Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê của nông hộ ở xã phú xuân, huyện krông năng, tỉ...

Tài liệu Hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê của nông hộ ở xã phú xuân, huyện krông năng, tỉnh đăk lăk

.PDF
85
416
137

Mô tả:

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU TÓM TẮT NGHIÊN CỨU NỘI DUNG ĐỀ TÀI PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ..............................................................................................10 1. Tính cấp thiết của đề tài .........................................................................................10 2. Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................11 3. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................12 4. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................12 5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................12 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................14 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SẢN XUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT CÂY CÀ PHÊ...................................................................................14 1.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................................14 1.1.1. Lý luận chung về hiệu quả kinh tế................................................................14 1.1.1.1. Khái niệm và bản chất hiệu quả kinh tế .................................................14 1.1.1.2. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế .................................................16 1.1.2. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của cây cà phê ...................................................17 1.1.2.1. Nguồn gốc, xuất xứ cây cà phê ..............................................................17 1.1.2.2. Yêu cầu về ngoại cảnh ...........................................................................19 1.1.2.3. Kỹ thuật canh tác....................................................................................21 1.1.3. Giá trị của cây cà phê....................................................................................22 1.1.3.1. Giá trị y học............................................................................................22 1.1.3.2. Giá trị kinh tế.........................................................................................22 1.1.3.3. Giá trị môi trường..................................................................................22 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất cà phê...............................................23 1.1.4.1. Nhóm nhân tố điều kiện tự nhiên ...........................................................23 1.1.4.2. Nhóm nhân tố kinh tế xã hội ..................................................................23 1.1.4.3. Nhóm nhân tố kỹ thuật ...........................................................................24 1.2 Cơ sở thực tiễn .....................................................................................................25 1.2.1 Tình hình sản xuất cà phê trên thế giới..........................................................25 1.2.2 Tình hình sản xuất cà phê trong nước............................................................26 1.2.3 Tình hình sản xuất cà phê ở tỉnh Đắk Lắk và huyện Krông Năng ................27 SVTH: Phạm Thị Hồng Phượng 3 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa 1.3. Chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển cây công nghiệp lâu năm và kinh nghiệm sản xuất cây cà phê ở một số địa phương trong nước...................................31 1.4. Hệ thống chỉ tiêu được sử dụng trong đề tài .......................................................32 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG, KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT CÂY CÀ PHÊ TẠI XÃ PHÚ XUÂN, HUYỆN KRÔNG NĂNG, TỈNH ĐĂKLĂK .......................................................................................................................................35 2.1 Đặc điểm của xã Phú Xuân, huyện Krông Năng ảnh hưởng đến sản xuất và hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê..................................................................................35 2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên ..........................................................................35 2.1.1.1 Vị trí địa lý ..............................................................................................35 2.1.1.2 Địa hình, diện mạo ..................................................................................35 2.1.1.3 Điều kiện thời tiết, khí hậu ......................................................................35 2.1.1.4 Điều kiện thủy văn .................................................................................36 2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội ..............................................................................37 2.1.2.1 Tình hình sử dụng đất đai........................................................................37 2.1.2.2 Tình hình về cơ sở hạ tầng ......................................................................38 2.1.2.3 Tình hình về dân số và lao động .............................................................40 2.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội ở địa bàn nghiên cứu ...40 2.1.3.1 Thuận lợi .................................................................................................40 2.1.3.2 Khó khăn .................................................................................................41 2.2 Thực trạng sản xuất cà phê trên địa bàn xã Phú Xuân, huyện Krông Năng. ......41 2.3 Thực trạng, kết quả và hiệu quả sản xuất cà phê của các hộ điều tra. .................43 2.3.1 Năng lực sản xuất cà phê của các nông hộ điều tra .......................................43 2.3.1.1 Tình hình cơ bản của các hộ....................................................................43 2.3.1.2 Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra.........................................45 2.3.1.3. Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các nông hộ ..............................46 2.3.2 Tình hình sản xuất cà phê của các hộ điều tra ...............................................48 2.3.2.1 Tình hình chung về sản xuất cà phê của các nông hộ điều tra. ...............48 2.3.2.2 Chi phí đầu tư cho sản xuất cà phê của các nông hộ điều tra .................50 2.3.3 Kết quả và hiệu quả sản xuất cà phê của các nông hộ điều tra......................57 2.3.3.1 Kết quả sản xuất cà phê của các nông hộ điều tra...................................57 2.3.3.2 Hiệu quả sản xuất cà phê của các hộ điều tra..........................................58 SVTH: Phạm Thị Hồng Phượng 4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa 2.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất cà phê của các nông hộ điều tra..........................................................................................................61 2.4.1 Ảnh hưởng của quy mô, diện tích trồng cà phê đến kết quả và hiệu quả sản xuất cà phê của các hộ điều tra ...............................................................................61 2.4.2 Ảnh hưởng của chi phí trung gian bình quân trên một ha đến kết quả và hiệu quả sản xuất cà phê của các hộ điều tra. .................................................................63 2.5 Tình hình tiêu thụ cà phê của các nông hộ điều tra .............................................65 2.6 Đánh giá chung về tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê của các nông hộ điều tra..66 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP........................................................68 3.1 Định hướng phát triển ..........................................................................................68 3.2 Giải pháp ..............................................................................................................69 3.2.1 Giải pháp về quy hoạch và mở rộng vùng sản xuất cà phê ...........................69 3.2.2 Giải pháp về kỹ thuật .....................................................................................70 3.2.4 Giải pháp về vốn ............................................................................................72 3.2.5 Giải pháp về thị trường ..................................................................................73 3.2.6 Giải pháp khác ...............................................................................................73 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................75 1. Kết luận ..................................................................................................................75 2. Kiến nghị ................................................................................................................77 2.1 Đối với nhà nước ..............................................................................................77 2.2. Đối với chính quyền địa phương .....................................................................77 2.3 Đối với các hộ nông dân sản xuất cà phê .........................................................78 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU NN & PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn SVTH: Phạm Thị Hồng Phượng 5 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa EE : Hiệu quả kinh tế TE : Hiệu quả kỹ thuật AE : Hiệu quả phân bổ GO : Tổng giá trị sản xuất IC : Chi phí trung gian VA : Giá trị gia tăng MI : Thu nhập hỗn hợp LN : Lợi nhuận TSCĐ : Tài sản cố định ĐVT : Đơn vị tính SL : Sản lượng DT : Diện tích DTKD : Diện tích kinh doanh KTCB : Kiến thiết cơ bản UBND : Ủy ban nhân dân LĐNN : Lao động nông nghiệp BQ : Bình quân TB : Trung bình VH : Văn hóa BVTV : Bảo vệ thực vật BQC : Bình quân chung NPV : Giá trị hiện tại ròng IRR : suất hoàn vốn nội bộ BCR : Tỷ suất thu nhập và chi phí SVTH: Phạm Thị Hồng Phượng 6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Trang Bảng 1: Diện tích, sản lượng cà phê trong nước từ 2009 – 2011..................................27 Bảng 2: Tình hình sử dụng đất đai của xã trong năm 2011...........................................37 Bảng 3: Diện tích, năng suất, sản lượng cà phê của xã Phú Xuân qua 3 năm 2009 – 2011 .....................................................................................................42 Bảng 4: Đặc trưng cơ bản của các hộ điều tra...............................................................44 Bảng 5: Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra ở xã Phú Xuân năm 2011 .......45 Bảng 6: Tình hình trang bị tư liệu sản xuất chủ yếu của các hộ điều tra ở xã Phú Xuân.....................................................................................................47 Bảng 7: Diện tích, năng suất, sản lượng cà phê của các hộ điều tra ở xã Phú Xuân năm 2011..........................................................................................................49 Bảng 8: Chi phí đầu tư cho 1ha cà phê thời kỳ kiến thiết cơ bản..................................50 Bảng 9: Tổng chi phí đầu tư cho 1 ha cà phê thời kỳ kinh doanh của các hộ điều tra ở xã Phú Xuân..................................................................................................54 Bảng 10: Kết quả sản xuất cà phê của các hộ điều tra ..................................................57 Bảng 11: Hiệu quả sản xuất cà phê của các hộ điều tra năm 2011 ...............................58 Bảng 12: Hiệu quả kinh tế của cây cà phê thông qua các chỉ tiêu dài hạn....................60 Bảng 13: Ảnh hưởng của diện tích cà phê tới kết quả và hiệu quả sản xuất cà phê tính trên 1ha đất trồng cà phê (Tính theo nhân xô)................................................62 Bảng 14: Ảnh hưởng của chi phí trung gian bình quân 1 ha đến kết quả và hiệu quả của sản xuất cà phê của các nhóm hộ điều tra. ...............................................64 Bảng 15: Tình hình tiêu thụ cà phê của các hộ điều tra. ...............................................65 SVTH: Phạm Thị Hồng Phượng 7 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Trồng trọt là một trong những ngành quan trọng của sản xuất nông nghiệp Việt Nam. Một trong những sản phẩm thu lại nhiều ngoại tệ cho đất nước chính là cà phê. Cà phê (gốc từ café trong tiếng Pháp) là một loại nước uống cao cấp. Nhu cầu đòi hỏi của người tiêu dùng vẫn không ngừng tăng lên, chưa có những sản phẩm nhân tạo được chấp nhận để thay thế cho cà phê, vì vậy việc trồng, xuất khẩu, nhập khẩu loại hàng hóa đặc biệt này vẫn có một ý nghĩa kinh tế lớn đối với nhiều nước. Tây nguyên là vùng có nhiều lợi thế, với đất đỏ Bazan rất phù hợp để trồng cây cà phê. Trong nhiều năm qua, Tây nguyên đã được Nhà nước quan tâm trong việc kahi thác tiềm năng – lợi thế của vùng, một số lĩnh vực sản xuất chiếm tỷ trọng cao và có tốc độ tăng trưởng khá so với cả nước. Với lợi thế về khí hậu, đất đai màu mỡ, Tây nguyên là vùng có tiềm năng trong việc phát triển sản xuất các cây công nghiệp lâu năm, đặc biệt là cây cà phê (chiếm 80% trên tổng diện tích cà phê cả nước). Cây cà phê đã và đang trở thành cây công nghiệp chủ lực trong công cuộc xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho nhiều hộ gia đình ở Tây nguyên. Xã Phú Xuân là một xã thuộc huyện Krông Năng, với địa hình cao nguyên tương đối bằng phẳng, xen kẽ những đồi thấp lượn sóng, nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp; đất đai, khí hậu, thời tiết khá thuận lợi cho phát triển nông nghiệp mà đặc biệt là phát triển cây cà phê. Thu nhập chính của người dân nơi đây là sản xuất cà phê, cây cà phê đã góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động, sử dụng hợp lý và đem lại hiệu quả vùng đất bazan rộng lớn này. Tuy nhiên, việc sản xuất cà phê của các nông hộ ở địa phương vẫn còn gặp nhiều khó khăn do thời tiết, thiên tai, sâu bệnh và đa phần người dân còn thiếu kiến thức,trình độ kỹ thuật chưa cao và thị trường tiêu thụ không ổn định…. Nên việc đầu tư, phát triển sản xuất cà phê chưa cao, hiệu quả sản xuất chưa ổn định qua các năm. Thị trường tiêu thụ cà phê thường xuyên biến động gây khó khăn cho việc giải quyết đầu ra, vì thế chưa đảm bảo được môi trường ổn định cho người dân yên tâm sản xuât. SVTH: Phạm Thị Hồng Phượng 8 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã chọn đề tài: “ Hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê của nông hộ ở xã Phú Xuân, huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk ” để làm khóa luận tốt nghiệp của mình.  Mục đích nghiên cứu Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về sản xuất cà phê và hiệu quả kinh tế nói chung, hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê nói riêng. - Đánh giá thực trạng sản xuất, kết quả và hiệu quả sản xuất cây cà phê trên địa bàn xã Phú Xuân, huyện Krông Năng trong những năm qua. - Phân tích nguyên nhân và các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả sản xuất cây cà phê của các hộ điều tra. Đề xuất hệ thống giải pháp, chính sách kinh tế chủ yếu, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cây cà phê của xã Xuân Phú, huyện Krông Năng trong thời gian đến.  Dữ liệu nghiên cứu - Số liệu điều tra 50 hộ trồng cà phê ở 3 hợp của xã Phú Xuân - Số liệu thứ cấp thu thập từ các tài liệu, báo cáo, website…  Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập số liệu - Phương pháp phân tổ thống kê - Phương pháp tổng hợp và phân tích kinh tế  Các kết quả mà nghiên cứu đạt được Sau một thời gian nghiên cứu, tôi thu được một số kết quả như sau: - Đánh giá được tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê của nông hộ trên địa bàn xã Phú Xuân - Đánh giá được kết quả và hiệu quả sản xuất cà phê của các nông hộ điều tra. - Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất cà phê của các nông hộ điều tra. - Xây dựng hệ thống giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ cà phê trong thời gian đến của xã Phú Xuân. SVTH: Phạm Thị Hồng Phượng 9 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là đất nước có truyền thống lâu đời về sản xuất nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp không những cung cấp lương thực, thực phẩm, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của đời sống con người, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, mà còn sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu tăng thêm nguồn thu ngoại tệ. Trồng trọt là một trong những ngành quan trọng của sản xuất nông nghiệp Việt Nam. Một trong những sản phẩm thu lại nhiều ngoại tệ cho đất nước chính là cà phê. Cà phê (gốc từ café trong tiếng Pháp) là một loại nước uống cao cấp. Nhu cầu đòi hỏi của người tiêu dùng vẫn không ngừng tăng lên, chưa có những sản phẩm nhân tạo được chấp nhận để thay thế cho cà phê, vì vậy việc trồng, xuất khẩu, nhập khẩu loại hàng hóa đặc biệt này vẫn có một ý nghĩa kinh tế lớn đối với nhiều nước. Bên cạnh đó cà phê là nguyên liệu của một số ngành công nghiệp như: bánh kẹo, sữa, rượu… Đồng thời sản phẩm phụ của cà phê là lớp thịt quả có hàm lượng đường khá và nhiều hợp chất dinh dưỡng khác nên có thể sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, phân bón. Phần vỏ trấu có thể dùng làm ván ép, nhiên liệu và làm giá thể trong trồng nấm. Hiện nay, cà phê Việt Nam được xuất khẩu qua hơn 60 nước trên thế giới, thị trường xuất khẩu của Việt Nam là Mỹ, các nước EU ( Đức, Thụy Sĩ, Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha và Italia) và các nước châu Á ( Nhật Bản, Singapoge,Trung Quốc, Philippin, Malaixia và Indonexia). Tây nguyên là vùng có nhiều lợi thế, với đất đỏ Bazan rất phù hợp để trồng cây cà phê. Trong nhiều năm qua, Tây nguyên đã được Nhà nước quan tâm trong việc kahi thác tiềm năng – lợi thế của vùng, một số lĩnh vực sản xuất chiếm tỷ trọng cao và có SVTH: Phạm Thị Hồng Phượng 10 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa tốc độ tăng trưởng khá so với cả nước. Với lợi thế về khí hậu, đất đai màu mỡ, Tây nguyên là vùng có tiềm năng trong việc phát triển sản xuất các cây công nghiệp lâu năm, đặc biệt là cây cà phê (chiếm 80% trên tổng diện tích cà phê cả nước). Cây cà phê đã và đang trở thành cây công nghiệp chủ lực trong công cuộc xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho nhiều hộ gia đình ở Tây nguyên. Đăk Lăk là một trong năm tỉnh thuộc vùng kinh tế Tây nguyên, thuộc vùng đất đỏ bazan có độ cao từ 800 – 1000m so với mặt nước biển. Điều kiện tự nhiên ở đây rất thích hợp cho các cây công nghiệp: cà phê, cao su, hồ tiêu…..Mặc dù sản xuất cà phrr ở Đăk Lăk nói riêng và trên cả nước nói chung đã đạt mức tăng trưởng khá, tuy nhiên tỷ lệ cà phê dành cho xuất khẩu quá cao làm cho giá cà phê phụ thuộc rất lớn vào thị trường cà phê thế giới. Xã Phú Xuân là một xã thuộc huyện Krông Năng, với địa hình cao nguyên tương đối bằng phẳng, xen kẽ những đồi thấp lượn sóng, nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp; đất đai, khí hậu, thời tiết khá thuận lợi cho phát triển nông nghiệp mà đặc biệt là phát triển cây cà phê. Thu nhập chính của người dân nơi đây là sản xuất cà phê, cây cà phê đã góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động, sử dụng hợp lý và đem lại hiệu quả vùng đất bazan rộng lớn này. Tuy nhiên, việc sản xuất cà phê của các nông hộ ở địa phương vẫn còn gặp nhiều khó khăn do thời tiết, thiên tai, sâu bệnh và đa phần người dân còn thiếu kiến thức,trình độ kỹ thuật chưa cao và thị trường tiêu thụ không ổn định…. Nên việc đầu tư, phát triển sản xuất cà phê chưa cao, hiệu quả sản xuất chưa ổn định qua các năm. Thị trường tiêu thụ cà phê thường xuyên biến động gây khó khăn cho việc giải quyết đầu ra, vì thế chưa đảm bảo được môi trường ổn định cho người dân yên tâm sản xuât. Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã chọn đề tài: “ Hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê của nông hộ ở xã Phú Xuân, huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk ” để làm khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở phân tích thực trạng, đánh giá hiệu quả sản xuất cà phê của hộ nông dân xã Phú Xuân, qua đó đưa ra các giải pháp nhằm phát triển sản xuất cà phê, nâng SVTH: Phạm Thị Hồng Phượng 11 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa cao thu nhập và đời sống cho các nông hộ, góp phần thực hiện chiến lược phát triển kinh tế của xã trong thời gian đến. 2.2. Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về sản xuất cà phê và hiệu quả kinh tế nói chung, hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê nói riêng. - Đánh giá thực trạng sản xuất, kết quả và hiệu quả sản xuất cây cà phê trên địa bàn xã Phú Xuân, huyện Krông Năng trong những năm qua. - Phân tích nguyên nhân và các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả sản xuất cây cà phê của các hộ điều tra. Đề xuất hệ thống giải pháp, chính sách kinh tế chủ yếu, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cây cà phê của xã Xuân Phú, huyện Krông Năng trong thời gian đến. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan đến quá trình sản xuất cây cà phê ở xã Phú Xuân, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk 4. Phạm vi nghiên cứu 4.1. Không gian nghiên cứu Đề tài được thực hiện tại xã Phú Xuân, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk 4.2. Thời gian nghiên cứu Phân tích thực trạng sản xuất cà phê ở Việt Nam, tỉnh Đắk Lắk, huyện Krông Năng và xã Phú Xuân qua các năm 2009-2011. Phân tích kết quả, hiệu quả sản xuất và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê của các hộ năm 2011 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập số liệu  Thu thập số liệu thứ cấp: thu thập từ các báo cáo, các tài liệu của UBND huyện Krông Năng, phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Krông Năng, chi cục thống kê huyện Krông Năng, UBND xã Phú Xuân. Ngoài ra, còn thu thập thông tin từ các đề tài đã được nghiên cứu, các tư liệu báo, tạp chí…….  Thu thập số liệu sơ cấp: thu thập được từ quá trình điều tra trực tiếp 50 hộ nông dân tại xã Phú Xuân. - Phương pháp phân tổ thống kê SVTH: Phạm Thị Hồng Phượng 12 Khóa luận tốt nghiệp - GVHD: TS. Phan Văn Hòa Phương pháp tổng hợp và phân tích kinh tế SVTH: Phạm Thị Hồng Phượng 13 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SẢN XUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT CÂY CÀ PHÊ 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Lý luận chung về hiệu quả kinh tế 1.1.1.1. Khái niệm và bản chất hiệu quả kinh tế Trong nền kinh tế thị trường, hiệu quả sản xuất là điều kiện tích lũy và tái đầu tư mở rộng, là động lực thúc đẩy việc mở rộng sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, đánh giá hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động kinh tế, là thước đo trình độ tổ chức, quản lý kinh doanh các doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả kinh tế là nhiệm vụ cuối cùng của mọi nổ lực sản xuất kinh doanh. Đây là đòi hỏi khách quan của nền sản xuất xã hội do nhu cầu vật chất của cuộc sống con người ngày một nâng cao trong khi nguồn lực có hạn. Vì vậy, trong điều kiện hiện nay mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì yêu cầu đặt ra là phải hoạt động có hiệu quả kinh tế. Có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế. Vậy nên hiểu hiệu quả kinh tế thế nào cho đúng. GS TS Ngô Đình Giao cho rằng: “ hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất của mọi sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước”.Theo tác giả Hồ Vinh Đào thì: “ Hiệu quả kinh tế còn gọi là “ hiệu ích kinh tế ” so sánh giữa chiếm dụng và tiêu hao trong hoạt động kinh tế ( bao gồm lao động vật hóa và lao động sống) với thành quả có ích đạt được”. Còn Tiến sĩ Nguyễn Tiến Mạnh: “ hiệu quả kinh tế là một phạm trù hiệu quả khách quan phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã xác định”. Về hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp đã được nhiều tác giả bàn đến như Farrell(1957), Schultz(1964), Rizzo(1979) và Ellis(1993). Các học giả trên đều đi đến thống nhất là cần phân biệt rõ ba khái niệm cơ bản về hiệu quả: hiệu quả kỹ thuật ( technical efficency), hiệu quả phân bổ các nguồn lực ( allocative efficency) và hiệu quả kinh tế ( economic efficency). Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật SVTH: Phạm Thị Hồng Phượng 14 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa hay công nghệ áp dụng vào nông nghiệp. Hiệu quả này thường được phản ánh trong mối quan hệ về các hàm sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật liên quan đến phương diện vật chất của sản xuất. Nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại thêm bao nhiêu đơn vị sản phẩm. Hiệu quả phân bổ là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí chi thêm về đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố về giá của đầu vào và giá đầu ra. Vì thế nó còn được gọi là hiệu quả giá (price efficency). Việc xác định hiệu quả này cũng giống như xác định các điều kiện về lý thuyết biên để tối đa hóa lợi nhuận. Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các yếu tố nguồn lực trong nông nghiệp. Nếu đạt được một trong yếu tố hiệu quả kỹ thuật hay hiệu quả phân bổ mới là điều kiện cấn chứ chưa phải là điều kiện đủ cho đạt hiệu quả kinh tế. Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt cả chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ thì khi đó sản xuất mới đạt được hiệu quả kinh tế. Qua phân tích ở trên có thể khái quát lại: “ Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế biêu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và trình độ chi phí các nguồn lực trong đó quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu đề ra”.  Bản chất hiệu quả kinh tế Nghiên cứu về bản chất kinh tế, các nhà kinh tế học đã đưa ra những quan điểm khác nhau nhưng đều thống nhất về bản chất chung của nó. Nhà sản xuất muốn có lợi nhuận thì phải bỏ ra những khoản chi phí nhất định như: vốn, lao động, vật lực….Chúng ta tiến hành so sánh kết quả đạt đướcau mỗi quá trình sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra thì có được hiệu quả kinh tế. Sự chênh lệch này ngày càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn và ngược lại. Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Đây là hai mặt của một vấn đề về hiệu quả kinh tế. Hai mặt này có SVTH: Phạm Thị Hồng Phượng 15 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa quan hệ mật thiết với nhau, gắn liền với quy luật tương ứng của nền sản xuất xã hội, là quy luật tăng năng suất và tiết kiệm thời gian. Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh tế là đạt kết quả tối đa về chi phí nhất định và ngược lại, đạt hiệu quả nhất định với chi phí tối thiểu. Chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả chi phí để tạo ra nguồn lực, đồng thời phải bao gồm cả chi phí cơ hội. Nói tóm lại, bản chất của hiệu quả kinh tế xã hội là hiệu quả của lao động xã hội được xác định bằng tương quan so sánh giữa kết quả thu được với lượng hao phí lao động xã hội bỏ ra. 1.1.1.2. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế Chỉ tiêu hiệu quả được tính toán trên cơ sở xác định được các yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra. Chẳng hạn, với mục tiêu sản xuất sản phẩm đáp ứng cho nhu cầu của xã hội thì kết quả sử dụng nghiên cứu đánh giá là chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất. Nhưng đối với doanh nghiệp hay trang trại, trên cơ sỏ sản xuất có thuê mướn nhân công thì để đánh giá hiệu quả sản xuất người ta dùng chỉ tiêu lợi nhuận. Còn đối với nông hộ thì lại dùng chỉ tiêu giá trị gia tăng (VA) hay thu nhập hỗn hợp (MI). Để xác định hiệu quả kinh tế thì vấn đề đặt ra là phải xác định được chi phí bỏ ra và kết quả thu về. Chi phí bỏ ra trong sản xuất kinh doanh là những chi phí cho các yếu tố đầu vào như đất đai, lao động, tư liệu sản xuất, nguyên vật liệu….Còn kết quả thu được thì xác định như thế nào? Trong hệ thống cân đối quốc dân (MPS), kết quả thu được có thể là toàn bộ giá trị sản phẩm (C + V +m), hoặc có thể thu nhập ( V+m), ngoài ra cũng có thể là thu nhập thuần (MI). Trong hệ thống tài khoản quốc gia(SNA) thì kết quả thu được có thể là tổng giá trị sản xuất (GO), có thể là giá trị gia tăng(VA), cũng có thể là thu nhập hỗn hợp(MI) hoặc có thể là lãi (Pr)….. Các phương pháp xác định hiệu quả kinh tế bao gồm: Thứ nhất, hiệu quả kinh tế được xác định bằng cách lấy kết quả thu được chia cho chi phí bỏ ra (dạng thuận) hoặc lấy chi phí bỏ ra chia cho kết quả thu được (dạng nghịch). Dạng thuận: H= Q/C Công thức này nói lên một đơn vị chi phí sẽ tạo được bao nhiêu đơn vị kết quả. Phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố nguồn lực. Dạng nghịch: H= C/Q SVTH: Phạm Thị Hồng Phượng 16 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa Công thức này nói lên, để đạt được một đơn vị kết quả cần tiêu tốn bao nhiêu đơn vị chi phí. Trong đó: H: Hiệu quả kinh tế(lần) Q: Kết quả thu được (nghìn đồng, triệu đồng…) C: Chi phí bỏ ra (nghìn đồng, triệu đồng…) Ưu điểm của phương pháp này phản ánh rõ nét trình độ sử dụng các nguồn lực, xem xét được một đơn vị nguồn lực sử dụng đã mang lại bao nhiêu đơn vị kết quả, hoặc một đơn vị kết quả thu được cần phải chi phí bao nhiêu đơn vị nguồn lực. Thứ hai, hiệu quả kinh tế được xác định bằng phương pháp hiệu quả cận biên bằng cách so sánh phần giá trị tăng thêm và chi phí tăng thêm. Dạng thuận: Hb= ∆Q/ ∆C Thể hiện cứ tăng thêm một đơn vị chi phí thì sẽ tăng thêm bao nhiêu đơn vị kết quả. Dạng nghịch: Hb= ∆C/ ∆Q Thể hiện để tăng thêm một đơn vị kết quả cần đầu tư thêm bao nhiêu đon vị chi phí. Trong đó: Hb: hiệu quả cận biên(lần) ∆Q: lượng tăng giảm của kết quả (nghìn đồng, triệu đồng…) ∆C: lượng tăng giảm của chi phí (nghìn đồng, triệu đồng…) Phương pháp này sử dụng nghiên cứu đầu tư theo chiều sâu, đầu tư cho tái sản xuất mở rộng. Nó cho biết được một đơn vị đầu tư tăng thêm bao nhiêu đơn vị của kết quả tăng thêm. Hay nói cách khác, để tăng thêm một đơn vị đầu ra cần bổ sung thêm bao nhiêu đơn vị đầu vào. Có nhiều phương pháp xác định hiệu quả kinh tế, mỗi cách đều phản ánh một khía cạnh nhất định về hiệu quả. Vì vậy, tùy vào mục đích nghiên cứu, phân tích và thực tế mà lựa chọn phương pháp nào sao cho phù hợp. 1.1.2. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của cây cà phê 1.1.2.1. Nguồn gốc, xuất xứ cây cà phê Cây cà phê được đưa vào trồng ở Việt Nam từ năm 1857, trước hết là ở một số nhà thờ tại Hà Nam, Quảng Bình, Kontum... Song mãi tới đầu thế kỷ hai mươi trở đi SVTH: Phạm Thị Hồng Phượng 17 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa thì cây cà phê mới được trồng trên quy mô tương đối lớn của các chủ đồn điền người Pháp tại Phủ Quỳ - Nghệ An và sau đó là ở Đắc Lắc và Lâm Đồng, nhưng tổng diện tích không quá vài ngàn hecta. Sau cách mạng tháng 8, diện tích cà phê ở miền Bắc được phát triển thêm tại một số nông trường quốc doanh và thời kỳ có diện tích cao nhất là trên 10.000 ha vào năm 1963 - 1964. ở miền Nam trước ngày giải phóng, vào năm 1975 diện tích cà phê có khoảng 10.000 ha. Tại Đắk Lắk có khoảng 7.000 ha, Lâm Đồng 1.700 ha và Đồng Nai 1.100 ha. Cà phê trồng ở miền Bắc trong những năm trước đây chủ yếu là cà phê chè (Coffea arabica), năng suất thường đạt từ 400 - 600 kg/ha, có một số điển hình thâm canh tốt đã đạt trên 1 tấn/ha. Hạn chế lớn nhất đối với việc trồng cà phê chè ở miền Bắc là tác hại của sâu bệnh. Sâu đục thân (Xylotrechus quadripes) và bệnh gỉ sắt cà phê(Hemileia vastatrix), là hai đối tượng sâu bệnh hại nguy hiểm nhất. Do điều kiện sinh thái không phù hợp, đặc biệt là có một mùa đông giá lạnh kéo dài, vì vậy cây cà phê vối khó có khả năng phát triển ở miền Bắc, nhiều vùng đã trồng cà phê vối sau phải hủy bỏ vì kém hiệu quả. Diện tích trồng cà phê ở miềm Nam trước ngày giải phóng chủ yếu là giống cà phê vối(Canephora robusta), một số diện tích nhỏ cà phê chè được trồng ở Lâm Đồng. Năng suất cà phê vối trong thời kỳ này thường đạt trên dưới 1 tấn/ha, ở một số đồn điền có quy mô vừa và nhỏ cũng đã đạt năng suất từ 2 - 3 tấn/ha. Ngày nay trong cơ chế quản lý mới, được áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật cho nên năng suất đã tăng lên rất nhanh. Tính đến cuối năm 1994, tổng số diện tích cà phê ở nước ta đã có khoảng 150.000 ha và sản lượng vụ năm 1993/1994 đã đạt trên 150.000 tấn. Vụ cà phê năm 1994/1995 ước đạt 180.000 tấn. Năng suất bình quân trên diện tích cà phê kinh doanh đã đạt trên 1,2 tấn/ha, nhiều nông trường có quy mô từ 400 - 1500 ha đã đạt năng suất bình quân từ 2,5 - 3 tấn/ha. nhiều vùng liền khoảnh rộng tới vài trăm hecta, nhiều chủ hộ nhận khoán, nhiều vườn cà phê tư nhân đã đạt được năng suất từ 4 - 6 tấn/ha, cá biệt có một số điển hình đạt từ 8 - 10 tấn/ha. Từ một vài năm gần đây cây cà phê chè đã được phát triển mở rộng ở một số tỉnh miền núi phía Bắc với tổng diện tích khoảng 7.000 ha bao gồm: Sơn La, Tuyên Quang, Bắc Thái, Vĩnh Phú, Lai Châu, Lạng Sơn, Hòa Bình, Yên Bái v.v... Do sử dụng giống mới có tên là Catimor nên đã hạn chế được tác hại của sâu bệnh, một số điển hình đã cho năng suất đạt từ 1 - 2 SVTH: Phạm Thị Hồng Phượng 18 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa tấn/ha. Tại Viện nghiên cứu cà phê đã đạt được trên 3 tấn/ha. Theo chủ trương của Chính phủ và Bộ Nông nghiệp mục tiêu phát triển cà phê ở Việt Nam tới năm sau 2000 là : Có diện tích trên 200.000 ha và tổng sản lượng hàng năm đạt 250.000 tấn. Cà phê Việt Nam sẽ là một mặt hàng nông sản quan trọng trên thị trường thế giới và đem về nguồn ngoại tệ xứng đáng trong nền kinh tế quốc dân. Về ngành trồng cà phê ở Tây Nguyên thì sau khi chiếm Việt Nam,để khai thác thuộc địa người Pháp đã đưa đến trồng thử những loại nông sản được ưa chuộng trên thế giới như cao su,cafe,chè, vani… Các giáo sĩ đã đưa giống cà phê đến trồng thí nghiệm ở pleiku,kontum vào khoảng năm 1920.Sau những thí nghiệm ban đầu đem lại kết quả khả quan ,từ năm 1927 chính quyền địa phương hô hào giúp đỡ việc trồng cây cà phê ở các tỉnh vùng Tây Nguyên,giống cà phê Arabica được khuyến khích nhất vì được ưa chuộng ở Pháp Năm 1946 giống cà phê Arabica bi tàn phá nặng nề vì bệnh Hemibia Vastatsix,thường gọi là bệnh “mọt cà phê”. Tại tỉnh Đaklak các nhà trồng tỉa phải thay bằng giống cà phê Robusta và Chari,tại Pleiku – Kontum đồn điền cà phê bị bỏ hoang,còn ở tỉnh Đồng Nai Thượng (vùng Bảo Lộc – Lâm Đồng) người ta thường trồng trà thay cho cà phê. Diện tích cà phê dần dần được phục hồi ở Đaklak, Lâm Đồng và Miền Đông Nam Bộ với hai giống cà phê chính là Robusta (cà phê vối ) và Chari (cà phê mít). 1.1.2.2. Yêu cầu về ngoại cảnh  Đất đai Cà phê có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, trong đó đất ba-zan là một trong những loại đất lý tưởng để trồng cà phê, vì các đặc điểm lý hóa tính tốt, và tầng dày của loại đất này. Yêu cầu cơ bản của đất trồng cà phê là có tầng sâu từ 70 cm trở lên, có độ thoát nước tốt (không bị úng, lầy). Các loại đất thường thấy ở Việt Nam ở trên các vùng cao như granit, sa phiến thạch, phù sa cổ, gờ nai, đá vôi, dốc tụ... đều trồng được cà phê. Ở cà phê vườn có khả năng trồng được cả ở nơi có đá lộ đầu, ở những nơi đất dốc vẫn trồng được cà phê nếu làm tốt công trình chống xói mòn. Dù trồng ở trên loại đất nào nhưng vai trò của con người có tính quyết định trong việc duy trì, bảo vệ nâng cao độ phì nhiêu của đất. Ngay cả trên đất ba-zan, nếu cà phê SVTH: Phạm Thị Hồng Phượng 19 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa không được chăm sóc tốt vẫn dẫn tới hiện tượng cây mọc còi cọc, năng suất thấp. Ngược lại ở những nơi không phải là đất ba-zan nếu đảm bảo được đủ lượng phân hữu cơ, vô cơ, giải quyết tốt cây đậu đỗ, phân xanh trồng xen, tủ gốc tốt cùng các biện pháp thâm canh tổng hợp khác như tưới nước vẫn có khả năng tạo nên các vườn cà phê có năng suất cao.  Khí hậu Không phải vùng nào ở trên trái đất cũng trồng được cà phê. Ngoài yếu tố đất đai, cây cà phê còn đòi hỏi một số yêu cầu về nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa, ánh sáng, gió. Vì vậy, khi chọn vùng trồng cà phê phải chú ý tới các yếu tố rất quan trọng này. - Nhiệt độ: Nói chung trong phạm vi nhiệt độ tương đối rộng từ 50C đến 320C cây cà phê vẫn có khả năng tồn tại, sinh trưởng và phát triển. Song phạm vi nhiệt độ phù hợp đối với từng giống cà phê có khác nhau. - Cà phê chè ưa nơi mát và hơi lạnh. Phạm vi thích hợp từ 180C - 250C, thích hợp nhất từ 20 - 220C. Do yêu cầu về nhiệt độ như vậy nên cà phê chè thường được trồng ở miền núi có độ cao từ 600 - 2.500 m (nguyên quán cà phê chè là ở Ethiopie nơi có độ cao trên dưới 2.000 m). Các nước trồng cà phê chè có phẩm vị thơm ngon như: Kenya, Tanzania, Ethiopie, Côlombia thường được trồng ở nơi có độ cao từ 800 m trở lên. Ngược lại cà phê vối thích ở nơi nóng ẩm. Phạm vi nhiệt độ thích hợp từ 22 - 260C, song giới hạn nhiệt độ thích hợp nhất từ 24 - 260C. Nhiệt độ giảm xuống tới 00C làm thui cháy các đọt non, nếu kéo dài làm cháy cả lá già đặc biệt là vùng hay xuất hiện sương muối. Gió rét và gió nóng đều bất lợi đối với sinh trưởng của cây cà phê. - Lượng mưa: Lượng mưa cần thiết đối với cây cà phê chè thường 1.300 mm 1.900 mm, còn đối với cà phê vối cần từ 1.300 - 2.500 mm. Nếu lượng mưa được phân bổ tương đối đều trong năm có một mùa khô hạn ngắn vào cuối và sau vụ thu hoạch, nhiệt độ thấp thì thuận lợi cho quá trình phân hóa mầm hoa của cây cà phê. Đối với cà phê mít có yêu cầu về nhiệt độ và lượng mưa tương tự như cà phê vối. Song cây cà phê mít có bộ rễ ăn sâu, vì vậy có thể trồng ở những nơi có lượng mưa ít hơn. Nhìn chung, ở nước ta lượng mưa phân bố không đều. Lượng mưa tập trung khoảng 70 - 80% vào trong mùa mưa gây ra hiện tượng thừa nước. Mùa khô thường kéo dài từ 3 - 5 tháng, nhưng lượng nước mưa chỉ chiếm từ 20 - 30%, do vậy có SVTH: Phạm Thị Hồng Phượng 20 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa nhiều nơi cây cà phê thiếu nước nghiêm trọng đặc biệt là các tỉnh ở Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ. Để khắc phục hiện tượng này, vấn đề tủ gốc giữ ẩm, đai rừng phòng hộ, cây che bóng và tưới nước có một ý nghĩa quan trọng. - Ấm độ: Ẩm độ của không khí phải trên 70% mới thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây cà phê. Đặc biệt là giai đoạn cà phê nở hoa cần phải có ẩm độ cao, do đó tưới nước bằng biện pháp phun mưa rất thích hợp cho quá trình nở hoa của cà phê. Ẩm độ quá thấp cộng với điều kiện khô hạn, nhiệt độ cao dẫn tới hậu quả làm cho các mầm, nụ hoa bị thui, quả non bị rụng. - Ánh sáng: Cà phê chè là loại cây thích ánh sáng tán xạ (nguồn gốc mọc trong rừng thưa tại châu Phi), ánh sáng trực xạ làm cho cây bị kích thích ra hoa quá độ dẫn tới hiện tượng khô cành, khô quả, vườn cây xuống dốc nhanh, ánh sáng tán xạ có tác dụng điều hòa sự ra hoa, phù hợp với cơ chế quang hợp tạo thành và tích lũy chất hữu cơ có lợi cho cây cà phê, giữ cho vườn cây lâu bền, năng suất ổn định. Cà phê vối là cây thích ánh sáng trực xạ yếu (nguyên quán cà phê vối mọc rải rác ven bìa RỪNG Ở CHẤU PHI). Ở những nơi có ánh sáng trực xạ với cường độ mạnh thì cây cà phê vối cần lượng cây che bóng để điều hòa ánh sáng, điều hòa quá trình quang hợp của vườn cây. - Gió: Gió lạnh, gió nóng, gió khô đều có hại đến sinh trưởng của cây cà phê. Gió quá mạnh làm cho lá bị rách, rụng lá, các lá non bị thui đen, gió nóng làm cho lá bị khô héo. Gió làm tăng nhanh quá trình bốc thoát hơi nước của cây và đất đặc biệt là trong mùa khô. Vì vậy cần giải quyết trồng tốt hệ đai rừng chắn gió chính và phụ; cây che bóng để hạn chế tác hại của gió. Đai rừng chắn gió và cây che bóng còn có tác dụng hạn chế hình thành và tác hại của sương muối, ở những vùng có gió nóng, đai rừng còn có tác dụng điều hòa nhiệt độ trong lô trồng. 1.1.2.3. Kỹ thuật canh tác  Gieo ươm: Có hai cách gieo ươm là gieo trong túi bầu và gieo vào luống đất. Cả hai cách này đều phải bố trí trong vườn ươm có giàn che chắn, dễ chăm sóc.  Thời vụ: Trồng vào đầu mùa mưa (tháng 5, tháng 6).  Khoảng cách, mật độ: - Đất tốt, điều kiện thâm canh cao thì trồng thưa và ngược lại SVTH: Phạm Thị Hồng Phượng 21 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Phan Văn Hòa - Đất tốt và bằng phẳng 3 × 3 m (1.118 cây/ ha); đất trung bình và dốc 3 × 2,5 m (1330 cây / ha)  Cách trồng: Đào hố trước khi trồng 1 tháng, hố có kích thước 60 × 60 × 60 cm. Lớp đất mặt để một phía, sau đó trộn với 10 – 20 kg phân chuồng hoai mục + 0,5 kg super lân + 0,5 kg vôi bột đưa xuống hố. Lớp đất dưới để một phía sau dùng làm bồn quanh gốc. Lúc trồng bón lót ngoài tán lá 100gram phân NPK. 1.1.3. Giá trị của cây cà phê 1.1.3.1. Giá trị y học - Cà phê làm giảm nguy cơ mắc bệnh hen và chữa được dị ứng: Nhiều tài liệu y học nói đến tác dụng của caffeine làm những người bị hen thở dễ dàng hơn và giảm nguy cơ bị lên cơn hen. Cà phê rất có ích trong việc chế ngự các phản ứng dị ứng của những người hay bị triệu chứng này. - Cà phê giúp giảm đau: Những loại thuốc giảm đau thường chứa caffeine. Bởi cà phê đẩy nhanh tác dụng của các chất làm giảm cơn đau bằng cách giúp cho chúng được hấp thụ nhanh chóng. - Cà phê bảo vệ khỏi các bệnh về gan: caffeine trong cà phê giảm được nguy cơ tổn thương gan do các đồ uống “nặng” và hiện tượng béo phì gây ra. - Cà phê chống lại bệnh tiểu đường loại II. 1.1.3.2. Giá trị kinh tế Cà phê là một mặt hàng thương mại quan trọng trên thị trường quốc tế. Trên thế giới hiện nay có khoảng 80 nước trồng cà phê với tổng diện tích trên 10 triệu ha và giá trị sản xuất hàng năm là trên 10 tỷ đô la. Cà phê là thứ nước uống phổ biến ở nhiều nước trên thế giới đặc biệt là ở Luân Đôn và New York. Sản xuất cà phê đã và đang mang lại cho hàng triệu nông dân ở các nước xuất khẩu cà phê nguồn thu nhập chính. Cà phê ở Việt Nam hiện nay là một mặt hàng có giá trị kinh tế lớn. Kết quả thu ngoại tệ trong những năm qua thường diễn biến ở mức từ 380 – 560 đô la một năm, chỉ đứng sau mặt hàng nông sản là lúa gạo. 1.1.3.3. Giá trị môi trường Trồng cà phê có tác dụng bảo vệ môi trường rất lớn, góp phần bảo vệ không khí trong lành, làm giảm tiếng ồn, góp phần tận dụng quỹ đất, tăng mật độ cây xanh, tạo cảnh quan môi trường sinh thái… SVTH: Phạm Thị Hồng Phượng 22
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan