Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hệ thống hình tượng trong kafka bên bờ biển của haruki murakami...

Tài liệu Hệ thống hình tượng trong kafka bên bờ biển của haruki murakami

.PDF
103
930
84

Mô tả:

Hệ thống hình tượng trong Kafka bên bờ biển của Haruki Murakami TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN BỘ MÔN NGỮ VĂN PHAN VĂN TOÀN MSSV: 6062151 HỆ THỐNG HÌNH TƯỢNG TRONG KAFKA BÊN BỜ BIỂN CỦA HARUKI MURAKAMI Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành Ngữ Văn – Khóa 2006 – 2010 Cán bộ hướng dẫn: Th.S. BÙI THANH THẢO GVHD: ThS. Bùi Thanh Thảo Cần Thơ, tháng 05 - 2010 1 SVTH: Phan Văn Toàn Hệ thống hình tượng trong Kafka bên bờ biển của Haruki Murakami MỤC LỤC MỤC LỤC................................................................................................. 1 ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT .................................................................... 4 PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................... 6 1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................6 2. Lịch sử vấn đề.................................................................................................... 7 3. Mục đích yêu cầu ..............................................................................................8 4. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................9 5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................9 CHƯƠNG 1: ........................................................................................... 10 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG.................................................................. 10 1.1 Tác giả và tác phẩm ......................................................................................10 1.1.1 Tác giả Haruki Murakami ........................................................................10 1.1.2 Tác phẩm Kafka bên bờ biển....................................................................12 1.2 Hình tượng trong tác phẩm nghệ thuật......................................................13 1.2.1 Hình tượng nghệ thuật..............................................................................13 1.2.2 Hình tuợng trong tác phẩn văn học ..........................................................14 1.2.3 Hệ thống hình tượng trong tác phẩm văn học..........................................19 CHƯƠNG 2: ........................................................................................... 21 Ý NGHĨA MỘT SỐ HÌNH TƯỢNG TRONG KAFKA BÊN BỜ BIỂN ........................................................................................................ 21 2.1 Hình tượng nhân vật mang ý nghĩa biểu trưng .........................................21 2.1.1 Hình tượng con người đi tìm “lối thoát” cho cuộc sống..........................21 2.1.2 Hình tượng con người sống trong quá khứ hoài niệm .............................31 2.1.3 Hình tượng nhân vật đại diện cho công lí ................................................37 2.1.4 Hình tượng nhân vật tượng trưng cho cái ác............................................42 2.1.5 Hình tượng nhân vật đại diện cho lớp thanh niên Nhật Bản....................48 2.2 Hình tượng sự vật, con vật mang ý nghĩa biểu tựơng ...............................54 2.2.1 Hình tượng con vật biểu hiện cho lí trí con người ...................................54 GVHD: ThS. Bùi Thanh Thảo 2 SVTH: Phan Văn Toàn Hệ thống hình tượng trong Kafka bên bờ biển của Haruki Murakami 2.2.2 Một số hình tượng sự vật tượng trưng cho thế giới của quá khứ hoài niệm ...........................................................................................................................57 2.2.3 Một số hình tượng khác............................................................................62 2.3 Mối quan hệ giữa các hình tượng nhân vật................................................66 CHƯƠNG 3: ........................................................................................... 73 NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG TRONG KAFKA BÊN BỜ BIỂN.................................................................................................. 73 3.1 Nghệ thuât lựa chọn hình ảnh sự vật đời thường ......................................73 3.2 Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật mang tính dị thường ............79 3.3 Nghệ xây dựng hành động nhân vật ...........................................................84 3.4 Nghệ thuật sử dụng yếu tố huyền thoại ......................................................92 3.5 Nghệ thuật đặt tên hình tượng ....................................................................94 PHẦN KẾT LUẬN...............................................................................100 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................102 GVHD: ThS. Bùi Thanh Thảo 3 SVTH: Phan Văn Toàn Hệ thống hình tượng trong Kafka bên bờ biển của Haruki Murakami ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích yêu cầu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu PHẦN NỘI DUNG CHÍNH CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 Tác giả và tác phẩm 1.1.1 Tác giả Haruki Murakami 1.1.2 Tác phẩm Kafka bên bờ biển 1.2 Hình tượng trong tác phẩm nghệ thuật 1.2.1 Hình tượng nghệ thuật 1.2.2 Hình tuợng trong tác phẩm văn học 1.2.3 Hệ thống hình tượng trong tác phẩm văn học CHƯƠNG 2: Ý NGHĨA MỘT SỐ HÌNH TƯỢNG TRONG KAFKA BÊN BỜ BIỂN 2.1 Hình tượng nhân vật mang ý nghĩa biểu trưng 2.1.1 Hình tượng con người đi tìm “lối thoát” cho cuộc sống 2.1.2 Hình tượng con ngưới sống trong quá khứ hoài niệm 2.1.3 Hình tượng nhân vật đại diện cho công lí 2.1.4 Hình tượng nhân vật tượng trưng cho cái ác 2.1.5 Hình tượng nhân vật đại diện cho lớp thanh niên Nhật Bản 2.2 Hình tượng sự vật, con vật mang ý nghĩa biểu tựơng 2.2.1 Hình tượng con vật biểu hiện cho lí trí con người con người GVHD: ThS. Bùi Thanh Thảo 4 SVTH: Phan Văn Toàn Hệ thống hình tượng trong Kafka bên bờ biển của Haruki Murakami 2.2.2 Một số hình tượng sự vật tượng trưng cho thế giới quá khứ hoài niệm 2.2.3 Một số hình tượng khác CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG TRONG KAFKA BÊN BỜ BIỂN 3.1 Nghệ thuât lựa chọn hình ảnh sự vật đời thường 3.2 Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật mang tính dị thường 3.3 Nghệ xây dựng hành động nhân vật 3.4 Nghệ thuật sử dụng yếu tố huyền thoại 3.5 Nghệ thuật đặt tên hình tượng PHẦN KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO GVHD: ThS. Bùi Thanh Thảo 5 SVTH: Phan Văn Toàn Hệ thống hình tượng trong Kafka bên bờ biển của Haruki Murakami PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Haruki Murakami là một nhà văn đương đại tài ba của nước Nhật: ông nổi lên như một hiện tượng trong văn học, được nhiều độc giả trong nước và thế giới đặc biệt quan tâm. Murakami liên tục cho ra đời những tác phẩm làm say mê người đọc: Rừng Nauy, Phía Nam biên giới, phía Tây mặt trời, Biên niên ký chim vặn dây cót… Haruki Murakami, một lần nữa khẳng định thành công với Kafka bên bờ biển - một món quà dành cho độc giả với trường phái siêu thực, kỳ bí… Có nhiều ý kiến cho rằng: Rừng Nauy là một cuốn tiểu thuyết tình yêu lãng mạn đầy hấp dẫn; Biên niên ký chim văn dây cót và Phía Nam biên giới, phía Tây mặt trời đã góp phần khẳng định tên tuổi Haruki Murakami; thì Kafka bên bờ biển có thể xem là đỉnh cao tài năng và tham vọng của Haruki Murakami. Với Kafka bên bờ biển Murakami đã khẳng định chỗ đứng của mình trong dòng văn học phi lý. Ông xứng đáng là môn đệ xuất sắc của Franz Kafka, thậm chí ông đã thoát khỏi cái bóng của bậc thầy Franz Kafka một cách ngoạn mục, với tư tưởng như vượt trước nhân loại hàng vài thập kỉ. Đến với Kafka bên bờ biển độc giả như lạc vào một “mê cung” không lối thoát, người đọc khó mà phân biệt được đâu là thế giới thực, đâu là thế giới ảo và cũng không sao giải thích được những yếu tố huyền ảo, các hiện tượng kỳ bí có trong tác phẩm. Có thể nói: đọc Kafka bên bờ biển như tham gia vào một trò chơi ô chữ bí hiểm đầy hấp dẫn về mỹ học, tâm linh, triết lý… Mỗi nhân vật trong tác phẩm đều mang một nét dị thường độc đáo, ở đó tác giả đã thổi vào những thông điệp, những ý nghĩa biểu tượng cho từng nhân vật, sự vật hiện tượng mà tác giả muốn người đọc tự suy nghĩ, nghiền ngẫm để tìm ra ý nghĩa biểu tượng của nó. Từ khi Kafka bên bờ biển ra đời cho đến nay, đã để lại không ít ý kiến, những lời phê bình của nhiều độc giả cũng như giới chuyên môn. Nhưng tất cả những vấn đề đưa ra đều còn bỏ ngỏ, là dấu chấm hỏi lớn… Trên thực tế, chưa có công trình nghiên cứu nào sâu về tiểu thuyết của Murakami. Qua quá trình trình tiếp nhận những tác phẩm của GVHD: ThS. Bùi Thanh Thảo 6 SVTH: Phan Văn Toàn Hệ thống hình tượng trong Kafka bên bờ biển của Haruki Murakami Murakami, người viết nhận thấy Kafka bên bờ biển là một tác phẩm thật đặc sắc, có nhiều vấn đề để bàn luận, mà đặc biêt là tính “hình tượng”. Chỉ cần làm rõ tính “hình tượng” trong Kafka bên bờ biển là có thể tháo gỡ mọi nút thắt trong tác phẩm. Đó chính là lý do người viết chọn đề tài: “Hệ thống hình tượng trong Kafka bên bờ biển”. 2. Lịch sử vấn đề Ngoại trừ các đề tài của một số sinh viên Ngành Văn, cho đến nay ở Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu nào chuyên sâu về tiểu thuyết Murakami, cũng như tác phẩm Kafka bên bờ biển. Vì vậy mà lịch sử về vấn đề của đề tài còn rất hạn chế. Qua quá trình tìm kiếm, người viết chỉ tìm thấy một số bài viết được đăng trên các trang web. Nhưng hầu hết các nhận định cho rằng: các nhân vật trong tác phẩm của Murakami đều là những con người cô độc, mang tính chất dị thường kì bí và đặc biệt là mang đậm tính hình tượng … Như trên trang www.tuanvietnam.net/kafka-be, độc giả Thiên bình đã từng nhận định về các nhân vật trong Kafka bên bờ biển: “Murakami đã dựng lên cả một cộng đồng nho nhỏ gồm những con người cô độc” [9]. Khi bàn về hình tượng nhân vật trong tác phẩm thì Trần Thị Ánh Tuyết Hạnh cũng đưa ra một số quan điểm và có lập luận: “Miss Seaki có thể coi như biểu tượng cho vẻ đẹp của quá khứ và hoài niệm,”. Bởi bà sống ở hiện tại nhưng tâm hồn luôn hướng về quá khứ - một quá khứ tươi đẹp. Thế nên, bà từ bỏ cái thức tại ở tuổi ngoài năm mươi mà đi tìm về hạnh phúc tươi đẹp ở tuổi hai mươi trong quá khứ. Nói đúng hơn là tâm hồn bà dừng lại trong quá khứ - khi người yêu bà “mất”. Đó cũng là lúc chiếc đồng hồ trong lòng của bà ngưng hoạt động. Còn nói về Nakata các độc giả thường cho rằng: “Nakata là một nhân vật không khác gì các nhân vật xuất hiện trong các truyện cổ tích, truyện thần thoại” [9]. Ông có những khả năng thật huyền bí mà không ai có được: dù bị thiểu năng trí tuệ nhưng Nakata có thể nói chuyện với mèo, làm nên những trận mưa cá, mưa đỉa – Nakata cũng chính là người giết chết Johnnie Walker (kẻ hủy diệt mèo hàng loạt) bằng con đường vô thức, ông đã mở phiến đá cửa vào để cho mọi thứ trở lại như cái vốn có của nó. Cũng nói về nhân vật Nakata nhưng một độc giả trên 5xublog.wordpress.com lại có cách nhìn có vẻ thuyết phục hơn: “Nakata, giống như nước Nhật Bản cổ xưa, đột GVHD: ThS. Bùi Thanh Thảo 7 SVTH: Phan Văn Toàn Hệ thống hình tượng trong Kafka bên bờ biển của Haruki Murakami nhiên bước chân vào thời hiện đại. Nước Nhật Bản cổ xưa ấy không có nội tâm đau đớn và mất mát, không có quá khừ dằn vặt đau thương” [9]. Cái tinh thần nước Nhật cổ xưa, thuần khiết đầy mạnh mẽ ấy không mất đi mà được chuyển đến cho mọi người trong thời hiên đại, để họ có đủ sức mạnh sống và đối mặt với hiện tại. Nhìn chung cả hai nhận định trên đều khẳng định vai trò sứ mênh lịch sử của Nakata. Ông như một vị thần công lí đứng lên tiêu diệt cái ác để xã hội bớt đi những con người đau khổ. Độc giả này còn nhận định một cách khái quát: “Kafka Bên bờ Biển có vô số nhân vật, sự kiện, câu nói, tình tiết nửa thực nửa mơ, nửa biểu tượng, nửa khái niệm” [9]. Quay về trang www.vietvan.net, Trần Thị Ánh Tuyết cho rằng: “Oshima - người quản lý thư viện cũng là một nhân vật dị thường, giới tính không rõ ràng, bị bệnh máu không đông nhưng đam mê tốc độ. Một biểu tượng của thế hệ thanh niên Nhật Bản trẻ trung, trong sáng đầy tri thức” [9]. Qua quá trình tìm hiểu về lịch sử vấn đề, người viết nhận thấy hầu hết các nhận định trên đều mang tính chủ quan. Tuy chỉ là nhận định chủ quan nhưng các ý kiến đó ít nhiều cũng soi sáng được khía cạnh nào đó của vấn đề. Nhưng thật sự chưa một tác giả nào khai thác sâu vào bản chất của vấn đề - “trò chơi ô chữ” mang tính biểu tượng của Murakami. Và đa số các bài viết được đăng trên những trang web chỉ tập trung nói về tính hình tượng của nhân vật mà bỏ quên các hình ảnh, đồ vât, con vật không gian, thời gian mang tính biểu tượng trong tác phẩm. Mà nó lại là những mắc xích đặc biệt quan trọng góp phần tạo nên hệ thống hình tượng trong tác phẩm. Vì vậy, qua công trình này nên người viết muốn làm sáng tỏ - khác quan hơn về “hệ thống hình tượng trong Kafka bên bờ biển”. 3. Mục đích yêu cầu Qua việc thưc hiện đề tài, người viết có cơ hội hiểu sâu hơn kiến thức lý luận về tính hình tượng cũng như hình tượng trong tác phẩm văn học. Nhưng đó không phải là mục đích chính của người, mà dựa trên cơ sở kién thức đó, người viết sẽ đi vào “giải mã” cá thông điệp, các hình ảnh mang một tầng ngầm ý nghĩa để tìm ra bằng được các hình tượng cũng như hệ thống hình tượng trong tác phẩm. Đó mới là mục đích chính của người viết. GVHD: ThS. Bùi Thanh Thảo 8 SVTH: Phan Văn Toàn Hệ thống hình tượng trong Kafka bên bờ biển của Haruki Murakami 4. Phạm vi nghiên cứu Qua quá trình tiếp nhận, người viết nhận thấy hầu hết tác phẩm của Haruki Murakami đều rất giàu tính hình tượng, những khái niệm, một “mạng lưới” những thông điệp… Đó cũng chính là nguyên nhân mà người viết say mê tác phẩm của Haruki Murakami. Nhưng do yêu cầu của đề tài là: “Hệ thống hình tượng trong Kafka bên bờ biển” nên người viết chỉ sử dụng tác phẩm Kafka bên bờ biển để làm tư liệu chính, còn các tác phẩm khác chỉ có ý nghĩa tham khảo, đối chiếu góp phần làm sáng tỏ đề tài. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài trước tiên người viết tiến hành tiếp cận tác phẩm, thu thập tài liệu một cách có chọn lọc. Trong quá trình nghiên cứu giải quyết đề tài người viết sử dụng một số phương pháp chuyên ngành như: phân tích nhân vât, phân tích tác phẩm, phương pháp trực giác… Bên cạnh đó, người viết còn kết hợp các thao tác: chứng minh, phân tích, bình luận, v.v. để tìm ra đáp án cho đề tài. GVHD: ThS. Bùi Thanh Thảo 9 SVTH: Phan Văn Toàn Hệ thống hình tượng trong Kafka bên bờ biển của Haruki Murakami CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 Tác giả và tác phẩm 1.1.1 Tác giả Haruki Murakami Murakami Haruki sinh ngày 12 tháng 1 năm 1949 tại cố đô Kyoto, nhưng lớn lên ở Kobe. Cha mẹ đều là giáo viên và theo đạo phật. Là người Nhật nhưng ngay từ thủơ nhỏ, Murakami sớm tiếp thu văn hóa phương Tây. Thay vì chia sẻ với cha mẹ sự quan tâm về văn học Nhật, ông lại tìm đọc mê mải tác phẩm của những tác giả châu Âu thế kỷ XIX: Balzac, Flaubert, Chekhov, Dostoevsky, Dickens. Sau đó, ông học tiếng Anh, và đọc nguyên tác tiếng Anh những tiểu thuyết trinh thám, khoa học giả tưởng, Truman Capote, Kurt Vonnegut, Richard Brautigan... Ông ham mê nhạc Âu Mỹ: Elvis, Beatles, Beach Boys, nhạc Jazz... Lớn lên, Murakami Haruki học về đại học nghệ thuật sân khấu tại Waseda, Tokyo, sau đó kết hôn với bạn đồng học là Takahashi Yôko. Năm 1971, ông ngưng việc học ở Đại học Waseda, cùng vợ mở một quán rượu nhạc Jazz ở Tokyo. Ở quán Jazz đó, đặt tên theo con mèo của ông nuôi là Peter Cat, ông làm cả bồi bàn, rửa chén đĩa, thay đĩa nhạc, bố trí nhạc công, khi rảnh thì đọc rất nhiều sách và học tiếp khóa trình đại học. Cha mẹ ông rất thất vọng về việc ông lấy vợ sớm và quay lưng lại với đời công chức vẫn được xem là an toàn, ổn định. Ông chỉ bắt đầu viết văn từ 1978. Khi đang xem một trận bóng chày (baseball), ý nghĩ viết văn chợt đến với ông, như một tiếng gọi siêu hình, ông cho đó là sự kiện hạnh phúc nhất của đời mình. Tác phẩm đầu tay của ông, Lắng nghe gió hát (Kaze no Uta wo Kike, Hear the Wind Sing) xuất bản năm 1979. Tác phẩm đầu tay này được giải thưởng tác giả mới sau năm đó. Tiếp tục thành công với hai tác phẩm sau đó và một số các truyện ngắn, ông bán quán Jazz, và trở thành một tác gia chuyên nghiệp. Ông cũng bắt đầu việc dịch sách tiếng Anh, và thường cộng tác với một giáo sư về văn học Mỹ ở Đại GVHD: ThS. Bùi Thanh Thảo 10 SVTH: Phan Văn Toàn Hệ thống hình tượng trong Kafka bên bờ biển của Haruki Murakami học Tokyo. Cùng với tiếng tăm đang lên của ông trong lãnh vực sáng tác, những tác phẩm dịch thuật của ông từ Raymond Carver, Truman Capote, F. Scott Fitzerald... Cũng được đông đảo độc giả yêu thích. Phong cách Murakami định hình từ tác phẩm thứ ba là Cuộc phiêu lưu theo con cừu (Hitsuji wo Meguru Bôken, A Wild Sheep Chase) xuất bản năm 1982, được trao giải “Tác giả Mới” Nhân vật của ông có những giá trị quan khác lạ với truyền thống xã hội Nhật: ham mê âm nhạc mới, phim ảnh mới âu Mỹ. Những đặc điểm đó hấp dẫn tâm tình giới trẻ Nhật Bản đang muốn cởi bỏ những trói buộc của văn hóa truyền thống Nhật Bản. Năm 1986 ông cùng vợ sang sống ở Ý. Ở Rome, ông viết Rừng Nauy (Noruuei no Mori, Norwegian Wood), tác phẩm đã đưa ông lên địa vị “siêu sao” trong văn học Nhật Bản. Ngay trong năm đầu tiên, Rừng Nauy đã bán được 2 triệu cuốn. Koyama Tetsurô của hãng thông tấn Kyodo News (năm 2004) nhận xét:“Hiện nay, Murakami Haruki là tác giả văn học thuần túy (pure literature) duy nhất cứ mỗi lần tác phẩm mới phát hành là đạt ngôi vị sách bán chạy nhất Nhật Bản. Tác phẩm mới nhất của ông là Kafka bên bờ biển (Umibe no Kafuka) ngay trong tháng đầu tiên (tháng 9 năm 2002) đã bán được 600.000 cuốn” [9]. Tạp chí The New York Times số ra ngày 11.12.2005 trong mục bình chọn 10 tác phẩm văn học xuất sắc nhất thế giới trong năm 2005 đã nêu tên cuốn Kafka bên bờ biển đầu tiên, tán thưởng rằng đây là công trình của một tác gia đường đường tự tính Tác phẩm này đã giúp Murakami đoạt Giải thưởng Văn học Franz Kafka của Czech năm 2006. Ông là tác gia thứ 6 được giải, trong số đó có nhà văn Mỹ Philip Roth. Ngày 25.9.2006, Giải thưởng quốc tế đắt giá nhất về truyện ngắn Frank O’Connor năm 2006 đã được trao cho Murakami Haruki. Hội đồng thẩm định đánh giá cao:“tài năng hiện đại trong việc sáng tạo những độc thoại triền miên về nỗi sợ hãi”, “ những tình tiết đào sâu nhiều tầng ý nghĩa” [9]. Murakami Haruki hiện nay đang sống ở Boston, Mỹ, làm việc với Đại học Harvard, và diễn giảng tại các cơ sở văn hóa giáo dục trong vùng đất có truyền thống văn hóa lâu đời nhất nước Mỹ. GVHD: ThS. Bùi Thanh Thảo 11 SVTH: Phan Văn Toàn Hệ thống hình tượng trong Kafka bên bờ biển của Haruki Murakami 1.1.2 Tác phẩm Kafka bên bờ biển Cuốn tiểu thuyết gồm hai tuyến truyện kể tách biệt chạy song song và đan xen nhau. Những chương lẻ kể về cuộc phiêu lưu của cậu bé Kafka Tamura, con trai nhà điêu khắc tiếng tăm Koichi Tamura ở Tokyo. Đúng hôm sinh nhật lần thứ mười lăm của mình Kafka Tamura bỏ trốn khỏi nhà, để thoát khỏi lời nguyền cay độc của người cha đã giáng xuống đầu mình: một lời nguyền khủng khiếp gần như nguyên xi lời nguyền đè nặng lên Eudipe ngày xưa: "Một ngày kia, mày sẽ chính tay giết cha mày và ngủ với mẹ mày” Những chương chẵn kể về cuộc đời của Nakata, một ông già thiểu năng trí tuệ mất khả năng biết đọc, biết viết sau một tai nạn bí hiểm từ tuổi thơ, nhưng bù lại Nakata biết nói chuyện với mèo và sống bằng nghề tìm mèo lạt. Đặc biệt lão có khả ngoại cảm. Trên hành trình dài, Kafka đã gặp Sakura, người cậu luôn băn khoăn liệu có phải là chị gái của mình. Kafka dừng chân ở Takamatsu, Kafka tìm đến một thư viện tư nhân của dòng họ Komura để đọc sách hàng ngày. Một sự việc kì bí đã xảy ra: cậu đột ngột ngất đi và khi tỉnh dậy, thấy áo quần mình thấm đầy máu. Kafka buộc phải nhờ tới sự trợ giúp của Sakura. Sau đó, nhờ sự giúp đỡ của Oshima, người làm tại thư viện, cậu được nhận việc tại đây và hàng ngày gặp gỡ người phụ nữ ngoài năm mươi tuổi - Miss Saeki. Một mặt, Kafka luôn trăn trở Miss Saeki có phải là mẹ mình, mặt khác cậu đem lòng yêu thương “linh hồn sống” tuổi mười lăm của Miss Saeki đêm đêm tìm về phòng cậu và họ đã làm tình trong giấc mơ ấy. Đang chới với giữa hai bờ hiện thực và huyền ảo, quá khứ và thực tại, Kafka nhận tin cha cậu đã bị giết chết vào đêm cậu ngất đi. Đó cũng là lúc Kafka nghĩ: có phải lời nguyền đã ứng nghiệm? Về Nakata, trong khi tìm mèo lạt, một cách vô thức ông đã phải giết Johnnie Walker - kẻ hủy diệt mèo hàng loạt, để cứu thoát hai con mèo Gorma và Mimi. Nakata buộc phải rời khỏi quận Nakano, lần đầu tiên trong đời lao vào một cuộc hành trình dài đi tìm thứ mà lão không biết đích xác là đi tìm cái gì và ở đâu... Từ đó, ông bắt đầu dấn thân vào một cuộc phiêu lưu huyền bí với những sự kiện không có lời giải thích: trận mưa cá ngừ và mưa đỉa; cùng với chàng lái xe tải chất phác Hoshino đi tìm “phiến đá cửa vào” như một sứ mệnh đã định trước. Cuộc hành trình của Kafka và Nakata cũng giao nhau tại hòn đảo Takamatsu. Cuối cùng Nakata cũng chết, một cái chết thanh thản sau khi hoàn thành sứ mệnh - tìm thấy GVHD: ThS. Bùi Thanh Thảo 12 SVTH: Phan Văn Toàn Hệ thống hình tượng trong Kafka bên bờ biển của Haruki Murakami phiến đá thần kỳ. Miss Seaki cũng ra đi đầy mãn nguyện sau khi gặp Kafka trong giấc mơ ở khu rừng được gọi là “bên rìa thế giới”, nơi trung gian giữa cuộc sống thực tại và thế giới bên kia. Kafka từ khu rừng quay về hiện tại và tiếp tục cuộc sống ở tuổi mười lăm của mình, thực hiện ước nguyện của Miss Seaki là ngắm bức tranh Kafka bên bờ biển và tưởng nhớ tới bà... 1.2 Hình tượng trong tác phẩm nghệ thuật 1.2.1 Hình tượng nghệ thuật Theo Cơ sở lý luận văn học hình tượng nghệ thuật là: “hình tượng là đặc trưng phản ánh của văn nghệ. Bản chất xã hội bộc lộ qua tính hình tượng. Tác phẩm nghệ thuật là sản phẩm của tư duy: tư duy hình tượng” [5;143]. Do đó nói đến nghệ thuật là nói đến tính hình tượng. Tính hình tượng là đặc trưng phản ánh hiện thực của văn nghệ. Nghệ thuật được chia thành nhiều bộ môn khác nhau (hội họa, điêu khắc, kiến trúc, âm nhạc, văn học, điện ảnh…..). Giữa các bộ môn ấy đều có đặc trưng khác biệt về mặt loại hình. Tuy nhiên, về mặt phương thức phản ánh thực tại, tất cả các môn nghệ thuật này đều có một đặc điểm chung. Đó là tính hình tượng: “Như vậy tính hình tượng là thuộc tính tất yếu của nghệ thuật. Đó là sự nhận thức, phản ánh thực tại với hình thức của đời sống là sự tái hiện thực tại bằng hình thức trực tiếp, cụ thể - cảm tính và truyền cảm” [5; 143]. Nhưng theo Cơ sở lý luận văn học của Nguyễn Lương Ngọc biên soạn thì cho rằng hình tượng nghệ thuật: “là sự kết hợp hữu cơ những đặc điểm trực quan sinh động và những đặc điểm của tư duy trừu tượng. Nhưng bản chất của nó lại không hề trùng hợp với đăc điểm của loại này hay loại kia. Nói chính xác hơn, hình tượng nghệ thuật là sự đặc trưng hóa một cách hoàn chỉnh và toàn vẹn những hiện tượng cuộc sống mà nó miêu tả dưới hình thức cảm tính cụ thể, cá biệt có ý nghĩa thẩm mĩ và khái quát” [8; 238]. Nhìn chung, hình tượng nghệ thuật không phải là bức ảnh chụp hiện thực, mà là sự tái hiện hiện thực một cách sáng tạo của nhà nghệ thuật. Trong Thuật ngữ văn học của Lại Nguyên Ân thì hình tượng nghệ thuật là:“phương thức chiếm lĩnh và tái hiện riêng biệt, vốn có và chỉ có ở nghệ thuật. Bất cứ hiện tượng nào được xây dựng lại một cách sáng tạo trong tác phẩm nghệ thuật, đều là GVHD: ThS. Bùi Thanh Thảo 13 SVTH: Phan Văn Toàn Hệ thống hình tượng trong Kafka bên bờ biển của Haruki Murakami hình tượng nghệ thuật; thông và quan trọng nhất là hình tượng con người (hình tượng nhân vật)”. [2; 141], “Hình tượng không lẫn lộn với khách thể thực tồn, bởi nó đã cắt đứt khỏi không gian, thời gian, kinh nghiệm, đã bị giới hạn trong khuôn khổ tính ước lệ, tách khỏi toàn bộ hiện thực xung quanh và bởi vì nó thuộc về thế giới bên trong, thế giới ảo giác của tác phẩm nghệ thuật” [2; 141]. Hình tượng nghệ thuật không chỉ phản ánh và lý giải thực tại, mà nó còn sáng tạo ra một thế giới mới, khách thể mới. Đó là kết quả của một quá trình tư duy tưởng tượng của người nghệ sĩ: “Hình tượng nghệ thuật là kết quả của hoạt động tưởng tượng, nhằm tạo ra một thế giới ứng với nhu cầu và định hướng với tinh thần của con người” [2; 142]. Như hình ảnh “cái giếng” trong Biên niên ký chim văn dây cót hay hình ảnh “con quạ” trong Kafka bên bờ biển của Haruki Murakami, nhân vật Tôn Ngộ Không trong Tây Du Ký, bức tuyệt họa Nụ cừời bí ẩn của Mona Lisa.v.v. Tóm lại, hình tượng nghệ thuật là sự kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố khách quan và chủ quan, cái thực có và cái có thể có, cái đơn nhất và cái phổ biến, cái thực tại và cái lý tưởng. Tất cả những yếu tố đối lập nhau này được người nghệ sĩ tư duy sáng tạo cho chúng hài hào lẫn vào nhau, cùng tồn tại để tạo nên tính hình tượng nghệ thuật. 1.2.2 Hình tượng trong tác phẩn văn học Tác phẩm văn học là một loại hình nghệ thuật nằm trong hệ thống các ngành nghệ thuật, vì vậy bản chất hình tượng trong tác phẩm văn học không có gì khác biệt so với các ngành nghệ thuật khác, mà có khác là khác về chất liệu tạo nên hình tượng nghệ thuật. Bởi chất liệu của tác phẩm văn chương là ngôn từ. Là bức tranh tương đối toàn cảnh về đời sống, cũng là kết quả của một quá trình “vật lộn” tư duy sáng tạo, tưởng tượng của nhà văn.Trong cơ sở lý luận văn học do Nguyễn Lương Ngọc biên soạn cho rằng: “Thuật ngữ hình tượng nhằm để chỉ một bức tranh nhân sinh vừa có tính chất sinh động cụ thể vừa mang ý nghĩa khái quát, có tác dụng truyền cảm và giáo dục qua tác động tổng hợp của nghệ thuật” [2; 159]. Hình tượng trong tác phẩm văn học thường dùng để chỉ các nhân vật là cách sử dụng phổ biến nhất. Tuy vậy, ta cũng không nên hiểu một cách nhất quán: “chỉ có nhân vật” mới có tính hình tượng trong tác phẩm văn học. Mà hình tượng trong tác phẩm văn học bao gồm tất cả các sự vật hiên tượng được nhà văn tạo nên với ý đồ nghệ thuật, cụ thể như: con vât, GVHD: ThS. Bùi Thanh Thảo 14 SVTH: Phan Văn Toàn Hệ thống hình tượng trong Kafka bên bờ biển của Haruki Murakami đồ vật, không gian, thời gian… Tất cả những tác phẩm văn chương đều có tính hình hượng riêng của nó. Qua quá trình tư duy tưởng tượng nhà văn đã “thổi” vào các nhân vật của mình những thông điệp mang một tầng ngầm ý nghĩa có giá trị thẩm mỹ, để người đọc tự nghiền ngẫm, tự “giải mã”…: “Hình tượng nghệ thuật không phải là sự bừng sáng đột xuất trong tâm hồn nhà văn. Nó không nẩy sinh một cách bất ngờ, chớp nhoáng. Nó ra đời là do sự nỗ lực hoạt động sáng tạo của nhà văn trong quá trình thâm nhập, phản ánh nội dung khách quan của cuộc sống và biểu thị những suy nghĩ, tình cảm của mình về cuộc sống đó” [6; 187]; “Hình tượng nghệ thuật suy cho cùng, là những hiện tượng của cuộc sống, nhưng là những hiện tượng đã được tôi luyện qua cái lò nung của ý thức sáng tạo của nhà văn, đã được dựng lại theo yêu cầu của lý tưởng của nhà văn, và đã giũ khỏi được những cái vụn mảnh không cần thiết” [2; 291]. Như đã nêu ở trên, tính hình tượng là đặc trưng phản ánh hiện thực của văn nghệ bất kì ngành nghệ thuật nào cũng mang tính hình tượng, nhưng hình tượng ở mỗi ngành nghệ thuật thì không hoàn toàn giống nhau: nếu xét về bản chất thì giống nhau, nhưng về hình thức lại có sự khác biệt. Bởi, chất liệu tạo nên tác phẩm của mỗi ngành nghệ thuật đều khác nhau. Đặc biệt là hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học được tạo bởi chất liệu ngôn từ: cũng có thể gọi là hình tượng ngôn từ, được nhà văn thu gom tất cả các sự vật hiện tượng tồn tại trong đời sống, rồi đem tôi luyện trong cái lò tư duy tạo nên tính hình tượng phi vật thể. Sau đó, tác giả truyền tải những hình tượng đó vào trong tác phẩm nghệ thuật ngôn từ. Khi tiếp cận tác phẩm, người đọc tự gắn ghép các hình ảnh biểu trưng đó bằng con đường tư duy trừu tượng – bỏ qua giai đoạn nhận thức cảm tính (thị giác) của quá trình tư duy. Vì hình tượng trong tác phẩm văn học không phải là những hình ảnh cụ thể (bức tượng, miếng sắt, cục đá hay khúc gỗ…) như những loại hình nghệ thuật “tạo hình” mà là những hệ thống kí hiệu, là ngôn ngữ. Nếu hình tượng trong nghệ thuật trong văn học không phải diện mạo thị giác về sự vật mà chỉ là sự liên hệ về ngữ nghĩa gợi ra ảo giác về diện mạo ấy. Việc phát hiện hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn chương cũng không phải đơn giản: có những hình tượng nghệ thuật nổi lên bề mặt tác phẩm nên chúng ta nhận ra một cách dễ dàng. Nhưng cũng có những hình tượng nghệ thuật nằm ẩn sâu bên trong ý đồ nghệ thuật của tác giả, những thông điệp, những dấu hiệu biểu hiện của hình tượng không nằm tập trung mà rải rác thành nhiều “mảnh vụn” GVHD: ThS. Bùi Thanh Thảo 15 SVTH: Phan Văn Toàn Hệ thống hình tượng trong Kafka bên bờ biển của Haruki Murakami trong tác phẩm, đòi hỏi người tiếp nhận phải trải qua một quá trình tư duy, gom ghép từng “mảnh vụn” ấy lại để hoàn chỉnh hình tượng như ý đồ của tác giả. Đó là đặc điểm khác biệt của hình tượng trong tác phẩm văn học so với hình tượng của các ngành nghệ thuật khác. Muốn hiểu sâu về tính hình tượng chúng ta cần phải phân biệt rõ: “hình tượng nghệ thuật, hình tượng văn học với ngữ ngôn hình tượng hóa” [8; 156]. Nói đến ngôn ngữ hình tượng hóa là nói đến ngôn ngữ gợi cảm, giàu hình ảnh, khắc họa cụ thể đối tượng hay diễn đạt một cách thật sinh động.“Ngôn ngữ hình tượng hóa là một đặc điểm khá phổ biến của ngôn ngữ có thể được dù ng cả ngoài phạm vi văn học. Ngôn ngữ hình tượng hóa thường tản mác rải rác trong tác phẩm, là một phương tiện xây dựng hình tượng văn học chứ chưa phải là hình tượng văn học” [2; 157]. Hay nói cách khác, hình tượng là“bức tranh nhân sinh vừa cụ thể vừa có ý nghĩa khái quát rộng lớn” [2; 157]. Theo Nguyên lý văn học của Nguyễn Lương Ngọc thì hình tựợng bao hàm hai nghĩa: “rộng và hẹp” [8; 51]. “Khi nói nghệ thuật nhận thức và phản ánh cuộc sống bằng hình tượng thì thuật ngữ hình tượng ở đây được dùng theo nghĩa rộng và có nội dung tương đồng với thuật ngữ tính hình tượng” [8; 51]. Còn nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì: “thuật ngữ hình tượng nhằm xác định một đối tượng cụ thể có giới hạn trong tác phẩm văn học nghệ thuật nhất định. Đúng trước một tác phẩm văn học cụ thể, thuật ngữ hình tượng cũng chỉ nên dùng để xác định hai đối tượng: hình tượng toàn tác phẩm và hình tượng nhân vật. Đó là hai nội dung phổ biến nhất và hợp lý nhất của thuật ngữ hình tượng” [8; 51]. Trong đó, hình tượng nhân vật là chủ yếu nhất, nhưng không phải một mà bao gồm nhiều nhân vật. Có thể một nhân vật biểu trưng cho một hình tượng, ngược lại: có thể một hình tượng nhưng bao gồm nhiều nhân vật. Đó là kết quả của quá trình tư duy tích cực của nhà văn, nhà văn muốn người đọc tự nghiền ngẫm để tìm ra ý nghĩa biểu trưng của từng hình tượng nhân vật, sự vật… Trong tác phẩm dù lớn hay nhỏ thì nhân vật luôn đóng vai trò là khâu trung tâm, là những đối tượng cụ thể có tác động truyền cảm trực tiếp góp phần tạo nên tính hình tượng. Vì vậy nên xác định nhân vật là đặc trưng của hình tượng trong tác phẩm văn chương là nội dung quan trọng nhất, thuyết phục nhất. GVHD: ThS. Bùi Thanh Thảo 16 SVTH: Phan Văn Toàn Hệ thống hình tượng trong Kafka bên bờ biển của Haruki Murakami Còn nếu xét về đặc điểm thì theo Cơ sở lí luận văn học được nêu như sao: Đặc điểm cơ bản nhất của hình tượng nghệ thuật là : “hình tượng là sự thống nhất sinh động giữa mặt cá biệt, cụ thể – cảm tính với mặt khái quát” [8; 160]. Mỗi bộ môn nghệ thuật đều sử dụng những chất liệu khác nhau nên đặc điểm tính hình tượng cũng mang những biểu hiện riêng của nó. Nhưng nói đến tính chung cụ thể – cảm tính là một mặt trọng yếu và hấp dẫn của tính hình tượng. Trong tác phẩm văn chương thì ngôn ngữ được xem là chất liệu tạo nên tính hình tượng. “Bằng ngôn ngữ, tác phẩm văn học phản ánh cuộc sống qua những trường hợp cá thể, những cảnh ngộ và những con người riêng” [8; 161]. Nếu xét về khía cạnh nhân vật và tính cách thì hình tượng chính là những nhân vật:“con người vốn là đối tượng nghiên cứu của nhiều bộ môn khoa học khác nhau, nhưng trong văn học nghệ thuật, con người trở thành tính cách, mới khắc hoạ thành những con người với một số phận và tâm trạng riêng, những con người đa dạng mang biểu lộ thái độ nhất định trước cuộc sống” [8; 162]. Nói như vậy, không phải tất cả các các hiện tượng cụ thể - cảm tính đều có khả năng gợi lên những cảm xúc thẩm mỹ, nhưng muốn gợi lên được những rung cảm trong tâm hồn thì phải tồn tại dưới dạng cụ thể – cảm tính. Do mặt cá thể, cụ thể – cảm tính của hình tượng mà vai trò chi tiết của tác phẩm cũng có ý nghĩa quan trọng góp phần tạo nên tính hình tượng:“Trong tác phẩm văn học chi tiết như những sợi tơ vàng bó chặt với nhau, có những chi tiết như những mũi kim nhói vào lòng người đọc, lại có những chi tiết như những nét chấm phá của một bức tranh thủy mạc đơn sơ hoặc những chi tiết đem lại cho người đọc nụ cười ý nhị…” [8; 163]. Cùng với mặt cá biệt, cụ thể – cảm tính, khái quát là mặt quan trọng của hình tượng. Nhận thức khách quan là chức năng quan trọng của văn học nghệ thuật. Quá trình nhận thức đó đòi hỏi phải phát hiện được bản chất của hiện tượng, chớ không phải máy móc sao chép lại một cách nguyên vẹn hiện tượng cuộc sống: “Phải xây dựng hình tượng trên cơ sở khái quát từ nhiều con người và hiện tượng khác nhau” [8; 164]. Chính vì thế mà hình tượng trong văn học:“thực hơn cả sự thật của cuộc đời chính vì hình tượng nghệ thuật không chịu lệ thuộc máy móc một hiên tượng cá biêt” [8; 165]. GVHD: ThS. Bùi Thanh Thảo 17 SVTH: Phan Văn Toàn Hệ thống hình tượng trong Kafka bên bờ biển của Haruki Murakami Sự thống nhất giữa hai mặt cụ thể, cá thể - cảm tính và khái quát trong hình tượng là sự thống nhất biện chứng giữa cái chung và cái riêng. Đặc điểm thứ hai của hình tượng mà Cơ sở lý luận văn học nhắc đến là: “Hình tượng là sự thống nhất sinh động giữa lí trí và cảm xúc” [8; 167]. Văn học nghệ thuật có chức năng rất lớn, góp phần hình thành và phát triển thế giới tinh thần con người. Thông qua những hình tượng nhà văn muốn truyền tải đến cho người đọc những tư tưởng nhất định.“Hình ảnh vừa làm rung động lí trí vừa làm rung động trái tim. Tác động của nghệ thuật đến con người vừa mang tính chất tổng hợp vừa lí trí vừa cảm xúc, cả tư tưởng lẫn tình cảm” [8; 169]. Về khía cạnh lí trí của hình tượng không tồn tại một cách cô lập mà gắn liền hữu cơ với khía cạnh cảm xúc.“Hình tượng nghệ thuật tác động đến người đọc chủ yếu bằng tình cảm và qua con đường tình cảm mà nâng lên nhận thức lí trí” [8; 169]. Còn về nhân tố cảm xúc, đòi hỏi nhà văn phải sống và sáng tạo hình tượng bằng lí trí lẫn tình cảm (trái tim), bằng một tình yêu chân thành với cuộc sống. “Hai nhân tố lí trí và cảm xúc kết thành một chỉnh thể trong hình tượng, vì xét đến cùng hình tượng khêu gợi cảm xúc lành mạnh và lâu bền bao giờ cũng được nung nấu trên cơ sở một tư tưởng tiên tiến” [8; 170]. Đặc điểm thứ ba của hình tượng là: “Sự thống nhất biện chứng và sinh động giữa chủ quan và khách quan” [8; 170]. Tính khách quan của hình tượng chủ yếu nhằm chỉ những nhân tố khách quan của đời sống được nghệ thuật phản ánh:“Xuất phát từ nhận thức của chủ nghĩa Mác – Lê – nin, chúng ta đã chứng minh rằng nghệ thuật phản ánh thực tại khách quan, dù đó là một hình thái phản ánh mang tính chất đặc thù” [8; 171]. Nếu không có tồn tại thì không có ý thức, không có cái phản ánh nếu không có cái được phản ánh, cũng như nếu không có đời sống thì sẽ không thể có hình tượng. Tất cả các hình tượng đều bắt nguồn từ hình bóng của đời sống khách quan. Bên cạnh đó thì nhân tố chủ quan là một khía cạnh thống nhất sinh động với nhân tố khách quan. Trong Cơ sở lý luận văn học cũng đề cập:“Trong bất cứ hoạt động nhận thức nào của con người, đối tượng nhận thức trở thành một nội dung khi đã thông qua sự cải biến của chủ thể” [8; 173]. Đặc biệt hình tượng nghệ thuật mang dấu ấn mạnh mẽ của GVHD: ThS. Bùi Thanh Thảo 18 SVTH: Phan Văn Toàn Hệ thống hình tượng trong Kafka bên bờ biển của Haruki Murakami nhà văn. Nhà văn không chỉ trình bày cuộc sống mà còn trực tiếp giải quyết những vấn đề trong cuộc sống. Nhìn chung, trong bất cứ hoạt động nhận thức nào của con người thì nhân tố khách quan đều rất quan trọng. Nhưng để tạo ra một hình tượng đặc sắc phải có sự kết hợp thật hài hoà giữa hai yếu tố chủ quan và khách quan. Ta không thể nói nhân tố chủ quan là quan trọng hay nhân tố khách quan là quyết định, mà hình tượng của tác phẩm là kết quả của sự thống nhất nhất mang sinh động và biên chứng giữa hai nhân tố. Tóm lại, để tạo nên hình tượng cho một tác phẩm nghệ thuật nói chung, cũng như hình tượng trong văn học nói riêng là việc không hề đơn giản. Đó là kết quả của một quá trình tư duy tích cực của người nghệ sĩ, phải có sự kết hợp hài hòa của nhiều yếu tố: chủ quan và khách quan; giữa cảm xúc và lí trí;… Hình tượng nghệ thuật là nội dung không thể thiếu trong trong văn học. Để nhận ra tính hình tượng trong tác phẩm nghệ thuật cũng không phải dễ dàng mà đặc biệt là hình tượng trong tác phẩm văn học, đòi hỏi người tiếp nhận phải có một năng lực cảm thụ mới có thể “giải mã” được ý đồ nghệ thuật của tác giả gửi gắm trong tác phẩm văn chương. 1.2.3 Hệ thống hình tượng trong tác phẩm văn học Theo Lí luận văn học của Phương Lưụ thì: “Hệ thống nhân vật là toàn bộ mối quan hệ qua lại của các yếu tố cụ thể cảm tính tạo nên tính hình tượng nghệ thuật mà trung tâm là mối quan hệ của các nhân vật” [5; 299]. Khi nói đến hệ thống nhân vật là nói đến sự tổ chức các quan hệ nhân vật cụ thể qua tác phẩm:“Các mối quan hệ thường thấy của các nhân vật là đối lập, đối chiếu, tương phản, bổ sung” [5; 300]. Trong mối quan hệ của các nhân vật thường tồn tại những mâu thuẫn xung đột và sự vận động dẫn đến việc tổ chức các nhân vật đối lập. Đó là sự đối lập giữa cái thiện và cái ác, cái xấu và cái tốt, thống trị và bị trị, giữa xâm lược và chống xâm lược, bóc lột và bị bốc lột… Quan hệ đối lập thường không tồn tại song song mà loại trừ nhau một mất một còn, là cơ sở để tạo thành các tuyến nhân vật của tác phẩm. Ở quan hệ đối chiếu, tương phản thì chúng không loại trừ nhau như quan hệ đối lập mà cùng tồn tại, sự tương phản để làm nổi bật và khác biệt của hình tượng nhân vật. Như: một người đẹp và một người xấu; một người cao và một người thấp; một người GVHD: ThS. Bùi Thanh Thảo 19 SVTH: Phan Văn Toàn Hệ thống hình tượng trong Kafka bên bờ biển của Haruki Murakami thông minh tài trí; một người đần độn, thiểu năng trí tuệ; một người gan dạ dũng cảm; một người nhút nhát hèn yếu…. Nói chung sự tương phản làm cho các đối lập, khác biệt hiện lên một cách gay gắt, để hình tượng nhân vật được hiện lên một cách rõ nét… Đối chiếu là mức độ thấp hơn so với tương phản. Suy cho cùng thì đối chiếu và tương phản là hai nguyên tác kết cấu hết sức phổ biến: “Nó chẳng những làm nổi bật các nhân vật khác tuyến mà còn làm cho các nhân vật cùng tuyến trở nên sắc nét” [5; 301]. Bên cạnh quan hệ đối lập, đối chiếu, tương phản còn có quan hệ bổ sung:“Quan hệ bổ sung là quan hệ của các nhân vật cùng loại, nhằm mở rộng phạm vi của một loại hiện tượng” [5; 301]. Bổ sung nhằm làm nổi bật hình tượng nhân vật mà tác giả gửi gắm. Nhân vật bổ sung thường là những nhân vật phụ, làm cho nhân vật chính đậm đà, có bề dày. Tuy chúng mang tính phụ thuộc, nhưng đồng thời có tác dụng mở rộng đề tài. Bên cạnh quan hệ bổ sung , phụ thuộc còn có quan hệ đồng đẳng. Các nhân vật bổ sung cho nhau nhưng không phụ thuộc vào nhau. Hệ thống nhân vật trong sự tổng hợp các nhân vật làm cho chúng phản ánh nhau, tác động nhau, soi sáng nhau, để cùng phản ánh đời sống. Trong hệ thống hình tượng của tác phẩm, nhân vật vừa đóng vai trò xã hội vừa đóng vai trò văn học, một chức năng nghệ thuật: vai trò tố cáo, vai trò tấm gương, vai trò anh hùng, vai trò tương phản, bổ sung, đối lập… Các vai trò này gắn bó nhau trong quan hệ nội dung và hình thức. Vai trò xã hội và vai trò văn học của hệ thồng hình tượng không thuần tuý, tách rời nhau mà chúng phải kết hợp với nhau một cách thật chặt chẽ trong một chỉnh thể nghệ thuật. Có vậy mới thấy được hết nội dung tư tưởng – thẩm mĩ của tác phẩm. GVHD: ThS. Bùi Thanh Thảo 20 SVTH: Phan Văn Toàn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan