Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hiệu quả hoạt động quỹ hỗ trợ nông dân việt nam...

Tài liệu Hiệu quả hoạt động quỹ hỗ trợ nông dân việt nam

.DOC
210
98
131

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LẠI XUÂN MÔN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUỸ HỖ TRỢ NÔNG DÂN VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LẠI XUÂN MÔN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUỸ HỖ TRỢ NÔNG DÂN VIỆT NAM Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 9 34 04 10 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Bùi Quang Tuấn 2. TS. Vũ Đình Ánh HÀ NỘI - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Lại Xuân Môn MỤC LỤC MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ KHUNG PHÂN TÍCH ............10 1.1. Tình hình nghiên cứu quốc tế.................................................................................. 10 1.1.1. Nghiên cứu về vai trò của tín dụng đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn ....................................................................................................... 10 1.1.2. Nghiên cứu về Quỹ Hỗ trợ của Nhà nước cho phát triển nông nghiệp, nông thôn ...........................................................................................12 1.1.3. Nghiên cứu về tài chính vi mô trong nông nghiệp, nông thôn ..........................13 1.1.4. Nghiên cứu về hiệu quả của hỗ trợ tín dụng trong nông nghiệp .......................16 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước............................................................................ 20 1.2.1. Nghiên cứu về tín dụng cho nông nghiệp nông thôn ........................................ 20 1.2.2. Nghiên cứu về Quỹ tài chính của Nhà nước .....................................................22 1.2.3. Nghiên cứu về Quỹ hỗ trợ cho nông nghiệp nông thôn .................................... 23 1.2.4. Nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của hỗ trợ tín dụng cho nông dân và nông nghiệp ...............................................................................................24 1.3. Khoảng trống và vấn đề nghiên cứu....................................................................... 26 1.3.1. Khoảng trống nghiên cứu ................................................................................. 26 1.3.2. Trọng tâm nghiên cứu của luận án ................................................................... 28 1.4. Khung phân tích....................................................................................................... 29 Chương 2: LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG HỖ TRỢ NÔNG NGHIỆP VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ HỖ TRỢ NÔNG DÂN ........................31 2.1. Tổng quan về sản xuất nông nghiệp và hộ nông dân............................................. 31 2.1.1. Đặc điểm chung của sản xuất nông nghiệp .................................................................31 2.1.2. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp Việt Nam thời kỳ Đổi mới .................................32 2.1.3. Đặc điểm của kinh tế hộ nông dân .............................................................................. 34 2.2. Tổng quan về tín dụng chính sách và quỹ hỗ trợ nông dân.................................. 36 2.2.1. Quan niệm về tín dụng chính sách .............................................................................. 36 2.2.2. Đặc điểm tín dụng chính sách nông nghiệp ................................................................. 36 2.2.3. Vai trò của tín dụng chính sách với nông nghiệp, nông dân ........................................ 37 2.2.4. Các hình thức hỗ trợ với nông nghiệp, nông thôn ....................................................... 39 2.2.5. Khái niệm và đặc điểm Quỹ hỗ trợ của nhà nước ........................................................40 2.3. Lý luận chung về hiệu quả hoạt động của quỹ hỗ trợ nông dân...........................43 2.3.1. Quan niệm về hiệu quả hoạt động ............................................................................... 43 2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân ...........................50 2.3.3. Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân ........................53 2.4. Kinh nghiệm quốc tế về hỗ trợ nông dân qua tín dụng chính sách......................58 2.4.1. Hệ thống tín dụng nông nghiệp ở Mỹ .......................................................................... 59 2.4.2. Mô hình tín dụng hợp tác xã nông nghiệp Nhật Bản ...................................................60 2.4.3. Kinh nghiệm kết hợp tín dụng chính sách nông nghiệp và tín dụng địa phương .....................................................................................................61 2.4.4. Bài học cho Việt Nam .................................................................................................63 Chương 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUỸ HỖ TRỢ NÔNG DÂN ................................................................................65 3.1. Quá trình phát triển và mô hình hoạt động của quỹ hỗ trợ nông dân.................65 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam ..65 3.1.2. Tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân ......................................................... 69 3.1.3. Hệ thống chính sách, quy định pháp lý về hoạt động của Quỹ hỗ trợ nông dân ......................................................................................................... 77 3.1.4. Nội dung hoạt động tín dụng của Quỹ Hỗ trợ nông dân .............................................. 78 3.1.5. So sánh hoạt động của Quỹ hỗ trợ nông dân, Ngân hàng chính sách và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn ......................................81 3.2. Thực trạng hoạt động và hiệu quả hoạt động của quỹ hỗ trợ nông dân..............84 3.2.1. Thực trạng về các hoạt động hỗ trợ của Quỹ với nông dân ......................................... 84 3.2.2. Thực trạng các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của Quỹ ................................ 93 3.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động của quỹ hỗ trợ nông dân......................................... 96 3.3.1. Tác động tích cực của Quỹ Hỗ trợ nông dân đến nông nghiệp nông thôn...96 3.3.2. Những vấn đề còn hạn chế trong hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân 109 3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động của Quỹ Hỗ trợ Nông dân ...................................................................................................... 112 Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ HỖ TRỢ NÔNG DÂN ............................................117 4.1. Bối cảnh phát triển nông nghiệp nông thôn .......................................................... 117 4.1.1. Bối cảnh kinh tế xã hội và ngành nông nghiệp Việt Nam ......................................... 117 4.1.2. Cơ hội 118 4.1.3. Thách thức và rủi ro .................................................................................................. 120 4.1.4. Xu hướng cải cách trong nông nghiệp Việt nam ....................................................... 126 4.2. Định hướng phát triển hoạt động của quỹ hỗ trợ nông dân ................................127 4.2.1. Định hướng và quan điểm phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng...127 4.2.2. Quan điểm phát triển Quỹ Hỗ trợ nông dân ....................130 4.2.3. Định hướng giai đoạn 2020-2025 và tầm nhìn đến 2030 ....................131 4.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của quỹ hỗ trợ nông dân ......................132 4.3.1. Tầm quan trọng của các nhóm giải pháp ............................................ 132 4.3.2. Giải pháp về huy động nguồn lực, tăng quy mô vốn cho Quỹ .................................. 134 4.3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả các khoản vốn vay ....................................................... 135 4.3.4. Giải pháp về nâng cao năng lực hoạt động Quỹ ........................................................ 138 4.3.5. Giải pháp về chính sách nhằm nâng cao hiệu quả Quỹ Hỗ trợ nông dân...141 4.3.6. Các giải pháp khác ..............................................................144 4.4. Một số kiến nghị ........................................................................................... 145 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................................. 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... 152 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AGRIBANK : Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa GDP : Tổng sản phẩm quốc nội HND : Hội nông dân HTND : Hỗ trợ nông dân HGĐ : Hộ gia đình IMF : Quỹ Tiền tệ quốc tế NN-NT : Nông nghiệp, nông thôn NHTM : Ngân hàng thương mại NHCSXH : Ngân hàng chính sách xã hội NSNN : Ngân sách nhà nước TCNN : Tài chính nhà nước WB : Ngân hàng thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Số lượng các Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp tỉnh và huyện ...........................72 Bảng 3.2: Số lượng nhân sự của toàn bộ các Quỹ Hỗ trợ nông dân giai đoạn 2012-2017 .......................................................................................................73 Bảng 3.3: So sánh mục đích hoạt động giữa Quỹ HTND, NHCSXH và Agribank ......................................................................................................82 Bảng 3.4: So sánh về tổ chức, bộ máy và nhân sự Quỹ HTND, NHCSXH và Agribank ......................................................................................................82 Bảng 3.5: So sánh về nguồn vốn của Quỹ HTND, NHCSXH và Agribank ............83 Bảng 3.6: So sánh về cho vay và sử dụng vốn giữa Quỹ HTND, NHCSXH và Agribank ......................................................................................................84 Bảng 3.7: So sánh nguồn vốn huy động của Quỹ, 2016-2018 ................................92 Bảng 3.8: Mức độ quan trọng các yếu tố tác động tới hiệu quả hoạt động Quỹ .....95 Bảng 3.9: Tác động của Quỹ tới số trang trại của tỉnh, 2012-2016 .......................103 Bảng 3.10. Một số chỉ số phát triển kinh tế - xã hội 2012-2017 ...........................106 Bảng 3.11: Những khó khăn chủ yếu của Quỹ hỗ trợ ...........................................112 Bảng 4.1. Mức độ quan trọng của các giải pháp đổi mới hoạt động của Quỹ hỗ trợ Nông dân .........................................................................................133 DANH MỤC CÁC HÌNH, HỘP Hình 1.1: Khung phân tích của luận án...................................................................30 Hình 3.1: Mô hình tổ chức của Quỹ Hỗ trợ nông dân.............................................69 Hình 3.2: Mô hình bộ máy điều hành của Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương.........70 Hình 3.3: Bộ máy điều hành của Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp tỉnh và cấp huyện.......71 Hình 3.4: Thay đổi cơ cấu nhân sự Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp tỉnh, 2012-2017.......73 Hình 3.5: Số lớp và số lượt người tham dự tập huấn của Quỹ, 2012-2017..............74 Hình 3.6: Doanh số cho vay (triệu đồng) và tốc độ tăng hàng năm (trục phải) của Quỹ, 2012-2017.....................................................................................85 Hình 3.7: Số hộ tiếp cận vốn và quy mô cho vay trung bình, 2012-2017................86 Hình 3.8: Quy mô doanh số cho vay theo vùng kinh tế, 2012-2017........................87 Hình 3.9: Cơ cấu cho vay theo ngành nghề, 2012-2017..........................................88 Hình 3.10: Số lớp và số lượt người tham dự lớp tập huấn khoa học kỹ thuật, 2012-2017.....................................................................................................90 Hình 3.11: Số lượt người tập huấn khoa học kỹ thuật theo vùng kinh tế, 2012-2017 ................................................................................................................................. 91 Hình 3.12: Mẫu phỏng vấn theo vùng kinh tế.........................................................94 Hình 3.13: Ảnh hưởng của các khoản vay tới hoạt động sản xuất, kinh doanh.......97 Hình 3.14: Quy trình thủ tục cho vay đơn giản hơn các ngân hàng trong cùng khu vực nông nghiệp....................................................................................97 Hình 3.15: Lãi suất cho vay trung bình thấp hơn các ngân hàng trong khu vực nông nghiệp..................................................................................................98 Hình 3.16: Thời hạn cho vay của Quỹ nên như thế nào là phù hợp?.......................98 Hộp 3.1. Mô hình sản xuất do vay vốn từ Quỹ HTND Tuyên quang....................100 Hộp 3.2. Mô hình sản xuất từ vốn hỗ trợ của Quỹ HTND ở Bình phước..............102 Hình 3.17: Quy mô trung bình của mỗi khoản vay của Quỹ cao hơn các ngân hàng cùng trong lĩnh vực nông nghiệp........................................................109 Hình 3.18: Quy mô vốn cho vay từ Quỹ HTND so với nhu cầu............................110 Hình 3.19: Đánh giá năng lực cán bộ Quỹ Hỗ trợ nông dân..................................113 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết và ý nghĩa thời sự của đề tài luận án Được sự nhất trí của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Thủ tướng Chính phủ, Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam thành lập Quỹ hỗ trợ nông dân (HTND) ngày 02/3/1996. Mục đích của Quỹ là hỗ trợ, giúp đỡ hội viên nông dân xây dựng và nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế hàng hóa, xóa đói, giảm nghèo, làm giàu. Quỹ HTND là loại quỹ đặc thù có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, khác với các tổ chức tín dụng không vì mục tiêu lợi nhuận, không kinh doanh tiền tệ, không tạo nguồn bằng huy động tiền gửi tiết kiệm cá nhân và tổ chức (chỉ nhận nguồn đóng góp tự nguyện của cá nhân và tổ chức không nhằm mục đích lợi nhuận), không thu lãi nhưng có thu phí để bảo đảm bù đắp các chi phí hoạt động của quỹ. Đến nay, qua hơn 20 năm hoạt động, Quỹ hỗ trợ nông dân đã được thành lập ở 3 cấp (Trương ương, tỉnh, huyện), có 100% cấp tỉnh và cấp huyện đã thành lập Quỹ hỗ trợ nông dân. Quỹ HTND ngoài mục tiêu cung cấp tín dụng cho nông dân theo các dự án phát triển nông nghiệp của Hội nông dân còn là phương tiện, điều kiện, công cụ hoạt động của Hội Nông dân, góp phần để xây dựng Hội và giai cấp nông dân Việt Nam vững mạnh. Quỹ hỗ trợ nông dân hoạt động đạt kết quả, đã góp phần đưa kinh tế nông nghiệp nước ta hỗ trợ cho công nghiệp, dịch vụ phát triển, bảo đảm an ninh lương thực, xóa đói, giảm nghèo đạt kết quả nổi bật, đời sống nông dân được cải thiện, bộ mặt nông thôn được đổi mới mạnh mẽ. Giai đoạn vừa qua Quỹ hỗ trợ nông dân không chỉ góp phần vào phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn mà còn có hiệu quả lớn về xã hội: (1) góp phần giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo vươn lên làm giàu; (2) giữ người nông dân ở lại phát triển nông thôn; (3) góp phần giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở nông thôn, hạn chế tệ nạn xã hội; (4) góp phần hạn chế tín dụng đen ở nông thôn… Về chính trị, hoạt động của Quỹ góp phần thực hiện các Nghị quyết của Đảng về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn như: (1) thể hiện sự quan tâm của Đảng đối với giai cấp nông dân và Hội Nông dân Việt Nam; (2) là cầu nối giữa Đảng với nông dân, chuyển tải các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với nông dân, nông dân và ý kiến của nông dân với Đảng; (3) xây dựng hệ thống chính trị ở nông thôn vững mạnh; (4) góp phần tăng cường vai trò của Hội nông dân các cấp. 1 Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách và giải pháp khác nhau nhằm hỗ trợ cho sự phát triển nông nghiệp và nông thôn. Sự ra đời của Quỹ HTND chính là một trong những chính sách đó. Sự thành công của Quỹ HTND như đã phân tích ở trên cho thấy hướng đi đúng đắn của chính sách này. Tuy nhiên, sau một thời gian phát triển, Quỹ HTND vẫn còn nhiều hạn chế như: nhỏ bé về quy mô, chưa đa dạng về hình thức huy động vốn, số hộ nông dân cũng như tổ hợp tác liên kết sản xuất tiếp cận vốn chưa nhiều, tỷ lệ vốn/hộ nông dân thấp; một số cơ chế, chính sách với hoạt động của Quỹ HTND còn bất cập… Hơn thế nữa, hạn chế về năng lực của nguồn nhân lực và những rào cản về thể chế ảnh hưởng lớn đến sự hợp tác hoạt động của Quỹ với các định chế tài chính khác vì mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Hoạt động của Quỹ còn đứng trước những thách thức khi nước ta đang bước vào thời kỳ mới, bối cảnh mới với nhiều thay đổi như: hội nhập quốc tế sâu rộng tham gia vào các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, cuộc cách mạng công nghệ 4.0 bùng nổ; biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp có ảnh hưởng mạnh tới sản xuất nông nghiệp.v.v.. Vì vậy, cần có đánh giá lại hoạt động của Quỹ HTND để có giải pháp phù hợp trước các yêu cầu mới, trình độ phát triển mới của nông nghiệp, nông dân và nông thôn Việt Nam cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng phát huy vai trò của Quỹ đồng hành cùng sự phát triển sản xuất, kinh doanh của người nông dân. Phân tích hiệu quả hoạt động của quỹ, nguyên nhân của những hạn chế trong hiệu quả hoạt động và tìm giải pháp nhằm cải thiện năng lực huy động các nguồn lực đảm bảo cho sự hoạt động mở rộng của Quỹ, bảo đảm sử dụng và quản lý nguồn vốn có hiệu quả, bảo toàn nguồn vốn, đáp ứng được yêu cầu phát triển của nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và biến đổi khí hậu là một đòi hỏi cấp bách. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ HTND, trọng tâm là đổi mới hoạt động huy động các nguồn lực nhằm không chỉ làm cho bản thân Quỹ phát triển một cách bền vững trong quá trình đồng hành với người nông dân, mà còn nâng cao vị thế, vai trò của Quỹ đối với nhu cầu vốn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam là việc làm cần thiết. Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả hoạt động của Quỹ càng cần thiết hơn 2 khi xem xét trong bối cảnh hiện nay là nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn vẫn chủ yếu dựa vào từ ngân sách Nhà nước, việc huy động vốn của toàn xã hội còn hạn chế, nhất là các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng vật tư nông nghiệp đầu vào và các doanh nghiệp tiêu thụ nông sản chưa tham gia đầu tư xây dựng nguồn vốn hỗ trợ nông dân. Đại đa số hộ nông dân khó tiếp cận với nguồn vốn vay từ ngân hàng, nên một bộ phận nông dân đã phải đi vay tín dụng đen lãi suất cao, gặp nhiều rủi ro. Mặt khác,khu vực ngân hàng thương mại (NHTM) vẫn chưa thoát hoàn toàn khỏi ảnh hưởng của khủng hoảng để có thể tài trợ cho sự phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam trong tiến trình CNH, HĐH. Nâng cao hiệu quả hoạt động Quỹ HTND cũng như hoạt động của các Quỹ tài chính nhà nước còn là yêu cầu bức thiết trong bối cảnh cân đối ngân sách nhà nước khó khăn hiện nay, nhiệm vụ chi cho các hoạt động phát triển kinh tế xã hội tăng hàng năm, tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước vẫn duy trì ở mức cao ảnh hưởng đến các yếu tố kinh tế vĩ mô, tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đề tài luận án: "Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam" được thực hiện trong bối cảnh đó, với mong muốn có những luận cứ khoa học và thực tiễn hỗ trợ cho việc hoạch định và thực thi các chính sách pháp luật vì sự phát triển của Quỹ cũng như vì mục tiêu hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực sản xuất và năng lực cạnh tranh của các chủ thể trong khu vực nông nghiệp, nông thôn và cải thiện phúc lợi của người nông dân Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của luận án: qua nghiên cứu đánh giá về hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động Quỹ, làm sáng tỏ các thành công, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động của Quỹ HTND Việt nam. Đồng thời, thông qua phân tích lý luận và thực tiễn về hiệu quả hoạt động của Quỹ HTND, luận án sẽ cung cấp luận cứ khoa học cho việc đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Quỹ HTND Việt Nam. Để đạt mục tiêu trên, luận án có các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể: - Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã công bố liên 3 quan đến chính sách tín dụng hỗ trợ nông dân, nhất là nghiên cứu về Quỹ HTND để tìm ra khoảng trống nghiên cứu của để tài, xây dựng khung phân tích của luận án. - Tổng hợp và hệ thống có chọn lọc các lý luận về chính sách hỗ trợ nông dân (tập trung vào hỗ trợ qua tín dụng với nông dân), về hiệu quả hoạt động của chính sách hỗ trợ tín dụng của nhà nước với nông dân, nông nghiệp, nông thôn; cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động và hiệu quả hoạt động của Quỹ HTND. Xây dựng hệ thống các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của Quỹ HTND. - Nghiên cứu kinh nghiệm các nước về hỗ trợ tín dụng cho nông dân, và cho nông nghiệp, nông thôn để tìm kiếm bài học cho Việt Nam. - Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân trên các mặt kinh tế, xã hội, chính trị. Phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của Quỹ và chỉ rõ những thành công, hạn chế, nguyên nhân trong hoạt động của Quỹ - Phân tích bối cảnh mới trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, đề xuất các giải pháp cơ bản, kiến nghị chính sách nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động Quỹ HTND Việt Nam trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu tổng quát của luận án là các vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động và hiệu quả hoạt động hỗ trợ nông dân của Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam. Trên cơ sở này, luận án sẽ đi vào nghiên cứu các đối nghiên cứu cụ thể như chính sách hỗ trợ tín dụng nông dân, nông nghiệp qua mô hình Quỹ, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của Quỹ HTND, thực trạng hoạt động hoạt động của Quỹ HTND Việt nam, hiệu quả hoạt động của Quỹ HTND trên các mặt kinh tế, xã hội. Trên cơ sở nghiên cứu hoạt động của Quỹ HTND, luận án cũng sẽ nghiên cứu nhằm đề xuất các giải pháp chính sách để cải thiện hiệu quả hoạt động của Quỹ HTND. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu về nội dung: + Chính sách hỗ trợ tín dụng cho nông dân trong đó tập trung chính vào phương thức hỗ trợ qua Quỹ HTND. Do đó trong phạm vi luận án sẽ không phân tích các chính sách hỗ trợ khác do các đơn vị khác hoặc do các tổ chức tín dụng như ngân hàng chính sách xã hội và ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn... thực hiện. 4 + Các hoạt động trực tiếp và gián tiếp liên quan đến việc huy động các nguồn tài trợ cho Quỹ Hỗ trợ nông dân, các hoạt động hỗ trợ nông dân vay vốn phục vụ sản xuất và kinh doanh cũng như hỗ trợ kỹ thuật cho người nông dân nhằm đảm bảo tính hiệu quả, tính bền vững của các khoản vốn vay. Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu của chuyên ngành quản lý kinh tế nên luận án sẽ phân tích chủ yếu các vấn đề liên quan đến chính sách, cơ chế quản lý mà không phân tích sâu vào các nghiệp vụ quản lý cụ thể của Quỹ HTND. + Nghiên cứu hiệu quả hoạt động của Quỹ HTND thông qua phân tích tác động của Quỹ đến phát triển nông nghiệp. Nghiên cứu các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của Quỹ HTND trong giai đoạn hiện nay. Phân tích, đánh giá một số tiêu chí về hiệu quả hoạt động thực tiễn của Quỹ HTND trên các góc độ kinh tế, xã hội, chính trị. Trong phạm vi nghiên cứu của Luận án, các nội dung hoạt động hợp tác với các định chế tài chính khác (như hoạt động nhận ủy thác) sẽ không được nghiên cứu. - Phạm vi nghiên cứu về thời gian: luận án tập trung nghiên cứu về hoạt động và hiệu quả hoạt động của Quỹ HTND giai đoạn từ năm 2012 đến 2017, là giai đoạn nông nghiệp Việt Nam có nhiều biến động sau khi Việt Nam gia nhập WTO và khủng hoảng kinh tế thế giới. Đây cũng là giai đoạn nông nghiệp Việt Nam đứng trước nhiều thử thách mới sau khi hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Đây cũng là giai đoạn phù hợp với thời gian nghiên cứu của luận án theo quy định và cũng là giai đoạn có số liệu nhiều nhất cho phân tích. Tuy nhiên, để tăng cường tính thời sự và khoa học, trong phân tích luận án cũng sẽ cố gắng tối đa phân tích tình hình mới nhất (đến 2018 nếu có số liệu) hoặc có so sánh với giai đoạn trước 2012 với một số chỉ tiêu. - Phạm vi nghiên cứu về không gian: Trên địa bàn Việt Nam, không phân biệt địa giới hành chính. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và những nguyên lý cơ bản của quản lý kinh tế để đánh giá quá trình hoạt động và phát triển cũng như các nhân tố tác động đến hoạt động của Quỹ HTND. 5 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận, đề tài luận án sẽ sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu cụ thể gồm: - Phương pháp phân tích thống kê so sánh: Phương pháp này được sử dụng để phân tích các số liệu thực tế về kết quả hoạt động của Quỹ HTND về cơ chế huy động vốn, chuyển tải vốn, cho vay vốn và quản lý vốn, mô hình tổ chức, bộ máy quản lý Quỹ ở các cấp, phân tích yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động - Phương pháp mô hình định lượng: Được sử dụng trong phân tích ảnh hưởng của hoạt động của Quỹ HTND đến phát triển nông nghiệp, nông thôn. Luận án sẽ sử dụng hồi quy chéo để phân tích ảnh hưởng của cho vay từ Quỹ HTND tới các hộ gia đình sản xuất nông nghiệp trên phạm vi toàn quốc (phương pháp cụ thể được mô tả ở chương 3). - Phương pháp khảo sát, điều tra: Luận án sử dụng phương pháp khảo sát, điều tra để xác định các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động và hiệu quả hoạt động của Quỹ trong thời gian qua. Đối tượng khảo sát là cán bộ quản lý Quỹ HTND và cán bộ Hội nông dân cấp tỉnh và cấp huyện nhằm tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng, các khó khăn, thuận lợi trong hoạt động của Quỹ. Thông qua khảo sát, điều tra sẽ cung cấp bằng chứng đánh giá những mặt được và chưa được trong hoạt động của Quỹ, nguyên nhân của những vấn đề còn tồn tại cũng như các kiến nghị, đề xuất nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động của Quỹ. Cỡ mẫu được sử dụng trong nghiên cứu là 300 mẫu (thu về là 229 phiếu khảo sát). Phương pháp chọn mẫu là chọn mẫu có chủ đích (nhắm tới đối tượng khảo sát là cán bộ quản lý Quỹ và cán bộ Hội nông dân có hiểu biết về hoạt động của Quỹ). Đây là một hình thức chọn mẫu phi xác suất. Cỡ mẫu là phù hợp với yêu cầu của khảo sát thống kế theo phương pháp chọn mẫu có chủ đích (Nguyễn Đình Thọ, 2011). - Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia là cán bộ của các Bộ, Ban, Ngành có liên quan (Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng NN&PTNT, Ngân hàng CSXH, Bộ NN&PTNT, Bộ Công thương…) và cá nhân một số nhà khoa học là chủ nhiệm đề tài dự án nghiên cứu. 6 4.3. Phương pháp thu thập v ử lý thông tin Đề tài sử dụng 2 nguồn thông tin và số liệu Thông tin thứ cấp: Đề tài tiến hành thu thập các văn bản, tài liệu, các nguồn số liệu thứ cấp có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Trên cơ sở tổng hợp kết quả các nghiên cứu đi trước, nội dung tổng quan nghiên cứu sẽ làm nổi bật các kết quả nghiên cứu trước và tổng hợp các đánh giá về vấn đề tương tự.Số liệu thống kê thứ cấp sử dụng trong luận án được thu thập từ các các báo cáo về tình hình hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam trên toàn quốc; Các số liệu của NHNN Việt Nam, Ngân hàng NN&TPNT, Ngân hàng CSXH… Số liệu sơ cấp: được thực hiện qua phát phiếu khảo sát, điều tra với cán bộ trong hệ thống Quỹ HTND trên toàn quốc. Được sử dụng để đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu và những cơ hội, thách thức đối với đổi mới hoạt động của Quỹ HTND trong thời gian tới. Xử lý dữ liệu điều tra: Sau khi xây dựng bảng hỏi, tác giả thực hiện khảo sát thử với 10 mẫu để điều chỉnh bảng hỏi và sau đó thực hiện khảo sát bằng hình thức gửi phiếu điều tra qua công văn đến các đơn vị là Hội nông dân các tỉnh, huyện trên toàn quốc. Sau khi thu phiếu điều tra, tác giả rà soát và loại bỏ các phiếu không hợp lệ để xử lý dữ liệu. Vì vậy, kết quả khảo sát là đáng tin cậy, luận án sử dụng phần mềm Exel và SPSS để xử lý tính toán kết quả, phân tích các chỉ tiêu theo thống kê mô tả. Trong phạm vi của luận án, do hạn chế về thời gian và nguồn lực, tác giả chỉ thực hiện khảo sát với đối tượng là cán bộ quản lý Quỹ HTND ở các cấp. Việc tập trung khảo sát nhóm đối tượng này vì đây cũng là những người làm việc và hiểu rõ nhất hoạt động của Quỹ và có thể đánh giá cả tác động bên trong và bên ngoài Quỹ. Điều này cũng phù hợp với cách tiếp cận của luận án là phân tích hoạt động Quỹ nhằm có những thay đổi dưới góc độ chính sách là chủ yếu. Tuy nhiên, việc giới hạn nhóm đối tượng khảo sát cũng sẽ có ảnh hưởng nhất định đến khả năng phân tích mọi khía cạnh về tác động của Quỹ. Vì vậy, khảo sát hộ nông dân về vai trò của Quỹ HTND là vấn đề tiếp tục sẽ cần được làm rõ trong các khảo sát khác trong tương lai. 7 5. Đóng góp mới của luận án 5.1. Tính mới của luận án về cách tiếp cận v phương pháp - Về cách tiếp cận: Luận án phân tích hiệu quả hoạt động của Quỹ HTND không chỉ dưới góc độ kinh tế mà còn dưới góc độ chính trị, xã hội. Cách tiếp cận này cung cấp cái nhìn tổng thể hơn về hiệu quả của chính sách và đây là cách tiếp cận mới hơn với cách tiếp cận thông thường chỉ đánh giá về hiệu quả kinh tế. - Về phương pháp: Đề tài mà luận án lựa chọn có cách tiếp cận vừa với phương pháp định tính qua phân tích tài liệu thứ cấp và qua khảo sát, đồng thời cũng sử dụng phương pháp định lượng về đánh giá hiệu quả hoạt động của chính sách hỗ trợ qua Quỹ HTND. Sự phối hợp cả 2 phương pháp định tính và định lượng sẽ cung cấp các bằng chứng khoa học cho các nhận định và đánh giá. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện về chính sách hỗ trợ tín dụng cho nông nghiệp và nông dân tuy nhiên chủ yếu nghiên cứu định tính và ít có bằng chứng định lượng nên cách tiếp cận phối hợp qua phân tích định tính với thống kê mô tả và phân tích định lượng qua phân tích hồi quy là cách tiếp cận mới. 5.2. Những đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án đã có những đóng góp mới như sau: - Về mặt lý luận, luận án làm rõ bản chất và những nội dung chủ yếu của hiệu quả hoạt động với mô hình Quỹ Hỗ trợ nông dân, chỉ ra các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của Quỹ HTND. - Về mặt thực tiễn, luận án tiến hành phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động của Quỹ HTND. Qua phân tích số liệu thứ cấp và số liệu khảo sát, luận án đã đánh giá và chỉ rõ những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong hiệu quả hoạt động của Quỹ HTND. Thông qua phân tích dữ liệu khảo sát, luận án đã chỉ ra các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của Quỹ HTND, đó là cơ sở để cung cấp các giải pháp phù hợp nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động. Luận án cũng dùng mô hình phân tích định lượng để cung cấp bằng chứng cho tác động của Quỹ đến phát triển nông nghiệp, nông thôn. - Về mặt chính sách: Từ những phân tích có cơ sở, luận án cũng sẽ đề cập đến 8 những giải pháp chính sách để nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ HTND. - Về mặt học thuật: luận án sẽ là tài liệu tham khảo tốt cho các cơ quản quản lý nhà nước, cơ sở đào tạo và những người quan tâm đến chủ để hoạt động của Quỹ HTND. Tóm lại, cho đến nay chưa có nghiên cứu nào được thực hiện về hiệu quả hoạt động của Quỹ HTND trên quy mô toàn quốc, các đề án đổi mới Quỹ HTND chỉ nghiên cứu chủ yếu dưới góc độ cơ chế mà ít có các phân tích rõ ràng về hiệu quả tác động kinh tế của Quỹ HTND. Vì vậy, nghiên cứu của luận án là những đóng góp mới về nội dung lý luận và thực tiễn cho đánh giá hiệu quả hoạt động của Quỹ HTND. Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu nên luận án cũng chưa thể giải quyết toàn bộ các vấn đề liên quan đến Quỹ HTND chi tiết cho từng khu vực và từng vùng. Các vấn đề được giải quyết ở luận án chủ yếu là những vấn đề chung mang tính vĩ mô cho hoạt động của Quỹ. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn + Về lý luận: luận án cung cấp cơ sở khoa học cho đổi mới lý luận về chính sách hỗ trợ nông dân qua mô hình Quỹ HTND nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách và đổi mới hoạt động của tổ chức này. + Về thực tiễn: kết quả nghiên cứu của luận án có thể cung cấp các giải pháp chính sách để áp dụng trong quá trình đổi mới hoạt động của Quỹ HTND Việt Nam nhằm cải thiện hiệu quả của Quỹ và phát huy tốt hơn nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội của Quỹ HTND Việt Nam. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và khung phân tích. Chương 2: Lý luận về tín dụng hỗ trợ nông nghiệp và hiệu quả hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân Chương 3: Thực trạng hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân. Chương 4: Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân. 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan