Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hệ thống thể loại truyền thống trong thơ mới 1932 - 1945...

Tài liệu Hệ thống thể loại truyền thống trong thơ mới 1932 - 1945

.DOC
171
345
78

Mô tả:

ViÖn hµn l©m khoa häc x· héi viÖt nam häc viÖn khoa häc x· héi BiÖn thÞ quúnh nga hÖ thèng thÓ lo¹i truyÒn thèng trong th¬ míi 1932 - 1945 CHUY£N NGµNH: V¡N HäC VIÖT NAM M· Sè: 62.22.34.01 LuËn ¸n tiÕn sÜ v¨n häc Ngêi híng dÉn khoa häc: 1. PGS.TS. Phan Träng Thëng 2. PGS.TS. Lu Kh¸nh th¬ hµ néi - 2013 0 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án: Biện Thị Quỳnh Nga MỤC LỤC MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................................2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.........................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................3 5. Đóng góp mới của luận án.....................................................................................3 6. Cấu trúc của luận án..............................................................................................3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................................5 1.1. Thơ mới 1932 - 1945 từ phương diện thể thơ trên lịch trình nghiên cứu suốt hơn tám thập kỷ qua.........................................................................................................5 1.2. Vấn đề nghiên cứu các thể thơ truyền thống trong Thơ mới 1932 - 1945...........8 CHƯƠNG 2: VỊ THẾ VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC THỂ THƠ TRUYỀN THỐNG TRONG THƠ MỚI 1932 - 1945..............................................................................15 2.1. Nhìn chung về loại hình Thơ mới 1932 - 1945.................................................15 2.1.1. Hiện tượng Thơ mới 1932 - 1945 trong lịch sử thơ ca dân tộc......................15 2.1.2. Loại hình Thơ mới 1932 - 1945, nhìn từ góc độ thể thơ.................................24 2.2. Vị thế của các thể truyền thống trong “bảng” thể thơ của Thơ mới..................35 2.2.1. Một vài giới thuyết về thể thơ truyền thống trong Thơ mới............................35 2.2.2. Tỉ lệ, dung lượng, số lượng và dạng thức tồn tại của các thể truyền thống trong Thơ mới 1932 - 1945......................................................................................37 2.2.3. Khả năng lôi cuốn độc giả của các thể thơ truyền thống trong sự “cạnh tranh” với các thể khác của Thơ mới 1932 - 1945..................................................41 2.3. Vai trò của các thể thơ truyền thống đối với Thơ mới 1932 - 1945...................43 CHƯƠNG 3: CHỨC NĂNG VÀ NỘI DUNG CÁC THỂ THƠ TRUYỀN THỐNG TRONG THƠ MỚI 1932 – 1945.............................................................................45 3.1. Khái luận về chức năng và nội dung của các thể thơ........................................45 3.2. Các thể truyền thống trong lịch sử thơ ca dân tộc trước Thơ mới.....................46 3.2.1. Các thể truyền thống thuộc hệ thống thể thơ du nhập....................................46 3.2.2. Các thể truyền thống thuộc hệ thống thể thơ thuần Việt................................51 3.3. Đặc trưng chức năng và nội dung các thể truyền thống trong Thơ mới.............58 3.3.1. Các thể truyền thống thuộc hệ thống thể thơ du nhập....................................58 3.3.2. Các thể truyền thống thuộc hệ thống thể thơ thuần Việt................................78 3.3.3. Những thành công và bất cập về chức năng và nội dung của các thể truyền thống trong Thơ mới 1932 - 1945 (thay cho tiểu kết)..............................................97 CHƯƠNG 4: THI PHÁP CÁC THỂ THƠ TRUYỀN THỐNG TRONG THƠ MỚI 1932 – 1945...........................................................................................................101 4.1. Thi pháp và thi pháp các thể thơ.....................................................................101 4.2. Thi pháp các thể truyền thống trong lịch sử thơ ca dân tộc trước Thơ mới.....103 4.2.1. Các thể truyền thống thuộc hệ thống thể thơ du nhập..................................103 4.2.2. Các thể truyền thống thuộc hệ thống thể thơ thuần Việt..............................106 4.3. Thi pháp các thể truyền thống trong Thơ mới.................................................111 4.3.1. Các thể truyền thống trước những thử thách của thời đại Thơ mới.............111 4.3.2. Thi pháp các thể truyền thống du nhập trong Thơ mới................................111 4.3.3. Thi pháp các thể truyền thống thuần Việt trong Thơ mới............................125 4.3.4. Những thành công và bất cập về thi pháp của các thể truyền thống trong Thơ mới 1932 - 1945 (thay cho tiểu kết).....................................................143 KẾT LUẬN...........................................................................................................147 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT LB : Lục bát STLB : Song thất lục bát HN : Hát nói ĐL : Đường luật CP : Cổ phong Nxb : Nhà xuất bản Tr : Trang TP : Thành phố [ ] : Cách chú thích tài liệu trích dẫn: số thứ tự tài liệu tham khảo đứng trước, số trang đứng sau. Ví dụ: [83, 53] nghĩa là số thứ tự của tài liệu trong mục Tài liệu tham khảo là 83, nhận định trích dẫn nằm ở trang 53 của tài liệu này. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Thơ mới 1932 - 1945 là cuộc cách tân (có người gọi là cuộc “cách mạng”) thắng lợi lớn về thơ, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch sử thơ ca và văn học dân tộc. Những đóng góp của nó cho quá trình hiện đại hoá thơ ca nói riêng và văn học dân tộc nói chung là khó có thể thay thế. Thơ mới 1932 – 1945 (từ đây trở đi gọi tắt là Thơ mới) đã được nghiên cứu nhiều. Tuy nhiên, không phải mọi vấn đề của Thơ mới đã được / “bị” khai thác cạn kiệt. Thơ mới vẫn còn sức hấp dẫn lớn và chờ đợi những tìm hiểu, khám phá, luận giải mới. Xung quanh vấn đề đánh giá thành tựu của Thơ mới (xét về mặt thể loại) cũng như của cả phong trào thơ (xét về mặt “khuynh khướng”, “tổ chức”) vẫn còn tồn tại nhiều ý kiến không thống nhất… Thơ mới cho đến nay vẫn là một hiện tượng độc đáo của thơ Việt cần phải được tiếp tục nghiên cứu, nhất là trên phương diện loại hình - thể loại. 1.2. Việc nhận chân giá trị cũng như bản chất của Thơ mới có thể được tiến hành khảo sát, xác định trên nhiều phương diện và bằng nhiều con đường khác nhau. Chúng tôi chọn hướng tiếp cận Thơ mới từ phương diện thể loại, đặc biệt ở đây là những thể thơ truyền thống (bao hàm cả các thể thơ du nhập và các thể thơ thuần Việt), vì nhận thấy đây vừa là chỗ đem lại vinh quang cho thơ Việt suốt cả một quá trình dài hàng nghìn năm, vừa là chỗ dễ gây ngộ nhận cho không ít độc giả (tưởng rằng Thơ mới là một sự phủ định truyền thống), từ đây cung cấp một cái nhìn sâu hơn, khoa học và thoả đáng hơn về đặc trưng loại hình của Thơ mới. Mặt khác, tìm hiểu, nghiên cứu văn học theo xu hướng loại hình, thể loại đang là hướng nghiên cứu có nhiều triển vọng và ý nghĩa. 1.3. Trên hành trình phát triển và hiện đại hóa thơ ca dân tộc, sự hiện diện của các thể thơ truyền thống trong một cuộc cách tân vĩ đại về thơ ca (qua hiện tượng Thơ mới) thực sự có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng. Chức năng, nội dung và thi pháp của những thể thơ này trong Thơ mới có gì biến đổi không? Nó tồn tại như thế nào trong thế cạnh tranh với các thể thơ hiện đại - “mới”? Đây đang là những câu hỏi mà cho đến nay vẫn chưa có những lời giải thoả đáng. Từ đây, có thể tìm thấy nhiều bài học quý báu cho quá trình đổi mới thơ Việt. 1.4. Thơ mới nói chung, các thể thơ truyền thống trong Thơ mới nói riêng giữ vị trí quan trọng trong chương trình dạy - học ngữ văn ở các nhà trường phổ thông 1 và bậc đại học. Thực hiện đề tài này, luận án còn nhằm phục vụ cho việc tham khảo và vận dụng vào dạy - học ngữ văn ở nhà trường (nhất là ở các trường đại học). 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Các thể thơ truyền thống (bao hàm các thể ở cả hai hệ thống thể thơ du nhập và thuần Việt) trong Thơ mới 1932 - 1945. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án chỉ tập trung khảo sát, tìm hiểu các thể thơ truyền thống trong Thơ mới 1932 - 1945 (các thể khác – các thể “phi truyền thống” hay hiện đại dĩ nhiên luận án vẫn quan tâm nhưng chỉ dùng làm cơ sở để đối sánh). Văn bản khảo sát chính là tuyển tập Thơ mới 1932 - 1945, tác giả và tác phẩm [128]. Ngoài ra, còn một số tài liệu khác được chúng tôi dùng khảo sát thêm, so sánh và đối chiếu, gồm: Thi nhân Việt Nam [175], Việt Nam thi nhân tiền chiến [95] và 15 tuyển thơ của các tác giả tiêu biểu cho phong trào Thơ mới của Nxb Hội Nhà văn, 1995 [129]. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận án khảo sát các thể thơ truyền thống trong Thơ mới 1932 – 1945 nhằm làm rõ đặc trưng về cả 3 phương diện (chức năng, nội dung, thi pháp) của từng thể thơ cũng như cả hệ thống thể thơ; xác định vị thế, vai trò của nó trong cấu thành loại hình thơ hiện đại Việt Nam, từ đây có thể có những đề xuất mới cho việc nghiên cứu Thơ mới nói riêng, thơ ca dân tộc nói chung trên con đường đi đến hiện đại… 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.2.1. Xác định vị thế và vai trò của các thể thơ truyền thống trong hệ thống thể thơ của Thơ mới 1932 - 1945. 3.2.2. Khảo sát, phân tích, luận giải, xác định đặc trưng chức năng và nội dung của các thể thơ truyền thống trong Thơ mới 1932 - 1945. 3.2.3. Khảo sát, phân tích, xác định đặc trưng thi pháp của các thể thơ truyền thống trong Thơ mới 1932 - 1945. Cuối cùng rút ra một số kết luận về hệ thống các thể thơ truyền thống trong Thơ mới 1932 - 1945. 2 4. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng và phối – kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau. Trước hết là phương pháp loại hình – và đây cũng là quan điểm cơ bản của tác giả luận án trong nhìn nhận vấn đề. Phương pháp loại hình giúp cho việc đối sánh, phân định và nhận diện đặc trưng các hệ thống thể thơ theo từng loại hình thơ / loại hình văn học một cách khoa học. Một số phương pháp của thi pháp học cũng được luận án chú trọng vận dụng vì đây chính là chìa khoá nhằm giải mã “thể loại” và đặc trưng các thể thơ trên ba phương diện cơ bản của nó: chức năng, nội dung và thi pháp. Các phương pháp khác được vận dụng trong luận án đều giữ vai trò riêng: Phương pháp thống kê – miêu tả được vận dụng để khảo sát, thống kê, miêu tả với những con số cụ thể; phương pháp phân tích – tổng hợp giúp cho việc chi tiết hoá, phân tích và tổng hợp các dữ kiện; phương pháp lịch sử giúp cho việc xác định quá trình hình thành, phát triển của các thể thơ truyền thống theo lịch sử; phương pháp cấu trúc – hệ thống giúp cho việc hệ thống hoá và nhìn các thể thơ theo những tập hợp mang tính chỉnh thể của quá trình văn học,... Trong quá trình triển khai thực thi đề tài, luận án còn vận dụng nhiều thao tác cần thiết của khoa học nghiên cứu văn học (như: phân tích, so sánh, đối chiếu, mô hình hoá, v.v...). 5. Đóng góp mới của luận án Luận án là công trình đầu tiên tập trung nghiên cứu đặc trưng chức năng, nội dung và thi pháp của các thể thơ truyền thống trong Thơ mới 1932 - 1945 với một cái nhìn hệ thống; từ đây xác định vị thế, vai trò, vận mệnh và sức sống của các thể thơ này trong thơ Việt Nam hiện đại. Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần khẳng định con đường đi đến hiện đại của thơ ca dân tộc rõ ràng không phải là con đường tách rời, cắt mạch với truyền thống. Sức mạnh của các yếu tố mang giá trị của truyền thống vẫn có thể tạo nên thành tựu mới nếu biết phát huy và làm mới nó. Kết quả của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo, giúp cho việc dạy học văn học trong nhà trường và tiếp nhận Thơ mới, thơ hiện đại được tốt hơn. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án được triển khai trong bốn chương: Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu 3 Chương2: Vị thế và vai trò của các thể thơ truyền thống trong Thơ mới 1932 - 1945 Chương 3: Chức năng và nội dung của các thể thơ truyền thống trong Thơ mới 1932 - 1945 Chương 4: Thi pháp các thể thơ truyền thống trong Thơ mới 1932 - 1945. 4 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Thơ mới 1932 - 1945 từ phương diện thể thơ trên lịch trình nghiên cứu suốt hơn tám thập kỷ qua Vấn đề nghiên cứu thể loại nói chung và các thể thơ nói riêng trong phong trào Thơ mới đã được đề cập từ rất sớm. Ngay từ khi mới ra đời, Thơ mới trước hết được nhìn nhận ở góc độ thể loại, được hiểu là thơ “tự do” (theo nghĩa là một “lối thơ” hay “thể thơ”) nhằm phân biệt, đối lập với những bài thơ làm theo hình thức thơ luật Đường một cách gò bó, khuôn sáo, xuất hiện không ít trên báo chí công khai thời bấy giờ. Phan Khôi trong bài Một lối thơ mới trình chánh giữa làng thơ (1932) xác định đó là lối thơ “đem ý thật có trong tâm khảm tả ra bằng những câu có vần mà không phải bó buộc bởi những niêm luật gì hết” [85, 53]. Được Phan Khôi khơi mào, các tác phẩm Thơ mới liên tục được in ra, các báo ở hai miền đã cho đăng các bài “bút chiến” tranh luận Thơ cũ - Thơ mới, phê bình Thơ mới. Các bài viết tham gia tranh luận đã được tập hợp khá đầy đủ trong cuốn Tranh luận văn nghệ thế kỷ XX [131]. Nhìn chung, cái đích lớn nhất mà cuộc tranh luận hướng đến là nhằm đi tìm và xác lập diện mạo lối “thơ mới”. Lúc đầu, Thơ mới được xác định bằng cách đối sánh với các thể thơ cũ để tìm ra khuôn vần, nhạc điệu và hình thức của các thể thơ mới. Khi Thơ mới đang trên hành trình vận động của nó (vài năm đầu của thập niên 40 - thế kỷ XX), ngoài các ý kiến ngắn về Thơ mới tiếp tục xuất hiện trên báo chí, có hai công trình nổi bật là Việt Nam văn học sử yếu (1941) của Dương Quảng Hàm [59] và Thi nhân Việt Nam (1942) của Hoài Thanh - Hoài Chân [175]. Dương Quảng Hàm bước đầu khảo cứu âm luật và thể cách của Thơ mới. Đặc biệt, Hoài Thanh - Hoài Chân với Thi nhân Việt Nam, nhất là bài viết Một thời đại trong thi ca, đã tỏ ra rất nhạy cảm, xác đáng trong tinh tuyển, tổng duyệt, tổng luận thế nào là Thơ mới, trong đó có vấn đề các thể thơ. Vấn đề các thể thơ của Thơ mới, tuy chưa được Hoài Thanh - Hoài Chân đi sâu khảo sát (hai ông tập trung nhiều hơn về cái tôi của Thơ mới), nhưng những ý kiến của các ông rất có ý nghĩa. Từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, Thơ mới cũng như việc nghiên cứu Thơ mới trải nhiều thăng trầm. Ở miền Bắc, do thực tiễn, nhiệm vụ cách mạng đặt ra cho văn nghệ nói chung và cái nhìn về văn học lãng mạn chưa được “cởi trói”, việc nghiên cứu Thơ mới còn ít, sự đánh giá Thơ mới chưa thỏa đáng, nhất là về nội dung 5 tư tưởng. Thành tựu nghiên cứu về Thơ mới trong thời gian này, đáng chú ý nhất là công trình Thơ ca Việt Nam hình thức và thể loại của Bùi Văn Nguyên - Hà Minh Đức [124]. Trong công trình này, ở chương V: Các thể thơ ca trong phong trào Thơ mới, Hà Minh Đức đã thống kê, khảo sát, phân tích khá thuyết phục các thể được dùng phổ biến của phong trào Thơ mới, nhất là trên phương diện thi pháp thể thơ. Ngoài ra, các công trình Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại của Hà Minh Đức [47], Phong trào Thơ mới của Phan Cự Đệ [33] cũng khẳng định những đóng góp to lớn về nghệ thuật của Thơ mới, trong đó ít nhiều có đề cập đến các thể thơ. Trong giai đoạn này, ở miền Nam, Thơ mới được đánh giá cao, được đưa vào giảng dạy trong nhà trường. Các công trình: Việt Nam văn học sử giản ước tân biên (tập III, 1961) của Phạm Thế Ngũ [119], Khảo luận luật thơ của Lam Giang [54], Những bước đầu của báo chí, tiểu thuyết và Thơ mới của Bùi Đức Tịnh [165],… có quan tâm Thơ mới trên phương diện thể thơ. Tuy nhiên, ở các công trình trên, các thể thơ của Thơ mới mới chỉ được giới thiệu một cách khái quát, các tác giả chủ yếu nghiêng về miêu tả những biểu hiện “bề mặt”, chứ chưa đi sâu tìm hiểu tính đặc thù về chức năng, nội dung và thi pháp các thể của Thơ mới. Từ 1975, sau ngày đất nước thống nhất, vấn đề đánh giá Thơ mới vẫn trượt theo quán tính phủ định. Từ 1986 (kể từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI) đến nay, trong bối cảnh thời kỳ đổi mới, hội nhập (với thế giới), Thơ mới và nhiều hiện tượng văn học tiền chiến được nhìn nhận lại, được quan tâm, đánh giá một cách bình tĩnh, khách quan và khoa học hơn. Xu hướng nghiên cứu văn học theo nhiều phương pháp mới, trong đó có phương pháp loại hình, ngày càng chứng tỏ tính ưu việt của nó. Trong xu thế đó, loại hình Thơ mới 1932 - 1945, nhất là từ góc độ thể thơ cũng được quan tâm nhiều và được đánh giá cao. Phổ biến nhất là các bài viết đăng trên các báo, tạp chí (từ trung ương đến địa phương), và các trang website. Có thể kể đến các bài viết tiêu biểu: Tiếp nhận ảnh hưởng của thơ truyền thống (Xuân Diệu) [31], Cái mới của Thơ mới từ xung khắc đến hòa giải với truyền thống (Trần Đình Hượu) [75], Cuộc cải cách của phong trào Thơ mới và tiến trình thơ tiếng Việt (Lại Nguyên Ân) [7], Thơ mới và sự đổi mới thi pháp thơ trữ tình tiếng Việt (Trần Đình Sử) [154], Loại hình câu thơ của Thơ mới (Lê Tiến Dũng) [21], Địa vị lịch sử của phong trào Thơ mới (Trần Đình Sử) [158], Vấn đề mới cũ trong thơ Việt Nam trước 1945 nhìn từ phong trào Thơ mới (Lưu Khánh Thơ) [181], Thơ mới thành công và thất bại của thành công (Đỗ Lai Thúy) [188], Thể Thơ mới nhìn từ sự vận động nội tại của thể 6 loại văn học (Hoàng Thị Huế) [71], Hình thức Thơ mới với các thể thơ đặc trưng đột phá từ thơ cổ điển (Nguyễn Huệ Chi) [13],… Gần đây xuất hiện một số bài viết theo hướng nghiên cứu chuyên sâu những thể thơ riêng lẻ của Thơ mới như: Bằng trắc thơ bảy chữ Xuân Diệu (Lý Toàn Thắng) [163], Thể tám tiếng trong thơ Việt Nam [24] và Thơ tự do, khuynh hướng chủ yếu trong thơ Việt Nam đương đại (Lê Tiến Dũng) [23], Mối quan hệ giữa hát nói và Thơ mới (Nguyễn Đức Mậu) [108],… Vấn đề các thể thơ của Thơ mới cũng được đề cập trong các công trình là chuyên luận, chuyên khảo hoặc giáo trình dùng trong các trường đại học. Tiêu biểu là các công trình: Ngôn ngữ thơ (Nguyễn Phan Cảnh) [11], Văn học lãng mạn Việt Nam 1930 - 1945 (Phan Cự Đệ) [34], Thơ mới - bình minh thơ Việt Nam hiện đại (Nguyễn Quốc Túy) [167], Góp phần tìm hiểu nghệ thuật thơ ca (Bùi Công Hùng) [72], Con mắt thơ (Đỗ Lai Thúy) [186], Thi pháp hiện đại (Đỗ Đức Hiểu) [66], Tìm hiểu thơ (Mã Giang Lân) [89], Lịch sử văn học Việt Nam 1930 - 1945 (Giáo trình lịch sử văn học của Nguyễn Đăng Mạnh) [106], Cấu trúc thơ (Thụy Khuê) [86], Thơ, v.v…và v.v... (Nguyễn Hưng Quốc) [145],… Hầu hết các bài viết và công trình, hoặc mới đưa ra cái nhìn bao quát, hoặc mới chỉ nghiên cứu một phương diện nào đó của các thể thơ, hoặc tìm hiểu các thể thơ chưa phải vì mục đích nghiên cứu thể loại mà vì mục đích khác theo tư tưởng của người nghiên cứu. Ngoài ra, còn có dạng các công trình đi vào vấn đề thể thơ thuộc phong cách riêng của các nhà thơ, như: Thế giới nghệ thuật thơ Chế Lan Viên của Hồ Thế Hà [55], Ba đỉnh cao Thơ mới Xuân Diệu Nguyễn Bính - Hàn Mặc Tử của Chu Văn Sơn [150], Thơ tình Xuân Diệu (Lưu Khánh Thơ) [179], Thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng tám 1945 của Lý Hoài Thu [183], Thế giới nghệ thuật thơ Xuân Diệu, thời kỳ trước 1945 (Lê Quang Hưng) [74], Thế Lữ, nghệ sĩ hai lần tiên phong của Phan Trọng Thưởng [190],... Dưới dạng là các khóa luận tốt nghiệp đại học, các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, vấn đề thể thơ của Thơ mới ngày càng được khai thác nhiều. Nổi bật có: Kết cấu thơ trữ tình (Phan Huy Dũng) [26], Thơ tình trong Thơ mới (Lê Hồ Quang) [142], Thơ Đường luật Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX (Trần Thị Lệ Thanh) [174], Thơ mới với thơ Đường (Lê Thị Anh) [5],… Rất đáng chú ý là luận án Tiến sĩ Thơ mới 1932 - 1945 nhìn từ sự vận động thể loại của Hoàng Sĩ Nguyên [121]. Đây là công trình đầu tiên đi sâu vào các thể thơ của Thơ mới để tìm hiểu tiến trình vận động, sự tương tác giữa các yếu tố thể thơ một cách khá công phu, hệ thống; từ đây cung cấp một cái nhìn khách quan về con đường nảy sinh, phát triển và thành tựu 7 của Thơ mới, vị trí của Thơ mới trong văn mạch dân tộc. Song, vấn đề đặc trưng các thể thơ không phải là mục đích chính của đề tài nên chưa được tác giả luận án chú trọng. Nhìn chung, Thơ mới và vấn đề thể thơ của Thơ mới đã được quan tâm, nghiên cứu nhiều. Tuy nhiên, chưa có công trình nào tập trung khảo sát hệ thống thể thơ của Thơ mới một cách đầy đủ, hệ thống. Trên lịch trình nghiên cứu hơn tám mươi năm qua, Thơ mới, nhất là ở phương diện các thể thơ vẫn còn nhiều bỏ ngỏ. 1.2. Vấn đề nghiên cứu các thể thơ truyền thống trong Thơ mới 1932 - 1945 Các thể thơ truyền thống (bao hàm cả các thể thơ du nhập và các thể thơ thuần Việt) trong Thơ mới, nhất là các thể lục bát (LB), song thất lục bát (STLB), ảnh hưởng của thể hát nói (HN) đến thể 8 chữ, và thơ Đường luật (ĐL), trên phương diện lý thuyết và trong lịch sử văn học dân tộc nói chung, được nhiều nhà nghiên cứu rất quan tâm. Trước 1945, Dương Quảng Hàm trong Việt Nam văn học sử yếu bước đầu khảo sát âm luật cùng thể cách Thơ mới và nhận thấy “phần nhiều là những bài viết theo lối câu có số chữ nhất định” mà “thường dùng” nhất là lối câu 5 chữ, 7 chữ, 8 chữ [59, 431-432]. Hoài Thanh trong Một thời đại trong thi ca ít nhiều chú ý nhận diện một số thể thơ dân tộc trong Thơ mới: “Thơ Đường luật vừa động đến là tan. Thất ngôn và ngũ ngôn rất thịnh. Ca trù biến thành thơ 8 chữ. Lục bát vẫn được trân trọng: ảnh hưởng Truyện Kiều và ca dao. Song thất lục bát cơ hồ chết, không hiểu vì sao. Thơ 4 chữ trước chỉ thấy trong những bài vè, nay cất lên hàng những thể thơ nghiêm chỉnh. Lục ngôn thể trước chỉ thấy trong Bạch Vân thi tập thỉnh thoảng cũng được dùng. Từ khúc chết dần với thơ tự do…” [175, 42]. Đặc biệt nhất phải kể đến ý kiến của chính những người đương thời Thơ mới bàn về Thơ mới (được nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Sơn tập hợp thành nhiều bài viết như Người đương thời Thơ mới bàn về thơ Xuân Diệu, Người đương thời Thơ mới bàn về thơ Huy Cận, Người đương thời Thơ mới bàn về thơ Lưu Trọng Lư, v.v… đăng tải rộng rãi trên http://phongdiêp.net), trong đó vấn đề các thể truyền thống của Thơ mới cũng được đề cập rải rác ở một vài khía cạnh. Quách Tấn còn có hẳn một công trình bàn về Thi pháp thơ Đường [161] và khẳng định nét mới trong các sáng tác ĐL của chính mình,… Từ 1945 đến 1986, dù có nhiều ý kiến đánh giá không thống nhất và số lượng công trình nghiên cứu về Thơ mới không nhiều, song Thơ mới, và nhất là vấn đề thể thơ của Thơ mới vẫn được các nhà lí luận, nghiên cứu đặc biệt chú ý. Một số 8 công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc, công phu về Thơ mới thời kỳ này có đề cập đến các thể thơ truyền thống. Phạm Thế Ngũ trong Việt Nam văn học sử giản ước tân biên khi nói đến “sự đổi mới về thể cách” đã nhận xét: “Đa số là các bài 5 chữ, 7 chữ và 8 chữ… Về sau thơ phá thể làm ra ngày càng ít, người ta tự nhiên đi vào mấy điệu đều đặn và cố định,… Điệu 5 chữ tương tự thơ ngũ ngôn xưa, điệu 7 chữ tương tự thơ thất ngôn xưa và điệu 8 chữ”, “Thơ Đường mặc dầu bị công kích hết sức cũng không biến hẳn, thơ lục bát về sau được đưa lên chỗ danh dự, song thất lục bát bị sa thải, thơ hát nói biến thành lối thơ 8 chữ, Thế Lữ khai trương rồi trở thành một sở trường của Xuân Diệu và những nhà viết kịch thơ sau này”, các nhà thơ mới “chống lại lối đối chọi gò ép, cấu tứ khuôn sáo, những điều lệ tuân hành một cách máy móc cũng như cái giới hạn bát cú của thơ Đường. Họ buông theo lối thả vần dễ dàng của thơ lục bát, nhưng họ không ưa lối kết vần ràng rịt máy móc của song thất… Họ có khuynh hướng vần bằng hơn là vần trắc, vần cước hơn là vần yêu. Họ ưa những bài năm chữ thả dài để gợi mở một tâm tư súc tích ẩn kín và tìm ra câu thơ 8 chữ để trang trải nỗi xúc động mênh mông tràn ngập tâm hồn” [119, 568-573]. Nói về “thơ cũ”, “thơ mới”, Lam Giang có ý kiến: “Hình thức Thơ mới vẫn hiển nhiên khác hẳn với lối thơ thất ngôn bát cú. Một số luật Đường về ngũ tuyệt, thất tuyệt vẫn được các nhà thơ mới ưa dùng và trong khi ấy câu thơ 8 tiếng của trường Thơ mới cũng tiến dần đến một hình thức có khuôn phép ổn định” [54, 66-67]. Đến 1971, vấn đề nghiên cứu các thể thơ trong Thơ mới đạt một bước tiến mới, được đánh dấu bởi sự ra đời của công trình Thơ ca Việt Nam, hình thức và thể loại (Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức). Bên cạnh việc khảo sát, phân tích khá thuyết phục một số đặc trưng thi pháp của các thể thơ truyền thống (như vần, nhịp, thanh điệu, ngôn ngữ), Hà Minh Đức đã có những ý kiến sâu sắc về chức năng, nội dung các thể thơ này trong thời đại mới. Ông nhận diện khuynh hướng của thể LB (“Thể thơ lục bát trong thời kỳ thơ mới được khai thác theo hai khuynh hướng: khuynh hướng “hiện đại hóa” và khuynh hướng trở về với ca dao” [124, 383]), khẳng định khả năng trữ tình ở thể 5 từ (“Thể thơ 5 từ của phong trào Thơ mới không cô đúc một cách gò bó như ngũ ngôn Đường luật, mạch thơ mở rộng hơn, tứ thơ bay bổng và tình ý thiết tha hơn” [124, 372]) và xác nhận mối quan hệ cội nguồn giữa thể 8 chữ và HN cùng những cách tân của các nhà thơ mới (“Các nhà thơ mới đã sáng tạo được thể thơ 8 từ trên cơ sở khai thác và kế thừa hình thức hát nói của thơ ca dân tộc. Thể 8 từ với nhịp điệu uyển chuyển, với sự không hạn định của số câu và với 9 cách hiệp vần rộng rãi đã trở nên một thể thơ có khả năng biểu hiện khá sinh động” [124, 119]). Ở công trình Phong trào Thơ mới, Phan Cự Đệ giành hẳn một chương (chương VI) để bàn về “nghệ thuật của phong trào Thơ mới lãng mạn”. Sau khi tổng thuật công cuộc định giá các thể của Thơ mới, tác giả kết luận: “Thơ mới thực chất ra không phải là lối thơ tự do. Lúc đầu nó phá ra một cách phóng túng, nhưng dần dần nó trở nên nhuần nhị và dừng lại ở một số thể thơ quen thuộc. Số chữ trong câu có thể từ 2 chữ (Sương rơi) đến hơn 10 chữ nhưng dùng nhiều nhất là lối thơ 5 chữ, 7 chữ, 8 chữ. Số câu trong bài không nhất định, thường thường mỗi bài chia làm nhiều khổ, mỗi khổ 4 câu” [33, 168-169]. Công trình Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại của Hà Minh Đức [47] cũng điểm qua một vài thể thơ truyền thống của Thơ mới, nhưng mới chỉ dừng lại ở những ví dụ nhỏ, tản mạn. Từ những năm 80 của thế kỷ XX đến nay, vấn đề các thể thơ truyền thống trong Thơ mới thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu. Trong đó, ĐL, LB, 8 chữ (vốn thoát thai từ HN) là những thể được ưu tiên nghiên cứu hàng đầu trong hệ thống thể thơ truyền thống của Thơ mới. Các bài viết riêng về các thể thơ đăng trên các báo, tạp chí, website nở rộ: Những đóng góp mới trong việc nghiên cứu thể loại thơ lục bát [82] và Về việc vận dụng thi pháp ca dao trong thơ trữ tình hiện nay của Nguyễn Xuân Kính [83], Một số cách tân trong thể thơ lục bát hiện đại của Hà Quảng [144], Bằng trắc thơ bảy chữ Xuân Diệu của Lý Toàn Thắng [170], Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của thể thơ song thất lục bát của Ngô Văn Đức [50], Thơ lục bát Việt Nam, lạm bàn và Lục bát, một thể thơ anh minh của Nguyễn Trọng Tạo [159], Thơ Đường luật Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX: một số lượng đáng kinh ngạc [171], Quách Tấn với thơ Đường luật [172] và Âm vang của luật Đường trong phong trào Thơ mới [173] đều của Trần Thị Lệ Thanh, v.v… Các chuyên luận, chuyên khảo hoặc giáo trình dùng trong các trường đại học, đặc biệt là các tuyển tập, công trình, luận án nghiên cứu về các thể thơ truyền thống của Thơ mới xuất hiện ngày càng nhiều. Trong Thơ mới và sự đổi mới thi pháp thơ trữ tình Việt Nam, Trần Đình Sử chú ý đến việc cách tân loại hình câu thơ của Thơ mới: “Thơ mới đã mang một nhãn quan mới về ngôn ngữ thơ… Thơ mới đã căn bản cải tạo lại thơ trữ tình tiếng Việt từ câu thơ điệu ngâm sang câu thơ điệu nói” [154, 108]. Nguyễn Bá Thành với Tư duy thơ và tư duy thơ Việt Nam hiện đại khẳng định công lao “phát triển, hoàn chỉnh và cải tiến các thể thơ dân tộc” của phong trào Thơ mới: “Chính cuộc đấu tranh chống cái cũ ấy đã đạt đến thành tựu bất ngờ là hoàn 10 chỉnh thơ lãng mạn, đẩy các thể thơ dân tộc đến một đỉnh cao “cổ điển” khác. Họ đã làm được một việc mà nền thơ dân tộc sẽ phải ghi công: phát triển, cải tiến và hoàn chỉnh các thể thơ dân tộc trước khi Cách mạng thành công. Thơ 2 chữ của Nguyễn Vỹ, thơ 5 chữ của Vũ Đình Liên, thơ 7 chữ của Huy Cận, Chế Lan Viên, Thâm Tâm, Vũ Hoàng Chương, thơ lục bát của Nguyễn Bính, thơ 8 chữ của Thế Lữ,… Có những bài đã đạt đến chuẩn mực “cổ điển” trong phương thức trữ tình” [176, 323]. Vũ Tuấn Anh trong các công trình Văn học Việt Nam hiện đại - nhận thức và thẩm định [3] và Sự vận động của cái tôi trữ tình và tiến trình thơ ca [4] đã đề cập đến “sự hoàn chỉnh và tính năng động của thể loại trong đời sống văn học 1930 - 1945”. Tác giả cho rằng: việc Thơ mới tìm về, cách tân các thể thơ truyền thống “là sự hòa giải tỉnh táo của ý thức thể loại” [4, 36]. Với Loại hình câu thơ của Thơ mới [21] và Thể 8 tiếng trong thơ Việt Nam [24], Lê Tiến Dũng đã đưa ra những ý kiến mới về sự vận động, tiếp thu thể thơ truyền thống, sự ảnh hưởng của thơ phương Tây và sự sáng tạo của thể thơ 8 chữ trong Thơ mới. Đồng thời, tác giả có so sánh sự khác nhau của một số thể thơ mới và thơ cũ. Trong Thơ mới, những bước thăng trầm, Lê Đình Kỵ khảo sát qua các loại câu thơ và nhận xét: “Câu thơ thất ngôn, ngũ ngôn không còn độc tôn, Thơ mới không hạn chế số câu trong mỗi bài thơ, không quy định số từ bắt buộc cho mỗi dòng thơ. Câu thơ có thể đi từ 2 từ đến 9, 10 từ” [84, 119]. Bàn về Thơ Việt Nam trong tiến trình hiện đại hóa văn học dân tộc, Vũ Văn Sỹ nhận thấy: “Thơ mới đã kết hợp được truyền thống thơ lâu đời của dân tộc như câu 8 âm tiết trong ca trù, xử lí lại câu thơ thất ngôn và ngũ ngôn Đường luật, thơ lục bát… Đặc biệt nó đã tiếp nhận được một phần kinh nghiệm nghệ thuật của ngót trăm năm thơ Pháp từ các trường phái lãng mạn đầu thế kỷ XIX (Chateaubriand, Lamartine, Musset, Vigny, Hugo) qua Baudelaire đến các trường phái hiện đại khác” [148, 16],… Nổi bật hiện nay là các công trình nghiên cứu theo hướng chuyên sâu về các thể loại văn học dân tộc (trong đó có các thể thơ truyền thống trong Thơ mới) của các tác giả: Phan Diễm Phương với Lục bát và song thất lục bát [139], Phan Ngọc với Suy nghĩ về thể loại thơ song thất lục bát [115] và Nội dung thơ song thất lục bát [116], Nguyễn Đức Mậu với Thể loại hát nói trong sự vận động của lịch sử văn học [110] và Mối quan hệ giữa hát nói với Thơ mới [108], Trần Thị Lệ Thanh với Thơ Đường luật Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX [174], Lê Thị Anh với Thơ mới với thơ Đường [5], Hồ Hải với Thơ lục bát Việt Nam hiện đại từ góc nhìn ngôn ngữ [57], Hoàng Sĩ Nguyên với Thơ mới 1932 - 1945 nhìn từ sự vận động thể loại [121], 11 … Phan Ngọc bước đầu nhận diện sự đổi thay về cấu trúc, chức năng và nội dung phản ánh của STLB đầu thế kỷ XX: “Tuy các khổ bốn câu vẫn còn, nhưng không chia tách rạch ròi, mỗi khổ một ý nữa. Hình thức liệt kê chiếm bá chủ, liệt kê các sự việc, các cảnh khổ, các cố gắng cho nhân dân. Nó chứa đựng một yếu tố mới, yếu tố kêu gọi, thúc đẩy. Nó là những bài ca xung trận” [116, 290], và ông lí giải: “Sang giai đoạn 1930 - 1940, trong thơ song thất lục bát chỉ có thơ các chiến sĩ cộng sản là hay, còn các nhà thơ mới không làm được thể thơ này vào mức gọi là tạm được. Không phải vì họ bất tài, mà bởi vì trong lòng họ chưa có được cái chữ nghĩa của thể loại: khi một thể thơ lấy hạnh phúc làm nội dung, những con người không nhìn thấy hạnh phúc ở đâu cả làm thế nào nó viết hay được.” [116, 291]. Nhằm minh chứng cho nhận định về sức sống mãnh liệt của thể LB trong thơ ca Việt Nam hiện đại, Phan Diễm Phương đã đi sâu khảo sát, phân tích các đặc trưng cơ bản về chức năng, nội dung và thi pháp của thể thơ, trong đó có sáng tác LB của một số nhà thơ mới. Tác giả cũng có những cắt nghĩa thuyết phục về số phận trái ngược của hai thể LB và STLB (vốn song hành cùng nhau một thời gian dài trong lịch sử văn học dân tộc) trong Thơ mới nói riêng và thơ hiện đại nói chung: “Thể lục bát với những cách thức xử lý phong phú, đa dạng đang duy trì được sức sống và hòa nhập vào đời sống chung của thơ ca hiện đại”, “Phải chăng vì tinh thần hướng theo truyền thống quá mạnh, khó chấp nhận những sự biến đổi về cả hai phương diện cấu trúc và chức năng, lại cũng không có nhu cầu hòa hợp về thi pháp mà thể song thất lục bát ít có cơ hội để phát huy vai trò của mình trong đời sống thơ ca hiện đại?” [139, 213]. Nguyễn Đức Mậu nhìn thấy mối liên hệ xa gần giữa HN với thể thơ 8 chữ trong biểu đạt nội dung về con người cá nhân cá thể. Còn Hoàng Sĩ Nguyên tìm hiểu tiến trình vận động của các thể thơ của Thơ mới và nhận thấy: “Thể thơ 7 tiếng chiếm tỷ lệ lớn nhất, đạt đến độ hoàn hảo, tạo ra được nhiều kiệt tác”, “Thể lục bát tuy có sự bắt nhịp nhanh nhưng tỷ lệ sử dụng còn ít, mạch vận động qua các giai đoạn biến đổi không nhiều. Có lẽ nó chỉ phù hợp với tâm hồn thi nhân có điệu thơ thuộc về âm hưởng nhẹ nhàng, đề tài quê hương, thiên nhiên hơn là sự quẫy đạp, tung hô, thích đổi mới của cái tôi thành thị” [121, 106], “Thể 8 tiếng có sự phóng túng câu, chữ, nhịp điệu linh hoạt, sử dụng vần hỗn hợp và sự giãn nở gần văn xuôi hơn nên mở rộng được sức dung chứa cuộc sống. Từ đó, câu thơ dễ giãi bày chất tự sự, lời kể, nên nó có khả năng thể hiện tiếng nói sâu kín của tâm hồn con nguời, thích hợp với kiểu con nguời cá nhân thành thực, con người tâm linh” [121, 101], “Thể 5 tiếng được sử 12 dụng ít nhưng có nhiều bài thơ hay, có sự vận động biến đổi nhanh hơn,… Mạch thơ, tứ thơ mở rộng, thanh điệu nhịp nhàng, thanh thoát, bay bổng, diễn tả được tâm hồn mới thường lâng lâng trước nỗi buồn hay cảm xúc suy tư bất chợt” [121, 95-102]. Lê Thị Anh dày công trong việc khảo sát, phân tích sự tiếp thu nhiều mặt của Thơ mới đối với thơ Đường, từ cấp độ hình thức (tiêu đề, đề từ, từ ngữ, hình ảnh, câu thơ, liên thơ, khổ thơ, bài thơ, nhà thơ) đến nội dung cảm hứng (nỗi niềm biệt ly - cô đơn, cảm xúc thoát tục, đồng cảm với thân phận bị vùi dập của kiếp đời ca kỹ), trong đó tác giả có khảo chứng các thể ĐL, cổ phong (CP) được dùng trong Thơ mới đồng thời điểm qua các gương mặt Thơ mới sử dụng thành công thơ ĐL (Thâm Tâm, Quách Tấn, Hàn Mặc Tử, Vũ Đình Liên,…) [5], v.v… Nhìn chung, Thơ mới và vấn đề thể thơ của Thơ mới (nhất là các thể truyền thống) đã có một bề dày lịch sử nghiên cứu, phê bình, phân tích, đánh giá và ngày càng có thêm nhiều thành tựu. Tuy nhiên, do mục đích khoa học cụ thể của từng tác giả đề tài là khác nhau (thể hiện ở các tiêu đề bài viết và các công trình đã nêu ở trên), việc nghiên cứu các thể thơ truyền thống của Thơ mới còn không ít những vấn vấn đề bỏ ngỏ. Một thể loại văn học nói chung, một thể thơ nói riêng bao giờ cũng bao hàm ba phương diện cơ bản: chức năng, nội dung và thi pháp. Ba phương diện gắn bó hữu cơ với nhau như mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức làm nên tính chỉnh thể toàn vẹn của thể thơ… Trong một số công trình, nhiều khi các khái niệm này bị tách bạch, chia lẻ dẫn đến việc nghiên cứu vấn đề chỉ mới dừng lại ở một vài khía cạnh riêng biệt (hoặc chức năng, nội dung, hoặc thi pháp thể thơ). Lâu nay giới nghiên cứu thường chú trọng khai thác các đặc điểm thi pháp của các thể thơ (và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận), trong khi đó hai phương diện chức năng và nội dung các thể thơ còn chưa được quan tâm đúng mức. Thiết nghĩ, cần phải có một cái nhìn toàn diện về đặc sắc của các thể thơ truyền thống trong Thơ mới trên cả ba phương diện vừa nêu. Việc nghiên cứu các thể thơ truyền thống trong Thơ mới nhiều khi mới chỉ dừng lại ở dạng khái quát lí luận mà thiếu những khảo chứng, phân tích thuyết phục. Theo quan sát của chúng tôi, ở đây vẫn còn đặt ra nhiều vấn đề rất đáng quan tâm, như: số phận thể STLB trong Thơ mới và thơ hiện đại chưa được lí giải thấu đáo, mối quan hệ mật thiết giữa thơ HN truyền thống và Thơ mới 8 chữ chưa được quan tâm làm rõ, dấu vết của các thể thơ truyền thống như từ khúc, thể 4 chữ trong các 13 bài vè, bài nói lối của văn học dân gian hay ảnh hưởng ít nhiều của câu văn biền ngẫu trong thơ một số nhà thơ mới thời kì đầu chưa được khảo sát, minh định cụ thể, v.v… Thể loại là “nhân vật chính” (chữ dùng của M. Bakhtin) của đời sống văn học. Mỗi một cuộc vận động cách tân, chuyển đổi, thay thế giữa các loại hình văn học luôn phản chiếu một cách tập trung nhất qua thể loại. Sự tồn tại và phát huy thế mạnh của một số thể thơ thuộc loại hình văn học truyền thống trong loại hình văn học hiện đại (mà điển hình nhất là Thơ mới) rõ ràng mang một ý nghĩa cách tân và kế thừa to lớn. Các công trình nghiên cứu phần lớn đều nhận thấy tầm quan trọng này nhưng chỉ mới nhận định thông qua khảo sát, phân tích một số thể thơ riêng lẻ. Thực tế còn thiếu vắng công trình chuyên biệt mang tính quy mô và hệ thống về tất cả các thể thơ truyền thống có mặt trong Thơ mới; cũng chính vì thế mà việc xác định vị thế, vai trò, ý nghĩa của các thể thơ truyền thống trong Thơ mới nói riêng, thơ hiện đại dân tộc nói chung, từ đó tìm bài học không chỉ cho nghiên cứu thơ mà còn cho cả sáng tạo thơ còn là những thử thách chưa có lời giải... Do có những vấn đề bị bỏ ngỏ như trên, việc nghiên cứu các thể thơ truyền thống trong Thơ mới vẫn cần phải được tiếp tục trên một quy mô lớn hơn và theo một góc nhìn toàn diện hơn. Tất nhiên, ý kiến và thành quả nghiên cứu của những người đi trước luôn luôn là bài học quý cho chúng tôi kế thừa và phát triển. 14 Chương 2 VỊ THẾ VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC THỂ THƠ TRUYỀN THỐNG TRONG THƠ MỚI 1932 - 1945 2.1. Nhìn chung về loại hình Thơ mới 1932 - 1945 2.1.1. Hiện tượng Thơ mới 1932 - 1945 trong lịch sử thơ ca dân tộc 2.1.1.1. Xác định nội hàm cho một khái niệm là việc làm cần thiết nhằm thống nhất những “khái niệm công cụ” trước khi đi vào vấn đề cần nghiên cứu, nhất là đối với Thơ mới - một hiện tượng thơ nhiều hấp dẫn và từng không ít bàn cãi. Xung quanh vấn đề nhận diện, định danh và định giá Thơ mới vẫn còn tồn tại nhiều ý kiến không thống nhất. Ngay từ khi mới ra đời, Thơ mới đã được nhìn nhận từ phương diện hình thức, thể loại. Danh từ “Thơ mới” lần đầu tiên được chính thức khởi xướng bởi Phan Khôi, trên báo Phụ nữ tân văn, số 122, năm 1932, khi ông muốn dấy lên một phong trào thơ “đem ý thật có trong tâm khảm tả ra bằng những câu có vần mà không phải bó buộc bởi những niêm luật gì hết” [85, 53] nhằm phản ứng và đối lập với “thơ cũ” - một khái niệm cũng lần đầu tiên xuất hiện theo logíc của tư duy phân loại, dùng để chỉ lối thơ làm theo hình thức luật Đường đã trở nên gò bó, khuôn sáo xuất hiện đầy rẫy trên báo chí thời đó. Trong giai đoạn đầu của phong trào Thơ mới, để đấu tranh định hình một lối thơ khác với thơ cách luật cổ điển, mang “tinh thần tự do”, những người làm thơ mới đã nhất loạt tấn công vào tính quy phạm cứng nhắc của “thơ cũ” bằng cách cố tình đưa cú pháp văn xuôi vào thơ; dỡ bỏ mọi nề nếp niêm, luật và phép tắc đối thanh, đối ý của thơ cổ điển; cho phép cảm xúc tự do đi về trong câu chữ và vần. Do tiêu điểm của cuộc chiến nằm ở đó mà chính họ và cả những người chống đối họ từng có lúc ngỡ rằng Thơ mới là thơ “tự do” (theo nghĩa thể thơ). Lại có người còn cho thơ viết theo các thể từ khúc (lời của những điệu hát cổ Trung Hoa gồm những câu dài, câu ngắn không đều nhưng cố định) là Thơ mới. Nhưng đến những giai đoạn sau của phong trào, nhiều nhà thơ lại tìm về với các thể thơ truyền thống như thất ngôn, ngũ ngôn, LB. Ngay lối thơ 8 chữ là sáng tạo của các nhà thơ mới nhưng kiểu cách thể này đã ít nhiều có bóng dáng từ HN. Vậy là quan niệm Thơ mới là thơ tự do hay thơ viết theo các thể từ khúc tỏ ra không ổn nữa. Cách nhận diện Thơ mới chỉ xét riêng trên phương diện hình thức hay thể loại xem ra khó có thể thỏa mãn trong định danh một loại hình thơ 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất