Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hệ thống giám sát tài chính quốc gia...

Tài liệu Hệ thống giám sát tài chính quốc gia

.PDF
408
427
137

Mô tả:

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CHƯƠNG TRÌNH KHCN TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC Những vấn đề cơ bản phát triển kinh tế Việt Nam đến năm 2020 Mã số: KX.01/06 - 10 BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI HỆ THỐNG GIÁM SÁT TÀI CHÍNH QUỐC GIA Mã số: KX.01.19/06 - 10 Cơ quan chủ trì: HỌC VIỆN NGÂN HÀNG, NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Tô Ngọc Hưng Giám đốc Học viện Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Hà Nội – 2011 BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CHƯƠNG TRÌNH KHCN TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC Những vấn đề cơ bản phát triển kinh tế Việt Nam đến năm 2020 Mã số: KX.01/06 - 10 BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI HỆ THỐNG GIÁM SÁT TÀI CHÍNH QUỐC GIA Mã số: KX.01.19/06 - 10 Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Tô Ngọc Hưng Giám đốc Học viện Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ban thư ký đề tài: PGS.TS. Tô Kim Ngọc Phó Giám đốc Học viện Ngân hàng. ThS. Phạm Quốc Khánh Trưởng phòng Thanh tra- Khảo thí, Học viện Ngân hàng. ThS. Nguyễn Trung Hậu Trung tâm đào tạo quốc tế, Học viện Ngân hàng. Hà Nội – 2011 DANH SÁCH CÁC NHÀ KHOA HỌC CHÍNH THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI STT Họ và tên Chức vụ, cơ quan công tác 1. Tô Ngọc Hưng, PGS. TS. Giám đốc Học viện Ngân hàng 2. Tô Kim Ngọc, PGS. TS. Phó Giám đốc Học viện Ngân hàng 3. Nguyễn Kim Anh, TS. Phó Giám đốc Học viện Ngân hàng 4. Bùi Khắc Sơn, TS. Tổng Giám đốc Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam 5. Lê Xuân Nghĩa, TS. Phó Chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia 6. Vũ Đình Ánh, TS. Viện phó Viện Nghiên cứu khoa học thị trường giá cả, Bộ Tài chính 7. Đỗ Kim Hảo, TS. Chủ nhiệm Khoa Ngân hàng, Học viện Ngân hàng 8. Nguyễn Văn Tiến, GS. TS. Phó chủ nhiệm Khoa Ngân hàng, Học viện Ngân hàng 9. Lê Thị Tuấn Nghĩa, PGS. TS. Phó chủ nhiệm Khoa Ngân hàng, Học viện Ngân hàng MỤC LỤC Tên tiêu đề PHẦN MỞ ĐẦU PHẦN I HỆ THỐNG GIÁM SÁT TÀI CHÍNH- LÝ THUYẾT VÀ KINH NGHIỆM CHƯƠNG 1 HỆ THỐNG GIÁM SÁT TÀI CHÍNH VÀ XU HƯỚNG HÌNH THÀNH HỆ THỐNG GIÁM SÁT TÀI CHÍNH HỢP NHẤT 1.1. HỆ THỐNG TÀI CHÍNH VÀ RỦI RO CỦA HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 1.1.1. Hệ thống tài chính 1.1.2. Rủi ro của hệ thống tài chính 1.2. KHÁI NIỆM VÀ NỘI DUNG GIÁM SÁT HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 1.2.1. Khái niệm 1.2.2. Mục tiêu của giám sát hệ thống tài chính 1.2.3. Nội dung giám sát hệ thống tài chính 1.3. HIỆU LỰC CỦA HỆ THỐNG GIÁM SÁT TÀI CHÍNH 1.3.1. Khái niệm hệ thống giám sát tài chính và hiệu lực của hệ thống giám sát tài chính 1.3.2. Chỉ tiêu đo lường mức độ hiệu lực của hệ thống giám sát tài chính 1.3.3. Nhân tố quyết định hiệu lực của hệ thống giám sát tài chính 1.4. CÁC MÔ HÌNH GIÁM SÁT TÀI CHÍNH VÀ XU HƯỚNG HÌNH THÀNH HỆ THỐNG GIÁM SÁT TÀI CHÍNH HỢP NHẤT 1.4.1. Mô hình hệ thống giám sát theo đặc điểm thể chế 1.4.2. Mô hình hệ thống giám sát theo chức năng 1.4.3. Mô hình giám sát lưỡng đỉnh 1.4.4. Mô hình giám sát tài chính hợp nhất 1.4.5. Xu hướng hình thành hệ thống giám sát tài chính hợp nhất trên thế giới và các quan điểm CHƯƠNG 2 KINH NGHIỆM XÂY DỰNG, VẬN HÀNH HỆ THỐNG GIÁM SÁT TÀI CHÍNH TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM 2.1. NHỮNG BIẾN ĐỔI CHỦ YẾU CỦA HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU 2.1.1. Quá trình tự do hóa tài chính 2.1.2. Mức độ liên kết mang tính toàn cầu của thị trường tài chính 2.1.3. Tiến bộ công nghệ 2.1.4. Sự xuất hiện, gia tăng của các định chế tài chính đa năng và tập đoàn tài chính 2.1.5. Yêu cầu giám sát hệ thống tài chính 2.2. KINH NGHIỆM XÂY DỰNG VÀ VẬN HÀNH HỆ THỐNG GIÁM SÁT TÀI CHÍNH TRÊN THẾ GIỚI 2.2.1. Hệ thống giám sát theo đặc điểm thể chế 2.2.2. Hệ thống giám sát theo chức năng 2.2.3. Hệ thống giám sát lưỡng đỉnh 2.2.4. Hệ thống giám sát theo hướng hợp nhất Trang 1 6 6 6 6 8 12 12 13 15 36 36 36 40 43 43 48 51 53 57 61 61 61 62 64 64 65 66 66 72 76 81 Tên tiêu đề Trang 2.3. QUAN ĐIỂM VỀ HỆ THỐNG GIÁM SÁT TÀI CHÍNH SAU KHỦNG HOẢNG 2.4. BÀI HỌC VỀ XÂY DỰNG VÀ VẬN HÀNH HỆ THỐNG GIÁM SÁT TÀI CHÍNH 2.4.1. Lựa chọn mô hình tổ chức giám sát tài chính 2.4.2. Vai trò của NHTW trong hệ thống giám sát tài chính 2.4.3. Sự phối hợp các cơ quan làm chính sách với hệ thống giám sát tài chính 2.4.4. Hệ thống pháp lý của hệ thống giám sát tài chính 92 96 96 98 99 100 PHẦN II THỰC TRẠNG HỆ THỐNG GIÁM SÁT TÀI CHÍNH VIỆT NAM 102 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN HỆ THỐNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM 102 1.1. KHÁI QUÁT THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM 1.1.1. Quá trình phát triển của thị trường tài chính Việt Nam 1.1.2. Thực trạng phát triển của các bộ phận thị trường tài chính 1.2. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG TRUNG GIAN TÀI CHÍNH VIỆT NAM 1.2.1. Các tổ chức tín dụng 1.2.2. Các tổ chức kinh doanh chứng khoán 1.2.3. Các công ty bảo hiểm 1.3. THỰC TRẠNG RỦI RO CỦA HỆ THỐNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM 1.3.1. Rủi ro thị trường tài chính 1.3.2. Rủi ro từng định chế tài chính 1.4. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI AN TOÀN CỦA HỆ THỐNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM 1.4.1. Xu hướng đa năng hoạt động của các trung gian tài chính Việt Nam 1.4.2. Xu hướng hội nhập thị trường quốc tế 1.4.3. Hiệu lực của hệ thống kế toán, kiểm toán 1.4.4. Xu hướng thay đổi của người tiêu dùng và hành vi thị trường CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HỆ THỐNG GIÁM SÁT TÀI CHÍNH VIỆT NAM 2.1. CẤU TRÚC VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG GIÁM SÁT TÀI CHÍNH VIỆT NAM 2.1.1. Cấu trúc hệ thống giám sát tài chính Việt Nam 2.1.2. Đặc điểm của hệ thống giám sát tài chính Việt Nam 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG GIÁM SÁT TÀI CHÍNH VIỆT NAM 2.2.1. Thực trạng tổ chức và hoạt động của hệ thống giám sát tài chính 2.2.2. Thực trạng phối hợp giữa các chủ thể quản lý và các kênh giám sát trên thị trường tài chính Việt Nam 2.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC CỦA HỆ THỐNG GIÁM SÁT TÀI CHÍNH VIỆT NAM 2.3.1. Đánh giá hiệu lực hệ thống giám sát tài chính Việt Nam 2.3.2. Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hạn chế hiệu lực của hệ thống giám sát tài chính 102 102 111 120 120 123 125 127 127 130 138 138 139 142 143 146 146 146 150 154 154 173 187 187 205 Tên tiêu đề PHẦN III XÂY DỰNG HỆ THỐNG GIÁM SÁT TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAMLỘ TRÌNH TỚI NĂM 2020 CHƯƠNG 1 XÂY DỰNG HỆ THỐNG GIÁM SÁT TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM 1.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG GIÁM SÁT TÀI CHÍNH TỚI NĂM 2020 1.1.1. Mục tiêu kinh tế- xã hội tới năm 2015, tầm nhìn tới năm 2020 1.1.2. Mục tiêu của Chiến lược tài chính giai đoạn 2011- 2020 1.1.3. Định hướng phát triển hệ thống giám sát tài chính Việt Nam 1.1.4. Quan điểm phát triển hệ thống giám sát tài chính Việt Nam tới năm 2020 1.2. LỰA CHỌN MÔ HÌNH GIÁM SÁT TÀI CHÍNH HỢP NHẤT- TẦM NHÌN TỚI NĂM 2020 1.2.1. Yêu cầu đổi mới hệ thống giám sát tài chính Việt Nam 1.2.2. Cơ sở lựa chọn mô hình giám sát tài chính hợp nhất tới năm 2020 1.2.3. Xây dựng mô hình hệ thống giám sát tài chính hợp nhất theo lộ trình 1.2.4. Những vấn đề nảy sinh trong quá trình hợp nhất hệ thống giám sát CHƯƠNG 2 HỆ THỐNG GIẢI PHÁP NHẰM XÂY DỰNG VÀ ĐẢM BẢO HIỆU LỰC CỦA HỆ THỐNG GIÁM SÁT TÀI CHÍNH HỢP NHẤT TẠI VIỆT NAM Trang 212 212 212 212 214 215 216 218 218 228 231 251 256 2.1. LỘ TRÌNH HOÀN THIỆN HỆ THỐNG GIÁM SÁT TÀI CHÍNH TỚI NĂM 2020 2.1.1. Giai đoạn 2011- 2015: Bổ sung chức năng quản lý nhà nước về giám sát tài chính cho Ủy ban giám sát tài chính quốc gia song song với củng cố các cơ quan giám sát chuyên ngành 2.1.2. Giai đoạn 2016- 2020: Hoàn thiện mô hình giám sát hợp nhất 2.2. HỆ THỐNG GIẢI PHÁP NHẰM XÂY DỰNG VÀ ĐẢM BẢO HIỆU LỰC CỦA HỆ THỐNG GIÁM SÁT TÀI CHÍNH HỢP NHẤT TẠI VIỆT NAM 2.2.1. Giải pháp xây dựng hệ thống giám sát tài chính hợp nhất tại Việt Nam 2.2.2. Giải pháp đảm bảo hiệu lực của hệ thống giám sát tài chính hợp nhất tại Việt Nam tới 2020 256 256 KẾT LUẬN 303 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 259 260 260 277 DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ Số Mục Tên bảng, biểu đồ, đồ thị Trang PHẦN I: Bảng 1.1 1.1.2 Các chỉ tiêu đo lường rủi ro của hệ thống tài chính. 9 Bảng 1.2 1.4.4 Lý do chuyển đổi sang hệ thống giám sát tài chính hợp nhất. 56 Bảng 1.3 1.4.5 Ma trận tổ chức hệ thống giám sát tài chính. 57 Bảng 1.4 1.4.5 Thiết lập cơ quan giám sát tài chính hợp nhất hoàn toàn. 60 Bảng 2.1 2.2.4 Các ngân hàng bị đóng cửa tại Nhật Bản giai đoạn 1998- 2003. 84 Bảng 2.2 2.2.4 Các công ty bảo hiểm bị phá sản trong giai đoạn 1997- 2003. 85 Bảng 2.3 2.2.4 Quyền lực của mô hình hợp nhất trong hoạt động giám sát các ngân hàng theo 10 nội dung tại 15 quốc gia. 91 Bảng 2.4 2.2.4 Tăng trưởng kinh tế tại một số quốc gia trước và sau khủng hoảng tài chính. 93 Biểu đồ 2.1 2.2.4 Số lượng cơ quan giám sát tài chính theo mô hình hợp nhất qua các năm. 81 Biểu đồ 2.2 2.2.4 Quyền lực của mô hình hợp nhất trong hoạt động giám sát các ngân hàng theo từng quốc gia. 92 Sơ đồ 1.1 1.1.1 Các loại định chế tài chính. 7 Sơ đồ 1.2 1.1.1 Chức năng dẫn vốn của thị trường tài chính. 8 Sơ đồ 1.3 1.4.1 Mô hình cấu trúc giám sát theo đặc điểm thể chế. 44 Sơ đồ 1.4 1.4.2 Mô hình cấu trúc giám sát theo chức năng. 49 Sơ đồ 1.5 1.4.3 Cấu trúc tổ chức của mô hình giám sát lưỡng đỉnh. 52 Sơ đồ 1.6 1.4.4 Cấu trúc tổ chức của mô hình giám sát hợp nhất. 54 Sơ đồ 2.1 2.1.1 Trình tự thực hiện tự do hóa tài chính. 61 Sơ đồ 2.2 2.1.2 Mối quan hệ giữa mức độ mở cửa thị trường tài chính và mức độ hợp nhất của hệ thống giám sát. 63 Sơ đồ 2.3 2.2.1 Mô hình hệ thống giám sát tài chính Trung Quốc. 67 Sơ đồ 2.4 2.2.1 Mô hình hệ thống giám sát tài chính Philippin. 69 Sơ đồ 2.5 2.2.2 Mô hình hệ thống giám sát tài chính Pháp. 73 Sơ đồ 2.6 2.2.2 Mô hình hệ thống giám sát tài chính Italy. 75 Sơ đồ 2.7 2.2.3 Mô hình hệ thống giám sát tài chính Úc. 77 Sơ đồ 2.8 2.2.3 Mô hình hệ thống giám sát tài chính Hà Lan. 80 Sơ đồ 2.9 2.2.4 83 Sơ đồ 2.10 2.2.4 Mô hình giám sát giai đoạn 1/1/1999- 28/2/2008. 86 Sơ đồ 2.11 2.2.4 Mô hình giám sát giai đoạn 29/2/2008- nay. 87 Sơ đồ 2.12 2.2.4 Hệ thống các quy định giám sát đối với các tổ chức tài chính. 89 Sơ đồ 2.13 2.4.1 Mối quan hệ giữa mức độ tham gia của NHTW vào hoạt động giám sát và mức độ hợp nhất của hệ thống giám sát. 97 Cơ cấu tổ chức của cơ quan giám sát tài chính Nhật Bản theo mô hình mới. PHẦN II: Bảng 1.1 1.1.1 Khuôn khổ pháp lý cho thị trường tài chính giai đoạn 1990-2000. 104 Bảng 1.2 1.1.1 Khuôn khổ pháp lý cho thị trường tài chính giai đoạn 2000- 2007. 106 Bảng 1.3 1.1.2 Một số chỉ tiêu cơ bản về thị trường chứng khoán Việt Nam. 114 Số Mục Tên bảng, biểu đồ, đồ thị Bảng 1.4 1.2.1 Hệ thống TCTD tại Việt Nam tính đến 30/6/2010. 121 Bảng 1.5 1.2.1 Vốn chủ sở hữu của các TCTD Việt Nam (đơn vị: tỷ đồng). 121 Bảng 1.6 1.2.1 Vốn huy động của các TCTD Việt Nam (đơn vị: tỷ đồng). 121 Bảng 1.7 1.2.1 Quy mô tài sản có của các TCTD (đơn vị: tỷ đồng). 122 Bảng 1.8 1.2.1 Hoạt động tín dụng của các TCTD tại Việt Nam (đơn vị: tỷ đồng). 122 Bảng 1.9 1.2.1 Hệ số ROA, ROE năm 2009 của các TCTD (đơn vị: %). 123 Bảng 1.10 1.2.3 Tiềm lực về vốn của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trên TTBH Việt Nam (tính đến ngày 31/12/2008). 126 Bảng 1.11 1.2.3 Các chỉ tiêu cơ bản về TTBH Việt Nam. 127 Bảng 1.12 1.3.2 Nợ xấu của các TCTD. 132 Bảng 1.13 1.4.1 Một số tập đoàn tài chính Việt Nam. 139 Bảng 2.1 2.2.1 Các chỉ tiêu cụ thể giám sát đối với TCTD của NHNNVN. 159 Bảng 2.2 2.3.1 Vi phạm quy định luật chứng khoán trong năm 2009. 189 Bảng 2.3 2.3.1 Sự tăng trưởng các TCTD 2005- 2009. 195 Bảng 2.4 2.3.1 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản có (chưa quy đổi rủi ro). 196 Bảng 2.5 2.3.1 Tỷ lệ vốn điều lệ/ tổng tài sản có (chưa quy đổi rủi ro). 196 Bảng 2.6 2.3.1 Các phản hồi chính sách của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước đối với thị trường căn cứ trên kết quả công tác giám sát 202 Biểu đồ 1.1 1.1.1 Tăng trưởng GDP và tỉ lệ lạm phát giai đoạn 1991- 2010 (%). 102 Biểu đồ 1.2 1.3.2 Một số chỉ tiêu tăng trưởng của hệ thống ngân hàng. 131 Biểu đồ 1.3 1.3.2 Cơ cấu cho vay của khu vực ngân hàng. 132 Biểu đồ 1.4 1.3.2 Tỷ lệ nợ xấu của các công ty tài chính. 133 Biểu đồ 2.1 2.2.2 Giải quyết khiếu nại, tố cáo của UBCKNN năm 2009. 184 Sơ đồ 1.1 1.1.1 Hệ thống thị trường tài chính của Việt Nam. 107 Sơ đồ 2.1 2.1.1 Hệ thống giám sát tài chính Việt Nam. 149 Sơ đồ 2.2 2.2.1 Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng. 156 Sơ đồ 2.3 2.2.1 Cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm tiền gửi. 157 Sơ đồ 2.4 2.2.1 Cục quản lý và giám sát bảo hiểm. 165 Sơ đồ 2.5 2.2.1 Cơ cấu bộ máy giám sát giao dịch chứng khoán. 168 Trang PHẦN III: Bảng 1.1 1.2.1 Đối chiếu việc thực hiện các nguyên tắc giám sát của Basel trong hoạt động giám sát của NHNNVN. 225 Bảng 1.2 1.2.4 Thời gian cần thiết để thực hiện các công việc hợp nhất chủ yếu. 252 Bảng 1.3 1.2.4 Một số khó khăn khi thiết lập cơ quan giám sát hợp nhất. 252 Bảng 2.1 2.1.1 Lộ trình xây dựng mô hình giám sát tài chính giai đoạn 2011- 2015. 256 Bảng 2.2 2.1.2 Lộ trình hoàn thiện mô hình giám sát 1 cấp giai đoạn 2016-2020. 260 Bảng 2.3 2.2.1 Ví dụ về báo cáo tình hình tài sản, nợ và vốn chủ sở hữu của một công ty chứng khoán (tháng/quý……..năm……) 268 Bảng 2.4 2.2.1 Hệ thống chỉ tiêu CARAMELS trong lĩnh vực bảo hiểm. 275 Bảng 2.5 2.2.1 Các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc, sự phát triển của các lĩnh vực tài chính. 276 Sơ đồ 1.1 1.2.3 Mô hình giám sát tài chính giai đoạn 2011-2015. 293 Sơ đồ 1.2 1.2.3 Mô hình UBGSTCQG giai đoạn 2011- 2015. 232 Số   Mục Tên bảng, biểu đồ, đồ thị Trang Sơ đồ 1.3 1.2.3 Mô hình Giám sát tài chính của Việt Nam giai đoạn 2016- 2020. 235 Sơ đồ 1.4 1.2.3 Mô hình tổ chức UBGSTC Nhà nước. 240 Sơ đồ 1.5 1.2.3 Mô hình dự kiến cơ quan giám sát tài chính hợp nhất. 242 Sơ đồ 1.6 1.2.3 Mô hình Giám sát tài chính 1 cấp của Việt Nam giai đoạn 2016- 2020. 243 Sơ đồ 1.7 1.2.3 Mô hình UBGSTC Nhà nước theo mô hình 1 cấp của Việt Nam giai đoạn 2016- 2020. 246 Sơ đồ 2.1 2.1.1 Quan hệ giữa các mục tiêu giám sát tài chính. 247 Sơ đồ 2.2 2.2.1 Chuyển thông tin thành hành động trong giám sát tài chính. 259 Sơ đồ 2.3 2.2.1 Hệ thống thông tin giám sát tài chính quốc gia. 264 Sơ đồ 2.4 2.2.1 Mô hình cung cấp dữ liệu cho HTTTGSTC. 265 Sơ đồ 2.5 2.2.1 Ứng dụng của hệ thống chỉ tiêu giám sát tài chính. 266 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Viết đầy đủ ALCO Hội đồng quản lý tài sản nợ - có ACB Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn BHTGVN Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam BIDV Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam BIS Ngân hàng Thanh toán Quốc tế CAR Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CPI Chỉ số giá tiêu dùng CTCK Công ty chứng khoán CTNY Công ty niêm yết CTTC Công ty tài chính CTCTTC Công ty cho thuê tài chính DN Doanh nghiệp DNBH Doanh nghiệp bảo hiểm DNBHNT Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ DNBHPNT Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ DNNN Doanh nghiệp Nhà nước GDP Tổng sản phẩm quốc nội HĐQT Hội đồng quản trị HTGSTC Hệ thống giám sát tài chính HTTTGSTC Hệ thống thông tin giám sát tài chính IASB Hội đồng Tiêu chuẩn Kế toán Quốc tế IAIS Hiệp hội Quốc tế của các cơ quan giám sát bảo hiểm IOSCO Tổ chức Quốc tế của các uỷ ban chứng khoán KDBH Kinh doanh bảo hiểm MG Môi giới NH Ngân hàng NHCSXH Ngân hàng Chính sách xã hội NHNN Ngân hàng Nhà nước NHNNVN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam NHTM Ngân hàng thương mại NHTMNN Ngân hàng thương mại Nhà nước Chữ viết tắt Viết đầy đủ NHTMCP Ngân hàng thương mại Cổ phần NHTW Ngân hàng trung ương NT Nhân thọ IMF Quỹ tiền tệ quốc tế PNT Phi nhân thọ QTDND Quỹ tín dụng nhân dân QTDNDTW Quỹ tín dụng nhân dân trung ương QTDNDCS Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở SGDCK Sở Giao dịch chứng khoán TCTD Tổ chức tín dụng TTCK Thị trường chứng khoán TTBH Thị trường bảo hiểm TTLKCK Trung tâm lưu ký chứng khoán TTTP Thị trường trái phiếu TSC Tài sản có TSN Tài sản nợ UBCKNN Uỷ ban chứng khoán Nhà nước UBGSTC Uỷ ban giám sát tài chính UBGSTCQG Uỷ ban giám sát tài chính quốc gia Vietinbank Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Vietcombank Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam WB Ngân hàng Thế giới PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm trên thế giới đã đi đến kết luận rằng một quốc gia có hệ thống giám sát tài chính hoạt động hiệu quả sẽ có nhiều khả năng tránh được khủng hoảng tài chính hoặc hạn chế được những hậu quả xấu do khủng hoảng. Hiệu quả của hệ thống giám sát tài chính quốc gia được thể hiện ở khả năng giám sát toàn diện đối với lĩnh vực tài chính, khả năng đánh giá rủi ro toàn diện đối với hoạt động đa năng của các tổ chức tài chính và đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, nhất quán của hoạt động giám sát tài chính để đạt được kết quả cuối cùng là đảm bảo sự an toàn của hệ thống tài chính góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế. Một trong những yêu cầu quan trọng để đảm bảo hiệu quả hoạt động giám sát tài chính là cơ cấu tổ chức của các cơ quan giám sát cần phải phù hợp với sự phát triển và những thay đổi trên thị trường tài chính. Vào những năm cuối thế kỷ 20, thị trường tài chính có tốc độ phát triển nhanh chóng, các sản phẩm, dịch vụ tài chính ngày một đa dạng, phong phú và có mối liên kết hữu cơ với nhau. Bên cạnh đó, các định chế tài chính có xu hướng hoạt động đa năng, cung cấp nhiều loại hình dịch vụ khác nhau; ranh giới giữa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán trở nên mờ nhạt. Trong bối cảnh đó, mô hình giám sát tài chính của nhiều nước đã có sự thay đổi mạnh mẽ. Từ mô hình giám sát tài chính phân tán một số nước đã chuyển dần sang mô hình giám sát tài chính hợp nhất (Integrated financial supervision). Xu hướng chuyển đổi mô hình giám sát này được khởi đầu từ khu vực Scandinave (gồm Na Uy, Thụy Điển và Đan Mạch) trong giai đoạn 1986 – 1991 sau khi các quốc gia này trải qua giai đoạn khủng hoảng tài chính. Sau đó, Vương quốc Anh cũng đi theo mô hình này với việc giải thể 9 cơ quan quản lý và giám sát để thành lập một Cơ quan giám sát và quản lý toàn bộ hoạt động dịch vụ tài chính (FSA) vào năm 1997. Một nghiên cứu được công bố vào năm 2002 cho thấy có ít nhất 22 nước đã chuyển đổi hoàn toàn và 24 quốc gia đã chuyển đổi từng phần sang mô hình giám sát tài chính hợp nhất. Xu hướng chuyển đổi sang mô hình giám sát tài chính hợp nhất là tất yếu nhằm tăng hiệu quả giám sát đối với các tập đoàn tài chính, tránh sự chồng chéo hoặc bỏ trống các lĩnh vực giám sát, tận dụng lợi thế kinh tế nhờ quy mô. Thực hiện chính sách phát triển kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập, qua hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được sự tăng trưởng khá cao, ngày càng vững chắc, khẳng định là một bộ phận không thể tách rời của kinh tế thế giới. Để tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển, cần phải có hệ thống tài chính phát triển và an toàn. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X (2006) về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2006- 2010 đã chỉ rõ Việt Nam cần phải: “Phát 1 triển thị trường tài chính theo hướng đồng bộ, có cơ cấu hoàn chỉnh; tăng nhanh quy mô và mở rộng phạm vi hoạt động; vận hành an toàn, được quản lý, giám sát hiệu quả; khuyến khích mở rộng các hoạt động dịch vụ hỗ trợ phát triển thị trường tài chính; bảo vệ lợi ích hợp pháp của mọi đối tượng tham gia thị trường”. Để thực hiện được mục tiêu này, một trong những vấn đề hiện đang được Chính phủ rất quan tâm là tăng cường khả năng giám sát các hoạt động tài chính thông qua việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống giám sát tài chính quốc gia. Hiện tại, Việt Nam áp dụng mô hình các tổ chức giám sát độc lập từng lĩnh vực. Theo đó, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng giám sát các tổ chức tín dụng, Bộ Tài chính giám sát các công ty bảo hiểm và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chịu trách nhiệm giám sát các công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ. Mô hình giám sát này phù hợp với bối cảnh trước đây, khi các tổ chức tài chính chỉ chuyên hoạt động trên từng lĩnh vực. Tuy nhiên, gần đây nhiều tổ chức tài chính Việt Nam đã có xu hướng chuyển sang mô hình của tập đoàn tài chính. Thực tế này đặt ra nhiều vấn đề mới nảy sinh đối với các cơ quan giám sát tài chính của Việt Nam. Chính vì vậy, việc nghiên cứu một mô hình giám sát tài chính phù hợp với đặc điểm tình hình mới là hết sức cấp thiết và xu hướng xây dựng hÖ thèng giám sát tài chính hợp nhất là một hướng nghiên cứu phù hợp để đảm bảo mục tiêu giám sát trong điều kiện đối tượng giám sát đang thay đổi trong chức năng, hoạt động. Mặt khác, xu hướng hội nhập thị trường tài chính quốc tế và xu hướng tự do hoá tài chính đòi hỏi thị trường tài chính Việt Nam phải được điều tiết và giám sát bởi một hệ thống giám sát có tính liên kết hệ thống cao cùng với hệ thống chỉ tiêu giám sát và công cụ giám sát phù hợp nhằm hạn chế rủi ro hệ thống. Tuy nhiên, để đi đến quyết định về việc lựa chọn và xây dựng mô hình giám sát tài chính phù hợp với đặc điểm tình hình của Việt Nam cần phải có sự phân tích, đánh giá toàn diện về thực trạng hệ thống tài chính cũng như hoạt động giám sát trên các lĩnh vực này, nghiên cứu các điều kiện tiền đề cho việc chuyển đổi mô hình giám sát tài chính như: các điều kiện cơ bản về vị thế độc lập tương đối của cơ quan giám sát, về một khuôn khổ pháp lý đủ mạnh, về cơ chế tài chính thoả đáng, về cơ sở hạ tầng và công nghệ thông tin hiện đại đảm bảo cho các hoạt động của cơ quan giám sát,…. Để có được những điều kiện này đều cần thời gian chuẩn bị với một lộ trình phù hợp cho việc thành lập Cơ quan Giám sát Tài chính hợp nhất. Những đòi hỏi cấp bách này, cùng với tình hình nghiên cứu về hệ thống giám sát tài chính quốc gia tại Việt Nam đã nêu trên thể hiện tính cần thiết nghiên cứu đề tài. 2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài Tình hình nghiên cứu ngoài nước Đến nay, trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu lý thuyết và các mô 2 hình thực nghiệm liên quan đến hệ thống giám sát tài chính quốc gia. Tình hình nghiên cứu trong nước Có thể nói, ở Việt Nam chưa có một công trình khoa học nào đề cập một cách hệ thống và toàn diện về giám sát các hoạt động tài chính (giám sát hoạt động ngân hàng, hoạt động bảo hiểm và chứng khoán) cũng như các giải pháp đồng bộ cho việc xây dựng hệ thống giám sát tài chính quốc gia phối hợp nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh và ổn định của hệ thống tài chính. Tuy nhiên, trên thực tế cũng có một số tài liệu tham khảo và công trình nghiên cứu khoa học chuyển tải những vấn đề về học thuật và thực tiễn liên quan đến các khía cạnh của giám sát các hoạt động tài chính và hệ thống giám sát tài chính quốc gia nhưng rất phân tán, chủ yếu chỉ tập trung vào một lĩnh vực giám sát chuyên ngành: ngân hàng, bảo hiểm hoặc chứng khoán, mà thiếu sự xem xét toàn diện cả hệ thống tài chính, đặc biệt chưa chỉ ra cơ chế giám sát phối hợp. Mặc dù chưa đầy đủ, nhưng các nghiên cứu đã góp phần quan trọng trong quá trình chuẩn bị nhận thức và điều chỉnh chính sách trong lĩnh vực giám sát ở Việt Nam trong thập kỷ qua. Tuy vậy, các nghiên cứu về lĩnh vực giám sát tài chính chưa tập trung vào những vấn đề chính yếu sau: Thứ nhất, chưa hệ thống được những căn cứ lý thuyết nền tảng về hệ thống giám sát tài chính hợp nhất, các mô hình tổ chức chủ yếu và mức độ, cơ chế phối hợp nội bộ của từng mô hình. Thứ hai, các nghiên cứu chủ yếu mới chỉ tập trung giải quyết vấn đề giám sát theo từng chủ thể giám sát chuyên ngành về cơ chế giám sát, công cụ giám sát. Các đề nghị liên quan đến phối hợp giám sát giữa các thực thể điều tiết (nếu có) cũng vì lợi ích của từng lĩnh vực mà không xuất phát từ sự ổn định chung của hệ thống. Thứ ba, chưa có nghiên cứu định lượng và mang tính ứng dụng liên quan đến đánh giá hiệu quả giám sát tài chính một cách tổng thể cũng như đề xuất một mô hình tổ chức cho hệ thống giám sát tài chính của Việt Nam và một khuôn khổ pháp lý cho vận hành của hệ thống. 3. Mục đích nghiên cứu Phân tích nội hàm của hệ thống giám sát tài chính: thể chế giám sát tương thích với đối tượng (ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm), mục tiêu giám sát; chỉ tiêu giám sát, công cụ, kênh và phương thức giám sát trong khuôn khổ một khung pháp lý cho hoạt động giám sát tài chính mang tính hệ thống. Làm rõ cơ sở lý thuyết và thực tiễn của hệ thống giám sát tài chính quốc gia, tính tất yếu của việc tổ chức hoạt động giám sát chuyên ngành theo hệ thống ở các mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào mức độ phát triển và cơ cấu thị trường tài chính của từng quốc gia. Sự cần thiết phải xây dựng một hệ thống giám sát tài chính phù 3 hợp với sự phát triển của thị trường tài chính Việt Nam. Tổng hợp được các mô hình điển hình của hệ thống giám sát tài chính quốc gia trên thế giới, điều kiện hình thành và vận hành; những ưu, nhược của từng mô hình hệ thống giám sát. Tìm kiếm một hệ thống giám sát tương thích với điều kiện của Việt Nam. Xây dựng một hệ thống giám sát tài chính thích hợp với điều kiện Việt Nam; xác định rõ chức năng, phạm vi giám sát, cơ chế vận hành của từng thể chế trong hệ thống; Hoàn thiện khung pháp lý cho vận hành của từng thể chế và cơ chế phối hợp trong hệ thống cũng như các điều kiện đảm bảo sự vận hành một cách hiệu quả của hệ thống giám sát tài chính quốc gia. Kiến nghị một lộ trình hoàn thiện hệ thống giám sát tài chính quốc gia tới 2020 tương thích với định hướng phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế cũng như thị trường tài chính trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm các nước về hệ thống giám sát tài chính. Thực trạng hệ thống tài chính và hệ thống giám sát tài chính trong 10 năm trở lại đây. Đề xuất hệ thống giám sát tài chính của Việt Nam trong giai đoạn 2011- 2020. Phạm vi nghiên cứu Hệ thống tài chính của mỗi quốc gia bao gồm nhiều hoạt động khác nhau. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, hệ thống tài chính gồm 3 lĩnh vực: ngân hàng chứng khoán và bảo hiểm. Do vậy, nghiên cứu lý thuyết, thực tiễn và xây dựng hệ thống giám sát tài chính cũng hướng vào hệ thống giám sát tài chính 3 lĩnh vực này. 5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu Cách tiếp cận Đề tài tiếp cận nghiên cứu các vấn đề của hệ thống giám sát tài chính quốc gia Việt Nam dựa trên ba cơ sở chính: - Lý luận những vấn đề cơ bản về sự phát triển của thị trường tài chính (các sản phẩm và các trung gian tài chính) và xu hướng đổi mới hệ thống giám sát tài chính quốc gia. - Kinh nghiệm quốc tế về các mô hình giám sát tài chính: mô hình với các tổ chức giám sát độc lập từng lĩnh vực và mô hình hợp nhất giám sát hệ thống tài chính. - Các phương pháp định tính và định lượng, đặc biệt trong việc xác định hiệu quả giám sát tài chính đối với sự phát triển lành mạnh và ổn định của hệ thống tài chính. Phương pháp nghiên cứu Ngoài phương pháp triết học biện chứng và duy vật lịch sử thường được sử 4 dụng trong nghiên cứu khoa học nói chung, đề tài đặc biệt chú ý sử dụng một số phương pháp như khảo sát, thống kê, so sánh, phân tích- tổng hợp, diễn dịch- quy nạp để xử lý các số liệu nhằm lượng hóa các kết quả nghiên cứu, sử dụng các sơ đồ, bảng biểu, đồ thị để làm tăng thêm tính trực quan và sức thuyết phục của đề tài. Đề tài cũng sử dụng phương pháp lấy ý kiến chuyên gia (trong các lĩnh vực tài chính và giám sát tài chính) và nghiên cứu tình huống. Đặc biệt, đề tài sẽ áp dụng phương pháp phân tích định lượng trong xây dựng mô hình dự báo sớm khủng hoảng tài chính tiền tệ và mô hình đánh giá hiệu quả của giám sát tài chính. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài được chia thành 3 phần, 6 chương. Phần I: Hệ thống giám sát tài chính- Lý thuyết và kinh nghiệm Chương 1: Hệ thống giám sát tài chính và xu hướng hình thành hệ thống giám sát tài chính hợp nhất Chương 2: Kinh nghiệm xây dựng, vận hành hệ thống giám sát tài chính trên thế giới và bài học cho Việt Nam Phần II: Thực trạng hệ thống giám sát tài chính Việt Nam Chương 1: Tổng quan hệ thống tài chính Việt Nam Chương 2: Thực trạng hệ thống giám sát tài chính Việt Nam Phần III: Xây dựng hệ thống giám sát tài chính của Việt Nam- Lộ trình tới năm 2020 Chương 1: Xây dựng hệ thống giám sát tài chính của Việt Nam Chương 2: Hệ thống giải pháp nhằm xây dựng và đảm bảo hiệu lực của hệ thống giám sát tài chính hợp nhất tại Việt Nam. 5 PHẦN I HỆ THỐNG GIÁM SÁT TÀI CHÍNH- LÝ THUYẾT VÀ KINH NGHIỆM CHƯƠNG 1 HỆ THỐNG GIÁM SÁT TÀI CHÍNH VÀ XU HƯỚNG HÌNH THÀNH HỆ THỐNG GIÁM SÁT TÀI CHÍNH HỢP NHẤT 1.1. HỆ THỐNG TÀI CHÍNH VÀ RỦI RO CỦA HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 1.1.1. Hệ thống tài chính Hệ thống tài chính bao gồm các cá nhân, các định chế tài chính có thể tác động đến hoặc tham gia vào quá trình giao dịch các tài sản tài chính trên thị trường (gồm các chứng khoán vốn và chứng khoán nợ), bằng cách đó, quyết định đến quá trình luân chuyển vốn của toàn xã hội. Như vậy, hệ thống tài chính sẽ bao gồm 3 cấu phần chủ yếu: thị trường tài chính, các định chế tài chính và người tiêu dùng (người phát hành và đầu tư) các tài sản tài chính và hệ thống công cụ tài chính. Thị trường tài chính là nơi thực hiện việc phát hành và mua bán các công cụ tài chính bằng cách đó mà vốn được di chuyển từ những nơi dư thừa (theo những thời hạn khác nhau) sang nơi có nhu cầu sử dụng vốn. Cao hơn thế, nguyên tắc vận hành dựa trên nền tảng điều tiết bằng cơ chế giá và quan hệ cung cầu vốn, thị trường tài chính còn cho phép vốn được di chuyển tới những nơi được sử dụng có hiệu quả nhất. Nguyên tắc vận hành này đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn của toàn xã hội khi nó tạo nên cơ chế sàng lọc tự phát các chủ thể tham gia thị trường không đáp ứng yêu cầu quản trị kinh doanh và không đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn theo kỳ vọng của thị trường. Nếu căn cứ vào tiêu chí thời hạn của luồng vốn di chuyển, thị trường tài chính có thể chia thành thị trường tiền tệ (vốn ngắn hạn) và thị trường vốn (trung và dài hạn). Thị trường tiền tệ đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn cho toàn bộ nền kinh tế trong khi thị trường vốn (bao gồm thị trường chứng khoán và các khoản đầu tư tín dụng khác) đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn. Trong từng thị trường bộ phận, hoạt động phát hành công cụ tài chính, và bằng cách đó, thu hút vốn từ tiết kiệm vào đầu tư được thực hiện qua cơ chế của thị trường sơ cấp, trong khi thị trường thứ cấp tạo nên cơ chế giao dịch các công cụ tài chính đã phát hành, hình thành giá thị trường của các công cụ này và phân phối lại vốn đầu tư của toàn xã hội. Về bản chất, các thị trường bộ phận có mối quan hệ với nhau một cách chặt chẽ thông qua việc di chuyển vốn đầu tư từ thị trường ngắn hạn sang trung và dài hạn hoặc ngược lại dưới tác động của hoạt động kinh doanh chênh lệch giá. Điều này làm cho thị trường tài chính mặc dù vận hành có sự khác biệt giữa các bộ phận thị trường nhưng là một thể thống nhất về cơ chế giá, sự di chuyển vốn. Do đó mỗi sự biến động của một bộ 6 phận thị trường sẽ ảnh hưởng tới cả hệ thống thị trường (với độ trễ khác nhau). Các định chế tài chính đóng vai trò là các trung gian tài chính thực hiện việc kết nối các nhu cầu giao dịch các công cụ tài chính trên thị trường. Vai trò trung gian này được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau; nó có thể là vai trò trung gian đầu tư (vừa đi vay- bán công cụ nợ, vừa cho vay- mua công cụ nợ), thuộc về nhóm này là các ngân hàng, công ty bảo hiểm; có thể là tổ chức môi giới cung cầu và hưởng hoa hồng, thuộc nhóm này là các công ty chứng khoán, có thể là quỹ đầu tư- với chức năng tập trung vốn của các nhà đầu tư cá thể và chuyên nghiệp hóa hoạt động đầu tư này. Chức năng kết nối cung- cầu vốn của các trung gian tài chính giúp thỏa mãn cao nhất các nhu cầu giao dịch với chi phí thấp nhất trong điều kiện chia xẻ và giảm thiểu rủi ro. Bằng cách đó, đẩy nhanh vòng quay vốn của xã hội và đảm bảo vốn được phân bổ, tập trung một cách nhanh nhất. Bản chất của các trung gian tài chính là thu hút các luồng vốn tạm thời nhàn rỗi với thời hạn khác nhau, chi phí khác nhau, hình thành quỹ cho vay hoặc đầu tư riêng đáp ứng các nhu cầu về quy mô và thời hạn sử dụng vốn đa dạng của các khách hàng. Các tổ chức này, thực chất kinh doanh trên cơ sở chế ngự và chấp nhận rủi ro liên quan đến rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường và các rủi ro vĩ mô, công nghệ. Việc thất bại cho kiểm soát rủi ro và đặc biệt nhìn trước rủi ro tiềm năng sẽ dẫn tới sự đổ vỡ của các định chế tài chính, mức độ lan tỏa ảnh hưởng sẽ dẫn tới mất ổn định hệ thống và phá vỡ cơ chế chuyển giao vốn của hệ thống tài chính. Sơ đồ 1.1. Các loại định chế tài chính. CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH Các trung gian tài chính Các định chế tài chính khác 1. NHTM 2. Hiệp hội tín dụng 3. Ngân hàng tiết kiệm 4. Hiệp hội tín dụng và tiết kiệm 5. Công ty bảo hiểm nhân thọ 6. Công ty bảo hiểm phi nhân thọ 7. Công ty đầu tư 8. Công ty tài chính 9. Quỹ hưu trí 10. Công ty tín thác đầu tư bất động sản 11. Công ty cho thuê tài chính 1. CTCK (môi giới và tự doanh) 2. Ngân hàng đầu tư (bảo lãnh phát hành chứng khoán, mua chứng khoán mới phát hành, đưa các chứng khoán đó vào danh mục đầu tư của người mua với mức giá có lợi hơn) 3. Ngân hàng cầm cố (mua chứng khoán cầm cố phát hành cho các công trình và sau đó bán các chứng hoán đó cho các nhà đầu tư dài hạn như công ty bảo hiểm, quĩ hưu trí, ngân hàng tiết kiệm) 4. Các định chế tài chính khác cung cấp một số dịch vụ tài chính (như tín dụng tiêu dùng ngắn hạn hoặc tài khoản tiết kiệm) 7 Công cụ tài chính là hệ thống các chứng từ có giá mà người sở hữu được hưởng quyền lợi hợp pháp dưới dạng lãi suất hoặc cổ tức tùy thuộc vào loại chứng từ có giá được sở hữu. Có hai loại công cụ tài chính truyền thống chính: trái phiếu và cổ phiếu. Từ những năm 50 của thể kỷ trước, yêu cầu bảo hiểm rủi ro do sự biến động giá, lãi suất của các hàng hóa trong các hợp đồng giao dịch, một công cụ mới dưới dạng các hợp đồng phái sinh ra đời. Các hợp đồng phái sinh dựa trên nền tảng các hàng hóa gốc (underlying asset) và được mua bán, định giá trên thị trường tài chính như một công cụ tài chính. Tính chất đa dạng về thời hạn, phương thức giao dịch của các công cụ tài chính đảm bảo đáp ứng được nhu cầu vốn đa dạng của thị trường. Nhưng mặt khác, những biến động liên tục của nhu cầu thị trường lại là động lực cho sự ra đời của các công cụ tài chính mới. Chính sự biến động liên tục theo hướng ngày càng đa dạng và kết hợp các sản phẩm tài chính khác nhau làm cho sư vận hành của hệ thống tài chính trở nên phức tạp hơn, đòi hỏi cơ chế gíam sát hiệu lực hơn nhằm giảm thiểu rủi ro song song với việc đảm bảo cho quá trình giao dịch thuận tiện hơn. Sơ đồ 1.2. Chức năng dẫn vốn của thị trường tài chính. Vốn có thể Người vay vốn cho vay cuối cùng (hay (tín dụng) người thiếu tiết kiệm) Chính phủ Cá nhân Doanh nghiệp Các công cụ nợ tài chính Các trung gian tài chính (NHTM, công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí, các tổ chức tiết kiệm phi ngân hàng,…) Các định chế tài chính khác (công ty môi giới chứng khoán, công ty kinh doanh chứng khoán, ngân hàng đầu tư và ngân hàng cầm cố,…) Vốn có thể cho vay (tín dụng) Các công cụ nợ tài chính và dịch vụ Người cho vay vốn cuối cùng (người thừa tiết kiệm) Chính phủ Cá nhân Doanh nghiệp (tài trợ trực tiếp) 1.1.2. Rủi ro của hệ thống tài chính 1.1.2.1. Khái niệm rủi ro hệ thống tài chính Rủi ro hệ thống tài chính là nguy cơ sụp đổ toàn bộ hệ thống tài chính hoặc thị trường tài chính khi các cú sốc tới hệ thống tài chính làm rối loạn chức năng dẫn vốn của hệ thống tài chính (Miskhin,1999) mà đỉnh cao là một cuộc khủng hoảng tài chính. Khác với rủi ro cá biệt liên quan đến từng định chế tài chính, từng khu vực (ngân hàng, chứng khoán hoặc bảo hiểm), rủi ro hệ thống tài chính ngụ ý đến quy mô, phạm vi và ảnh hưởng sâu rộng, lâu dài của nó tới toàn bộ nền kinh tế. Nếu như rủi ro cá biệt có nguồn gốc từ những thay đổi trong cơ cấu bảng cân đối của từng định chế tài chính, đội ngũ quản trị điều hành hoặc rộng hơn nữa những vi phạm trong chính sách đảm bảo an toàn 8 của từng khu vực tài chính thì rủi ro hệ thống tài chính nhất định xuất phát từ những bất ổn vĩ mô kéo dài, sự vi phạm và bóp méo các nguyên tắc điều tiết của thị trường, sự thiếu minh bạch về thông tin và sự trái chiều trong các chính sách vĩ mô. Điều này được cộng hưởng bởi tình trạng dễ tổn thương của các định chế tài chính sẽ làm cho hệ thống tài chính rơi vào tình trạng bất ổn và dẫn tới những dấu hiệu của khủng hoảng khi các chủ thể tham gia thị trường tìm cách tháo chạy khỏi thị trường. 1.1.2.2. Chỉ tiêu đo lường rủi ro của hệ thống tài chính Hiện nay, có ít nhất hai hệ thống chỉ tiêu đo lường rủi ro của hệ thống tài chính, đó là Hệ thống chỉ tiêu của NHTW Châu Âu (European Central Bank- ECB) và hệ thống chỉ tiêu của Ngân hàng phát triển Châu Á (Asian Development Bank- ADB). Trong đó, hệ thống MPIs của ECB được xây dựng bằng sự cộng tác của ECB với các NHTW và cơ quan quản lý ngân hàng của các nước trong khối nhằm tìm ra một hế thống các chỉ tiêu để đánh giá sự lành mạnh tài chính của khu vực ngân hàng. Tuy rằng hệ thống MPI của ECB khá nhiều các chỉ số, trong đó bao gồm cả một số chỉ tiêu trong hệ thống FSIs của IMF, nhưng chủ yếu đánh giá vẫn tập trung vào sự lành mạnh tài chính của hệ thống ngân hàng chung Châu Âu. Trong khi đó, ADB đã hợp tác cùng IMF, BIS, Deutsche Bundesbank, NHTW Nhật Bản, NHTW Hàn Quốc, Cục thống kê Úc và Uỷ ban Kinh tế Xã hội khu vực Châu Á Thái Bình Dương để đưa ra một hệ thống chỉ tiêu giám sát thận trọng bao gồm 67 chỉ tiêu cơ bản và 43 chỉ tiêu phụ. Hệ thống chỉ tiêu này được chia làm bảy nhóm: i) Nợ nước ngoài và dòng chu chuyển tài chính; ii) Tiền tệ và Tín dụng, iii) Ngân hàng; iv) Lãi suất; v) Thị trường chứng khoán và trái phiếu; vi) Thương mại, Tỷ giá và Quỹ ngoại hối; và vii) Dữ liệu thống kê về kinh doanh (Khu vực sản xuất, xây dựng, bán buôn, bán lẻ và dịch vụ). Như vậy, so với hệ thống chỉ tiêu thận trọng của ECB thì chỉ tiêu của ADB đã đánh giá gần như tất cả các mặt về sự ổn định của hệ thống tài chính quốc gia (Bảng 1.1) Bảng 1.1. Các chỉ tiêu đo lường rủi ro của hệ thống tài chính. Nợ nước ngoài và dòng tài chính Hai chỉ số này có tử số lần lượt là lượng vốn đầu tư trực tiếp và vốn đầu tư gián tiếp với mẫu số là GDP danh nghĩa. Kết cấu của các dòng tiền được coi là một nhân tố quan trọng trong một số khủng hoảng tiền tệ ở các nước mới nổi. Hai loại Tỷ trọng vốn đầu tư dòng tiền quan trọng là đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. FDI là trực tiếp (FDIs) nguồn vốn đầu vào dài hạn làm tăng khả năng sản xuất của đất Tỷ trọng vốn đầu tư nước và tạo ra thu nhập cần thiết để chi trả các dòng tiền ra trong gián tiếp tương lai, trong khi đầu tư gián tiếp được cho là sự đầu tư tạo ra khả năng sản xuất thấp. Các quốc gia có thể bị tổn thương nếu thâm hụt tài khoản vãng lai đồng thời với dòng vốn FDI thấp hoặc quá chú trọng vào đầu tư tạo ra khả năng sản xuất thấp. 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan