Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hiện trạng và giải pháp phát triển sản xuất lúa gạo theo hướng xuất khẩu của tỉn...

Tài liệu Hiện trạng và giải pháp phát triển sản xuất lúa gạo theo hướng xuất khẩu của tỉnh hậu giang

.PDF
98
391
79

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN NGỌC DUNG HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT LÚA GẠO THEO HƯỚNG XUẤT KHẨU CỦA TỈNH HẬU GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Kinh Tế Mã số ngành: 52310101 Tháng 4-Năm 2014 i TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN NGỌC DUNG HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT LÚA GẠO THEO HƯỚNG XUẤT KHẨU CỦA TỈNH HẬU GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Kinh Tế Mã số ngành: 52310101 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN PHAN THỊ NGỌC KHUYÊN Tháng 4-Năm 2014 ii LỜI CẢM TẠ -----------------------------Trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại học Cần Thơ, em đã được các thầy, cô bộ môn nhiệt tình giảng dạy và truyền đạt để em có được rất nhiều kiến thức vô cùng quý giá, đặc biệt là kiến thức chuyên ngành. Em rất cám ơn Ban giám hiệu nhà trường, quý thầy, cô khoa Kinh Tế và Quản trị kinh doanh đã tạo điều kiện tốt nhất để em có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Em cũng xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến cô Phan Thị Ngọc Khuyên, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo để em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc, cô luôn tận tâm giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm, cho em những góp ý quý báo để em có thể hoàn thành tốt luận văn như ngày hôm nay. Ngoài ra, em cũng gửi lời cám ơn đến các cơ quan nhà nước, các sở, ban, ngành, đặc biệt là các cô, chú ở Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hậu Giang, anh Nghiệp thuộc phòng kế toán Công ty Cổ phần Lương thực Hậu Giang đã hỗ trợ nhiệt tình cho em trong quá trình thu thập số liệu. Cuối cùng, em xin kính chúc quý thầy, cô trường Đại học Cần Thơ , các cô, chú ở Sở Công thương, Sở NN&PTNT thật nhiều sức khỏe, luôn hạnh phúc và thành công trong cuộc sống, chúc cho Công ty Cổ phần Lương Thực Hậu Giang ngày một phát triển và vững mạnh. Em xin chân thành cảm ơn! Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2014 Người thực hiện Nguyễn Ngọc Dung i TRANG CAM KẾT -----------------------------Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2014 Người thực hiện Nguyễn Ngọc Dung ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ------------------------------ ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… Ngày iii tháng năm 2014 Thủ trưởng đơn vị (Kí tên và đóng dấu) MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1 ........................................................................................................ i GIỚI THIỆU CHUNG ....................................................................................... 1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................................... 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu chung .................................................................................. 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể .................................................................................. 2 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ....................................................................... 2 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................................... 3 1.4.1 Phạm vi thời gian............................................................................... 3 1.4.2 Phạm vi không gian ........................................................................... 3 1.4.3 Phạm vi đối tượng nghiên cứu .......................................................... 3 CHƯƠNG 2 ....................................................................................................... 4 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................. 4 2.1 LÝ THUYẾT NĂNG LỰC CẠNH TRANH .......................................... 4 2.1.1 Khái niệm cạnh tranh ........................................................................ 4 2.1.2 Khái niệm năng lực cạnh tranh.......................................................... 6 2.1.3 Đặc điểm của cạnh tranh ................................................................... 6 2.1.4 Vai trò của cạnh tranh ....................................................................... 7 2.1.5 Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh .................................... 7 2.2 LÝ THUYẾT CHUỖI GIÁ TRỊ .............................................................. 8 2.3 ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT LÚA GẠO Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ............................................................................................................. 9 2.3.1 Diện tích và mùa vụ........................................................................... 9 2.3.2 Sản lượng ......................................................................................... 11 2.3.3 Giống lúa ......................................................................................... 12 2.3.4 Phẩm chất lúa gạo............................................................................ 13 2.3.5 Trình độ sản xuất lúa của nông dân ................................................. 13 2.4 XUẤT KHẨU VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU TRƯỜNG HỢP LÚA GẠO ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG .............. 16 2.4.1 Đặc điểm xuất khẩu gạo của Đồng bằng sông Cửu Long ............... 16 2.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gạo ....................... 18 2.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................... 23 2.5.1 Phương pháp thu thập số liệu .......................................................... 23 2.5.2 Phương pháp phân tích số liệu ........................................................ 23 CHƯƠNG 3 ..................................................................................................... 26 GIỚI THIỆU VỀ TỈNH HẬU GIANG VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA GẠO Ở TỈNH HẬU GIANG ........................................................................... 26 3.1 KHÁI QUÁT VỀ TỈNH HẬU GIANG ................................................. 26 3.2.1 Vị trí địa lý và hành chính ............................................................... 26 3.2.2 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội .................................................. 26 3.2.3 Cơ sở hạ tầng ................................................................................... 30 3.2.4 Thương mại và dịch vụ của Hậu Giang trong những năm vừa qua 31 3.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA GẠO CỦA TỈNH HẬU GIANG ....... 31 3.2.1 Tình hình sản xuất ........................................................................... 31 iv 3.2.2 Tình hình thu mua tạm trữ .............................................................. 36 3.2.3 Thực trạng nhà máy xay xát ............................................................ 40 3.2.4 Tình hình cung ứng nguyên liệu cho xuất khẩu .............................. 41 3.2.5 Một số vấn đề trong sản xuất lúa gạo của tỉnh Hậu Giang ............ 43 CHƯƠNG 4 ..................................................................................................... 45 PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO Ở TỈNH .......................... 45 HẬU GIANG ................................................................................................... 45 4.1 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM TỪ 2011 ĐẾN 2013 .............................................................................................................. 45 4.1.1 Cung cầu gạo trên thị trường thế giới.............................................. 45 4.1.2 Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam .............................................. 46 4.1.3 Giá gạo xuất khẩu ............................................................................ 50 4.2 PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA TỈNH HẬU GIANG GIAI ĐOẠN 2009-2013 ................................................................ 52 4.2.1 Phân tích tình hình xuất khẩu theo thị trường ................................. 52 4.2.2 Giá cả xuất khẩu .............................................................................. 58 4.2.3 Hình thức xuất khẩu ........................................................................ 60 4.1.4 Phân tích tình hình xuất khẩu theo loại gạo .................................... 63 CHƯƠNG 5 ..................................................................................................... 67 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT LÚA GẠO THEO HƯỚNG XUẤT KHẨU CỦA TỈNH HẬU GIANG ...................................... 67 5.1 CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO CỦA HẬU GIANG ...................................................................................... 67 5.1.1 Nguồn cung ứng nguyên liệu .......................................................... 67 5.1.2 Khả năng hoạt động của các nhà máy xay xác và công ty xuất khẩu gạo ............................................................................................................ 67 5.1.3 Thị trường tiêu thụ........................................................................... 68 5.1.4 Các quy định, chính sách của chính phủ ......................................... 69 5.1.5 Môi trường kinh tế........................................................................... 70 5.1.6 Đối thủ cạnh tranh ........................................................................... 70 5.2 PHÂN TÍCH SWOT VỀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU LÚA GẠO TẠI TỈNH HẬU GIANG ..................................................................................... 72 5.2.1 Điểm mạnh(S) ................................................................................. 72 5.2.2 Điểm yếu (W) .................................................................................. 72 5.2.3 Cơ hội (O) ........................................................................................ 72 5.2.4 Đe dọa (T) ....................................................................................... 73 5.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT LÚA GẠO THEO HƯỚNG XUẤT KHẨU CỦA TỈNH HẬU GIANG ................................... 76 5.3.1 Thực hiện mô hình cánh đồng mẫu lớn nhằm tạo vùng nguyên liệu chất lượng cao, quy mô lớn ...................................................................... 76 5.3.2 Xây dựng mô hình liên kết sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP hoặc GlobalGAP ....................................................................................... 77 5.3.3 Tăng cường liên kết vùng, củng cố lại liên kết “4 nhà”: Nhà Nông, Nhà Doanh nghiệp, Nhà khoa học và Nhà nước ...................................... 78 5.3.4 Tăng cường xây dựng và quảng bá thương hiệu gạo Hậu Giang .... 78 5.3.5 Đẩy mạnh xuất khẩu thông qua chủ động tìm kiếm thị trường ....... 79 v 5.3.6 Xây dựng hệ thống kho dự trữ, cải tiến nhà máy chế biến............. 80 CHƯƠNG 6 ..................................................................................................... 81 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 81 5.1 KẾT LUẬN ............................................................................................ 81 5.2 KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 82 5.2.1 Đối với nhà nước ............................................................................. 82 5.2.2 Đối với chính quyền địa phương ..................................................... 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 83 PHỤ LỤC 84 vi DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 2.1: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa 2-3 vụ/ năm 2005-2006 ................... 11 Bảng 2.2: Thu nhập của hộ nông dân sản xuất kinh doanh đa dạng và hộ chuyên canh lúa ............................................................................................... 12 Bảng 2.3: Đặc điểm chung của nông hộ trồng lúa ở ĐBSCL .......................... 14 Bảng 2.4: Chuỗi giá trị lúa gạo gia tăng .......................................................... 18 Bảng 3.1: Xuất khẩu của Hậu Giang phân theo nhóm hàng giai đoạn 20082012 ................................................................................................................. 32 Bảng 3.2: Nhập khẩu của Hậu Giang phân theo nhóm hàng giai đoạn 20082012 ................................................................................................................. 32 Bảng 3.3: Sản lượng, diện tích và năng suất lúa của Hậu Giang giai đoạn 2009-2013 ........................................................................................................ 33 Bảng 3.4: Tình hình đầu tư xây dựng mới các kho chứa lúa ở tỉnh Hậu Giang .......................................................................................................................... 37 Bảng 3.5: Các cơ sở xay xác có quy mô lớn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang ..... 41 Bảng 4.1: Kim ngạch và sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2011-2013 ........................................................................................................ 47 Bảng 4.2: Giá xuất khẩu một số loại gạo của Thái Lan, Việt Nam và Ấn Độ 48 Bảng 4.3: Giá hướng dẫn xuất khẩu gạo trong giai đoạn 2011-2013 do VFA công bố:............................................................................................................ 50 Bảng 4.4: Tốc độ tăng trưởng bình quân của kim ngạch và sản lượng gạo xuất khẩu của tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2009-2013 ............................................... 52 Hình 4.5: Cơ cấu thị trường xuất khẩu theo sản lượng của Hậu Giang trong các năm 2009, 2012 và 2013 ........................................................................... 55 Bảng 4.5: Giá xuất khẩu của các loại gạo, tấm giai đoạn 2009-2013 ............. 59 Bảng 4.6: Hình thức xuất khẩu gạo của tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2009-201261 Bảng 4.7: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của các loại gạo ...................... 64 Bảng 5.1 Phân tích SWOT về tình hình xuất khẩu lúa gạo của tỉnh Hậu Giang .......................................................................................................................... 74 vii DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 2.1 Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter (1980) .................... 5 Hình 2.2: Chuỗi giá trị của doanh nghiệp .......................................................... 8 Hình 2.3 Chuỗi giá trị lúa gạo của nước ta trong mối quan hệ liên kết đi từ khâu đầu của quá trình đến khâu cuối. .............................................................. 9 Hình 3.1 Cơ cấu GDP của tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2009-2013.................... 28 Hình 3.2: Sản lượng và diện tích trồng lúa của Hậu Giang giai đoạn 20092013 ................................................................................................................. 34 Hình 3.3: Năng suất lúa của Hậu Giang giai đoạn 2009-2013 ........................ 35 Hậu Giang ........................................................................................................ 35 Hình 3.4: Biểu đồ thể hiện cơ cấu giống xác nhận qua các năm ..................... 36 Hình 4.1: Sản lượng xuất khẩu gạo của một số nước xuất khẩu chính trên thế giới ước tính năm 2013 và dự báo 2014 .......................................................... 46 Hình 4.2: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2011-2013 ........................................................................................................ 47 Hình 4.3: Thị trường xuất khẩu gạo theo sản lượng của Việt Nam giai đoạn 2011-2013 ........................................................................................................ 51 Hình 4.4 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2009-2013 ........................................................................................................ 53 viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ĐBSCL : Ha : Bộ NN&PTNT : NFA : VFA : BVTV : L/C : GAP : TM-DV : FAO (Food and : Agriculture Organization) USDA : KHKT NNMN : Đồng bằng sông Cửu Long héc ta Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cơ quan Lương thực quốc gia Hiệp hội Lương thực Việt Nam Bảo vệ thực vật Letter of Credit (thanh toán tín dụng thư) Good Agricultural Practices Thương mại- dịch vụ Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc Bộ Nông nghiệp Hoa Kì Khoa học kĩ thuật Nông nghiệp Miền Na ix CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Là một quốc gia có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp và được thiên nhiên ưu đãi, lúa gạo đã trở thành mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta.Theo số liệu mới nhất của Bộ NN&PTNT, khối lượng xuất khẩu (XK) gạo của Việt Nam năm 2013 ước đạt 6,61 triệu tấn với tống giá trị 2,95 tỷ USD. Gạo của Việt Nam chủ yếu được xuất sang 10 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới như: Trung Quốc, Bờ Biển Ngà, Malaysia, Gana, Philippines, Singapore, Hong Kong, Indonesia, Angola và Nga. Ngành lúa gạo cũng đã tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người lao động ở Việt Nam. Thương hiệu gạo Việt đang từng bước nâng cao vị thế trên trường quốc tế. Từ khi hội nhập nền kinh tế toàn cầu, ngành lúa gạo Việt Nam gặp không ít thách thức, tuy nhiên đó cũng là cơ hội để nước ta khẳng định thế mạnh về sản phẩm, phát huy lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh về điều kiện tự nhiên, điều kiện sinh thái và chất lượng ngành hàng. Việt Nam là một cường quốc đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo, tuy nhiên, ngành lúa gạo Việt Nam đã và đang đối mặt với nhiều khó khăn trong nền kinh tế cạnh tranh gay gắt trên nhiều khía cạnh: Một là, chất lượng lúa gạo của Việt Nam còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của các nước phát triển.Vì thế, thị phần của nước ta trên thế giới còn hạn chế. Hai là, giá xuất khẩu lúa gạo còn thấp, vì thế, sản lượng xuất khẩu tăng nhưng giá trị xuất khẩu thì không tăng nhiều. Ba là, sản phẩm lúa gạo của Việt Nam chủ yếu xuất khẩu qua trung gian, đầu ra không ổn định. Thương mại tiểu ngạch không đem lại hiệu quả cao. Chính vì thế đời sống của nông dân còn rất bấp bênh. Do vậy, làm sao để nâng cao năng suất, chất lượng lúa gạo và giúp gạo nước ta có giá trị hơn trên trường quốc tế là nhu cầu bức thiết trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Tỉnh Hậu Giang, là một tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long, là trung tâm châu thổ sông Mekong và cũng là một trong những Trung tâm lúa gạo của miền Tây Nam Bộ. Hằng năm, nơi đây cung cấp một lượng lớn gạo cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu sang nước ngoài, vùng lúa chất lượng cao xuất khẩu 1 hình thành được 32.000ha, lượng gạo xuất khẩu trung bình 350.000-400.000 tấn/năm.Với diện tích lúa gieo trồng năm 2013 là 211.955 ha, năng suất bình quân 5.61 tấn/ha, sản lượng 1,19 triệu tấn, Hậu Giang đang từng bước cải thiện về sản lượng cũng như chất lượng lúa gạo của mình. Xuất khẩu đã đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân nơi đây, giúp họ cải thiện chất lượng cuộc sống. Chính vì thế, việc phát triển lúa gạo_loài cây chủ lực_ theo hướng xuất khẩu ở Hậu Giang là rất cần thiết. Nó không những giúp nền kinh tế nơi đây phát triển mà còn góp phần giải quyết an ninh lương thực quốc gia và xa hơn là an ninh lương thực quốc tế. Hơn thế nữa, xuất khẩu gạo chất lượng cao cũng góp phần xây dựng thương hiệu gạo Viêt. Chính vì những lí do trên, em chọn đề tài “Hiện trạng và giải pháp phát triển sản xuất lúa gạo theo hướng xuất khẩu của tỉnh Hậu Giang” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích hiện trạng sản xuất và xuất khẩu lúa gạo ở tỉnh Hậu Giang. Trên cơ sở đó, đề ra các giải pháp phát triển sản xuất lúa gạo theo hướng xuất khẩu của Tỉnh Hậu Giang trong thời gian sắp tới. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Mục tiêu 1: Phân tích tình hình sản xuất và xuất khẩu gạo của tỉnh Hậu Giang trong những năm vừa qua. Mục tiêu 2: Phân tích các yếu tố tác động đến tình hình sản xuất và xuất khẩu gạo của tỉnh Hậu Giang. Mục tiêu 3: Đề xuất các giải pháp phát triển sản xuất lúa gạo theo hướng xuất khẩu của tỉnh Hậu Giang. 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Nghiên cứu đề tài này sẽ tập trung trả lời các câu hỏi sau đây: - Hiện trạng xuất khẩu lúa gạo ở tỉnh Hậu Giang là như thế nào? - Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của lúa gạo xuất khẩu ở tỉnh Hậu Giang là gì? - Các yếu tố nào tác động đến tình hình sản xuất và xuất khẩu gạo ở tỉnh Hậu Giang? - Để phát triển sản xuất lúa gạo theo hướng xuất khẩu ở tỉnh Hậu Giang cần đưa ra những giải pháp nào? 2 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Phạm vi thời gian - Số liệu thứ cấp được lấy trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến năm 2013. - Đề tài được thực hiện từ ngày 30/12/2013 đến ngày 28/04/2014 1.4.2 Phạm vi không gian Địa bàn nghiên cứu : Tỉnh Hậu Giang 1.4.3 Phạm vi đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là hiện trạng sản xuất và xuất khẩu gạo ở tỉnh Hậu Giang. 3 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 LÝ THUYẾT NĂNG LỰC CẠNH TRANH 2.1.1 Khái niệm cạnh tranh Xét theo quan điểm tổng hợp, cạnh tranh trong kinh tế là quá trình kinh tế mà trong đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau, tìm mọi biên pháp (kể cả nghệ thuật kinh doanh và thủ đoạn) để đạt được mục tiêu kinh tế chủ yếu của mình như chiếm lĩnh, giành giật thị trường, khách hàng cũng như đảm bảo tiêu thụ có lợi nhất nằm nâng cao vị thế của mình. Theo nhà kinh tế học Michael Porter thì: Cạnh tranh (kinh tế) là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi. Cạnh tranh, theo Porter (1985) là vấn đề cơ bản quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp trong hoạt động của mình luôn chịu sức ép từ nhiều phía: (i) các đối thủ hiện tại trong ngành, (ii) các sản phẩm thay thế, (iii) các đối thủ tiềm năng sắp nhập cuộc, (iv) sức mạnh thương lượng của người bán, (v) sức mạnh thương lượng của người mua. M. Porter (1980) gọi đó là 5 áp lực cạnh tranh mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng gặp phải trong suốt quá trình kinh doanh của mình.  Đối thủ cạnh tranh Áp lực của đối thủ cạnh tranh là thường xuyên và đe dọa trực tiếp tới sự tồn tại và phát triển của tất cả các công ty trong ngành. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ cạnh tranh giữa các công ty hiện tại trong ngành là: số lượng đối thủ cạnh tranh, quy mô cạnh tranh, tốc độ tăng trưởng, các rào cản xâm nhập và rút lui, sự khác biệt của sản phẩm.  Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn có thể là yếu tố làm giảm lợi nhuận của công ty do họ đưa vào khai thác năng lực mới với mong muốn giành thị phần và nguồn lực cần thiết. Để ngăn chặn sự xâm nhập của đối thủ mới công ty cần duy trì hàng rào hợp pháp để ngăn cản sự xâm nhập từ bên ngoài.  Sản phẩm thay thế Sản phẩm thay thế là sản phẩm có cùng công dụng như sản phẩm của ngành , tức là có khả năng thỏa mãn cùng một loại khách hàng. Sức ép từ sản 4 phẩm thay thế làm hạn chế lợi nhuận vì sự cạnh tranh về giá hoặc khuynh hướng chuyển sang sử dụng sản phẩm thay thế của người mua. Doanh nghiệp cần sử dụng nguồn lực và công nghệ mới vào chiến lược sản phẩm của mình.  Nhà cung cấp Nhà cung cấp bao gồm các đối tượng: người mua bán vật tư, người cung cấp nguyên – nhiên liệu, người cung cấp vốn, lao động,… Tương tự như người mua, nhà cung cấp có thể gây áp lực mạnh và bất lợi cho doanh nghiệp bằng cách: tăng giá bán, giảm chất lượng sản phẩm cung ứng, thay đổi phương thức thanh toán.  Khách hàng Khách hàng là một phần không thể tách rời của công ty, sự tín nhiệm của khách hàng là tài sản có giá trị nhất của công ty. Một vấn đề quan trọng khác liên quan đến khách hàng là khả năng trả giá của họ, họ có thể làm cho lợi nhuận của ngành giảm bằng cách: ép giá người bán, đòi hỏi người bán nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, đòi hỏi người bán cung cấp nhiều sản phẩm và dịch vụ hơn, làm cho đối thủ cạnh tranh chống lại nhau. Tuy nhiên , công ty có thể thay đổi quyền lực của khách hàng bằng cách” lựa chọn khách hàng” hay phân khúc thị trường. Đối thủ tiềm ẩn Đe dọa của đối thủ chưa xuất hiện Cạnh tranh nội bộ ngành Nhà cung cấp Quyền lực Đàm phán Cạnh tranh giữa các Quyền lực doanh nghiệp đang có đàm phán mặt trên thị trường Khách hàng Nhà phân phối Thách thức của sản phẩm Dịch vụ thay thế Sản phẩm thay thế Hình 2.1 Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter (1980) 5 2.1.2 Khái niệm năng lực cạnh tranh Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sự thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi nhuận ngày càng cao, bằng việc khai thác, sử dụng thực lực và lợi thế bên trong, bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn người tiêu dùng để tồn tại và phát triển, thu được lợi nhuận ngày càng cao và cải tiến vị trí so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường . Năng lực canh tranh của doanh nghiệp được tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp và là các yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh không chỉ được tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp,… mà năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gắn liền với ưu thế của sản phẩm mà doanh nghiệp đưa ra thị trường. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gắn với với thị phần mà nó nắm giữ, cũng có quan điểm đồng nhất của doanh nghiệp với hiệu quả sản xuất kinh doanh… Năng lực cạnh tranh còn có thể được hiểu là khả năng tồn tại trong kinh doanh và đạt được một số kết quả mong muốn dưới dạng lợi nhuận, giá cả, lợi tức hoặc chất lượng các sản phẩm cũng như năng lực của nó để khai thác các cơ hội thị trường hiện tại và làm nảy sinh thị trường mới. Theo Michael Porter, khái niệm có ý nghĩa duy nhất về năng lực cạnh tranh (NLCT) là năng suất (productivity), trong đó năng suất được đo bằng giá trị gia tăng do một đơn vị lao động (hay một đơn vị vốn) tạo ra trong một đơn vị thời gian. Năng suất là nhân tố quyết định quan trọng nhất của mức sống dài hạn và là nguyên nhân sâu xa của thu nhập bình quân đầu người. Để tăng trưởng năng suất bền vững đòi hỏi nền kinh tế phải được liên tục nâng cấp. 2.1.3 Đặc điểm của cạnh tranh Cạnh tranh kinh tế là một quy luật kinh tế của sản xuất hàng hoá vì nó xuất phát từ quy luật giá trị của sản xuất hàng hoá. Trong sản xuất hàng hoá, sự tách biệt tương đối giữa những người sản xuất, sự phân công lao động xã hội tất yếu dẫn đến sự cạnh tranh để giành được những điều kiện thuận lợi hơn như gần nguồn nguyên liệu, nhân công rẻ, gần thị trường tiêu thụ, giao thông vận tải tốt, khoa học kỹ thuật phát triển... nhằm giảm mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết để thu được nhiều lãi. Khi còn sản xuất hàng hoá, còn phân công lao động thì còn có cạnh tranh. Cạnh tranh cũng là một nhu cầu tất yếu của hoạt động kinh tế trong cơ chế thị trường, nhằm mục đích chiếm lĩnh thị phần, tiêu thụ được nhiều sản 6 phẩm hàng hoá để đạt được lợi nhuận cao nhất. Câu nói cửa miệng của nhiều người hiện nay "thương trường như chiến trường", phản ánh phần nào tính chất gay gắt khốc liệt đó của thị trường cạnh tranh tự do. 2.1.4 Vai trò của cạnh tranh Cạnh tranh có vai trò quan trọng trong nền sản xuất hàng hóa nói riêng, và trong lĩnh vực kinh tế nói chung, là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần vào sự phát triển kinh tế. Sự cạnh tranh buộc người sản xuất phải năng động, nhạy bén, nắm bắt tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng, tích cực nâng cao tay nghề, thường xuyên cải tiến kỹ thuật, áp dụng những tiến bộ, các nghiên cứu thành công mới nhất vào trong sản xuất, hoàn thiện cách thức tổ chức trong sản xuất, trong quản lý sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Ở đâu thiếu cạnh tranh hoặc có biểu hiện độc quyền thì thường trì trệ và kém phát triển. Cạnh tranh mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt cho người tiêu dùng. Người sản xuất phải tìm mọi cách để làm ra sản phẩm có chất lượng hơn, đẹp hơn, có chi phí sản xuất rẻ hơn, có tỷ lệ tri thức khoa học, công nghệ trong đó cao hơn... để đáp ứng với thị hiếu của người tiêu dùng. 2.1.5 Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh - Môi trường bên trong + Phân tích môi trường bên trong (môi trường nội bộ) là quá trình đánh giá năng lực đáp ứng và khả năng huy động nguồn lực phục vụ chiến lược, qua đó xác định điểm mạnh, điểm yếu và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. + Công cụ hữu hiệu nhất để phân tích tiềm lực cạnh tranh của doanh nghiệp được Michael Porter phát hiện giữa những năm 80, sau đó được sử dụng và phổ biến rộng rãi trong giới doanh nghiệp, là phương pháp dây chuyền (chuỗi giá trị doanh nghiệp). - Môi trường bên ngoài + Môi trường bên ngoài gồm những yếu tố, những lực lượng, những thể chế,… xảy ra ở bên ngoài, doanh nghiệp không kiểm soát được, nhưng ảnh hưởng đến hoạt động và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. + Môi trường bên ngoài bao gồm: môi trường vĩ mô và môi trường vi mô. 7 2.2 LÝ THUYẾT CHUỖI GIÁ TRỊ Chuỗi giá trị là khái niệm quan trọng trong lý thuyết cạnh tranh của M. Porter, nó cũng là công cụ cơ bản để thực hiện lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp (Porter 1985) Chuỗi giá trị của doanh nghiệp là tập hợp các hoạt động cơ bản của doanh nghiệp. Đó là một hệ thống các hoạt động phụ thuộc lẫn nhau, được kết nối với nhau bằng các liên kết. Liên kết dọc trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp là sự liên kết với phía nhà cung cấp, hoặc với người mua (kênh phân phối) hoặc cả hai là cách thức để doanh nghiệp tăng cường lợi thế cạnh tranh của mình. Hiệu quả của từng yếu tố và quan hệ giữa các yếu tố trong chuỗi giá trị tạo ra sức mạnh của doanh nghiệp. Phân tích chuỗi giá trị cho ta biết điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp. Trong phân tích chuỗi giá trị, các hoạt động của doanh nghiệp được chia thành hai nhóm: Các hoạt động chính và các hoạt động hỗ trợ (các hoạt động hỗ trợ xảy ra bên trong từng loại hoạt động chính), được thể qua sơ đồ: Nguồn: Michael Porter“ Competive strategy”, 1985 Hình 2.2: Chuỗi giá trị của doanh nghiệp Mỗi hoạt động đều làm tăng giá trị của sản phẩm. Những hoạt động chính chịu trách nhiệm tạo ra sản phẩm vật chất, tiếp thị và phân phối tới người mua, thực hiện dịch vụ hỗ trợ và dịch vụ sau bán hàng. Những hoạt động chính được chia thành hai bộ phận chức năng. Bộ phận với nhiệm vụ tạo ra sản phẩm vật chất được gọi là bộ phận chế tạo. Còn bộ phận thực hiện các công việc tiếp thị, phân phối và dịch vụ sau bán hàng được goi là bộ phận marketing. Các hoạt động hỗ trợ là những hoạt động chức năng trợ giúp cho các hoạt động chính như các hoạt động của bộ phận chế tạo và marketing. Hệ thống chuỗi giá trị bao gồm các nhà cung cấp đầu vào (như nguyên liệu thô, linh kiện hợp thành, máy móc và dịch vụ), chuỗi giá trị của kênh phân phối và chuỗi giá trị của người mua. Doanh nghiệp có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh bằng cách tối ưu hóa hoặc phối hợp những liên kết với bên ngoài tốt hơn 8 nhưng lợi thế cạnh tranh ngày càng phụ thuộc vào cách một công ty quản lí toàn bộ hệ thống này. Nâng cấp chuỗi giá trị là nâng cấp toàn bộ năng lực của cả một hệ thống, điều này vốn hết sức phức tạp nên việc tạo năng lực cạnh tranh thường được làm ở khâu mạnh nhất có tác động lôi kéo, các khâu yếu kém sẽ được điều chỉnh ngay khi phát hiện. Việc định hình lại một chuỗi giá trị, bằng cách phân bố, sắp xếp và phân loại hay thậm chí loại bỏ các hoạt động không cần thiết co thể dẫn đến sự cải thiện lớn vị trí cạnh tranh. Đầuvào Chế biến Nông dân Thương lái Xuất khẩu Công ty XK, Cty TM Bán lẻ Nguồn: Mối liên kết trong chuỗi giá trị lúa gạo, TS. Võ Hùng Dũng Hình 2.3 Chuỗi giá trị lúa gạo của nước ta trong mối quan hệ liên kết đi từ khâu đầu của quá trình đến khâu cuối. 2.3 ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT LÚA GẠO Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có diện tích đất tự nhiên khoảng 3,96 triệu ha, chiếm khoảng 12% diện tích cả nước, 22% dân số và đóng góp khoảng 20% vào GDP quốc gia. Với hơn 70% dân số sống ở nông thôn và cây lúa là cây trồng chiếm hơn 90% diện tích đất nông nghiệp, việc sản xuất lúa gạo quyết định lớn đến thu nhập và đời sống của đa số hộ nông dân (Tổng cục thống kê, 2010). Hằng năm, vùng này sản xuất hơn 50% sản lượng lương thực và cung cấp 92% lượng gạo xuất khẩu cho cả nước, chiếm 20% thị phần lúa gạo thế giới. Sản lượng lúa của ĐBSCL quyết định an ninh lương thực quốc gia, đóng góp quan trọng cho an ninh lương thực thế giới, tăng giá trị xuất khẩu nông sản, phát triển dịch vụ nông nghiệp và nông thôn, nâng cao đời sống nông dân và tạo cơ hội việc làm cho nông thôn. 2.3.1 Diện tích và mùa vụ Ở những năm mới giải phóng, diện tích trồng lúa cổ truyền dài ngày cao cây còn chiếm 75-80%, bằng những giống lúa nước sâu và lúa nổi; giống lúa ngắn ngày cao sản mới có 20-25% . Đến nay, tỷ lệ trên còn duy trì, nhưng ngược lại: 80% diện tích dùng giống mới, còn lại là lúa truyền thống. Khảo sát 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan