Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hệ thống giao thông vận tải (gtvt) ở việt nam...

Tài liệu Hệ thống giao thông vận tải (gtvt) ở việt nam

.DOC
23
196
146

Mô tả:

NỘI DUNG BÀI LÀM: A.Vấn đề giao thông vận tải. I. Hệ thống giao thông vận tải (GTVT) ở Việt Nam: Giao thông vận tải (GTVT) là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt, cũng trực tiếp tạo ra giá trị và giá trị gia tăng trong quá trình thực hiện chức năng của mình. Giữ cho huyết mạch giao thông của đất nước luôn thông suốt là nhiệm vụ của ngành. Có 5 loại hình GTVT cơ bản: + Vận tải đường sắt. + Vận tải đường bộ. + Vận tải đường thuỷ. + Vận tải hàng không. + Vận tải bằng đường ống (đường ống vận chuyển nhiên liệu, nguyên liệu rời). 1) Vận tải đường sắt. Xuyên suốt chiều dài lịch sử xây dựng và phát triển (trong đó tuyến Bắc Nam có chiều dài khai thác lớn nhất) trải dài khắp đất nước từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông và có hàng chục tuyến đường sắt chuyên dùng phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Bên cạnh đó, Đường sắt Việt Nam cũng đang nỗ lực không ngừng trong việc triển khai các dự án xây dựng những tuyến đường sắt mới, hiện đại hơn. Trong tương lai không xa, những tuyến đường sắt trên cao, đường sắt cao tốc sẽ được xây dựng và đưa vào hoạt động. ( Nguyễn Hữu Bằng, chủ tịch HĐQT công ty đường sắt Việt Nam ) Ngày 25/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 973/QĐTTg về việc chuyển Công ty mẹ- Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc sở hữu Nhà nước. Ngày 31/3/2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 474/QĐ1 TTg phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam. Loại hình doanh nghiệp của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu. Triển khai thực hiện Điều 38 Luật Đường sắt, ngày 28/10/2005, Bộ trưởng Bộ GTVT đã ban hành Quyết định số: 55/2005/Q Đ-BGTVT kèm theo Quy định về “Đăng ký phương tiện giao thông đường sắt”. Quyết định trên có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2006. Cục Đường sắt Việt Nam đã có văn bản số 181/CĐSVN-VTPC ngày 01/3/2006 và văn bản số 1157/CĐSVN-VTPC ngày 29/8/2008 hướng dẫn các doanh nghiệp kinh doanh đường sắt thực hiện việc đăng ký phương tiện. Đến nay, Cục Đường sắt Việt Nam đã đăng ký được 414 phương tiện giao thông đường sắt bao gồm các chủng loại sau: Hơn 5000 toa xe khách và hàng của Tổng công ty ĐSVN đã và đang hoạt động có đăng ký trước ngày 31/12/2005. 2) Vận tải đường bộ. 2 Từ khi nền kinh tế Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường thì bức tranh về kinh tế của Việt Nam có nhiều điểm sáng, mức sống của người dân được cải thiện từng bước, được bạn bè các nước trong khu vực và quốc tế hết lòng ca ngợi về những thành tựu đổi mới trong quá trình xây dựng đất nước. Tuy mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt được là khá cao nhưng đi liền với nó là vấn đề về tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, đặc biệt là giao thông đường bộ, số vụ giao thông không ngừng tăng cả về quy mô và số lượng. Cho nên nhiều người thường nói rằng giao thông đường bộ ở Việt Nam giống như một quả bong bóng dẹp được chỗ này thì chỗ khác lại ùng ra, có không biết bao nhiêu là chiến dịch, chỉ thị nhưng chỉ được một thời gian ngắn lại đâu vào đấy. Theo số liệu thống kê năm 2009 + có tới 50% số người tham gia giao thông không dùng đèn báo khi chuyển hướng, 85% không dùng còi đúng quy định, 70% không dùng phanh tay, 90% không sử dụng đúng đèn chiếu sáng xa, gần và 72% không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên mô tô trên những tuyến đường bắt buộc. Ngoài ra, tình trạng vượt đèn đỏ, uống rượu bia say, chở quá tải, quá tốc độ trong thời gian qua vẫn luôn ở mức báo động và rất khó kiểm soát. Phần lớn hành lang giao thông quốc lộ 5 đã trở thành “phố” với nhà dân và các công trình bám hai bên đường. Quốc lộ 1 với chiều dài 2.300 km đã có 194 khu công nghiệp, 2.101 khu dân cư, 1008 cây xăng và 2.363 điểm đấu nối khác. Qua khảo sát cụ thể 272,5 km ( năm 2010 trên quốc lộ 1 ở cả ba miền cho thấy: Về chiều rộng hành lang, chỉ 24% đủ theo quy định (15 m), phần còn lại có nhiều công trình, nhà ở nằm trên hành lang, có nhiều nơi bám sát mặt đường. Về đường ngang, bình quân 3,3 đường ngang/km, nghĩa là 300 m có một đường ngang. 3 Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên.: + Do sự lấn chiếm hành lang an toàn giao thông, sự gia tăng quá nhanh của các phương tiện giao thông cá nhân và ý thức của người tham gia giao thông quá kém và chưa được cải thiện nhiều trong những năm gần đây. + Bên cạnh đó cũng phải kể đến đường xá của chúng ta quá nhỏ hẹp, nhiều khúc cua 90 độ trong khi đó có quá nhiều các biển báo cấm và biển báo hiệu trên một đoạn đường, vỉa hè thì bị lấn chiếm làm nơi kinh doanh bán hàng, để xe ô tô dẫn tới tình trạng người tham gia giao thông bị khuất tầm nhìn, nhiều đoạn đường xuống cấp quá nhanh có nguy cơ tiềm ẩn tai nạn giao thông. Đường ôtô hiện nay đang phát triển rất nhanh và mạnh mẽ, nhìn chung hệ thống xe buýt ngày càng được hoàn thiện hơn. Theo ông: Nguyễn Trọng Thông Phó tổng giám đốc Tổng công ty vận tải Hà Nội cho biết: Trong điều kiện hiện nay, xe buýt cần hoàn thiện hơn về chất lượng chứ phát triển về đoàn phương tiện là không hợp lý bởi vì làm gì có chỗ. Các nước phân làn rõ ràng, xe buýt (trong đó có cả xe buýt cỡ lớn, BRT) chỉ đáp ứng 30% nhu cầu. Nhưng giao thông của ta phát triển thêm xe buýt thì không có chỗ mà đi. Để đạt mục tiêu đáp ứng 25% nhu cầu đi lại của người dân vào năm 2020 thì cần triển khai các biện pháp như không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ lái xe, bán vé nhằm giữ vững hình ảnh xe buýt thân thiện trong con mắt người dân. Thêm vào đó, cần phải có sự hỗ trợ, chỉ đạo từ thành phố. Hà Nội và Ngân hàng Thế giới đang thúc tiến độ tuyến BRT Giảng Võ - Yên Nghĩa, bắt buộc phải hoàn thành năm 2013 để kịp thời hạn giải ngân. Phó chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Khôi cũng đã họp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) về dự án tăng cường giao thông công cộng tại Hà Nội (2011-2014). Mục tiêu là xây dựng kế hoạch, quy hoạch ưu tiên phát triển xe buýt cũng như hạ tầng buýt, từ đó vận động, khuyến khích người dân từ bỏ phương tiện giao thông cá nhân để đi xe buýt. Dự án phải đạt được 4 tiêu chí 4 là góp phần giảm ùn tắc, tăng số người đi xe buýt, cải thiện hình ảnh, tăng tính thân thiện của xe buýt với người dân. Xe của dự án phải là xe tiêu chuẩn, gầm thấp, ít ghế ngồi. Điển hình như hãng vận tải xe Traserco: Năm 2001, Transerco có 200 xe buýt chạy trên 13 tuyến, với tần suất 30-50 phút một lượt, một năm vận chuyển được 10 triệu lượt hành khách. Sau 10 năm, hiện Tổng công ty có hơn 1.100 xe buýt, mỗi ngày vận chuyển hơn một triệu lượt người. Năm 2011 dự kiến vận chuyển trên 400 triệu lượt hành khách. Đặc biệt theo số liệu của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, tại Việt Nam, trung bình hàng ngày có khoảng 30-35 người chết vì tai nạn giao thông, chủ yếu là tai nạn giao thông đường bộ với trên 90%. Đây là những con số thực trạng đáng báo động đối với tình hình tai nạn giao thông ở nước ta vốn đã trở thành một vấn nạn xã hội nghiêm trọng. Trong vòng 10 năm qua, vận tải hành khách tăng 12%/năm, vận tải hàng hóa tăng 10%/năm, tổng số ôtô và xe máy tại Hà Nội tăng đều đặn, tương ứng với 302.000 ôtô và 3.649 xe máy; trong khi chỉ có khoảng 8.489km đường giao thông. Tính trung bình mỗi kilômét đường Hà Nội phải gánh chịu gần 6.500 ôtô và xe máy các loại. Cụ thể, trên 85% tai nạn do lỗi của người tham gia giao thông, trong đó là các hành vi chạy quá tốc độ, do phương tiện và do kết cấu hạ tầng đường bộ. Hầu hết tai nạn giao thông xảy ra trên quốc lộ và đường tỉnh nơi có lưu lượng xe lớn, trong đó khoảng 48% trên quốc lộ, 16% trên đường tỉnh và 20% trên đường đô thị. 5 Số vụ tai nạn giao thông do xe máy gây ra chiếm trên 75%, ôtô chiếm 17%, xe đạp 4%, các tai nạn nghiêm trọng chiếm khoảng 70% số vụ tai nạn giao thông. Tỷ lệ các vụ tai nạn nghiêm trọng đang có xu hướng gia tăng. 3) Vận tải đường thủy. Kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa bao gồm đường thuỷ nội địa; cảng, bến thuỷ nội địa; kè, đập giao thông và các công trình phụ trợ khác. Đường thuỷ nội địa được phân loại thành đường thuỷ nội địa quốc gia, đường thuỷ nội địa địa phương và đường thuỷ nội địa chuyên dùng. Đường thuỷ nội địa được chia thành các cấp kỹ thuật. Thống kê của Cục Đường sông Việt Nam, đến nay trong cả nước có 3.208 cảng, bến thuỷ nội địa (chưa kể bến khách ngang sông), trong đó chỉ có 2.421 cảng, bến được cấp phép hoạt động. Số còn lại do tự phát của địa phương mà có ( năm 2009 ). Do đó, tình trạng vi phạm các quy định về quản lý, khai thác cát sỏi lòng sông khá phổ biến ở các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Nam Định, Hà Tây, Thanh Hoá, Thừa Thiên - Huế, Bình Dương, Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ… gây sạt lở đê, kè, công trình giao thông, làm thay đổi luồng lạch, ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa. 4) Vận tải đường hàng không. Lịch sử ngành hàng không dân dụng ở Việt Nam bắt đầu từ ngày 8 tháng 6 năm 1951, với sự thành lập của hãng hàng không dân dụng đầu tiên Air Vietnam. Với số vốn 18 triệu piastre (tức 306 triệu franc Pháp), hãng được hình thành bởi 6 cổ đông ban đầu là Chính phủ Quốc gia Việt Nam (50%), hãng Air France (33,5%), Vận tải hàng không Ðông Dương (SITA) (11%), Vận tải biển (Messageries maritimes) (4,5%), Hiệp hội hàng không vận tải (Union 6 aéronautique des transports) (0,5%), và Aigle Azur Indochine (0,5%). Năm 1968, hãng tái cơ cấu lại vốn, chính phủ Việt Nam Cộng hòa mua lại các phần góp và tăng vốn kiểm soát lên 75% và Air France giảm còn 25%. Ngày 27 tháng 5 năm 1996, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ký quyết định thành lập Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines Corporation) trên cơ sở sáp nhập 20 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hàng không mà Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam là nòng cốt. 5) Vận tải bằng đường ống (đường ống vận chuyển nhiên liệu, nguyên liệu rời) Đường ống được xây dựng trong thế kỷ XX. Sự phát triển của đường ống gắn liền với nhu cầu vận chuyển dầu. Ưu điểm: - Giá rẻ, ít tốn mặt bằng xây dựng. - Rất hiệu quả khi vận chuyển dầu và khí đốt. Nhược điểm: - Không vận chuyển được các chất rắn - Khó khăn cho khắc phục sự cố - Chi phí tốn kém. II) Hạn chế còn tồn tại với ngành giao thông vận tải hiện nay. Hầu hết các tuyến đường, cầu cống trên đất nước ta kể cả những tuyến đường được đầu tư xây dựng từ vốn vay ODA đều chưa đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và nhanh xuống cấp đến mức báo động bởi tệ nạn tiêu cực trong ngành Giao thông bấy lâu đã làm nhức nhối và đau đầu của các nhà cho vay vốn. Theo các chuyên gia kỹ thuật và kinh tế, thì trong thời gian qua chúng ta đã rất lãng phí về nguòn vốn ODA phục vụ cho xây dựng hạ tầng cơ sở đường 7 sá, bởi thực tế mỗi đồng vốn vay chỉ có 40 % là thực đỗ xuống đường, 60% là rơi vãi khắp nơi cụ thể nước cho vay hưởng 30 % và 30 % còn lại là tư vấn thiết kế giám sát và quan chức lãnh đạo các cấp của cả nước cho vay lẫn nước đi vay bỏ túi. Và như vậy, tất cả đổ xuống cho con dường, đỗ xuống công trình ngầm, nhưng thực ra là người dân lao động phải chịu, vì chính họ mới là người đi làm đóng thuế để trả nợ vay chứ không phải Chính phủ trả nợ. Với xu thế hội nhâp, kinh tế ngày càng phát triển, hệ thống hạ tầng giao thông nội thi khắp cả nước ngày một qua tải trước nhu cầu sử dụng nhiều phương tiện giao thông đặc biệt là xe ôtô, hầu hết các thành phố lớn trong cả nước đều ùn tắc giao thông. Đường sá ít, không được xây mới và mở rộng. Ngành Giao thông chưa thực hiện được vai trò quy hoạch và tham gia tư vấn cho Chính phủ trong việc quy hoạch mang giao thông đô thị. III.Ảnh hưởng của giao thông vận tải đến Chất lượng dân số: 1.Tích cực Giao thông vận tải nước ta đã có phần được phát triển đi cùng với sự đầu tư phát triển của nền kinh tế - xã hội của đất nước cả ở khu vực thành thị và nông thôn. Và sự phát triển đó của giao thông vận tải đã tác động không nhỏ vào quá trình phát triển chung của đời sống xã hội, đó là đáp ứng một trong những nhu cầu thiết yếu cơ bản nhất của con người đó là nhu cầu đi lại. Với sự đa dạng của các loại hình giao thông (đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường hàng không) và sự nâng cao về chất lượng các công trình giao thông. Đồng thời các phương tiện phục vụ cho các loại hình giao thông đó cũng ngày càng được cải tiến về số lượng và chất lượng được nâng lên nhìn chung giúp cho người tham gia giao thông thuận lợi trong việc có nhiều sự lựa chọn tối ưu theo nhu cầu của mình. Giao thông lưu thông thuận lợi tạo cơ sở hạ tầng tốt cho sự phát triển chung về mọi mặt của đời sống giúp cho người dân ổn định và nâng cao mức sống. 8 Ví dụ ở nông thôn đặc biệt là miền núi vùng sâu vùng xa, trước đây chưa có các dự án đầu tư cho cơ sở hạ tầng điện đường trường trạm thì vấn đề giao thông đi lại gặp rất nhiều khó khăn: xa các trung tâm y tế huyện, tỉnh trong khi đường đi lại khó khăn bởi vậy người dân các vùng này ít có cơ hội tiếp cận được với các thông tin, dịch vụ xã hội như kinh tế, y tế ... Và hiện nay thì các dự án đầu tư phát triển đã về với tận các bản làng xa xôi của đất nước, người dân cũng đã được cải thiện đời sống, tiếp cận và hưởng các dịch vụ xã hội một cách tốt hơn. Như vậy có nghĩa là giao thông vận tải có tác động trực tiếp đến chất lượng cuộc sống trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến chất lượng dân số. Giao thông phát triển thì mới tạo một trong những điều kiện tiền đề thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. 2.Tiêu cực: +Ở thành thị: một số công trình đường bộ, cách quy hoạch xây dựng hệ thống đường bộ ở các thành phố có phần chưa hợp lý dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông gây khó khăn trong việc lưu thông trên đường. Trong tình hình ấy, việc Hà Nội phải tiến hành phân luồng từ xa và Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra đề xuất thu phí lưu hành vào trung tâm thành phố đối với ôtô chỉ đơn thuần là các giải pháp tình thế. Đường giao thông chật hẹp, thi công kéo dài. Ách tắc triền miên do cơ sở hạ tầng giao thông đô thị không theo kịp sự phát triển của phương tiện giao thông; ý thức người tham gia giao thông chưa cao… là những nguyên nhân chính mà các cơ quan chức năng đưa ra để giải thích cho việc ách tắc giao thông ngày càng trầm trọng tại các đô thị lớn của Việt Nam hiện nay. Nhưng điều quan trọng nhất là xác định nguyên nhân dẫn đến những hậu quả nêu trên thì chưa thấy ai đề cập đến. Trước hết là việc cơ sở hạ tầng giao thông không theo kịp sự phát triển của phương tiện giao thông. Điều cần xác định đầu tiên là hậu 9 quả này không do lỗi người tham gia giao thông. Trong khi phương tiện vận tải hành khách công cộng trong các đô thị lớn chỉ đáp ứng 20% nhu cầu đi lại của người dân, thì việc họ tự lo phương tiện giao thông cá nhân là một nhu cầu chính đáng cần được tôn trọng. Trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông ở đô thị thì sự bất hợp lý trong việc tổ chức cắm đèn tín hiệu giao thông. Chắc chắn sẽ có nhiều người cảm thấy khó chịu khi phải dừng trước đèn đỏvào giờ cao điểm tại một ngã 3 có nhánh rẽ trái trong khi họ muốn đi thẳng. Đèn tín hiệu giao thông giúp giảm thiểu xung đột giữa các hướng giao thông, nhưng trong trường hợp này, vô tình đèn tín hiệu đã hạn chế hướng lưu thông cho các phương tiện giao thông đi thẳng, không xung đột với luồng rẽ trái. Vậy là phương tiện buộc phải ùn ứ tại nút giao thông, trong khi hướng đi thẳng rộng mở. Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã cố gắng tổ chức nhiều nút giao thông cho phép rẽ phải khi có đèn đỏ, nhưng vẫn còn tồn tại nhiều bất hợp lý. Lãng phí diện tích giao thông tại Hà Nội còn thể hiện ở việc tổ chức giao thông tĩnh trong thành phố. Giao thông tĩnh là một khái niệm chuyên môn dùng để chỉ phương thức tổ chức những điểm đỗ, dừng cho các phương tiện giao thông. Có một thực trạng là trên các con phố Hà Nội, nhiều vỉa hè và lòng đường trở thành nơi đỗ, dừng xe. “Đường đi xe, hè đi bộ” là một trong những khái niệm cơ bản nhất trong tổ chức giao thông đô thị, nhưng hiện tại, Hà Nội vẫn chưa thể làm tốt điều này. +Ở nông thôn: 10 Các dự án đầu tư làm đường bộ tại các địa phương ở vùng núi, vùng sâu vùng xa thường có tiến độ thi công rất chậm, điều này có thể vì nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do công tác quản lý. Việc thi công chậm của các công trình đường bộ tại các địa phương này làm ảnh hưởng xấu đến các họat động trong đời sống của người dân. Giao thông đi lại khó khăn, làm mất nhiều thời gian, và hiệu quả thấp trong các công việc của người dân; gây ra nhiều vấn đề bức xúc trong người dân vì nhu cầu đi lại không được đáp ứng và kéo theo hàng loạt các vấn đề khác liên quan. 3.Giải pháp: Muốn giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ, các chuyên gia khuyến nghị thực hiện đồng bộ các chiến lược từ năm 2011-2020 và tầm nhìn năm 2030 với việc nâng cấp cải tạo và tăng cường điều kiện an toàn của kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, phấn đấu 80% quốc lộ đạt tiêu chuẩn. Đồng thời, cần xây dựng và phát triển hệ thống kiểm tra, kiểm soát 100% phương tiện cơ giới đường bộ, đưa việc giáo dục tai nạn giao thông vào bậc tiểu học. Mục tiêu phấn đấu giảm thiểu số người chết do tai nạn giao thông đường bộ trên 100.000 dân từ 13 người năm 2009 xuống còn 8 người năm 2020. Trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng đường bộ, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 412/QĐ-TTg đến năm 2020 tổng mức đầu tư vào đường bộ chiếm 20 tỷ USD trong đó bao gồm các dự án về đường cao tốc, nâng cấp quốc lộ, tuyến đường vành đai hướng tâm trong giao thông đô thị, mở rộng kết hợp xây dựng mạng lưới đường chính và khu vực… Hơn nữa tất cả chúng ta mọi người, mọi tầng lớp, lứa tuổi đều phải có những nhận thức cơ bản về luật an toàn giao thông để đảm bảo cho sự an toàn 11 của bản thân; và hơn nữa biết luật để tích cực tuyên truyền luật đến đông đảo những người xung quanh. Mục đích là để nâng cao nhận thức và ý thức tham gia giao thông cho tất cả mọi người. Nhằm hạn chế tối đa số vụ tai nạn giao thông đáng tiếc xảy ra trong đời sống xã hội. B.VẤN ĐỀ THÔNG TIN LIÊN LẠC I.Các loại hình thông tin liên lạc chính ở Việt Nam: 1) Đài phát thanh 1.1. Tình hình đài phát thanh ở Việt Nam Đài phát thanh là một trong những phương tiện truyền thông quan trọng và phổ biến nhằm thực hiện công tác tuyên truyền và cung cấp thông tin cho người dân. Cách đây gần chục năm, từ nguồn vốn Nhà nước và nguồn xã hội hóa, nhiều địa phương trong cả nước đã được đầu tư xây dựng hệ thống truyền thanh cơ sở. Tiếng loa truyền thanh hàng ngày từ nhà văn hóa thôn, bản, phường, thường phát sóng vào lúc 7-8h sáng và 5-6h chiều đã giúp người dân biết về tình hình thời sự thế giới, trong nước và nhất là những thông tin của chính địa phương. Nội dung chủ yếu là những chủ chương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tình hình an ninh trật tự, các thông báo chăm sóc sức khỏe cho mọi người. Ở nhiều địa phương, các Trạm truyền thanh đã được trang bị đầy đủ các thiết bị thu, phát thanh và hệ thống loa phát thanh không dây. Các thiết bị của Trạm được chính quyền địa phương quản lý. Nhiều trạm truyền thanh cơ sở đã được trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất. Các trạm truyền thanh cơ sở được cán bộ đoàn xã, phường, thị trấn quản lý, vận hành; một số xã do cán bộ văn hóa, cán bộ văn phòng UBND xã đảm nhiệm. Hàng năm, Đài PT - TH của địa phương đều tổ chức các lớp tập huấn về nghiệp vụ biên tập nội dung phát thanh và kỹ thuật sử dụng thiết bị phát thanh. 1.2. Một số tồn tại 12 - Đa số loa truyền thanh của hầu hết các địa phương đều treo ở trên cột điện, mở to hay mở nhỏ chỉ có người ở gần mới nghe thấy rõ nhất và những gia đình ở xa sẽ không nghe rõ hoặc nghe không rõ những thông tin đó. Nhiều trạm phát thanh cơ sở hoạt động kém hiệu quả, có những thiết bị hư hỏng, nhiễu sóng và không sử dụng được. - Nội dung của các buổi truyền thanh nhìn chung còn đơn điệu, thường xuyên lặp đi lặp lại một nội dung nên khiến người nghe nhàm chán. - Công tác quản lý vận hành và tổ chức hoạt động của một số hệ thống trạm truyền thanh còn nhiều hạn chế, thiếu kinh phí hoạt động. - Cán bộ phụ trách yếu về năng lực và chuyên môn, không có trình độ viết, biên tập thông tin và kỹ thuật sử dụng thiết bị truyền thanh. Đa số các trạm truyền thanh cơ sở không có sổ theo dõi các nội dung thông tin, bài đã tuyên truyền... - Cán bộ quản lý các trạm truyền thanh không có chế độ phụ cấp và không được tập huấn, chỉ làm nhiệm vụ kiêm nhiệm cũng phần nào ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công việc được giao. 1.3. Biện pháp Thực trạng hoạt động của các trạm truyền thanh cơ sở hiện nay đã ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền, nắm bắt thông tin của người dân. Vì vậy, cần phải có những giải pháp để khắc phục những tồn tại đang diễn ra. Cụ thể như sau: - Cần phải đầu tư kinh phí để sửa chữa, thay thế ngay những thiết bị đã cũ, hỏng, không hoạt động. - Có chế độ cho cán bộ quản lý các trạm truyền thanh cơ sở. Chính quyền địa phương cân đối nguồn kinh phí chi cho sửa chữa hệ thống truyền thanh, nếu quá khả năng có thể đề nghị cấp trên đầu tư. - Các đài PT - TH cấp trên tăng cường bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ phụ trách các trạm truyền thanh cơ sở. 13 - Lựa chọn người quản lý, vận hành các trạm truyền thanh cơ sở có phẩm chất chính trị, hiểu biết về chuyên môn, nghiệp vụ báo chí, kỹ thuật phát thanh, có ý thức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm cao và gắn bó với công việc được giao. - Thường xuyên kiểm tra các thiết bị phát thanh ở cơ sở, nếu hư hỏng cần kịp thời sửa chữa và tổ chức các chương trình tuyên truyền phù hợp với người dân địa phương. - Ngoài nguồn kinh phí đầu tư của Nhà nước, các địa phương vận động các tổ chức và nhân dân đóng góp kinh phí mua sắm, bảo dưỡng, tu sửa các thiết bị tại trạm truyền thanh cơ sở và hệ thống loa ở cơ sở theo hướng xã hội hóa. 2. Điện thoại Điện thoại đã trở thành một phương tiện thông tin liên lạc rất quan trọng trong cuộc sống. nó giúp cho con người có thể giải quyết các vấn đề trong cuộc sống một cách đơn giản hơn, tiết kiệm thời gian và công sức cho con người. Đó là “ sán phẩm thông minh” của con người. Trong những năm gần đây, số lượng điện thoại di động và điện thoại cố định tăng một cách nhanh chóng, thể hiện chất lượng sống ngày càng cao của người dân. Từ cuộc điều tra thống kê phổ cập dịch vụ điện thoại, Internet và nghe nhìn toàn quốc năm 2010, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có những công bố vào ngày11/10/ 201 tại Hà Nội như sau: Cuộc điều tra thống kê phổ cập dịch vụ điện thoại, Internet và nghe nhìn toàn quốc năm 2010 được tiến hành từ 0 giờ ngày 1/6/2010. Công tác thu thập số liệu được thực hiện trong 30 ngày. Theo đánh giá của bà Lê Thị Minh Thuỷ, Vụ trưởng Vụ Thống kê thương mại dịch vụ Tổng cục Thống kê, đây là cuộc điều tra có phạm vi rộng, quy mô lớn nhất từ trước tới nay, thu thập thông tin đến từng hộ gia đình, từng thôn, bản của 63/63 tỉnh, thanh phố của cả nước với 132.392/132.392 thôn, tổ dân phố (trong đó có 20.104.583 hộ gia đình và 80.540.819 nhân khẩu) tham gia. 14 Cùng với đó là 14 doanh nghiệp viễn thông, Internet có hạ tầng mạng và cung cấp dịch vụ được điều tra thống kê. Đây vốn là những doanh nghiệp chiếm đại đa số thị phần dịch vụ viễn thông, Internet của cả nước. Các đài phát thanh của trung ương và địa phương. Các quân nhân, lực lượng vũ trang chuyên nghiệp, sinh viên sống trong các khu ký túc xá, công nhân, lao động sống trong các khu công nghiệp tập trung, người không có nơi ở ổn định tại thời điểm điều tra không thuộc đối tượng điều tra lần này. Để thực hiện các công việc điều tra thống kê, các chính quyền địa phương trên cả nước đã huy động hơn 250.000 người. 2.1.Điện thoại di động Theo số liệu điều tra của Bộ Thông tin và Truyền thông, số lượng người dùng di động của Việt Nam hiện mới gần 30,2 triệu người. Như vậy, thị phần để phát triển thuê bao điện thoại di động thực vẫn còn quá lớn. Con số trên được nêu trong báo cáo "Điều tra thống kê toàn quốc về hiện trạng phổ cập dịch vụ điện thoại, Internet và nghe - nhìn năm 2010" do Bộ Thông tin và Truyền thông công bố hôm 11/10/2011 là tỷ lệ người trong hộ gia đình sử dụng điện thoại di động, với mức bình quân của cả nước chỉ mới đạt là 37,5%. Cả nước đã có trên 71.534 trạm thu phát sóng, trong đó 39% số trạm tập trung ở thành thị còn lại là thành phố trực thuộc trung ương. Ở khu vực thành thị, tỷ lệ người sử dụng điện thoại di động là trên 11,2 triệu người, đạt 49,5%; còn với khu vực nông thôn, có gần 33% người dân dùng điện thoại di động. Đi đầu trong cả nước về số người trong hộ gia đình sử dụng điện thoại di động là Bình Dương với 57%. TP. Hồ Chí Minh “về” nhì với 54%, tiếp đó là Đà Nẵng với 47%. Rất nhiều tỉnh, như Sơn La, Điện Biên, Hà Giang… tỷ lệ này chỉ đạt trên 20%. Theo đó, cả nước vẫn còn 62,5% tỷ lệ người trong hộ gia đình, tương ứng 40 - 50 triệu dân, chưa sử dụng điện thoại di động. 15 Tỷ lệ số người dùng điện thoại di động bình quân cả nước mới đạt 37,5%, nhưng không đồng đều, vì nơi dùng nhiều, nơi dùng ít. Có người dùng mấy số điện thoại di động khác nhau, có người lại chẳng dùng số nào. Tất nhiên, trong số 40 – 50 triệu người chưa dùng điện thoại di động phải kể đến một tỷ lệ lớn là người cao tuổi không còn nhu cầu dùng và đặc biệt là số lượng trẻ em, học sinh chưa tới tuổi dùng điện thoại di động. Vì thế, tỷ lệ người trong gia đình dùng điện thoại di động ở hầu khắp các tỉnh thành, trung bình mới chỉ đạt dưới 40%. 2.2.Điện thoại cố định: Điện thoại cố định là phương tiện liên lạc được người dân sử dụng trước khi có sự xuất hiện của điện thoại di động. Đây là phương tiện liên lạc quan trọng và phổ biến. Theo kết quả cuộc điều tra thống kê phổ cập dịch vụ điện thoại, Internet và nghe - nhìn toàn quốc năm 2010 , cả nước có hơn 8,3 triệu hộ gia đình có điện thoại cố định (gồm cả loại có dây và không dây), chiếm tỷ lệ gần 42% tổng số hộ gia đình. Số lượng hộ gia đình ở khu vực thành thị có điện thoại cố định là trên 3,4 triệu hộ, chiếm khoảng 61%; tỷ lệ này ở khu vực nông thôn đạt hơn 34%. TP. Hồ Chí Minh là địa phương dẫn đầu cả nước về tỷ lệ hộ gia đình có điện thoại cố định với 65%. Tiếp sau đó là đến Quảng Ninh với 60% rồi mới tới Hà Nội, có 59% hộ gia đình có điện thoại cố định. 3.Máy thu hình Về tình hình sử dụng máy thu hình của người dân chưa có số liệu thống kê chính thức của tất cả cộng đồng dân cư nhưng một điểm cũng được cho là đặc trưng của đô thị, đó là hầu hết mỗi hộ đều có ít nhất một máy thu hình và ở nông thôn thì tỷ lệ này ít hơn. Tuy nhiên, theo báo cáo của Nghiên cứu Net Index 2011 đăng trên báo Báo VnExpress ngày 03/8/2011 cho biết : Số lượng hộ gia đình có tivi trên toàn quốc khoảng hơn 18 triệu hộ, chiếm trên 90%. Cụ thể, tỷ lệ hộ gia đình sử dụng anten chảo, anten dànvà truyền hình cáp lần lượt là 18%, trên 69% và 14,1%. 16 Ở khu vực đô thị, nhiều người dân lựa chọn sử dụng các dịch vụ truyền hình cáp, kỹ thuật số cao do đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin và việc lắp đạt thuận lợi, chi phí lắp đạt cũng không đáng kể và phí thuê bao hàng tháng cũng không nhiều. 4.Internet Internet là một công cụ cung cấp thông tin rất hữu ích, tiện lợi. Trong những năm gần đây, internet đã phát triển một cách nhanh chóng cung cấp những dịch vụ cần thiêt cho người dân. Ngày 11-10, Bộ Thông Tin-Truyền Thông đã tổ chức hội nghị tổng kết và công bố kết quả cuộc điều tra thống kê hiện trạng phổ cập dịch vụ điện thoại, internet và nghe - nhìn toàn quốc năm 2010. Toàn quốc có hơn 2,5 triệu gia đình có máy tính cá nhân, đạt 12,6%. Tổng số máy tính tại các gia đình là trên 3,1 triệu máy, trong đó khu vực thành thị chiếm 69,4%. Cả nước có trên 1,6 triệu gia đình nối internet và có khoảng 12,5 triệu người thường xuyên sử dụng internet. Tỷ lệ dùng Intenet tại VN vượt nghe đài và xem báo in Theo kết quả nghiên cứu Net Index 2011 vừa được công bố, Internet đã vượt qua radio và báo giấy để trở thành phương tiện thông tin được sử dụng hàng ngày phổ biến nhất tại Việt Nam, với tỷ lệ 42%. E-mail và Messenger vẫn là phương tiện kết nối trực tuyến thông dụng. Đọc tin tức trên mạng là hoạt động trực tuyến phổ biến nhất chiếm 97%, tiếp sau là truy cập vào các cổng thông tin điện tử với tỷ lệ gần 96% người tham gia. Số người sử dụng Internet để truy cập vào các trang mạng xã hội đã tăng từ 41% năm 2010 lên 55% năm 2011. Người sử dụng Internet ở độ tuổi từ 15 đến 24 quan tâm chủ yếu đến nội dung giải trí, đặc biệt là game trực tuyến (38%), nhạc trong nước (57%) và thể thao (39%). Bên cạnh đó, giới trẻ cũng sử dụng Internet để cập nhật thông 17 tin trên trang mạng xã hội (52%), xem video và hình ảnh thú vị trên mạng (45%). Tỷ lệ truy cập tại gia đình tăng từ 75% (2010) lên 88% (2011), trong khi đó tỷ lệ truy cập từ Internet cà phê đã giảm từ 42% năm ngoái xuống còn 36% trong năm nay. Những gói cước hấp dẫn cùng với sự hiện diện của công nghệ 3G ở Việt Nam đang đẩy mạnh xu hướng truy cập bằng điện thoại di động (30%). Số lượng người truy cập từ điện thoại di động đang tăng trưởng mạnh tại các thành phố như Đà Nẵng (tăng từ 26% năm 2010 lên 46% năm 2011) và Cần Thơ (tăng từ 25% lên 61% ). Các thiết bị di động đáp ứng nhu cầu kết nối liên tục và cập nhật thông tin tức thời của người dùng đến các trang mạng xã hội (15%). Người dùng chủ yếu sử dụng Internet để so sánh và tìm hiểu thông tin về sản phẩm hơn là để thanh toán trực tuyến (18%). Tuy nhiên, hình thức thanh toán trực tuyến cũng có rất nhiều tiềm năng để phát triển. Thời gian gần đây, mua hàng theo nhóm đang trở thành một hiện tượng và mức độ nhận biết về hình thức này khá cao (58%). Tuy vậy mức độ quan tâm và sử dụng thì vẫn còn hạn chế (13%). Người dùng Internet tại Việt Nam tăng nhanh nhất khu vực Theo báo cáo NetCitizens Việt Nam 2011 do hãng Cimigo vừa công bố, Việt Nam có khoảng 26,8 triệu người đang sử dụng Internet, với tỷ lệ 31% dân số. Trong giai đoạn 2000 - 2010, tỷ lệ tăng tưởng người sử dụng Internet tại Việt Nam đạt mức 12.035%. Theo đó, tỷ lệ người sử dụng Internet tại nước ta đang có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực. Báo cáo này được thực hiện thông qua cuộc khảo sát hơn 3.400 người sử dụng Internet tại 12 thành phố ở Việt Nam, và được triển khai trong tháng 11-12/2010, với phương pháp phỏng vấn qua điện thoại. 18 Tại Việt Nam, khoảng 62% người sử dụng truy cập Internet mỗi ngày, và trung bình mỗi ngày họ dành khoảng 2 giờ 20 phút trên Internet. Ở những thành phố lớn, người dân truy cập Internet thường xuyên hơn so với thành phố nhỏ. Theo báo cáo, người dùng ở Hà Nội dành hơn 160 phút mỗi ngày để truy cập Internet, cao hơn so với TP.HCM (dành 150 phút mỗi ngày để truy cập Internet). Hoạt động thường xuyên nhất khi truy cập Internet là đọc tin tức và sử dụng các công cụ tìm kiếm. Bên cạnh đó, Internet cũng thường được sử dụng để nghiên cứu trong học tập và phục vụ cho công việc. Các hoạt động như giải trí, giao tiếp cũng chiếm phần lớn hoạt động của người dùng Internet. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 40% người sử dụng Internet ở Việt Nam từng truy cập vào một website mua bán hay đấu giá trực tuyến, và chỉ có khoảng 10% từng sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến. Bản báo cáo còn cho biết, việc mua sắm trực tuyến được sử dụng thường xuyên hơn ở các thành phố phía Bắc và chủ yếu phổ biến ở nhóm tuổi từ 25 – 34. Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông” Đề án này vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với nhiều chỉ tiêu dẫn đầu trong các bảng xếp hạng thế giới. Với tác động toàn diện tới các trụ cột quan trọng của ngành CNTT&TT, người dân cũng được hưởng lợi trong truy cập và ứng dụng CNTT khi kết nối Internet và thông tin di động băng rộng được triển khai rộng khắp. Theo Đề án, đến năm 2020, mạng băng rộng được triển khai đến hầu hết cá dân cư c thôn bản, thông tin di động băng rộng được phủ sóng đến 95%. Khi đó, hầu hết các hộ gia đình sử dụng các dịch vụ số, 50-60% số hộ gia đình có máy tính và truy cập Internet băng rộng. Trong số này sẽ có 2519 30% truy nhập băng rộng thông qua cáp quang; tỷ lệ người dân sử dụng Internet đạt trên 70%. Cũng trong mục tiêu phổ cập thông tin, đến năm 2015, 90% hộ dân đều có máy thu hình, trong đó 80% xem được truyền hình số bằng các phương thức khác nhau. Với mục tiêu đưa CPĐT Việt Nam thuộc loại khá trên thế giới và nằm trong nhóm 1/3 dẫn đầu trong bảng xếp hạng của Liên hiệp quốc về mức độ sẵn sàng CPĐT, người dân sẽ được sử dụng qua mạng hầu hết các dịch vụ công cơ bản ở mức độ 4. Đây là mức cao nhất của các dịch vụ công trực tuyến, cho phép người dân trực tiếp thanh toán phí dịch vụ, nhận kết quả dịch vụ qua mạng. Về nguồn nhân lực CNTT, 80% sinh viên CNTT&TT tốt nghiệp ĐH sẽ có đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ để tham gia thị trường lao động. 5.Ngoài các loại hình liên lạc trên còn có các dịch vụ liên lạc khác: Qua hệ thống bưu điện, có dịch vụ thư tín, điện tín...đảm bảo nhu cầu liên lạc cho người dân khi chưa có điều kiện tiếp cận với các loại hình khác: điện thoại, Internet... II.Những vấn đề còn tồn tại của hệ thống thông tin liên lạc: Sự phát triển và phổ cập của những dịch vụ này vẫn chưa đồng đều giữa các vùng trong cả nước, giữa các tầng lớp xã hội. Đối với những vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số, sự thụ hưởng về những dịch vụ này vẫn chưa đầy đủ và toàn diện; nếu không nói là vẫn còn thiếu thốn về thông tin. Nguyên nhân một phần do điều kiện kinh tế, mức sống cũng như nhận thức về giá trị mà những dịch vụ như viễn thông, phương tiện nghe - nhìn của đồng bào ở những nơi này chưa cao; phần khác là do chính sách thực hiện các chương trình dịch vụ công ích chưa quyết liệt và đồng bộ. Đây chính là điều mà Bộ TT-TT sẽ có những chính sách phù hợp hơn trong giai đoạn 2011-2015. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan