Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh trong các bài văn thơ viết cho trẻ em ở sác...

Tài liệu Hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh trong các bài văn thơ viết cho trẻ em ở sách giáo khoa tiếng việt lớp 3 (2014)

.PDF
56
390
112

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA: GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRẦN THỊ PHƢƠNG HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP TU TỪ SO SÁNH TRONG CÁC BÀI VĂN THƠ VIẾT CHO TRẺ EM Ở SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT LỚP 3 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Tiếng Việt Người hướng dẫn khoa học TH.S LÊ BÁ MIÊN HÀ NỘI – 2014 LỜI CẢM ƠN! Bằng những kiến thức đƣợc thầy cô trong nhà trƣờng trang bị trong suốt thời gian học, với sự nỗ lực của bản thân cùng với sự hƣớng dẫn chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, tôi đã hoàn thành xong luận văn tốt nghiệp này. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới các thầy cô, đặc biệt là thầy giáo Lê Bá Miên, ngƣời đã tận tình chỉ bảo và hết lòng giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 05 năm 2014 Sinh viên Trần Thị Phƣơng LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là kết quả riêng của bản thân, không trùng với bất cứ một kết quả nào khác. Hà Nội, tháng 05 năm 2014 Sinh viên Trần Thị Phƣơng CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN HS Học sinh GV Giáo viên SGK Sách giáo khoa TV Tiếng Việt MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 2 3. Lịch sử nghiên cứu ...................................................................................... 2 4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu ............................................................ 3 5. Giả thuyết khoa học .................................................................................... 3 6. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 3 7. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................. 4 8. Cấu trúc luận văn ........................................................................................ 4 PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................... 5 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN ........................... 5 1. Cơ sở lí luận ................................................................................................ 5 1.1. Những hiểu biết chung về phép tu từ so sánh .......................................... 5 1.2. Ngôn ngữ văn chƣơng với biện pháp tu từ so sánh ................................. 11 2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................ 13 2.1. Đặc điểm tâm lí và khả năng tiếp nhận của học sinh tiểu học trong hoạt động giao tiếp................................................................................. 13 2.2. Thống kê các hình ảnh so sánh đƣợc sử dụng trong các bài văn thơ ở SGK Tiếng Việt lớp 3 .................................................................................. 15 CHƢƠNG 2. MIÊU TẢ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP TU TỪ SO SÁNH TRONG CÁC BÀI VĂN THƠ Ở SGK TIẾNG VIỆT LỚP 3 ....................... 21 1. Hƣớng dẫn học sinh nhận biết và cảm nhận giá trị của các hình ảnh so sánh ............................................................................................................. 21 1.1. Hƣớng dẫn học sinh nhận biết biện pháp tu từ so sánh ........................... 21 1.2. Các bƣớc nhận diện biện pháp tu từ so sánh ............................................ 25 2. Miêu tả hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh trong các bài văn thơ viết cho trẻ ở SGK Tiếng Việt lớp 3 ............................................................... 28 2.1. Hiệu quả đối với việc giáo dục nhận thức............................................... 30 2.2 Hiệu quả đối với việc giáo dục tình cảm ................................................. 38 2.3. Hiệu quả đối với việc giáo dục thẩm mỹ ................................................ 42 PHẦN KẾT LUẬN ......................................................................................... 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 49 DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 1 : Các hình ảnh so sánh trong các văn bản Tập đọc ở lớp 3 ................ 16 Bảng 2: Nội dung dạy học phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu............................................................................................................... 19 Bảng 3 : Tìm hiểu biện pháp so sánh trong bài thơ “Mẹ vắng nhà ngày bão” ................................................................................ 37 Bảng 4: Khả năng nhận biết và hiệu quả mà biện pháp tu từ so sánh đem lại cho trẻ ở mặt tình cảm trong bài thơ “Quê hƣơng” ........................................ 40 Bảng 5: Khả năng nhận biết và hiệu quả mà biện pháp tu từ so sánh đem lại cho trẻ ở mặt thẩm mỹ trong bài thơ “Mặt trời xanh của tôi” ........... 45 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài PH.ĂNGGHEN đã từng nói: “Ngôn ngữ là một trong hai yếu tố đã làm cho con vật trở thành con ngƣời” khi xem xét vai trò của ngôn ngữ đối với nhận thức. Câu nói đó quả thực chí lí vì lẽ ngôn ngữ liên quan đến tất cả các quá trình tâm lí của con ngƣời. Ngôn ngữ là thành tố quan trọng nhất về mặt nội dung và cấu trúc của tâm lí con ngƣời, đặc biệt là quá trình nhận thức. Văn học là một loại hình nghệ thuật lấy ngôn từ, ngôn ngữ làm phƣơng tiện thể hiện. Có khả năng tác động đến đời sống tâm hồn của con ngƣời. Trong đó các biện pháp tu từ đặc biệt là biện pháp tu từ so sánh góp một phần không nhỏ làm nên điều này. Ngay từ lớp 1, các bài học của sách giáo khoa đã đƣa vào khá nhiều hình ảnh so sánh... Tuy nhiên, đến lớp 3 học sinh mới chính thức đƣợc học về phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu. Cụ thể hơn, sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 đã giới thiệu sơ bộ về phép so sánh, hình thành những hiểu biết và kĩ năng ban đầu về so sánh cho học sinh thông qua các bài văn thơ, của bài tập thực hành. Từ đó, giúp học sinh cảm nhận đƣợc cái hay của một số câu văn, câu thơ và vận dụng phép so sánh vào quan sát sự vật, hiện tƣợng xung quanh và thể hiện vào bài tập làm văn đƣợc tốt hơn. Mặt khác, việc dạy phép tu từ so sánh cho học sinh lớp 3 cũng là một cách chuẩn bị dần để các em sử dụng thành thạo hơn phép tu từ này khi làm các bài văn kể chuyện, miêu tả ở lớp 4, lớp 5. So sánh tu từ giúp các em hiểu và cảm nhận đƣợc những bài thơ, bài văn hay, từ đó góp phần mở mang tri thức làm phong phú về tâm hồn, tạo hứng thú khi viết văn, rèn luyện ý thức, yêu quý Tiếng Việt và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Xuất phát từ vai trò và tác dụng của phép tu từ so sánh, từ mục tiêu của môn Tiếng Việt ở tiểu học, từ thực tế dạy và học và là một sinh viên trƣờng 1 Đại học Sƣ Phạm Hà Nội 2, sau này sẽ đứng trên bục giảng để dạy cho các học sinh của mình về biện pháp tu từ so sánh nên ngay từ bây giờ chúng tôi đã chọn thực hiện đề tài “Hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh trong các bài văn thơ viết cho trẻ em ở sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3”. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu vấn đề hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh trong các bài văn thơ viết cho trẻ em ở sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 này hƣớng tới hai mục đích: - Thứ nhất là xem xét các hiệu quả biện pháp tu từ so sánh mang lại trong các bài văn thơ viết cho trẻ em ở SGK Tiếng Việt lớp 3. Hiệu quả này tác động trực tiếp vào việc giáo dục nhận thức, giáo dục tình cảm, giáo dục thẩm mỹ cho HS. - Thứ hai là nghiên cứu về hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh, từ đó góp phần giúp ngƣời GV đƣa ra các phƣơng pháp dạy học nhằm nâng cao hứng thú và kết quả học tập về phép tu từ so sánh cho học sinh. 3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Là một biện pháp tu từ ngữ nghĩa phổ biến, biện pháp so sánh tu từ đã đƣợc miêu tả trong các sách văn phạm tiếng Việt trƣớc đây và trong các giáo trình phong cách học tiếng Việt sau này. Trong các giáo trình phong cách học của nhóm Võ Bình và cộng sự (1982), Cù Đình Tú (1983), Đinh Trọng Lạc – Nguyễn Thái Hòa (1993) đều có chung quan niệm về so sánh tu từ từ tên gọi, khái niệm, đặc điểm cấu tạo, phân loại nhƣng chƣa bàn đến hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh. Các công trình nghiên cứu trong nƣớc: - Lê Thị Hạnh, ĐH Vinh nghiên cứu đề tài “Phƣơng pháp dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 3”. - Bùi Trọng Ngoãn, Đại học Sƣ phạm, Đại học Đà Nẵng nghiên cứu đề tài “Bàn thêm về phép tu từ so sánh”. 2 Về cơ bản, các giáo trình và các đề tài nghiên cứu kể trên đều có nghiên cứu về biện pháp tu từ so sánh. Mặc dù đƣợc khảo sát ở các mức độ nông sâu khác nhau nhƣng hầu nhƣ không hề nhắc đến hiệu quả mà biện pháp tu từ này mang lại. Trong thực tế, nhận dạng về biện pháp tu từ so sánh không phải quá khó, nhƣng để khám phá giá trị nghệ thuật cũng nhƣ hiệu quả của một phép tu từ so sánh thì không phải là việc dễ. Kế thừa những kết quả của các nhà nghiên cứu khoa học đi trƣớc và của một số sinh viên, chúng tôi đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu về vấn đề “Hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh trong các bài văn thơ viết cho trẻ em ở SGK Tiếng Việt lớp 3”. Đây là một đề tài có sự kế thừa nhƣng không trùng lặp. 4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh trong các bài văn thơ viết cho trẻ em ở SGK Tiếng Việt lớp 3. 4.2. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 3. 5. Giả thuyết khoa học Nghiên cứu tìm hiểu về biện pháp tu từ so sánh đƣợc sử dụng ở các bài văn thơ trong SGK Tiếng Việt lớp 3 sẽ mang lại các kết luận về hiệu quả của biện pháp này trong quá trình giảng dạy. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu các vấn đề lý thuyết về phép tu từ so sánh. - Tổ chức dạy học, khảo sát thực tế để tìm hiểu khả năng phát hiện ra các hình ảnh so sánh trong các bài văn thơ ở SGK Tiếng Việt lớp 3 của học sinh. - Tìm hiểu về hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh trong các bài văn thơ viết cho trẻ em ở SGK Tiếng Việt lớp 3. 3 7. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, đề tài sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau đây: - Phƣơng pháp thống kê - Phƣơng pháp phân loại - Phƣơng pháp miêu tả - Phƣơng pháp phân tích ngôn ngữ học - Phƣơng pháp tổng hợp - Phƣơng pháp so sánh đối chiếu Đề tài đƣợc thực hiện theo các bƣớc sau: - Bƣớc 1: Lựa chọn đề tài nghiên cứu, tìm hiểu và đọc các tài liệu liên quan đến đề tài. - Bƣớc 2: Khảo sát, thực nghiệm ở trƣờng tiểu học, tiến hành thu thập và xử lý số liệu, viết đề tài, chỉnh sửa đề tài. - Bƣớc 3: Hoàn chỉnh đề tài, đóng quyển, nộp văn bản. 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm 2 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn. Chƣơng 2: Miêu tả hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh trong các bài văn thơ ở SGK Tiếng Việt lớp 3. 4 NỘI DUNG CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Những hiểu biết chung về phép tu từ so sánh 1.1.1 Khái niệm Trong cuốn “99 phương tiện và biện pháp tu từ Tiếng Việt”, tác giả Đinh Trọng Lạc đã phát biểu nhƣ sau: “So sánh tu từ là một biện pháp tu từ ngữ nghĩa, trong đó người ta đối chiếu hai đối tượng khác loại của thực tế khách quan không đồng nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ có một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả bằng hình ảnh một lối tri giác mới mẻ về đối tượng” [13,tr.154]. Sau này, ở giáo trình “Phong cách học Tiếng Việt” tác giả Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hòa cũng đƣa ra định nghĩa về so sánh: “So sánh là phương thức diễn đạt tu từ khi đem sự vật này đối chiếu với sự vật khác miễn là giữa hai sự vật có một nét tương đồng nào đó, để gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ trong nhận thức của người đọc, người nghe” [12,tr.190]. Cù Đình Tú trong cuốn “Phong cách học tiếng Việt và đặc điểm tu từ tiếng Việt” cũng đƣa ra định nghĩa về so sánh: “ So sánh tu từ là so sánh công khai đối chiếu hai hay nhiều đối tượng có một nét giống nhau nhằm diễn tả một cách hình ảnh đặc điểm của một đối tượng” [26,tr.272] . Sau định nghĩa, Cù Đình Tú bổ sung: “Trong so sánh tu từ các đối tượng đưa ra so sánh là đối tượng khác loại và mục đích của phép so sánh là nhằm diễn tả một cách hình ảnh đặc điểm của một đối tượng”. 5 Từ các định nghĩa đã trình bày ở trên, chúng tôi chọn định nghĩa của Cù Đình Tú, đồng thời tiếp nhận ý kiến bổ sung của tác giả để đƣa ra cách hiểu sau về so sánh tu từ: So sánh tu từ là công khai đối chiếu hai hay nhiều đối tượng khác loại dựa trên một nét tương đồng nào đó giữa chúng, nhằm biểu thị bằng hình ảnh một trong những đối tượng đó. 1.1.2. Hình thức và các dạng của phép tu từ so sánh a. Hình thức của phép tu từ so sánh Theo giáo trình “Phong cách học Tiếng Việt” của các tác giả Đinh Trọng Lạc (chủ biên) và Nguyễn Thái Hòa (2002) thì hình thức đầy đủ nhất của phép so sánh tu từ gồm 4 yếu tố nhƣ sau: 1.Cái so sánh 2. Cơ sở so sánh 3. Từ so sánh Gái có chồng như Các chóp mái đều lượn rập rờn như 4. Cái được so sánh gông đeo cổ các nếp sóng bạc đầu (Nguyễn Tuân) Lòng ta như vẫn vững kiềng ba chân (Tố Hữu) Trong đó: - Yếu tố (1 ) là cái so sánh, đây là yếu tố đƣợc hoặc bị so sánh tùy theo việc so sánh là tích cực hay tiêu cực. 6 - Yếu tố (2) là cơ sở so sánh, đây là yếu tố chỉ tính chất sự vật hay trạng thái của hành động đƣợc nhìn nhận theo một cách nào đó có vai trò nêu rõ phƣơng diện so sánh. - Yếu tố (3) là từ so sánh, mức độ so sánh thƣờng đƣợc diễn ra ở mức độ ngang bằng nhƣ nhau. Ngoài từ “như” còn có các từ: “tựa”,“tựa như”, “giống như”… - Yếu tố (4) là cái đƣợc so sánh tức là cái đƣa ra để làm chuẩn so sánh. b. Các dạng của phép tu từ so sánh Khi xem xét phép so sánh, có thể dựa vào mặt cấu trúc hoặc dựa vào mặt ngữ nghĩa của nó. Dựa vào cấu trúc, có thể chia ra các dạng so sánh như sau: Dạng 1: Phép so sánh đầy đủ 4 yếu tố: Đây là dạng so sánh chuẩn vì nó có đầy đủ cả 4 yếu tố: cái so sánh, cơ sở so sánh, mức độ so sánh và cái đƣợc so sánh. Ví dụ: Ông hiền như hạt gạo 1 2 3 4 Bà hiền như suối trong 1 2 3 4 (TV3, t.1, tr.117) Dạng 2: So sánh vắng yếu tố (1): Đây là dạng so sánh khuyết yếu tố 1, tức là không có cái so sánh. Cái so sánh là gì, điều đó phụ thuộc vào khả năng liên tƣởng của ngƣời đọc, ngƣời nghe. Ví dụ: Chòng chành như nón không quai Như thuyền không lái như ai không chồng. (Ca dao) Dạng so sánh này có rất nhiều trong thành ngữ so sánh: đông như hội, xấu như ma, lặng như tờ, ngọt như đường... Dạng 3: So sánh vắng yếu tố (2): 7 So sánh vắng yếu tố 2 còn gọi là so sánh chìm, tức là so sánh không có cơ sở so sánh. Thông thƣờng, khi bớt cơ sở so sánh thì phần thuyết minh miêu tả ở cái đƣợc so sánh sẽ rõ ràng hơn. Ngoài ra, nó còn tạo điều kiện cho sự liên tƣởng rộng rãi, phát huy sự sáng tạo của ngƣời đọc, ngƣời nghe hơn là so sánh có đủ 4 yếu tố. Dạng so sánh này kích thích sự làm việc của trí tuệ và tình cảm nhiều hơn để có thể xác định đƣợc những nét giống nhau giữa 2 đối tƣợng ở 2 vế và từ đó nhận ra đặc điểm của đối tƣợng đƣợc miêu tả. Ví dụ: Đây con sông như dòng sữa mẹ (TV3, t.1, tr.106) “con sông” đƣợc so sánh nhƣ “dòng sữa mẹ” và từ hình ảnh so sánh này ngƣời đọc có thể suy nghĩ, liên tƣởng tới nhiều hình ảnh khác nhau. Chẳng hạn: Con sông đầy ăm ắp như dòng sữa mẹ Con sông ngọt ngào như dòng sữa mẹ Con sông tốt lành như dòng sữa mẹ Dạng 4: So sánh vắng yếu tố (2) và yếu tố(3) Đây là một dạng so sánh không đầy đủ, chỉ có cái so sánh và cái đƣợc so sánh. Yếu tố (2) và (3) đƣợc thay thế bằng chỗ ngắt giọng, dấu gạch ngang hoặc là hình thức đối chọi. Ví dụ: Thân dừa bạc phếch tháng năm Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao Đêm hè hoa nở cùng sao Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh (TV3, t.1, tr.43) Tác giả đã rất thành công khi sử dụng hình thức so sánh này. Trong đoạn thơ trên, nhà thơ đã dùng chỗ ngắt giọng (đƣợc ghi lại bằng gạch ngang) và đối chọi (giữa quả dừa và tàu dừa) để tạo nên một hình thức so sánh có âm 8 điệu nhịp nhàng. Cách so sánh thứ nhất vừa đúng vừa lạ: những quả dừa có khác gì đàn lợn con mà đàn lợn con này lại nằm trên cao. Cách so sánh thứ hai vừa đẹp vừa lạ: tàu dừa mà thành chiếc lƣợc, mây xanh mà thành suối tóc thì thật kì diệu và thơ mộng. Ngoài ra, còn có trƣờng hợp yếu tố (1) và yếu tố (4) đổi chỗ cho nhau, còn gọi là so sánh đổi chỗ. Ví dụ: Trên trời mây trắng như bông Ở giữa cánh đồng bông trắng như mây (Ca dao) Có khi dùng cặp từ “bao nhiêu...”, “bấy nhiêu... ” để so sánh. Ví dụ: Qua đình ngả nón trông đình Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu. (Ca dao) Trong so sánh tu từ, còn có hình thức kết hợp một vế so sánh, một đối tƣợng so sánh với nhiều đối tƣợng đƣợc so sánh. Ví dụ: Đất Ê-ti-ô-pi-a là cha, là mẹ, là anh em ruột thịt của chúng tôi. (TV3, t.1, tr. 85) Dựa vào mặt ngữ nghĩa ta có thể chia phép so sánh thành các dạng: Dạng 1: So sánh ngang bằng Đây là dạng so sánh thƣờng dùng từ “như”, từ “là”, từ “tựa”... để làm từ so sánh. Ví dụ: Hai bàn tay em Như hoa đầu cành (TV3, t.1, tr. 8) 9 Hoa đầu cành luôn là hoa luôn tƣơi thắm, xinh đẹp và bàn tay của bé cũng xinh đẹp, và đáng yêu nhƣ bông hoa kia. Đây chính là một sự so sánh ngang bằng. Dạng 2: So sánh bậc hơn - kém Là dạng so sánh mà cơ sở so sánh luôn gắn liền với từ hơn: khoẻ hơn, cao hơn, đẹp hơn... . Ví dụ: Thần chết chạy nhanh hơn gió (TV3, t.1, tr.29) Đây là một hình ảnh so sánh trích trong tác phẩm “Ngƣời mẹ” của An-đéc-xen. Thần Đêm tối vì muốn thử thách ngƣời mẹ đã nói với bà rằng: “Thần chết chạy nhanh hơn gió”. Trong tâm thức của mỗi ngƣời, gió là vị thần chạy nhanh hơn cả, và không có cách nói nào miêu tả sự chạy nhanh của thần chết hay hơn bằng một sự so sánh nhƣ thế. Tuy nhiên, ngƣời mẹ vẫn đuổi kịp thần chết, bởi một điều: không có gì chiến thắng đƣợc trái tim ngƣời mẹ, không có gì so sánh đƣợc với tình yêu của mẹ dành cho con. Dạng 3: So sánh bậc cao nhất (bậc tuyệt đối) Đây là dạng so sánh dùng để khẳng định một việc gì đó theo cách nhìn nhận, cách đánh giá riêng của ngƣời so sánh. Ví dụ: Ôi lòng Bác bao la trong di chúc Vẫn hạt lúa củ khoai chân chất bình thường Cả dân tộc khóc Người thương mình nhất Người được thương trên tất cả người thương Người suốt đời quên mình cho Tổ quốc. (Việt Phƣơng) Cũng có thể so sánh bậc cao nhất đƣợc thể hiện bằng câu hỏi tu từ: Ví dụ: Gì sâu bằng những trưa thương nhớ Hiu quạnh bên trong một tiếng hò? (Tố Hữu) 10 Những ví dụ trên cho ta thấy các đối tƣợng đƣợc đƣa ra để so sánh khác nhau về bản chất. Nhƣng do một cách nhìn đặc biệt, các đối tƣợng vốn là khác loại, khác bản chất có thể chuyển hóa đƣợc cho nhau, có những đặc điểm, những nét giống nhau. Một so sánh đẹp là một so sánh phát hiện, phát hiện ra những gì nhiều ngƣời không nhìn ra, không nhận thấy. 1.2. Ngôn ngữ văn chƣơng với biện pháp tu từ so sánh Ngôn ngữ văn thơ có các chức năng đặc thù sau: - Chức năng tạo hình - biểu cảm - Chức năng tạo tính hàm súc - Chức năng tác động - Chức năng thẩm mỹ Tƣơng ứng với bốn chức năng kể trên là các chức năng của so sánh tu từ. Ví dụ: Chức năng nhận thức Bản chất của sự so sánh là lấy một hình ảnh cụ thể để miêu tả một hình ảnh chƣa đƣợc cụ thể. Chẳng hạn: - Gầy như cò hương - Vui như hội hoặc: Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà (Hồ Chí Minh) Nhờ “tiếng hát xa” mà ngƣời đọc có thể hình dung ra âm thanh của tiếng suối và có tình cảm với tiếng suối. Nhờ “vẽ” mà ngƣời đọc hình dung ra rõ rệt độ sáng và đƣờng nét của cảnh rừng với đêm trăng. Chức năng biểu cảm- cảm xúc 11 Bên cạnh chức năng nhận thức, phép so sánh còn có chức năng biểu cảm- cảm xúc. Trong lời nói hàng ngày chúng ta gặp nhiều cách ví von rất hay. Mỗi một sự so sánh là một lời nhận xét mà ít có cách nói nào diễn đạt hiệu quả hơn: gầy như mắm, béo như lợn, hôi như cú, gầy như quỷ... Rõ ràng cũng nói về biển nhƣng nếu nói theo cách bình thƣờng là: “Biển rất rộng và nước có màu xanh thẳm” thì sẽ không tác động nhiều đến ngƣời nghe bằng cách nói của Vũ Tú Nam: “Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch” (TV3, t.1, tr. 8). Ở cách nói thứ hai không chỉ đơn thuần là thông tin, sự kiện mà nó còn thể hiện thái độ của ngƣời nói đối với sự kiện đó. Đúng là cũng nói về biển nhƣng qua xúc cảm của nhà văn, biển trở nên đẹp và có hồn hơn bởi vì nhà văn đã sử dụng phép so sánh trong khi miêu tả. Với chức năng biểu cảm, so sánh là cách nói dễ đi vào lòng ngƣời, dễ chiếm đƣợc lòng ngƣời, làm cho ngƣời ta dễ nhớ, dễ thuộc và nhớ lâu. So sánh tu từ chính là một phƣơng thức tạo hình, gợi cảm, là đôi cánh giúp cho chúng ta bay vào thế giới của cái đẹp, của trí tƣởng tƣợng vô cùng phong phú. Tìm hiểu hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh trong các bài văn thơ viết cho trẻ ở sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3, chúng tôi cho rằng việc dựa vào những lí luận về chức năng của ngôn ngữ văn, thơ là rất cần thiết. Ngoài những hiểu biết về biện pháp tu từ so sánh, về giao tiếp bằng ngôn ngữ, đặc biệt là về chức năng ngôn ngữ văn, thơ trong giao tiếp giữa nhà văn, nhà thơ và độc giả, tôi cho rằng chúng ta cần phải có những hiểu biết về đặc điểm tâm lí của ngƣời tiếp nhận. Ở đây ngƣời tiếp nhận chính là những học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh thuộc khối lớp 3. 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 2.1. Đặc điểm tâm lí và khả năng tiếp nhận của học sinh tiểu học trong hoạt động giao tiếp Tuy cùng chịu sự chi phối của những quy luật và yếu tố nhƣ ở các giai đoạn phát triển khác, nhƣng mỗi một giai đoạn lứa tuổi trong quá trình phát 12 triển tâm lí của cá thể nói chung và trẻ em nói riêng là một khoảng thời gian nhất định với những đặc trƣng riêng của một trình độ phát triển. Học sinh tiểu học thƣờng là những trẻ có tuổi từ 6 – 11, 12 tuổi. Đây là lứa tuổi đầu tiên đến trƣờng- trở thành học sinh và có hoạt động chủ đạo. Trẻ em lứa tuổi tiểu học thực hiện bƣớc chuyển từ hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo sang học tập là hoạt động chủ đạo. Lứa tuổi học sinh tiểu học là một giai đoạn phát triển với các đặc trƣng sau: Sự phát triển của quá trình nhận thức (sự phát triển trí tuệ): Nhận thức cảm tính Các cơ quan cảm giác nhƣ thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác đều phát triển và đang trong quá trình hoàn thiện. Tri giác: Tri giác của học sinh tiểu học mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết và mang tính không ổn định: ở đầu tuổi tiểu học tri giác thƣờng gắn với hành động trực quan, đến cuối tuổi tiểu học tri giác bắt đầu mang tính xúc cảm, trẻ thích quan sát các sự vật hiện tƣợng có màu sắc sặc sỡ, hấp hẫn, tri giác của trẻ đã mang tính mục đích, có phƣơng hƣớng rõ ràng - Tri giác có chủ định (trẻ biết lập kế hoạch học tập, biết sắp xếp công việc nhà, biết làm các bài tập từ dễ đến khó,...) Nhận thức lý tính Tƣ duy: Tƣ duy mang đậm màu sắc xúc cảm và chiếm ƣu thế ở tƣ duy trực quan hành động. Các phẩm chất tƣ duy chuyển dần từ tính cụ thể sang tƣ duy trừu tƣợng khái quát. Khả năng khái quát hóa phát triển dần theo lứa tuổi, lớp 4, 5 bắt đầu biết khái quát hóa lý luận. Tuy nhiên, hoạt động phân tích, tổng hợp kiến thức còn sơ đẳng ở phần đông học sinh tiểu học. Tƣởng tƣợng: Tƣởng tƣợng của học sinh tiểu học đã phát triển phong phú hơn so với trẻ mầm non nhờ có bộ não phát triển và vốn kinh nghiệm ngày càng dầy dạn. Tuy nhiên, tƣởng tƣợng của các em vẫn mang một số đặc điểm nổi bật nhƣ ở đầu tuổi tiểu học thì hình ảnh tƣởng tƣợng còn đơn giản, 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan