Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hệ thống rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế và những giải pháp khắc phục ...

Tài liệu Hệ thống rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế và những giải pháp khắc phục rào cản để xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường mỹ trong bối cảnh mới

.PDF
126
505
113

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------------CAO QUÝ LONG HỆ THỐNG RÀO CẢN KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC RÀO CẢN ĐỂ XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ TRONG BỐI CẢNH MỚI LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Hà Nội – Năm 2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------o0o------------CAO QUÝ LONG HỆ THỐNG RÀO CẢN KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC RÀO CẢN ĐỂ XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ TRONG BỐI CẢNH MỚI Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và Quan hệ KTQT Mã số: 60 31 07 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Tiến Dũng Hà Nội – Năm 2012 MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT .................................... i DANH MỤC BẢNG, BIỂU ........................................................................... iv DANH MỤC HÌNH VẼ .................................................................................. v PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC RÀO CẢN THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ CÁC QUY ĐỊNH RÀO CẢN KỸ THUẬT CỦA MỸ ............. 6 1.1. Lý luận chung về rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế ................... 6 1.1.1. Rào cản trong thương mại quốc tế ................................................. 6 1.1.2. Phân loại hàng rào thương mại quố c tế ......................................... 7 1.1.3. Rào cản kỹ thuật ........................................................................... 10 1.1.4. Tác động của việc áp dụng rào cản kỹ thuật ................................ 21 1.2. Các quy định về hệ thống rào cản kỹ thuật trong thương mại của Mỹ áp dụng với hàng dệt may nhập khẩu ........................................................... 25 1.2.1. Yêu cầu có tính rào cản liên quan đến trách nhiệm đối với xã hội ...................................................................................................... 25 1.2.2. Quy định có tính rào cản về môi trường ...................................... 30 1.2.3. Tiêu chuẩn chống cháy của ủy ban an toàn tiêu dùng ................. 32 1.2.4. Quy định về nhãn mác theo luật về phân biệt các sản phẩm sợi dệt ...................................................................................................... 33 1.3. Kinh nghiệm vượt rào cản để xuất khẩu hàng dệt may của một số nước vào thị trường Mỹ ..................................................................................... 37 1.3.1. Trung Quốc ................................................................................... 37 1.3.2. Thái Lan ........................................................................................ 41 1.3.3. Một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam .............................. 42 CHƢƠNG 2:THỰC TRẠNG ĐÁP ỨNG RÀO CẢN KỸ THUẬT CỦA MỸ ĐỐI VỚI MẶT HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM......................................................................................................... 45 2.1. Tổng quan về hoạt động xuất khẩu dệt may của Việt Nam ..................... 45 2.1.1. Xuất khẩu dệt may Việt Nam ra thị trường thế giới ..................... 45 2.1.2. Xuất khẩu dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ ......................... 51 2.2. Tác động của hệ thống các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng dệt may Việt Nam .......................................................................................................... 58 2.2.1. Hệ thống các tiêu chuẩn kỹ thuật .................................................. 60 2.2.2. Hệ thống tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA-8000 ........................ 63 2.2.3. Tiêu chuẩn WRAP ......................................................................... 67 2.3. Thực trạng vượt rào của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay. 68 2.3.1. Những thành công và hạn chế của dệt may Việt Nam trong nỗ lực vượt qua các rào cản kỹ thuật trong thương mại của Mỹ ............ 68 2.3.2. Nguyên nhân những hạn chế và tồn tại của dệt may Việt Nam.... 71 2.4. Bài học kinh nghiệm từ thực tiễn vượt rào cản của các doanh nghiệp Việt Nam .......................................................................................................... 78 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP VƢỢT RÀO CẢN KỸ THUẬT TRONG THƢƠNG MẠI CHO CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU DỆT MAY VIỆT NAM SANG MỸ ............................................................... 81 3.1. Cơ hô ̣i, thách thức xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ .................................................................................................................. 81 3.1.1 Cơ hội ............................................................................................. 81 3.1.2 Thách thức...................................................................................... 83 3.2 Phương hướng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ ... 84 3.3 Giải pháp vượt rào cản kỹ thuật của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam .................................................................................................................. 86 3.3.1 Các biện pháp vượt rào đối với doanh nghiệp dệt may Việt Nam 86 3.3.2 Giải pháp từ phía Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp dệt may vượt rào cản kỹ thuật ................................................................................... 97 KẾT LUẬN .................................................................................................. 107 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 109 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Tiếng Anh Tiếng Việt A APEC ASEAN ATC AAFA Asia Pacific Economic Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Cooperation Á – Thái Bình Dương Association of Southeast Asian Hiệp hội các quốc gia Đông Nations Nam Á Agreement on Textiles and Clothing Hiệp định về hàng dệt may American Apparel & Footwear Hiệp Hội may mặc và da giày Association Mỹ C CPSC CITA CPSIA Consumer Product Safety Uỷ ban an toàn sản phẩm tiêu Commission dùng Committee for implementation Ủy ban Mỹ phụ trách thực hiện of textile agreement Hiệp định hàng dệt may The Consumer Product Safety Đạo luật mới về bảo vệ người Improvement Act tiêu dùng D DOC Department of Commerce Bộ Thương Mại Mỹ E EC European Commission i Uỷ ban châu Âu EU Liên minh Châu Âu European Union G GATT General Agreement on Tariffs Hiệp định chung về Mậu dịch and Trade và Thuế quan GMP Good Manufacturing Practices GTB Green Trade Barrer GCC General Conformuty Certification Hệ thống thực hành sản xuất tốt Tiêu chuẩn thương mại “xanh” Giấy chứng nhận tổng quát I IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế ITC International Trade Centre Trung tâm thương mại quốc tế International Trade Cục Quản lý Thương mại quốc Administration tế Mỹ ITA N NTB Non-Tariff Barriers Rào cản phi thuế quan O OECD Organization for Economic Co- Tổ chức Hợp tác và Phát triển operation and Development Kinh tế S SAI Social Accountability Tổ chức quốc tế về trách nhiệm International xã hội T ii TBT Technical Barriers to Trade Rào cản kỹ thuật trong thương mại U USITC USD US International Trade Commission United States Dollar Uỷ ban thương mại quốc tế Mỹ Đồng Đô la Mỹ V VITAS PQKT Vietnam Textile & Apparel Association Technical regulation Hiệp hội dệt may Việt Nam Văn bản Pháp Quy Kỹ Thuật W WTO WRAP WB World Trade Organization Worldwide Responsible Apparel Production Tổ chức Thương mại Thế giới Trách nhiệm trong sản xuất hàng may mặc trên quy mô toàn cầu Ngân hàng thế giới World Bank iii DANH MỤC BẢNG STT Số bảng Nội dung Trang 1 Bảng 1.1 Bảng phân chia các rào cản phi thuế quan của OECD 8 2 Bảng 1.2 Bảng phân chia các rào cản phi thuế quan của Việt Nam 9 3 Bảng 2.1 Thống kê nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ giai đoạn từ 2008 – 4tháng/2012 iv 54 DANH MỤC HÌNH VẼ STT Số bảng Nội dung 1 Hình 1.1 Hê ̣ thố ng rào cản thương ma ̣i Trang 11 2 Hình 2.1 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam giai đoạn 2006 – tháng 5/2012 46 3 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Hình 2.2 Nam sang các thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản giai đoạn 2006 – tháng 5 /2012 49 4 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Hình 2.3 Nam sang các thị trường chính 5 tháng/2012 so với 5 tháng/2011 50 5 Hình 2.4 Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Mỹ qua các năm 56 v PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Hiện nay, ngành dệt may đang đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế đất nước; ngành đang sử dụng gần 5% lao động toàn quốc (hơn 20% lao động trong khu vực công nghiệp), đóng góp 16% giá trị xuất khẩu công nghiệp chế biến, kim ngạch xuất khẩu luôn đứng đầu cả nước, đồng thời lọt vào Top 10 thế giới về kim ngạch xuất khẩu và đóng góp hơn 8% trong kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam là đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường thế giới nói chung và thị trường Mỹ nói riêng có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai. Mặt khác, mặt hàng dệt may là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực đem lại nguồn thu ngoại tệ to lớn cho nền kinh tế quốc dân và hội nhập kinh tế quốc tế, giúp cân bằng cán cân thanh toán thương mại, giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu lao động, thúc đẩy các ngành sản xuất khác trong nước phát triển… góp phần quan trọng trong việc tạo sự phát triển và ổn định kinh tế - chính trị - xã hội. Trong những năm qua, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ đã có mức tăng trưởng đột biến, hiện nay Mỹ đã trở thành thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam . Do đó, để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ, đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tìm hiểu , nghiên cứu về thị trường Mỹ trong đó đă ̣c biê ̣t cầ n chú ý đế n các rào cản kỹ thuâ ̣t mà Mỹ áp dụng với các mặt hàng dệt may khi muốn thâm nhập vào thị trường này. Các nước đặc biệt là các nước công nghiệp phát triển, một mặt luôn đi đầu trong việc đòi hỏi phải mở cửa thị trường và thúc đẩy tự do hóa thương 1 mại theo xu hướng quố c tế hóa – khu vực hóa , mặt khác họ lại luôn tìm kiếm các rào cản tinh vi và phức tạp hơn thông qua các tiêu chuẩn kỹ thuật và biện pháp hành chính nhằm bảo hộ sản xuất trong nước. Những rào cản phi thuế quan (NTB-Non-Tariff Barriers) nói chung và rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT-Technical Barriers to Trade) nói riêng đang gây trở ngại rất lớn đối với hoạt động xuất khẩu của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Khó khăn lại càng bị nhân lên do các tiêu chuẩn kỹ thuật và biện pháp này được mệnh danh nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng chứ không chỉ là các rào cản trong thương mại quốc tế. Do đó , muố n đẩ y nhanh hoạt động xuấ t khẩ u của Việt Nam ra thị trường thế giới nói chung và vào thị trường Mỹ nói riêng thì đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam cầ n phải có sự nhiǹ nhâ ̣n đúng đắ n về các “ rào cản kỹ thuâ ̣t” này . Xuất phát từ tính thiết thực của vấn đề nêu trên, tác giả chọn đề tài: “Hệ thống rào cản kỹ thuật trong thƣơng mại quốc tế và những giải pháp khắc phục rào cản để xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trƣờng Mỹ trong bối cảnh mới”. Đề tài nghiên cứu, làm rõ được một số nội dung cơ bản, cụ thể là: Thế nào là rào cản kỹ thuật trong quan hệ thương mại quốc tế? Các rào cản kỹ thuật được áp dụng ở Mỹ đối với mặt hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam hiện nay như thế nào? Trong tình hình mới hiện nay, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải làm thế nào để vượt rào cản kỹ thuật trong thương mại, nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ? 1. Tình hình nghiên cứu. Đề tài về các rào cản trong thương mại quốc tế và đề tài về hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ đã được đề cập khá nhiều trong các bài viết, công trình nghiên cứu hay các luận văn, luận án như “Làm thế nào để xuất khẩu thành công hàng dệt may vào thị trường Mỹ, Hiệp 2 Hội dệt may Việt Nam, Hà Nội” - Lê Quốc Ân (8/2005); “Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ” – Nguyễn Hữu Khải (2006), Tạp chí Kinh tế đối ngoại, Hà Nội; “Nghiên cứu các rào cản trong Thương mại Quốc tế và đề xuất các giải pháp đối với Việt Nam”- Đinh Văn Thành (2005), Nhà xuất bản Lao động xã hội, Hà Nội; “Thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ và thế giới: viễn cảnh và thử thách” – Đỗ Tuyết Khanh (2008), số 2 tháng 7/2008 Tạp chí nghiên cứu và thảo luận – Thời đại mới ..v.v… Các đề tài chủ yếu chỉ nghiên cứu về hệ thống thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ hay chỉ nghiên cứu hệ thống các rào cản trong thương mại quốc tế và giải pháp cho Việt Nam. Chính vì vậy, trên cơ sở xem xét một cách khái quát tổng hợp hơn, đề tài “Hệ thống rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế và những giải pháp khắc phục rào cản để xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ trong bối cảnh mới” có ý nghĩa rất thiết thực cả về lý luận và thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu cấp thiết hiện nay của ngành dệt may Việt Nam, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển của toàn ngành dệt may trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. Mục đích nghiên cứu của luận văn: nghiên cứu cơ sở khoa học, nội dung của hệ thống rào cản phi thuế quan và rào cản kỹ thuật trong thương mại; trên cơ sở đó phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may vào thị trường Mỹ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đề xuất các định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này. Để thực hiện được mục đích trên, luận văn tập trung vào các nhiệm vụ nghiên cứu sau: 3 - Tìm hiể u hê ̣ thố ng rào cản phi thuế quan áp dụng với hàng hóa xuất khẩu nói chung và các rào cản kỹ thuật thương mại của Mỹ đố i với mă ṭ hàng dê ̣t may nhập khẩu, đồng thời để giúp các doanh nghiệp nhận diện các TBT. - Đánh giá thị trường dệt may Mỹ và chính sách nhập khẩu hàng dệt may, qua đó đề tài khái quát thực trạng vươ ̣t rào của các doanh nghiệp xuất khẩu dê ̣t may Việt Nam vào thị trường này. - Đề xuất một số giải pháp vượt rào đối với các doanh nghiệp Việt Nam và kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.  Đối tượng nghiên cứu: - Nghiên cứu hệ thống các rào cản kỹ thuật TBT đối với mặt hàng dệt may và hệ thống rào cản kỹ thuật tại Mỹ. - Những giải pháp khắc phục rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may vào Mỹ  Phạm vi nghiên cứu: Các qui định rào cản kỹ thuật của Mỹ áp dụng với mă ̣t hàng dê ̣t may, liên hê ̣ thực tiễn với mă ̣t hàng xuất khẩu dê ̣t may Việt Nam sang Mỹ trong bối cảnh mới hiện nay. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu. - Phương pháp tổng hợp: là phương pháp trọng tâm được tác giả sử dụng nhằm tổng hợp các vấn đề về rào cản kỹ thuật trong thương mại của Mỹ để đưa ra được bức tranh khái quát và tổng quan về rào cản kỹ thuật trong thương mại của Mỹ. - Phương pháp phân tích, thống kê: tác giả sử dụng các số liệu thống kê thích hợp để phục vụ cho quá trình phân tích thực tiễn áp dụng rào cản kỹ thuật đối với mặt hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ 4 để từ đó đưa ra những biện pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường này. - Phương pháp so sánh, đối chiếu: tác giả sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu để so sánh kinh nghiệm trong việc đưa ra các rào cản kỹ thuật trong thương mại của Mỹ; từ đó rút ra một số giải pháp vượt rào cản kỹ thuật trong thương mại cho các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng phương pháp khảo sát thực tiễn các doanh nghiệp trong ngành dệt may Việt Nam nhằm thu thập các số liệu thống kê ngành và kết hợp các ý kiến của các chuyên gia để minh hoạ cho những nhận định của mình. 5. Những đóng góp mới của luận văn. - Luận văn hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản của việc tìm hiểu và đáp ứng quy định về rào cản kỹ thuật TBT đối với hàng dệt may trên thị trường Mỹ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. - Đề xuất một số định hướng và giải pháp đáp ứng các rào cản thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu bền vững hàng dệt may trong thời gian tới. 6. Bố cục của luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cầu thành 3 chương, nội dung cụ thể như sau: Chƣơng 1: Tổ ng quan về các rào cản thương mại quốc tế và các quy định rào cản kỹ thuật của Mỹ. Chƣơng 2: Thực tra ̣ng đáp ứng rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với mă ̣t hàng dê ̣t may xuất khẩu của Việt Nam. Chƣơng 3: Giải pháp vượt rào cản kỹ thuật trong thương mại cho các doanh nghiệp xuất khẩu dê ̣t may Việt Nam sang Mỹ. 5 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÁC RÀO CẢN THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ CÁC QUY ĐỊNH RÀO CẢN KỸ THUẬT CỦA MỸ 1.1 Lý luận chung về rào cản kỹ thuật trong thƣơng mại quốc tế. 1.1.1 Rào cản trong thƣơng mại quố c tế . Trong xu hướng hô ̣i nhâ ̣p hiê ̣n nay thì hoa ̣t đô ̣ng thương mại quố c tế đã trở thành mô ̣t hoạt động đươ ̣c diễn ra rô ̣ng khắ p và là mô ̣t hoạt động chủ đa ̣o nhằ m gắ n kế t các quố c gia với nhau . Thông qua hoạt động thương mại quố c tế , các nước có thể phát huy được lợi thế so sánh của mình để phát triển nền kinh tế bằ ng cách xuất khẩu những sản phẩm mà quố c gia đó có lơ ̣i thế và nhập khẩu những sản phẩm mà không có lơ ̣i thế ; bên ca ̣nh đó có thể tâ ̣n du ̣ng đươ ̣c những nguồn lực từ bên ngoài – có được là do sự đầu tư của các nước khác. Thương mại quố c tế đã mang la ̣i những lơ ̣i ích to lớn cho các quố c gia khi tham gia vào hoạt động này . Và cùng phát triển với hoạt động thương mại quố c tế thì các rào cản thương mại quố c tế cũng ngày càng phát triể n và đế n bây giờ thì nó không còn xa la ̣ với các quố c gia khi tham gia vào hoạt động thương mại quố c tế . Thuâ ̣t ngữ “rào cản” trong kinh t ế được hiểu là những công cụ , biê ̣n pháp, chính sách bảo hộ của một quốc gia nhằm hạn chế những tác động tiêu cực ảnh hưởng tới nề n kinh tế của quố c gia đó . Từ đó có thể suy rô ̣ng ra “rào cản trong thương mại quốc tế ” là những công cụ , biê ̣n pháp , chính sách bảo hô ̣ của mô ̣t quố c gia nhằ m ha ̣n chế những tác đô ̣ng tiêu cực ảnh hưởng tới hoạt động thương mại quốc tế của quốc gia đó nói riêng và tới nền kinh tế nói chung. Rào cản thương mại quố c tế đươ ̣c phân chia làm hai loa ̣i : đó là hàng rào thuế quan và phi thuế quan . Theo xu hướng quố c tế hiê ̣n nay thì hàng rào thuế quan đang bi ̣thu he ̣p , không được áp du ̣ng rô ̣ng raĩ nữa mà ngày càng 6 bị hạn chế áp dụng theo q uy đinh ̣ của WTO . Do đó hàng rào phi thuế quan sẽ ngày càng được áp dụng rộng rãi và phổ biến . Rào cản kỹ thuật là một trong những công cu ̣ trong hê ̣ thố ng hàng rào phi thuế quan. 1.1.2 Phân loa ̣i hàng rào thƣơng mại quố c tế. Hàng rào thương mại quốc tế được phân chia thành hai loại : hàng rào thuế quan và phi thuế quan. 1.1.2.1 Hàng rào thuế quan. Nô ̣i dung chin ́ h của hàng rào thuế quan đó là viê ̣c áp du ̣ng thuế là công cu ̣ chin ̃ sự thâm nhâ ̣p của hàng hóa nước ́ h gâ y rào cản để kim ̀ ham ngoài vào thị trường trong nước của một quốc gia . Do đó , khi hàng hóa của nước ngoài khi nhập khẩu sẽ phải chịu áp dụng một mức thuế quan nhất định do quố c gia đó quy đinh ̣ . Thuế quan trong thương mại quố c tế bao gồ m : thuế quan xuất khẩu và thuế quan nhập khẩu. Trong đó , thuế quan nhập khẩu đươ ̣c áp du ̣ng phổ biế n . Thuế quan nhập khẩu là loại thuế áp dụng đối với hàng hóa khi nhập khẩu vào thị trường một quố c gia, do đó giá của hàng hóa này sẽ cao hơn so với giá của hàng hóa đó ở ngoa ̣i quố c . Điề u này sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới người tiêu dùng trong nước . Thuế quan xuất khẩu là loa ̣i thuế được áp du ̣ng với đơn vi ̣hàng hóa xuất khẩu ra thị trường thế giới của mô ̣t quố c gia , do đó khi hàng hóa của quố c gia này sẽ có giá cao hơn so với giá của hàng hóa đó trong nước . Điề u này sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động xuất khẩu của quốc gia đó . Ở nhiều quố c gia thì thuế quan xuất khẩu không được áp du ̣ng vì các quố c gia này đề u khuyế n khić h phát triể n hoạt động xuất khẩu nhằ m phát triể n kinh tế . Trước kia, công cu ̣ thuế quan được sử du ̣ng phố biế n trong chiń h sách bảo hộ thương mại quố c tế của mô ̣t quố c gia , tuy nhiên cho đế n nay thì công 7 cụ này đã không còn được áp dụng phổ biến nữa mà thay vào đó là hàng rào phi thuế quan ngày càng đa da ̣ng và tinh vi. 1.1.2.2 Hàng rào phi thuế quan. Rào cản phi thuế quan là những rào cản không dùng thuế quan mà thay vào đó là các biện pháp hành chính để phân biệt đối xử chống lại sự thâm nhâ ̣p của hàng hóa nước ngoài , bảo vệ hàng hóa trong nước . Các nước công nghiê ̣p phát triể n thường đưa ra lý do là nhằ m bảo vê ̣ sự an toàn và lơ ̣i ić h của người tiêu dùng , bảo vệ môi trường trong nước đã áp dụng các biện pháp kỹ thuâ ̣t để giảm thiể u lươ ̣ng hàng hóa nhập khẩu. Rào cản phi thuế quan ngày càng phát triển đa dạ ng và phức ta ̣p . Theo tổ chức OECD, rào cản phi thuế quan bao gồm 14 loại: Bảng 1.1: Bảng phân chia các rào cản phi thuế quan của OECD STT Hàng rào phi thuế quan 1 Các biện pháp kỹ thuật 2 Các loại thuế và phí trong nước 3 Các quy định và thủ tục hải quan 4 Các hạn chế trong việc tiếp cận thị trường liên quan đến cạnh tranh 5 Các hạn chế về định lượng nhập khẩu 6 Các thủ tục và quy trình hành chính 7 Các quy định về mua sắm của Chính phủ 8 Trơ ̣ cấ p và hỗ trơ ̣ của Chiń h phủ 9 Các hạn chế về đầu tư hoặc các yêu cầu 10 Các hạn chế về sự dịch chuyển của thương nhân hoặc người lao động 8 11 Các hạn chế về cung cấp dịch vụ 12 Quy đinh ̣ hoă ̣c chi phí về vâ ̣n chuyể n 13 14 Các công cụ bảo hộ thương mại : chố ng bán phá giá , thuế đố i kháng , quyề n tự vê ̣… Các quy định của thị trường trong nước Nguồ n: OECD Còn riêng đối với Việt Nam , hàng rào phi thuế được phân chia thành 7 nhóm, bao gồ m: Bảng 1.2: Bảng phân chia các rào cản phi thuế quan của Việt Nam Nhóm Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Các rào cản phi thuế quan Các biện pháp hạn chế định lượng ( như cấm, hạn ngạch, giấy phép); Các biện pháp quản lý giá (như trị giá tính thuế quan tối thiểu, giá nhập khẩu tối đa, phí thay đổi, phụ thu); Các biện pháp quản lý đầu mối (như đầu mối xuất khẩu, nhập khẩu); Các biện pháp kỹ thuật (như quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn, Nhóm 4 thủ tục xác định sự phù hợp, yêu cầu về nhãn mác, kiểm định động thực vật); Nhóm 5 Nhóm 6 Các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời (như tự vệ, trợ cấp và các biện pháp đối kháng, biện pháp chống bán phá giá); Các biện pháp liên quan tới đầu tư (như thuế suất, thuế nhập khẩu phụ thuộc tỷ lệ nội địa hóa, hạn chế tiếp cận ngoại tệ, 9 yêu cầu xuất khẩu, ưu đãi gắn với thành tích xuất khẩu); Các biện pháp khác (như tem phiếu, biểu thuế nhập khẩu hay Nhóm 7 thay đổi, yêu cầu đảm bảo thanh toán, yêu cầu kết hối, thủ tục hành chính, thủ tục hải quan, mua sắm chính phủ, quy tắc xuất xứ). Nguồn: www.moit.gov.vn Qua bảng 1.1, bảng 1.2 trên, ta thấ y rằ ng hàng rào phi thuế quan ngày càng đa dạng và phức tạp t rong đó hàng rào kỹ thuâ ̣t chỉ là mô ̣t trong những công cu ̣ của hàng rào phi thuế quan . Và các rào cản này ngày càng được các quố c gia áp du ̣ng mô ̣t cách linh hoa ̣t, biến đổi. 1.1.3 Rào cản kỹ thuật. 1.1.3.1 Khái niệm về rào cản kỹ thuật. Trong các rào cản phi thuế quan, hê ̣ thố ng rào cản kỹ thuâ ̣t đươ ̣c xem là mô ̣t trong những nhóm biê ̣n pháp hữu hiê ̣u nhấ t để ngăn chă ̣n hàng nhập khẩ u, đă ̣c biê ̣t là hàng nhập khẩu từ các nước đang phát triể n . Rào cản kỹ thuâ ̣t là mô ̣t nhóm các biê ̣n pháp yêu cầ u về mă ̣t kỹ thuâ ̣t áp du ̣ng đố i với hàng xuất khẩu của nước ngoài , tránh việc thâm nhập của hàng hóa đó và bảo vê ̣ hàng hóa trong nước . Nói một cách tổng quát hơn, rào cản kỹ thuật trong thương mại - TBT là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Technical Barriers to Trade”, đó là các tiêu chuẩn kỹ thuật mà một nước áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu và/hoặc quy trình nhằm đánh giá sự phù hợp của hàng hoá nhập khẩu đối với các tiêu chuẩn kỹ thuật đó [69]. Vậy, tiêu chuẩn kỹ thuật là gì? Tiêu chuẩn kỹ thuật là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất