưởng cao nhất của cá giống một số loài cá (Theo Lê Thanh Hùng, 2008) Loài Nguồn protein Nhu cầu protein (ước tính) (%) Cá nheo Mỹ Tra Basa Cá chép Cá Rô phi (Blue) Cá Rô phi (Nile) Cá Rô phi (Zilii) Trứng Bột cá Bột cá Bột mì lát Bột mì lát và albumin của trứng Bột mì lát Bột mì lát 32-36 32a 28b 40 34 30 35 Do động vật thủy sản có khả năng sử dụng năng lượng biến dưỡng từ nguồn protein trong thức ăn nên nhu cầu protein của chúng có khả năng giảm khi mức năng lượng trong thức ăn tăng lên. Nhưng nếu thức ăn giàu năng lượng thì hạn chế sự tiêu thụ thức ăn của động vật thủy sản vì chúng sẽ ngừng bắt mồi khi thỏa mãn nhu cầu năng lượng. Chính vì vậy, protein tối ưu cho động vật thủy sản ảnh hưởng bởi tỷ lệ tối ưu giữa protein và năng lượng (Trần Thị Thanh Hiền, 2004). Nhu cầu protein tối ưu của một loài nào đó phụ thuộc nguồn nguyên liệu làm thức ăn (tỉ lệ protein và năng lượng, thành phần acid amin và độ tiêu hóa protein), giai đoạn phát triển của cơ thể, các yếu tố bên ngoài khác. 11 Bảng 2.4 Nhu cầu protein của một số loài cá da trơn (Trần Thị Thanh Hiền, 2004) Loài cá Trọng lượng (g) Cá nheo Mỹ I. punctatus 7g 69g Cá trê trắng C. batrachus Cá trê phi C. gariepinus Cá lăng M. nemurus 0,1g Cá tra bần P. kunyit Cá tra P. hypophthalmus Cá basa P. bocourti 40g 25,9 10 2-8 14-22 2-3 5-6 2-3 5-6 Cá hú P. conchophilus 16-17 75-81 2-3 6,5 Protein Nguồn protein tối ưu Tác giả (%) Đạm trứng gà 32-36 Garling, 1976 Bột thịt, bột 26-32 Robinson, 1999 huyết, bột xương Bột cá + đậu 30 Chuapochu, 1987 nành Casein + Arg, 30-40 Henken et al., Met 1986 Practical 42 Khan và ctv., 1996 29,6 Aizam, 1983 Bột cá 40 Phương và ctv., 35 2000 Bột cá/bột đậu 38 Hiền và ctv., 2004 nành Bột cá 32,2 Hùng và ctv., 2000 Bột cá/bột đậu 35 Hiền và ctv., 2004 nành Bột cá 27,8 Hùng và ctv., 2000 Bột cá/bột huyết 36,7 Phuong,1998 (2:1) 34,9 Bột cá/bột đậu 48 Hiền và ctv., 2004 nành Bột cá 37,9 Liêm và ctv., 2000 Khi nói đến protein, người ta không chỉ quan tâm đến hàm lượng của nó trong thức ăn mà còn chú ý đến các acid amin tham gia cấu tạo nên protein (đặc biệt là thành phần và tỉ lệ các acid amin thiết yếu trong protein). Chính vì vậy, nhu cầu protein nói một cách chính xác hơn đó là nhu cầu acid amin. Ngoài nhiệm vụ chính là cấu tạo nên protein, chúng còn là tiền chất của một số sản phẩm trao đổi chất khác. Có 2 loại acid amin: thiết yếu và không thiết yếu. Trong đó nhu cầu về acid amin thiết yếu được nghiên cứu nhiều vì cá không thể tổng hợp được chúng mà phải lấy từ thức ăn. Ngoài cá nheo Mỹ đã được nhiều tác giả nghiên cứu về nhu cầu acid amin, các loài cá trơn khác, đặc biệt là giống Pangasius rất ít hoặc không có tài liệu công bố về lĩnh vực này. Tuy nhiên, một số tác giả cho rằng các loài cá trơn khác cũng có nhu cầu acid amin tương tự như cá nheo Mỹ (Trần Văn Nhì, 2005). 12 Bảng 2.5 Nhu cầu từng loại acid amin của cá nheo Mỹ và cá trê Phi Acid amin (% của đạm) Cá nheo Mỹ Cá trê Phi Arginine 4,3 4,3 Histidine 1,5 1,5 Isoleusine 1,5 1,5 Leusine 1,5 1,5 Lysine 5,1 5,7 Methionine + Cystine 2,3 3,3 (Nguồn: NRC, 1993) Cá nheo Mỹ cần 10 acid amin thiết yếu (EAA) như các loài cá khác (Bảng 2.6). Khẩu phần ăn thiếu acid amin khiến cá chậm tăng trưởng, hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) cao. Lysine là acid amin thường bị thiếu hụt nhất trong nguyên liệu làm thức ăn cho cá da trơn,cho đến nay tính đối kháng của lysine – arginine trong khẩu phần thức ăn của cá da trơn vẫn chưa được chứng minh (Robinson et al., 1981 trích bởi Bạch Thị Quỳnh Mai, 2008). Cá nheo Mỹ có khả năng sử dụng hiệu quả lysine và methionine (tổng hợp, dạng tinh thể). Bảng 2.6 Nhu cầu acid amin của cá (% protein trong thức ăn) Acid amin Arginine Histidine Isoleucine Leucine Lysine Methionine Phenylalanine Threonine Tryptophan Valine Cá 3,3 – 5,9 1,5 – 2,5 2,2 - 3,0 3,3 – 3,9 4,0 – 6,2 2,0 – 3,0 5,0 – 6,0 2,0 – 5,0 0,5 – 1,0 2,5 – 4,0 Cá nheo Mỹ giống 4,3 1,5 2,6 3,5 5,1 2,3 5,0 2,0 0,5 3,0 (Nguồn: NRC, 1993) 2.2.2 Nhu cầu carbohydrate (chất bột đường) Carbohydrate được sử dụng như là nguồn năng lượng chính cho việc điều hoà thân nhiệt cuả cơ thể. Duy trì các chức năng sống, tăng trưởng, hoạt động, sinh sản và sản xuất. Là nguyên liệu ban đầu để chuyển hóa ra chất béo, cung cấp khung cacbon để tạo nên các acid amin không thiết yếu và nhiều chất khác trong cơ thể động vật. 13 Carbohydrate được xem là nguồn nguyên liệu cung cấp năng lượng rẻ tiền nhất cho động vật thủy sản. Khi hàm lượng carbohydrate thích hợp sẽ làm giảm giá thành thức ăn mà vẫn đảm bảo được sự tăng trưởng của cá. Khả năng sử dụng carbohydrate các loài cá khác nhau, trong đó tính ăn là khâu quyết định đến khả năng sử dụng carbohydrate của chúng. Những loài ăn tạp, thực vật có khả năng sử dụng carbohydrate tốt hơn loài ăn động vật (Trần Thị Thanh Hiền, 2004). Theo Nguyễn Thanh Phương (1998) thì cá basa (Pangasius bocourti) cá khả năng sử dụng carbohydrat rất tốt, có thể đến 40–46,2%, mức carbohydrat thích hợp nhất là 35,5%. Kết quả này phù hợp với kết quả của Lê Thanh Hùng (2000), cá basa sử dụng carbohydrat tốt ở mức 40%, trong khi đó cá tra chỉ có 20%. Độ tiêu hoá carbohydrate phụ thuộc rất lớn vào luợng thức ăn hàng ngày, và tỷ lệ cellulose trong thức ăn, cùng một loại thức ăn, khi gia tăng lượng thức ăn hàng ngày thủy sản có khuynh hướng giảm độ tiêu hoá do khi tăng lượng thức ăn, tốc độ thức ăn qua ống tiêu hoá nhanh và nhiều nên khả năng tiêu hoá của cá sẽ giảm Kết quả nghiên cứu của Trần Thị Thanh Hiền (2004) về khả năng sử dụng carbohydrate trên 3 loài cá tra, basa, hú ở giai đoạn nhỏ cho thấy khả năng sử dụng carbohydrat là khác nhau giữa các loài cá với nhau. Bảng 2.7 Kết quả sử dụng chất bột đường của 3 loài cá Loài cá Cá hú Cá tra Cá basa Trọng lượng cá thí Carbohydrate cho cá tăng trưởng tốt nghiệm (g) (%) 5,1 35 2,9 30 – 45 5,13 20 – 45 Nhiều công trình nghiên cứu kết luận rằng, thành phần carbohydrate nhiều trong thức ăn sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiêu hoá của cá không những đối với chính sự tiêu hoá carbohydrat mà còn làm giảm sự tiêu hoá protein (Cowey, 1972 and Shimeno, 1979 trích bởi Lưu Thanh Tùng, 2008). 2.2.3 Nhu cầu lipid (chất béo). Lipid không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng tốt nhất cho động vật thủy sản mà còn là nguồn cung cấp các acid béo, phospholipid, sterol. Năng lượng rất cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật 14 Lipid được dự trữ trong gan, cơ và các dạng mô mỡ bao quanh thành ruột, lipid trong thức ăn có độ tiêu hóa cao trung bình 85–90%. Acid béo có chuỗi carbon dài và độ bão hòa cao thì càng khó được tiêu hóa. Các loài cá trơn có thể sử dụng lipid trong thức ăn với hàm lượng khá cao. Cá nheo Mỹ vẫn tăng trưởng tốt ở mức lipid 15% hoặc hơn (Wilson và Morcau, 1996 trích bởi Bạch Thị Quỳnh Mai, 2008). Tuy nhiên, khi hàm lượng lipid trong thức ăn quá nhiều sẽ làm mỡ tích lũy nhiều trong thịt cá, ảnh hưởng đến chất lượng cá, hơn nữa hàm lượng lipid còn ảnh hưởng đến độ bền chặc của viên thức ăn, khó bảo quản. Do đó, Wilson et al.,1996 (trích bởi Bạch Thị Quỳnh Mai, 2008) đề nghị mức chất béo thích hợp trong thức ăn của cá nheo Mỹ là từ 5–6%. Theo Nguyễn Thanh Phương (1998) cá basa cho ăn 7,7% chất béo tăng trưởng tốt nhất và cá giảm tăng trưởng khi lipid từ 11,3– 20,8%. Khi nghiên cứu về nhu cầu lipid của cá tra, Trần Thị Thanh Hiền (2004) đề nghị mức sử dụng tối đa chất béo trong thức ăn của cá tra là 4–8%. Hàm lượng lipid trong thức ăn nuôi cá Tra, Ba sa thương phẩm ít khi vượt quá 7%. 2.2.4 Nhu cầu năng lượng Năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động sống của cơ thể. Được cung cấp từ thức ăn hay những nguồn dự trữ năng lượng của cơ thể. Động vật thủy sản là một trong những động vật chuyển hóa năng lượng từ thức ăn để xây dựng cơ thể hiệu quả nhất (Trần Thị Thanh Hiền, 2004), do động vật thủy sản là động vật biến nhiệt và sống trong môi trường nước, có khả năng thải trực tiếp amonia ra môi trường ngoài (85% tổng số N2 thải ra)... nên ít tiêu hao năng lượng để duy trì thân nhiệt, cho sự duy trì thăng bằng cơ thể và vận động, không phải tốn năng lượng để chuyển hóa amonia thành ure hay acid uric,.... Năng lượng lấy từ thức ăn bị mất khoảng 1/3 do quá trình bài tiết (trong phân, những phần không tiêu hóa được, nước tiểu và bài tiết qua mang), 1/3 năng lượng dùng cho các hoạt động của cơ thể và 1/3 còn lại dùng cho sinh trưởng. Các giá trị này thay đổi tùy thuộc vào mức độ cho ăn và khả năng tiêu hóa thức ăn của cá (Trần Thị Thanh Hiền, 2004). Năng lượng không phải là chất dinh dưỡng, năng lượng được giải phóng ra bởi phản ứng oxy hóa carbohydrate, lipid, acid amin trong quá trình biến dưỡng. Cá cần năng lượng để duy trì sự sống và tăng trưởng. Nhu cầu năng lượng thực sự của cá rất khó xác định mà người ta dựa vào tỉ lệ năng lượng và đạm tối ưu. Theo Dương Thúy Yên (2000), tỉ lệ P/E của một số loài cá da trơn khác cũng tương đương với cá nheo Mỹ, từ 20–30 mg protein/KJ. 15 Nhu cầu năng lượng thô trong thức ăn cá trơn được Trần Thị Thanh Hiền (2004) đề nghị là 2750–3100 kcal/kg. Đối với nhiều loài cá, tỷ lệ protein tiêu hóa/năng lượng tiêu hóa (DP/DE ) để đạt mức tăng trọng tối đa là: 81–117 mg/kcal, tỷ lệ DP/DE quá cao sẽ dẫn tới việc tích lũy mỡ với một lượng lớn trong cơ thể cá. Năng lượng tiêu hóa để cá catfish tăng trưởng tối đa: 8,5–10 kcal/g (Lovell, 1989, Robinson and Li, 1996 trích bởi Bạch Thị Quỳnh Mai, 2008). Bảng 2.8 Tỷ lệ Protein/năng lượng tối ưu của một số loài cá Loài cá Cá nheo Mỹ Cá Tra Cá Basa Cá Rô phi Cá chép Protein tiêu hóa (%) Năng lượng tiêu hóa (%) 22,2 28,8a 27,0 27,0 24,4a 32* 28* 30 31,5a 2,33 3,07a 2,78 3,14 3,05a 2,90 2,90a Protein tiêu hóa/ Năng lượng tiêu Trọng lượng hóa (g) (mg/kcal) 95 526 94 34 97 10 86 266 81 600 77,8** 15 60,2** 20 103 50 108 20 a Protein và năng lượng tiêu hóa được ước tính từ thành phần nguyên liệu thức ăn. *CP (protein thô); **CP/GE (protein thô/năng lượng thô) 2.2.5 Nhu cầu vitamin Ngày nay trong nuôi trồng thuỷ sản vitamin được xem là một yếu tố dinh dưỡng quan trọng. Sự thiếu hụt vitamin lâu dài sẽ dẫn đến sự xuất hiện các triệu chứng bệnh lý. Nhu cầu vitamin khác nhau ở mỗi loại thuỷ sản, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tập tính dinh dưỡng, khả năng sinh tổng hợp vitamin, điều kiện chế biến và bảo quản vitamin, điều kiện nuôi dưỡng, điều kiện sinh lý của cá, chất kháng vitamin hiện diện trong thức ăn. Mặc dù chiếm một lượng nhỏ (1–2%) trong thức ăn nhưng chúng có vai trò quyết định trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. Khả năng tổng hợp vitamin của động vật thủy sản là rất kém hoặc không có. Chính vì vậy việc bổ sung vitamin vào trong thức ăn là cần thiết và thường xuyên. Dựa vào đặc tính hòa tan mà vitamin được chia thành 2 nhóm: Nhóm vitamin tan trong nước như: B1, B2, B6, B12, pantothenic acid, PP, biotin, forlic acid, và các vitamin đa lượng như cholin, inositol, vitamin C và nhóm vitamin tan trong dầu: A, D, E, K. 16 Nhu cầu vitamin A của cá nheo Mỹ là 450–900UI/kg thức ăn (Robinson, 1989 trích bởi Nguyễn Hữu Yến Nhi, 2006). Theo Butthep et al.,(1985) là 1000–2000mg/kg (trích bởi Lưu Thanh Tùng, 2008). Sự khác biệt trên có thể là do nhu cầu vitamin nói riêng và nhu cầu về các chất dinh dưỡng nói chung của cá bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như tình trạng sinh lý của cá (kích cỡ, tuổi cá, tốc độ tăng trưởng, giai đoạn thành thục), các tác nhân môi trường (nhiệt độ, chất lượng nước, bệnh) và thành phần của thức ăn thí nghiệm. Ngoài cá nheo Mỹ, các đối tượng cá trơn khác rất ít được nghiên cứu về nhu cầu vitamin (Dương Thúy Yên, 2000). Tuy nhiên, có thể xem nhu cầu vitamin của cá nheo Mỹ cũng tương tự như các loài cá trơn khác (Wilson and Moreau, 1996 trích bởi Lưu Thanh Tùng, 2008). Bảng 2.9 Nhu cầu vitamin tan trong chất béo của Cá nheo Mỹ, cá chép và cá rô phi Vitamin tan trong chất béo A, IU/kg D, IU/kg E, IU/kg K, IU/kg Cá nheo Mỹ 1.000-2.000 500 50 R Cá Chép 4.000 NT 100 NT Cá Rô phi NT NT 50 NT NT: chưa kiểm tra (Nguồn: NRC, 1993) Bảng 2.10 Nhu cầu vitamin tan trong nước của Cá nheo Mỹ, cá chép và cá rô phi Vitamin tan trong nước Cá nheo Mỹ Cá Chép Cá Rô phi 9 15 14 R 400 R 1,5 1 3 NR 50 7 30 28 NR 500 1 NR 0,54 6 440 R 6 10 NT NR NT NT NT NT NT NT 50 Riboflavin, mg/kg Pantothenic acid, mg/kg Niacin, mg/kg Vitamin B12, mg/kg Choline, mg/kg Biotin, mg/kg Folate, mg/kg Thiamin, mg/kg Vitamin B6, mg/kg Myo inositol, mg/kg Vitamin C, mg/kg R: có nhu cầu nhưng hàm lượng chưa được xác định ; NR, không thấy có nhu cầu trong điều kiện thí nghiệm; NT: chưa thử nghiệm. (Nguồn: NRC, 1993) 17 2.2.6 Nhu cầu về chất khoáng Muối khoáng là những chất vô cơ rất cần thiết đối với cá để chúng xây dựng nên cấu trúc bộ xương của cơ thể và giúp duy trì cân bằng áp suất thẩm thấu giữa dịch cơ thể với môi trường ngoài. Đối với động vật hiện nay người ta xác định 6 nguyên tố khoáng đa lượng, và 16 nguyên tố vi lượng là cần thiết cho cơ thể động vật (Trần Thị Thanh Hiền, 2004). Đến nay người ta đã xác định được 11 nguyên tố cần thiết cho cá trơn bao gồm 4 khoáng đa lượng (Ca, Mg, P, K) và 7 khoáng vi lượng (Fe, Pb, Cu, Mn, I, Co, Se). Cá có thể hấp thu một số muối khoáng từ môi trường ngoài. Theo Robinson (1986) (trích bởi Dương Thúy Yên, 2000) cá nheo Mỹ có thể hấp thu canxi từ môi trường nước đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Dương Thúy Yên (2000) cho biết trong một số nguyên liệu làm thức ăn cho cá trơn có nhiều magie, natri, kali và chloride cung cấp đủ nhu cầu. Riêng Canxi và Phospho thường được bổ sung vào thức ăn với tỉ lệ 1:1 hoặc 2:1. Để tránh hiện tượng thiếu muối khoáng, các nhà sản xuất và nghiên cứu thường bổ sung premix khoáng với lượng từ 1–3% trong thức ăn. Do đặc điểm cá có khả năng hấp thu muối khoáng từ môi trường ngoài nên rất khó xác định nhu cầu muối khoáng của cá, đặc biệt là các khoáng vi lượng. Bảng 2.11 Nhu cầu khoáng đa lượng của cá nheo Mỹ, cá chép và cá rô phi Khoáng đa lượng Calcium(%) Clor, (%) Magne, (%) Phosphor, (%) Kali, (%) Cá nheo Mỹ Cá Chép Cá Rô phi R R 0.04 0.45 R NT NT 0.05 0.6 NT R NT 0.06 0.5 NT R: có nhu cầu nhưng hàm lượng chưa được xác định ; NT: chưa thử nghiệm. (Nguồn: NRC, 1993) 18 Bảng 2.12 Nhu cầu khoáng vi lượng của Cá nheo Mỹ, cá chép và cá rô phi Khoáng vi lượng Cá nheo Mỹ Cá Chép Cá Rô phi 5 1.1E 30 2.4 20 0.25 3 NT 150 13 30 NT R NT NT R 20 NT Đồng, mg/kg Iod, mg/kg Sắt, mg/kg Mangan, mg/kg Kẽm, mg/kg Selen, mg/kg NT: chưa thử nghiệm; E: ước lượng. (Nguồn: NRC, 1993) 2.3 Tình hình sử dụng thức ăn tự chế và thức ăn công nghiệp trong nuôi nuôi cá tra Thức ăn tự chế được sử dụng chủ yếu nhằm tận dụng được nguồn nguyên liệu rẻ tiền sẵn có ở địa phương, giảm giá thành sản xuất và tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Trong đó, Ấn Độ là nước sử dụng một lượng lớn thức ăn tự chế khoảng 165.000 tấn để nuôi cá chép và Nepal là 4.000 tấn (Phan Thị Thanh Trúc, 2005). Ở Châu Á, nghề nuôi cá da trơn phát triển mạnh và tập trung vào một số quốc gia như Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Nepal, Malaysia,..(Phan Thị Thanh Trúc, 2005). Các quốc gia này đã tận dụng những nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương mình để phối trộn công thức thức ăn. Trong đó bột cá, cá tạp, cám gạo, phụ phẩm từ các nhà máy chế biến thủy sản,… được sử dụng phổ biến ở nhiều quốc gia (Phan Thị Thanh Trúc, 2005). Theo số liệu thống kê, lượng thức ăn tự chế được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản ở châu Á vào năm 1990 chiếm 71% trong tổng lượng thức ăn và đến năm 2000 tỉ lệ này dự đoán có thể chỉ còn 62%. Qua đó cho thấy rằng thức ăn công nghiệp ngày càng được sử dụng phổ biến song song với quá trình thâm canh hóa ngày càng cao, việc khó quản lý về môi trường nuôi, dịch bệnh và thiếu tính ổn định đã làm cho thức ăn tự chế không còn phù hợp theo xu thế phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững. Trong những năm qua diện tích nuôi cá tra không ngừng được tăng lên, từ đó đã làm cho nhu cầu về thức ăn cũng tăng theo. Tuy nhiên, tùy theo mô hình và địa phương nuôi mà các loại thức ăn sử dụng cũng khác nhau. Thức ăn tự chế được sử dụng phổ biến ở Long Xuyên và Châu Đốc, trong khi đó ở khu vực Cần Thơ-Vĩnh Long thì hầu hết hộ nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp ở cả 2 hình thức nuôi là trong ao 76,1% và trong bè là 100% (Lê Thanh Hùng và Huỳnh Phạm Việt Huy, 2006). Mặc dù thức ăn tự chế 19 được sử dụng là chính nhưng người nuôi vẫn sử dụng thức ăn công nghiệp trong khoảng một tháng cuối của vụ nuôi nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm (Lê Thanh Hùng và Huỳnh Phạm Việt Huy, 2006). Nếu thức ăn công nghiệp được sử dụng chủ yếu ở loại hình nuôi ao thì trong nuôi bè có sự kết hợp giữa thức ăn công nghiệp và thức ăn tự chế. Khoảng 76,1% ao nuôi ở Cần Thơ –Vĩnh Long sử dụng thức ăn công nghiệp, còn ở Long Xuyên là 50% (Lê Thanh Hùng và Huỳnh Phạm Việt Huy, 2006). Điều này chứng tỏ rằng thức ăn công nghiệp ngày càng được chấp nhận và thay thế dần thức ăn tự chế khi mà những hạn chế của thức ăn tự chế dễ gây ô nhiễm môi trường, khó quản lý dịch bệnh. Tuy nhiên, trong thực tế sản xuất người nuôi ở một số địa phương vẫn sử dụng kết hợp cả 2 loại thức ăn này trong quá trình nuôi. Điều này được thể hiện rõ ở Long Xuyên, trong hình thức nuôi ao tỉ lệ hộ nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp là 50%, còn ở hình thức nuôi bè sử dụng thức ăn tự chế kết hợp với thức ăn công nghiệp là 86,7%. Theo Trần Văn Nhì (2005), mô hình nuôi bè ít sử dụng thức ăn công nghiệp, chỉ sử dụng thức ăn này trong 3–4 tuần đầu trước khi chuẩn bị cho các công việc tự chế biến thức ăn. Như vậy nhìn chung thức ăn tự chế vẫn đóng một vai trò quan trọng trong nuôi cá tra, basa trong bè và góp phần làm giảm giá thành sản xuất, theo kết quả nghiên cứu của Lê Thanh Hùng và Huỳnh Phạm Việt Huy (2006) cho thấy thức ăn viên chiếm tỷ lệ cao nhất trên tổng chi phí nuôi bè 84,5% so với 78,8% của thức ăn tự chế. Tỷ lệ phối chế thức ăn biến động tùy theo khả năng của nông hộ, giá thành của nguyên liệu và của cả sản phẩm. Vì thế chất lượng của thức ăn tự chế có sự biến động lớn và thường không ổn định do giá cả nguồn nguyên liệu không ổn định kết hợp với quá trình bảo quản kéo dài nên dễ làm mất chất lượng của thức ăn. Mặt khác, thức ăn tự chế thường có độ ẩm lớn hơn 40% (Trần Văn Nhì, 2005) nên mau phân hủy trong nước và làm bẩn nước, giảm hiệu quả sử dụng thức ăn. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng