Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hiện trạng pháp lý và vai trò đất lâm nghiệp đối với sinh kế nông hộ vùng núi hu...

Tài liệu Hiện trạng pháp lý và vai trò đất lâm nghiệp đối với sinh kế nông hộ vùng núi huyện bố trạch, tỉnh quảng bình

.PDF
83
246
84

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH KHOA NÔNG – LÂM – NGƯ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: Hiện trạng pháp lý và vai trò đất lâm nghiệp đối với sinh kế nông hộ vùng núi huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình Sinh viên thực hiện: Trần Thị Bé Lớp: Đại học Lâm nghiệp K55 Giáo viên hướng dẫn: TS. Trần Thế Hùng Bộ môn: Lâm nghiệp - trồng trọt NĂM 2017 TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH KHOA NÔNG – LÂM – NGƯ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: Hiện trạng pháp lý và vai trò đất lâm nghiệp đối với sinh kế nông hộ vùng núi huyện Bố Trạch,tỉnh Quảng Bình Sinh viên thực hiện: Trần Thị Bé Lớp: Đại học Lâm nghiệp k55 Thời gian thực hiện: 6/2/2017-26/3/2017 Địa điểm thực hiện: Phòng Nông nghiệp huyện Bố Trạch Giáo viên hướng dẫn: TS. Trần Thế Hùng Bộ môn: Lâm nghiệp NĂM 2017 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập này trước hết em xin gửi đến quý thầy, cô giáo bộ môn Lâm nghiệp-trồng trọt khoa Nông – Lâm – Ngư trường Đại học Quảng Bình lời cảm ơn chân thành. Đặc biệt, em xin gởi đến thầy Trần Thế Hùng, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề báo cáo tốt nghiệp này lời cảm ơn sâu sắc nhất. Em xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo, các ban của Phòng Nông nghiệp huyện Bố Trạch, đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được tìm hiểu thực tiễn trong suốt quá trình thực tập tại công ty. Cảm ơn tình cảm của các anh chị trong cơ quan đã chia sẻ kinh nghiệm, cung cấp những số liệu thực tế, giúp đỡ trong suốt thời gian em thực tập tại công ty để em hoàn thành tốt chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. Đồng thời nhà trường đã tạo cho em có cơ hội được thưc tập nơi mà em yêu thích, cho em bước ra đời sống thực tế để áp dụng những kiến thức mà các thầy cô giáo đã giảng dạy. Qua công việc thực tập này em nhận ra nhiều điều mới mẻ và bổ ích và thêm yêu thích công việc sau này của bản thân. Vì kiến thức bản thân còn hạn chế, trong quá trình thực tập, hoàn thiện chuyên đề này em không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp từ cô cũng như quý cơ quan. Cuối cùng em kính chúc quý thầy, cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các cô, chú, anh, chị Phòng Nông nghiệp huyện Bố Trạch luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong công việc. Trân trọng. Quảng Bình, Tháng 5/2017 Sinh viên thực hiện MỤC LỤC MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH ẢNH CHƯƠNG 1 : MỞ ĐẦU .................................................................................. 1 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................ 1 1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI ....................................................................... 2 1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ............................................... 2 1.4. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................ 3 Chương 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ...................................................... 4 2.1. Lý luận về đất đai và đất lâm nghiệp ........................................................ 4 2.1.1. Khái niệm về đất .................................................................................... 4 2.1.2. Đất đai .................................................................................................... 5 2.1.3. Khái niệm về quyền sử dụng đất ............................................................ 5 2.1.4. Đất lâm nghiệp ....................................................................................... 8 2.1.5. Vai trò và ý nghĩa đất lâm nghiệp trong sản xuất nông lâm nghiệp .... 11 2.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu ................................................... 13 2.2.1. Chính sách về đất lâm nghiệp ở một số nước trên thế giới .................. 13 2.2.2. Tình hình tại Việt Nam ........................................................................ 17 * Kết quả giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình ........................................... 17 Chương 3. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24 3.1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................... 24 3.2. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ........................................ 24 2.2.1. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 24 3.2.2. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 24 3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................... 24 3.3.1. Đặc điểm sinh kế của hộ điều tra ......................................................... 24 3.3.2. Tình hình đất đai và tình trạng pháp lý đất lâm nghiệp của nông hộ ... 24 3.3.3. Mâu thuẫn trong sử dụng đất lâm nghiệp không có chứng nhận QSDĐ của nông hộ. ................................................................................................... 25 3.3.4. Hình thức sử dụng đối với đất lâm nghiệp của nông hộ ...................... 25 3.3.5. Vai trò của đất lâm nghiệp không có chứng nhận QSDĐ đối với sinh kế nông hộ ........................................................................................................... 25 3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 26 3.4.1. Điểm nghiên cứu .................................................................................. 26 3.4.2. Phương pháp chọn hộ ........................................................................... 26 3.4.3. Phương pháp thu thập thông tin ........................................................... 26 3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................... 27 3.4.5. Trình tự thực hiện nghiên cứu .............................................................. 28 Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 30 4.1. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ Xà HỘI VÙNG NÚI HUYỆN BỐ TRẠCH ... 30 4.1.1.Tình hình đất đai vùng núi huyện Bố Trạch ......................................... 30 4.1.2. Tình hình đất đai của nông hộ vùng núi huyện Bố Trạch .................... 33 4.1.3. Tình hình nhân khẩu và lao động vùng núi huyện Bố Trạch ............... 35 4.1.4. Nhân khẩu và lao động của các nông hộ điều tra ................................ 38 4.1.5. Tình hình sinh kế của người dân vùng núi huyện Bố Trạch ................ 43 4.1.6. Tình trạng kinh tế vùng núi huyện Bố Trạch ....................................... 45 4.2. TÌNH TRẠNG ĐẤT ĐAI VÀ TÌNH TRẠNG PHÁP LÝ ĐẤT LÂM NGHIỆP VÙNG NÚI HUYỆN BỐ TRẠCH ................................................ 47 4.2.1. Hiện trạng đất lâm nghiệp vùng núi huyện Bố Trạch .......................... 47 4.2.2. Tình hình đất đai và hiện trạng pháp lý đất lâm nghiệp của nông hộ vùng núi huyện Bố Trạch. ....................................................................................... 52 4.3. MÂU THUẪN TRONG SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP KHÔNG CÓ GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT ...................................... 61 4.3.1. Mâu thuẫn giữa hệ thống luật tục với luật Nhà nước ........................... 61 4.3.2. Mâu thuẫn giữa hộ gia đình với các Nông, lâm trường, VQG, UBND huyện, xã và giữa các gia đình sử dụng rừng với nhau. ................................. 62 4.4. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP VÙNG NÚI HUYỆN BỐ TRẠCH .......................................................................................................... 64 4.4.1. Hình thức sử dụng đất lâm nghiệp của nông hộ .................................. 64 4.4.2. Cơ cấu cây trồng trên đất lâm nghiệp .................................................. 66 4.5. VAI TRÒ CỦA ĐẤT LÂM NGHIỆP KHÔNG CÓ GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT ĐỐI VỚI SINH KẾ NÔNG HỘ ......................... 67 4.5.1. Vai trò như là tài sản ............................................................................ 67 4.5.2. Vai trò đối với sản xuất của nông hộ ................................................... 67 4.5.3. Vai trò đối với thu nhập của hộ ............................................................ 67 4.5.4. Những rủi ro trong tiếp cận và sử dụng đất lâm nghiệp chưa có chứng nhận QSDĐ của nông hộ ................................................................................ 68 4.6. CÁC GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ ĐẤT LÂM NGHIỆP KHÔNG CÓ GIẤY TỜ HỢP PHÁP CỦA NÔNG HỘ ...................................................... 69 4.6.1. Giải pháp chính sách ............................................................................ 69 4.6.2. Giải pháp kỹ thuật ................................................................................ 69 4.6.3. Giải pháp về chính sách đầu tư, vốn .................................................... 69 4.6.4.Giải pháp về môi trường ....................................................................... 70 5.1 KẾT LUẬN .............................................................................................. 71 5.2. TỒN TẠI ................................................................................................. 71 5.3. KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 73 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CP Chính phủ CT Chỉ thị DT Diện tích DTTN Diện tích tự nhiên GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất GTSX Giá trị sản xuất HĐBT Hội đồng Bộ trưởng HTX Hợp tác xã KHKT Khoa học kỹ thuật KT-XH Kinh tế - xã hội LN Lâm nghiệp NĐ Nghị định NQ Nghị quyết NN Nông nghiệp TB-UB Thông báo Uỷ ban TLSX Tư liệu sản xuất TN&MT Tài nguyên và Môi trường TW Trung ương UBND Uỷ ban nhân dân SDĐ Sử dụng đất DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Rừng giao cho hộ gia đình đến ngày 01 tháng 1 năm 2016 .........................21 Bảng 2.2. Kết quả cấp giấy quyền sử dụng đất lâm nghiệp tính đến hết tháng 12 năm 2015 .............................................................................................................................. 22 Bảng 4.1. Hiện trạng đất nông nghiệp vùng núi huyện Bố Trạch ................................ 31 Bảng 4.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp vùng núi huyện Bố Trạch ...................32 Bảng 4.3. Diện tích đất sản xuất của hộ điều tra ..........................................................34 Bảng 4.4. Dân số và lao động các xã vùng vùng núi ...................................................36 Bảng 4.5: Tuổi của chủ hộ điều tra ...............................................................................38 Bảng 4.6: Nhân khẩu, lao động và nghề nghiệp của nhóm hộ điều tra ........................40 Bảng 4.7. Trình độ văn hóa của chủ hộ điều tra ...........................................................41 Bảng 4.8. Địa bàn phân bố đất lâm nghiệp vùng núi huyện Bố Trạch ........................47 Bảng 4.9: Kết quả giao đất lâm nghiệp của các xã vùng núi huyện Bố Trạch ............51 Bảng 4.10. Diện tích đất đất lâm nghiệp của các hộ điều tra .......................................52 Bảng 4.11. Diện tích đất lâm nghiệp của các hộ điều tra phân theo loại đất lâm nghiệp (ha). ...............................................................................................................................54 Bảng 4.12. Đặc điểm pháp lý của đất lâm nghiệp của các hộ điều tra .........................55 Bảng 4.13: Diện tích đất lâm nghiệp không có giấy tờ hợp pháp của hộ điều tra phân theo loại đất ..................................................................................................................57 Bảng 4.14. Nguồn gốc đất lâm nghiệp không có giấy tờ hợp pháp của hộ điều tra .....58 Bảng 4.15. Diện tích đất lâm nghiệp không có giấy tờ hợp pháp của các hộ điều tra phân theo thời điểm bắt đầu có đất ...............................................................................60 Bảng 4.16. Hình thức sử dụng đất lâm nghiệp của hộ điều tra ....................................64 Bảng 4.17. Cơ cấu cây trồng trên đất lâm nghiệp của các hộ điều tra .........................66 Bảng 4.18: Cơ cấu cây trồng trên đất lâm nghiệp không có giấy tờ hợp pháp của hộ điều tra ..........................................................................................................................66 Bảng 4.19. Giá trị sản xuất trên đất lâm nghiệp của hộ điều tra năm 2016 .................67 Bảng 4.20: Giá trị sản xuất của hộ điều tra năm 2016 .................................................68 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 4.1. Bản đồ các xã vùng núi huyện Bố Trạch ......................................... 30 Hình 4.2. Trình độ học vấn của các hộ điều tra (%) ........................................ 42 Hình 4.3. Người dân vùng núi khai thác gỗ keo thuê ...................................... 45 Hình 4.4. Cơ cấu đất lâm nghiệp vùng núi huyện Bố Trạch ........................... 48 Hình 4.5. Diện tích đất lâm nghiệp vùng núi theo đối tượng quản lý (ha) ...... 49 Hình 4.6. Tỷ lệ diện tích đất không có giấy tờ hợp pháp/tổng diện tích đất lâm nghiệp của hộ điều tra ...................................................................................... 56 Hình 4.7. Nguồn gốc đất lâm nghiệp không có giấy tờ hợp pháp của các hộ điều tra .............................................................................................................. 59 CHƯƠNG 1 : MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Đất đai là một bộ phận hợp thành quan trọng của môi trường, có vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng - là điều kiện đầu tiên, vừa là tư liệu vừa đối tượng sản xuất, và là nơi sinh tồn của xã hội loài người. Việc sử dụng hợp lý đất đai sẽ mang lại lợi ích to lớn về mặt kinh tế, xã hội đồng thời góp phần bảo vệ môi trường. Đất lâm nghiệp là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, chứa đựng cả tài nguyên rừng, động thực vật và khoáng sản, là một bộ phận của môi trường sinh thái gắn liền với đời sống người dân và sự sống còn của dân tộc. Đối với hầu hết người nghèo nông thôn, đất đai là nguồn phương tiện chủ yếu tạo ra sinh kế, tự cung tự cấp, thu nhập và là nguồn tạo việc làm, của cải cho hộ gia đình. Khu vực miền núi xem đất lâm nghiệp là nguồn vốn tự nhiên có vai trò quan trọng trong việc lựa chọn các chiến lược sinh kế, đặc biệt đối với người dân nghèo nguồn vốn phụ thuộc rất lớn vào nguồn lực này. Với sự phát triển kinh tế - xã hội, giá trị đất lâm nghiệp ngày được nâng lên, những năm trở lại đây, hiệu quả mang lại từ rừng trồng kinh tế khá lớn dẫn đến nhu cầu đất lâm nghiệp để sản xuất đối với đại bộ phận người dân sống gần rừng tăng cao. Hiện nay, quỷ đất lâm nghiệp tập trung chủ yếu do các tổ chức như Nông lâm trường, Ban quản lý, Công ty lâm nghiệp…quản lý sử dụng còn đối với hộ gia đình quản lý s\ử dụng rất ít so với nhu cầu. Đồng thời khu vực nông thôn miền núi trình độ dân trí thấp, tốc độ tăng dân số nhanh, vì vậy việc thiếu đất sản xuất luôn tiềm ẩn và nhu cầu của người dân về đất để sản xuất, tạo sinh kế để sống càng gia tăng. Chính vì thế ở nhiều địa phương trong cả nước tình trạng người dân miền núi xâm, lấn, chiếm hữu đất lâm nghiệp của các tổ chức, cơ quan Nhà nước để sản xuất ngày càng phổ biến. Huyện Bố Trạch của tỉnh Quảng Bình có tổng diện tích đất lâm nghiệp 170.882,9 ha. Trong đó, đất rừng sản xuất 58.585,1 ha, đất rừng phòng hộ 19.292,3 ha, đất rừng đặc dụng 93.005,51 ha. Hiện nay phần lớn diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn do các Nông lâm trường, Công ty, Vườn Quốc gia quản lý sử dụng. Quỷ đất giao về cho các địa phương để giao cho các hộ gia đình là rất ít. Trong tổng số 170.882,95 ha đất lâm nghiệp của huyện có 155.845,5 ha giao cho các tổ chức quản lý sử dụng. Và chỉ có 15.037,37 ha đất lâm nghiệp giao cho hộ gia đình quản lý sử dụng. Dẫu rằng, đối với các xã vùng núi của huyện Bố Trạch đời sống và sinh kế người dân phụ thuộc rất lớn vào rừng và đất 1 lâm nghiệp. Trước thực trạng thiếu đất để sản xuất, người dân ở các vùng lân cận, ven rừng đã xâm, lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép của các tổ chức để sản xuất, tìm kế sinh nhai. Tuy nhiên, việc nhìn nhận và giải quyết đối đất lâm nghiệp không có giấy tờ hợp pháp của hộ gia đình ở các xã miền núi chưa được thực hiện nên đã ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý, sử dụng đất cũng như tác động đến các hoạt động sản xuất trên diện tích đất lâm nghiệp không có pháp lý. Trong điều kiện kinh tế hội nhập, các sản phẩm lâm nghiệp tạo ra muốn cạnh tranh được trên thị trường quốc tế cần phải xác minh được tính hợp pháp của sản phẩm. Điều này có nghĩa là sản phẩm lâm nghiệp tạo ra phải được sản xuất trên đất lâm nghiệp hợp pháp thì không làm mất đi giá trị khi cạnh tranh trên thị trường. Hơn nữa, việc giải quyết đất lâm nghiệp bất hợp pháp căn cứ vào các quy định của pháp luật, thường không hài hòa giữa quy định với thực tế và gây tổn thương đến người dân đang sử dụng đất, chính vì thế cần các thông tin thực tiễn để phản ánh đúng các vấn đề trên. Số liệu và tình hình sử dụng đất lâm nghiệp bất hợp pháp của các hộ gia đình chưa được phản ánh một cách chính thống, vì vậy chưa có căn cứ để đề xuất các biện pháp can thiệp hợp lý. Xuất phát từ thực tế trên tôi đi vào nghiên cứu đề tài “ Hiện trạng pháp lý và vai trò đất lâm nghiệp đối với sinh kế nông hộ vùng núi huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình” nhằm cung cấp thông tin đầy đủ về tình trạng pháp lý và tình hình sử dụng đất lâm nghiệp ở huyện Bố Trạch và làm cơ sở cho việc tìm kiếm những giải pháp hợp lý để giải quyết vấn đề đất lâm nghiệp bất hợp pháp của nông hộ trên địa bàn huyện. 1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI Cung cấp thông tin đầy đủ về tình trạng pháp lý của đất lâm nghiệp và tình hình sử dụng đất này của nông hộ, làm cơ sở cho việc tìm kiếm các giải pháp giải quyết vấn đề đất lâm nghiệp không có chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không làm tổn thương đến sinh kế của người dân, nhất là những hộ nghèo. 1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN Ý nghĩa khoa học - Xây dựng khái niệm về đất lâm nghiệp bất hợp pháp để phản ảnh đầy đủ tình hình thực tiễn. 2 - Hệ thống các đặc điểm, tính chất của đất lâm nghiệp không có pháp lý cũng như vai trò và ý nghĩa của nó đối với sinh kế hộ gia đình. - Xây dựng cơ sở lý luận về quyền bản địa đối với đất lâm nghiệp. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả của đề tài sẽ giúp cho các cơ quan quản lý đất đai ở địa phương và các nhà hoạch định chính sách tìm kiếm các can thiệp hợp lý để giải quyết vấn đề đất lâm nghiệp không có pháp lý cụ thể. 1.4. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI Nhìn chung đã có nhiều đề tài nghiên cứu về đất lâm nghiệp ở địa bàn, tuy nhiên các đề tài này chỉ tập trung vào đánh giá hiệu quả kinh tế của đất lâm nghiệp nói chung. Còn nghiên cứu về tình trạng đất lâm nghiệp không có pháp lý của hộ gia đình ở vùng núi huyện Bố Trạch đến nay vẫn chưa có công trình nào. Chính vì thế việc nghiên cứu thực trạng sử dụng đất lâm nghiệp không có pháp lý sẽ phản ánh được vấn đề, từ đó sẽ đánh giá được hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp. Đồng thời nghiên cứu này sẽ là cơ sở giúp các cơ quan quản lý ở huyện xem xét để đưa ra những can thiệp hợp lý nhằm giải quyết những tồn động hiện nay. 3 Chương 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Lý luận về đất đai và đất lâm nghiệp 2.1.1. Khái niệm về đất Năm 1886 Doccu Raiep (người Nga) đưa ra một định nghĩa tương đối hoàn chỉnh về đất: “Đất là một thể tự nhiên được hình thành do tác động tổng hợp gồm các yếu tố: khí hậu, sinh vật, đá mẹ, tuổi địa phương”. Theo William, khi định nghĩa về đất thì ông đi sâu vào đất trồng hơn và ông cho rằng: đất là lớp mặt tơi xốp của địa cầu có khả năng sản xuất ra sản phẩm cây trồng. Còn theo Luật đất đai của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì: “Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng”. K.Mark viết về đất: ”Đất là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện cần để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ bản trong nông lâm nghiệp”. Theo Docuchaev: "Đất là một thể tự nhiên độc lập cũng giống như khoáng vật, thực vật, động vật, đất không ngừng thay đổi theo thời gian và không gian”. Đất hay "lớp phủ thổ nhưỡng" là phần trên cùng của vỏ phong hoá của trái đất, là thể tự nhiên đặc biệt được hình thành do tác động tổng hợp của năm yếu tố: sinh vật, khí hậu, đá mẹ, địa hình và thời gian (tuổi tương đối). Nếu là đất đã sử dụng thì sự tác động của con người là yếu tố hình thành đất thứ 6. Giống như vật thể sống khác, đất cũng có quá trình phát sinh, phát triển và thoái hoá vì các hoạt động về vật lý, hoá học và sinh học luôn xảy ra trong nó. Trong tư bản luận tập III, phần 2, K.Mark cho rằng đất mà trước hết là độ phì nhiêu của nó là điều kiện không thể thiếu được của sự tồn tại và tái sinh của hàng loạt thế hệ loài người kế tiếp nhau. Tóm lại: có nhiều khái niệm định nghĩa khác nhau về đất song tựu trung lại có thể nhìn nhận đất là một khoảng không gian có giới hạn, giữ vai trò hết sức quan trọng và ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất và cuộc sống của xã hội loài người. 4 2.1.2. Đất đai Theo học thuyết sinh thái học cảnh quan (Landscape ecology), đất đai được coi là vật mang của hệ sinh thái. Đất đai được định nghĩa đầy đủ như sau: "Một vạt đất xác định về mặt địa lý là một diện tích bề mặt của trái đất với những thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi có tính chất chu kỳ có thể dự đoán được của sinh quyển bên trên, bên trong và bên dưới nó như là: không khí, đất (soil), điều kiện địa chất, thủy văn, thực vật và động vật cư trú, những hoạt động hiện nay và trước đây của con người, ở chừng mực mà những thuộc tính này ảnh hưởng có ý nghĩa tới việc sử dụng vạt đất đó của con người hiện tại và trong tương lai”. (Christian và Stewart-1968 và Smyth-1973). Trong phạm vị nghiên cứu về sử dụng đất, "đất đai" được nhìn nhận là một nhân tố sinh thái (FAO,1976), Với khái niệm này, đất đai bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất. Đất theo nghĩa đất đai bao gồm: khí hậu; dáng đất (địa mạo, địa hình); đất (thổ nhưỡng); thủy văn; thảm thực vật tự nhiên bao gồm cả rừng; cỏ dại trên đồng ruộng; động vật tự nhiên và những biến đổi của đất do các hoạt động của con người. Từ định nghĩa trên, có thể hiểu đơn giản: Đất đai là một vùng đất có ranh giới, vị trí cụ thể và có các thuộc tính tổng hợp của các yếu tố tự nhiên - kinh tế xã hội như: thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình, địa mạo, địa chất, thủy văn, thực vật, động vật và hoạt động sản xuất của con người. 2.1.3. Khái niệm về quyền sử dụng đất 2.1.3.1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Giấy chứng nhận quyền sử dung đất lâm nghiệp hay còn gọi là “sổ đỏ” là chứng nhận pháp lý quan trọng nhất về quyền sử dụng hợp pháp của người đang sử dụng đất đai. Không có sổ đỏ, hoặc chủ rừng chưa đăng ký quyền sử dụng rừng để được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sử dụng rừng hợp pháp bằng hình thức ghi trong GCNQSDR, thì về mặt pháp lý người trồng rừng chưa xác lập được quyền và nghĩa vụ của chủ rừng. 2.1.3.2. Sử dụng đất Đất đai là nguồn tài nguyên cơ bản cho nhiều kiểu sử dụng : + Sử dụng trên cơ sở sản xuất trực tiếp (làm đất canh tác để trồng trọt, làm đồng cỏ, trồng rừng lấy gỗ...). + Sử dụng trên cơ sở sản xuất gián tiếp (như chăn nuôi). 5 + Sử dụng vì mục đích bảo vệ (chống suy thoái đất, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ các loài quý hiếm). + Sử dụng theo các chức năng đặc biệt như làm đường xá, khu dân cư, các công trình nhà máy công nghiệp, khu vui chơi an dưỡng... Tất cả các hình thức sử dụng đất nêu trên được coi như là loại hình sử dụng đất chính. Ở thời Nguyên thủy khi con người mới chỉ tạo ra sản phẩm nông nghiệp bằng hình thức tra lỗ bỏ hạt hay thả rông gia súc trên đồng cỏ tự nhiên, đó là các hình thức của loại hình sử dụng đất "canh tác nhờ nước mưa". Và sau này khi thuỷ lợi được áp dụng, con người biết đưa nước từ sông hồ cho vào đồng ruộng để canh tác lúa và hoa màu, loại hình sử dụng đất "nông nghiệp có tưới" ra đời. 2.1.3.3. Quỹ đất nông nghiệp giao cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng Theo Luật Đất đai năm 1993 qui định quỹ đất nông nghiệp giao cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp trong đố có: đất trồng cây hàng năm, đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản. Các loại đất này gồm cả đất làm kinh tế gia đình trước đây do hợp tác xã giao, đất vườn, đất xâm canh, đất trống đồi núi trọc, đất hoang hoá xác định để sản xuất nông nghiệp. Theo Luật Đất đai năm 2003, đất nông nghiệp do hộ gia đình, cá nhân sử dụng bao gồm đất nông nghiệp được Nhà nước giao, cho thuê, do thuê quyền sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác, do nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. 2.1.3.4. Chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp được chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong các trường hợp như: Chuyển đi nơi khác, chuyển sang làm nghề khác, không còn khả năng trực tiếp lao động. Việc chuyển nhượng phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép. Người nhận chuyển nhượng phải sử dụng đúng mục đích. 2.1.3.5. Sử dụng đất lâm nghiệp hợp pháp - Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ quy định rõ việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp và làm muối, bao gồm những nội dung sau [1]: + Đối tượng được giao đất: Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp lao động nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối mà nguồn sống chủ yếu là thu nhập có được 6 từ các hoạt động sản xuất đó, thì được Nhà nước giao đất trong hạn mức để sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối không thu tiền sử dụng đất. Nhân khẩu được giao đất nông nghiệp là nhân khẩu nông nghiệp thường trú tại địa phương, kể cả người đang làm nghĩa vụ quân sự. + Thời hạn giao đất: Đối với đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản thời hạn giao là 20 năm. Thời điểm giao đất được tính như sau: Đối với hộ gia đình cá nhân được giao từ 15/10/1993 trở về trước được thống nhất tính từ ngày 15/10/1993. Đối với hộ gia đình cá nhân được giao sau 15/10/1993 thì được tính từ ngày giao. - Nghị định 02/CP ngày 11/01/ 1994 của Chính phủ quy định rõ việc giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất lâm nghiệp bao gồm những nội dung sau: Đối tượng được giao đất, cho thuê: Các tổ chức, hộ gia đình cư trú tại địa phương được Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận và các cá nhân có nhu cầu sử dụng đất tại địa phương. Những nơi có tập quán sống cộng đồng, suy tôn già làng, trưởng bản đại diện cho cộng đồng, họ tộc những vùng núi cao thì đất lâm nghiệp sẽ được giao cho già làng trưởng Bản. - Theo Luật Đất đai năm 2003, đất nông nghiệp do hộ gia đình, cá nhân sử dụng bao gồm đất nông nghiệp được Nhà nước giao, cho thuê, do thuê quyền sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác, do nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Vậy, Sử dụng đất lâm nghiệp bất hợp pháp là việc người dân sự dụng đất không phải do Nhà nước giao, cấp, cho thuê, khoán, nhận chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho theo Quy định tại Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 và Nghị định 02/CP ngày 11/01/ 1994 của Chính phủ quy mà do xâm, lấn chiếm đất của các tổ chức, cộng đồng hay hộ gia đình khác mà có. Đất các hộ gia đình sử dụng không được chính quyền địa phương công nhận và không có giấy tờ hợp pháp theo quy định của Luật đất đai. 2.1.3.6. Đất lâm nghiệp hợp pháp Theo đất đai 2003 (có hiệu lực từ 1/1/2004) và Luật đất đai năm 2013 (có hiệu lực từ 1/7/2014) quy định đất lâm nghiệp hợp pháp là đất do hộ gia đình, cá nhân sử dụng bao gồm đất nông nghiệp được Nhà nước giao, cho thuê, do thuê quyền sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác, do nhận chuyển 7 nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Đồng thời đảm bảo các yêu cầu sau: 1) Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận không có tranh chấp mà có một trong các loại giấy tờ sau: - Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính; - Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất; - Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993; - Giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp luật; - Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất. 2) Đất lâm nghiệp nằm trong quy hoạch sử dụng và sử dụng đúng mục đích được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Vậy đất lâm nghiệp bất hợp pháp: Là đất lâm nghiệp không có giấy tờ chứng minh được nguồn gốc lô đất, không được chính quyền địa phương xác nhận là đất không có tranh chấp; đất có tranh chấp; đất do xâm, lấn chiếm mà có; đất không nằm trong quy hoạch sử dụng đất và không có các giấy tờ khác theo quy định của luật đất đai. 2.1.4. Đất lâm nghiệp 2.1.4.1. Khái niệm Theo Luật đất đai tại điều 13 về Phân loại nhóm đất thì không có đất lâm nghiệp, chỉ có nhóm đất nông nghiệp, nhưng trong nhóm đất nông nghiêp này bao gồm: Đất trồng cây lâu năm; Đất rừng sản xuất; Đất rừng phòng hộ; Đất rừng đặc dụng v..v , chính vì vậy khi Chính phủ ra Nghị định số 02-CP ngày 8 15/1/1994 về ban hành bản Quy định về việc giao đất lâm nghiệp cho Tổ chức, Hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp thì đã quy định về Đất lâm nghiệp ngay tại điều 1 là: - Đất có rừng tự nhiên; - Đất đang có rừng trồng; - Đất chưa có rừng được qui hoạch để gây trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ thảm thực vật. Do vậy, việc giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp phải căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn xã đã được Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là Uỷ ban nhân dân huyện) phê duyệt. Những xã chưa lập quy hoạch sử dụng đất thì căn cứ vào quy hoạch ba loại rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất) của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Thông tư Liên tịch của Bộ NN&PTNT và Tổng cục địa chính SỐ 62/2000/TTLT/BNN-TCĐC ngày 06/6/ 2000 về Hướng dẫn Nghị đinh 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999). 2.1.4.2. Phân loại đất lâm nghiệp (1) Phân loại tổng quát đất lâm nghiệp thì đất lâm nghiệp được chia như sau: - Đất có rừng (rừng tự nhiên, rừng trồng). - Đất chưa có rừng, không có rừng và thảm thực vật tự nhiên được quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp. (2) Phân loại đất lâm nghiệp theo mục đích sử dụng hay chức năng: - Đất rừng sản xuất - Đất rừng phòng hộ - Đất rừng đặc dụng Theo Luật đất đai năm 2003, quy định Đất lâm nghiệp bao gồm: Đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, cụ thể: + Đất rừng sản xuất là đất sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; bao gồm đất có rừng tự nhiên sản xuất, đất có rừng trồng sản xuất, đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất, đất trồng rừng sản xuất. 9 + Đất rừng phòng hộ là đất để sử dụng vào mục đích phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái, chắn gió, chắn cát, chắn sóng ven biển theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; bao gồm đất có rừng tự nhiên phòng hộ, đất có rừng trồng phòng hộ, đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ, đất trồng rừng phòng hộ. + Đất rừng đặc dụng là đất để sử dụng vào mục đích nghiên cứu, thí nghiệm khoa học, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, vườn rừng quốc gia, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh, bảo vệ môi trường sinh thái theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; bao gồm đất có rừng tự nhiên đặc dụng, đất có rừng trồng đặc dụng, đất khoanh nuôi phục hồi rừng đặc dụng, đất trồng rừng đặc dụng. 2.1.4.3. Giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình Năm 1992 Hội đồng bộ trưởng đã ra Nghị định số 17-HĐBT ngày 17/1/1992 về thi hành luật bảo vệ và phát triển rừng, trong đó tại điều 8 có đề cập Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định : Giao cho mỗi hộ gia đình một diện tích rừng, đất trồng rừng để làm vườn rừng, sản xuất nông lâm kết hợp (không đề cập đến giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) Năm 1994, Chính phủ đã ra Nghị định số 02-CP ngày 15/1/1994 Ban hành bản Quy định về việc giao đất lâm nghiệp cho Tổ chức, Hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. Trong điều 12 của Nghị định nêu rõ là các hộ gia đình,cá nhân được giao đất sẽ được giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như: - Đối với đất lâm nghiệp là đất trống, đồi núi trọc, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao đất sẽ được giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ổn định lâu dài và được hưởng chính sách đầu tư, hỗ trợ hợp lý, miễn, giảm thuế theo qui định của pháp luật; - Đối với đất lâm nghiệp có rừng tự nhiên, có rừng trồng, có thảm thực vật cần bảo vệ, hộ gia đình, cá nhân được giao đất phải chịu trách nhiệm theo khế ước trước Nhà nước về vốn rừng, thảm thực vật được giao; Thời hạn giao đất lâm nghiệp để sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp qui định đối với các tổ chức khác, hộ gia đình, cá nhân là 50 năm. Hết thời hạn qui định tại điểm này nếu tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đó vẫn có 10 nhu cầu và sử dụng đúng mục đích, thì được Nhà nước giao tiếp cho đến khi thu hoạch sản phẩm chính. Đến năm 1999, chính phủ ra Nghị định 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.( Nghị định này thay thế cho Nghị định 02) Ngoài quy định giao đất rừng sản xuất là vùng đất lâm nghiệp chủ yếu để sản xuất kinh doanh cây rừng được giao cho hộ gia đình thì trong Điều 8 của Nghị định về giao đất lâm nghiệp quy hoạch để xây dựng, phát triển rừng phòng hộ: - Nhà nước giao đất lâm nghiệp quy hoạch để xây dựng, phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn ít xung yếu, đất những khu rừng phòng hộ đầu nguồn phân tán không đủ điều kiện thành lập Ban Quản lý rừng phòng hộ….. cho tổ chức khác, hộ gia đình, cá nhân để quản lý, bảo vệ, trồng mới và được khai thác theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất rừng phòng hộ phải thực hiện các quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Như vậy, hộ gia đình được giao đât lâm nghiệp được quy hoạch để xây dựng, phát triển rừng sản xuất; đất rừng phòng hộ đầu nguồn vùng ít xung yếu để quản lý, bảo vệ, trồng mới và được khai thác theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; và đồng thời các hộ gia đình được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngay từ Nghị định 02-CP năm 1994. 2.1.5. Vai trò và ý nghĩa đất lâm nghiệp trong sản xuất nông lâm nghiệp 2.1.5.1. Vai trò đất lâm nghiệp trong sản xuất nông lâm nghiệp Trong sản xuất lâm nghiệp, chủ thể chính là cây rừng, một loài sinh trưởng và phát triển trên nền vật chất cơ bản là đất lâm nghiệp (ĐLN). Đất không được che phủ sẽ bị tác động vật lý của ánh sáng mặt trời, sự bào mòn của gió, của nước, tác động rửa trôi và tích tụ trong lòng đất… làm thái hóa đất. Đất có cây rừng che phủ sẽ tránh các tác động phá hoại và được làm tốt thêm nhờ lượng chất hữu cơ bổ sung từ tầng thảm mục,…vấn đề đất đai và cây rừng không chỉ đơn thuần liên quan đến môi trường mà còn liên quan đến quan hệ sản xuất và xã hội, chủ quyền quốc gia. Có thể nói sự tồn tại, hưng thịnh hoặc suy vong của mỗi quốc gia đều ít nhiều liên quan đến rừng và ĐLN. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan