Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hiện trạng và triển vọng nghề sản xuất giống cá biển trên thế giới và việt nam ...

Tài liệu Hiện trạng và triển vọng nghề sản xuất giống cá biển trên thế giới và việt nam

.PDF
22
688
132

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG DH×IE LỤC MINH DIỆP HIỆN TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG NGHỀ SẢN XUẤT GIỐNG CÁ BIỂN TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM Chuyên đề nghiên cứu sinh Nha Trang – Năm 2009 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG LỤC MINH DIỆP HIỆN TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG NGHỀ SẢN XUẤT GIỐNG CÁ BIỂN TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM Chuyên đề nghiên cứu sinh CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS Nguyễn Hữu Dũng Nha Trang – Năm 2009 MỤC LỤC Nội dung: Trang 1. MỞ ĐẦU 1 2. HIỆN TRẠNG NGHỀ NUÔI CÁ BIỂN THƯƠNG PHẨM 2 3. HIỆN TRẠNG NGHỀ SẢN XUẤT GIỐNG CÁ BIỂN 7 3.1. Hiện trạng phát triển nghề sản xuất giống cá biển trên thế giới 7 3.2. Hiện trạng nghiên cứu sản xuất giống cá biển tại Việt Nam. 11 3.3. Các hệ thống sản xuất giống cá biển và các qui trình công nghệ chính. 12 4. TRIỂN VỌNG NGHỀ SẢN XUẤT GIỐNG CÁ BIỂN 16 1 Hiện trạng và triển vọng nghề sản xuất giống cá biển trên thế giới và Việt Nam 1. MỞ ĐẦU Ngành nuôi trồng thủy sản thế giới tăng trưởng rất nhanh, từ sản lượng ít hơn 1 triệu tấn ở đầu những năm 1950, đã đạt đến 59,4 triệu tấn với giá trị 70,3 tỉ USD năm 2004 [9], 51,7 triệu tấn, 78,8 tỉ USD năm 2006 [10]. Riêng nghề nuôi cá biển, năm 2006, đã đóng góp 3% vào tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản thế giới, với 8 % giá trị [10]. Trong thời gian 2000-2004, tốc độ tăng trưởng hàng năm của nghề nuôi cá biển là 9,6% [9]. Sản xuất giống cá biển nhân tạo đã được nghiên cứu trên một số loài cá từ những năm 1950, những năm 1970 ở một số nước, nhưng nghề sản xuất giống cá biển thực sự phát triển từ những năm đầu 1980, khi Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan sản xuất giống ở qui mô thương mại trên các loài cá có giá trị lớn như cá tráp đỏ (Pagrus major), cá bơn Nhật / cá bơn vĩ (Paralichthys olivaceus), cá tráp đen (Sparus macrocephalus), cá đù vàng (Pseudosciaena crocea), và Châu Âu phát triển sản xuất giống trên 2 loài: cá chẽm Châu Âu (Dicentrarchus labrax) và cá tráp vàng (Sparus aurata). Đến nay một số lượng khá lớn loài cá biển đã được nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo thành công [9]. Tuy nhiên, so với tiềm năng mặt nước có thể phát triển nuôi cá biển của các nước, sản lượng và giá trị cá biển nuôi trên thế giới hiện nay chỉ chiếm một tỉ lệ không lớn trong tổng sản lượng nuôi thủy sản. Nhiều loài cá biển có giá trị kinh tế vẫn đang được nuôi với nguồn giống khai thác tự nhiên hoặc đang trong quá trình nghiên cứu sản xuất giống. Chuyên đề này tổng hợp lại quá trình phát triển và hiện trạng nghề sản xuất giống cá biển trên thế giới. Thông thường, qui mô phát triển của nghề nuôi thương phẩm là điều kiện để nghề sản xuất giống phát triển. Vì vậy, một phần của chuyên đề cũng tóm lược hiện trạng nghề nuôi cá biển thương phẩm trên thế giới để có thể nhìn nhận bao quát hơn thực trạng phát triển của nghề nuôi cá biển nói chung. 2 2. HIỆN TRẠNG NGHỀ NUÔI CÁ BIỂN THƯƠNG PHẨM Nghề nuôi trồng thủy sản trên thế giới được chia thành 7 khu vực theo thứ tự sắp xếp: (i) Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương bao gồm Australia, các đảo quốc trên Thái Bình Dương và các khu vực của Châu Á ngoại trừ vùng Cận Đông, (ii) Trung và Đông Âu, (iii) Châu Mỹ La tinh và Caribbe, (iv) Cận Đông và Bắc Phi, (v) Bắc Mỹ, (vi) Châu Phi cận hoang mạc Sahara (bao gồm các nước còn lại của Châu Phi ngoại trừ Bắc Phi), và (vii) khu vực Tây Âu [9]. Năm 2004, với sản lượng nuôi trồng thủy sản 59,4 triệu tấn của thế giới, tỉ lệ đóng góp của các khu vực như sau: khu vực Châu Á – Thái Bình Dương chiếm 91,5%, trong đó Trung Quốc chiếm 69,6 % (41,3 triệu tấn); Tây Âu chiếm 3,4% (2,1 triệu tấn, giá trị: 5,4 tỉ USD); Trung và Đông Âu chiếm 0,4%; Châu Mỹ Latinh và Caribbe: 2,3%; Bắc Mỹ: 1,3%; vùng Cận Đông và Bắc Phi chiếm 0,9%; vùng Châu Phi cận hoang mạc Sahara chiếm 0,2% [9]. Tuy nhiên, đối tượng nuôi và sản phẩm nuôi trồng thủy sản khác nhau tùy theo từng khu vực. Xét riêng về nghề nuôi cá biển, Tây Âu là khu vực có nghề nuôi cá biển phát triển nhất, lớn về qui mô và đạt trình độ cao về công nghệ. Nghề nuôi cá biển ở Tây Âu chủ yếu tập trung ở 3 đối tượng: cá hồi Đại Tây Dương (Salmo salar), đạt 540.000 tấn năm 1999, cá chẽm Châu Âu và cá tráp vàng đạt tổng cộng 87.000 tấn năm 1999. Sản lượng đạt ít hơn (khoảng 3.100 tấn năm 1999) ở loài cá turbot (Scophthalmus maximus), chủ yếu nuôi ở Tây Ban Nha và Pháp [7], [22]. Từ giữa những năm 1980, Bắc Âu đã tiến hành nuôi loài halibut (Hippoglossus hippoglossus) tại các nước Na Uy, vương quốc Anh và Iceland với sản lượng không lớn (<100 tấn năm 1999). Một số loài cá khác được nghiên cứu và đưa vào nuôi như là đối tượng thay thế cho cá hồi Đại Tây Dương như cá tuyết Đại Tây Dương (Gadus morhua) ở Bắc Âu và 3 loài cá Pagrus pagrus, Puntazzo puntazzo, cá tráp dentex (Dentex dentex) ở Nam Âu. Việc nuôi cá bơn Dover (Solea solea) trong ao ở các trang trại ven bờ và nuôi lồng các loài cá biển sinh trưởng nhanh như cá cam (Seriola dumerilli) cũng được quan tâm đầu tư ở các nước Nam Âu [22]. Mặc dù phát triển nuôi nhiều đối tượng nhưng cá hồi Đại Tây Dương vẫn là loài cá nuôi quan trọng nhất, đạt sản lượng 600.000 tấn, chiếm 55,6% sản lượng cá hồi nuôi của thế giới năm 2004 [9], nuôi chủ yếu ở các nước Bắc Âu, nhất là Na Uy và Anh; tiếp theo là cá chẽm Châu Âu và cá tráp vàng nuôi tại các nước Nam Âu (105.000 tấn) như Hy Lạp, Ý, Tây Ban Nha, Pháp [7]. 3 Châu Á – Thái Bình Dương đang là khu vực có nghề nuôi cá biển phát triển sôi động nhất với nhiều loài khác nhau: cá tráp (Labrus sp), cá cam (Seriola quinqueradiata), cá chim vây vàng (Trachinotus blochii), cá hồi, cá chình, cá chẽm Châu Á (Lates calcarifer), cá vược Nhật Bản (Lateolabrax japonicus), cá mú, .... [4]. Nghề nuôi cá biển ở khu vực này năm 2005 đạt sản lượng 1.148.892 tấn, với giá trị 4,09 tỉ USD, năm 2006 đạt 1.203.165 tấn, với giá trị 4,22 tỉ USD [21]. Trung Quốc là nước có sản lượng cá biển lớn nhất, chiếm 60% sản lượng, nhưng chỉ chiếm 17% tổng giá trị cá biển nuôi của khu vực. Trong khi đó, Nhật Bản chỉ chiếm 20% sản lượng cá biển nuôi của khu vực nhưng chiếm đến 47% tổng giá trị (246.000 tấn và 1,97 tỉ USD). Các số liệu trên cho thấy Trung Quốc nuôi nhiều loài cá biển có giá trị thấp, trong khi đó Nhật Bản chú trọng đến các loài cá giá trị cao, đặc biệt là cá cam (Seriola quinqueradiata) với sản lượng xấp xỉ 155.000 tấn trong tổng số 246.000 tấn cá nuôi của Nhật Bản [21]. Xét riêng về một số loài cá biển nuôi quan trọng ở Châu Á, cá tráp (Labrus sp) được nuôi nhiều tại các nước Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông; và một phần được nuôi tại Trung Đông. Trước năm 2003, sản lượng cá tráp nuôi tại Châu Á chiếm 2/3 sản lượng thế giới (160.000 tấn), chủ yếu là từ Nhật Bản. Năm 2003, Trung Quốc đã phát triển nuôi loài cá này và đóng góp 65.000 tấn vào sản lượng 230.660 tấn của thế giới. Nhật Bản vẫn là nước dẫn đầu về nghề nuôi cá tráp [4], [21]. Sản lượng các loài thuộc họ Caragidae nuôi ở Châu Á chiếm chủ yếu trong sản lượng 176.189 tấn toàn thế giới. Loài được nuôi nhiều nhất là cá cam (Seriola quinqueradiata), chiếm 97% sản lượng họ cá khế được nuôi tại Châu Á, trong đó Nhật Bản chiếm 89,4%. Đây là loài cá nuôi quan trọng nhất của Nhật Bản, đạt sản lượng hàng năm từ 140.000 đến 160.000 tấn từ những năm 1990, đạt 159.741 tấn năm 2005, 155.004 tấn năm 2006, với giá trị tương ứng là 1,36 tỉ USD và 1,32 tỉ USD. Trung Quốc bắt đầu có những thông báo chính thức về nuôi loài cá này năm 2003, đạt sản lượng 11.572 tấn. Chúng cũng được nuôi ở Đài Loan, Hàn Quốc [4], [21]. Một loài khác thuộc họ cá khế có khả năng trở thành loài nuôi phổ biến là loài cá chim vây vàng (Trachinotus blochii), được nuôi nhiều ở Brunei, Darusalaam, Hồng Kông và Philippine [4]. 4 Riêng về nghề nuôi cá hồi nước mặn, lợ ở Châu Á, New Zealand nuôi trên biển loài cá hồi Thái Bình Dương, còn gọi cá hồi chinook (Oncorhynchus tshawytscha) đạt sản lượng 4.800 tấn, và Nhật Bản nuôi cá hồi coho (Oncorhynchus kisutch) ở vùng nước lợ đạt sản lượng 9.208 tấn [4]. Cá chình là đối tượng nuôi chính của Châu Á. Có 5 loài cá chình được nuôi nhưng chủ yếu là 2 loài: cá chình Nhật Bản (Anguilla japonica ) và cá chình Châu Âu (Anguilla anguilla), chiếm 99,8% sản lượng cá chình trên thế giới năm 2003. Các nước hàng đầu về nuôi cá chình theo thứ tự là Trung Quốc (161.299 tấn), Đài Loan (35.116 tấn), Nhật Bản (21.742 tấn) và Hàn Quốc (4.312 tấn). Sản lượng cá chình tổng cộng của các nước Indonesia, Úc, Malaysia dưới 600 tấn [4]. Trở ngại chính của nghề nuôi cá chình là nguồn giống mà cho đến nay toàn bộ đều được cung cấp từ nguồn giống khai thác tự nhiên [4]. Sản lượng cá chẽm (Lates calcarifer) nuôi tại khu vực Châu Á– Thái Bình Dương dao động trong khoảng 20.000 – 26.000 tấn từ năm 1995 đến 2003, đạt 26.915 tấn năm 2005 với giá trị 77,5 triệu USD. Nói chung, ở khu vực này từ năm 2000 đến nay, sản lượng cá chẽm giữ ở mức ổn định, thậm chí có xu hướng giảm. Thái Lan hiện vẫn đang dẫn đầu khu vực với sản lượng cá chẽm ổn định ở mức 7.800 tấn, và chiếm 55% [4], [21]. Sản lượng của Đài Loan đã đạt đến 10.000 tấn trong khoảng thời gian từ 1993 đến 1995 nhưng đã giảm xuống thấp hơn 5.000 tấn từ 1999 cho đến nay. Sản lượng của Hồng Kông đạt 200 tấn từ 1993 đến 1995, giảm còn dưới 10 tấn mỗi năm từ 2001. Sự suy giảm này có lẻ do người nuôi chú trọng đến các loài cá có giá trị cao hơn và do hạn chế về khả năng mở rộng diện tích nuôi. Sản lượng cá chẽm chỉ tăng ở Úc từ 94 tấn năm 1991 đến 1.486 tấn năm 2003 [4]. Hàn Quốc đạt 797 tấn năm 1999 đến 2.788 tấn năm 2003 với loài cá vược Nhật Bản (Lateolabrax japonicus). Con giống loài cá này được sản xuất tại các trại sản xuất cá giống ở Nhật Bản (66.4000 con năm 1995-1996 và thả 40.4000 con để tái tạo nguồn lợi), nhưng không có báo cáo nào về sản lượng loài này tại Nhật Bản [4]. Khu vực nuôi nhiều cá mú là Đông Nam Á và Đông Á [4]. Sản lượng cá mú nuôi toàn thế giới năm 2005 là 65.714 tấn, năm 2006: 69.074 tấn; hầu như sản lượng này thuộc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, trong đó Trung Quốc chiếm 70%, Đài Loan chiếm 14%. Mặc dù sản lượng tăng lên nhưng giá trị cá mú nuôi lại giảm đi 9%, 5 từ 184 triệu USD năm 2005 xuống 168 triệu USD năm 2006. Thực tế, giá trị thu được từ cá mú nuôi đã có xu hướng giảm từ năm 2003, có khả năng do sản lượng của các loài cá mú có giá trị thấp hơn tăng lên [21]. Những loài cá mú nuôi có thông báo sản lượng là cá mú chấm nâu (Epihephelus coiodes), cá mú mỡ (E. tauvina), E. areolatus, cá mú chấm đỏ (E. akaara) và Plectropomus maculatus. Riêng ở Indonesia, cá mú nuôi chủ yếu tập trung ở 2 loài cá mú cọp (E. fuscoguttatus) và cá mú chuột (Cromileptis altiveles). Đây là 2 loài được sản xuất giống rộng rãi ở các trại giống qui mô gia đình. Ở các nước khác, loài cá mú được chọn nuôi thương phẩm là cá mú chấm nâu hoặc cá mú E. tauvina . Cá mú cọp / cá mú hoa nâu (E. fuscoguttatus) đang ngày càng được quan tâm. Mặc dù cá mú chuột (Cromileptis altiveles) có nhu cầu lớn và giá cao tại thị trường Hồng Kông nhưng phải mất 18 tháng chúng mới đạt cỡ thương phẩm là 0,5 kg. Các loài cá khác có thể thu hoạch trong 8 tháng nuôi. Ngoài Indonesia, tại các nước khác nguồn giống cá mú khai thác từ tự nhiên vẫn còn phổ biến. Các loài thuộc giống Plectropomus và loài Chelinus undulatus đang được mở rộng nuôi lồng với nguồn giống khai thác tự nhiên [4]. Cá giò (Rachycentron canadum) là đối tượng nuôi đang nổi lên tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Thành công trong kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo đã đẩy mạnh nghề nuôi cá giò trên biển ở Đài Loan, với sản lượng 1.800 tấn năm 1999, 3.000 tấn năm 2001, năm 2002 sản lượng cá giò chỉ còn 1.000 tấn do sự phát sinh dịch bệnh [17]. Hiện tại, theo thông báo của Trung Quốc và Đài Loan, sản lượng cá giò tăng trong thời gian 2005-2006 từ 22.745 tấn đến 25.367 tấn, giá trị đạt 41,2 triệu USD và 43,8 triệu USD theo thứ tự. Cá giò cũng được nuôi ở một số vùng khác ngoài khu vực Châu Á – Thái Bình Dương với sản lượng khoảng 26 tấn [21]. Các loài cá nước mặn, lợ thuộc nhóm cá hiền được nuôi tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương gồm: cá măng biển, cá đối, cá dìa [4]. Cá măng biển là đối tượng nuôi truyền thống tại Philippine, Inđônêxia và một số đảo thuộc Thái Bình Dương như Kiribati, Nauru, Cook Islands, Palau, Liên bang Micronesia, Tonga, Tuvalu. Sản lượng cá măng biển nuôi của Philippine, Inđônêxia năm 2006 chiểm 96% sản lượng của khu vực [21]. Công nghiệp nuôi cá măng biển (Chanos chanos) đã từng phát triển mạnh tại Đài Loan, Singapore. Đây cũng là loài cá được quan tâm nhiều tại Việt Nam, Ấn Độ, Sri Lanka. Hiện tại, Philippine xuất khẩu cá măng biển kích cỡ nhỏ (80 - 100 g) làm 6 mồi cho nghề câu cá ngừ [4]. Sản lượng cá măng biển tại khu vực này năm 2005 là 542.842 tấn, năm 2006 là 524.000 tấn, với giá trị tăng lên, tương ứng là 552 triệu USD và 574 triệu USD [21]. Cá đối được chú ý nuôi tại Đài Loan (vài trăm tấn), Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, sản lượng tổng cộng chỉ khoảng 10.000 – 13.000 tấn. Cá dìa (rabbitfish) được chú ý nuôi ở một số nước: Philippine (84 tấn năm 2003), Saudi Arabia 25 tấn, Qatar, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất và Cyprus đạt sản lượng nhỏ hơn 0,5 tấn [4]. Tại khu vực Bắc Mỹ, tổng giá trị nghề nuôi biển tại khu vực này năm 2003 đạt 493 triệu USD, trong đó giá trị của nghề nuôi cá biển đạt 332 triệu USD. Đối tượng cá biển quan trọng được nuôi tại khu vực này là cá hồi Đại Tây Dương (Salmo sola), công nghiệp nuôi loài cá này được phát triển từ những năm 1980, được di chuyển sang nuôi cả bên bờ Thái Bình Dương, chiếm 90% giá trị nuôi trồng thủy sản của Canada. Những năm gần đây, nghề nuôi loài cá này giảm nhẹ do dịch bệnh xảy ra tại một số vùng nuôi bên bờ Đại Tây Dương của Canada [8], [9]. Tại khu vực Châu Mỹ Latinh và Caribbe, nghề nuôi cá có từ rất lâu, nhưng nghề nuôi cá biển chỉ được chú ý phát triển hơn mười năm qua, nghề nuôi cá hồi phát triển mạnh và thay thế cho nghề nuôi tôm he đang gặp rủi ro do dịch bệnh [9]. Tại khu vực Châu Phi nam Sahara, nghề nuôi biển vẫn chưa phát triển mặc dù có tiềm năng lớn. Một số loài cá biển được nuôi hiện nay tại Châu Phi với sản lượng thấp như: cá turbot (Scopthalmus maximus) (10 tấn, tại Nam Phi) và cá hồng (Lutjanus spp) (<1 tấn, Nigeria), Argyrosomus japonicus (<1 tấn, Nam Phi), cá hồi Đại Tây Dương (Salmo salar) (<1 tấn, Nam Phi). Cá turbot là loài cá biển duy nhất có tên trong 10 loài nuôi biển đang được định hướng phát triển nuôi của nhiều quốc gia Châu Phi [5]. Tại khu vực Cận Đông và Bắc Phi, mặc dù nghề nuôi cá chiếm 90% sản lượng nuôi trồng thủy sản, nhưng sản lượng chủ yếu từ nuôi cá rô phi. Các loài cá có giá trị cao nuôi vùng nước lợ mặn bao gồm: cá đối mục (Mugil cephalus), cá tráp vàng (Sparus aurata ) và cá tráp Sparidentex hasta, cá chẽm Châu Âu [3]. Khu vực Trung và Đông Âu, các loài cá biển nuôi chủ yếu: cá chẽm Châu Âu, cá tráp vàng chiếm 31% và 14% sản lượng nuôi thủy sản nước lợ, mặn của khu vực theo thứ tự. Ở Croatia, nghề nuôi cá ngừ đang phát triển khá nhanh, từ sản lượng 39 tấn năm 1996 đạt đến 3.971 tấn năm 2002 [4]. 7 Với thực trạng trên cho thấy nghề nuôi cá biển hiện đã và đang phát triển mạnh chủ yếu ở 2 khu vực Tây Âu và Châu Á – Thái Bình Dương. Vì vậy, việc nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo cá biển cũng chủ yếu tập trung ở hai khu vực. 3. HIỆN TRẠNG NGHỀ SẢN XUÁT GIỐNG CÁ BIỂN 3.1. Hiện trạng phát triển nghề sản xuất giống cá biển trên thế giới So với nghề sản xuất giống cá nước ngọt, lịch sử sản xuất giống nhân tạo cá biển trên thế giới ngắn hơn rất nhiều. Đến nay, mặc dù có nhiều loài cá biển được nuôi từ con giống sản xuất nhân tạo, nhưng ở nhiều loài khác, công việc nghiên cứu vẫn đang tiếp diễn, thậm chí một lượng lớn con giống vẫn còn khai thác từ tự nhiên. Hiện tại, nghiên cứu sản xuất giống cá biển chủ yếu vẫn là quan tâm đến việc xác định phương pháp thích hợp để chăm sóc đàn cá bố mẹ, dinh dưỡng cá bố mẹ, sự cần thiết sử dụng hormone, loại hormone và liều lượng sử dụng, loại thức ăn sống và thức ăn nhân tạo cho ấu trùng, tỉ lệ cho ăn, quản lý dịch bệnh, và thậm chí chỉ là xác định phương pháp thích hợp để đóng túi và vận chuyển [9]. Để thấy rõ hiện trạng nghề sản xuất giống cá biển trên thế giới, chúng ta có thể xem xét lịch sử phát triển và thực trạng nghiên cứu tại một số nước và khu vực có nghề sản xuất giống cá biển phát triển. Trong 7 khu vực nuôi trồng thủy sản được phân chia trên thế giới, khu vực Châu Á – Thái bình Dương đang là nơi có nghề nuôi cá biển phát triển sôi động với số lượng loài được nuôi nhiều nhất, trong đó có nhiều loài đã được sản xuất giống thành công ở qui mô thương mại [4], [21]. Ở Trung Quốc, việc cho đẻ và sản xuất giống nhân tạo các loài cá biển đã phát triển hơn 50 năm, số lượng loài nghiên cứu thành công và số lượng cá giống sản xuất ra tăng lên nhanh chóng từ những năm 1980, cung cấp một lượng lớn con giống cho nghề nuôi cá lồng và nuôi cá ao [13]. Từ cuối những năm 1950, các loài thuộc họ cá đối (Mugilidae) đã được nghiên cứu sinh sản nhân tạo thành công đầu tiên tại Trung Quốc. Từ những năm 1970, Trung Quốc đã hoàn thiện kỹ thuật sinh sản nhân tạo loài cá đối Liza haematocheila, một lượng lớn cá giống được sản xuất ra đủ đáp ứng nhu cầu phát triển nuôi với qui mô lớn. Đến những năm 1980, Trung Quốc bắt đầu sinh sản thành công các loài cá khác như cá tráp, cá bơn Nhật (Paralichthys olivaceus), cá tráp đen (Sparus macrocephalus) và cá đù vàng (Pseudosciaena crocea), thiết lập được kỹ 8 thuật sản xuất giống nhân tạo và sản xuất ra hàng triệu con giống của các loài cá này. Từ những năm 1990, sản xuất giống nhân tạo cá biển ở Trung Quốc phát triển tăng nhanh về cả số lượng loài và số lượng cá giống sản xuất ra, tập trung vào các loài có giá trị cao. Đến năm 2000, có ít nhất 52 loài cá biển thuộc 24 họ đã được nghiên cứu sản xuất giống thành công. Loài được sản xuất giống nhiều nhất là cá đù vàng đạt hơn 1,3 tỉ con giống. Các loài sản xuất được hơn 10 triệu con giống trong năm 2000 gồm có: cá hồng Mỹ (Sciaenops ocellatus), cá vược Nhật (Lateolabrax japonicus), cá đối Liza haematocheila, cá Nibea miichthioides, cá tráp đỏ (Pagrosomus major), cá măng biển (Chanos chanos) và cá Plectorhynchus cinctus. Các loài sản xuất được vài triệu con giống trong năm 2000 gồm: cá bơn Nhật, cá tráp đen, cá chẽm (Lates calcarifer), cá hồng russell (Lutjanus russelli), cá sạo (Pomadasys hasta), cá đù mi-uy (Miichthys miiuy), cá bống bớp (Bostrichthys sinensis) và cá sạo vây đen (Hapalogenys nitens ) [13]. Hiện nay, các loài cá biển thuộc họ cá đù (Sciaenidae) là những loài chủ yếu đang được sản xuất giống nhân tạo ở Trung Quốc, tiếp theo là các loài cá thuộc các họ tráp (Sparidae), họ cá sạo (Pomadasyidae), họ cá mú (Serranidae), họ cá bơn vĩ (Paralichthyidae) và họ cá hồng (Lutjanidae) (theo [13]). Trong các đối tượng trên, những loài cá biển đã được khép kín vòng đời trong điều kiện nuôi ở Trung Quốc gồm có: cá đù vàng, cá hồng Mỹ, cá vược Nhật, cá đối Liza haematocheila, cá đù mi-uy, cá tráp đỏ, cá bơn Nhật, cá tráp đen, cá tráp Sparus latus, cá turbot và cá đối mục (trích theo [13]). Trong khu vực, Nhật Bản đang dẫn đầu về số lượng loài cá biển được sản xuất giống nhân tạo trên thế giới và đa số con giống sản xuất ra được thả ra biển để tái tạo nguồn lợi [9]. Năm 1998, Nhật Bản đã sản xuất 107,8 triệu cá giống, trong đó cá bơn Nhật chiếm 34%, cá tráp đỏ chiếm 28%, cá Arctoscopus japonicus và cá Acanthopagrus schlegeli mỗi loài chiếm khoảng 9%. Khoảng 81 triệu cá giống từ số lượng trên đã được thả lại môi trường tự nhiên [24; 27]. Ở Đài Loan, theo Liao (1960), cá đối mục được sản xuất giống thành công tại Đài Loan từ lâu (trích theo [18]), và kỹ thuật này được áp dụng nghiên cứu trên nhiều loài cá khác. Việc sản xuất giống cá biển ở qui mô thương mại bắt đầu ở Đài Loan từ những năm 1980, cùng với thời gian Nhật Bản đã sản xuất mạnh giống cá tráp đỏ và Châu Âu phát triển mạnh trên 2 loài cá chẽm Châu Âu và cá tráp vàng [18]. Cho đến 9 2001, Đài Loan đã sản xuất giống nhân tạo thành công hơn 90 loài cá khác nhau. Hiện nay, các trại sản xuất giống cá biển ở Đài Loan là nơi sẵn sàng cung cấp giống nhiều loài cá biển và công nghệ sản xuất giống ban đầu cho các nước Đông Nam Á [9]. Riêng cá măng biển, lịch sử nuôi cá măng biển tại Đài Loan có từ hơn 300 năm nhưng thành công đầu tiên trong việc nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo loài cá này chỉ có từ năm 1979, kích thích cá đẻ thành công năm 1983. Nhu cầu cá măng giống tại Đài Loan trước kia rất lớn, khoảng 160 triệu giống mỗi năm, chủ yếu khai thác giống tự nhiên tại chỗ và nhập giống khai thác tự nhiên từ các nước Đông Nam Á. Sau khi nghiên cứu thành công, Đài Loan không chỉ giải quyết đủ lượng giống cá măng biển cho mình mà còn xuất khẩu sang các nước khác [18]. Với cá mú, nguồn giống cho nghề nuôi tại Đài Loan hiện nay được cung cấp từ các trại sản xuất giống tại chỗ và nhập cá khai thác tự nhiên từ Thái Lan, Philippine và Sri Lanka. Mặc dù có hơn 52 loài cá mú phân bố dọc bờ biển Đài Loan nhưng chỉ có một số loài đã được sản xuất giống nhân tạo bao gồm: cá mú chấm đen (Epinephelus malabaricus), cá mú chấm nâu (E. coioides), cá mú cọp (E. fuscoguttatus), cá mú nghệ (E. lanceolatus), trong đó, loài cá mú chấm nâu đã được khép kín vòng đời. Các loài cá mú khác: cá mú chấm xanh (Plectropomus leopardus), cá mú chuột (Cromileptes altivelis) chỉ sản xuất được một số lượng ít con giống. Việc nghiên cứu ương nuôi ấu trùng cá mú chấm đen (E. malabaricus) bắt đầu từ năm 1985, tỉ lệ sống của ấu trùng loài cá này nói chung thấp hơn các loài khác. Kỹ thuật sản xuất với số lượng lớn con giống loài cá mú nghệ được thiết lập từ năm 1996 (trích theo [18]). Cá giò được nghiên cứu sản xuất giống thành công ở Đài Loan từ đầu những năm 1990, và đã phát triển sản xuất giống nhân tạo với số lượng lớn từ 1997 [17], [18]. Liao (2001) cho rằng đây là loài cá không thực sự quá khó sản xuất giống [18], và thành công trong kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo đã đẩy mạnh nghề nuôi cá giò trên biển tại Đài Loan [17]. Tại Đông Nam Á, các loài cá biển có giống cung cấp từ các trại sản xuất bao gồm: cá chẽm, cá dìa, cá măng biển, cá mú cọp, cá mú chấm nâu, cá mú chuột, cá hồng bạc, cá giò, cá chim vây vàng (Trachinotus blochii ). Các loài đang được tiếp tục nghiên cứu là cá mú nghệ, cá mú chấm xanh và cá Napoleon wrasse [9]. Riêng ở Indonesia, 2 loài cá mú cọp và cá mú chuột đang được sản xuất giống rộng rãi ở các trại giống qui mô gia đình. 10 Cá chình là một trong những đối tượng nuôi chính của Châu Á.. Tuy nhiên, trở ngại chính của nghề nuôi cá chình là nguồn giống mà cho đến nay toàn bộ đều được cung cấp từ nguồn giống khai thác tự nhiên. Ấu trùng (cá chình kính - glass eel, kéo dài khoảng 5 – 6 tháng) của cá chình Nhật Bản (Anguilla japonica) theo dòng hải lưu Kuroshio từ Trung Quốc trôi về vùng biển ven bờ Hàn Quốc và Nhật Bản. Trên đường di chuyển, chúng được khai thác, ương lên thành cá chình con và cung cấp cho người nuôi. Tuy nhiên, trong 40 năm qua sản lượng khai thác cá chình kính loài Anguilla japonica ở Châu Á sụt giảm từ 140 tấn năm 1965 xuống chỉ còn 40 tấn năm 2000, người nuôi cá chình ở Châu Á phải mua cá chình kính loài cá chình Châu Âu (Anguilla anguilla). Từ cuối những năm 1990, lượng ấu trùng cá chình Châu Âu nhập khẩu vào Châu Á nằm trong khoảng 200 – 300 tấn hàng năm, chiếm khoảng 80 % lượng giống cho nghề nuôi cá chình ở Châu Á [4]. Ở Châu Âu, hệ thống ương nuôi ấu trùng hai loài cá chẽm Châu Âu và cá tráp vàng đã biến đổi từ dạng đơn giản, gây nuôi tảo trực tiếp trong bể, đến các trại sản xuất giống lớn, qui mô công nghiệp, sản xuất vài chục triệu cá giống mỗi năm [9], [22]. Việc sản xuất giống 2 loài cá này ở qui mô thương mại phát triển mạnh ở Châu Âu từ cuối những năm 1980 và những năm 1990. Số lượng cá giống của 2 loài năm 1999 khoảng 450 triệu con. Mặc dù có sự đa dạng hóa đối tượng nuôi trong thời gian sau này nhưng số lượng cá giống sản xuất nhân tạo của 2 loài chẽm Châu Âu và cá tráp vàng vẫn chiếm chủ yếu ở Châu Âu [22]. Theo Shields (2001), Châu Âu có khoảng 90 trại sản xuất giống 2 loài cá này với năng suất 1-5 triệu giống/năm, khoảng 10 công ty sản xuất với số lượng lớn với năng suất 10 triệu giống/năm [22]. Với loài cá turbot, trong những năm 1990, Công ty Stolt Sea Farm của NaUy với 2 trại sản xuất giống tại Tây Ban Nha đã sản xuất 1 triệu cá giống mỗi năm cung cấp cho 5 cơ sở nuôi thương phẩm tại Tây Ban Nha và 2 cơ sở liên kết khác tại Pháp và Bồ Đào Nha. Nguồn giống cá turbot cho công nghiệp nuôi tại Châu Âu hiện tại được cung cấp chủ yếu bởi Công ty France Turbot. Năm 1998, công ty này đã sản xuất gần 3 triệu cá giống. Từ giữa những năm 1980, Bắc Âu đã tiến hành nuôi loài halibut (Hippoglossus hippoglossus), số lượng con giống sản xuất hàng năm khá ổn định do sự thành công của một số trại giống [22]. Tại Mỹ, theo báo cáo của Lee và Ostrowski (2001), có ít nhất 20 loài cá biển 11 được nghiên cứu phát triển công nghệ sản xuất giống nhân tạo với mức độ khác nhau, từ đang nghiên cứu cho đến sản xuất thương mại. 8 loài cá biển được sản xuất giống nhằm mục đích thương mại là: cá đối mục, cá nhụ Thái Bình Dương (Polydactylus sexfilis), cá hồng Mỹ, cá măng biển, cá bơn mùa hè (Paralichthys dentatus ), cá nục heo cờ (Coryphaena hippurus), cá hồng Mutton (Lutjanus analis) và cá chim Florida (Trachinotus carolinus) [15]. Tại Mỹ, từ 2001, cá giò đã được nuôi vỗ thành công trong điều kiện nuôi nhốt, kích thích sinh sản bằng hormone và cho đẻ tự nhiên trong hệ thống nước chảy tuần hoàn hoặc trong hệ thống nuôi bán tĩnh (semi-static), với nguồn cá bố mẹ thu từ tự nhiên và cá bố mẹ nuôi nhốt [11]. Công nghệ sản xuất giống với số lượng lớn đã phát triển. Một trong những mục đích chính của các trại sản xuất giống cá biển tại Mỹ là sản xuất giống và thả ra lại môi trường tự nhiên [15]. 3.2. Hiện trạng nghiên cứu sản xuất giống cá biển tại Việt Nam. Ở nước ta, nghề nuôi cá biển cũng có từ lâu đời theo hình thức lấy giống tự nhiên vào đầm nước lợ và nuôi theo hình thức dân gian cổ truyền, khoa học công nghệ không có gì là đặc sắc và rõ nét. Gần đây một số đề tài nghiên cứu trên đối tượng cá biển đã được đề cập đến: Nghiên cứu kỹ thuật vớt và sản xuất giống, ương nuôi, vận chuyển giống cá mú, cá cam, cá vược từ năm 1991 – 1995. Trong những năm gần đây đã có một số cơ quan nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo một số loài cá biển có giá trị kinh tế: Cuối những năm 1990, đầu những năm 2000, nhiều nghiên cứu về sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm các loài cá biển được tiến hành tại Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Viện Nghiên cứu Hải sản, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II trên các đối tượng như: nuôi và sản xuất giống nhân tạo cá song (Epinephelus spp) ở miền Bắc Việt Nam [23], nuôi cá đù đỏ, sản xuất giống cá tráp vây vàng [98; 100]. Trong thời gian 1998-2000, đề tài “Nghiên cứu công nghệ sản xuất giống và nuôi một số loài cá biển có giá trị kinh tế cao trong điều kiện Việt Nam” do Đỗ Văn Khương chủ nhiệm được thực hiện và xây dựng qui trình công nghệ sản xuất giống nhân tạo cá mú mỡ (Epinephelus tauvina), cá giò (Rachycentron canadum), cá chẽm (Lates calcarifer), cá tráp vây vàng (Mylio latus), xây dựng qui trình công nghệ nuôi thương phẩm cá giò, cá song [14]. Năm 2000, Nguyễn Tuần và CTV (2000) đã báo cáo công nghệ nuôi vỗ cá bố mẹ và cho sinh sản nhân tạo cá chẽm, là một phần kết 12 quả của đề tài lớn trên [25]. Năm 2003, tại Hội nghị khoa học toàn quốc về nuôi trồng thủy sản, Lê Xân và CTV có báo cáo về kết quả nghiên cứu sản xuất giống cá mú chấm nâu (Epinephelus coioides), Đỗ Văn Minh và CTV báo cáo hoàn thiện qui trình sản xuất giống cá giò (Rachycentron canadum) [27]. Tại Trường Đại học Nha Trang, trong thời gian từ 1998-2000, Nguyễn Duy Hoan và CTV đã nghiên cứu sản xuất giống thành công cá chẽm [12]. Năm 2001-2002, Nguyễn Trọng Nho và CTV đã thành công trong việc nghiên cứu sản xuất giống cá chẽm mõm nhọn - Psammoperca waigiensis (Cuvier & Valenciennes, 1882) [20]. Tuy nhiên, trong giai đoạn trước 2003, gần như các nghiên cứu sản xuất giống cá biển ở Việt Nam chưa thực sự thành công trong việc sản xuất giống ở qui mô thương mại. Nguồn cá giống cung cấp cho nghề nuôi cá biển gần như nhập từ Trung Quốc, Đài Loan hoặc từ khai thác tự nhiên. Từ năm 1996-2006, được sự tài trợ của Hội đồng Đào tạo Đại học Na Uy (NUFU), Đại học Nha Trang thực hiện chương trình “Nghiên cứu và Đào tạo Sau Đại học về Nuôi trồng Hải sản tại Việt Nam” (gọi tắt là dự án NUFU) với sự tham gia của các nhà khoa học đến từ Na Uy, Bồ Đào Nha, Bỉ. Giai đoạn 2 của dự án (2002-2006) đã tập trung nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện qui trình sản xuất giống nhân tạo cá chẽm (Lates calcarifer). Cuối năm 2003 đến nay, từ việc kế thừa các kết quả nghiên cứu trước, ứng dụng các thành quả nghiên cứu được của dự án, cá chẽm giống đã được sản xuất ở qui mô thương mại với qui trình sản xuất ổn định, cung cấp số lượng lớn con giống cho nghề nuôi cá chẽm thương phẩm, chuyển giao công nghệ cho nhiều địa phương trong cả nước. Năm 2005, cả nước sản xuất được khoảng 3,3 triệu con giống cá biển các loại, chỉ đáp ứng được 11,8% (28 triệu con vào năm 2005) nhu cầu con giống cho người nuôi. 3.3. Các hệ thống sản xuất giống cá biển và các qui trình công nghệ chính. Công nghệ sản xuất giống cá biển được phân chia thành các hệ thống căn cứ vào điều kiện nuôi, phương pháp giải quyết thức ăn, môi trường ương nuôi. Một số quan điểm phân chia hệ thống sản xuất giống cá biển đã được các tác giả báo cáo như sau: Theo cách phân chia của Van der Meeren & Naas (1997) (trích theo [22]), sản xuất giống nhân tạo cá biển được chia thành các hình thức chủ yếu dựa vào nguồn 13 cung cấp thức ăn sống: (i) Hình thức quảng canh (extensive rearing system): sử dụng hoàn toàn thức ăn sống gây nuôi trực tiếp trong bể ương ấu trùng cá (endogenous prey sources). (ii) Hệ thống bán thâm canh (semi-intensive rearing system): sử dụng kết hợp cả nguồn thức ăn sống từ bên ngoài (exogenous prey sources) và thức ăn sống được gây nuôi trực tiếp trong bể ương (endogenous prey sources). (iii) Hệ thống sản xuất cá giống thâm canh (intensive rearing system): thức ăn sống được cấp vào hệ thống nuôi từ bên ngoài (exogenous prey sources) Trong sự phân chia của Van der Meeren & Naas mặc dù chưa phản ánh chi tiết cấu trúc của mỗi hình thức nhưng cho chúng ta cách tiếp cận vấn đề một cách dễ dàng dựa trên cơ sở hệ sinh thái. Sự phân chia này mặc dù không thể hiện các tiêu chí như mật độ ấu trùng và thể tích bể nuôi để đánh giá mức độ chuyên sâu nhưng được hiểu là: với nguồn thức ăn cung cấp từ bên ngoài (exogenous prey sources) chủ yếu sử dụng cho dạng ương nuôi ấu trùng cá ở mật độ cao, thể tích nhỏ. Divanach và CTV (1998) phân chia các hệ thống cho kỹ thuật ương nuôi ấu trùng cá tráp (sea bream) theo các tiêu chí phức tạp hơn, bao gồm các chỉ tiêu về thể tích bể ương, mật độ ấu trùng ban đầu, nguồn vi tảo và động vật làm thức ăn sống được nuôi trực tiếp trong hệ thống hoặc nuôi riêng và cấp vào (endogenous/ exogenous), trao đổi nước theo qui trình hở hoặc kín. Theo sự phân chia này, sự chuyên sâu (“intensity”) của phương pháp ương chủ yếu căn cứ vào mật độ ấu trùng ương nuôi và thể tích bể ương. Mỗi mức chuyên sâu có thể được phân tách thành các mức độ khác nhau dựa theo phương thức trao đổi nước, mức độ tự giải quyết dinh dưỡng của hệ thống, loại thức ăn sử dụng, có hoặc không có sự hiện diện của vi tảo: nước trong, nước xanh (green water) và bán nước xanh (pseudo green water) (trích theo [22]). Theo sự phân chia này, ương nuôi ấu trùng cá biển trong sản xuất giống nhân tạo được phân chia thành các hệ thống sau: (i) Hệ thống quảng canh (extensive): thể tích bể nuôi >100 m3, mật độ ương: 0,1-1 con/lít. Thức ăn gây nuôi trực tiếp trong bể. Hệ thống này được phân chia thành 2 mức độ khác nhau dựa vào các quần thể thức ăn được gây nuôi trong hệ thống, theo thứ tự: (a) thức ăn là hỗn hợp các quần thể của nhiều loài vi tảo và nhiều loài động vật nổi, và (b) thức ăn chỉ là quần thể tảo Chlorella và quần thể luân trùng. 14 (ii) Hệ thống quảng canh cải tiến (semi-extensive/mesocosm): thể tích bể nuôi trong khoảng 30-100 m3, mật độ nuôi: 2-10 con/lít, được chia làm 2 mức độ: − Mức độ thiên về quảng canh, ít chuyên hóa hơn (“extensive philosophy”): được phân chia thành 2 mức độ chuyên hóa khác nhau dựa vào các quần thể thức ăn được gây nuôi trực tiếp trong hệ thống tương tự như ở hệ thống quảng canh, bao gồm: (a) thức ăn là hỗn hợp của nhiều quần thể vi tảo và động vật nổi, và (b) thức ăn là quần thể tảo Chlorella và quần luân trùng. − Mức độ quảng canh cải tiến chuyên hóa hơn (“intensive philosophy”): Chlorella và luân trùng được nuôi trực tiếp trong bể và được cung cấp thêm từ bên ngoài vào hệ thống nuôi. (iii) Hệ thống bán thâm canh: cá được ương nuôi trong các bể thể tích 10–20 m3, mật độ ban đầu: 30–50 con/lít, nuôi theo qui trình nước trong, nước xanh hoặc bán nước xanh. Luân trùng và Artemia được cung cấp từ bên ngoài vào hệ thống. (iv) Hệ thống thâm canh (intensive) và trên thâm canh (hyper-intensive): thể tích bể ương nuôi: 0,5–5 m3, mật độ ấu trùng ban đầu 80-100 con/lít với hình thức thâm canh và 150–200 con/lít với hình thức trên thâm canh. Bể ương nuôi được quản lý theo qui trình: nước trong hở, nước trong kín hoặc bán nước xanh hở. Luân trùng và Artemia được cung cấp từ bên ngoài vào hệ thống. Các mức độ tương đồng của 2 cách phân của Van der Meeren & Naas và của Divanach thể hiện: − Hệ thống quảng canh của hai sự phân chia này giống nhau. − Hệ thống bán thâm canh của Van der Meeren & Naas tương đương với hệ thống quảng canh cải tiến (semi-extensive) của Divanach. − Hệ thống thâm canh theo sự phân chia của Van der Meeren & Naas tương ứng với cả 3 hệ thống trên thâm canh (hyper-intensive), thâm canh (intensive) và bán thâm canh (semi-intensive) theo sự phân chia của Divanach. Trình độ kỹ thuật ương nuôi ấu trùng ở từng loài cá biển hiện nay là kết quả của quá trình biến đổi từ quảng canh hoặc bán thâm canh đến thâm canh. Tuy nhiên, hệ thống sản xuất giống nói chung không hoàn toàn phản ánh trình độ công nghệ, khả năng đầu tư, mà tùy thuộc vào từng loài cá, từng điều kiện cụ thể để áp dụng nhằm đạt 15 hiệu quả sản xuất cao nhất. Ương ấu trùng quảng canh (thả trứng hoặc cá bột vào ao đã chuẩn bị sẵn) vẫn được áp dụng ở Châu Á, Châu Úc không phải vì trình độ công nghệ thấp mà vì những lý do khác: hạ giá thành, giải quyết nhu cầu dinh dưỡng, sản xuất được nhiều giống lớn, mặc dù tỉ lệ sống thấp hơn nhiều [13; 26]. Ở Trung Quốc, phương pháp ương nuôi ấu trùng cá biển cũng phản ánh các hệ thống nuôi như trên bao gồm: (i) ương trong bể bê tông trong nhà, (ii) ương trong ao đất ở ngoài trời và (iii) kết hợp ương giai đoạn đầu của ấu trùng trong bể bê tông, sau đó chuyển ra ương tiếp ở ao đất. Ấu trùng được ương trong các bể trong nhà có tỉ lệ sống cao hơn do các yếu tố môi trường ổn định hơn. Tuy nhiên, trong ao đất ngoài trời, thành phần các sinh vật làm thức ăn cho cá rất phong phú và có thể phù hợp cho từng giai đoạn phát triển khác nhau của ấu trùng; vì vậy, ấu trùng cá sinh trưởng nhanh hơn, khỏe hơn, sức chống chịu bệnh tật có phần tốt hơn và hạn chế được sự ăn nhau khi đưa ra nuôi thương phẩm. Sản xuất giống cá biển trong ao đất còn có các lợi điểm khác như giá thành thấp, có thể thu được số lượng lớn cá giống có kích cỡ lớn. Kết hợp ương giai đoạn đầu của ấu trùng trong bể bê tông, sau đó chuyển ra ương tiếp ở ao đất có thể là phương pháp sản xuất hiệu quả [13]. Ở Châu Âu, qui trình sản xuất giống thâm canh với việc cung cấp vi tảo và động vật mồi đã làm giàu vào bể nuôi nhiều lần trong ngày với số lượng phù hợp nhưng mật độ ấu trùng ban đầu có thể khác nhau tùy thuộc người sản xuất và tùy theo từng đối tượng. Mật độ này thường 50-150 con/lít ở cá tráp và cá chẽm Châu Âu, 30 con/lít ở cá turbot, 10 con/lít ở cá halibut. Thể tích bể nuôi thâm canh có thể biến đổi từ dạng nuôi thể tích lớn, nước xanh, tỉ lệ thay nước thấp ở Hy Lạp, đến thể tích nhỏ, nước trong, tỉ lệ thay nước cao ở Pháp [22]. Một số phương pháp sản xuất theo hướng chuyên hóa khác, mang tính kết hợp: sản xuất tảo Isochrysis và luân trùng trực tiếp trong bể ương nuôi ấu trùng cá turbot ở các trại cá tại Tây Ban Nha; ương nuôi ấu trùng cá turbot với nguồn Copepoda gây nuôi trực tiếp trong bể tại Đan Mạch; hình thức sản xuất giống cá halibut bán thâm canh ở Na Uy sử dụng nguồn động vật phù du nước mặn thu từ tự nhiên hoặc từ nuôi quảng canh. Hệ thống nuôi bán thâm canh vẫn duy trì trong kỹ thuật ương nuôi ấu trùng cá bơn Châu Âu chủ yếu để giải quyết vướng mắc về sự hình thành sắc tố ở ấu trùng cá khi được nuôi thâm canh cho ăn chỉ bằng luân trùng và Artemia [22]. 16 Tuy nhiên, hệ thống sản xuất thâm canh nói chung vẫn được khuyến khích ở Châu Âu bởi vì năng suất có thể đạt được cao hơn và khả năng quản lý tốt các yếu tố về môi trường, thức ăn và dịch bệnh. Cho đến năm 2001, xu hướng cải tiến của nghề sản xuất giống các loài cá biển ở Châu Âu là công nghiệp hóa qui trình ương nuôi. Với các trại sản xuất theo hướng truyền thống qui mô lớn (>10 triệu cá hương mỗi năm), đều có sự tiêu chuẩn hóa và đơn giản hóa qui trình (trích theo [22]). 4. TRIỂN VỌNG NGHỀ SẢN XUẤT GIỐNG CÁ BIỂN Ngày nay, nhiều nước trên thế giới, đặc biệt các nước vùng Châu Á và Thái Bình Dương có biển, đều quan tâm đến phát triển nuôi biển. Phát triển nuôi biển được xem là xu thế tất yếu của nghề nuôi trồng thủy sản thế giới. Một trong những hướng phát triển quan trọng của nghề nuôi biển thế giới là đa dạng hóa đối tượng nuôi, trong đó xu thế phát triển nuôi cá biển khơi đang là định hướng quan trọng của nhiều quốc gia. Xét cả về điều kiện diện tích mặt nước, sự phong phú về đối tượng cá nuôi, giá trị kinh tế,…, nghề nuôi cá biển có tiềm năng lớn, có thể phát triển nuôi ở qui mô lớn. Chính vì vậy, để đáp ứng được nhu cầu con giống cho sự phát triển nuôi thương phẩm, nghề sản xuất giống cá biển cần có sự phát triển tương ứng. Hiện tại, nhiều loài cá nuôi đang tiếp tục hoàn chỉnh qui trình sản xuất và nâng cao tỉ lệ sống như cá Pagrus pagrus, Puntazzo puntazzo, Cá tráp dentex (Dentex dentex), cá bơn Dover (Solea solea), Seriola dumerilli [22], cá hồng, các loài cá mú [19], [22], cá giò [17],….. Một số loài khác đang được xem là đối tượng nuôi tương lai. Vấn đề cải tiến công nghệ, gia hóa cá bố mẹ, giải quyết thức ăn, phòng ngừa dịch bệnh được quan tâm như là các điểm mấu chốt để phát triển nghề sản xuất giống cá biển [13], [19], [16], [17], [18], [22]. Nước ta cũng đã bắt đầu đầu tư mạnh cho nghiên cứu về nuôi biển, một số chính sách được ban hành để khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển và hải đảo. Theo kế hoạch, năm 2010 đó sản lượng cá biển nuôi đạt 200.000 tấn, số lượng cá giống cần có khoảng 400 triệu con. Các vấn đề chính là nguyên nhân chính dẫn đến sự phát triển chậm của nuôi cá biển ở nước ta là: giống, kỹ thuật nuôi và thị trường (theo Bộ Thủy sản cũ). Riêng sản xuất giống, bên cạnh việc nghiên cứu trên các đối tượng mới, nhận chuyển giao công nghệ từ Trung Quốc, Đài Loan, việc hoàn 17 chỉnh qui trình để có thể sản xuất giống ở qui mô thương mại các loài cá đã nghiên cứu thành công có lẽ nên được quan tâm nhiều hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đan, T.V., Dũng,V., Khương, Đ.V., Hạnh, C.V., 2000. Kết quả bước đầu sản xuất giống nhân tạo cá tráp vây vàng (Mylio latus) tại Hải Phòng năm 1999. In trong “Tuyển tập các công trình nghiên cứu nghề cá biển”, tập II, trang: 493505. NXB Nông nghiệp Hà Nội. 2. Đan, T.V., Khương, Đ.V., Khuê, M.C., Thắng, H.Đ., 2000. Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi cá đù đỏ (Sciaenops ocellatus) di nhập từ Trung Quốc tại khu vực Hải Phòng. In trong “Tuyển tập các công trình nghiên cứu nghề cá biển”, tập II, trang: 479-492. NXB Nông nghiệp Hà Nội. 3. FAO, 2005. Regional review on aquaculture development 2. Near East and North Africa – 2005. FAO Fisheries Circular No. 1017/2 4. FAO, 2005. Regional review on aquaculture development 3. Asia and Paciffic – 2005. FAO Fisheries Circular No. 1017/3 5. FAO, 2005. Regional review on aquaculture development 4. Sub-Saharan Africa – 2005. FAO Fisheries Circular No. 1017/4 6. FAO, 2005. Regional review on aquaculture development 5. Central and eastern European region – 2005. FAO Fisheries Circular No. 1017/5 7. FAO, 2005. Regional review on aquaculture development 6. Western-European region – 2005. FAO Fisheries Circular No. 1017/6 8. FAO, 2005. Regional review on aquaculture development 7. North America – 2005. FAO Fisheries Circular No. 1017/7 9. FAO, 2006. The state of world fisheries and aquaculture 2006. FAO Fisheries Techical Paper 10. FAO, 2008. The state of world fisheries and aquaculture 2008. FAO Fisheries Techical Paper 11. Faulk, C.K. and Holt, G.H., 2005. Advances in rearing cobia Rachycentron canadum larvae in recirculating aquaculture systems: Live prey enrichment and greenwater culture. Aquaculture 249, 231– 243. Elsevier Science Publishers B.V 12. Hoan, N.D.; Thám, V.N., 2000. Nghiên cứu sản xuất thử giống cá chẽm (Lates calcarifer Bloch,1790) tại Khánh Hòa. Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ tỉnh Khánh Hòa. Trường Đại học Nha Trang. 13. Hong, W. and Zhang, Q., 2003. Review of captive bred species and fry production of marine fish in China. Aquaculture 227, 305–318. Elsevier Science Publishers B.V 14. Khương, Đ.V., 2001. Nghiên cứu công nghệ sản xuất giống và nuôi một số loài cá biển có giá trị kinh tế cao trong điều kiện Việt Nam. Báo cáo tổng kết đề tài
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan