Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hiện trạng không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường trần phú kim mã, quận ba...

Tài liệu Hiện trạng không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường trần phú kim mã, quận ba đình, thành phố hà nội.

.PDF
19
228
96

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI PHAN CẢNH CHUNG GIẢI PHÁP CHỈNH TRANG KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TUYẾN ĐƯỜNG TRẦN PHÚ - KIM MÃ, QUẬN BA ĐÌNH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ Hà Nội, 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI PHAN CẢNH CHUNG KHÓA: 2016 - 2018 GIẢI PHÁP CHỈNH TRANG KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TUYẾN ĐƯỜNG TRẦN PHÚ - KIM MÃ, QUẬN BA ĐÌNH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Quy hoạch Vùng và Đô thị Mã ngành : 60.58.01.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. KTS ĐỖ TRẦN TÍN Hà Nội, 2018 LỜI CẢM ƠN Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo TS.KTS Đỗ Trần Tín, người đã tận tình hướng dẫn và khích lệ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn Khoa Sau đại học, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội và các thầy cô giáo trong hội đồng khoa học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ và đóng góp ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Sau cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến người thân đã ủng hộ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thiện luận văn. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Phan Cảnh Chung 1 MỤC LỤC Lời cảm ơn. Lời cam đoan. Mục lục. Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt. Danh mục các hình vẽ, đồ thị. MỞ ĐẦU....................................................................................................................1 Lý do chọn đề tài.......................................................................................................1 Mục đích nghiên cứu................................................................................................2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................2 Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài...............................................................2 Các thuật ngữ, khái niệm sử dụng trong Luận văn..............................................3 Cấu trúc Luận văn...................................................................................................5 NỘI DUNG...............................................................................................................6 CHƯƠNG 1: HIỆN TRẠNG KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TUYẾN ĐƯỜNG TRẦN PHÚ – KIM MÃ............................................................6 1.1Khái quát tuyến đường Trần Phú–Kim Mã, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.....6 1.1.1.Vị trí và quy mô nghiên cứu............................................................................ 6 1.1.2.Quá trình hình thành và phát triển ................................................................... 7 1.1.3.Mối liên hệ với các khu vực xung quanh ....................................................... 11 1.2Hiện trạng không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường Trần Phú – Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội...............................................................13 1.2.1Hiện trạng chức năng sử dụng đất .................................................................. 13 1.2.2Hiện trạng tổ chức không gian ....................................................................... 16 2 1.2.3Hiện trạng kiến trúc công trình ...................................................................... 19 1.2.4Hiện trạng cảnh quan cây xanh ...................................................................... 27 1.2.5Hiện trạng tiện ích, trang thiết bị đô thị .......................................................... 29 1.2.6Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật ............................................................................ 33 1.3Đánh giá các vấn đề cần nghiên cứu trên tuyến đường Trần Phú–Kim Mã36 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CHỈNH TRANG KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TUYẾN ĐƯỜNG TRẦN PHÚ – KIM MÃ, QUẬN BA ĐÌNH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI..............................................................................37 2.1Cơ sở lý thuyết………………………….……………………………………………………….........….37 2.1.1Quy hoạch đô thị và Thiết kế đô thị ............................................................... 37 2.1.2Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan ........................................................ 47 2.2Cơ sở pháp lý……………………………………..……………………………………………..........….48 2.2.1Các văn bản pháp luật và các quy chuẩn, tiêu chuẩn quy phạm ...................... 48 2.2.2Định hướng quy hoạch khu vực xung quanh tuyến phố .................................. 50 2.3Những yếu tố tác động đến việc chỉnh trang không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường Trần Phú – Kim Mã……………………….……………............................….54 2.3.1Yếu tố điều kiện tự nhiên ............................................................................... 54 2.3.2Yếu tố văn hóa xã hội .................................................................................... 55 2.3.3Yếu tố khoa học kỹ thuật ............................................................................... 56 2.3.4Yếu tố kinh tế ................................................................................................ 57 2.3.5Yếu tố thẩm mỹ ............................................................................................. 58 2.3.6Yếu tố cộng đồng ........................................................................................... 58 2.3.7 Yếu tố môi trường......................................................................................... 59 2.4Các bài học kinh nghiệm trong nước và thế giới…………….……………..........…..59 3 2.4.1 Kinh nghiệm của thế giới .............................................................................. 59 2.4.2 Kinh nghiệm tại Việt Nam ............................................................................ 63 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHỈNH TRANG KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TUYẾN ĐƯỜNG TRẦN PHÚ – KIM MÃ, QUẬN BA ĐÌNH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI...........................................................................................66 3.1Quan điểm, mục tiêu và nguyên tắc………………….…………………………..........…….66 3.1.1 Quan điểm và mục tiêu ................................................................................. 66 3.1.2 Nguyên tắc.................................................................................................... 66 3.2Giải pháp phân đoạn chỉnh trang không gian kiến trúc cảnh quan cho tuyến đường Trần Phú – Kim Mã……………………………………………………….........….........…67 3.3Giải pháp chỉnh trang công trình kiến trúc……………………….…….............……..68 3.3.1Giải pháp chỉnh trang mặt đứng, chiều cao .................................................... 68 3.3.2Giải pháp chỉnh trang bố cục vật thể kiến trúc ............................................... 74 3.4Giải pháp chỉnh trang cảnh quan cây xanh…….………………………….............….76 3.5Giải pháp thiết kế hệ thống tiện ích, trang thiết bị đô thị.………...........………78 3.5.1 Bảng, biển quảng cáo .................................................................................... 78 3.5.2 Gạch lát vỉa hè .............................................................................................. 80 3.5.3 Thiết bị vệ sinh đô thị ................................................................................... 81 3.5.4 Chiếu sáng .................................................................................................... 82 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................84 Kết luận…………………………………………………………………………………………………...........…84 Đề xuất và kiến nghị………………………………………………………………............……………….85 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................88 1 MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài. Từ giữa thế kỷ XIX, đô thị kiểu ô bàn cờ được người Pháp áp dụng để làm quy hoạch cho Hà Nội, đường giao thông đô thị bắt đầu hình thành. Đường Trần Phú xuất hiện từ giai đoạn này và vẫn giữ được cho tới ngày nay, với chức năng chủ yếu là đường giao thông tiếp cận vào khu phố nghề từ phía Tây. Sau nhiều lần quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với thực tế, khu vực này vẫn kế thừa được Quy hoạch của người Pháp. Đường Trần Phú không những vẫn giữ được những giá trị gốc mà còn gánh thêm nhiều chức năng mới của một thành phố đang phát triển từng ngày. Theo Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 1998, Quy hoạch chi tiết hai bên tuyến đường Cầu Giấy - Kim Mã - Hùng Vương được phê duyệt năm 1998, Quy hoạch chi tiết quận Ba Đình được phê duyệt năm 2000, Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011, tuyến đường Trần Phú - Kim Mã vẫn được xác định và đóng vai trò là tuyến đường liên thông nối khu vực quận Ba Đình với quận Hoàn Kiếm và được kéo dài mở thông với phố Kim Mã. Tuyến đường Trần Phú – Kim Mã là một trong những tuyến đường nằm trong khu vực phát triển đô thị tại khu vực phía Tây nội đô thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, kiến trúc tổng thể của tuyến phố và khu vực đã trải qua thời gian, cùng sự thay đổi về kinh tế, chính trị, xã hội nên nhiều khu vực trên tuyến phố đã xuất hiện một số công trình mới, xây chen hoặc cơi nới từ công trình cũ không đồng bộ chưa tạo dựng được không gian kiến trúc cảnh quan toàn tuyến đẹp, hiện đại. Ngoài ra, hệ thống đường người đi bộ , vỉa hè bị xuống cấp, vỉa hè bị chiếm dụng là nơi đỗ xe, buôn bán. 2 Vì Vậy việc nghiên cứu chỉnh trang về kiến trúc cảnh quan công trình xây dựng 2 bên trục đường Trần Phú – Kim Mã là cần thiết, nhằm góp phần xây dựng phát triển đô thị hiện đại,có bản sắc, xây dựng tuyến phố đẹp, hài hòa, nâng cao chất lượng không gian kiến trúc cảnh quan đô thị. Mục đích nghiên cứu - Cụ thể hóa các quy hoạch đã được phê duyệt Đề xuất các giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan cho tuyến đường Trần Phú – Kim Mã nói riêng cà các tuyến đường khác tại thủ đô Hà Nội nói chung. Tạo dựng được hình ảnh tuyến phố hiện đại, khang trang, có bản sắc, xứng tầm là cửa ngõ phía Tây của thành phố Hà nội. Theo QHCXD Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường Trần Phú – Kim Mã, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội - Phạm vi nghiên cứu: Ranh giới nghiên cứu chiều dài toàn tuyến là 450m, từ nút giao Lê Trực - Trần Phú - Ông Ích Khiêm đến điểm cuối tuyến tại nút giao Kim Mã - Nguyễn Thái Học - Sơn Tây, diện tích khoảng 21.040m2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập số liệu từ thực tế. -Phương pháp phân tích, tổng hợp. - Phương pháp so sánh, thực nghiệm kiểm chứng. -Phương pháp điều tra xã hội học ( có sự tham gia của cộng đồng ) Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học: + Góp phần để cải tạo , chỉnh trang không gian kiến trúc cảnh quan các tuyến phố. 3 + Lựa chọn xây dựng vị trí xây dựng các công trình cao tầng, công trình điểm nhấn, không gian trống, tạo diện mạo, làm đẹp đô thị. + Làm cơ sở đóng góp cho các nghiên cứu khoa học trong nhà trường và các viện đào tạo. - Ý nghĩa thực tiễn: + Đóng góp cho các đồ án quy hoạch cải tạo tuyến phố chính trên địa bàn Thành phố Hà Nội. + Làm cơ sở tham khảo để triển khai dự án đầu tư, quản lý xây dựng không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường Trần Phú – Kim Mã. Các thuật ngữ, khái niệm sử dụng trong Luận văn - Không gian đô thị: là không gian bao gồm các vật thể kiến trúc đô thị, cây xanh, mặt nước trong đô thị có ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị ( theo Khoản 13, Điều 3, Luật Quy hoạch đô thị). - Cảnh quan đô thị: là không gian cụ thể có nhiều hướng quan sát ở trong đô thị như không gian trước tổ hợp kiến trúc, quảng trường, đường phố, hè, đường đi bộ, công viên, thảm thực vật, vườn cây, vườn hoa, đồi, núi, gò đất, đảo, cù lao, triền đất tự nhiên, dải đất ven bờ biển, mặt hồ, mặt sông, kiênh rạch trong đô thị và không gian sử dụng chung thuộc đô thị ( theo Khoản 14, Điều3, Luật Quy hoạch đô thị ) - Kiến trúc cảnh quan: Theo PSG.TS. Hàn Tất Ngạn : “KTCQ là một môn khoa học tổng hợp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều chuyên nghành khác nhau như quy hoạch không gian, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc công trình, điêu khắc, hội họa,… nhằm giải quyết những vấn đề về tổ chức môi trường nghỉ ngơi giải trí, thiết lập và cải thiện môi trường, tổ chưucs nghệ thuật kiến trúc”. - KTCQ bao gồm thành phần tự nhiên ( địa hình, cây xanh, mặt nước, không trung và động vật ) và thành phần nhân tạo ( kiến trúc công trình, giao 4 thông, trang thiết bị hoàn thiện kỹ thuật ). Mối tương quan về tỷ lệ về thành phần cũng quan hệ tương hỗ trợ giữa hai thành phần này luôn biến đổi theo thời gian, điều này làm cho cảnh quan kiến trúc luôn vận động và phát triển. - KTCQ là nghệ thuật, lập kế hoạch phát triển, thiết kế, quản lý, bảo tồn và phục chế lại cảnh quan của khu vực và địa điểm xây dựng của con người. Phạm vi hoạt động của kiến trúc cảnh quan liên quan đến thiết kế kiến trúc, thiết kế tổng mặt bằng, phát triển bất độn sản, bảo tồn và phục chế môi trường, thiết kế đô thị, quy hoạch đô thị, thiết kế các công viên và các khu vực nghỉ ngơi giải trí và bảo tồn di sản. Người hoạt động trong lĩnh vực kiến trúc cảnh quan được gọi là kiến trúc sư cảnh quan (theo Bách khoa toàn thư :https://vi.wikipedia.org/wiki ) - Thiết kế đô thị (urban design ) là việc cụ thể háo nội dung quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị về mặt tổ chức không gian chức năng bên ngoài công trình, bố cục không gian, tạo cảnh và trang gtrí trong không gian đô thị, hình thành và cải thiện môi trường, hoàn thiện thiết bị bên ngoài. Như vậy, bản chất của thiết kế đô thì là thiết kế kiến trúc của không gian đô thị. ( theo Bách khoa toàn thư :https://vi.wikipedia.org/wiki ) - Quy hoạch cảnh quan ( Landscape planning ) là một nhánh của kiến trúc cảnh quan. Theo Erv Zube (1931-2002) quy hoạch cảnh quan được định nghĩa là một hoạt động liên quan đến việc tạo nên sự hài hòa giữa việc sử dụng đất và việc bảo vệ các quá trình tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và văn hóa. - Quy hoạch không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường: công tác quy hoạch không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường có thể được hiểu là toàn bộ các hoạt động quy hoạch nhằm tạo lập các không gian công cộng, cảnh quan tuyến phố hài hòa và nâng cao chất lượng môi trường đô thị, các công trình đảm bảo khoảng lùi theo quy định, chiều cao công trình, khối đế công trình, mái nhà, chiều cao và độ vươn của ô văng tầng 1, các phân vị đứng, 5 ngang, độ đặc rỗng, bố trí cửa sổ, cửa đi về phía mặt phố đảm bảo tính liên tục, hài hòa cho kiến trúc của toàn tuyến. Tại các tuyến phố chính, trục đường chính của đô thị, khu vực quảng trường trung tâm thì việc dung màu sắc, vật liệu hoàn thiện bên ngoài công trình phải đảm bảo sự hài hòa chung cho tòn tuyến, khu vực và phải được quy định trong giấy phép xây dựng, tùy vị trí mà thể hiện rõ tình trạng, tính tiêu biểu, hài hòa, trang nhã haowcj yêu cầu bảo tồn nguyên trạng. Các tiện ích đô thị như ghế ngồi, tuyến dành cho người khuyết tật, cột đèn chiếu sáng, biển hiệu, biển chỉ dẫn phải đảm bảo mỹ quan, an toàn, thuận tiện, thống nhất, hài hòa với tỷ lệ công trình kiến trúc. Hè phố, đường đi bộ trong đô thị phải được xây dưungj đồng bộ, phù hợp về cao độ, vật liệu, màu sắc từng tuyến phố, khu vực trong đô thị, hố trồng cây phải có kích thước phù hợp, đảm bảo an toàn cho người đi bộ, đặc biệt đối với người khuyết tật, thuận tiện cho việc bảo vệ, chăm sóc cây. Các đối tượng kiến trúc thể hiện mối tương quan tỷ lệ hợp lý. Cấu trúc Luận văn Luận văn gồm 3 phần và 3 chương MỞ ĐẦU NỘI DUNG - Chương 1 : Hiện trạng không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường Trần Phú – Kim Mã, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội - Chương 2 : Cơ sở khoa học chỉnh trang không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường Trần Phú – Kim Mã, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội - Chương 3 : Giải pháp chỉnh trang không gian kiến trúc cảnh quan cho tuyến đường Trần Phú – Kim Mã, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: [email protected] TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN 84 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Qua những nghiên cứu của luận văn có thể kết luận những vấn đề sau: - Dưới sự tác động chung của phát triển, thời kỳ kinh tế thị trường, sức ép dân số, nhất là tác động nhiều chiều của toàn cầu hóa các tuyến phố tại Hà Nội đang phải chịu những biến đổi sâu sắc về mọi mặt. Việc cải tạo, tạo dựng hình ảnh đô thị đặc trưng của mỗi tuyến phố là việc làm cấp thiết cần thực hiện ngay và ý nghĩa thực tiễn của công tác này là rất lớn. - Khái quát tình hình tổ chức cảnh quan tuyến phố Trần Phú – Kim Mã , đánh giá được khách quan, chủ quan, phân tích những cơ sở khoa học, thực tiễn cho việc tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tuyến phố. Đồng thời tổng kết được các nguyên tắc chung về quy hoạch, các nguyên tắc về bố cục cảnh quan tạo dựng hình ảnh tuyến phố, làm phong phú thêm phương án tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan cho tuyến phố. - Mỗi chi tiết, yếu tố hay mỗi một công trình, một không gian đô thị trên tuyến đều là thành phần quan trọng trong việc cung kết hợp cải tạo nên hình ảnh đô thị đặc trưng cho tuyến phố, cho khu vự. Mỗi công trình lại phụ thuộc sở hữu của những thành phần khác nhau, của những tập thể và cả cá nhân cụ thể với trình độ, thành phần và nhũng nhân thức khác nhau nên tác động của cộng đồng, của mỗi người dân trong toàn quá trình công tác cải tạo tuyến phố. - Để đảm bảo sự phát triển hài hòa, bền vững và tạo hình ảnh đô thị đặc trưng của tuyến phố Trần Phú –Kim Mã cần quan tâm: 85 Quan tâm đúng mức để khuyến khích đầu tư, phát triển kinh tế tạo nên động lực và điều kiện để người dân sinh sống và làm việc trong khu vực có thể đảm bảo cuộc sống hài hòa với việc gìn giữ giá trị và hình ảnh đặc trưng của tuyến phố. Các trang thiết bị trên toàn tuyến khi sử dụng đều tuân thủ theo các quy định chặt chẽ, mang dáng dấp của thời kỳ phát triển thành phố phù hợp với không gian và đặc trưng của tuyến phố. Kết hợp hiệu quả và hợp lý công tác xây dựng tuyến phố với việc hoàn thiện các nhân tố tạo hình cơ bản của tuyến phố như: nút, cột, cạnh biên, mảng và tuyến... đã tạo nên một tuyến phố đẹp, có vị trí và vai trò quan trọng trong đô thị. Đề xuất và kiến nghị - Về quản lý kiến trúc Cần phải có quy chế, bảo dưỡng đồng bộ các yếu tố tạo nên các kiến trúc đô thị, bao gồm cả cây xanh, các hạ tầng kỹ thuậ khác như giao thông, điện nước. Cần quan tâm vào công cuộc đào tạo nhân lực, bồi dưỡng cán bộ ngành xây dựng, đội ngũ kiến trúc sư, nhà hoạch định đô thị để có cái nhìn mới mẻ và quan điểm đột phát trong khâu thiết kế cũng như ýe tưởng trong việc quản lý, phê duyệt các đồ án quy hoạch trên tuyến phố và triển khai dự án thiết kế đô thị. - Về chính sách Tuyến đóng góp vai trò tạo nên bộ khung cho đô thị nên mỗi tuyến phố, cụm các tuyến phố và sự kết hợp tất cả các tuyến phố trong đô thị. Vì vậy cần 86 có các chính sách phát triển đồng bộ và kết hợp, hỗ trợ lẫn nhau cho tuyến phố. Các chính sách quản lý phát triển tổng thể, chi tiết, khuyến khích hỗ trợ đầu tư, phát triển kinh tế cho tuyến nghiên cứu và khu vực lân cận. Các quy định trong việc quản lý xây dựng, quy hoạch, kiến trúc,thiết kế đô thị trong khu vực, trên tuyến phố đảm bảo giữ gìn đặc trưng và bản sắc của toàn tuyến, hài hòa với bản sắc chung trong cả khu vực Các chính sách thu hút sự tham gia và các quyết định của cộng đồng trong toàn bộ quá trình thực hiện các công tác phát triển tuyến phố nhất là các công tác thiết kế đô thị và quản lý tuyến phố cần được thực hiện với sự phối hợp của người dân. - Về tổ chức thực hiện Chính quyền cơ sở cấp phường là cơ quan quản lý thực hiện theo hướng dẫn của cấp quận và các quy định chung của thành phố. Thực hiện quy hoạch đúng theo đúng quy hoạch chung Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn 2050 điều chỉnh theo Quyết định 1259/QĐ – TTg ngày 26/7/2011 của thủ tướng chính phủ và Quy hoạch chi tiết Quận Ba Đình, Hoàn Kiếm thành phố Hà Nội. Đẩy mạnh hơn nữa sự tham gia và giám sát của cộng đồng dân cư. Công khai công tác thiết kế đô thị trên cơ sở lấy ý kiến của cộng đồng dân cư. Thành lập ban quản lý các dự án về thiết kế đô thị cho tuyến và khu vực khu phố cũ lân cận. - Phương hướng phát triển của luận văn 87 Phạm vi nghiên cứu mới đầu chỉ có tính chất đề xuất các giải pháp, cần phải nghiên cứu sâu hơn một số vấn đề: Là một trong những phương án tham khảo để so sánh và phân tích cho việc lựa chọn các giải pháp chỉnh trang cho tuyến phố Trần Phú – Kim Mã. 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu trong nước 1. Hoàng Hải Anh (2005), Lý thuyết quy hoạch đô thị theo phương đứng, Quy hoạch xây dựng, (số 18/2005) 2. Bộ Xây Dựng (1998), Bảo tồn di sản kiến trúc cảnh quan Hà Nội, Viện nghiên cứu kiến trúc. 3. Nguyễn Việt Châu (1999), Nhìn nhận về quy hoạch kiến trúc cảnh quan đường phố, Tạp chí kiến trúc Việt Nam, (số 7/2014) 4. Nguyễn Văn Giới (2007), Quy hoạch – Kiến trúc thành phố Hà Nội với những định hướng mới cho sự phát triển lâu dài và bền vững. Tuyển tập NCKH 2006 – Viện nghiên cứu kiến trúc. 5. HAIDEP (2007), Chương trình nghiên cứu phát triển tổng thể đô thị Thủ đô Hà Nội. 6. Nguyễn Xuân Hinh, Bài giảng môn học Thiết kế đô thị, bài giảng cao học kiến trúc và quy hoạch trường đại học kiến trúc Hà Nội. 7. Đặng Thái Hoàng (1999), Kiến trúc Hà Nội thế kỉ XIX – thế kỉ XX, Nhà XB Hà Nội. 8. Nguyễn Tố Lăng (2003), Thiết kế đô thị, Bài giảng cao học kiến trúc và quy hoạch trường đại học kiến trúc Hà Nội. 9. Hàn Tất Ngạn (1996), Kiến trúc cảnh quan đô thị, NXB xây dựng, Hà Nội. 10. Đào Ngọc Nghiêm (2010), Quá trình phát triển của Hà Nội qua các thời kỳ, Hà Nội thiên nhiên kỷ - Bài học từ quá trình đô thị hóa. 11. Đào Ngọc Nghiêm (2013), Đô thị xanh, thông minh – mô hình phát triển của Thủ đô Hà Nội, Thảo luận tại hội thảo khoa học quốc tế tháng 11/2013 về quy hoạch phát triển đô thị xanh, thông minh do hội QHPTDTVN tổ chức. 12. Kim Quang Quan (2000), Thiết kế đô thị có minh họa (Đặng Hoàng Thái dịch ) nhà xuất bản xây dựng Hà Nội, 89 13. Ngô Huy Quỳnh (1997), Quy hoạch cải tạo và xây dựng đô thị, NXB văn hóa thông tin. 14. Đỗ Xuân Sơn (2006), Điểm nhấn đô thị Hà Nội, bản tin hoạt động KHCN và đào tạo trường ĐHKT Hà Nội, (sô 14/3/2006) 15. Đỗ Trần Tín ( 2012), Khai thác yếu tố cây xanh, mặt nước trong tổ chức không gian công cộng các khu đô thị mới tại Hà Nội, Luận văn Tiến sỹ, Hà Nội. 16.Ngô Thế Thi (1993), Quy hoạch cải tạo chỉnh trang đường phố Trần Hưng Đạo, Trường đại học xây dựng – Trung tâm kiến trúc – Xây dựng. tầm nhìn 2050. 17. Viện Quy họach xây dựng Hà Nội ( 2011), Đồ án Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 18. Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội (2016), Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị H1 -2 tỷ lệ 1/2000. 19. Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội ( 2016), Đồ án Thiết kế đô thị tuyến đường Trường Chinh. Tài liệu nước ngoài 20. Bocharov.IU.P- Kudriavxev.O.K. Cơ cấu quy hoạch thành phố hiện đại, ngời dịch Lê Phục Quốc, NXB Xây dựng 2006. 21. Kevin Lynch (1960), Image of city – Hình ảnh đô thị, The MIT Press, Boston – Jersey – Los Angeles. 22. Roger Trancik ( 1986 ), Finding Lost Space – Theories of Urban Design, Van Nostrand Company, New York. Cổng Thông tin điện tử
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất