Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hiện trạng và giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi cá biển huyện thái thụy, t...

Tài liệu Hiện trạng và giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi cá biển huyện thái thụy, tỉnh thái bình

.PDF
67
340
85

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG LÊ NGỌC ANH HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGHỀ NUÔI CÁ BIỂN HUYỆN THÁI THỤY TỈNH THÁI BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHÁNH HÒA, 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG LÊ NGỌC ANH HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGHỀ NUÔI CÁ BIỂN HUYỆN THÁI THỤY TỈNH THÁI BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Nuôi trồng thủy sản Mã số: 60620301 Quyết định giao đề tài: 1477/QĐ-ĐHNT Quyết định thành lập HĐ: 817/ QĐ-ĐHNT Ngày bảo vệ: Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Minh Hoàng Chủ tịch Hội đồng: Khoa sau đại học: KHÁNH HÒA, 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Hiện trạng và giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi cá biển tại Thái Thuỵ, Thái Bình " là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Lê Minh Hoàng. Các kết quả trong báo cáo là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này. Thái Bình, ngày 09 tháng 09 năm 2017 Tác giả luận văn Lê Ngọc Anh iii LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: + Ban giám hiệu, Viện Nuôi trồng thủy sản, Phòng sau đại học trường Đại học Nha Trang đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu. + Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến TS. Lê Minh Hoàng người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ, động viên tôi rất nhiều trong suốt thời gian nghiên cứu, hoàn thành luận văn tốt nghiệp. + Tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô trong Viện Nuôi trồng Thủy sản đã truyền đạt kiến thức cho tôi; Trường Trung cấp nông nghiệp Thái Bình đã tạo điều kiện cho tôi tham gia, hoàn thành khóa học; Phòng nông nghiệp huyện Thái Thụy, các bạn trong lớp cao học đã tạo điều kiện thời gian, tiếp cận điều tra thu thập số liệu thứ cấp, sơ cấp góp ý giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. + Nhân đây tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và tất cả bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu vừa qua. Trân trọng! Thái Bình, ngày 09 tháng 09 năm 2017 Tác giả luận văn Lê Ngọc Anh iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... iii LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................iv MỤC LỤC .......................................................................................................................v DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT................................................................. viii DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................ix DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................x TRÍCH YẾU LUẬN VĂN .............................................................................................xi MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ........................................................................................... 3 1.1. Tình hình nuôi cá biển trên thế giới và Việt Nam ....................................................3 1.1.1. Tình hình nuôi cá biển trên thế giới ......................................................................3 1.1.2. Tình hình nuôi cá biển ở Việt Nam .......................................................................7 1.1.3. Tình hình nuôi cá biển ở Thái Bình .......................................................................9 1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Thái Thụy .....................................10 1.2.1. Vị trí địa lý huyện Thái Thụy ..............................................................................10 1.2.2. Khí hậu, thời tiết ..................................................................................................11 1.2.3. Địa hình, thổ nhưỡng ........................................................................................... 12 1.2.4. Tài nguyên, khoáng sản .......................................................................................12 1.3. Sự tác động của ngoại cảnh tới nghề nuôi cá biển .................................................13 1.3.1. Môi trường ...........................................................................................................13 1.3.2. Ảnh hưởng của sự suy giảm rừng ngập mặn .......................................................14 1.3.3. Tác động của biến đổi khí hậu .............................................................................14 CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................... 16 2.1. Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu ........................................................ 16 v 2.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 16 2.2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu ..........................................................................16 2.2.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 16 2.2.3. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu ................................................................ 17 2.2.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu .............................................................. 19 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................21 3.1. Tình hình kinh tế - xã hội .......................................................................................21 3.1.1. Tuổi của chủ hộ nuôi ........................................................................................... 21 3.1.2. Giới tính của chủ hộ nuôi ....................................................................................22 3.1.3. Số nhân khẩu và lao động của chủ độ nuôi ......................................................... 22 3.1.4. Trình độ văn hóa của chủ hộ nuôi .......................................................................23 3.1.5. Trình độ chuyên môn của chủ hộ nuôi ................................................................ 23 3.1.6. Quy mô của hộ nuôi ............................................................................................ 24 3.2. Hiện trạng kỹ thuật nghề nuôi cá biển ....................................................................25 3.2.1. Hình thức nuôi .....................................................................................................25 3.2.2. Đối tượng nuôi .....................................................................................................25 3.2.3. Hệ thống công trình ao nuôi ................................................................................25 3.2.4. Mùa vụ nuôi .........................................................................................................26 3.2.5. Thời gian nuôi .....................................................................................................26 3.2.6. Con giống ............................................................................................................27 3.2.7. Chăm sóc và quản lý............................................................................................ 28 3.2.8. Bệnh và biện pháp phòng trị ................................................................................31 3.2.9. Thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm ..........................................................................33 3.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội ..........................................................................34 3.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế ....................................................................................34 vi 3.3.2. Phân tích các chi phí sử dụng vốn nuôi cá biển ..................................................34 3.3.3. Phân tích các chỉ tiêu kết quả sản xuất ................................................................ 35 3.4. Khó khăn và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của nghề nuôi cá biển .......36 3.4.1. Những khó khăn, hướng phát triển của hộ nuôi ..................................................36 3.4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững .............................. 40 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................... 44 4.1. Kết luận...................................................................................................................44 4.2. Khuyến nghị ...........................................................................................................45 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 46 PHỤ LỤC ......................................................................................................................50 vii DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT FAO: Tổ chức nông lương thế giới FCR: Hệ số thức ăn IFPI: Viện nghiên cứu chính sách thực phẩm KT-XH: Kinh tế - Xã hội LSĐT: Lãi suất đầu tư RRA: Phương pháp điều tra nông thôn nhanh SQ: Phương pháp điều tra qua phiếu TSLN: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư UBND: Ủy ban Nhân dân WFC: Trung tâm nghề cá thế giới viii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Cấu trúc tuổi của chủ hộ nuôi (n = 318) .......................................................22 Bảng 3.2. Số nhân khẩu của chủ hộ nuôi (n = 318) ......................................................23 Bảng 3.3. Trình độ văn hóa của chủ hộ nuôi (n = 318) .................................................23 Bảng 3.4. Trình độ chuyên môn của chủ hộ nuôi (n = 318) ..........................................24 Bảng 3.5. Quy mô nuôi của chủ hộ (n = 318) ............................................................... 24 Bảng 3.6. Thông tin về một số đối tượng cá biển nuôi chính .......................................27 Bảng 3.7. Mật độ và kích cỡ cá nuôi .............................................................................28 Bảng 3.8. Chế độ cho ăn ................................................................................................ 30 Bảng 3.9. Bệnh thường gặp và biện pháp phòng trị ......................................................32 Bảng 3.10. Một số chỉ tiêu kết quả nuôi cá biển* ......................................................... 34 Bảng 3.11. Cơ cấu chi phí sản xuất của các hộ nuôi .....................................................35 Bảng 3.12. Một số chỉ tiêu kinh tế của nghề nuôi cá biển.............................................35 Bảng 3.13. Những khó khăn của hộ nuôi (n = 318) .......................................................36 Bảng 3.14. Hướng phát triển của các hộ nuôi (n = 318)................................................37 Bảng 3.15. Kiến nghị và nguyện vọng của các hộ nuôi (n = 318) ................................ 37 Bảng 3.16. Mục đích vay vốn của các hộ nuôi (n = 318) ..............................................38 Bảng 3.17. Những khó khăn thường gặp khi vay vốn ngân hàng (n = 318) .................38 Bảng 3.18. Nhu cầu về đất sản xuất của hộ nuôi (n = 318) ...........................................39 Bảng 3.19. Những khó khăn người nuôi gặp khi bán sản phẩm (n=318) .....................39 Bảng 3.20. Mục đích hợp tác của các hộ nuôi (n=318) .................................................40 ix DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu ....................................................................16 Hình 3.1. Hệ thống ao nuôi cá biển ...............................................................................26 Hình 3.2. Chuẩn bị thức ăn cá tạp cho cá ......................................................................29 Hình 3.3. Sục khí bằng máy bơm cho ao nuôi .............................................................. 31 Hình 3.4. Thu hoạch cá ..................................................................................................33 x TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Đề tài "Hiện trạng và giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi cá biển tại Thái Thuỵ, Thái Bình" nhằm cung cấp những thông tin về chủ hộ nuôi cá biển, hiện trạng kỹ thuật, hiệu quả kinh tế ở Thái Thụy làm cơ sở cho các cơ quan chức năng đưa ra các giải pháp phát triển nghề nuôi hiệu quả, bền vững. Nghiên cứu được triển khai trong năm 2015 tại huyện Thái Thụy. Số liệu thứ cấp được thu thập từ các cơ quan địa phương. Số liệu sơ cấp có được thông qua thu thập bằng phương pháp điều tra (SQ), phỏng vấn người nuôi (RRA). Chúng tôi đã điều tra 318/1.030 hộ nuôi thuộc 5 vùng nuôi chính của huyện Thái Thụy gồm xã Thụy Xuân 79 hộ, xã Thụy Trường 72 hộ, xã Thụy Hải 67 hộ, xã Thái Thượng 51 hộ và xã Thái Đô 49 hộ. Các thông tin chúng tôi thu thập gồm thông tin về chủ hộ nuôi, hiện trạng kỹ thuật, hiệu quả kinh tế, kiến nghị và đề xuất của người nuôi cá biển. Qua nghiên cứu chúng tôi thấy tất cả các chủ hộ nuôi đều là nam giới, độ tuổi trung bình là 48,7 tuổi. Mỗi hộ nuôi có trung bình 3,98 người. 89,6% hộ nuôi có trình độ văn hóa cấp II và III nhưng có đến 97,8% chủ hộ không được đào tạo nghề nuôi cá biển. Cá biển được nuôi theo quy mô hộ gia đình, hầu hết chỉ có 1 ao/hộ, diện tích từ 1.000 - 2.000 m2/ao. Hai đối tượng nuôi chính là cá Vược chiếm 64,8% và cá Song chiếm 33,0%. Cá được nuôi theo hai hình thức nuôi đơn và nuôi ghép. Ao nuôi chủ yếu được tận dụng từ các ao nuôi tôm kém hiệu quả, 79,9% có hệ thống cấp thoát nước riêng. Cá được nuôi hai vụ: chính tháng 3 - 5, phụ tháng 8 - 9. Nguồn giống tự nhiên hoặc nhân tạo bán bởi các thương lái. Thức ăn sử dụng hoàn toàn là cá tạp, giá 8.500 đồng/kg, hệ số thức ăn từ 6,0 - 7,0. Cá được cho ăn 1 - 2 lần/ngày (8h00 và 16h00). Các hộ nuôi không quan tâm nhiều đến việc kiểm tra thức ăn và môi trường ao nuôi. Về bệnh, cá hay mắc một số bệnh như rận cá, đỉa cá 39,6%, xuất huyết lở loét 20,1%, đốm trắng 14,2%. Các hộ nuôi dùng nhiều biện pháp trị bệnh nhưng hiệu quả không ổn định từ 30 - 80%. Cá đạt kích cỡ từ 1,5 - 4,0, tỷ lệ sống trên 90% sau 10 - 12 tháng được thu toàn bộ. Cá được tiêu thụ nội địa, giá bán từ 80.000 - 160.000 đồng/kg. xi Năng suất trung bình đạt 8.750 kg/ha tùy theo mức độ đầu tư. Chi phí đầu tư bình quân mỗi hộ là 608 triệu đồng/ha. Thức ăn chiếm tới 53,8% tổng chi phí, con giống 14,3%, còn lại từ 3,6 - 8,6%. Tổng thu đạt 943 triệu đồng/ha. Lợi nhuận thuần 335 triệu, tỷ suất lợi nhuận 55%, lãi suất đầu tư 4,5%. Tỷ lệ có lãi đạt trên 79%. Các hộ nuôi đang gặp phải một số khó khăn về dịch bệnh 95,9%, tiếp theo là ô nhiễm môi trường 85,8% và thiếu vốn sản xuất 84,0%. Hầu hết các hộ nuôi kiến nghị cần hỗ trợ về thị trường tiêu thụ 98,1%. Mong muốn xây dựng các tổ hợp tác để trao đổi thông tin, kinh nghiệm sản xuất. Để nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững nghề nuôi cá biển ở Thái Thụy, chúng tôi đề xuất các giải pháp như quản lý môi trường và phòng trị bệnh hiệu quả, tăng cường các cơ chế, chính sách, hỗ trợ sản xuất, chủ động cung cấp nguồn giống tại chỗ, tăng cường sử dụng thức ăn công nghiệp, ổn định và phát triển thị trường, tăng cường đào tạo, khuyến ngư. Từ khóa: cá biển, Thái Thụy, kinh tế, kỹ thuật. xii MỞ ĐẦU Nghề nuôi cá biển ở Thái Bình đã phát triển trong nhiều năm qua và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Vùng biển huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình có tiềm năng lớn để phát triển nghề nuôi cá biển và các đối tượng hải sản khác. Vùng biển Thái Thụy nằm trong và có tính chất hải văn đặc trưng của khu hệ vịnh Bắc Bộ tạo điều kiện thích hợp cho việc phát triển nghề nuôi trồng hải sản với nhiều đối tượng có giá trị kinh tế cao, nhất là cá biển. Được sự quan tâm của địa phương, nghề nuôi cá biển ở huyện Thái Thụy đã không ngừng được đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển. Số lượng ao nuôi cá biển có sự gia tăng đáng kể trong các năm qua. Nghề nuôi cá biển ở Thái Thụy tập trung vào một số đối tượng có giá trị kinh tế cao như cá song, cá vược, cá đối, cá bớp, cá rô phi... Hàng năm, nghề nuôi cá biển tại Thái Thụy đã cung cấp cho nhu cầu thị trường hàng trăm tấn cá biển. Sự phát triển của nghề nuôi cá biển giúp tạo công ăn việc làm, cải thiện thu nhập người dân. Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu nhưng do nhiều bất cập trong quản lý, quy hoạch, người dân chạy theo lợi nhuận, phát triển tự phát nên đã gây ra nhiều thách thức, khó khăn cho nghề nuôi cá biển ở Thái Thụy hiện nay. Các vấn đề như ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, thiếu hụt giống, thiếu vốn sản xuất đang là những trở ngại kìm hãm sự phát triển của nghề nuôi cá biển ở Thái Thụy. Từ những thực tiễn trên, được sự đồng ý của Viện Nuôi trồng Thủy sản, tôi thực hiện đề tài “Hiện trạng và giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi cá biển tại Thái Thuỵ, Thái Bình”. Đề tài được thực hiện với mục tiêu cung cấp những thông tin về nghề nuôi cá biển, hiện trạng kỹ thuật, hiệu quả kinh tế, nguyện vọng của người nuôi cá biển tại Thái Thụy - Thái Bình làm cơ sở cho việc quy hoạch và phát triển nghề nuôi cá tại địa phương một cách hiệu quả hơn, bền vững hơn. Đề tài được thực hiện với 3 nội dung chính sau: 1 1) Hiện trạng nghề nuôi cá biển trong ao đất tại 5 vùng trọng điểm của huyện Thái Thụy - Thái Bình. 2) Đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề nuôi cá biển trong ao đất tại Thái Thụy Thái Bình. 3) Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của nghề nuôi cá biển trong ao đất tại Thái Thụy - Thái Bình. 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Tình hình nuôi cá biển trên thế giới và Việt Nam 1.1.1. Tình hình nuôi cá biển trên thế giới Nghề nuôi cá biển đã có lịch sử phát triển từ rất lâu, tuy nhiên nuôi cá biển để phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu mới bắt đầu phát triển vào những năm 80 của thể kỷ XX và đạt được những kết quả ngoài mong đợi, trở thành hướng đi mới cho sự phát triển của nghề cá thế giới nói chung và nhiều quốc gia có nghề nuôi trồng thủy sản biển nói riêng. Trong giai đoạn 2005 – 2014, nghề nuôi cá có tốc độ tăng trưởng trung bình 5,8%/năm, có xu hướng giảm so với giai đoạn 1995 – 2004 (7,2%/năm). Trong đó, nuôi cá biển là phổ biến hơn cả chiếm tới 65% tổng sản lượng thủy sản của thế giới trong giai đoạn này. Hiện nay, nghề nuôi cá biển đang có xu hướng phát triển theo hình thức nuôi trong lồng bè trên biển. Tuy nhiên, nghề nuôi cá biển trong ao đất vẫn là hình thức nuôi chủ yếu đóng góp lớn nhất cho sự phát triển của nghề nuôi trồng thủy sản nước mặn [29]. Hiện nay, nghề nuôi cá biển phát triển rất mạnh với 4 trung tâm phát triển là Tây Bắc Âu, Địa Trung Hải, Nam Mỹ và Châu Á – Thái Bình Dương. Nhìn chung nghề nuôi cá biển hiện nay có số lượng các đối tượng nuôi không nhiều, chủ yếu là các loài có nhu cầu thị trường, giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, nguồn lợi tự nhiên của chúng đang bị cạn kiệt do khai thác quá mức và nơi cư trú bị thu hẹp. Nghề nuôi cá biển ở các nước tiên tiến hiện nay phát triển chủ yếu theo hình thức công nghiệp, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất với quy mô lớn, ít gây ô nhiễm môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế cao [34]. Khu vực Tây Bắc Âu là khu vực đứng đầu thế giới về nuôi cá biển với trình độ khoa học công nghệ cao, sản lượng lớn, hiệu quả kinh tế cao. Hơn nữa nghề nuôi cá biển ở đây phát triển mà không gây ra sự biến động hay ô nhiễm môi trường. Khu vực này phát triển đối tượng chủ lực là cá hồi Đại Tây Dương (Salmo salar) với nhu cầu thị trường cao và ổn định không những ở các nước châu Âu mà còn trên phạm vi toàn thế giới. Nghề nuôi cá hồi ở đây đã phát triển được hơn 4 thập kỷ nhưng đến nay nó 3 vẫn đang phát triển một cách vững chắc và đầy triển vọng. Trong đó, các nước phát triển nhất trong khu vực là Na Uy, Anh, Đan Mạch… Na Uy đang là quốc gia đứng đầu thế giới về nuôi cá biển xuất khẩu trong suốt nhiều thập kỷ với sản lượng cá Hồi nuôi của Na Uy gần 4 thập kỷ qua tăng trưởng rất nhanh, sản lượng cá Hồi trong giai đoạn 1980 – 2004 tăng liên tục từ 5.000 tấn lên đến 800.000 tấn đưa Na Uy thành nước sản xuất cá Hồi lớn nhất thế giới với 65% tổng sản lượng cá Hồi Đại Tây Dương của thế giới và 33% tổng sản lượng nuôi của tất cả các loại cá Hồi trên thế giới [32]. Na Uy hiện có 320 công ty và hàng nghìn trang trại nuôi cá Hồi được chuyên môn hóa cao độ với quy mô khép kín từ sản xuất giống tới nuôi thương phẩm cho tới chế biến. Tuy nhiên, cũng có một số cơ sở chuyên sản xuất con giống hay nuôi thương phẩm. Các nghiên cứu phát triển nghề nuôi cá biển ở Na Uy hiện nay tập trung cho nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo, sản xuất thức ăn công nghiệp, nghiên cứu các công nghệ nuôi gia tăng sản lượng, các cách phòng, trị bệnh cho cá nuôi và các biện pháp bảo vệ môi trường. Song song đó, công tác thiết kế, chế tạo các hệ thống, thiết bị nuôi công nghiệp cũng được đầu tư nghiên cứu, đẩy mạnh hệ thống lồng biển, các hệ thống trại ương cá giống, các máy móc được cơ giới hóa và tự động hóa phục vụ cho hoạt động nuôi cá. Trong khu vực Tây Bắc Âu, Anh là nước đứng thứ 2 về nuôi cá Hồi. Nghề nuôi cá Hồi của Anh chủ yếu ở vùng biển thuộc Scotland. Hình thức nuôi công nghiệp, đạt trình độ cơ giới hóa và tự động hóa rất cao. Tất cả các cơ sở nuôi cá Hồi đều được trang bị máy tính ngay từ thập kỷ 80 của thế kỷ XX. Tổng thể tích các lồng nuôi cá đạt 7,3 triệu m3. Mức tăng sản lượng gần đây đạt rất cao trung bình 10%/năm. Năng suất nuôi trung bình đạt 9,5 kg/m3 lồng trong một vụ nuôi. Cá thương phẩm 2 – 2,5 kg/con. Sản lượng năm 2009 là 144.000 tấn, đến năm 2020, người nuôi cá hồi ở Scotland có thể tăng sản lượng lên mức 200.000 tấn. Ngoài ra, nghề nuôi cá biển cũng đang phát triển mạnh ở Iceland, Ireland, Đan Mạch, Hà Lan và Phần Lan. Các đối tượng nuôi chủ yếu là cá Hồi, cá Bơn, cá Tuyết, cá Thu. Trong tương lai, nghề nuôi cá biển ở Tây Bắc Âu được coi là hướng mới đầy triển vọng [30]. Theo sau khu vực Tây Bắc Âu là khu vực Địa Trung Hải, được mệnh danh là khu vực nuôi cá vược (cá chẽm) châu Âu lớn nhất thế giới. Đến cuối thế kỷ XX, sản 4 lượng cá vược nuôi ở đây đã đạt 100.000 tấn. Ngoài cá Vược là chủ lực, nhiều nước đã phát triển nuôi cá Hồi, cá Tầm Nga, cá Ngừ vây xanh, cá Chình và cá Rô Phi, nhưng chỉ chiếm 3% sản lượng. Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Italia, Tây Ban Nha là các nước đang dẫn đầu về nuôi cá biển ở khu vực này. Các quốc gia Hồi giáo như Ai Cập, Tuynidi, Ma Rốc, Xiri… mãi tới năm 1994 – 1995 mới bắt đầu nuôi cá biển, nhưng chỉ sau 2 năm, sản lượng cá Vược nuôi của mỗi nước đã đạt vài nghìn tấn/năm [30]. Nghề nuôi cá biển ở Hy Lạp phát triển khá muộn. Năm 1986, Hy Lạp mới bắt đầu thí nghiệm nuôi hai loài cá Vược Địa Trung Hải đang có nhu cầu rất cao ở thị trường Italia, Pháp, Đức, Tây Ban Nha… Hai đối tượng được chọn nuôi là cá Vược châu Âu và cá Tráp vàng (Sparus aurata) với hình thức nuôi công nghiệp bằng lồng biển, sử dụng thức ăn công nghiệp chất lượng cao, việc phòng trừ bệnh tốt nên sản lượng tăng nhanh. Năm 2007, Hy Lạp đã trở thành quốc gia nuôi cá biển lớn nhất khu vực Địa Trung Hải và dẫn đầu Châu Âu về sản xuất cá Vược, sản lượng đạt 98.000 tấn. Nuôi cá Vược nhanh chóng trở thành lĩnh vực sản xuất mũi nhọn của nghề cá Hy Lạp. Xuất khẩu đạt 490 triệu USD năm 2007. Hiện nay, Hy Lạp có 220 cơ sở sản xuất cá Vược thương phẩm, trong đó gần một nửa các cơ sở này tự sản xuất con giống nhân tạo. Tất cả các cơ sở sản xuất đều là tư nhân và là thành viên của Liên hiệp nuôi trồng hải sản Hy Lạp [30]. Trong vòng 30 năm qua, nghề nuôi trồng thủy sản ở khu vực châu Mỹ Latinh và Caribê phát triển với tốc độ tăng trưởng trung bình 18,5%, tăng gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng của thế giới (8,2%) [31]. Trong đó, nghề cá Chi Lê được FAO đánh giá là có hiệu quả nhất ở Châu Mỹ La tinh. Trước đây, nghề cá chỉ tập trung khai thác cá nổi kém giá trị để chế biến bột cá xuất khẩu nên hiệu quả không cao. Từ cuối thập kỷ 80 thế kỷ XX, Chi Lê đã đề ra chính sách mới, coi nuôi cá biển xuất khẩu là hướng quan trọng không kém gì khai thác. Chỉ sau một thời gian ngắn, công nghiệp nuôi cá Hồi xuất khẩu lớn mạnh, đạt kết quả bất ngờ, vượt quá sự mong đợi. Sản lượng cá Hồi nuôi năm 1988 đạt 5 nghìn tấn, đến năm 1998 đạt 205 nghìn tấn. Năm 2007, tổng sản lượng cá Hồi, thân mềm và rong biển đạt 904.000 tấn đưa Chi Lê trở thành một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về nuôi trồng thủy sản nước mặn [28]. 5 Tốc độ tăng trưởng của nghề nuôi cá Hồi xuất khẩu của Chi Lê đã gây ngạc nhiên lớn cho giới quan sát. Theo tuyên bố mới đây của chủ tịch hiệp hội những người nuôi cá Hồi Chi Lê, giá thành sản xuất một đơn vị sản phẩm cá Hồi của họ là thấp nhất thế giới. Nguyên nhân chủ yếu để họ đạt được điều này là điều kiện tự nhiên của Chi Lê rất lý tưởng cho việc phát triển nuôi cá Hồi. Hệ thống các đầm, các eo ngách ven biển rất thuận lợi để xây dựng các trại sản xuất cá giống (các nước Tây Âu phải xây dựng trong nhà); vùng nước ven bờ khá trong sạch, có điều kiện nhiệt độ lý tưởng cho việc nuôi tăng sản cá Hồi bằng lồng; có ngành công nghiệp bột cá lớn thứ 2 thế giới, cung cấp đầy đủ bột cá chất lượng cao nhất cho công nghiệp sản xuất thức ăn tổng hợp phục vụ nuôi cá. Quốc gia này cũng mạnh dạn nhập khẩu công nghệ nuôi cá biển tiên tiến nhất của Na Uy, Nhật, Canada, Mỹ… [28], [29]. Châu Á là khu vực có lịch sử phát triển nghề nuôi trồng thủy sản cách đây hơn 100 năm, cung cấp hơn 90% tổng sản lượng thủy sản của toàn thế giới. Trong đó, riêng Trung Quốc chiến 2/3 tổng sản lượng [34]. Đài Loan là quốc gia đạt được nhiều thành tích nuôi cá biển xuất khẩu của khu vực. Đến nay họ nuôi nhân tạo được hàng chục loài cá biển, trong đó có nhiều loài có giá trị xuất khẩu rất cao như cá song, cá hồng, cá vược... Họ không chỉ xuất khẩu cá nuôi thương phẩm, mà còn xuất cả cá bố mẹ, cá giống, thức ăn nuôi cá, các máy móc, thiết bị phục vụ nuôi cá, chuyển giao công nghệ và liên doanh với nước ngoài trong lĩnh vực nuôi cá biển. Nhìn chung, trình độ khoa học công nghệ về nuôi cá biển của Đài Loan tuy chưa bằng Nhật Bản nhưng cũng vào hàng tiên tiến ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Sản lượng cá biển nuôi của Đài Loan không nhiều, khoảng 100.000 tấn/năm, sản phẩm có giá trị xuất khẩu chỉ khoảng 1/3. Đối tượng cá biển nuôi ở Đài Loan khá phong phú. Các loài cá biển nuôi có giá trị xuất khẩu cao trước hết là cá vược (Lates calcarifer), đạt sản lượng ổn định 10.000 tấn/năm (1996). Đài loan xuất khẩu cá biển chủ yếu là cá sống sang thị trường Hồng Kông, Singapore, Nhật Bản… Cá tráp (Acanthopagrus macrocephalus Epinephelus epistictus) được nuôi rộng rãi với sản lượng 7.000 tấn (1996). Đây là sản phẩm xuất khẩu rất quan trọng của quốc gia này, dao động từ 8 - 9 USD/kg cá sống. Cá song (Epinephelus spp) là những loài cá nuôi có giá trị kinh tế cao, sản lượng 2.000 - 4.000 6 tấn/năm, giá cá sống 20 - 22 USD/kg. Ngoài ra, nước này còn nuôi cá Hồng (Lutjanidae), sản lượng 190 tấn, cá Tráp đỏ (Pagrus major) 110 tấn, cá Tráp Vàng (Sparidae) 1.133 tấn. Các loài này đều có giá trị xuất khẩu cao. 1.1.2. Tình hình nuôi cá biển ở Việt Nam Hiện nay, ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Nuôi trồng thủy sản không những góp phần cải thiện đời sống nông ngư dân mà còn đóng góp tỷ trọng lớn trong kim nghạch xuất khẩu các mặt hành nông lâm thủy sản, gia tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Hoạt động nuôi trồng thủy sản nước ta thực sự khởi sắc và có sự phát triển vượt bậc trong 17 năm qua, sản lượng thủy sản tăng trưởng liên tục với mức tăng bình quân 9,07%/năm. Bên cạnh đó, với sự đầu tư khuyến khích phát triển của chính phủ, các cơ quan chuyên môn từ trung ương đến địa phương, hoạt động nuôi trồng thủy sản đã có những bước phát triển mạnh mẽ, sản lượng liên tục gia tăng qua các năm. Mức tăng trưởng bình quân của ngành đạt 12,8%/năm đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng chung của ngành thủy sản cả nước. Tổng sản lượng thủy sản xuất khẩu năm 2016 đạt hơn 6,7 triệu tấn, tăng 2,5% so với năm 2015 [5]. Tuy nhiên, trong nuôi trồng thủy sản hiện nay cơ cấu chủ yếu vẫn là nuôi tôm nước lợ (658 nghìn ha, sản lượng 500 nghìn tấn), cá tra (6.600 ha, sản lượng 1,19 triệu tấn), nuôi cá biển chưa phát triển mạnh (diện tích 7.436 ha và 86.066 lồng, sản lượng 86.000 tấn). Nhìn chung, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có nghề nuôi trồng thuỷ sản phát triển nhanh nhất thế giới. Theo Quy hoạch phát triển nuôi cá biển đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, dự kiến đến năm 2020 tổng sản lượng cá biển đạt 200.000 - 260.000 tấn, giá trị 1,8 tỷ USD. Trong đó, nuôi cá biển trong ao đạt khoảng 98.000 tấn, nuôi hệ thống lồng nhỏ 51.000 tấn, nuôi công nghiệp tập trung 111.000 tấn. Như vậy, nuôi cá biển đang được xác định xu hướng phát triển mạnh trong những năm tới đây với quy hoạch đến năm 2020 diện tích nuôi cá biển 7.270 ha, đạt sản lượng 122.000 tấn, giá trị sản xuất 26.190 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu 180 triệu USD [3]. 7 Ở Việt Nam, nghề nuôi cá biển đã phát triển từ những năm 60 của thế kỷ XX với một số loài phổ biến như cá đối, cá măng, cá vược... [25]. Hiện nay, nghề nuôi cá biển phát triển với hai mô hình nuôi chính là nuôi trong ao nước mặn, lợ (cá chim vây vàng, cá vược, cá hồng mỹ, cá song) và nuôi cá lồng trên biển (cá chim vây vàng, cá vược, cá hồng mỹ, cá song, cá bớp). Tuy nhiên, việc mở rộng diện tích nuôi chủ yếu là ở các vùng đất ngập nước ven bờ, các thủy vực nước mặn ven bờ trên các vùng đất cát trũng, thấp ven biển miền trung và một phần diện tích từ canh tác nông nghiệp kém hiệu quả đã được chuyển sang nuôi trồng thủy sản. Mỗi hệ thống nuôi đều có những ưu và nhược điểm riêng, nuôi trong ao đất ít chịu các rủi ro do thiên tai, bão gió gây ra, bên cạnh đó chi phí lao động và nhân công thấp hơn nhưng nuôi trong ao đất lại tiềm ẩn nguy cơ về vấn đề ô nhiễm môi trường ao nuôi hay bùng phát dịch bệnh trên diện rộng... Ngược lại, nuôi cá lồng trên biển lại cho sản lượng cá nuôi lớn, chi phí xử lý môi trường vùng nuôi ít nhưng rủi ro do thiên tai lớn, dịch bệnh, cạnh tranh lợi ích giữa các ngành... Hiện nay, nuôi cá biển trong ao đất phát triển chủ yếu theo hình thức nuôi quảng canh, tận dụng diện tích mặt nước có sẵn đề canh tác. Tuy nhiên, công tác tổ chức sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, sản phẩm tạo ra chưa đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu, chỉ mới đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ tại địa phương. Bên cạnh đó, con giống là yếu tố quan trọng quyết định thành công nghề nuôi cá biển. Tuy nhiên, chất lượng con giống không được kiểm soát chặt chẽ là nguyên nhân làm giảm năng suất, tỷ lệ sống, gia tăng nguy cơ rủi ro trong quá trình nuôi, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế [25]. Mặt khác, thức ăn cho nuôi cá biển hiện nay củ yếu vẫn phụ thuộc vào nguồn thức ăn là cá tạp, nhất là với những hộ nuôi nhỏ lẻ. Nguồn thức ăn này lại chịu sự chi phối của mùa vụ khai thác, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường và lây nhiễm mầm bệnh từ nguồn thức ăn [12], [33]. Nhân công phục vụ cho nghề nuôi cá biển chủ yếu là nhân công gia đình, không được đào tạo về mặt kỹ thuật một cách bài bản, không qua đào tạo, tập huấn, nuôi mang tính tự phát là chính do đó gặp rất nhiều khó khăn trong việc xử lý sự cố trong hệ thống nuôi, nhất là khi cá nhiễm bệnh [9]. 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan