Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hệ thống ngân hàng thương mại của việt nam...

Tài liệu Hệ thống ngân hàng thương mại của việt nam

.PDF
21
111
130

Mô tả:

“Hệ thống Ngân hàng thương mại của Việt Nam” LỜI MỞ ĐẦU Cho đến nay, ngành ngân hàng nước ta đã trải qua 55 năm (6.5.1951-6.5.2006) xây dựng và phát triển, với nhiều chặng đường gay go và phức tạp nhưng vẫn ổn định và phát triển tốt. Đặc biệt là chặng đường từ năm 1986 cho đến nay, chặng đường đổi mới căn bản và toàn diện của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện theo tinh thần của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm1986), Chủ tịch HĐBT (nay là Thủ tướng chính phủ) ký quyết định số 218/CT ngày 3.7.1987 cho làm thử việc chuyển hoạt động ngân hàng sang hạch toán kinh tế và kinh doanh XHCN (làm thử đầu tiên tại TP.HCM từ tháng 7.1987, Hà Nội, Gia Lai...), sau đó tổng kết và Chủ tịch HĐBT đã ban hành Nghị định 53/HĐBT ngày 26.3.1988 đổi mới mô hình tổ chức bộ máy ngân hàng VN, với sự ra đời của hệ thống ngân hàng chuyên doanh. Đến năm 1990, cơ chế đổi mới ngân hàng được hoàn thiện thông qua việc công bố hai Pháp lệnh ngân hàng vào ngày 24.5.1990 (Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước VN và Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính) đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống NHVN từ “một cấp” sang “hai cấp”. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và ngân hàng, là ngân hàng duy nhất được phát hành, là ngân hàng của các ngân hàng, là ngân hàng của Nhà nước…, còn hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng do các tổ chức tín dụng thực hiện. Các tổ chức tín dụng bao gồm: ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, hợp tác xã tín dụng, công ty tài chính. Tháng 12.1997 trước yêu cầu cao của thực tiễn hai Pháp lệnh ngân hàng đã được Quốc hội nâng lên thành hai luật về ngân hàng (có hiệu lực từ ngày 1.10.1998) và sau đó Luật NHNN và Luật các TCTD được sửa đổi và bổ sung vào năm 2003, 2004. Như vậy, hệ thống ngân hàng thương mại VN đã chính thức đánh dấu sự ra đời và phát triển khoảng trên 15 năm (từ 1990 đến nay). Trải qua chặng đường trên, hệ thống NHTM VN đã không ngừng phát triển về quy mô (vốn điều lệ không ngừng gia tăng, mạng lưới chi nhánh…), chất lượng hoạt động và hiệu quả trong kinh doanh. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả nêu lý thuyết chung về hệ thống NHTM, thực trạng về hoạt động của hệ thống NHTM ở Việt Nam và nêu lên một số kiến nghị để hoàn thiện và phát triển hệ thống NHTM Việt Nam, góp phần thực hiện các mục tiêu quản lý kinh tế, chính trị, xã hội mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Phạm Thị Hồng Phương - Lớp Ngân hàng 4 ngày 1 - K17 1 “Hệ thống Ngân hàng thương mại của Việt Nam” CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI I.1. Định nghĩa NHTM. Luật các tổ chức tín dụng do Quốc hội thông qua vào ngày 12/12/1997 (Luật số 07/1997/QHX), định nghĩa: Ngân hàng thương mại là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Luật này còn định nghĩa: Tổ chức tín dụng là loại hình doanh nghiệp được thành lập theo qui định của Luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cáp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam do Quốc hội thông qua vào ngày 12/12/1997 (Luật số 06/1997/QHX), định nghĩa: Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán. Sự khác biệt giữa NHTM và tổ chức tín dụng phi ngân hàng: NHTM Tổ chức tín dụng phi ngân hàng - Là tổ chức tín dụng. - Là tổ chức tín dụng. - Được thực hiện toàn bộ hoạt động NH. - Được thực hiện một số hoạt động NH. - Là tổ chức nhận tièn gửi. - Là tổ chức không nhận tièn gửi. - Cung cấp dịch vụ thanh toán. - Không cung cấp dịch vụ thanh toán. I.2. Chức năng của NHTM. Ngân hàng thương mại có ba chức năng cơ bản: I.21. Chức năng trung gian tài chính. Khi thực hiện chức năng này, NHTM đóng vai trò trung gian khi thực hiện các nghiệp vụ bao gồm nghiệp vụ cấp tín dụngm nghiệp vụ thanh toán, nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh chứng khoán và nhiều hoạt động môi giới khác. Khách hàng (Người gửi tiền, người trả tiền, người mua ngoại tệ, …) Ngân hàng thương mại Khách hàng (Người vay tiền, người nhận tiền, người bán ngoại tệ, …) Khách hàng NHTM Khách hàng Phạm Thị Hồng Phương - Lớp Ngân hàng 4 ngày 1 - K17 2 “Hệ thống Ngân hàng thương mại của Việt Nam” I.2.2. Chức năng tạo tiền. Với chức năng trung gian tài chính như ở trên, NHTM có khả năng tạo ra tiền tín dụng (tiền ghi sổ) thể hiện trên tài khoản tiền gửi của khách hàng tại NHTM. Đây chính là một bộ phận của lượng tiền được sử dụng trong các giao dịch. Từ khoản dự trữ tăng lên ban đầu, thông qua hành vi cho vay bằng chuyển khoản, hệ thống ngân hàng có khả năng tạo nên số tiền gửi (tiền tín dụng) gấp nhiều lần số dự trữ tăng thêm ban đầu. Mức mở rộng tiền gửi phụ thuộc vào hệ số mở rộng tiền gửi. Hệ số này chịu tác động bởi các yếu tố: tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữ vượt mức và tỷ lệ giữ tiền mặt so với tiền gửi thanh toán của công chúng. Minh họa chức năng tạo tiền của NHTM: Ngân hàng A (NHA) nhận một khoản tiền gửi 100.000đ của khách hàng. Lúc đó bảng cân đối của NHA như sau: Ngân hàng A Tài sản có Tiền mặt tại quỹ Tài sản nợ +100.000đ Tiền gửi không kỳ hạn của KH +100.000đ Sau khi tạo lập quỹ dự trữ, giả sử tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10%, NHA đem toàn bộ số tiền conà lại cho vay. Lúc đó bảng cân đối của NHA như sau: Ngân hàng A Tài sản có Dự trữ tại NHNN Cho vay Cộng Tài sản nợ +10.000đ Tiền gửi không kỳ hạn của KH +90.000đ +100.000đ Cộng +100.000đ +100.000đ Giả sử số tiền cho vay trên được khách hàng nào đó vay để trả cho bạn hàng của họ có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng B (NHB). Khi đó, bảng cân đối của B như sau: Ngân hàng B Tài sản có Tiền mặt tại quỹ Tài sản nợ +90.000đ Tiền gửi không kỳ hạn của KH +90.000đ Đến lượt NHB nhận tiền gửi của khách hàng sẽ tiến hành trích lập dự trữ bắt buộc 10%, số còn lại để cho vay. Khi đó, bảng cân đối của B như sau: Phạm Thị Hồng Phương - Lớp Ngân hàng 4 ngày 1 - K17 3 “Hệ thống Ngân hàng thương mại của Việt Nam” Ngân hàng B Tài sản có Dự trữ tại NHNN Tài sản nợ +9.000đ Tiền gửi không kỳ hạn của KH +90.000đ +81.000đ Cho vay Cộng Cộng +90.000đ +90.000đ Quá trình cứ tiếp tục tương tự với các ngân hàng C, D, E, … Do phải tạo lập dự trữ bắt buộc nên số tiền gửi và cho vay qua mỗi ngân hàng sẽ giảm dần cho đến khi số gia tăng tiền gửi và cho vay triệt tiêu. Nếu tập hợp toàn bộ số tiền gửi, cho vay và dự trữ được tạo lập bới các NHTM A, B, C, D, E,… từ số tiền gửi ban đầu là 100.000đ, chúng ta có được tổng số gia tăng tiền gửi, cho vay và dự trữ của các NHTM như sau: Ngân hàng Số gia tăng tiền gửi Số gia tăng cho vay Số gia tăng dự trữ A +100.000đ +90.000đ +10.000đ B +90.000đ +81.000đ +9.000đ C +81.000đ +72.900đ +8.100đ . +72.900đ +65.610đ +7.290đ . . . . . . . . . . . Công thức: Sn  U1 1 q Trong đó: U1: Số tiền gửi đầu tiên của NH. Sn: Số tiền gửi tổng cộng được tạo ra Q: Công bội cấp số nhân. Quá trình tạo tiền trên chỉ có thể thực hiện được khi có sự tahm gia của hệ thống NHTM chứ bản thân một NHTM không thể tạo ra được. I.2.3. Chức năng “sản xuất”. Thực hiện chức năng sản xuất, NHTM huy động nguồn lực để sử dụng tạo ra “sản phẩm” và dịch vụ ngân hàng cung cấp cho nền kinh tế. I.3. Phân loại NHTM. Phạm Thị Hồng Phương - Lớp Ngân hàng 4 ngày 1 - K17 4 “Hệ thống Ngân hàng thương mại của Việt Nam” - Dựa vào hình thức sở hữu: + Ngân hàng quốc doanh + Ngân hàng thương mại cổ phần + Ngân hàng thương mại liên doanh + Chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài. + Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài. - Dựa vào chiến lược kinh doanh: + Ngân hàng bán buôn + Ngân hàng bán lẻ + Ngân hàng vừa bán buôn vừa bán lẻ. - Dựa vào quan hệ tổ chức: + Ngân hàng hội sở + Chi nhánh (cấp 1, cấp 2) và phòng giao dịch. I.4. Các hoạt động chủ yếu của NHTM. Chương III của Luật các tổ chức tín dụng nêu ra các hoạt động của NHTM bao gồm: I.4.1. Hoạt động huy động vốn. - Nhận tiền gửi Ngân hàng được nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng được nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên của tổ chức, cá nhân theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. - Phát hành giấy tờ có giá Khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận, NHTM được phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước. - Vay vốn giữa các tổ chức tín dụng Các NHTM được vay vốn của nhau và của NHTM nước ngoài. - Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước NHTM được vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định tại Điều 30 của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. - Các hình thức huy động vốn khác. I.4.2. Hoạt động cấp tín dụng. Phạm Thị Hồng Phương - Lớp Ngân hàng 4 ngày 1 - K17 5 “Hệ thống Ngân hàng thương mại của Việt Nam” NHTM được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. - Hoạt động cho vay: NHTM cho các tổ chức, cá nhân vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống. NHTM cho các tổ chức, cá nhân vay trung hạn, dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống. - Bảo lãnh: NHTM được bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đấu thầu và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác bằng uy tín và bằng khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh. Mức bảo lãnh đối với một khách hàng và tổng mức bảo lãnh của một NHTM không được vượt quá tỷ lệ so với vốn tự có của NHTM. - Chiết khấu: NHTM được chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với các tổ chức tín dụng khác. - Cho thuê tài chính: NHTM được hoạt động cho thuê tài chính nhưng phải thành lập công ty cho thuê tài chính riêng. - Bao thanh toán: Các NHTM triển khai thực hiện bao thanh toán như là một hình thức cấp tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp như: bao thanh toán truy đòi, bao thanh toán miễn truy đòi, bao thanh toán ứng trước hay bao thanh toán chiết khấu, bao thanh toán khi đáo hạn trong phạm vi buôn bán nội địa lẫn quốc tế. - Tài trợ xuất - nhập khẩu: NHTM hỗ trợ về mặt tài chính cùng các phương tiện và giấy tờ liên quan để các doanh nghiệp xuất - nhập khẩu có thể thực hiện nghĩa vụ của mình trong các hợp đồng mua bán hàng hóa. - Cho vay thấu chi: NHTM cấp hạn mức thấu chi cho khách hàng sử dụng dịch vụ khi khách hàng tạm thời thiếu hụt trong thanh toán. Khách hàng không cần phải thế chấp hay tín chấp. - Cho vay theo hạn mức tín dụng và hạn mức tín dụng dự phòng I.4.3. Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ. Để thực hiện các dịch vụ thanh toán giữa các doanh nghiệp thông qua ngân hàng, NHTM được mở tài khoản cho khách hàng trong và ngoài nước. Để thực hiện thanh Phạm Thị Hồng Phương - Lớp Ngân hàng 4 ngày 1 - K17 6 “Hệ thống Ngân hàng thương mại của Việt Nam” toán giữa các ngân hàng với nhau thông qua NHNN, NHTM phải mở tài khoản tiền gửi tại NHNN nơi NHTM đặt trụ sở chính và duy trì tại đó số dư tiền gửi dự trữ bắt buộc theo quy định. I.4.4. Các hoạt động khác. - Góp vốn và mua cổ phần. - Tham gia thị trường tiền tệ. - Kinh doanh ngoại hối. - Ủy thác và nhận ủy thác. - Cung ứng dịch vụ bảo hiểm. - Tư vấn tài chính. - Bảo quản vật quý giá. Phạm Thị Hồng Phương - Lớp Ngân hàng 4 ngày 1 - K17 7 “Hệ thống Ngân hàng thương mại của Việt Nam” CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG NHTM Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA (2006-2008) II.1. Thực trạng hoạt động của hệ thống NHTM ở Việt Nam. III.1.1. Hệ thống các NHTM ở Việt Nam. Các ngân hàng thương mại Nhà nước bao gồm: Stt Tên ngân hàng Số, ngày cấp giấy phép Vốn điều lệ Địa chỉ trụ sở chính SL CN và SGD 1 Ngân hàng Chính 230/QĐ-NH5 sách xã hội Việt Nam ngày 01/09/1995 68 Đường Trường 5.988 Chinh, Đống Đa, 65 tỷ đồng Hà Nội 2 Ngân hàng Nông 280/QĐ-NH5 nghiệp và Phát triển ngày 15/01/1996 nông thôn Việt Nam 10.400 Số 2 Láng Hạ, Ba 115 tỷ đồng Đình, Hà Nội 3 Ngân hàng Phát triển 769/TTg nhà Đồng bằng sông 18/09/1997 Cửu Long 4 Ngân hàng phát triển 108/2006/QĐ-TTg Việt Nam ngày 15/05/2006 5 191 Bà Triệu, Ngân hàng Đầu tư và 287 /QĐ-NH5 7.490tỷ Hoàn Kiếm, Hà 103 Phát triển Việt Nam ngày 21/09/1996 đồng Nội Số 9 Võ Văn Tần ngày 744 tỷ - Quận 3 - TP Hồ 32 đồng Chí Minh 5.000 25A Cát Linh, Hà 62 tỷ đồng Nội Các ngân hàng thương mại cổ phần bao gồm: Stt Tên ngân hàng Số đăng ký Ngày cấp Vốn điều lệ Địa chỉ trụ sở chính SL CN và SGD 1 An Bình 0031/NH-GP ngày 15/04/1993 2.706 47 Điện Biên Phủ, 10 tỷ đồng Q1, TPHCM 505/NHNN-CNH ngày 24/5/2005 2 Bắc Á 0052/NHGP 01/09/1994 3 Dầu khí Toàn Cầu 0043/NH-GP ngày 273 Kim Mã, Ba 13/11/1993 31/QĐ- 1.000 5 NHNN ngày tỷ đồng Đình, Hà Nội 11/01/2006 4 Gia Định 0025/NHGP ngày 940 tỷ 117 Quang Trung. 11 đồng TP Vinh. Nghệ An ngày 500 Phạm Thị Hồng Phương - Lớp Ngân hàng 4 ngày 1 - K17 135 Phan Đăng 7 8 “Hệ thống Ngân hàng thương mại của Việt Nam” 22/08/1992 tỷđồng Lưu, Q. Phú Nhuận, TPHCM Tòa nhà VIT 519 ngày 1.500 Kim Mã, Ba Đình, 26 tỷ đồng Hà Nội Hàng hải 0001/NHGP 08/06/1991 6 Kiên Long 44 Phạm Hồng 0054/NH-GP ngày Thái – P.Vĩnh 18/09/1995 580 tỷ Thanh Vân–TX 10 2434/QĐ-NHNN đồng Rạch giá-Tỉnh ngày 25/12/2006 Kiên Giang 7 Kỹ Thương 0040/NHGP 06/08/1993 8 Liên Việt 91/GP-NHNN ngày 28/3/2008 Miền Tây 0061/NH-GP ngày 127 Lý Tự Trọng, 1.000 06/04/1992 P. An Hiệp, TP 3 1199/QĐ-NHNN tỷ đồng Cần Thơ ngày 05/06/2007 Mỹ Xuyên 248,Trần Hưng Đạo-Phường Mỹ 0022/NH-GP ngày 500 tỷ Xuyên-Thị xã 2 12/09/1992 đồng Long Xuyên- Tỉnh An Giang 11 Nam Việt 0057/NH-GP ngày 39-41-43 Bến 1.000 18/09/1995 Chương Dương, 5 970/QĐ-NHNN tỷ đồng Q1, TPHCM ngày 18/5/2008 12 Nam Á 0026/NHGP 22/08/1992 ngày 1.252 97 bis Hàm Nghi, 16 tỷ đồng Q1, TPHCM 13 Ngoài quốc doanh 0042/NHGP 12/08/1993 số 8 Lý Thái Tổ, ngày 2.000 Hoàn Kiếm, Hà 34 tỷ đồng Nội 14 Ngân hàng Thương 286 /QĐ-NH5 ngày 4.370 198 Trần Quang 59 mại CP Ngoại 21/09/1996 tỷ đồng Khải, Hà Nội thương Việt Nam 15 Nhà Hà Nội 16 5 9 10 ngày 3.165 70-72 Bà Triệu. 38 tỷ đồng Hà Nội 32 Nguyễn Công 3.300 Trú, TX Vị Thanh, 5 tỷ đồng Tỉnh Hậu Giang 0020/NHGP 06/06/1992 ngày 2.000 B7 Giảng Võ, Ba 17 tỷ đồng Đình. Hà Nội Phát triển TPHCM Nhà 0019/NHGP 06/06/1992 ngày 1.000 33-39 Pasteur. Q1. 13 tỷ đồng TP HCM 17 Phương Nam 0030/NHGP 17/03/1993 279 Lý Thường ngày 2.027 Kiệt. Q11. TP 24 tỷ đồng HCM 18 Phương Đông 0061/NHGP ngày 1.111 Phạm Thị Hồng Phương - Lớp Ngân hàng 4 ngày 1 - K17 45 Lê Duẩn. Q1. 23 9 “Hệ thống Ngân hàng thương mại của Việt Nam” 13/04/1996 tỷđồng TP HCM 19 Quân Đội 0054/NHGP 14/09/1994 ngày 2.363 03 Liễu Giai. Q Ba 36 tỷ đồng Đình. Hà Nội 20 Quốc tế 0060/NHGP 25/01/1996 ngày 2.000 64-68 Lý Thường 42 tỷ đồng Kiệt. Hà Nội 21 Sài Gòn 0018/NHGP 06/06/1992 193- 203 Trần ngày 2.180 Hưng Đạo, Q1 22 tỷ đồng TPHCM 22 Sài Gòn-Hà Nội 0041/NH-GP ngày 13/11/1993 93/QĐ- 2.000 NHNN ngày tỷ đồng 20/01/2006 138- Đường 3/2Phường Hưng Lợi 11 – TP Cần Thơ Tỉnh Cần Thơ 23 Sài gòn công thương 0034/NHGP 04/05/1993 ngày 1.020 tỷđồng Số 2C Phó Đức Chính,Q1. 31 TPHCM 24 Sài gòn thương tín 0006/NHGP 05/12/1991 266-268 Nam kỳ ngày 5.116 khởi nghĩa. 59 tỷ đồng Q3.TPHCM 25 Thái Bình Dương 0028/NHGP 22/08/1993 340 Hoàng Văn ngày 566 tỷ Thụ, Q.Tân Bình, 5 đồng TPHCM 26 Tiên Phong 123/GP-NHNN ngày 05/05/2008 Tòa nhà FPT, Lô B2 Cụm SX tiểu 1.000 thủ công nghiệp và 2 tỷ đồng công nghiệp nhỏ, P.DỊch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội 27 2399/QĐ-NHNN Việt Nam Thương tín ngày 15/12/2006 35 Trần Hưng 500 tỷ Đạo, TX Sóc 1 đồng Trăng, tỉnh Sóc Trăng 28 Việt Á 12/NHGP 09/05/2003 ngày 1.000 tỷđồng 29 Xuất nhập khẩu 0011/NHGP 06/04/1992 ngày 4.229 7 Lê Thị Hồng 35 tỷ đồng Gấm. Q1. TPHCM 30 0045/NH-GP ngày 132-134 Nguyễn 500 tỷ Huệ, Thị xã Cao 13/11/1993 Xăng dầu Petrolimex 4 125/QĐ-NHNN đồng Lãnh-Tỉnh Đồng ngày 12/01/2007 Tháp 31 Á Châu 0032/NHGP 24/04/1993 442 Nguyễn Thị ngày 2.630 Minh Khai. Q3. 54 tỷ đồng TP HCM 32 Đông Nam Á 0051/NHGP ngày 3.000 115-121 Nguyễn Công Trứ.Q1.TP 12 HCM 16 Láng Hạ, Đống 18 Phạm Thị Hồng Phương - Lớp Ngân hàng 4 ngày 1 - K17 10 “Hệ thống Ngân hàng thương mại của Việt Nam” 25/03/1994 tỷ đồng Đa, Hà Nội Đông Á Đại Dương 0048/NH-GP ngày 30/12/1993 1.000 tỷ đồng 104/QĐ-NHNN ngày 9/1/2007 Đại Tín 0047/NH-GP ngày Xã Long Hoà29/12/1993 504 tỷ Huyện Cần Đước- 3 đồng 1931/QĐ-NHNN Tỉnh Long An ngày 17/08/2007 36 Đại Á 56-58 Đường Cách 0036/NH-GP ngày mạnh tháng 823/09/1993 500 tỷ Thành phố Biên 6 2402/QĐ-NHNN đồng Hoà-Tỉnh Đồng ngày 11/10/2007 Nai 37 Đệ Nhất 0033/NHGP 27/04/1993 38 Viettinbank 33 34 35 ngày 1.840 tỷđồng 130 Phan Đăng Lưu. Q Phú 28 Nhuận. TPHCM 0009/NHGP 27/03/1992 Số 199-Đường Nguyễn Lương 5 Bằng - TP Hải Dương ngày 609 tỷ 715 Trần Hưng 3 đồng Đạo. Q5. TPHCM Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam: STT Tên ngân hàng Số, ngày cấp giấy phép Vốn điều lệ 1 NATIXIS (Pháp) 06/NH-GP ngày 12/06/1992 15 triệu USD 2 CALYON (Pháp) 02/NH-GP ngày 01/04/1992 20 triệu USD 3 CITY BANK (Mỹ) 13/NH-GP ngày 19/12/1994 20 triệu USD 4 CHINFON Commercial Bank. 11/NH-GP ngày 09/04/1993 Co,Ltd (Đài loan) 30 triệu USD 5 MAY BANK (Malaysia) 22/NH-GP ngày 15/08/1995 15 triệu USD 6 ABN Amro Bank(Hà lan) 23/NHGP ngày 14/09/1995 15 triệu USD 7 Bangkok Bank(Thái lan) 03/NH-GP ngày 15/04/1992 15 triệu USD 8 Mizuho Corporate Bank(Nhật) 26/NH-GP ngày 03/07/1996 15 triệu USD 9 BNP (Banque Nationale de 05/NH-GP ngày 05/06/1992 Paris) (Pháp) 15 triệu USD 10 Shinhan Bank (Hàn Quốc) 17/NH-GP ngày 25/03/1995 15 triệu USD 11 United Overseas (UOB)(Singapore) Bank 18/NH-GP ngày 27/03/1995 15 triệu USD 12 Deustch Bank (Đức) 20/NH-GP ngày 28/06/1995 15 triệu USD 13 Bank of China (Trung Quốc) 21/NH-GP ngày 24/07/1995 15 triệu USD 14 Bank of Tokyo Mishubishi 24/NH-GP ngày 17/02/1996 45 triệu USD Phạm Thị Hồng Phương - Lớp Ngân hàng 4 ngày 1 - K17 11 “Hệ thống Ngân hàng thương mại của Việt Nam” UFJ (Nhật) 15 Mega International 25/NH-GP ngày 03/05/1996 Commercial Bank (Đài loan) 15 triệu USD 16 OCBC (Singapore)(Keppel) 27/NH-GP ngày 31/10/1996 15 triệu USD 17 WooriI Bank(Hàn Quốc) 16/NH-GP ngày 10/07/1997 15 triệu USD 18 Woori Bank (Hàn Quốc)- Chi 1854/GP-NHNN nhánh TP Hồ Chí Minh 20/12/2005 19 JP Morgan Chase Bank(Mỹ) 20 Korea Exchange Bank (KEB) 298/NH-GP ngày 29/08/1998 (Hàn Quốc) 15 triệu USD 21 LAO-VIET Bank Hanoi Branch (Lào), 05/NH-GP ngày 23/03/2000 2,5 triệu USD 22 Chinatrust loan) (Đài 04/NH-GP ngày 06/02/2002 15 triệu USD 23 First Commercial Bank (Đài 09/NHNN-GP ngày 09/12/2002 15 triệu USD loan) 24 Far East National (FENB) (Mỹ) 25 Cathay United Loan) 26 Sumitomo-Mitsui Corporation Bản)(SMBC) Com.Bank ngày 15 triệu USD 15 triệu USD 09/NH-GP ngày 27/07/1999 Bank 03/NHNN-GP ngày 20/05/2004 15 triệu USD Bank (Đài 08/GP-NHNN ngày 29/06/2005 15 triệu USD Banking 1855/GP-NHNN (Nhật 20/12/2005 ngày 15 triệu USD Loại hình Ngân hàng liên doanh tại Việt Nam: STT Tên ngân hàng Số, ngày cấp giấy phép Vốn điều lệ Địa chỉ SL CN và SGD 1 INDOVINA BANK 135/GP-SCCI ngày 21/11/90 2 SHINHANVINA BANK 10/NH-GP ngày 30 triệu 3-5 Hồ Tùng Mậu, 3 04/01/1993 USD Q.1, TPHCM 3 VID PUBLIC BANK 01/NH-GP ngày 41 triệu 53 Quang Trung, 6 25/03/1992 USD Hà Nội 4 VINASIAM (Việt Thái) 19/NH-GP ngày 20 triệu 2 Phó Đức Chính, 8 20/04/1995 USD Q.1, TPHCM 5 Việt-Nga 11/GP-NHNN ngày 30/10/2006 70 triệu 39 Hàm Nghi, Q1, 7 USD TPHCM 62.5 triệu USD 85 Lý Thường 3 Kiệt, Quận Hoàn Kiếm, Hà NộI Phạm Thị Hồng Phương - Lớp Ngân hàng 4 ngày 1 - K17 12 “Hệ thống Ngân hàng thương mại của Việt Nam” Loại hình Ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam: STT Tên ngân hàng 1 Hongkong Shanghai Banking Corporation (Anh) 2 STANDARD CHARTERED BANK (Anh) 3 ANZ (Australia & New Zealand Banking Group) (Úc) III.1.2. Hiện trạng các NHTM ở Việt Nam. Mặc dù trong nhiều năm qua, ngành ngân hàng Việt Nam đã có nhiều đổi mới, song đến nay hệ thống ngân hàng vẫn được đánh giá là đang ở giai đoạn đầu, năng lực tài chính của nhiều NHTM Việt Nam còn yếu, nợ quá hạn cao và nhiều rủi ro. Nhóm 5 NHTM quốc doanh hiện chiếm thị phần lớn trong hệ thống ngân hàng với khoảng gần 70% tổng nguồn vốn huy động và thị phần tín dụng, nhưng tổng số vốn tự có chỉ khoảng 2,5 tỷ USD (tương đương với một ngân hàng nhỏ trong khu vực). Với tỷ lệ vốn tự có thấp, rõ ràng khả năng cạnh tranh của các NHTM quốc doanh - vốn được coi là xương sống của hệ thống NHTM Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn khi hội nhập theo lộ trình đã cam kết. Hoạt động dịch vụ của các NHTM trong nước còn nghèo nàn, đơn điệu, tính tiện ích chưa cao, chưa tạo thuận lợi và cơ hội bình đẳng cho khách hàng thuộc các thành phần kinh tế trong việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng. Tín dụng vẫn là hoạt động kinh doanh chủ yếu tạo thu nhập cho các ngân hàng; các loại hình dịch vụ gia tăng và nghiệp vụ mới như thanh toán dịch vụ ngân hàng, môi giới kinh doanh, tư vấn dự án... còn ít được chú ý phát triển (nếu có cũng chỉ ở trong giai đoạn khởi phát ban đầu). Các hoạt động ngân hàng bán lẻ và cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Nhóm các NHTM cổ phần hiện có 38 ngân hàng, chiếm khoảng 20% tổng nguồn vốn huy động và thị phần tín dụng. Do nhận thức được sự hạn chế về vốn và thị phần của mình so với các NHTM quốc doanh nên các NHTM cổ phần chủ yếu tập trung vào các hoạt động bán lẻ. Các NHTM cổ phần đã bắt đầu kết hợp được các dịch vụ ngân hàng truyền thống và các dịch vụ gia tăng. Gắn liền sự phát triển đó là việc mở rộng nhanh chóng mạng lưới hoạt động ở các tỉnh/thành phố lớn. Do đó, quy mô bộ máy không quá lớn và cơ chế tiền lương linh hoạt, các NHTM cổ phần hiện không gặp những vấn đề lớn về duy trì và nâng cao năng lực cán bộ. Đội ngũ cán bộ đa phần là trẻ, mới được đào tạo, có động lực phát triển tốt, kết hợp với một số cán bộ lâu năm, có kinh nghiệm hoạt động trong ngành. Tuy nhiên, nhóm ngân hàng này cũng mới chiếm một thị phần khiêm tốn trên thị trường. Nhóm các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và liên doanh với 29 ngân hàng, chiếm khoảng 10% tổng nguồn vốn huy động và thị phần tín dụng. Tuy nhiên, nhóm Phạm Thị Hồng Phương - Lớp Ngân hàng 4 ngày 1 - K17 13 “Hệ thống Ngân hàng thương mại của Việt Nam” các ngân hàng này có tiềm lực kinh tế mạnh và được sự hậu thuẫn từ ngân hàng mẹ về hệ thống thanh toán, các sản phẩm dịch vụ hiện đại sẽ là đối thủ cạnh tranh chính của các NHTM trong nước trong quá trình hội nhập. Nhóm các ngân hàng này hiện chủ yếu mới chỉ phục vụ các khách hàng là các cá nhân và công ty nước ngoài hiện đang đầu tư tại Việt Nam và bắt đầu tiếp cận với các doanh nghiệp Việt Nam. Trong hoạt động, các ngân hàng nước ngoài tập trung vào chất lượng và hiệu quả của dịch vụ cung cấp, đồng thời tiếp tục mở rộng mạng lưới, áp dụng các công nghệ tiên tiến trong quản lý hoạt động và kiểm soát rủi ro. Một lợi thế cạnh tranh của nhóm ngân hàng này là sự hỗ trợ về vốn, nguồn nhân lực và công nghệ của các ngân hàng mẹ. Đồng thời, hiện đang có xu hướng các ngân hàng nước ngoài mua cổ phần của các NHTM Việt Nam để mở rộng tầm hoạt động tại thị trường. Hiện tại, hình thức ngân hàng 100% vốn nước ngoài có 2 ngân hàng đã được chấp thuận thành lập về mặt nguyên tắc và đang chờ giấy phép hoạt động là HSBC và Standard Chartered Bank. Đây thực sự sẽ là những nhân tố mới trên thị trường ngân hàng tài chính Việt Nam, hứa hẹn một cuộc cạnh tranh gay gắt với các NHTM trong nước. Tuy nhiên, ưu thế của các ngân hàng Việt Nam so với các ngân hàng nước ngoài là có được mạng lưới chi nhánh rộng khắp các tỉnh/thành phố trong cả nước, có được mối quan hệ truyền thống với khách hàng qua nhiều năm và sự hiểu biết một cách cụ thể khả năng, yêu cầu của khách hàng và những vấn đề văn hoá, phong tục mà các ngân hàng nước ngoài chưa thể có được trong quan hệ với khách hàng bản địa. Ngoài ra, hiện nay các NHTM Việt Nam đang tích cực triển khai đề án tái cơ cấu lại và cổ phần hoá 5 NHTM nhà nước. Nếu thực hiện thành công chương trình tái cơ cấu và cổ phần hoá này thì năng lực cạnh tranh của các NHTM trong nước sẽ được tăng lên đáng kể. III.1.3. Ưu điểm trong hoạt động của hệ thống NHTM ở Việt Nam. Ngành Ngân hàng đã không ngừng áp dụng các công nghệ tiên tiến, cung ứng các dịch vụ tiện ích Ngân hàng hiện đại, nhờ đó tiết giảm được chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tiết kiệm được các chi phí xã hội khác. Với trình độ và công nghệ thanh toán tiên tiến hiện nay, ngành Ngân hàng luôn bảo đảm cho các hoạt động kinh tế diễn ra thông suốt, cả trong và ngoài nước, thực hiện luân chuyển vốn nhanh, từng bước tăng dần tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt. Đội ngũ cán bộ Ngân hàng được đào tạo ngày càng bài bản hơn cả về kiến thức, kĩ năng, ngoại ngữ, tiếp cận và nắm bắt nhanh những nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. Việc rèn luyện phẩm chất đạo đức và phong cách làm việc mới thường xuyên được quan tâm, trở thành nét đẹp phổ biến được nhân dân ghi nhận. Mạng lưới ngân hàng thương mại VN đã có những buớc phát triển mạnh phủ khắp quận huyện và hình thành cả trong các trường học. Hệ thống NHTM ở nước ta Phạm Thị Hồng Phương - Lớp Ngân hàng 4 ngày 1 - K17 14 “Hệ thống Ngân hàng thương mại của Việt Nam” bao gồm: 5 NHTM nhà nước, 38 NHTM cổ phần đô thị và nông thôn, 26 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 03 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 05 ngân hàng liên doanh. Trong đó Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn VN có mạng lưới rộng nhất với hơn 100 chi nhánh cấp 1 và 2000 chi nhánh cấp 2-4 phủ khắp huyện và cả hệ thống ngân hàng lưu động. Vốn điều lệ của các NHTM VN không ngừng gia tăng, NHTMNN sau nhiều lần bổ sung vốn đã nâng tổng vốn chủ sở hữu của 05 NHTMNN lên trên 20.000 tỷ đồng tăng gấp 3 lần so với thời điểm cuối năm 2000. Vốn điều lệ của NHTMCP được gia tăng đáng kể từ lợi nhuận giữ lại, sáp nhập, các quỹ bổ sung vốn điều lệ, phát hành thêm cổ phiếu… từ đó giúp tổng vốn điều lệ NHTMCP đến cuối năm 2005 tăng gấp 5 lần so với năm 2000, nhiều NHTMCP có vốn điều lệ trên 500 tỷ đồng-1000 tỷ đồng. Hệ thống NHTM VN đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và tăng trưởng kinh tế ở nước ta trong nhiều năm qua. Với nhiều hình thức huy động vốn tương đối đa dạng, NHTM VN đã huy động vốn hàng trăm tỷ đồng (năm 2005 tăng gấp 30 lần so với năm 1990-trên 600.000 tỷ đồng, tại TP.HCM các NHTM huy động đến cuối năm 2005 là 184.600 tỷ đồng gấp 2,8 lần so với năm 2001) từ các nguồn vốn trong xã hội, tăng dư nợ cho vay với mọi thành phần kinh tế (dư nợ năm 2005 tăng 40 lần so với năm 1990, tại TP.HCM dư nợ cho vay cuối năm 2005 của các NHTM 170.200 tỷ đồng gấp 3 lần so với năm 2001), tăng đầu tư vào những chương trình trọng điểm quốc gia, qua đó góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng liên tục với tốc độ cao (GDP tăng bình quân 7.5% trong 5 năm 2001-2005), góp phần tạo công ăn việc làm cho xã hội (trong 5 năm 2001-2005 cả nước tạo việc làm cho 7,5 triệu lao động), góp phần xóa đói giảm nghèo (tỷ lệ hộ nghèo còn 7%) và làm giàu hợp pháp. Nhiều dịch vụ tiện ích (chi lương, thu chi hộ, thanh toán chuyển khoản, chuyển tiền tự động, dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ thẻ…) và nhiều sản phẩm mới xuất hiện đã đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của dân cư và sản xuất kinh doanh của mọi thành phần kinh tế… Hiệu quả kinh doanh của các NHTM VN nhìn chung có những chuyển biến tích cực, lợi nhuận tăng trưởng khá cao, có những NHTM tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn tự có (ROE) đạt trên 20%, riêng tại TP.HCM kết thúc năm 2005 các NHTM đã có những kết quả kinh doanh (thu nhập-chi phí) tăng khá cao so với năm 2004 (NHTMNN tăng 73,9%, NHTMCP tăng 41,3%), dư nợ tồn đọng giảm dần. Môi trường pháp lý thuận lợi: Có hệ thống các văn bản pháp luật (Luật NHNNVN, Luật các tổ chức tín dụng, các nghị định, thông tư) tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của hệ thống NHTM. Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn Phạm Thị Hồng Phương - Lớp Ngân hàng 4 ngày 1 - K17 15 “Hệ thống Ngân hàng thương mại của Việt Nam” 2006-2010 và định hướng 2020 (trả lương, chi trả trợ cấp ưu đãi xã hội và trợ cấp xã hội qua tài khoản, phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực doanh nghiệp, phát triển các phương tiện và dịch vụ thanh toán phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, tuyên truyền và phổ biến kiến thức về thanh toán không dùng tiền mặt) tạo điều kiện cho các NHTM tăng khả năng huy động vốn: III.1.4. Những hạn chế trong hoạt động của hệ thống NHTM ở Việt Nam. Năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam còn yếu. Trong những năm qua, ngành Ngân hàng đã có nhiều đổi mới, song đến nay, hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn ở giai đoạn phát triển ban đầu, năng lực tài chính của nhiều NHTM còn yếu, nợ quá hạn cao, nhiều rủi ro. Nhóm NHTM nhà nước (5 ngân hàng) tuy chiếm gần 76% tổng nguồn vốn huy động và 80% thị phần tín dụng, nhưng tổng số vốn tự có chưa tới 1 tỷ USD, đạt tỷ lệ vốn tự có trên tổng tài sản chưa tới 5% (thông lệ tối thiểu là 8%). Khối NHTM cổ phần với 38 ngân hàng chiếm 11% tổng nguồn vốn huy động và 10% thị phần tín dụng. Trong khi đó, nhóm chi nhánh các ngân hàng nước ngoài và liên doanh bắt đầu cho vay thận trọng hơn nên chỉ chiếm 10% thị phần tín dụng, nhưng nhìn chung họ có ưu thế hơn các NHTM Việt Nam về công nghệ, loại hình dịch vụ, chiến lược khách hàng, hiệu quả hoạt động và chất lượng tài sản. Dịch vụ ngân hàng của các NHTM Việt Nam còn đơn điệu, nghèo nàn, tính tiện lợi chưa cao, chưa tạo thuận lợi và cơ hội bình đẳng cho các khách hàng thuộc các thành phần kinh tế trong việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng. Tín dụng vẫn là hoạt động kinh doanh chủ yếu tạo thu nhập cho các ngân hàng, các nghiệp vụ mới như thanh toán dịch vụ qua ngân hàng, môi giới kinh doanh, tư vấn dự án chưa phát triển. Cho vay theo chỉ định của Nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tín dụng của các NHTM nhà nước ở Việt Nam. Việc mở rộng tín dụng cho khu vực kinh tế NQD đã có chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn nhiều vướng mắc. Hầu hết các chủ trang trại và công ty tư nhân khó tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng và vẫn phải huy động vốn bằng các hình thức khác. Phần lớn các NHTM thiếu chiến lược kinh doanh hiệu quả, bền vững. Hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ còn yếu, thiếu tính độc lập; hệ thống thông tin báo cáo tài chính, kế toán và thông tin quản lý còn chưa đạt tới các chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Nguồn nhân lực còn nhiều bất cập trước đòi hỏi cao về nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, về ngoại ngữ và công nghệ thông tin: Đội ngũ lao động của các NHTM Việt Nam khá đông nhưng trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa đáp ứng được yêu cầu của điều kiện hội nhập. Chính sách tiền lương chưa thỏa đáng, dễ dẫn đến chảy máu chất xám. Phạm Thị Hồng Phương - Lớp Ngân hàng 4 ngày 1 - K17 16 “Hệ thống Ngân hàng thương mại của Việt Nam” Cơ cấu tổ chức trong nội bộ nhiều NHTM còn lạc hậu, không phù hợp với các chuẩn mực quản lý hiện đại đã được áp dụng phổ biến ở các nước trong nhiều năm qua. Các chỉ số và chi phí nghiệp vụ và khả năng sinh lời của phần lớn các NHTM Việt Nam đều thua kém các ngân hàng trong khu vực. Nếu tính đến những khoản khoanh nợ và nợ khó đòi thì nhiều NHTM Việt Nam đang ở tình trạng thua lỗ. Năng lực quản lý, điều hành còn nhiều hạn chế so với yêu cầu của NHTM hiện đại, bộ máy quản lý cồng kềnh, không hiệu quả. Chính sách xây dựng thương hiệu còn kém Thiếu sự liên kết giữa các NHTM với nhau. Hệ thống pháp lý về hoạt động ngân hàng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển mới và hội nhập kinh tế quốc tế, thể chế thị trường chưa đầy đủ, chưa đồng bộ nhất quán. Quy mô vốn hoạt động còn nhỏ nên chưa thực hiện được mục tiêu kinh doanh một cách hoàn chỉnh. Việc thực hiện chương trình hiện đại hóa của các NHTM VN chưa đồng đều nên sự phối kết hợp trong việc phát triển các sản phẩm dịch vụ chưa thuận lợi, chưa tạo được nhiều tiện ích cho khách hàng như kết nối sử dụng thẻ giữa các ngân hàng. Công nghệ ngân hàng chưa bắt kịp trình độ tiên tiến trong khu vực, chưa phát huy được vai trò tích cực của công nghệ đối với việc phát triển dịch vụ mới và cơ chế quản lý mới. Phạm Thị Hồng Phương - Lớp Ngân hàng 4 ngày 1 - K17 17 “Hệ thống Ngân hàng thương mại của Việt Nam” CHƯƠNG III MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NHTM Ở VIỆT NAM Để giành thế chủ động trong tiến trình hội nhập, Việt Nam cần xây dựng một hệ thống ngân hàng có uy tín, đủ năng cạnh tranh, hoạt động có hiệu quả cao, an toàn, có khả năng huy động tốt hơn các nguồn vốn trong xã hội và mở rộng đầu tư. III.1. Giải pháp từ phía Chính phủ và Ngân hàng nhà nước III.1.1. Các nhóm giải pháp từ Chính phủ. Thứ nhất, cải cách DNNN, tạo sân chơi bình đẳng hơn cho các doanh nghiệp. Việc bảo hộ cho khu vực DNNN là nguyên nhân chính khiến mức nợ khó đòi, nợ quá hạn tại các NHTM nhà nước cao. Vì vậy, nếu không kiên quyết đẩy mạnh tiến trình cải cách DNNN thì việc cải thiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và các NHTM nói riêng là khó thực hiện. Thứ hai, nâng cấp và bổ sung để hoàn thiện hệ thống pháp luật. Nhanh chóng ban hành Luật Cạnh tranh và kiểm soát độc quyền, đưa luật này trở thành công cụ để Chính phủ kiểm soát cạnh tranh. Thứ ba, thống nhất quan điểm, xác định rõ và cụ thể về lộ trình mở cửa tài chính. Tự do hoá tài chính phải được thực hiện sau cùng, sau khi đã thực hiện cải cách cơ cấu (trong đó có cải cách tài chính bên trong) và tự do hoá thương mại. Việc có được lộ trình hội nhập tài chính thích hợp sẽ đảm bảo hệ thống tài chính hội nhập hiệu quả, tăng năng lực cạnh tranh mà không bị vướng vào các dạng khủng hoảng tài chính ngân hàng khác nhau. Thứ tư, khẩn trương hoàn thiện hoạt động của thị trường tiền tệ và hoàn thiện hoạt động của thị trường chứng khoán, xác định cụ thể lộ trình mở cửa thị trường tài chính - ngân hàng. III.1.2. Các nhóm giải pháp từ phía Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Thứ nhất, năng cao năng lực quản lý điều hành. Từng bước đổi mới cơ cấu tổ chức, quy định lại chức năng nhiệm vụ của ngân hàng nhà nước nhằm năng cao hiệu quả điều hành vĩ mô, nhất là trong việc thiết lập, điều hành chính sách tiền tệ quốc gia và trong việc quản lý, giám sát hoạt động của các trung gian tài chính. Thứ hai, phối hợp cùng Bộ Tài chính tham gia xây dựng và phát triển đa dạng thị trường vốn, tạo điều kiện san sẻ bớt gánh nặng cung cấp vốn hiện nay mà các NHTM đang phải gánh vác. Phạm Thị Hồng Phương - Lớp Ngân hàng 4 ngày 1 - K17 18 “Hệ thống Ngân hàng thương mại của Việt Nam” Thứ ba, NHNN cần nhanh chóng xin phép Chính phủ để đẩy nhanh thực hiện cổ phần hóa các NHTM nhà nước, tạo điều kiện cho các ngân hàng này hoạt động an toàn và hiệu quả hơn. III.2. Giải pháp trong nội bộ các ngân hàng. - Nâng cao năng lực tài chính Năng lực tài chính của các NHTM nước ta nhìn chung là kém, tất cả các chỉ số đều còn là thấp so với các nước trong khu vực. Do đó, để nâng cao năng lực tài chính, các ngân hàng nên thực hiện một số biện pháp như: Khẩn trương tăng vốn điều lệ và xử lý dứt điểm nợ tồn đọng nhằm lành mạnh hoá tình hình tài chính, nâng cao khả năng cạnh tranh và chống rủi ro. Đối với các NHTM nhà nước, cần áp dụng các biện pháp thực tế như phát hành cổ phiếu ở mức cần thiết hoặc bán tài sản và thuê lại để bổ sung vốn điều lệ nhằm đạt được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8%, xử lý hết nợ tồn đọng. Đối với các NHTM cổ phần, cần tăng vốn điều lệ thông qua sáp nhập, hợp nhất, phát hành bổ sung cổ phiếu; đối với những NHTM hoạt động quá yếu kém, không thể tăng vốn điều lệ và không khắc phục được những yếu kém về tài chính thì có thể thu hồi giấy phép hoạt động. - Hiện đại hoá công nghệ, chú trọng hoạt động Marketing, đa dạng hoá và nâng cao tiện ích các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại dựa trên công nghệ kỹ thuật tiên tiến. Công nghệ ngân hàng nước ta dù được chú trọng trong thời gian qua nhưng vẫn bị đánh giá là yếu kém. Hiện nay, nhiều ngân hàng đã triển khai các phần mềm hiện đại với chức năng hoạt động trực tuyến (Online), tạo thêm nhiều sản phẩm gia tăng cho khách hàng trong quá trình giao dịch với ngân hàng. Nhìn chung, các phần mềm mà một số NHTM đang ứng dụng đều là những phần mềm thế hệ mới được nhiều ngân hàng trên thế giới đang sử dụng. Tuy nhiên, công tác triển khai chậm và khi triển khai xong, một số bộ phận lại chưa tạo được một cơ chế nhằm khai thác hiệu quả công nghệ đó. Song song với việc hiện đại hoá công nghệ, các NHTM cần có chính sách khai thác công nghệ hiệu quả thông qua việc phát triển những sản phẩm và nhóm sản phẩm dựa trên công nghệ cao nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh về sản phẩm, dịch vụ, tạo ra sự đa dạng trong lựa chọn sản phẩm và tăng cường bán chéo (Cross - selling) cho khách hàng. Đồng thời, việc phát triển đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ cũng sẽ góp phần phân tán và hạn chế bớt rủi ro trong quá trình hoạt động. Phạm Thị Hồng Phương - Lớp Ngân hàng 4 ngày 1 - K17 19 “Hệ thống Ngân hàng thương mại của Việt Nam” Ngoài ra, các NHTM cần cải tiến và đơn giản hoá các thủ tục vay vốn nhằm tạo thuận lợi cho khách hàng. - Xây dựng chiến lược khách hàng và phát triển mạng lưới. Xây dựng chiến lược khách hàng đúng đắn, ngân hàng và khách hàng luôn gắn bó với nhau, phải tạo ra, giữ vững và phát triển mối quan hệ lâu bền với tất cả khách hàng. Cần đánh giá cao khách hàng truyền thống và khách hàng có uy tín trong giao dịch ngân hàng. Đối với những khách hàng này, khi xây dựng chiến lược ngân hàng phải hết sức quan tâm, gắn hoạt động của ngân hàng với hoạt động của khách hàng, thẩm định và đầu tư kịp thời các dự án có hiệu quả rõ ràng. Ngoài ra, các đặc tính sản phẩm từ các ngân hàng đều có điểm giống nhau nên việc tạo ra sự khác biệt là hết sức quan trọng. Về chiến lược thu hút tiền gửi, cần xây dựng một hệ thống thanh toán điện tử rộng khắp nhằm tạo cho dân chúng thói quen sử dụng tài khoản ngân hàng. Đồng thời, những thủ tục rắc rối cần được cắt giảm để tạo thuận lợi tối đa cho khách hàng. Bên cạnh đó, để đẩy mạnh tín dụng cần tạo được quy trình cung cấp linh hoạt sản phẩm của ngân hàng, đặc biệt đối với khách hàng tiềm năng có thể đưa ra điều kiện cho vay và lãi suất ưu đãi hơn theo thoả thuận giữa hai bên. - Nâng cao năng lực quản trị điều hành. Cần cải cách bộ máy quản lý điều hành theo tư duy kinh doanh mới. Đồng thời, xây dựng chuẩn hoá và văn bản hoá toàn bộ quy trình nghiệp vụ của các hoạt động chủ yếu của NHTM, thực hiện cải cách hành chính doanh nghiệp. - Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên ngân hàng. Cần đào tạo và đào tạo lại cán bộ để thực hiện tốt các nghiệp vụ của ngân hàng hiện đại. Hơn nữa, cần tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ làm công tác hội nhập quốc tế, nhất là những cán bộ trực tiếp tham gia vào quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng quốc tế, cán bộ thanh tra giám sát và cán bộ chuyên trách làm công tác pháp luật quốc tế, cán bộ sử dụng và vận hành công nghệ mới. Có chính sách tiền lương thỏa đáng để khuyến khích đội ngũ cán bộ ngân hàng phát huy khả năng độc lập, sáng tạo, học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao về nhân lực trong hệ thống NHTM. Phạm Thị Hồng Phương - Lớp Ngân hàng 4 ngày 1 - K17 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan