Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hệ trợ giúp quyết định quản lý đại học điện tử...

Tài liệu Hệ trợ giúp quyết định quản lý đại học điện tử

.PDF
96
553
122

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ------------------------------------- NGUYỄN MẠNH TRƯỜNG HỆ TRỢ GIÚP QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ ĐẠI HỌC ĐIỆN TỬ Chuyên ngành: Hệ thống thông tin LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT HỆ THỐNG THÔNG TIN NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. Phạm Văn Hải Hà Nội – 2017 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những kiến thức trình bày trong luận văn này là những kiến thức do tôi tổng hợp được thông qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu các kiến thức tổng hợp từ thầy hướng dẫn, từ các cá nhân khác, từ sách tham khảo và từ mạng internet. Kết quả nghiên cứu trong luận văn này do tôi đề xuất và tôi chưa từng được công bố tại bất kỳ công trình nào khác. Trong quá trình làm luận văn, tôi có tham khảo các tài liệu có liên quan và đã ghi rõ nguồn tài liệu tham khảo. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi và không sao chép của bất kỳ ai. Nếu sai, tôi xin chịu mọi hình thức kỷ luật theo quy định. Hà Nội, tháng 04 năm 2017 Học viên Nguyễn Mạnh Trường 2 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô ở Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã dạy dỗ, trang bị cho tôi những kiến thức chuyên môn và kỹ năng giúp tôi hiểu rõ hơn các kiến thức trong các lĩnh vực liên quan đến đề tài để có thể tự hoàn thành đề tài được giao. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong trường Đại học Vinh đã cho tôi cơ hội làm việc và tìm hiểu các thông tin về Trường để viết luận văn này. Xin chân thành cảm ơn thầy PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng đã chia sẻ với tôi các thông tin bổ ích về việc ra quyết định chiến lược của một trường đại học. Xin chân thành cảm ơn thầy chủ tịch hội đồng PGS.TS. Trần Đình Khang và các thành viên hội đồng đã đánh giá, góp ý giúp tôi hoàn thiện luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy Phạm Văn Hải - người đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để tôi hoàn thành luận văn thạc sĩ này. Xin cảm ơn bạn bè và gia đình, các chuyên gia đã đóng góp ý kiến, trao đổi, động viên trong suốt quá trình học cũng như làm luận văn, giúp tôi hoàn thành đề tài đúng thời hạn. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất, song với nhiều yếu tố ảnh hưởng như vừa đi làm, vừa nghiên cứu khoa học cũng như hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân tôi chưa thấy được. Tôi rất mong được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn chỉnh. Học viên Nguyễn Mạnh Trường 3 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..............................................6 DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................7 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ .....................................................................8 CHƯƠNG 1- MỞ ĐẦU ..............................................................................................9 1.1 Đặt vấn đề ..........................................................................................................9 1.2 Mục đích nghiên cứu .......................................................................................10 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................10 1.4 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................11 1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .........................................................................11 CHƯƠNG 2- CƠ SỞ LÝ THUYẾT .........................................................................12 2.1 Mô hình hệ thống thông tin quản lý đại học điện tử ........................................12 2.1.1 Khái niệm và cấu trúc đại học điện tử .......................................................12 2.1.2 Kiến trúc hệ thống thông tin quản lý đại học điện tử ................................14 2.2 Phân tích, lựa chọn mô hình hệ trợ giúp quyết định đại học điện tử ...............15 2.2.1 Hệ trợ giúp quyết định ...............................................................................15 2.2.2 Lý do sử dụng hệ trợ giúp quyết định .......................................................19 2.2.3 Hệ trợ giúp quyết định nhóm ....................................................................20 2.2.4 Lý do sử dụng hệ trợ giúp quyết định nhóm .............................................23 2.3 Phương pháp xây dựng bộ tiêu chí đánh giá ...................................................24 2.4 Mô hình đánh giá AHP ....................................................................................25 2.4.1 Khái niệm ..................................................................................................25 2.4.2 Quy trình cơ bản của AHP ........................................................................25 2.4.3 Đầu vào và đầu ra ......................................................................................30 2.4.4 Ưu điểm và nhược điểm của AHP ............................................................30 CHƯƠNG 3- MÔ HÌNH HỆ TRỢ GIÚP QUYẾT ĐỊNH NHÓM ỨNG DỤNG TRONG QUẢN LÝ ĐẠI HỌC ĐIỆN TỬ ...............................................................31 3.1 Mô hình đánh giá AHP ....................................................................................31 3.2 Mô hình kiến trúc.............................................................................................32 3.3 Case study ........................................................................................................33 CHƯƠNG 4- PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG...............................................36 4 4.1 Phân tích nghiệp vụ .........................................................................................36 4.1.1 Mô hình tổ chức.........................................................................................36 4.1.2 Phạm vi hệ thống .......................................................................................36 4.1.3 Các nghiệp vụ quan trọng của hệ thống ....................................................37 4.2 Biểu đồ use-cases .............................................................................................41 4.2.1 Biểu đồ use-case tổng quát ........................................................................41 4.2.2 Các tác nhân ..............................................................................................41 4.2.3 Biểu đồ phân rã chức năng ........................................................................42 4.2.4 Đặc tả một số trường hợp sử dụng ............................................................45 CHƯƠNG 5- CÀI ĐẶT VÀ KẾT QUẢ ...................................................................60 5.1 Cài đặt chương trình ........................................................................................60 5.2 Chạy thử nghiệm với việc ra quyết định lựa chọn mô hình kế hoạch chiến lược tốt nhất của trường đại học Vinh dựa trên các yếu tố ISO 9000 ...................61 5.2.1 Tổng quan về ISO9000..............................................................................61 5.2.2 Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá...................................................................62 5.2.3 Chi tiết tiêu chí đánh giá............................................................................63 5.2.4 Thu thập dữ liệu từ các chuyên gia ...........................................................65 5.3 Kết quả chương trình .......................................................................................80 5.3.1 Quản trị mục tiêu cần ra quyết định ..........................................................80 5.3.2 Chuyên gia đề xuất phương án phát triển chiến lược theo yêu cầu của lãnh đạo ......................................................................................................................81 5.3.3 Cho điểm đánh giá theo mô hình trung bình cộng ....................................82 5.3.4 Cho điểm đánh giá theo mô hình AHP .....................................................83 5.4 Đánh giá kết quả thực nghiệm tại đại học Vinh ..............................................85 CHƯƠNG 6- KẾT LUẬN ........................................................................................86 6.1 Kết luận ............................................................................................................86 6.2 Định hướng phát triển ......................................................................................88 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................89 PHỤ LỤC 1: MẪU PHIẾU ĐÁNH GIÁ CỦA CHUYÊN GIA THEO MÔ HÌNH TRUYỀN THỐNG....................................................................................................91 PHỤ LỤC 2: MẪU PHIẾU ĐÁNH GIÁ CỦA CHUYÊN GIA THEO MÔ HÌNH AHP ...........................................................................................................................94 5 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Giải thích HTTT Hệ thống thông tin HTTTQL Hệ thống thông tin quản lý eUniversity Đại học điện tử (Đại học số hóa) ĐH Đại học VinhUni Đại học Vinh BKHN Đại học Bách Khoa Hà Nội DSS Decision Support System - Hệ trợ giúp quyết định GDSS Hệ trợ giúp quyết định nhóm AHP Analytic Hierarchy Process TBC Trung bình cộng SOA Service-oriented architecture (Kiến trúc hướng dịch vụ) ESB Enterprise Service Bus (Trục tích hợp dịch vụ) Phương án Phương án trong phạm vi của luận văn này được hiểu là các phương án để giải quyết một vấn đề cần ra quyết định. Một trong các phương án này sẽ là phương án được lựa chọn để quyết định. Phương án có Là phương án có độ ưu tiêu cao nhất dựa theo một tiêu chí hay độ ưu tiên cao một tập hợp các tiêu chí nào đó nhất Lựa chọn là hành động lựa chọn ra một phương án để phục vụ Lựa chọn cho việc ra quyết định. Là các chỉ tiêu đánh giá các phương án. Giá trị đánh giá được cho Tiêu chí theo một thang điểm được thống nhất. 6 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Bảng xếp hạng các mức độ quan trọng (AHP) ............................................26 Bảng 2: Bảng mô tả các phương án chiến lược đề xuất ............................................33 Bảng 3: Danh sách và mô tả các nghiệp vụ quan trọng của hệ thống.......................37 Bảng 4: Đặc tả Use-case Danh sách người dùng ......................................................45 Bảng 5: Đặc tả Use-case Thêm mới người dùng ......................................................46 Bảng 6: Đặc tả Use-case Sửa người dùng ................................................................47 Bảng 7: Đặc tả Use-case Xóa người dùng ................................................................48 Bảng 8: Đặc tả Use-case Khóa/Mở khóa người dùng ...............................................49 Bảng 9: Đặc tả Use-case Phân quyền người dùng ....................................................50 Bảng 10: Đặc tả Use-case Nhập phương án đề xuất .................................................51 Bảng 11: Đặc tả Use-case gửi phương án đề xuất ....................................................52 Bảng 12: Đặc tả Use-case Gán chuyên gia để đánh giá ............................................53 Bảng 13: Đặc tả Use-case Chấm điểm từng phương án theo các tiêu chí ................53 Bảng 14: Đặc tả Use-case Tính điểm theo mô hình trung bình cộng .......................55 Bảng 15: Đặc tả Use-case Chấm điểm các tiêu chí và các phương án theo AHP ....55 Bảng 16: Đặc tả Use-case Đánh giá AHP .................................................................57 Bảng 17: Đặc tả Use-case Xem kết quả trợ giúp quyết định theo Trung bình cộng 58 Bảng 18: Đặc tả Use-case Xem kết quả trợ giúp quyết định theo AHP ...................59 Bảng 19: Bảng tiêu chí đánh giá ...............................................................................63 Bảng 20: Cho điểm của chuyên gia Trần Tú Khánh theo mô hình truyền thống .....67 Bảng 21: Bảng cho điểm của chuyên gia Vũ Chí Cường theo mô hình truyền thống ...................................................................................................................................69 Bảng 22: Bảng cho điểm của chuyên gia Nguyễn Thanh Sơn theo mô hình truyền thống ..........................................................................................................................72 Bảng 23: Chuyên gia Trần Tú Khánh đánh giá theo mô hình AHP .........................74 Bảng 24: Chuyên gia Vũ Chí Cường đánh giá theo mô hình AHP ..........................77 Bảng 25: Chuyên gia Nguyễn Thanh Sơn đánh giá theo mô hình AHP ...................80 Bảng 26: So sánh 2 mô hình đánh giá .......................................................................86 Bảng 27: Mẫu phiếu đánh giá của chuyên gia theo mô hình truyền thống ...............93 Bảng 28: Mẫu phiếu đánh giá của chuyên gia theo mô hình AHP ...........................96 7 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1: Cấu trúc đại học điện tử ...............................................................................13 Hình 2: Kiến trúc hệ thống thông tin quản lý đại học điện tử...................................14 Hình 3: Các giai đoạn của quá trình ra quyết định....................................................15 Hình 4: Kiến trúc chung của Hệ trợ giúp quyết định ................................................17 Hình 5: Mô hình cây phân cấp AHP .........................................................................26 Hình 6: Mô hình đánh giá chiến lược dựa trên ISO 9000 trong môi trường hệ trợ giúp quyết định nhóm áp dụng mô hình đánh giá AHP ............................................31 Hình 7: Kiến trúc hệ trợ giúp quyết định nhóm ứng dụng trong quản lý đại học .....32 Hình 8: Mô hình tổ chức chung của đại học .............................................................36 Hình 9: Quy trình trợ giúp ra quyết định dựa trên AHP ...........................................39 Hình 10: Quy trình trợ giúp ra quyết định dựa trên trung bình cộng ........................40 Hình 11: Use-case tổng quát .....................................................................................41 Hình 12: Use-case quản lý bộ chỉ tiêu và trọng số....................................................42 Hình 13: Use-case quản trị dữ liệu danh mục ...........................................................42 Hình 14: Use-case quản trị dữ liệu danh mục ...........................................................43 Hình 15: Use-case quản trị dữ liệu danh mục ...........................................................43 Hình 16: Use-case quản trị dữ liệu danh mục ...........................................................44 Hình 17: Use-case quản trị dữ liệu danh mục ...........................................................44 Hình 18: Use-case Hiển thị kết quả hỗ trợ quyết định ..............................................44 Hình 19: Mô hình cài đặt logic của ứng dụng ...........................................................60 Hình 20: Mô hình phân cấp AHP áp dụng các tiêu chí ISO để lựa chọn chiến lược phát triển cho Đại học Vinh ......................................................................................62 Hình 21: Quản trị mục tiêu cần ra quyết định ...........................................................80 Hình 22: Chọn chuyên gia đánh giá các phương án của mục tiêu ............................81 Hình 23: Nhập phương án chiến lược phát triển đại học ..........................................81 Hình 24: Gửi phương án chiến lược phát triển đại học về cho lãnh đạo ..................82 Hình 25: Chuyên gia cho điểm các tiêu chí theo từng phương án ............................82 Hình 26: Kết quả quyết định theo mô hình đánh giá trung bình cộng trên phần mềm ...................................................................................................................................83 Hình 27: Chuyên gia đánh giá mức độ quan trọng của từng tiêu chí với nhau ........84 Hình 28: Đánh giá mực độ ảnh hưởng của tiêu chí lên các phương án ....................84 Hình 29: Kết quả quyết định theo mô hình đánh giá AHP trên phần mềm ..............85 Hình 30: Định hướng phát triển của đề tài ................................................................88 8 CHƯƠNG 1- MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề - Đối với quản lý đại học, quyết định của lãnh đạo rất quan trọng và trong quá trình quản lý, lãnh đạo phải thực hiện rất nhiều các quyết định như: quyết định thực hiện chiến lược phát triển đại học; quyết định lựa chọn đối tác; quyết định lựa chọn nhân sự để bổ nhiệm; quyết định khen thưởng, kỷ luật; đánh giá học liệu đào tạo; … Làm thế nào để lãnh đạo đưa ra được quyết định đúng? - Lãnh đạo có thực sự khách quan khi ra quyết định không? Lãnh đạo có đủ các kiến thức chuyên môn chuyên sâu để đánh giá vấn đề không? - Cấp dưới của lãnh đạo toàn người giỏi và kinh nghiệm, làm thế nào để lãnh đạo tận dụng được khả năng và kinh nghiệm của họ để ra quyết định? - Làm thế nào để mọi người đồng thuận và tích cực thực hiện quyết định của lãnh đạo? - Có quá nhiều tham số đầu vào ảnh hưởng tới quyết định của lãnh đạo, có rất nhiều ý kiến tham mưu khác nhau (từ các chuyên gia) dẫn đến việc ra quyết định nhiều khi trở lên rắc rối. - Vậy để đưa ra quyết định, lãnh đạo cần một phương pháp, một mô hình đánh giá, gợi ý cho lãnh đạo lựa chọn, đưa ra quyết định một cách chuẩn xác nhất dựa trên ý kiến đánh giá tổng hợp của một nhóm chuyên gia. Đó chính là hệ trợ giúp ra quyết định nhóm ứng dụng trong quản lý đại học. - Trong bối cảnh hiện tại, các trường đại học đang tiến hành xây dựng đại học điện tử (đại học số hóa) vì vậy, hệ trợ giúp quyết định nhóm trong quản lý trường đại học hiện nay là hệ trợ giúp quyết định nhóm trong quản lý đại học điện tử và hệ trợ giúp này phải chạy song song với hệ thống thông tin quản lý đại học điện tử. - Áp dụng bộ tiêu chí ISO 9000 để trường ĐH hướng tới so sánh theo chuẩn quốc tế. 9 1.2 Mục đích nghiên cứu Xây dựng hệ trợ giúp quyết định nhóm để tạo quyết định của tập thể hỗ trợ lãnh đạo đưa ra lựa chọn hợp lý nhất trong số các lựa chọn đề xuất trong các bài toán quản lý đại học (đại học điện tử). Hệ trợ giúp quyết định nhóm sẽ được cài đặt 2 mô hình đánh giá là mô hình đánh giá truyền thống (trung bình cộng) và mô hình đánh giá AHP (là phương pháp đánh giá một cách tổng quan về thứ tự sắp xếp của những lựa chọn và nhờ vào đó ta tìm được một lựa chọn cuối cùng hợp lý nhất). Với kết quả thực nghiệm tại Đại học Vinh, tác giả đề xuất ứng dụng hệ trợ giúp quyết định nhóm minh chứng cho việc tạo quyết định để có một lựa chọn hợp lý nhất trong quản lý đại học điện tử. Đề tài được thực hiện sẽ bao gồm các kết quả đầu ra như sau: - Đề xuất mô hình hệ trợ giúp quyết định nhóm ứng dụng trong quản lý đại học điện tử. - Cài đặt hệ trợ giúp quyết định đại học điện tử trên nền tảng web. - Chạy thử nghiệm với việc ra quyết định lựa chọn mô hình kế hoạch chiến lược tốt nhất của trường đại học Vinh dựa trên các yếu tố ISO 9000. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu bao gồm: - Mô hình trợ giúp quyết định nhóm. - Các bộ tiêu chí đánh giá. - Các chuyên gia đánh giá. - Thông tin đánh giá của các chuyên gia. - Các nguyên tắc đánh giá. Phạm vi: nghiên cứu mô hình, giải thuật hệ trợ giúp quyết định nhóm để áp dụng vào miền ứng dụng hỗ trợ ra quyết định cho các lãnh đạo trường đại học trong việc lựa chọn các phương án để quản lý trường đại học. 10 1.4 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp lý thuyết: - Tìm hiểu, nghiên cứu về các mô hình hệ trợ giúp quyết định nhóm. Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu và kế thừa: - Phân tích tổng hợp cách thức giải quyết bài toán trợ giúp quyết định nhóm bằng phương pháp truyền thống. Phương pháp thực nghiệm: - Áp dụng sáng tạo để đề xuất mô hình đánh giá AHP để xây dựng phần mềm hệ trợ giúp quyết định nhóm ứng dụng trong quản lý đại học điện tử với bộ tiêu chí được đưa ra bởi các chuyên gia và lãnh đạo nhà trường áp dụng trong trường hợp cụ thể của đại học Vinh. Từ đó làm cơ sở để giải quyết các lớp bài toán ứng dụng hệ trợ giúp quyết định nhóm trong quản lý đại học điện tử như quyết định lựa chọn cán bộ, quyết định kỷ luật, … đã nêu tại phần đặt vấn đề. 1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Ý nghĩa khoa học: Áp dụng lý thuyết của mô hình hệ trợ giúp quyết định nhóm trong bài toán hỗ trợ ra quyết định lựa chọn phương án khả thi nhất. Ý nghĩa thực tiễn: Xây dựng phần mềm hệ trợ giúp quyết định ứng dụng chung trong lớp các bài toán phải lựa chọn phương án tốt nhất dựa trên ý kiến của các nhóm chuyên gia. 11 CHƯƠNG 2- CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Mô hình hệ thống thông tin quản lý đại học điện tử 2.1.1 Khái niệm và cấu trúc đại học điện tử Đại học điện tử: là chuyển đổi toàn bộ hệ thống quản lý, điều hành, xử lý công việc, các hệ thống dịch vụ, đào tạo sang hoạt động ở dạng điện tử dựa trên công nghệ Internet. Đại học điện tử nhằm tạo ra một bước chuyển biến tích cực trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo ở bậc đại học theo hướng ngày càng tiếp cận với nền giáo dục tiên tiến của thế giới, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, xây dựng môi trường làm việc, học tập mọi lúc mọi nơi [1]. Cấu trúc đại học điện tử gồm các thành phần như sau [1,2]: - Hệ thống học thuật điện tử (eAcademic): hệ thống hoá các nguồn tài nguyên của đơn vị như: các hệ thống lý thuyết, học thuật, quản lý đào tạo, eLearning… nhằm phục vụ cho công tác tra cứu, học tập của sinh viên, CBCNV-GV. - Hệ thống nghiên cứu (eResearch): hệ thống hoá các công trình nghiên cứu, các đề tài khoa học, công nghệ, các bài báo, tài liệu trong và ngoài nước, các ứng dụng KH-CN trong hoạt động giảng dạy, quản lý, sản xuất… - Hệ thống dịch vụ điện tử (eService): hệ thống các dịch vụ đào tạo hỗ trợ cho sinh viên, CBGV thông qua cổng thông tin Portal như đăng ký, giải đáp, tư vấn, tìm kiếm thông tin, các dịch vụ thư viện, hỗ trợ kỹ thuật… - Hệ thống thương mại điện tử (eBusiness): Hệ thống các hoạt động giao dịch thương mại, dịch vụ cho các đơn vị trong trường: thuê mặt bằng, phòng ốc, phát triển các dịch vụ như phát triển phần mềm, du lịch lữ hành, mở các khoá đào tạo, liên kết đào tạo, hợp tác NCKH và chuyển giao công nghệ, triển khai ứng dụng… - Hệ thống mở rộng (eMis): các CLB online, giới thiệu và xúc tiến việc làm, thông tin thực tập, cấp học bổng, tuyển dụng của doanh nghiệp… 12 Trên cơ sở kết hợp các thành phần trên trong mối liên hệ tương quan với các nhân tố đặc trưng của nhà trường, [2] đã đưa ra mô hình kết hợp dưới đây: Hình 1: Cấu trúc đại học điện tử Trong đó: - Nhóm 1 là các nhân tố cơ bản đảm bảo hoạt động giáo dục trong nhà trường gồm: o M (mục tiêu đào tạo) o N (nội dung đào tạo) o P (phương pháp đào tạo) - Nhóm 2 là các nhân tố về con người, đóng vai trò quyết định trong quá trình thực hiện mục tiêu của nhà trường gồm: o Th (lực lượng đào tạo) o Tr (đối tượng đào tạo) - Nhóm 3 là các nhân tố đóng vai trò hỗ trợ trong quá trình hoạt động của nhà trường gồm: o Đ (điều kiện đào tạo) o H (hình thức đào tạo) o Mô (môi trường đào tạo) o Bô (bộ máy đào tạo) o Qi (qui chế đào tạo) 13 Mô hình này thực chất là “mô phỏng” lại mô hình đại học truyền thống nên vừa đảm bảo các yếu tố cơ bản của một nhà trường truyền thống, đồng thời thể hiện rõ mục tiêu ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin truyền thông của một trường đại học hiện đại. 2.1.2 Kiến trúc hệ thống thông tin quản lý đại học điện tử Dựa vào kinh nghiệm thực tế triển khai, tác giả đề xuất kiến trúc hệ thống thông tin quản lý đại học điện tử như hình dưới đây Lãnh đạo Cán bộ, nhân viên, giảng viên Học viên Quản trị hệ thống ... CÁC HỆ THỐNG ĐÃ TRIỂN KHAI TRONG TRƯỜNG HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÁC DỊCH VỤ QUẢN LÝ THEO CÁC NGHIỆP VỤ Thư viện điện tử Quản lý đào tạo Quản lý nhân sự Quản lý nghiên cứu khoa học Quản lý hành chính Hệ trợ giúp quyết định quản lý đại học điện tử ... G (Gateway) ... CÁC NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ Dịch vụ gửi Email TRỤC TÍCH HỢP DỊCH VỤ (ESB) Dịch vụ gửi SMS CÁC DỊCH VỤ TIỆN ÍCH CÁC DỊCH VỤ LÕI (CORE SYSTEM) Quản trị tài khoản Xác thực, đăng nhập một lần Quản lý vai trò, quyền Dịch vụ thư mục Dịch vụ Log Dịch vụ cache Quản lý giám sát luồng nghiệp vụ Quản lý giám sát trục tích hợp Quản lý giám sát các ứng dụng, dịch vụ Quản trị hệ thống, cấu hình hệ thống Danh mục dùng chung Báo cáo quản trị Cổng thanh toán điện tử G G G G Dịch vụ gửi email Dịch vụ gửi tin nhắn SMS Dịch vụ thanh toán điện tử Dịch vụ chữ ký số NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ ĐỊNH DANH CSDL Người dùng Đào tạo Nhân sự Nghiên cứu khoa học Dịch vụ chữ ký số Văn bản, công việc CSDL ĐỒNG BỘ ... Files Facebook Google CƠ SỞ HẠ TẦNG MẠNG, PHẦN CỨNG, BẢO MẬT, HỆ ĐIỀU HÀNH ... Hình 2: Kiến trúc hệ thống thông tin quản lý đại học điện tử Mô hình kiến trúc hệ thống thông tin quản lý đại học điện tử được thiết kế theo mô hình kiến trúc hướng dịch vụ SOA. Trong đó các thành phần nghiệp vụ và các thành phần nền tảng cũng như các dịch vụ tiện ích là các dịch vụ chạy tương đối độc lập và kết nối với nhau thông qua trục tích hợp dịch vụ (ESB). Các dịch vụ sử dụng chung hệ thống tài khoản và phân quyền và được xác thực tập trung. 14 2.2 Phân tích, lựa chọn mô hình hệ trợ giúp quyết định đại học điện tử 2.2.1 Hệ trợ giúp quyết định 2.2.1.1. Quyết định - Là một lựa chọn về “đường lối hành động” (Simon 1960; Costello & Zalkind 1963; Churchman 1968), hay “chiến lược hành động” (Fishburn 1964) dẫn đến một mục tiêu mong muốn (Churchman 1968). - Là “Một quá trình lựa chọn có ý thức giữa hai hay nhiều phương án để chọn ra một phương án tạo ra được kết quả mong muốn trong các điều kiện ràng buộc đã biết”. 2.2.1.2. Các giai đoạn ra quyết định Hình vẽ sau thể hiện 4 giai đoạn của quá trình ra quyết định Hình 3: Các giai đoạn của quá trình ra quyết định 15 2.2.1.3. Khái niệm hệ trợ giúp ra quyết định Trong thập niên 1970, Scott Morton đưa ra khái niệm đầu tiên về Hệ hỗ trợ ra quyết định (Decision Support System – DSS). Ông định nghĩa DSS như là những hệ thống máy tính tương tác nhằm giúp những người ra quyết định sử dụng dữ liệu và mô hình để giải quyết các vấn đề không có cấu trúc [7]. Hệ hỗ trợ ra quyết định là các hệ dựa trên máy tính, có tính tương tác, giúp các nhà ra quyết định dùng dữ liệu và mô hình để giải quyết các bài toán phi cấu trúc (S. Morton, 1971). Những gì DSS mang lại cho con người: - Kinh nghiệm - Trực quan - Giải pháp - Kiến thức Ưu điểm của DSS: - Năng suất - Tăng cường sự hiểu biết - Tăng tốc độ - Tăng tính linh hoạt - Giảm vấn đề phức tạp - Giảm chi phí Những gì DSS mang đến: - Tốc độ - Thông tin - Khả năng xử lý 16 2.2.1.4. Kiến trúc chung của hệ trợ giúp quyết định Hình vẽ dưới đây thể hiện kiến trúc chung của hệ trợ giúp ra quyết định Dữ liệu trong Dữ liệu ngoài Quản trị dữ liệu Quản trị mô hình Dữ liệu riêng Quản trị tri thức Quản trị đối thoại Người quản lý Hình 4: Kiến trúc chung của Hệ trợ giúp quyết định Trong đó: - Quản trị dữ liệu: bao gồm các CSDL chứa dữ liệu liên quan đến một tình huống và được quản lý bởi phần mềm là hệ quản trị CSDL (quản lý và khai thác). - Quản trị mô hình: cho phép khai thác và quản lý các mô hình định lượng (xử lý) khác nhau, cung cấp khả năng phân tích cho hệ thống. - Quản trị đối thoại: cung cấp giao diện cho người dùng để liên lạc và ra lệnh cho Hệ hỗ trợ quyết định. - Quản trị tri thức: hoạt động như 1 thành phần độc lập, hoặc có thể trợ giúp cho bất kỳ 1 hệ thống nào trong 3 hệ thống nói trên. - Các nguồn dữ liệu của hệ trợ giúp quyết định: dữ liệu trong, dữ liệu ngoài, dữ liệu riêng. 17 2.2.1.5. Năng lực của hệ hỗ trợ quyết định Năng lực của DSS, người ta thấy: - Cung cấp trợ giúp cho người ra quyết định trong những tình huống không cấu trúc và nửa cấu trúc. Sự trợ giúp được cung cấp cho các mức quản lý khác nhau từ người thực thi đến các nhà quản lý. - Sự trợ giúp cho cá nhân và cho cả nhóm. - DSS trợ giúp cho các giai đoạn của quá trình ra quyết định: Giai đoạn nhận định, thiết kế, lựa chọn và cuối cùng ra quyết định. - DSS trợ giúp cho sự đa dạng của quá trình ra quyết định và các kiểu quyết định. - DSS thích nghi và mềm dẻo. Do vậy người dùng có thêm xóa, kết hợp. thay đổi hoặc sắp đặt lại các phần tử cở bản để DSS có thể cung cấp sự trả lời nhanh chóng cho những tình huống không mong đợi. - DSS dễ sử dụng, người dùng cảm thấy thoải mái đối với hệ thống do DSS thân thiện dùng, mềm, dẻo, những khả năng đồ họa mạnh và có ngôn ngữ giao diện người và máy thích hợp. - DSS cố gắng nâng cao hiệu quả của quá trình ra quyết định, chẳng hạn như đúng đắn, chính xác, thời gian và chất lượng ... - Người ra quyết định điều khiển toàn bộ các bước của quá trình ra quyết định trong việc giải quyết các bài toán. DSS hướng vào sự trợ giúp chứ không thay thế những người ra quyết định. 2.2.1.6. Phân loại hệ trợ giúp ra quyết định Hệ trợ giúp ra quyết định được phân thành các loại sau: - Model - Driven DSS (Hệ trợ giúp quyết định hướng mô hình): mô hình vận dụng các mô hình toán tài chính, các mô hình dự báo, tối ưu và các mô hình giả lập để đưa ra sự hỗ trợ trong các quyết định của một vấn đề. 18 - Data - Driven DSS (Hệ trợ giúp quyết định hướng dữ liệu): mô hình sử dụng các dữ liệu có tính chất thay đổi theo thời gian để tạo lập ra quyết định; Mô hình thông thường cần phân tích và rút trích dữ liệu để tạo lập ra quyết định; - Group DSS (Hệ trợ giúp quyết định nhóm): Mô hình hình này quan tâm đến việc hỗ trợ ra quyết định dưới dạng nhóm; Giải quyết các vấn đề của nhóm người dùng cùng ra quyết định; - Knowlegde - Driven DSS (Hệ trợ giúp quyết định hướng tri thức): Mô hình sử dụng hệ thống quản lý tri thức để áp dụng vào việc ra quyết định; Sử dụng các kỹ thuật suy diễn tạo lập tri thức; - Web – base DSS (Hệ trợ giúp quyết định trên nền web): có khả năng tương tác trong môi trường mạng; Thích ứng với các công nghệ phát triển dịch vụ Web và Internet; 2.2.2 Lý do sử dụng hệ trợ giúp quyết định Trong trường đại học, việc quản lý được xem xét như là một nghệ thuật trong việc ra quyết định: - Ra quyết định chủ yếu dựa tài năng có được từ kinh nghiệm bản thân (bằng phương pháp thử sai) - Ra quyết định phụ thuộc nhiều vào yếu tố sau: o (1) Tính sáng tạo o (2) Khả năng phán đoán o (3) Trực giác o (4) Kinh nghiệm - Ra quyết định là điều vô cùng khó khăn và phức tạp vì nhiều nguyên do: o Quá nhiều các phương án thay thế o Sức ép về ảnh hưởng với quyết định sai (ảnh hưởng tâm lý) o Môi trường luôn biến đổi (tính không chắc chắn của môi trường) o Yêu cầu quyết định phải hợp thời (tính thời gian thực của quyết định) 19 Sử dụng hệ trợ giúp ra quyết định trong quản lý đại học điện tử vì hệ trợ giúp ra quyết định có những lợi ích sau: - Khả năng hỗ trợ quyết định các vấn đề phức tạp - Trả lời nhanh cho các tình huống không định trước - Có khả năng thử các chiến lược khác nhau - Người sử dụng có thêm những hiểu biết mới - Tăng khả năng điều hành, giảm các quyết định sai lầm - Cải tiến việc quản lý, năng suất phân tích được cải thiện 2.2.3 Hệ trợ giúp quyết định nhóm 2.2.1.7. Khái niệm Một hệ thống hỗ trợ ra quyết định nhóm (GDSS) là một hệ thống dựa trên máy tính tương tác tạo điều kiện cho một số người ra quyết định (làm việc cùng nhau trong một nhóm) để tìm giải pháp cho các vấn đề không có cấu trúc trong tự nhiên. Chúng được thiết kế theo cách mà chúng lấy đầu vào từ nhiều người dùng tương tác với hệ thống để đưa ra quyết định theo nhóm. 2.2.1.8. Mục tiêu của hệ trợ giúp quyết định nhóm Mục tiêu của GDSS là cải thiện năng suất của các cuộc họp ra quyết định, hoặc bằng cách đẩy nhanh quá trình ra quyết định hoặc bằng cách nâng cao chất lượng của các quyết định hoặc cả hai. Điều này được thực hiện bằng cách hỗ trợ cho việc trao đổi ý kiến và sở thích trong nhóm: - Hỗ trợ xử lý song song thông tin và tạo ý tưởng cho người tham gia. - Cho phép các nhóm lớn hơn với thông tin đầy đủ hơn. - Kỹ năng để tham dự cùng một cuộc họp. - Cho phép nhóm sử dụng kỹ thuật có cấu trúc hoặc phi cấu trúc và các phương pháp đưa ra quyết định. - Cung cấp truy cập thông tin bên ngoài nhanh chóng và dễ dàng. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan