Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hệ thống thông tin quang tới hộ gia đình (ftth)...

Tài liệu Hệ thống thông tin quang tới hộ gia đình (ftth)

.DOCX
37
861
106

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG ************* BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN: THÔNG TIN QUANG ĐỀ TÀI: HỆ THỐNG THÔNG TIN QUANG TỚI HỘ GIA ĐÌNH (FTTH) HỆ THỐNG THÔNG TIN QUANG TỚI HỘ GIA ĐÌNH (FTTH) LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay, sự phát triển bùng nổ của mạng Internet trên toàn cầu gây sự ảnh hưởng lớn tới các nhà cung cấp mạng trên toàn thế giới trong vài chục năm gần đây. Sự phổ biến của mạng Internet cùng với các nhu cầu sử dụng đường truyền tốc độ cao ngày càng tăng lên về lĩnh vực Multimedia, truyền hình, xem phim trực tuyến,.. đã yêu cầu mạng phải phân phối băng thông rộng cho nhiều người sử dụng với độ tin cậy cao. Với số lượng người dùng ngày càng lớn và nhiều yêu cầu dịch vụ chất lượng cao, hiện tượng thiếu bằng thông sẽ là tương lai gần cho tất cả các nhà cung cấp mạng Internet nếu nhà cung cấp vẫn sử dụng những thiết bị mạng và hình thức tổ chức mạng theo kiểu truyền thông sử dụng cáp điện thông thường. Chính vì vậy, công nghệ cáp quang đã trở thành một giải pháp thiết yếu để giải quyết vấn đề được nêu trêu. Cáp quang là môi trường truyền dẫn cung cấp băng thông rộng, khả năng chống nhiễu điện từ cao và ít chịu ảnh hưởng của môi trường cho phép truyền dẫn dữ liệu với suy hao thấp. Do đó, mạng cáp quang tới tận thuê bao FTTH (Fiber To The Home) là một bước tiến vượt bậc trong công nghiệp Multimedia nhờ khả năng cung cấp các dịch vụ multimedia chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu người dùng. Chính vì vậy, trong thời gian học môn Thông tin quang, nhóm em đã cùng nhau tìm hiểu, nghiên cứu đề tài Hệ thống cáp quang tới hộ gia đình - Fiber to the Home dưới sự hướng dẫn của TS. Hoàng Phương Chi. Do kiến thức, kinh nghiệm còn hạn chế nên báo cáo đề tài còn chưa tránh được những sai sót, hạn chế nhất định, kính mong cô thông cảm và có ý kiến đóng góp để chúng em có thể rút kinh nghiệm. Chúng em xin chân thành cảm ơn!!! Nhóm 12 Page 2 HỆ THỐNG THÔNG TIN QUANG TỚI HỘ GIA ĐÌNH (FTTH) BẢNG PHÂN CHIA CÔNG VIỆC Thành viên Nguyễn Đình Tâm Nhiệm vụ Ghi chú Tìm hiểu kiến trúc mạng Nhóm trưởng quang FTTH Tổng hợp các phần, làm Nguyễn Đình Thảo slide và báo cáo Tìm hiểu các chuẩn đa truy Dương Văn Tiến nhập trong FTTH Tìm hiểu tổng quan về FTTH Nhóm 12 Page 3 HỆ THỐNG THÔNG TIN QUANG TỚI HỘ GIA ĐÌNH (FTTH) MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU.......................................................................................................................2 BẢNG PHÂN CHIA CÔNG VIỆC......................................................................................3 MỤC LỤC.............................................................................................................................4 DANH MỤC HÌNH ẢNH.....................................................................................................6 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ FTTH.........................................................7 1.1 Giới thiệu chung..........................................................................................................7 1.1.1 Khái niệm.............................................................................................................7 1.1.2 Lịch sử phát triển..................................................................................................7 1.2 So sánh mạng ADSL và FTTH...................................................................................8 1.2.1 Cáp quang và cáp đồng........................................................................................8 1.2.2 So sánh một số tiêu chí về chất lượng dịch vụ..................................................10 1.3 Thiết bị dùng trong FTTH.........................................................................................11 1.3.1 Đường dây cáp quang.........................................................................................11 1.3.2 Hộp phối quang..................................................................................................11 1.3.3 Bộ chuyển đổi (Converter).................................................................................11 1.3.4 Router.................................................................................................................12 1.3.5 Dây nhảy quang (Patchcord)..............................................................................12 1.3.6 Cáp đồng và đầu nối RJ45:................................................................................12 CHƯƠNG 2. KIẾN TRÚC MẠNG QUANG FTTH.........................................................13 2.1 Bước sóng sử dụng trong FTTH...............................................................................14 2.2 Phương thức truyền dẫn trong FTTH.......................................................................15 2.2.1 Phương thức điểm nối điểm...............................................................................15 2.2.2 Phương thức điểm đa điểm................................................................................16 2.3 Cấu hình trong FTTH................................................................................................16 2.3.1 Cấu hình dạng cây..............................................................................................16 2.3.2 Cấu hình dạng đường thẳng...............................................................................17 Nhóm 12 Page 4 HỆ THỐNG THÔNG TIN QUANG TỚI HỘ GIA ĐÌNH (FTTH) 2.3.3 Cấu hình dạng vòng...........................................................................................18 2.4 Phân loại mạng quang FTTH....................................................................................18 2.4.1 Mạng quang tích cực AON................................................................................19 2.4.2 Mạng quang thụ đông PON...............................................................................20 2.5 Các chuẩn truy nhập trong mạng PON.....................................................................23 2.5.1 Nhóm truy cập TDMA-PON..............................................................................23 2.5.2 Chuẩn truy cập WDM-PON...............................................................................25 2.5.3 Chuẩn truy nhập CDMA-PON..........................................................................26 CHƯƠNG 3. CÁC DỊCH VỤ TRIỂN KHAI TRÊN FTTH..............................................28 3.1 Dịch vụ DATA/INTERNET......................................................................................28 3.2 Dịch vụ VoIP.............................................................................................................28 3.3 Kết nối cho nhiều nhà cung cấp Video (RF và IPTV)..............................................29 3.3.1 RF Video (truyền hình cáp)................................................................................29 3.3.2 IPTV (truyền hình giao thức Internet)...............................................................30 3.4 Kênh thuê riêng (Leased-Line).................................................................................31 Nhóm 12 Page 5 HỆ THỐNG THÔNG TIN QUANG TỚI HỘ GIA ĐÌNH (FTTH) DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1. Mạng FTTH trong hệ thống FTTx (Nguồn: Internet).............................................7 Hình 2. Sơ đồ kết nối hệ thống cáp quang..........................................................................12 Hình 3. Sơ đồ tổng quát mạng quang FTTH (Nguồn: Internet).........................................13 Hình 4. Mạng FTTH (Nguồn: Internet)..............................................................................14 Hình 5. Đặc tuyến suy hao trong sợi quang đơn mode......................................................14 Hình 6. Cấu hình dạng cây..................................................................................................16 Hình 7. Cấu hình dạng đường thẳng...................................................................................17 Hình 8. Cấu hình dạng vòng...............................................................................................18 Hình 9.Mô hình kết nối mạng quang tích cực điểm – điểm (Nguồn: Internet).................19 Hình 10. Cơ chế chuyển mạch trong công nghệ AON (Nguồn: Internet)..........................19 Hình 11 Mô hình mạng PON (Nguồn: Internet).................................................................21 Hình 12. Kiến trúc mạng PON (Nguồn: Internet)..............................................................21 Hình 13. Cấu trúc khung tế bào..........................................................................................24 Hình 14. Khung truyền hướng lên......................................................................................25 Hình 15. Dịch vụ VoIP (Nguồn: Internet)...........................................................................32 Hình 16. Kênh thuê riêng Leased-Line (Nguồn: Internet).................................................34 Nhóm 12 Page 6 HỆ THỐNG THÔNG TIN QUANG TỚI HỘ GIA ĐÌNH (FTTH) CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ FTTH 1.1 Giới thiệu chung 1.1.1 Khái niệm FTTH ( Fiber To The Home) là công nghệ kết nối viễn thông sử dụng cáp quang từ nhà cung cấp dịch vụ tới tận địa điểm của khách hàng (văn phòng, nhà…..) để cung cấp các dịch vụ tốc độ cao như điện thoại, Internet tốc độ cao và TV. Bằng cách triển khai cáp quang đến tận nhà khác hàng, tốc độ mạng sẽ nhờ vậy mà tăng lên gấp bội phần. Công nghệ của đường truyền được thiết lập trên cơ sở dữ liệu được truyền qua tín hiệu quang trong sợi cáp quang đến thiết bị đầu cuối của khách hàng, tín hiệu được biến đổi thành tín hiệu điện, qua cáp mạng đi vào bộ định tuyến băng rộng. So với mạng truy nhập cáp đồng truyền thống, sợi quang hầu như không giới hạn băng thông (hàng THz ). Mạng FTTH là một phẩn trong hệ thống các mạng FTTx (Khi thay x bằng các chữ cái khác nhau ta có các mạng phân phối cáp quang khác nhau như FTTH, FTTC hay FTTB) Hình 1. Mạng FTTH trong hệ thống FTTx (Nguồn: Internet) 1.1.2 Lịch sử phát triển Nhu cầu sử dụng hạ tầng cáp quang tới hộ gia đình FTTH (Fiber to the Home) đã xuất hiện từ những năm 1980 khi mà các công ty điện thoại thấy lợi ích mang lại trong việc cung cấp các dịch vụ băng rộng tới các thuê bao. Những tiến bộ nhanh chóng trong Nhóm 12 Page 7 HỆ THỐNG THÔNG TIN QUANG TỚI HỘ GIA ĐÌNH (FTTH) lĩnh vực thu phát và cáp sợi quang đã mở ra một tiềm năng lớn trong việc phát triển hạ tầng FTTH. FTTH được xem như một giải pháp hoàn hảo trong việc thay thế mạng cáp đồng hiện tại nhằm cung cấp các dịch vụ “triple play” (bao gồm thoại, hình ảnh, truy cập dữ liệu tốc độ cao) và các ứng dụng đòi hỏi nhiều băng thông. Hiện nay, ở Việt Nam có một số nhà cung cấp dịch vụ FTTH sau :  Tháng 8/2006 FPT Telecom chính thức trở thành đơn vị đầu tiên cung cấp loại hình dịch vụ tiên tiến này.  Ngày 1/5/2009, VNPT cung cấp dịch vụ Internet FTTH trên cáp quang với tốc độ cao đến 20Mbps/20Mbps.  Ngày 15/05/2009, Viettel chính thức triển khai cung cấp dịch vụ truy nhập Internet FTTH (Fiber To The Home) – Cáp quang siêu tốc đôộ nhằm phục vụ khách hàng doanh nghiệp mà dịch vụ truy cập Internet ADSL và Leased Line chưa đáp ứng được về tốc độ và chi phí sử dụng.  Hiện nay dịch vụ FTTH ở Việt Nam đã vô cùng phổ biến 1.2 So sánh mạng ADSL và FTTH 1.2.1 Cáp quang và cáp đồng Trên thực tế, để khắc phục nhược điểm trong truyền dẫn thông tin của cáp đồng, đã từ lâu người ta đã cho ra đời cáp quang cùng với những tính năng ưu việt hơn. Không giống như cáp đồng truyền tín hiệu bằng điện, cáp quang dùng ánh sáng để truyền tín hiệu đi. Chính vì sự khác biệt đó mà cáp quang ít bị nhiễu, tốc độ cao và có khả năng truyền xa hơn. Tuy vậy phải đến giai đoạn hiện nay thì cáp quang mới được phát triển bùng nổ, nhất là trong lĩnh vực kết nối liên lục địa, kết nối xuyên quốc gia. Và việc sử Nhóm 12 Page 8 HỆ THỐNG THÔNG TIN QUANG TỚI HỘ GIA ĐÌNH (FTTH) dụng công nghệ truyền dẫn hiện đại này cũng đang bắt đầu thay thế dần mạng cáp đồng ADSL phục vụ trực tiếp đến người sử dụng Cáp quang dài, mỏng với thành phần của thủy tinh trong suốt bằng đường kính của một sợi tóc. Chúng được sắp xếp trong bó được gọi là cáp quang và được sử dụng để truyền tín hiệu trong khoảng cách rất xa. Cáp quang có cấu tạo gồm dây dẫn trung tâm là sợi thủy tinh hoặc plastic đã được tinh chế nhằm cho phép truyền đi tối đa các tín hiệu ánh sáng. Sợi quang được tráng một lớp lót nhằm phản chiếu tốt các tín hiệu. Cáp quang gồm các phần sau:  Core : Trung tâm phản chiếu của sợi quang nơi ánh sáng đi  Cladding : Vật chất quang bên ngoài bao bọc lõi mà phản xạ ánh sáng trở lại vào lõi.  Buffer coating : Lớp phủ dẻo bên ngoài bảo vệ sợi không bị hỏng và ẩm ướt  Jacket: Hàng trăm hay hàng ngàn sợi quang được đặt trong bó gọi là cáp quang. Những bó này được bảo vệ bởi lớp phủ bên ngoài của cáp được gọi là jacket. Khi phát tín hiệu thì một điốt phát sáng (LED) hoặc laser sẽ truyền dữ liệu xung ánh sáng vào cáp quang. Còn khi nhận thì sẽ sử dụng cảm ứng quang chuyển xung ánh sáng ngược thành dữ liệu. So với cáp đồng, cáp Nhóm 12 Page 9 HỆ THỐNG THÔNG TIN QUANG TỚI HỘ GIA ĐÌNH (FTTH) quang chỉ truyền sóng ánh sáng (không truyền tín hiệu điện) nên nhanh, không bị nhiễu và bị nghe trộm (tín hiệu ánh sáng từ sợi quang không bị nhiễu với những sợi khác trong cùng cáp, điều này làm cho chất lượng tín hiệu tốt hơn). Độ suy dần thấp hơn các loại cáp đồng (tín hiệu bị mất trong cáp quang ít hơn trong cáp đồng) nên có thể tải các tín hiệu đi xa hàng ngàn km. Dung lượng tải của cáp quang cao hơn, vì sợi quang mỏng hơn cáp đồng, nhiều sợi quang có thể được bó vào với đường kính đã cho hơn cáp đồng. Điều này cho phép nhiều kênh đi qua một sợi cáp. Cáp quang cũng sử dụng điện nguồn ít hơn, bởi vì tín hiệu trong cáp quang giảm ít, máy phát có thể sử dụng nguồn thấp hơn thay vì máy phát với điện thế cao được dùng trong cáp đồng. Còn tín hiệu số thì cáp quang rất lý tưởng thích hợp để tải thông tin dạng số mà đặc biệt hữu dụng trong mạng máy tính. Cáp quang cũng không cháy, vì không có điện xuyên qua cáp quang, do đó không có nguy cơ hỏa hạn xảy ra. Tuy vậy, cáp quang và các thiết bị đi kèm lại rất đắt tiền so với các loại cáp đồng 1.2.2 So sánh một số tiêu chí về chất lượng dịch vụ Khi dùng công nghệ FTTH, đường truyền dẫn hoàn toàn bằng cáp quang tới tận phòng máy của người sử dụng. Chất lượng truyền dẫn tín hiệu bền bỉ ổn định không bị suy hao tín hiệu bởi nhiễu điện từ, thời tiết hay chiều dài cáp như đối với ADSL. Độ bảo mật rất cao. Còn đối Nhóm 12 Page 10 HỆ THỐNG THÔNG TIN QUANG TỚI HỘ GIA ĐÌNH (FTTH) với ADSL, khả năng bảo mật thấp hơn vì có thể bị đánh cắp tín hiệu trên đường dây, còn FTTH thì hầu như không thể. Với công nghệ FTTH, nhà cung cấp dịch vụ có thể cung cấp tốc độ download lên đến 10 Gigabit/giây, nhanh gấp 200 lần so với ADSL 2. Tốc độ truyền dẫn với ADSL là không cân bằng, có tốc độ tải lên luôn nhỏ hơn tốc độ tải xuống (Bất đối xứng, Tốc độ Download lớn hơn tốc độ Upload) và tối đa là 20 Mbps. Còn FTTH cho phép cân bằng, tốc độ tải lên và tải xuống như nhau (Đối xứng, Download = Upload) và cho phép tối đa là 10 Gbps, có thể phục vụ cùng một lúc cho hàng trăm máy tính. FTTH đặc biệt hiệu quả với các dịch vụ: Hosting Server riêng, VPN (mạng riêng ảo), Truyền dữ liệu, Game Online, IPTV (truyền hình tương tác), VoD (xem phim theo yêu cầu), Video Conferrence (hội nghị truyền hình), IP Camera…với ưu thế băng thông truyền tải dữ liệu cao, có thể nâng cấp lên băng thông lên tới 1Gbps. Ngoài ra đường truyền FTTH có thể đảm bảo an toàn dữ liệu, độ ổn định cao, không bị ảnh hưởng bởi nhiễu điện, từ trường. Bảng 1. So sánh ADSL và FTTH dựa trên một số tiêu chí Yếu tố so sánh ADSL Môi trường truyền tín Cáp đồng hiệu Độ ổn định FTTH Cáp quang Dễ bị suy hao do tín hiệu Cao( không bị ảnh hưởng của điện từ, thời tiết, chiều dài thời tiết, điện từ, xung điện, cáp sét...). Không bị suy hao tín hiệu trong quá trình truyền dấn nên có thể đạt đến tốc độ Bảo mật Nhóm 12 tối đa. Độ bảo mật thấp, dễ bị đánh Độ bảo mật cao, không thể Page 11 HỆ THỐNG THÔNG TIN QUANG TỚI HỘ GIA ĐÌNH (FTTH) cắp tín hiệu trên đường dây đắng cắp tín hiệu trên đường Tốc độ truyền dẫn Bất đối xứng truyền Cho phép cân bằng (Upload và Download) Download > Upload Upload = Download Chiều dài cáp Tốc độ tối đa là 20Mbps Tốc độ tối đa là 10Gbps Tối đa 2.5km để đạt được sự Tối đa 10km ổn định Khả năng ứng dụng Không phù hợp vì tốc độ Rất phù hợp vì tốc độ rất cao các dịch vụ đòi hỏi thấp và chiều upload không và có thể tùy biến tốc độc download và upload thể vượt quá 01 Mbps. download và upload. Modem đều cao như: Hosting Modem server riêng, không hỗ trợ hỗ trợ Wireless. VPN, Wireless. Video Conferrence… 1.3 Thiết bị dùng trong FTTH 1.3.1 Đường dây cáp quang Cáp quang là một loại cáp viễn thông làm bằng thủy tinh hoặc nhựa, sử dụng ánh sáng để truyền tín hiệu giữa nhà cung cấp dịch vụ và các thuê bao. Đường dây này phải đạt tiêu chuẩn không gấp khúc, tại mỗi điểm uốn phải có độ cong tiêu chuẩn. 1.3.2 Hộp phối quang Là thiết bị dùng hàn trực tiếp nối cáp quang với nhau, phân phối các kết nối quang đến các thiết bị khác bằng cách chuyển đổi giữa các đầu nối. 1.3.3 Bộ chuyển đổi (Converter). Là thiết bị chuyển đổi tín hiệu ánh sáng thành tín hiệu điện, biến đổi quang năng thành điện năng trước khi vào Router Nhóm 12 Page 12 HỆ THỐNG THÔNG TIN QUANG TỚI HỘ GIA ĐÌNH (FTTH) 1.3.4 Router Router thường có 2 cổng ký hiệu WAN và LAN. Cổng WAN được kết nối đến Bộ chuyển đổi bằng cáp đồng qua đầu nối RJ45. Cổng LAN được kết nối đến Switch cũng bằng cáp đồng qua RJ45 e. Đầu nối: là nơi kết nối các thiết bị quang, gồm nhiều thành phần kết hợp lại với nhau, chúng có nhiều kiểu như SC/PC, ST/UPC, FC/APC... Nhưng có hai thành phần chính là kiểu đầu nối SC, ST, FC...và điểm tiếp xúc PC, UPC, APC 1.3.5 Dây nhảy quang (Patchcord) Kết nối giữa hộp phối quang và bộ chuyển đổi là 2 dây nhãy quang qua 4 đầu nối. 1.3.6 Cáp đồng và đầu nối RJ45: Kết nối giữa ngõ ra bộ chuyển đổi và ngõ vào WAN của Modem, giữa ngõ ra LAN của Modem và ngõ vào của Switch. 5. Sơ đồ kết nối: Hình 2. Sơ đồ kết nối hệ thống cáp quang Nhóm 12 Page 13 HỆ THỐNG THÔNG TIN QUANG TỚI HỘ GIA ĐÌNH (FTTH) CHƯƠNG 2. KIẾN TRÚC MẠNG QUANG FTTH 2.1 Sơ đồ tổng quát kiến trúc mạng FTTH Hình 3. Sơ đồ tổng quát mạng quang FTTH (Nguồn: Internet) Trong hệ thống FTTH, thiết bị kết cuối đường truyền quang là OLT (Optical Line Terminal) đặt tại tổng đài trung tâm CO (Center Office) được thiết kế để giao tiếp với các nhà cung cấp dịch vụ (ví dụ: giao tiếp với mạng chuyển mạch điện thoại công cộng, với chuyển mạch ATM, router IP, giao tiếp với mạng lõi video qua thiết bị đầu cuối cáp TV hoặc từ một vệ tinh chảo). Về mặt truyền dẫn, OLT cho phép hỗ trợ các loại giao diện khác nhau của lớp liên kết dữ liệu như: SPNET, ATM, Gigabit Ethernet,… Tín hiệu quang được ghép kênh và đưa tới bộ chia dùng cho khu vực của của một nhóm người tiêu dùng. Trong mạng FTTH, có rất nhiều tỉ lệ chia dùng cho bộ chia, nhưng thông thường sử dụng bộ chia tỉ số 1:16 hay nói cách khác tín hiệu quang được ghép kênh đưa tới cho 1 nhóm 16 người sử dụng. Khi tín hiệu quang phải chuyển đổi thành tín hiệu điện tới người sử dụng, ONU (Optical Network Unit – thiết bị mạng quang học) cần được đặt tại kết cuối của mạng. Do giá thành lắp đặt của ONU khá cao nên nhà phân phối thường sử dụng ONU cho nhiều người sử dụng để giảm chi phí lắp đặt mạng. Nhóm 12 Page 14 HỆ THỐNG THÔNG TIN QUANG TỚI HỘ GIA ĐÌNH (FTTH) Hình 4. Mạng FTTH (Nguồn: Internet) Kiến trúc mạng FTTH sử dụng được xem xét với nhiều ưu điểm như: số lượng các bộ thu, phát quang, thiết bị đầu cuối của tổng đài và sợi quang là khá thấp. 2.2 Bước sóng sử dụng trong FTTH Tổn hao truyền sóng trên sợi quang gây ảnh hưởng lớn tới dự trữ công suất, khoảng cách vật lý, tỉ số chia trong mạng. Trong sợi quang, tồn tại rất nhiều nguyên nhân gây suy hao tín hiệu nhưng chủ yếu bởi 4 nguyên nhân chính: suy hao do hấp thụ vật liệu, suy hao do tán xạ, suy hao do uốn cong và suy hao do ghép và chia sợi quang. Tổng hợp các loại suy hao trong sợi và biểu diễn một tương quan theo bước sóng người ta nhận được phổ suy hao của sợi quang.Mỗi loại sợi quang có đặc tính suy hao riêng. Một đặt tuyến điển hình của loại sợi đơn mode như hình. Hình 5. Đặc tuyến suy hao trong sợi quang đơn mode Nhóm 12 Page 15 HỆ THỐNG THÔNG TIN QUANG TỚI HỘ GIA ĐÌNH (FTTH) Dựa vào hình trên ta có thể thấy ba vùng bước sóng suy hao thấp nhất, còn gọi là ba cửa sổ thông tin  Cửa số thứ nhất: Ở bước sóng 850 nm: Trong vùng bước sóng từ 0.8µm tới 1µm, suy hao trung bình trong cửa sổ này ở mức từ (2-3)dB/Km. Suy hao chủ yếu do tán xạ trong đó có một phần ảnh hưởng của suy hao hấp thụ.  Ở bước sóng 1300 nm: Ở bước sóng này độ tán sắc rất thấp, suy hao chính do tiêu hao tán xạ Rayleigh. Suy hao tương đối thấp khoảng từ (0,4 ÷ 0,5) dB/Km và tán sắc nên được dùng rộng rãi hiện nay.  Ở bước sóng 1550 nm: Ở bước sóng này sợi quang có suy hao thấp nhất và tán sắc nhỏ. Suy hao thấo nhất đến nay khoảng 0,3dbB/Km. Với một số loại sợi quang có dạng phân bố chiết suất đặc biệt có thể giảm độ tán sắc ở bước sóng 1550nm như các sợi quang DC, MC và sợi quang bù tán sắc. Lúc đó việc sử dụng cửa sổ thứ ba sẽ có nhiều thuận lợi: Suy hao thấp và tán sắc nhỏ. Thông qua các tính chất suy hao của sợi quang, mạng FTTH được triển khai dựa trên ba vùng bước sóng chính là 1310nm, 1490nm và 1550nm. Vùng bước sóng 1310 để truyền dữ liệu tuyến lên, vùng bước óng 1490 nm được dùng cho tuyến truyền dẫn quang tuyến xuống còn vùng bước sóng 1550nm được sử dụng cho việc truyền tín hiệu tương tự trên cáp truyền hình. 2.3 Phương thức truyền dẫn trong FTTH 2.3.1 Phương thức điểm nối điểm Từ nhà cung cấp sẽ dẫn một đường cáp quang tới tận nhà khách hàng . Đường quang này sẽ chuyển đổi ngược lại thành tín hiệu điện và cấp cho khách hàng. Cấu hình này sử dụng dựa trên tiêu chuẩn Ethernet. o Ưu điểm: cấu hình đơn giản, dễ lắp ráp, không cần đào tạo chuyên sâu nhiều, thiết bị có giá thành rẻ, có thể tận dụng vật tư hiện có, đặc biệt ưu thể trong giai đoạn đầu của mạng FTTH. Nhóm 12 Page 16 HỆ THỐNG THÔNG TIN QUANG TỚI HỘ GIA ĐÌNH (FTTH) o Nhược điểm: Khi số lượng thuê bao lớn, tăng lên thì cấu hình này không còn phù hợp nữa bởi việc quản lí đường truyền vật lý thuê bao sẽ rất phức tạp và tốn kém 2.3.2 Phương thức điểm đa điểm Theo kiến trúc này, tại nhà cung cấp sẽ đặt một thiết bị làm việc theo tiêu chuẩn PON, còn gọi là OLT. Từ OLT tín hiệu quang sẽ được chia ra thông qua các bộ chia quang và đến đầu khách hàng. Thông thường OLT làm việc trên một sợi quang và một card lắp đặt tại OLT. o Ưu điểm: kiến trúc đơn giản, dễ quản lý, chi phí đặc biệt tỏ rõ ưu thế khi số lượng thuê bao cho một khu vực lớn. Việc sử dụng cấu hình cũ là không còn phù hợp, kiến trúc này được sử dụng trong giai đoạn đầu phát triển của hệ thống FTTH o Nhược điểm: thiết bị đầu cuối, vật tư, nguyên liệu có giá thành cao, hơn nữa kiến trúc này đòi hỏi phải có quá trình đào tạo chuyên sâu cho đơn vị thực hiện. 2.4 Cấu hình trong FTTH 2.4.1 Cấu hình dạng cây Cấu hình dạng cây sử dụng 1 đường cáp quang nối trực tiếp từ OLT tới bộ chia. Từ bộ chia sẽ có một đường cáp quang kết nối từ mỗi ONU. Hình 6. Cấu hình dạng cây Nhóm 12 Page 17 HỆ THỐNG THÔNG TIN QUANG TỚI HỘ GIA ĐÌNH (FTTH) o Ưu điểm: Bộ chia được tập trung tại một điểm nên dễ dàng xác định được những sự cố của mạng. Chất lượng tín hiệu tại các ONU sẽ gần tương tự như nhau. o Nhược điểm: Chỉ có thể sử dụng kỹ thuật đa truy cập TDMA. 2.4.2 Cấu hình dạng đường thẳng Cấu hình dạng đường thẳng cũng sử dụng 1 cáp quang từ OLT tới khách hàng nên cũng gặp phải những vấn đề tương tự như cấu hình cây. Mỗi người sử dụng được kết nối vào mạng thông qua một bộ ghép dây nhánh và bộ ghép này sẽ đưa một phần công suất tín hiệu phát từ OLT đi tới người sử dụng. Hình 7. Cấu hình dạng đường thẳng o Ưu điểm: Khả năng tối thiểu hoá số cáp quang cần được sử dụng và mở rộng mạng một cách linh hoạt, dễ dàng. o Nhược điểm: Tín hiệu quang suy hao dần qua mỗi bộ ghép. Đồng thời, với cấu hình này sẽ yêu cầu một đường cáp quang có độ dài rất lớn khi mở rộng trong mạng 2 chiều. Nhóm 12 Page 18 HỆ THỐNG THÔNG TIN QUANG TỚI HỘ GIA ĐÌNH (FTTH) 2.4.3 Cấu hình dạng vòng Hình 8. Cấu hình dạng vòng o Ưu điểm: Có khả năng mềm dẻo trong việc tối ưu hoá các đường truyền. Linh hoạt trong việc thiết lập và bảo trì mạng cáp quang. o Nhược điểm: Yêu cầu sử dụng 2 sợi quang tại OLT và những thiết bị phức tạp khác có khả năng chuyển mạch và truyền nhận tín hiệu theo 2 hướng trong vòng tại ONU. Tín hiệu sẽ bị suy hao đáng kể khi truyền qua các ONU. 2.5 Phân loại mạng quang FTTH Như đã nói ở trên, FTTH được xem như là một giải pháp hoàn hảo thay thế mạng cáp đồng nhằm cung cấp các dịch vụ “triple play” (bao gồm thoại, hình ảnh, truy nhập dữ liệu tốc độ cao) và các các ứng dụng đòi hỏi nhiều băng thông (như là truy cập Internet băng rộng, chơi game trực tuyến và phân tán các đoạn video). Tuy nhiên nhược điểm chính của FTTH đó là chi phí cho các linh kiện và cáp quang tương đối cao dẫn tới giá thành lắp đặt những đường quang như vậy là rất lớn. Có nhiều giải pháp để khắc phục nhược điểm này và một trong số đó là triển khai FTTH trên nền mạng quang thụ động PON (Passive Optical Network). Hầu hết trong các mạng quang hiện nay, mỗi đường cáp quang từ nhà cung cấp sẽ được chia sẻ cho một số người sử dụng. Khi các đường cáp quang này được kéo tới phía người sử dụng, cần có 1 bộ chia quang để tách tín hiệu tới các sợi quang riêng biệt tới từng người sử dụng khác nhau. Bởi vậy, đã xuất hiện 2 kiến Nhóm 12 Page 19 HỆ THỐNG THÔNG TIN QUANG TỚI HỘ GIA ĐÌNH (FTTH) trúc điển hình trong việc chia đường cáp quang là mạng quang tích cực AON (Active Optical Network) và mạng quang thụ động PON. 2.5.1 Mạng quang tích cực AON Mạng quang tích cực theo mô hình kết nối điểm – điểm, sử dụng một số thiết bị quang tích cực để phân chia tín hiệu là: switch, router và multiplexer. Mỗi tín hiệu đi ra từ phía nhà cung cấp chỉ được đưa trực tiếp tới khách hàng yêu cầu nó. Do đó, để tránh xung đột tín hiệu ở đoạn phân chia từ nhà cung cấp tới người dùng, cần phải sử dụng một thiết bị điện có tính chất “đệm” cho quá trình này. Hình 9.Mô hình kết nối mạng quang tích cực điểm – điểm (Nguồn: Internet) Hình 10. Cơ chế chuyển mạch trong công nghệ AON (Nguồn: Internet) Chính vì mạng quang tích cực AON sử dụng thiết bị chuyển mạch, phải chuyển tín hiệu quang sang tín hiệu điện để phân tích thông tin rồi mwois tiếp tục chuyển ngược lại Nhóm 12 Page 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan