Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hiện tượng giao thoa giữa văn học và báo chí của thế kỷ XX qua vài tác giả, tác ...

Tài liệu Hiện tượng giao thoa giữa văn học và báo chí của thế kỷ XX qua vài tác giả, tác phẩm tiêu biểu

.PDF
98
1105
70

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG ============= TRẦN NGỌC ANH HIỆN TƢỢNG GIAO THOA GIỮA VĂN HỌC VÀ BÁO CHÍ CỦA THẾ KỶ XX QUA MỘT SỐ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM TIÊU BIỂU LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÀNH BÁO CHÍ Hà Nội – 2009 1 TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG ============= TRẦN NGỌC ANH HIỆN TƢỢNG GIAO THOA GIỮA VĂN HỌC VÀ BÁO CHÍ CỦA THẾ KỶ XX QUA MỘT SỐ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM TIÊU BIỂU LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC BÁO CHÍ CHUYÊN NGÀNH: BÁO CHÍ MÃ SỐ : 60.32.01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. Hà Minh Đức Hà Nội – 2009 2 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 5 1. Lý do chọn đề tài................................................................................................ 5 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................. 6 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 6 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 6 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ............................................................. 7 6. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp luận nghiên cứu ............................................... 7 7. Kết cấu của luận văn ......................................................................................... 7 CHƢƠNG 1:MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HỌC VÀ BÁO CHÍ ........................ 9 1.1 Đặc trưng của văn học và báo chí ................................................................ 9 1.1.1. Đặc trưng của văn học .......................................................................... 9 1.1.2.Đặc trưng của báo chí. ......................................................................... 10 1.2.Mối quan hệ giữa văn học và báo chí......................................................... 13 Tiểu kết chƣơng 1 ................................................................................................ 19 CHƢƠNG 2 :HIỆN TƢỢNG GIAO THOA GIỮA BÁO CHÍ VÀ VĂN HỌC 20 NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX ..................................................................................... 20 2.1. Bối cảnh xã hội dẫn đến hiện tượng giao thoa giữa báo chí và văn học nửa đầu thế kỷ XX ............................................................................................ 20 2.1.1. Yếu tố lịch sử, chính trị, văn hóa, xã hội. ............................................. 20 2.1.2.Báo chí và bước đầu của quá trình xã hội hóa chữ quốc ngữ................ 23 2.1.3.Báo chí và sự giao lưu văn hóa phương Tây. ........................................ 25 2.2. Hiện tượng giao thoa giữa báo chí và văn học đầu thế kỷ XX. ................. 27 2.2.1.Vai trò của báo chí trong việc phổ biến tác phẩm văn học cũng như phát triển thể loại và phương thức thể hiện mới cho văn học ................................ 27 2.2.2. Hiện tượng giao thoa giữa văn học và báo chí đầu thế kỷ XX .............. 32 Tiểu kết chƣơng 2 ................................................................................................ 38 3 CHƢƠNG 3 : HIỆN TƢỢNG GIAO THOA GIỮA VĂN HỌC VÀ BÁO CHÍ NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX QUA MỘT SỐ TÁC GIẢ TIÊU BIỂU ..................... 39 3.1. Ngô Tất Tố ( 1894- 1954)........................................................................... 39 3.1.1 Thân thế và sự nghiệp của Ngô Tất Tố. ................................................ 39 3.1.2.Hiện tượng giao thoa giữa văn học và báo chí ở nhà báo , nhà văn Ngô Tất Tố ........................................................................................................... 40 3.2.Vũ Trọng Phụng ( 1912-1939) ................................................................... 49 3.2.1. Thân thế và sự nghiệp của Vũ Trọng Phụng. ....................................... 49 3.2.2. Hiện tượng giao thoa giữa văn học và báo chí ở nhà báo, nhà văn Vũ Trọng Phụng ..................................................................................................... 50 3.3.Vũ Bằng ( 1913-1984) ................................................................................ 57 3.3.1.Thân thế sự nghiệp của Vũ Bằng .......................................................... 57 3.3.2 Hiện tượng giao thoa giữa văn học và báo chí ở nhà văn, nhà báo Vũ Bằng ............................................................................................................. 58 3.4. Hoàng Đạo ( 1907 – 1948)......................................................................... 68 3.4.1. Thân thế và sự nghiệp của Hoàng Đạo ................................................ 68 3.4.2. Hiện tượng giao thoa giữa văn học và báo chí ở nhà văn, nhà báo Hoàng Đạo ................................................................................................... 69 3.5. Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh ( 1890-1969) .......................................... 76 3.5.1. Thân thế và sự nghiệp Hồ Chí Minh .................................................... 76 3.5.2. Hiện tượng giao thoa giữa báo chí và văn học ở nhà văn, nhà báo Hồ Chí Minh ....................................................................................................... 77 Tiểu kết chƣơng 3 ................................................................................................ 90 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................Error! Bookmark not defined. 4 PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Từ khi Gia Định báo, tờ báo tiếng Việt đầu tiên ra đời 1865 tính đến nay báo chí Việt Nam có hơn 140 năm lịch sử. Thời kì đầu các tác phẩm văn học hầu hết đều xuất hiện trên báo, mãi đến những năm 30 đầu thế kỷ XX mới có ngành xuất bản lúc đó tác phẩm văn học mới đƣợc xuất bản. Phần lớn những ngƣời viết báo ở giai đoạn trƣớc vừa viết văn vừa viết báo, họ sử dụng báo chí nhƣ một môi trƣờng tập luyện. Báo chí Việt Nam luôn xem văn học nhƣ một bộ phận rất quan trọng, tờ báo nào cũng có mục văn học. Hơn nữa báo chí và văn học có mối quan hệ khăng khít và nhiều mặt tƣơng đồng. Báo chí là ngƣời đồng hành và hỗ trợ của văn học, nếu không có báo chí thì nền văn học hiện đại Việt Nam không thể phát triển nhanh chóng nhƣ thế. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải xem xét những tác động thúc đẩy của văn học để báo chí có đƣợc tầm vóc nhƣ ngày nay. Mối quan hệ có tính hữu cơ này là một vấn đề cần phải có một nghiên cứu sâu hơn, triệt để hơn nhằm rút ra những kết luận có tính chất thực tiễn trong hoạt động báo chí hiện nay cũng nhƣ trong qui hoạch lâu dài cho chiến lƣợc phát triển báo chí. Với những lý do trên, mà em đã chọn đề tài luận văn mang tên : « Hiện tƣợng giao thoa giữa văn học và báo chí của thế kỷ XX qua một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu » Tuy nhiên, một thế kỷ phát triển của báo chí và văn học là quá dài với nhiều thành tựu có phần ổn định và có phần thì đang phát triển. Cho nên trong khuôn khổ luận văn này, em xin tập trung vào nghiên cứu hiện tƣợng giao thoa giữa văn học và báo chí nửa đầu thế kỷ từ năm 1900 đến 1945. Đây là thời kỳ mà các giá trị và sự đánh giá đã khá ổn định. Tuy nhiên, trong giai đoạn này có rất nhiều tác giả vừa làm báo vừa viết văn nên trong luận văn này 5 em chỉ chọn lọc những tác giả tiêu biểu để nghiên cứu. Đó là Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Vũ Bằng và Hoàng Đạo . 2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong những công trình nghiên cứu về văn học và báo chí trƣớc nay, những đóng góp của các nhà văn, nhà báo đƣợc đánh giá tƣơng đối chuẩn xác. Các công trình nghiên cứu về lịch sử báo chí của TS Huỳnh Văn Tòng, Nguyễn Thành, GS Đỗ Quang Hƣng và các công trình nghiên cứu văn học nửa đầu thế kỷ XX của Vũ Ngọc Phan, Hoài Thanh, Phan Cự Đệ … có hƣớng nghiên cứu sâu về những yếu tố chủ quan và khách quan đã tác động đến sự phát triển của từng ngành riêng. Còn về hiện tƣợng giao thoa giữa văn học và báo chí thì các nhà nghiên cứu chỉ có điểm qua nhƣng chƣa đi sâu cũng nhƣ chƣa có luận văn nào nghiên cứu một cách tổng thể đóng góp của họ với cả hai lĩnh vực báo chí và văn học trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn nghiên cứu những ảnh hƣởng của lịch sử, chính trị, văn hóa, xã hội.. cũng nhƣ những yếu tố hình thành nên mối quan hệ giữa văn học và báo chí. Luận văn mong muốn đóng góp một góc nhìn mới về mối quan hệ có tính qui luật giữa hai bộ môn văn học và báo chí, xác định những cơ sở, vai trò, chức năng để hình thành nên mối quan hệ giữa văn học và báo chí, xem xét những tác động nhiều chiều của nó nhằm rút ra đƣợc qui luật thúc đẩy tiến trình hiện đại hóa văn học lẫn báo chí. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Các tác phẩm báo chí, văn học của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, Vũ Trong Phụng, Ngô Tất Tố, Vũ Bằng, Hoàng Đạo, đăng tải trên báo chí thời kỳ đầu thế kỷ XX Các bài báo, các bài nghiên cứu viết về những nhà văn nhà báo kể trên. 6 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Trong giai đoạn phát triển sôi động và đa dạng với xu hƣớng mở cửa ra thế giới của báo chí nƣớc ta, nhu cầu thông tin nhanh nhẹn, kịp thời nhƣng phải hấp dẫn, cảm thụ thẩm mỹ cao thì việc nghiên cứu giao thoa giữa văn học và báo chí sẽ có một phần đóng góp cho sự phát triển cả hai lĩnh vực văn học và báo chí một cách hoàn thiện hơn và cả hƣớng tiếp thu, hòa nhập với văn hóa bên ngoài cũng tinh lọc hơn. Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên khoa báo chí và các môn khoa học xã hội khác về lịch sử báo chí và văn học. 6. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp luận nghiên cứu Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lê nin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, dựa trên đƣờng lối chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về việc đánh giá trung thực, công bằng, khách quan những đóng góp của các nhà văn, nhà báo đối với văn hóa nƣớc nhà. Trên nền tảng lý luận đó, chúng tôi sƣu tầm các tác phẩm của các nhà văn nhà báo kể trên đăng trên báo chí trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX, sử dụng phƣơng pháp phân tích văn bản, so sánh, thống kê, đánh giá các tài liệu, các tác phẩm của các nhân vật kể trên và đặt trong bối cảnh lịch sử. Tập hợp những bài báo, các tham luận, các tài liệu viết hoặc đề cập đến các nhà báo, nhà văn kể trên. Gặp gỡ, tham khảo ý kiến của những nhà sử học, nhà nghiên cứu, nhà báo quan tâm đến đề tài nhằm rút ra những đánh giá khoa học và khách quan về đề tài nghiên cứu. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, mục Tài liệu tham khảo và phần Phụ lục, Luận văn gồm 3 chƣơng : Chƣơng 1: Mối quan hệ giữa văn học và báo chí 7 Chƣơng 2 : Hiện tƣợng giao thoa giữa văn học và báo chí nửa đầu thế kỷ XX Chƣơng 3: Hiện tƣợng giao thoa giữa văn học và báo chí nửa đầu thế kỷ XX qua một số tác giả tiêu biểu 8 CHƢƠNG 1 MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HỌC VÀ BÁO CHÍ 1.1 Đặc trƣng của văn học và báo chí 1.1.1. Đặc trưng của văn học Quan niệm mỹ học Mác- Lênin về bản chất của văn học đƣợc thể hiện trong các nội dung sau : Văn học là một nghệ thuật dùng ngôn từ. Đây là loại hình nghệ thuật duy nhất ngoài ngôn từ và nhạc điệu của chính ngôn từ, không dùng một chất liệu nào khác làm phƣơng tiện biểu hiện nghệ thuật ( nhƣ sân khấu, điện ảnh, hội họa, âm nhạc...) Ngôn từ văn học khác với ngôn từ thông thƣờng, ngôn từ văn học giàu nhạc tính, gợi cảm và mang tính tạo hình cao. Văn học là một nghệ thuật dùng ngôn từ, giàu nhạc tính, gợi cảm và mang tính tạo hình cao, văn học có khả năng phản ánh tất cả các phƣơng diện của đời sống, từ nếp sống bình thƣờng tới những thời kỳ giông tố, bão táp có tính bản lề của lịch sử. Văn học không chỉ phản ánh đời sống xã hội con ngƣời mà còn góp phần cải tạo và hoàn thiện đời sống trên nhiều phƣơng diện, nhiều khía cạnh nhất là về tinh thần Văn học là một phƣơng tiện biểu hiện và truyền thụ cái đẹp. Một mặt tự thân văn học là một nghệ thuật, mà nghệ thuật phải đẹp, mặc khác, cái đẹp của văn học không vì mục đích tự nó « nghệ thuật không vị nghệ thuật » mà luôn vì mục đích cho mọi ngƣời. Chính ở đây, văn học đạt tới chủ nghĩa nhân văn cao cả. Cuối cùng, trong khi khám phá đời sống ( tự nhiên và xã hội ), văn học trƣớc hết khám phá con ngƣời, thế giới bên trong con ngƣời. Chính vì vậy, nhiệm vụ của văn học là phải luôn kiếm tìm những bộ cái mới của nhân vật thời đại. 9 Rõ ràng với tƣ cách là nghệ thuật ngôn từ, văn học có nhiệm vụ nhận thức về con ngƣời trong toàn bộ sự sinh động và toàn vẹn của nó với những mối quan hệ phong phú của đời sống. Văn học có nhiệm vụ tái tạo những tính cách điển hình tiêu biểu cho nhiều tầng lớp ngƣời trong xã hội. Trong tƣơng quan so sánh với báo chí, văn học có đặc trƣng cơ bản là tính hình tƣợng. Những hình tƣợng nghệ thuật trong tác phẩm văn học vừa thể hiện chân thực đời sống, vừa biểu hiện quan niệm thẩm mỹ của tác giả. Tác phẩm văn học là một chỉnh thể nghệ thuật. Thông tin trong tác phẩm văn học là thông tin thẩm mỹ. Nó tác động vào tình cảm của công chúng thông qua những cảm nhận trực quan sinh động để từ đó dẫn dắt tới những nhận thức lý tính. Nhƣ vậy, tính hình tƣợng là dấu hiệu đặc trƣng cơ bản giúp ta phân biệt văn học với những loại tác phẩm khác. Khác với báo chí, văn học mang bản chất nghệ thuật. Mặc dù trong một số trƣờng hợp, có những tác phẩm văn học đã bám sát những sự kiện thời sự một cách nhạy bén, không kém gì các tác phẩm báo chí nhƣng xét về bản chất, hiện thực đƣợc phản ánh trong tác phẩm văn học là một hiện thực thẩm mỹ gắn liền với thế giới quan thẩm mỹ của nhà văn. Đặc điểm quan trọng này vẫn đƣợc thể hiện trong các tác phẩm phản ánh về những con ngƣời và sự việc có thật trong đời sống nhƣ các tác phẩm thuộc thể loại chính luận nghệ thuật và ký văn văn học. 1.1.2.Đặc trưng của báo chí. So với văn học, báo chí là hình thái ý thức- xã hội xuất hiện muộn hơn hàng nghìn năm. Hình thức phôi thai của nó là những bản tin viết tay đƣợc phân phát ở những nơi đông đúc nhƣ bến cảnh, chợ búa và những nơi đông ngƣời từ khoảng thế kỷ XVI. Ở thành phố cảnh Vơnidơ của Italia, các nhà buôn, các ông chủ đã sử dụng cách thông tin này để loan báo về tình hình tàu thuyền đi lại, tình hình hàng hóa, giá cả... Thoạt tiên họ thuê ngƣời viết tay 10 các bản tin rồi đem phân phát những nơi đông đúc trong thành phố. « Người xem dần dần thành nếp rồi dẫn đến thành nhu cầu phổ biến. Các nhà kinh doanh chuyển từ hình thức phân phát sang cách bán với giá mỗi bản tin một đồng tiền Vơnidơ. Tên gọi đồng tiền đó là « Gadétta » Từ Gadétta dần dần biết thành tên gọi các bản tin đó ». (1) Báo chí chỉ thực sự ra đời với chủ nghĩa tƣ bản ở châu Âu từ cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII trên cơ sở phát triển về kinh tế, xã hội và đặc biệt là việc phát minh ra máy in. Tuy nhiên trong giai đoạn đầu tiên, nó đóng một vai trò khiêm tốn trong đời sống xã hội và nhà báo cũng chƣa có vị trí nhƣ trong thời kỳ hiện đại. Báo chí có nhiệm vụ thông tin về cái mới, những con ngƣời, sự việc, sự kiện, tình huống, hoàn cảnh.... tiêu biểu nảy sinh hàng ngày hàng giờ trong đời sống. Nó phản ánh hiện thực đúng nhƣ mọi trạng thái tồn tại có thực và luôn luôn chịu sự chi phối gắt gao của áp lực thời sự, áp lực này có khi đòi hỏi gay gắt đến từng phút. Chính đặc điểm này đã chi phối một cách toàn diện kể từ dung lƣợng, ngôn ngữ, bút pháp cho đến cách thức tổ chức tác phẩm và hàng loạt các yếu tố khác của các thể loại báo chí. Bác chí nhằm thỏa mãn nhu cầu đƣợc cung cấp thông tin để có sự hiểu biết về những sự thật nóng hổi, sinh động, từ đó tạo cơ sở cho nhận thức, tƣ duy và hành động. Thông tin báo chí vừa cố gắng đảm bảo một thái độ khách quan, đồng thời lại không che giấu thái độ thẩm định của nhà báo trên cơ sở một quan điểm chính trị nhất định. Điều đó cho thấy mặc dù có nhiều điểm tƣơng đồng nhƣng báo chí và văn học là những hình thái tƣ duy có những phƣơng pháp không giống nhau trong việc tiếp cận và phản ánh đời sống. (1) Giáo trình Nghiệp vụ báo chí ( tập I) -Khoa báo chí Trƣờng Tuyên huấn Trung Uơng, 11 Trong khi đó, mặc dù cũng lấy hiện thực đời sống làm đối tƣợng nhận thức và phản ánh và cũng sử dụng ngôn từ nhƣ một công cụ chủ yếu nhất nhƣng báo chí có nhiệm vụ phản ánh hiện thực thông qua những sự kiện thời sự. Nó tác động vào nhận thức lý tính và thông qua đó chi phối tâm lý, tình cảm của công chúng. Báo chí có nhiệm vụ thông tin thời sự về ngƣời thật việc thật nhằm tác động vào nhận thức lý tính của công chúng. Chính điều đó đã chi phối toàn bộ những khía cạnh có liên quan đến hoạt động báo chí nói chung. Hiện thực trong tác phẩm báo chí phải là một hiện thực tƣơi mới, nguyên vẹn, một hiện thực còn chƣa bị « chưng cất » theo quan niệm thẩm mỹ nhƣ trong tác phẩm văn học. Để phản ánh một thế giới hiện thực chứa đầy thông tin, báo chí có một hệ thống thể loại khác biệt so với hệ thống các thể loại văn học. Hiện nay, báo chí là một hoạt động thông tin đại chúng nhất, năng động nhất với những tác động mạnh mẽ và trực tiếp vào sự phát triển của đời sống xã hội. Trên cơ sở so sánh với văn học và với những hình thức phản ánh hiện thực khác, có thể xác định những đặc điểm cơ bản về nội dung và hình thức của tác phẩm báo chí. Về nội dung, tác phẩm báo chí phải đáp ứng đƣợc những yêu cầu là : thông tin về hiện thực đời sống phải đảm bảo sự xác thực tối đa, tính thời sự nghiêm ngặt và tính định hƣớng trực tiếp. Trong đó, yêu cầu về sự xác thực đòi hỏi không đƣợc bịa đặt hoặc thêm bớt một cách tùy tiện trong quá trình thông tin sự thật. Nhƣng sự thật trong tác phẩm báo chí phải đƣợc tái hiện một cách chính xác về địa điểm, thời gian, không gian và nhân chứng cụ thể. Yêu cầu về tính thời sự đòi hỏi báo chí phải phản ánh kịp thời về những cái tiêu biểu vừa mới xảy ra, đang xảy ra, sẽ xảy ra đôi khi gay gắt tới từng giờ từng phút. Tính định hƣớng trực tiếp đƣợc nhấn mạnh để đảm bảo cho những thông tin đƣợc đăng tải thể hiện một thái độ chính trị rõ ràng 12 trƣớc sự thật. Về phƣơng diện hình thức, có thể thấy sự ngắn gọn, đơn giản là đặc điểm chung của bất cứ một tác phẩm báo chí nào. 1.2.Mối quan hệ giữa văn học và báo chí Mối quan hệ giữa văn học và báo chí có thể coi là một mối quan hệ đặc biệt. Đó là mối quan hệ chặt chẽ và bền vững. Mặc dù, có những khác biệt về đặc trƣng và phƣơng thức tác động nhƣ đã nêu trên nhƣng chính qui luật thông tin, phản ánh về hiện thực đã tạo ra mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa hai hình thái ý thức xã hội thuộc kiến trúc thƣợng tầng vốn có nhiều điểm tƣơng đồng này. Nói về vấn đề này, trƣớc đây A. Cácpentiê, một nhà văn đồng thời là nhà báo lớn ở Cuba đã nêu ý kiến cho rằng : « Người làm báo viết chuyện sốt dẻo, sử dụng chất liệu sống động diễn ra hàng ngày. Còn nhà viết tiểu thuyết ngắm nghía từ xa, qua một phối cảnh cần thiết, như là một sự kiện đã đầy đủ và hoàn thành ». Về khái niệm « nhà văn » và « nhà báo », ông khẳng định : « Riêng tôi, không bao giờ tôi nghĩ rằng có thể phân biệt được hai chức năng vì, theo tôi nhà báo và nhà văn cùng hòa chung trong một nhân cách »(1). Những ý kiến nêu trên cho thấy : thông tin trong văn học và báo chí là một quá trình liên tục, xuyên suốt trong mối quan hệ chặt chẽ giữa tác giả- tác phẩm- công chúng. Đó cũng là một đặc điểm chung của mọi hình thái ý thức, đƣợc thể hiện rất rõ trong quá trình sáng tạo tác phẩm văn học và báo chí. Trong cuốn sách Cơ sở lý luận báo chí, GS Hà Minh Đức đã dành hẳn một mục để bàn về « Văn học và báo chí ». Về đối tƣợng nhận thức, ông cho rằng văn học và báo chí là hai lĩnh vực hoạt động tinh thần có khả năng nhận thức, miêu tả xã hội lớn nhất . Báo chí là tấm phiên bản của xã hội, nó phản ánh dòng chảy của cuộc sống, thông tin cho công chúng về mọi điều họ đang quan tâm và nhà báo – con ngƣời hoạt động tích cực tắm giữa dòng sự kiện, (1) « Báo và văn », Tạp chí Ngƣời làm báo, Hà Nội, trang 49-52 13 lăn lộn với thực tế xã hội đƣợc xem là nhân chứng của thời cuộc . Văn học cũng thực hiện chức năng khám phá sáng tạo theo đặc trƣng riêng của nó. Trong văn học, việc « phê phán cái ác, cái xấu, khẳng định chân thiện mỹ, góp phần xây dựng nhân cách tốt đẹp của con người là mục tiêu của các nhà văn tiến bộ trong quá khứ, hiện tại và tương lai ». Đi sâu vào đặc trƣng của hai lĩnh vực hoạt động tinh thần này có nhiều điểm tƣơng đồng và khác biệt. Nhà văn trong quá trình sáng tác vận dụng tƣ duy hình tƣợng, vận dụng hƣ cấu nghệ thuật. Nhà báo không sử dụng hƣ cấu mà chủ yếu sử dụng tƣ duy chính luận. Nhà văn nhất là với thể loại thơ có thể tự khai thác thế giới nội tâm của mình với những cảm xúc và mộng mơ riêng còn nhà báo hầu nhƣ dành tất cả trang viết cho việc miêu tả cuộc sống khách quan. Cũng vì thế trong văn chƣơng có thể có hiện tƣợng Trần Đăng Khoa nổi tiếng về thơ từ tám tuổi, qua những bài thơ bộc lộ tâm tình của tuổi thơ. Còn với báo chí lại là vấn đề nhận thức, phân tích xã hội. Công việc này đòi hỏi phải có trình độ văn hóa, và học vấn. Giá trị của báo chí dựa trên tính xác thực của tác phẩm. Tuy nhiên trong văn học cũng có những tác phẩm vừa xác thực, vừa chân thực nhƣ trong thể loại ký và cũng có những tác phẩm thuần túy dựa vào hƣ cấu nghệ thuật. Tính xác thực của báo chí là đặc trƣng cực mạnh của lĩnh vực hoạt động tinh thần này. Những sự việc có thật tai nghe mắt thấy, những câu nói của nhân chứng có địa chỉ, những câu chuyện còn hơi nóng của đời sống, những con số thống kê chính xác... tất cả đều góp tiếng nói thành bản hợp xƣớng đa thanh của chính cuộc đời. Sự thực đã tham gia vào những cuộc đối thoại tranh luận để khẳng định chân lý. Văn học không thể lãnh đạm trƣớc hoạt động tinh thần đa năng và có hiệu quả ấy. Do đó văn học đã khai thác và sử dụng chất báo chí để tạo thêm giá trị và màu sắc mới cho văn học. Trong tác phẩm ký của Nguyễn Tuân có phần luận bàn tản mạn với những liên tƣởng và cảm nghĩ độc đáo và tài hoa của tác giả. 14 Song một phần giá trị quan trọng của tùy bút của Nguyễn Tuân là ở tính chính chất xác thực của ngƣời thật việc thật. Nguyễn Đình Thi từng nhận xét về túy bút của Nguyễn Tuân quả là một nhân chứng của thời đại chúng ta. Đây là một nhân chứng đáng tin cậy. Đáng tin cậy vì ngƣời làm chứng này là ngƣời viết những sự thật mà chính ông luôn luôn đi đến tận nơi, nghe nhìn và tìm hiểu . Ngoài những nhà văn viết ký, các tác giả viết truyện, tiểu thuyết vẫn có thể khai thác chất báo chí để tạo không khí xã hội sôi nổi và chân thật cho trang viết. Tuy nhiên, ở mặt khác của vấn đề lại cũng cần thấy giới hạn của cái có thật trong cuộc sống. Khi một hiện tƣợng xuất hiện nhƣng những tình huống bộc lộ và diễn biến không rõ rệt hoặc chƣa nảy sinh thì ngƣời viết có thể tạo ra những tình huống không có thật để nói lên đƣợc bản chất của đối tƣợng. Đó chính là hƣớng sáng tác dựa vào hƣ cấu nghệ thuật của văn học. Chính Nguyễn Ái Quốc đã đến với văn học trong tình thế đó. Khải Định sang Pháp dự đấu xảo thuộc địa năm 1922 là chuyện có thật. Tác giả Nguyễn Ái Quốc đã sử dụng những mũi nhọn chính luận sắc sảo, những trang miêu tả cụ thể sự việc có thực để phê phán đối tƣợng. Nhƣng chƣa đủ, phải tạo thêm những tình huống tuy không xác thực, nhƣng chân thực, có khả năng phê phán vào bản chất của đối tƣợng. Nguyễn Ái Quốc tƣởng tƣợng ra hình ảnh một bóng áo trắng mờ ảo trong đêm khuya ở cung đình, Trƣng Trắc hiện hình về quở mắng Khải Định sắp sang Pháp để ca ngợi mẫu quốc. Đó chính là cơ sở của truyện ngắn Lời than vãn của bà Trƣng Trắc. Trong Vi hành, Nguyễn Ái Quốc lại tạo một tình huống khác về một đôi nam nữ thanh niên Pháp ngồi cùng tác giả trong một toa xe điện. Họ tƣởng nhầm tác giả là vị hoàng đế cải trang để vi hành. Vua chúa không còn đƣợc tôn sung trên đất nƣớc từ lâu đã không còn chế độ quân chủ. Họ trò chuyện, châm biếm tự do và thoải mái vị hoàng đế lạc lõng và khôi hài này theo cách nghĩ của ngƣời dân Pháp. Nguyễn Ái Quốc đã vận dụng có hiệu quả hƣ cấu nghệ thuật trong trƣờng hợp 15 cần thiết. Hƣ cấu nghệ thuật có thể đƣợc xem là điểm phân biệt khác cơ bản giữa văn học và báo chí. Ngƣời viết văn vận dụng tƣ duy hình tƣợng tạo nên sự khác biệt với báo chí. Trí tƣởng tƣợng và hƣ cấu nghệ thuật có thể là cặp cánh nghệ thuật mở ra trong văn chƣơng nhiều viễn cảnh bất ngờ. Trong những điểm tƣơng đồng và khác biệt giữa văn học và báo chí, tác giả đặc biệt lƣu ý đến ngôn ngữ. GS Hà Minh Đức nhấn mạnh : « Ngôn ngữ báo chí và ngôn ngữ văn học đều được xem là ngôn ngữ chuẩn mực tiêu biểu của ngôn ngữ dân tộc ở từng thời kỳ nhất đinh. So với ngôn ngữ báo chí thì ngôn ngữ văn học giàu hình ảnh và sức biểu cảm, nhiều từ ngữ được sử dụng theo những dụng ý nghệ thuật riêng »(1). Cũng theo nhận xét của GS. Hà Minh Đức, đứng trƣớc cuộc sống văn học và báo chí đều bình đẳng với tƣ cách là những hình thái ý thức- xã hội đặc thù. Nếu nhƣ đã có những tác phẩm văn học trƣờng tồn với thời gian thì cũng có những tác phẩm báo chí dù trải qua hàng trăm năm vẫn giữ nguyên giá trị. Bài báo Sáng kiến vĩ đại ( ngày 28-6-1919) của Lênin(2) đã trở thành cƣơng lĩnh hành động cho những ngƣời cộng sản và toàn thể nhân dân Liên Xô thời kỳ ấy. Tác phẩm Hành hình kiểu Linsơ, một phƣơng diện ít ngƣời biết của nền văn minh Mỹ (ngày 9-10-1924) của nhà báo cách mạng Nguyễn Ái Quốc(3) là một bằng chứng lịch sử chỉ ra bản chất tàn bạo của bọn đế quốc ở bất cứ nơi nào, trong bất cứ hoàn cảnh nào. Ở Việt Nam, những tấm ảnh của Võ An Ninh về nạn đói năm 1945 hay những thƣớc phim tƣ liệu về cảnh xe tăng ta xông vào dinh Độc lập Sài gòn ngày 30-4-1975 đã ghi lại đƣợc những khoảnh khắc không bao giờ lặp lại và vì thế khoảnh khắc ấy đã (1) Hà Minh Đức(2000) Cơ sở lý luận báo chí- Đặc tính chung và phong cách, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. (2) Lênin(1977), Lê nin bàn về văn hóa văn học, Nxb Văn học, Hà Nội, trang 376 (3) Hồ Chí Minh (1980) toàn tập I ( 1920-1925) Nxb Sự thật, Hà Nội. trang 269 16 trở thành vĩnh viễn. Đó chính là một trong những cơ sở để tác phẩm báo chí có thể phát triển từ cái nhất thời trở thành lâu dài . Trong lịch sử văn học và lịch sử báo chí Việt Nam, có thể coi những năm cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX là một thời kỳ phát triển đặc biệt. Chính ở thời kỳ bản lề này, sự xuất hiện và phát triển của chữ quốc ngữ và báo chí đã tạo ra một động lực quan trọng cho sự xuất hiện và phát triển của nền báo chí và văn học hiện đại Việt Nam. Theo nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan, ban đầu các trí thức Việt Nam chƣa thực sự có ý thức sáng tạo văn học mà chủ yếu chỉ dịch thuật tác phẩm của nƣớc ngoài. « Những nhà văn lớp đầu, dù thuộc nhóm Đông dương tạp chí, dù thuộc nhóm Nam phong tạp chí, hay dù là những nhà văn độc lập hướng về biên tập, dịch thuật hay khảo cứu cả »(1). Phải bƣớc sang những năm đầu thế kỷ XX, công việc sáng tạo các tác phẩm văn học và báo chí mới dần dần trở nên phổ biến. Đó là thời kỳ mà sự phát triển của báo chí cũng đồng thời là sự phát triển của văn học. Trƣớc khi có các nhà xuất bản, báo chí là phƣơng tiện duy nhất để truyền bá văn học. Sự xuất hiện của các nhà xuất bản nhƣ Tân Dân, Hàn Thuyên, Minh Đức, Châu Phƣơng, Nam Ký, công nghệ sản xuất giấy, sự phát triển của mạng lƣới bƣu điện và các hiệu sách.. càng tạo ra những tác động tích cực đến sự phát triển của cả văn học và báo chí. Sự xuất hiện của báo chí đã tạo ra một lớp ngƣời trƣớc đó chƣa từng có- đó là các nhà báo. Hầu hết các nhà văn đều bắt đầu sự nghiệp của mình bằng nghề báo. Tuy nhiên ở thời kỳ đầu nhìn chung không có sự phân biệt thật rõ rệt giữa « nhà văn » và « nhà báo » (1) Vũ Ngọc Phan (1989) Nhà văn hiện đại tập II, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr 401 17 Một điều dễ nhận thấy là trong lịch sử phát triển của báo chí Việt Nam, văn học và báo chí nhƣ những ngƣời bạn đồng hành. Nhiều nhà văn nhà thơ làm báo và trở thành nhà báo có kinh nghiệm Là nhà nho uyên thâm nhƣ cụ Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế hoặc Phan Khôi, là thi sĩ phảng phất hơi men nhƣ Tản Đà đều tham gia viết báo, làm báo. Tự lực văn đoàn, với Nhất Linh, Hoàng Đạo đều tham gia viết báo, làm báo. Nhất Linh, Hoàng Đạo những ngƣời đƣợc đào luyện theo Tây học... ngoài việc viết văn cũng đảm nhiệm tốt công việc của hai tờ báo có uy tín là Phong Hóa và Ngày Nay. Các tạp chí Phổ thông bán nguyệt san, Tiểu thuyết thứ bảy do nhóm Tân dân đảm nhiệm với nhiều cây bút văn chƣơng tham gia. Ở cả hai loại công việc văn chƣơng và báo chí đều vất vả. Làm sao nói đƣợc những ý nghĩ chân chính của mình và tránh đƣợc lƣỡi kéo kiểm duyệt, làm sao để tờ báo phát triển trong điều kiện kinh tế ngặt nghèo, làm sao giữ đƣợc phẩm chất của ngƣời cầm bút trƣớc áp lực nhiều mặt của hoàn cảnh. Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Hải Triều, Nam Cao... đều là những nhà văn nhà báo xuất sắc. Từ sau Cách mạng Tháng Tám, trƣớc trách nhiệm lịch sử của dân tộc trong công cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, các nhà văn nhà báo càng sát cánh nhau giữ vững sức mạnh và tính chiến đấu của ngòi bút trong trách nhiệm nặng nề vẻ vang của mình. Đây là thời điểm mà văn chƣơng phải trở về với hiện thực. Không thể cứ khép cửa để tự khai thác mình. Đến với cuộc kháng chiến của dân tộc, một hiện thực lớn lao mở ra trƣớc mắt, lôi cuốn lòng ham hiểu biết và ý thức trách nhiệm của ngƣời viết. Phải sống hay nói nhƣ Nam Cao « sống rồi hãy viết ». Các nhà văn đi nhiều, đến với các chiến dịch, những miền đất đầy thử thách. Có thể bắt đầu từ Trần Đăng, rồi Tô Hoài, Nam Cao, Nguyễn Tuân. Trong những chuyến đi, không thể phân biệt đƣợc họ là nhà văn hay nhà báo vì họ viết báo, viết văn và hoạt động với tƣ cách là ngƣời chiến sĩ. 18 Tiểu kết chƣơng 1 Rõ ràng qua những gì đã phân tích ở trên, chúng ta dễ dàng nhận thấy, nhờ có báo chí đã giúp phổ biến các tác phẩm văn học đến công chúng một cách rộng rãi cũng nhƣ góp phần đáng kể vào việc phát triển thể loại và phƣơng thức thể hiện mới cho văn học. Bên cạnh đó, nhờ những thông tin, sự kiện mà báo chí phản ánh đã khơi nguồn cho các đề tài sáng tác cho các nhà văn. Ngƣợc lại cũng nhờ có văn học mà nhà báo tăng cƣờng yếu tố tình cảm qua các trang viết cũng nhƣ đi sâu vào số phận con ngƣời. Thêm vào đó, nhờ có ngôn ngữ văn học mà ngôn ngữ báo chí đƣợc trôi chảy hơn, giúp công chúng tiếp nhận thông tin, sự kiện đƣợc dễ dàng hơn. Mối quan hệ đặc biệt giữa nhà văn và nhà báo, giữa văn học và báo chí hiện đại nƣớc ta ngay từ khi ra đời là nguyên nhân tạo ra hiện tƣợng giao thoa, thâm nhập mạnh mẽ trên nhiều phƣơng diện. 19 CHƢƠNG: 2 HIỆN TƢỢNG GIAO THOA GIỮA BÁO CHÍ VÀ VĂN HỌC NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX 2.1. Bối cảnh xã hội dẫn đến hiện tƣợng giao thoa giữa báo chí và văn học nửa đầu thế kỷ XX 2.1.1. Yếu tố lịch sử, chính trị, văn hóa, xã hội. Sau khi Pháp chiếm Nam Kỳ, nhân dân ta đã quyết liệt đấu tranh bằng nhiều hình thức. Ngoài đấu tranh bằng vũ trang, các sĩ phu yêu nƣớc còn dùng văn thơ để gây lòng căm phẫn, kích động lòng yêu nƣớc và kêu gọi chống ngoại xâm. Nhận thức đƣợc mối nguy hiểm này ngƣời Pháp đã nghĩ đến việc sử dụng một thứ vũ khí mới là báo chí. Dùng báo chí để phổ biến cái học mới của phƣơng Tây, tìm cách chinh phục tinh thần của dân tộc ta bằng sự hào nhoáng của nƣớc « đại Pháp ». Họ chủ trƣơng thay đổi tận gốc rễ nền văn hóa cổ truyền dân tộc ta. Để thực hiện điều đó, chính phủ Pháp đã đặt ra những ngƣời đứng ra thành lập, quản lý các tờ báo tại Việt Nam là phát ngôn viên chính thức cho chính quyền. Họ đã tuyên bố mục đích của báo chí là canh tân xứ sở, giúp đỡ cho ngƣời dân thuộc địa. Sự thật báo chí đã đƣợc sử dụng sức mạnh truyền thông để phục vụ quyền lợi cho chính quyền thực dân và chinh phục tình cảm của ngƣời dân bản xứ. Thoạt đầu ngƣời Pháp cho ra đời báo bằng tiếng Pháp, tiếng Hoa, sau đó tờ báo viết bằng Tiếng Việt mới đƣợc ra đời, phục vụ cho ý đồ xâm lƣợc văn hóa nhằm thực hiện công cuộc khai thác thuộc địa lâu dài. Tuy nhiên, chính phủ Pháp cũng ý thức đƣợc sự lợi hại của báo chí, nó nhƣ một con dao 2 luỡi , là phƣơng tiện tốt của nhà cầm quyền để thực hiện hành vi chính trị, nhƣng cũng sẽ là vũ khí đấu tranh của dân tộc bị trị dùng để chống lại mình. Do đó, báo chí Vịệt Nam thời kỳ đó lệ thuộc vào một qui chế hoạt động rất nghiêm ngặt về việc xin giấy phép và kiểm duyệt bài vở. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan