Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hiệu quả phòng trị bệnh thối củ gừng do vi khuẩn ralstonia solanacearum gây ra c...

Tài liệu Hiệu quả phòng trị bệnh thối củ gừng do vi khuẩn ralstonia solanacearum gây ra của một số loại nông dược và vi khuẩn vùng rễ

.PDF
58
966
69

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG VŨ XUÂN THẮNG HIỆU QUẢ PHÒNG TRỊ BỆNH THỐI CỦ GỪNG DO VI KHUẨN RALSTONIA SOLANACEARUM GÂY RA CỦA MỘT SỐ LOẠI NÔNG DƯỢC VÀ VI KHUẨN VÙNG RỄ Luận văn tốt nghiệp Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT Cần Thơ, 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG Luận văn tốt nghiệp Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT Đề tài: HIỆU QUẢ PHÒNG TRỊ BỆNH THỐI CỦ GỪNG DO VI KHUẨN RALSTONIA SOLANACEARUM GÂY RA CỦA MỘT SỐ LOẠI NÔNG DƯỢC VÀ VI KHUẨN VÙNG RỄ Giáo viên hướng dẫn: TS. Trần Vũ Phến Sinh viên thực hiện: Vũ Xuân Thắng Lớp: BVTV, khóa 35 MSSV: 3096963 Cần Thơ, 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT Chứng nhận luận văn tốt nghiệp kỹ sư Bảo vệ Thực vật với đề tài: “HIỆU QUẢ PHÒNG TRỊ BỆNH THỐI CỦ GỪNG DO VI KHUẨN RALSTONIA SOLANACEARUM GÂY RA CỦA MỘT SỐ LOẠI NÔNG DƯỢC VÀ VI KHUẨN VÙNG RỄ” do sinh viên Vũ Xuân Thắng thực hiện Kính trình lên hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp Cần Thơ, ngày tháng Cán bộ hướng dẫn TS. Trần Vũ Phến năm TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Bảo vệ Thực vật với tên: “HIỆU QUẢ PHÒNG TRỊ BỆNH THỐI CỦ GỪNG DO VI KHUẨN RALSTONIA SOLANACEARUM GÂY RA CỦA MỘT SỐ LOẠI NÔNG DƯỢC VÀ VI KHUẨN VÙNG RỄ” Do sinh viên Vũ Xuân Thắng thực hiện và bảo vệ trước hội đồng Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Luận văn tốt nghiệp hội đồng đánh giá ở mức: ............................................................ DUYỆT KHOA Cần Thơ, ngày tháng Chủ tịch Hội Đồng năm LƯỢC SỬ CÁ NHÂN Họ và tên: Vũ Xuân Thắng Năm sinh: 17/01/1991 Nơi sinh: Thạnh Đông A, Tân Hiệp, Kiên Giang Họ và tên cha: Vũ Đình Vinh Họ và tên mẹ: Vũ Thị Tân Quê quán: Thạnh Đông A, Tân Hiệp, Kiên Giang Quá trình học tập: – 1997 – 2002: học tại trường tiểu học Thạnh Đông A2. – 2002 – 2006: học tại trường THCS Thạnh Đông A2. – 2006 – 2009: học tại trường THPT Thạnh Đông. – 2009 – 2013: học tại khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Đại học Cần Thơ, chuyên ngành Bảo Vệ Thực Vật, khóa 35. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân và giáo viên hướng dẫn. Các số liệu, kết quả nghiên cứu được sử dụng trong bài luận văn là khách quan, trung thực và chưa được ai công bố trong bất kì công trình nghiên cứu khoa học nào khác trước đó. Tôi xin cam đoan các thông tin tham khảo, lược khảo sử dụng trong luận văn được ghi rõ, đầy đủ nguồn gốc./. Tác giả luận văn Vũ Xuân Thắng ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin cảm ơn những ý kiến đóng góp, sự giúp đỡ và chỉ dẫn quý báu của quý thầy cô thuộc bộ môn Bảo vệ thực vật, Bộ môn Khoa học cây trồng, Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ. Tôi xin cảm ơn những người bạn tận tình đóng góp ý kiến, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu góp phần giúp cho bài nghiên cứu được tốt hơn. Với tấm lòng biết ơn, tôi trân trọng và chân thành cảm ơn những sự giúp đỡ quý báu đó! Vũ Xuân Thắng iii MỤC LỤC Trang MỘT SỐ CHỮ CÁI VIẾT TẮT .................................................................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH ẢNH ........................................................................................................... viii TÓM LƯỢC .................................................................................................................................. ix GIỚI THIỆU .................................................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ..................................................................................... 2 1.1 Sơ lược về cây gừng............................................................................................................... 2 1.2 Sơ lược về bệnh thối củ gừng................................................................................................ 2 1.2.1 Tác nhân gây bệnh .............................................................................................................. 2 1.2.2 Triệu chứng .......................................................................................................................... 3 1.2.3 Sự lưu tồn và phát tán vi khuẩn gây bệnh ........................................................................ 4 1.3 Biện pháp phòng trị ............................................................................................................... 4 1.3.1 Thông tin một số loại thuốc trừ vi khuẩn ......................................................................... 5 1.3.2 Vi khuẩn Bacillus amyloliquefaciens .............................................................................. 7 1.3.3 Vi khuẩn Brevibacillus brevis........................................................................................... 9 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP ............................................................ 10 2.1 Phương tiện............................................................................................................................. 10 2.1.1 Thời gian và địa điểm......................................................................................................... 10 2.1.2 Vật liệu và thiết bị............................................................................................................... 10 2.2 Phương pháp thí nghiệm ........................................................................................................ 12 2.2.1 Thí nghiệm 1: Đánh giá hiệu quả đối kháng của 9 thuốc hóa học đối với vi khuẩn R. solanacearum trong điều kiện in vitro .................................................................................. 11 iv 2.2.2 Thí nghiệm 2: Đánh giá hiệu quả phòng trị của một số loại thuốc hóa học và hai loài vi khuẩn B. amyloliquefaciens, B. breivis đối với vi khuẩn R. solanacearum trong điều kiện nhà lưới ......................................................................................................................... 12 2.3 Phương pháp phân tích số liệu ............................................................................................ 15 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................................. 16 3.1 Thí nghiệm 1: Đánh giá hiệu quả đối kháng của 9 loại thuốc hóa học đối với vi khuẩn R. solanacearum trong điều kiện in vitro....................................................................... 16 3.2 Thí nghiệm 2: Đánh giá hiệu quả phòng trị bệnh thối củ gừng do vi khuẩn R. solanacearum gây ra của hai loại thuốc hóa họcvà hai loài vi khuẩn B. amyloliquefaciens, B. brevis trong điều kiện nhà lưới ........................................................ 18 3.2.1 Chỉ tiêu phản ánh diễn biến bệnh...................................................................................... 18 3.2.2 Chỉ tiêu phản ánh sinh trưởng............................................................................................ 28 CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................................. 36 4.1 Kết luận.................................................................................................................................... 36 4.2 Đề nghị..................................................................................................................................... 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................ 37 PHỤ CHƯƠNG ............................................................................................................................. … v MỘT SỐ CHỮ CÁI VIẾT TẮT AV-125 Nghiệm thức xử lý Avalon 8WP ở thể tích xử lý 125 ml AV-250 Nghiệm thức xử lý Avalon 8WP ở thể tích xử lý 250 ml AV-83 Nghiệm thức xử lý Avalon 8WP ở thể tích xử lý 83 ml BA-125 Nghiệm thức xử lý B. amyloliquefaciens ở thể tích xử lý 125 ml BA-250 Nghiệm thức xử lý B. amyloliquefaciens ở thể tích xử lý 250 ml BA-83 Nghiệm thức xử lý B. amyloliquefaciens ở thể tích xử lý 83 ml BR-125 Nghiệm thức xử lý B. brevis ở thể tích xử lý 125 ml BR-250 Nghiệm thức xử lý B. brevis ở thể tích xử lý 250 ml BR-83 Nghiệm thức xử lý B. brevis ở thể tích xử lý 83 ml ISR Induced systemic resistance L1-125 Loại thuốc 1 ở thể tích xử lý 125 ml L1-250 Loại thuốc 1 ở thể tích xử lý 250 ml L1-83 Loại thuốc 1 ở thể tích xử lý 83 ml L2-125 Loại thuốc 2 ở thể tích xử lý 125 ml L2-250 Loại thuốc 2 ở thể tích xử lý 250 ml L2-83 Loại thuốc 2 ở thể tích xử lý 83 ml NSXL1 Số ngày sau khi xử lý thuốc hoặc vi khuẩn đối kháng lần 1. ST-125 Nghiệm thức xử lý Starner 20WP ở thể tích xử lý 125 ml ST-250 Nghiệm thức xử lý Starner 20WP ở thể tích xử lý 250 ml ST-83 Nghiệm thức xử lý Starner 20WP ở thể tích xử lý 83 ml VKĐK Vi khuẩn đối kháng VKGB Vi khuẩn gây bệnh. vi DANH MỤC CÁC BẢNG Ký hiệu Tên bảng Trang 2.1 Một số loại thuốc phòng trừ vi khuẩn 11 2.2 Các nghiệm thức 13 2.3 Thang đánh giá cấp bệnh 14 3.1 Bán kính vành khăn vô khuẩn của 9 loại thuốc hóa học đối với vi khuẩn 17 R. solanacearum TT13.2 3.2 Mật số vi khuẩn R. solanacearum ở các lần 1,2,3 20 3.3 Diễn biễn tỷ lệ bệnh (%) qua các thời điểm 22 3.4 Diễn biễn chỉ số bệnh (%)qua các thời điểm 24 3.5 Tổng thể tích xử lý thuốc hoặc vi khuẩn dối kháng cho từng nghiệm thức 26 3.6 Số chồi gừng qua các thời điểm 29 3.7 Trọng lượng trung bình các củ gừng tại thời điểm kết thúc thí nghiệm 30 3.8 Đánh giá hiệu quả chi phí của các loại thuốc và vi khuẩn đối kháng 32 vii DANH MỤC HÌNH ẢNH Ký hiệu Tên hình Trang 1.1 Khuẩn lạc vi khuẩn R. solanacearum trên một số loại môi trường 3 1.2 Mô tả sự phát triển của vi khuẩn R. solanacearum làm vít tắc mạch dẫn 3 2.1 Cách bố trí khoanh giấy tẩm thuốc trên đĩa petri 12 3.1 Bán kính vành khăn vô khuẩn của 9 loại thuốc hóa học đối với vi khuẩn 16 R. solanacearum TT 13.2 ở thời điểm 1 ngày 3.2 Đối chứng tại thời điểm 22 NSXL1 21 3.3 Mô tả số chồi gừng chết từng cụm do vi khuẩn R. solanacearum gây ra 27 viii Vũ Xuân Thắng. 2012. “Hiệu quả phòng trị bệnh thối củ trên cây gừng do vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây ra của một số loại nông dược và vi khuẩn vùng rễ”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Bảo vệ thực vật, Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn TS. Trần Vũ Phến. TÓM LƯỢC Bệnh thối củ trên gừng do vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây ra là một bệnh phổ biến, có tốc độ lây lan, phát triển nhanh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và rất khó phòng trị. Nhiều loại thuốc hóa học có công dụng phòng trừ vi khuẩn được sử dụng nhưng không mang lại hiệu quả cao. Mục tiêu nghiên cứu thứ nhất của đề tài “Hiệu quả phòng trị bệnh thối củ trên cây gừng do vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây ra của một số loại nông dược và vi khuẩn vùng rễ” là đánh giá hiệu quả của một số loại thuốc hiện bán trên thị trường có công dụng phòng trừ vi khuẩn trong điều kiện in vitro. Mục tiêu thứ hai là chọn ra hai loại thuốc có hiệu quả đối kháng mạnh nhất và hai loài vi khuẩn vùng rễ được ghi nhận có khả năng đối kháng với R. solanacearum tiến hành thí nghiệm trong điều kiện nhà lưới trên những bao gừng đã bị nhiễm bệnh ở mức độ cấp 1 (theo thang đánh giá của Swetha Priya và ctv (2007); Kavitha và Thomas (2008)) với nguồn bệnh có sẵn trong đất ở 3 thể tích với mức độ xử lý khác nhau: tưới 250 ml, tưới 125 ml và tưới 83 ml (không cố định số lần xử lý khi diễn biến bệnh có xu hướng tăng) để tìm ra loại thuốc (hoặc loài vi khuẩn) hoặc cách xử lý hiệu quả và có chi phí thấp nhất. Tiêu chí đánh giá hiệu quả chi phí phụ thuộc vào hiệu quả kỹ thuật, trọng lượng trung bình củ gừng/nghiệm thức, số lần xử lý của các nghiệm thức và giá thị trường hiện hành của các loại thuốc (hoặc vi khuẩn đối kháng). Kết quả khảo sát 9 loại thuốc: Starner 20WP, Avalon 8WP, Lobo 8WP, Captivan 400WP, Marthian 90SP, Caligold 20WP, Anti-XO 200WP, Visen 20SC và Actinovate 1SP trong điều kiện in vitro: 5 loại thuốc được ghi nhận có hiệu quả đối kháng là Starner 20WP, Avalon 8WP, Lobo 8WP, Captivan 400WP và Marthian 90SP, trong đó 3 loại thuốc là Starner 20WP, Avalon 8WP và Captivan 400WP có hiệu quả cao nhất; 4 loại thuốc Caligold 20WP, Anti-XO 200WP, Visen 20SC và Actinovate 1SP không có hiệu quả. Trong điều kiện nhà lưới, Starner 20WP, Avalon 8WP, B. amyloliquefaciens và B. brevis đều cho hiệu quả nhưng không khác biệt, hai thể tích xử lý là 250 ml và 83 ml cho hiệu quả cao hơn so với xử lý 125 ml do có tổng thể tích xử lý lớn hơn. Khả năng kiểm soát bệnh của hai loại thuốc và vi khuẩn vùng rễ là 44-58% cho thấy hiệu lực phòng trị của thuốc hoặc vi khuẩn vùng rễ sử dụng không đủ để kiểm soát được bệnh khi cây gừng đã bị nhiễm. Vì vậy, thực hiện các biện pháp ngăn ngừa là rất quan trọng. Xét về hiệu quả chi phí, sử dụng thể tích xử lý 83 ml với số lần xử lý cao có chi phí thấp hơn so với thể tích 250 ml với số lần xử lý thấp. Cụ thể, chi phí sử dụng Avalon 8WP thấp hơn Starner 20WP và vi khuẩn B. amyloliquefaciens thấp hơn vi khuẩn B. brevis. ix GIỚI THIỆU Sau một thời gian suy thoái vì giá cả sụt giảm và thất thu năng suất lớn khiến nhiều nông hộ trồng gừng lao đao, giá gừng thương phẩm trên thị trường nông sản lại gia tăng đột biến, mở ra cho người trồng gừng nhiều cơ hội mới so với canh tác các cây trồng khác … (Văn Phương, Cơ hội hốt bạc từ cây gừng) Mấy năm trở lại đây, diện tích gừng trồng có năm tăng rất nhanh nhưng cũng có năm giảm xuống mức kỷ lục. Thực tế cho thấy, cây gừng không kén đất, ít tốn công chăm sóc, yêu cầu phân bón không quá cao, giá cả trên thị trường lại khá tốt,… nhưng thời gian từ khi trồng đến khi thu hoạch lại khá dài (khoảng 5-8 tháng) và trong khoảng thời gian đó xuất hiện nhiều loại bệnh gây hại như bệnh thối củ gừng, héo vàng, đốm lá, … Trong đó, bệnh thối củ gừng là một vấn đề nan giải đối với người nông dân. Bệnh xuất hiện và lây lan rất nhanh, ban đầu là một vài gốc sau đó là một khoảng lớn diện tích lớn, nhiều loại thuốc hóa học không mang hiệu quả phòng trừ cao. Nhiều người nông dân trồng gừng lâu năm đúc kết: trồng gừng giống như có chu kỳ, cứ 2 năm trúng thì lại 3 năm thất. Cây gừng dường như chỉ thích nghi với vùng đất mới mà trước đó chưa ai canh tác cây gừng? Dưới góc độ nghiên cứu, bệnh thối củ trên cây gừng do loài vi khuẩn Ralstonia solanacearm gây ra. Những “vùng đất mới” mầm bệnh không có hoặc đã có nhưng chưa có kí chủ phù hợp, sau một thời gian canh tác loại cây trồng là kí chủ, tiềm năng bộc phát và phát tán dịch bệnh là rất lớn. Đất trồng trọt hạn chế, chi phí thuê đất trồng mới cao, chi phí phòng trị bệnh hại lớn nhưng không mang lại hiệu quả như mong muốn, chọn giống kháng bệnh là một hướng đi đúng nhưng khó áp dụng do chi phí đầu tư cao (Nguyễn Trọng Cần, 2007), người nông dân đang đắn đo suy nghĩ trước cơ hội làm giàu … Từ vấn đề thực tiễn trên, đề tài “Hiệu quả phòng trị bệnh thối củ trên cây gừng do vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây ra của một số loại nông dược và vi khuẩn vùng rễ” được tiến hành nhằm tìm hiểu, đánh giá lại hiệu quả phòng trị của một số loại thuốc hiện có trên thị trường có công dụng phòng trị vi khuẩn và khả năng ứng dụng một số loài vi khuẩn vùng rễ trong phòng trị bệnh này. 1 CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.1 Sơ lược về cây gừng Cây gừng thuộc bộ Zingiberales, họ Zingiberaceae Lindley, loài Zingiber officinaleRosc. Thân rễ (củ) của gừng chứa 2-3% tinh dầu với các thành phần chủ yếu là: anpha-camphen, beta-phelandren, một cacbua là zingiberen, một rượu sesquitecpen,... Ngoài ra, nó còn chứa các chất nhựa dầu (5%), chất béo (3,7%), tinh bột và các chất cay như: zingeron, zingerola và shogaola (Võ Văn Chi, 2005). Cây gừng phát triển tốt trong khí hậu ấm và ẩm ướt, không chịu được úng (Ravindran và Nirmal Babu, 2005), là cây ưa sáng nhưng có khả năng chịu bóng nên thường được trồng trong bao, tận dụng đất trống trong các vườn cây ăn trái. Cây gừng cho năng xuất cao, thường được sử dụng làm gia vị, làm thuốc và trong công nghiệp bánh kẹo. 1.2 Sơ lược về bệnh thối củ gừng 1.2.1 Tác nhân gây bệnh Bệnh thối củ gừng do vi khuẩn Ralstonia solanacearum race 4 gây ra (Paret, 2008), thuộc lớp Betaproteobacteria, họ Ralstoniaceae (CPC, 2007). – Hình thái – Cấu tạo Vi khuẩn Gram âm (-), cơ thể hình que, hai đầu hơi tròn, kích thước vi khuẩn khoảng 0,5-1,5 µm, chuyển động nhờ có lông roi ở một đầu (1-3 roi). – Sinh trưởng – Phát triển R. solanacearum là vi khuẩn hiếu khí, pH thích hợp dao động trong khoảng rộng 6-8, nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển từ 25-30 oC. Trên môi trường Kelman (1954) hay môi trường King’s B, khuẩn lạc VKGB màu trắng nhẵn bóng, nhờn (vi khuẩn có tính độc gây bệnh). Nếu khuẩn lạc VKGB chuyển sang màu nâu, bề mặt nhăn nheo là isolate vi khuẩn mất tính độc (nhược độc) (Vũ Triệu Mân, 2007). Để phát hiện dòng vi khuẩn có tính độc thông thường 2 hay dùng môi trường chọn lọc TZC, trên môi trường này vi khuẩn phân lập nếu có tính độc sẽ có khuẩn lạc ở giữa màu hồng, ngoài rìa màu trắng. Hình 1.1. Khuẩn lạc vi khuẩn R. solanacearum trên một số loại môi trường. A. Môi trường King’s B (Burgess và ctv., 2009). B. Môi trường CPG (không có tính độc ở trên, có tính độc ở dưới), C. Môi trường TZC (nguồn hình B và C: Champoiseau). Tính gây bệnh của dòng R. solanacearum được quyết định bởi các gen độc HRP (Vũ Triệu Mân,2007). Vi khuẩn R. solanacearum sau khi xâm nhiễm vào bên trong cây trồng, len lỏi bên trong các mô mạch, sinh trưởng , sinh sản và gia tăng mật số. Trong quá trình sinh trưởng, chúng tiết ra các các enzym như pectinase, cellulase phân hủy mô, sinh ra các độc tố ở dạng exopolysaccarit (EPS) và lipopolysacrit (LPS) vít tắc mạch dẫn cản trở sự vận chuyển nước và nhựa cây,chất khoáng dẫn tới cây héo nhanh chóng. EPS được tổng hợp ra nhờ có nhóm gen eps.A, eps.B và OPS (Cook và Sequeira, 1991). 1.2.2 Triệu chứng Cây nhiễm bệnh xuất hiện hiện tượng héo một cách đột ngột. Cây non bị nhiễm có thể nhanh chóng chết mà chưa kịp biểu hiện triệu chứng. Những cây già hơn có hiện tượng héo khi lá còn xanh, lá chuyển sang màu vàng duỗi thẳng ra, về sau tất cả các lá đều bị ảnh hưởng. Lá dưới vàng trước, thân bị nhũn nước và rời 3 khỏi củ. Mô dẫn nước sẫm màu, củ sậm màu hơn và xuất hiện các vùng nhũn nước chứa các túi dịch như sữa. Chất dịch ứa ra mặt cắt của củ (Nguyễn Thị Nghiêm, 2006). Cây bị chết vài ngày sau đó. Theo Trần Văn Hòa và ctv. (2000), bệnh rất khó phát hiện sớm vì vi khuẩn thường tấn công phần củ và phần non của củ, khi củ bị thối sẽ lan đến thân nhất là măng gừng. Nếu chỉ quan sát bên ngoài, triệu chứng bệnh đôi khi không biểu hiện rõ ràng, cây bị bệnh ban ngày có thể héo nhưng về chiều tối đến sáng hôm sau cây trở lại bình thường, hoặc trong môi trường thường xuyên ẩm ướt, mưa gió nhiều, thói quen tưới phun đẵm vừa tạo điều kiện cho bệnh phát triển lan rộng, vừa rất khó xác định triệu chứng bệnh. 1.2.3 Sự lưu tồn và phát tán vi khuẩn gây bệnh – Sự lưu tồn Vi khuẩn lưu tồn trong đất, trên tàn dư xác bã thực vật, và củ giống, trong đó nguồn bệnh trong đất là chủ yếu. Tùy thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm, tính chất loại đất, các yếu tố sinh vật, … mà vi khuẩn có thể có thời gian lưu tồn từ 6-7 tháng hoặc thậm chí bảo tồn sức sống lâu dài đến 5-6 năm (Vũ Triệu Mân, 2007). – Sự phát tán vi khuẩn gây bệnh Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, trời mưa gió. Nhiệt độ thích hợp nhất cho bệnh phát triển là khoảng 30 oC. Thói quen tưới phun vào các buổi chiều, tối có thể góp phần làm cho bệnh nặng hơn. Vi khuẩn gây bệnh được lan truyền từ cây này sang cây khác nhờ nước tưới, mưa gió, dụng cụ vun xới, chăm sóc cây.Vai trò của tuyến trùng Meloidogyne incognita và các loài tuyến trùng khác hoạt động trong đất, các loài nấm bệnh gây bệnh cho cây trồng, tạo vết thương tạo điều kiện cho vi khuẩn lây lan là nhân tố rất cần được chú ý và phòng ngừa (Vũ Triệu Mân, 2007). 1.3 Biện pháp phòng trị Theo Nguyễn Văn Viên và Đỗ Tấn Dũng (2003), VKGB có khả năng phân bố rộng, truyền lan trên đồng ruộng bằng nhiều con đường khác nhau, để phòng chống bệnh có hiệu quả cần phải áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp như: chọn giống khỏe, luân canh cây trồng không là ký chủ của mầm bệnh, làm tốt công tác vệ 4 sinh đồng ruộng, sử dụng phân cân đối kết hợp với phân hữu cơ. Khi bệnh nặng, nhổ bỏ cây và tiêu độc bằng nước vôi bột hoặc nước muối 15-20% (Tạ Thu Cúc, 2005). Trần Văn Hòa và ctv. (2000) cũng ghi nhận việc lên liếp cao, thoát nước tốt, bón thêm rơm rác mục, tăng độ tơi xốp, thoát nước tốt trong những ngày mưa nhiều và mức độ trồng hợp lý là những điều nên làm đối với ruộng trồng gừng. Võ Thị Bảo Trang (2009) ghi nhận xử lý chế phẩm Bio-Cure-B (chứa vi khuẩn Pseudononas fluorscens và một số vi khuẩn vùng rễ khác) bước đầu đã mang lại hiệu quả trong phòng trừ bệnh héo xanh, làm giảm 11,11% tỷ lệ cây bệnh so với đối chứng và xử lý không định kỳ có hiệu quả cao hơn so với xử lý định kỳ. Nguyễn Tất Thắng và ctv. (2011) ghi nhận Lobo 8WP có hiệu quả phòng trị cao nhất trong 5 loại thuốc thử nghiệm Lobo 8WP, Streptomycin, Cloramphenicol, Carbendazim, Validamycin đối với R. solanacearum gây bệnh trên khoai tây vùng Hà Nội. 1.3.1 Thông tin một số loại thuốc trừ vi khuẩn Thông tin một số loại thuốc đăng ký với công dụng phòng trừ vi khuẩn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2013; Phạm Văn Biên và ctv., 2010).  Thuốc Avalon 8WP Doanh nghiệp đăng ký: Công ty TNHH - TM ACP Hoạt chất: gentamicin sulfate 2% + oxytetracycline hydrochloride 6 % Hai hoạt chất này được dẫn xuất từ các chất kháng sinh như gentamicin sulfate dẫn xuất từ gentamicin và oxytetracycline hydrochloride dẫn xuất từ oxytetracycline. Đối tượng đăng ký phòng trừ: bạc lá trên lúa, đốm cành trên thanh long, đốm đen xì mủ trên xoài, héo xanh vi khuẩn trên cà chua, loét trên cam, thối quả trên thanh long và đốm sọc vi khuẩn trên lúa.  Thuốc Lobo 8WP Doanh nghiệp đăng ký: Công ty TNHH TM - DV Thanh Sơn Hóa Nông. Hoạt chất: gentamicin sulfate 2% + oxytetracycline hydrochloride 6 % Đối tượng đăng ký phòng trừ: Bạc lá, lem lép hạt trên lúa; héo xanh trên cà chua; héo xanh vi khuẩn trên dưa hấu; thối đen gân lá và thối nhũn trên bắp cải. 5  Thuốc Marthian 90SP Doanh nghiệp đăng ký: Công ty CP Nông nghiệp Thiên An Hoạt chất: oxytetracycline hydrochloride 55% + streptomycin sulfate 35% Streptomycin sulfate có dẫn xuất từ Streptomycin là kháng sinh phổ rộng có tác dụng chủ yếu đối với vi khuẩn Gram âm (-). Đối tượng đăng ký phòng trừ: trừ bệnh héo xanh trên cà chua.  Thuốc Starner 20WP Doanh nghiệp đăng ký: Công ty TNHH Sumitomo Chemical Co., Ltd. Hoạt chất: oxolinic acid 93 % Hoạt chất có hiệu quả đối với vi khuẩn gram âm (-). Đối tượng đăng ký phòng trừ: lem lép hạt, bạc lá trên lúa và thối nhũn trên bắp cải.  Thuốc Captivan 40WP Doanh nghiệp đăng ký: Công ty TNHH Thạnh Hưng Hoạt chất: bismerthiazol 200g/kg + oxolinic acid 200g/kg Hoạt chất thuộc nhóm hóa học thiadiazole. Đối tượng đăng ký phòng trừ: bạc lá trên lúa.  Thuốc Anti – XO 200WP Doanh nghiệp đăng ký: Công ty TNHH Phú Nông Hoạt chất: bismerthiazol (sai ku zuo) (min 90 %) Hoạt chất thuộc nhóm hóa học thiadiazole. Đối tượng đăng ký phòng trừ: trừ bệnh bạc lá trên lúa, loét vi khuẩn trên cam; thối đen vi khuẩn trên bắp cải; đốm lá vi khuẩn trên cà chua, đậu tương; héo xanh vi khuẩn trên ớt.  Thuốc Caligold 20WP Doanh nghiệp đăng ký: Công ty TNHH Thuốc BVTV LD Nhật Mỹ Hoạt chất: polyoxin B. Polyoxin B là một dạng của polyoxin complex, cấu tạo và tính chất như polyoxin complex. Hoạt chất được chiết xuất từ một số dòng Streptomyces và có tác động kháng sinh. Đối tượng đăng ký phòng trừ: trừ bệnh bạc lá trên lúa. 6  Thuốc Actinovate 1SP Doanh nghiệp đăng ký: Công ty TNHH Hóa Nông Lúa Vàng Hoạt chất: Streptomyces lydicus WYEC 108 Đây là một loài xạ khuẩn, trong quá trình sinh sống tiết ra chất kháng sinh tác động lên các loài nấm và vi khuẩn gây bệnh. Đối tượng đăng ký phòng trừ: trừ bệnh vàng lá, thối thân, lem lép hạt/ lúa; thán thư, mốc xám, thối nứt trái do vi khuẩn, thối thân, thối rễ trên nho, dâu tây; sương mai, phấn trắng, thán thư, nứt dây chảy nhựa trên dưa hấu, dưa chuột, bầu bí; thối nhũn do vi khuẩn, thối thân, thối rễ, phấn trắng, mốc xám, đốm vòng trên hoa cây cảnh; héo rũ do vi khuẩn, thán thư, thối củ trên khoai tây, cà chua, ớt, bắp cải; thán thư, phấn trắng, ghẻ loét, thối trái, xì mủ thân, vàng lá, thối rễ trên cây có múi, sầu riêng, xoài, nhãn, vải.  Thuốc Visen 20SC Doanh nghiệp đăng ký: Công ty CP Thuốc sát trùng Việt Nam Hoạt chất: saisentong (min 95%) Là một loại kháng sinh ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh cây. Đối tượng đăng ký phòng trừ: trừ bệnh bạc lá, vàng lá, lem lép hạt trên lúa; héo xanh trên dưa hấu, cà chua; thối nhũn trên bắp cải. 1.3.2 Vi khuẩn Bacillus amyloliquefaciens Bacillus amyloliquefaciens được phát hiện trong đất trồng bởi Fukumoto, định danh amyloliquefaciens có nguồn gốc từ khả năng tiết ra liquifying (lique) amylase (amylo) của vi khuẩn này (Fukumoto, 1943). Khoảng những năm 1940-1980, nhiều nhà vi khuẩn học tranh luận về việc B. amyloliquefaciens là một loài riêng biệt hay là một phân loài của B. subtilis. Năm 1987, một nhóm các nhà khoa học, bao gồm Priest xác lập nó như là một loài riêng biệt (Priest và ctv.,1987). B. amyloliquefaciens là vi khuẩn vùng rễ, hiếu khí, có khả năng hình thành nội bào tử, liên quan đến nâng cao năng suất cây trồng và ngăn chặn các tác nhân vi sinh vật gây bệnh cây trồng (Borris, 2011). Một số dòng Bacillus như B. amyloliquefaciens FZB42 T được biết đến có khả năng tổng hợp nhiều hoạt chất trung gian có khả năng kháng khuẩn (Chen, 2006; Chen và ctv., 2009; Koumoutsi 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan