Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam...

Tài liệu Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam

.PDF
151
77759
159

Mô tả:

Lớp:B2LK93BD - Nhóm: 03 GVHD: Ths LÊ MINH NHỰT ĐỀ TÀI: Giáo viên hướng dẫn Nhóm thực hiện Lớp : : : Thạc sĩ LÊ MINH NHỰT 03 B2LK93DB TP. HCM, tháng 11 năm 2010 Đề tài: Hệ thống Cơ quan Hành Chính Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt NamTrang 1 Lớp:B2LK93BD - Nhóm: 03 GVHD: Ths LÊ MINH NHỰT DANH SÁCH NHÓM MÔN HỌC : LUẬT HÀNH CHÍNH NHÓM : 03 LỚP : B2LK93DB TÊN ĐỀ TÀI : HỆ THỐNG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. STT MSSV HỌ ĐỆM TÊN 1 0964062044 VŨ THỊ THÁI 2 0964062020 TRẦN NGỌC HIỀN 3 0964062065 TRẦN THANH VÂN 4 0964062006 ĐẶNG THỊ KIM CHI 5 0964062033 NGUYỄN THỊ TRÀ NY 6 0964062048 LÊ THỊ THANH THẢO 7 0964062053 ĐINH PHÚC THỊNH CÔNG VIỆC Đề tài: Hệ thống Cơ quan Hành Chính Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt NamTrang 2 Lớp:B2LK93BD - Nhóm: 03 GVHD: Ths LÊ MINH NHỰT LỜI CẢM ƠN Tiểu luận có thể được coi là một công trình khoa học nho nhỏ. Do vậy để hoàn tất một đề tài tiểu luận là một công việc không phải dễ đối với sinh viên chúng em. Chúng em phải tổ chức học nhóm và tìm tài liệu trên nhiều phương tiện như giáo trình, sách báo, tài liệu ở thư viện, internet… để nghiên cứu. Vì vậy, sau khi hoàn tất tiểu luận môn Luật Hành Chính này, chúng em xin chân thành: ™ Cảm ơn Nhà trường đã tạo điều kiện tốt cho chúng em nghiên cứu và học tập. ™ Cảm ơn Khoa Khoa Kinh Tế và Luật nói chung, thầy môn Luật Hành Chính nói riêng đã hướng dẫn chúng em cách thức tìm hiểu và nghiên cứu tiểu luận này. ™ Cảm ơn Bộ phận thư viện đã tạo điều kiện cho chúng em mượn sách và các tài liệu cũng như cho mượn phòng học nhóm để nhóm chúng em có thể học tập và làm việc một cách có hiệu quả. Đề tài: Hệ thống Cơ quan Hành Chính Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt NamTrang 3 GVHD: Ths LÊ MINH NHỰT Lớp:B2LK93BD - Nhóm: 03 MỤC LỤC Đề tài ........................................................................................................................................1 Giới thiệu nhóm........................................................................................................................2 Lời cảm ơn ...............................................................................................................................3 Mục lục.....................................................................................................................................4 Lời mở đầu ……………………………………………………………………………..…….6 Nhận xét của giáo viên hướng dẫn ……………………..……………………………………7 Chương I: Lý Luận chung ………………………………………………………………....8 Mục đích nghiên cứu………………………………………………………………….….8 Phương phương nghiên cứu………………………………………………………...……8 Bố cục………………………………………………………………………………………8 Chương II: Nội dung………………………………………………………………………..9 I.Tìm hiểu chung về hệ thống cơ quan hành chính VN ......................................................9 II. Đặc điểm, nhiệm vụ, chức năng của từng cơ quan Quản lý nhà nước.........................14 A.Chính phủ......................................................................................................................14 B. Bộ và các cơ quan ngang bộ........................................................................................19 Bộ Tài nguyên và Môi trường ...................................................................................25 Bộ Thông tin và Truyền Thông.................................................................................32 Bộ Tư Pháp................................................................................................................38 Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch ................................................................................43 Bộ xây dựng ..............................................................................................................50 Bộ Y Tế .....................................................................................................................57 Bộ Công thương ........................................................................................................63 Bộ Tài chính ..............................................................................................................70 Bộ Kế hoạch và đầu tư ..............................................................................................79 Bộ Giao thông vận tải................................................................................................84 Bộ nội vụ ...................................................................................................................88 Bộ Giáo dục và đào tạo .............................................................................................96 Bộ Khoa học – Công nghệ ........................................................................................101 Bộ ngoại giao ............................................................................................................107 Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn..............................................................12 Bộ Lao đông – Thương binh và Xã hội.....................................................................122 Bộ Công an................................................................................................................127 Bộ Quốc phòng .........................................................................................................128 C. Cơ quan ngang bộ........................................................................................................129 Thanh tra chính phủ...................................................................................................129 Đề tài: Hệ thống Cơ quan Hành Chính Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt NamTrang 4 GVHD: Ths LÊ MINH NHỰT Lớp:B2LK93BD - Nhóm: 03 Ngân hàng nhà nước Việt Nam .................................................................................131 Ủy ban dân tộc...........................................................................................................134 Văn phòng Chính phủ ...............................................................................................137 D. Cơ quan thuộc chính phủ ...........................................................................................140 E. Ủy ban nhân dân các cấp ............................................................................................141 Các tổ chức Chính trị - Xã hội ........................................................................................144 Kết luận ....................................................................................................................................145 Một số hình ảnh........................................................................................................................146-149 Tài liệu tham khảo ……………………………………………………………………………150 Đề tài: Hệ thống Cơ quan Hành Chính Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt NamTrang 5 GVHD: Ths LÊ MINH NHỰT Lớp:B2LK93BD - Nhóm: 03 LỜI MỞ ĐẦU Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, nhân dân Việt Nam lao động cần cù, sáng tạo, chiến đấu anh dũng để dựng nước và giữ nước, đã hun đúc nên truyền thống đoàn kết, nhân nghĩa, kiên cường bất khuất của dân tộc và xây dựng nên nền văn hiến Việt Nam. Trong quá trình đổi mới đất nước, và qua các lần ban hành hiến pháp, mới nhất là hiến pháp năm 1992 và được sữa đổi năm 2002, bộ máy Nhà Nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam ngày càng toàn diện và theo đó thể chế hành chính của các cơ quan Nhà nước đã được thay đổi khá nhiều phù hợp với việc quản lý xã hội, đáp ứng được công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước XHCN và đi chung đó là hệ thống cơ quan hành chính nhà nước được toàn diện hơn, nâng cao hơn, hệ thống đó còn được gọi là hệ thống cơ quan hành chính nhà nước. Hệ thống cơ quan lý hành chính đã được điều chỉnh, giảm bớt sự cồng kềnh giảm thiểu sự quan liêu để tiến tới sự một xã hội công bằng văn minh và phát triển. Việc xây dựng hệ thống các cơ quan hành chính mới không làm thay đổi hoặc suy giảm quyền lực và nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước. Mặt khác hệ thống các cơ quan quản lý được đề cao, tăng cường kiểm tra giám sát đối với từng bộ phận, hiểu được đường lối chỉ đạo hợp lý của Nhà nước và vai trò tích cực của các cơ quan quản lý Nhà nước. Chính vì vậy, hệ thống cơ quan quản lý nhà nước cộng hòa XHCN Việt Nam hay còn gọi là hệ thống cơ quan hành chính nhà nước ngày càng được nâng cao và hoàn chỉnh hơn. Mặt khác, hệ thống cơ quan quản lý hành chính được đề cao và tăng cường kiểm tra giám sát đối với từng bộ phận, từng lĩnh vực xã hội phát triển không thể thiếu được đường lối chỉ đạo hợp lý của Nhà nước và vai trò tích cực của các cơ quan trong Bộ máy hành chính Nhà nước và những điều đó được thể hiện rỏ trong hệ thống cơ quan hành chính. Mong thầy cô, bạn bè đóng góp ý kiến để tiểu luận chúng em được đầy đủ và hoàn thiện hơn. Đề tài: Hệ thống Cơ quan Hành Chính Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt NamTrang 6 GVHD: Ths LÊ MINH NHỰT Lớp:B2LK93BD - Nhóm: 03 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN NHẬN XÉT: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Đề tài: Hệ thống Cơ quan Hành Chính Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt NamTrang 7 GVHD: Ths LÊ MINH NHỰT Lớp:B2LK93BD - Nhóm: 03 CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG 1. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU − Tìm hiểu về hệ thống cơ quan Hành Chính Nhà nước CHXHCN Việt Nam. − Biết được vị trí, tính chất, quyền hạn của các Cơ quan trong hệ thống. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU − Phương pháp luận − Phương pháp duy vật biện chứng − Phương pháp thống kê, lịch sử… 3. BỐ CỤC Tiểu luận được chia làm 3 phần: Phần I: Phần mở đầu − Mục đích, ý nghĩa − Phương pháp Phần II: Nội dung − Tìm hiểu chung về hệ thống cơ quan hành chính nhà nước. − Đặc điểm, nhiệm vụ, chức năng của từng cơ quan hành chính nhà nước. Phần III: Kết luận Đề tài: Hệ thống Cơ quan Hành Chính Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt NamTrang 8 GVHD: Ths LÊ MINH NHỰT Lớp:B2LK93BD - Nhóm: 03 CHƯƠNG II: NỘI DUNG I.TÌM HIỂU CHUNG VỀ HỆ THỐNG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC. 1. Khái Niệm: Bộ máy quản lý Nhà nước theo hiến pháp 1980 cũng như hiến pháp 1992 là một trong bốn hệ thống cơ quan Nhà nước. Như vậy, đứng về mặt hệ thống, các cơ quan trong bộ máy nhà nước ta gồm: − Cơ quan quyền lực − Cơ quan quản lý − Cơ quan kiểm sát − Cơ quan tòa án Trong đó, các cơ quan quản lý Nhà nước là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực, được tổ chức thành một hệ thống chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương và cơ sở để trực tiếp quản lý, điều hành các mặt hoạt động của đời sống xã hội. Như vậy, trong mối quan hệ và mối phân định với hoạt động của cơ quan quyền lực, cơ quan kiểm sát, cơ quan xét xử thì khái niệm quản lý Nhà nước (hoạt động chấp hành và điều hành, hoạt động hành pháp). Vì vậy, chúng là chủ thể cơ bản của luật hành chính. 2. Đặc Điểm: Luật Việt nam đặt vai trò của cơ quan lập pháp rất lớn, không chỉ thiết lập ra các hệ thống cơ quan khác mà còn là cơ quan chỉ đạo, giám sát chung. Tuy nhiên, cơ quan chấp hành của Quốc hội là Chính phủ (cơ quan hành chính nhà nước cao nhất), cũng có vai trò rất quan trọng trong việc quản lý nhà nước và thực thi các văn bản mà Quốc hội ban hành. Hệ thống cơ quan đứng đầu là Chính phủ, thực hiện chức năng hành pháp là cơ quan hành chính nhà nước. Như vậy, cơ quan hành chính nhà nước là một loại cơ quan trong bộ máy nhà nước được thành lập theo hiến pháp và pháp luật, để thực hiện quyền lực nhà nước, có chức năng quản lý hành chính nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Cơ quan hành chính nhà nước là một loại cơ quan nhà nước, là một bộ phận cấu thành bộ máy nhà nước. Do vậy, cơ quan hành chính nhà nước cũng mang đầy đủ các đặc điểm chung của các cơ quan nhà nước. Đề tài: Hệ thống Cơ quan Hành Chính Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt NamTrang 9 GVHD: Ths LÊ MINH NHỰT Lớp:B2LK93BD - Nhóm: 03 ¾ Một là, Cơ quan hành chính nhà nước hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, được tổ chức và hoạt động trên nguyên tắc tập trung dân chủ. ¾ Hai là, Mỗi cơ quan hành chính nhà nước đều hoạt động dựa trên những quy định của pháp luật, có chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền nhất định và có những mối quan hệ phối hợp trong thực thi công việc được giao. ¾ Ba là, Về mặt thẩm quyền thì cơ quan hành chính nhà nước được quyền đơn phương ban hành văn bản quy phạm pháp luật hành chính và văn bản đó có hiệu lực bắt buộc đối với các đối tượng có liên quan; cơ quan hành chính nhà nước có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với các đối tượng chịu sự tác động,quản lý của cơ quan hành chính nhà nước. Ngoài những đặc điểm chung nói trên, cơ quan hành chính nhà nước còn có những đặcđiểm riêng như sau: ¾ Một là, Cơ quan hành chính nhà nước có chức năng quản lý hành chính nhà nước, thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong khi đó các cơ quan nhà nước khác chỉ tham gia vào hoạt động quản lý trong phạm vi, lĩnh vực nhất định. Ví dụ: Quốc hội có chức năng chủ yếu trong hoạt động lập pháp; Toà án có chức năng xét xử; Viện kiểm sát nhân dân có chức năng kiểm sát. ¾ Hai là, Cơ quan hành chính nhà nước nói chung là cơ quan chấp hành, điều hành của cơ quan quyền lực nhà nước. Cơ quan hành chính nhà nước chỉ tiến hành các hoạt động để chấp hành Hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị quyết của cơ quan quyền lực nhà nước trong phạm vi hoạt động chấp hành,điều hành của nhà nước. ¾ Ba là, Cơ quan hành chính nhà nước là hệ thống cơ quan có mối liên hệ chặt chẽ, thốngnhất. Cơ quan hành chính nhà nước là một hệ thống cơ quan được thành lập từ trung ương đến cơ sở, đứng đầu là chính phủ, tạo thành một chỉnh thể thống nhất, được tổ chức theo hệ thống thứ bậc, có mối quan hệ mật thiết phụ thuộc nhau về tổ chức và hoạt động nhằm thực thi quyền quản lý hành chính nhà nước và đều có các đơn vị cơ sở trực thuộc, đó cũng là nơi tạo ra của cải vật chất và tinh thân cho xã hội. Ví dụ: Bộ Công an có các đơn vị, Bộ Giáo dục- đào tạo có các đơn vị, các trường Đại học trực thuộc … Đề tài: Hệ thống Cơ quan Hành Chính Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt NamTrang 10 GVHD: Ths LÊ MINH NHỰT Lớp:B2LK93BD - Nhóm: 03 ¾ Bốn là, Hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước mang tính thường xuyên, liên tục và tương đối ổn định, là cầu nối đưa đường lối, chính sách pháp luật vào cuộc sống. Tất cả các cơ quan hành chính nhà nước có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đó là mối quan hệ trực thuộc trên-dưới, trực thuộc ngang-dọc, quan hệ chéo...tạo thành một hệ thống thống nhất mà trung tâm chỉ đạo là Chính phủ. ¾ Năm là, Cơ quan hành chính nhà nước có chức năng quản lý nhà nước dưới hai hình thức là ban hành các văn bản quy phạm và văn bản cá biệt trên cơ sở hiến pháp, luật, pháp lệnh và các văn bản của các cơ quan hành chính nhà nước cấp trên nhằm chấp hành, thực hiện các văn bản đó. Mặt khác trực tiếp chỉ đạo, điều hành, kiểm tra...hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước dưới quyền và các đơn vị cơ sở trực thuộc của mình. Cơ quan hành chính nhà nước là chủ thể cơ bản, quan trọng nhất của Luật hành chính. Tóm lại, cơ quan hành chính nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, trực thuộc cơ quan quyền lực nhà nước một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, trong phạm vi thẩm quyền của mình thưc hiện hoạt động chấp hành - điều hành và tham gia chính yếu vào hoạt động quản lý nhà nước, có cơ cấu tổ chức và phạm vi theo luật định. i. Hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước là hoạt động chấp hành của cơ quan quyền lực: Hoạt động của cơ quan này phải trên cơ sở và để thực hiện hiến pháp, luật và các nghị quyết của Quốc hội lệnh cà Quyết định của Chủ tịch nước, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Ở địa phương các cơ quan hành chính nhà nước phải chấp hành các nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp. Để đảm bảo tính chất chấp hành này các cơ quan hành chính phải báo cáo công việc của mình trước cơ quan quyền lực, chịu sự giám sát của cơ quan quyền lực. ii. Hệ thống tổ chức cơ quan hành chính nhà nước có quan hệ trực thuộc với nhau Đó có thể là quan hệ hang dọc, quan hệ trực thuộc hang hoặc quan hệ trực thuộc hai chiều ( chế độ song trùng trực thuộc). Trong hệ thống đó, chính phủ phải là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. Toàn bộ hệ thống và mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ quan hành Đề tài: Hệ thống Cơ quan Hành Chính Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt NamTrang 11 Lớp:B2LK93BD - Nhóm: 03 GVHD: Ths LÊ MINH NHỰT chính nhà nước tạo thành bộ máy hành chính quốc gia, bộ phận quan trọng của bộ máy nhà nước. 3. Chức năng: Các cơ quan quản lý nhà nước hay còn gọi là cơ quan hành chính được tổ chức và hoạt động trên cơ sở pháp luật và để thực hiện pháp luật. Trong quá trình hoạt động có quyền ban hành các quyết định hành chính thể hiện dưới hình thức là các văn bản pháp quy và các văn bản cá biệt. Được thành lập theo quy định của Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh hoặc theo quyết định của cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. Được đặt dưới sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp và báo cáo hoạt động trước cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp. Có tính độc lập và sáng tạo trong tác nghiệp điều hành nhưng theo nguyên tắc tập trung dân chủ,nguyên tắc quyền lực phục tùng. a. Mô hình Hệ thống Cơ quan Hành Chính Nhà Nước CHÍNH PHỦ Chính phủ gồm có Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và các thành iê khá UBND CẤP TỈNH, TP UBND CẤP HUYỆN, QUẬN UBND CẤP XÃ, PHƯỜNG Đề tài: Hệ thống Cơ quan Hành Chính Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt NamTrang 12 GVHD: Ths LÊ MINH NHỰT Lớp:B2LK93BD - Nhóm: 03 4. Phân loại cơ quan hành chính nhà nước Cơ quan hành chính nhà nước có thể được hình thành theo nhiều cách khác nhau. a. Theo cơ sở Pháp lý thành lập Cơ quan hành chính bao gồm i. Cơ quan hành chính được thành lập bởi hiến pháp Được gọi là cơ quan hiến định, gồm: - Chính phủ với tư cách là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất - UBND các cấp là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương - ii. Cơ quan hành chính được thành lập bởi các luật, các văn bản dưới luật: Đó là các tổng cục, cục, vụ, các sở, ban trực thuộc các cơ quan hiến định nói trên b. Căn cứ vào địa giới Có thể phân chia thành: i. Các cơ quan hành chính trung ương Gồm chính phủ, các bộ, các cơ quan ngang bộ quản lý nhà nước về ngành hay lĩnh vực công tác. Hoạt động quản lý của các cơ quan này bao trùm trong phạm vi toàn quốc. Các quyết định quản lý do cơ quan này ban hành có hiệu lực thực thi trong phạm vi cả nước.Gồm chính phủ, các bộ, các cơ quan ngang bộ quản lý nhà nước về ngành hay lĩnh vực công tác. ii. Các cơ quan hành chính địa phương Gồm UBND các cấp và cơ sở, phòng, ban thuộc UBND, hoạt động quản lý trong phạm vi lãnh thổ địa phương. Các văn bản do cơ quan này ban hành chỉ có hiệu lực pháp lý trong phạm vi lãnh thổ hoạt động của cơ quan đó, đối với các tổ chức và công dân tại địa phương đó. c. Căn cứ theo thẩm quyền Các cơ quan hành chính nhà nước được chia thành: Cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan có thẩm quyề riêng. i. Các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung Gồm chính phủ và UBND các cấp. Những cơ quan này, theo quy định của Hiến pháp có thẩm quyền quản lý chung đối với các ngành, các lĩnh vực khác nhau trong phạ vi cả nước hoặc trong từng địa phương. Hoạt động của các cơ quan này đảm bảo phối hợp và sự phát triển thống nhất, nhịp nhàng giữa các ngành, các lĩnh vực, giữa các vùng trong phạm vi cả nước. ii. Các cơ quan hành chính có thẩm quyền riêng Còn gọi là thẩm quyền chuyên môn gồm các bộ , cơ quan ngang bộ, các sở, phòng, ban trực thuộc UBND là những cơ quan quản lý theo ngành hoặc theo chức năng, trực tiếp Đề tài: Hệ thống Cơ quan Hành Chính Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt NamTrang 13 GVHD: Ths LÊ MINH NHỰT Lớp:B2LK93BD - Nhóm: 03 quản lý một ngành, một lĩnh vực hoặc một số lĩnh vực trên phạm vi cả nước hoặc ở từng địa phương. d. Căn cứ theo chế độ lãnh đạo Các cơ quan hành chính chia thành: i. Các cơ quan hành chính theo chế độ lãnh đạo tập thể Việc quyết định trong cơ quan này do tập thể quyết định, theo ý kiến của đa số. Thông thường các cơ quan hành chính có thẩm quyền chung hoạt động theo nguyên tắc lãnh đạo tập thể. ii. Các cơ quan hành chính theo chế độ lãnh đạo cá nhân Việc quyết định trong các cơ quan này do người đứng đầu cơ quan quyết định. Thông thường, các cơ quan hành chính có thẩm quyền chuyên môn hoặc theo nguyên tắc lãnh đạo cá nhân. Tuy nhiên, theo quy định của Hiến Pháp 1992, sửa đổi năm 2001, thì có sự kết hợp giữa chế độ tập thể lãnh đạo với chế độ cá nhân lãnh đạo trong hoạt động của Chính phủ và UBND các cấp. Các cơ quan này thường quyết định những vấn đề quan trọng có liên quan đến nhiều lĩnh vực. do vậy, cần có sự đóng góp trí tuệ tập thể trong bàn bạc và ra quyết định. Đồng thời, Thủ Tướng Chính phủ và Chủ tịch UBND cũng có quyền quyết định những vấn đề thuộc phạm vi chức trách của mình, căn cứ vào nhiệm vụ quyền hạn được giao. Các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyển chuyên môn tổ chức và hoạt động theo chế độ cá nhân lãnh đạo, theo đó người đứng đầu mỗi cơ quan như Bộ Trưởng, Thủ Trưởng các cơ quan ngang bộ có quyền ra các quyết định cá nhân để đặt ra những nguyên tắc quản lý nhà nước đối với ngành hay lĩnh vực cũng như đễ thực hiện chức năng nhiệm vụ mà pháp luật quy định. II. ĐẶC ĐIỂM, NHIỆM VỤ, CHỨC NĂNG CỦA TỪNG CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC A. CHÍNH PHỦ: Cơ quan hành chính nhà nước cao nhất 1. Vị trí pháp lý của Chính phủ trong hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước a. Chính phủ là một thiết chế chính trị nắm quyền hành pháp, theo nguyên tắc thống nhất quyền lực nhà nước có sự phân công, phân cấp rành mạch giữa ba quyền: lập, hành và tư pháp, Chính phủ có chức năng cụ thể là: - Có quyền lập qui để thực hiện các luật do cơ quan lập pháp định ra; - Quản lý công việc hàng ngày của nhà nước; - Quyền tổ chức bộ máy hành chính và quản lý bộ máy đó; - Trong phạm vi luật định, có quyền tham gia vào các dự luật, hỗ trợ Quốc hội trong hoạt động lập pháp. b) Là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của nhà nước, đảm bảo hiệu lực của bộ Đề tài: Hệ thống Cơ quan Hành Chính Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt NamTrang 14 GVHD: Ths LÊ MINH NHỰT Lớp:B2LK93BD - Nhóm: 03 máy nhà nước từ trung ương đến cơ sở. Là cơ quan điều hành cao nhất, Chính phủ chỉ đạo tập trung, thống nhất các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cấp chính quyền địa phương. Chính phủ có toàn quyền quyết định các vấn đề có liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước trên phạm vi toàn quốc, trừ các công việc của Quốc hội và UBTV Quốc hội. (Ðiều 112 Hiến pháp 1992 và Chương II, Luật tổ chức Chính phủ công bố ngày 10/02/1992) c) Là cơ quan chấp hành của Quốc hội, Chính phủ và các thành viên của Chính phủ chịu sự giám sát của Quốc hội, chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo với Quốc hội. Chính phủ phải trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội khi Quốc hội hoặc đại biểu Quốc hội có yêu cầu. d) Trách nhiệm của Chính phủ và các cơ quan thành viên: Chính phủ do Quốc hội lập ra trong kỳ họp thứ nhất của mỗi khoá Quốc hội. Quốc hội bầu TTCP theo đề nghị của Chủ tịch nước, giao cho TTCP đề nghị danh sách các Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ để Quốc hội phê chuẩn. Ðiều này xác định ba yếu tố: - Vai trò và trách nhiệm của Chính phủ trước Quốc hội; - Vai trò cá nhân của TTCP trong việc lãnh đạo toàn bộ công việc của Chính phủ và chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Lãnh đạo toàn bộ hoạt động của Chính phủ là Thủ tướng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội, có quyền ra quyết định, chỉ thị, xác định vai trò, trách nhiệm của các thành viên khác trong Chính phủ; xác định trách nhiệm cá nhân của những thành viên này. - Trách nhiệm cá nhân Bộ trưởng về lĩnh vực mình phụ trách. 2. Thẩm quyền của Chính phủ a) Quyền sáng kiến lập pháp: Trên cơ sở đường lối chính sách pháp luật của Ðảng và nhà nước, Chính phủ dự thảo: - Các văn bản luật trình Quốc hội; - Các văn bản pháp lệnh trình UBTV Quốc hội; - Các dự án kế hoạch nhà nước và ngân sách nhà nước; - Các chính sách lớn về đối nội và đối ngoại của nhà nước b) Quyền lập quy: tức là ban hành những văn bản quản lý dưới luật có tính chất qui phạm pháp luật nhằm: - Ðưa ra các chủ trương, biện pháp để thực hiện chính sách, pháp luật; - Bảo vệ lợi ích nhà nước; - Bảo đảm trật tự xã hội; - Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; - Chính phủ có thẩm quyền ban hành nghị quyết, nghị định. TTCP có thẩm quyền ban hành quyết định, chỉ thị. Trong đó, nghị định của Chính phủ bao giờ cũng là văn bản pháp quy. c) Quyền quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội theo đúng đường lối, chủ trương chính sách của Ðảng, văn bản luật của Quốc hội, UBTV Quốc hội và hệ thống văn bản lập quy của Chính phủ. Đề tài: Hệ thống Cơ quan Hành Chính Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt NamTrang 15 Lớp:B2LK93BD - Nhóm: 03 GVHD: Ths LÊ MINH NHỰT d) Quyền xây dựng và lãnh đạo toàn bộ hệ thống tổ chức, các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương tới địa phương, từ cơ quan HCNN có thẩm quyền chung đến cơ quan HCNN có thẩm quyền chuyên môn. e) Quyền tổ chức những đơn vị sản xuất, kinh doanh theo những hình thức thích hợp, lãnh đạo các đơn vị ấy kinh doanh theo đúng kế hoạch, đúng cơ chế, đúng pháp luật. f) Quyền hướng dẫn, kiểm tra HĐND: Hướng dẫn và kiểm tra việc Hội đồng nhân dân thực hiện các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên; tạo điều kiện cho Hội đồng nhân dân làm việc. 3. Cơ cấu tổ chức Chính phủ a) Về cơ cấu tổ chức: Chính phủ gồm có Thủ tướng Chính phủ, các Phó thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và các thành viên khác. Theo quy định của pháp luật thì Thủ tướng Chính phủ bắt buộc phải là đại biểu Quốc hội. - Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính phủ tiếp tục hoạt động đến khi Quốc hội khóa mới thành lập Chính phủ mới. - Bộ và các cơ quan ngang bộ do Quốc hội thành lập theo đề nghị của TTCP. Stt Chức vụ Tên Chức vụ trong Ghi chú Đảng CSVN 1 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng UV Bộ Chính trị 2 Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng UV Bộ Chính trị Phó Thủ tướng thường trực kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao 3 Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm UV Bộ Chính trị 4 Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng UV Bộ Chính trị 5 Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải UV Trung Đảng Nguyễn Thiện Nhân UV Trung Đảng ương kiêm Bộ Bộ ương trưởng Giáo dục-Đào tạo 6 Phó Thủ tướng 7 Bộ trưởng Bộ Quốc Phùng Quang Thanh phòng UV Bộ Chính trị 8 Bộ trưởng Bộ Công Lê Hồng Anh an UV Bộ Chính trị 9 Bộ trưởng Bộ Ngoại Phạm Gia Khiêm giao UV Bộ Chính trị Đề tài: Hệ thống Cơ quan Hành Chính Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt NamTrang 16 Lớp:B2LK93BD - Nhóm: 03 GVHD: Ths LÊ MINH NHỰT 10 Bộ trưởng Bộ Nội Trần Văn Tuấn vụ UV Trung Đảng ương 11 Bộ trưởng Bộ Tư Hà Hùng Cường pháp UV Trung Đảng ương 12 Bộ trưởng Bộ Kế Võ Hồng Phúc hoạch và Đầu tư UV Trung Đảng ương 13 Bộ trưởng Bộ Tài Vũ Văn Ninh chính UV Trung Đảng ương 14 Bộ trưởng Bộ Công Vũ Huy Hoàng Thương UV Trung Đảng ương 15 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Cao Đức Phát nông thôn UV Trung Đảng ương 16 Bộ trưởng Bộ Giao Hồ Nghĩa Dũng thông Vận tải UV Trung Đảng ương 17 Bộ trưởng Bộ Xây Nguyễn Hồng Quân dựng UV Trung Đảng ương 18 Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi Phạm Khôi Nguyên trường UV Trung Đảng ương 19 Bộ trưởng Bộ Thông Lê Doãn Hợp tin và Truyền thông UV Trung Đảng ương 20 Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh Nguyễn Thị Kim Ngân và Xã hội UV Trung Đảng ương 21 Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Hoàng Tuấn Anh lịch UV Trung Đảng ương 22 Bộ trưởng Bộ Khoa Hoàng Văn Phong học và Công nghệ UV Trung Đảng ương 23 Bộ trưởng Bộ Giáo Nguyễn Thiện Nhân dục và Đào tạo UV Trung Đảng ương 24 Bộ trưởng Bộ Y tế UV Trung Đảng ương 25 Bộ UV ương trưởng, Nguyễn Quốc Triệu Chủ Giàng Seo Phử Trung Đề tài: Hệ thống Cơ quan Hành Chính Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt NamTrang 17 Lớp:B2LK93BD - Nhóm: 03 GVHD: Ths LÊ MINH NHỰT nhiệm Ủy ban Dân tộc 26 Tổng Thanh Chính phủ tra Đảng UV Trung Đảng ương 27 Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Nguyễn Xuân Phúc Chính phủ UV Trung Đảng ương 28 Thống đốc Ngân Nguyễn Văn Giàu hàng Nhà nước UV Trung Đảng ương Trần Văn Truyền b) Chính phủ hoạt động bằng 3 hình thức căn bản. Hiệu lực của hoạt động Chính phủ là kết quả tổng hợp của cả 3 hình thức, hoạt động sau đây: - Hoạt động của tập thể Chính phủ: phiên họp Chính phủ TTCP). - Sự chỉ đạo điều hành của TTCP và các phó Thủ tướng (theo sự phân công của - Sự hoạt động của các Bộ trưởng với tư cách là thành viên tham gia vào hoạt động Chính phủ, đồng thời cũng là người đứng đầu một Bộ hay cơ quan ngang Bộ. - Chính phủ chỉ hoạt động dưới hai danh nghĩa: tập thể Chính phủ, hoặc cá nhân TTCP. Không có danh nghĩa thường vụ hay thường trực Chính phủ bởi vì theo Luật tổ chức Chính phủ hiện hành, không có cơ quan thường trực Chính phủ. c) Chính phủ là cơ quan làm việc theo chế độ tập thể, những vấn đề quan trọng của Chính phủ phải được thảo luận và quyết định theo đa số (Ðiều 19 Luật tổ chức Chính phủ) Các vấn đề đưa ra Chính phủ thảo luận phải là vấn đề trọng yếu nhất có ý nghĩa quốc gia, có tầm chiến lược, kinh tế, khoa học kỹ thuật chung cho cả nước, cho các ngành và các địa phương trọng yếu cụ thể. 4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Thủ tướng Chinh Phủ - Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, lãnh đạo công tác của Chính phủ, các thành viên Chính phủ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các cấp. Thẩm quyền của TTCP được qui định trong điều 114, Hiến pháp 1992 và Ðiều 20, Luật tổ chức Chính phủ. - Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, phối hợp hoạt động của các thành viên khác của Chính phủ. Trong phạm vi thẩm quyền của mình, TTCP ban hành văn bản quyết định và chỉ thị. - Ðể đảm bảo vai trò chỉ đạo của TTCP, đồng thời phát huy khả năng sáng tạo chủ động của các phó TTCP và các Bộ trưởng, cần phải: ¨ Phó Thủ tướng được phân công phụ trách khối hay lĩnh vực hoặc giúp Thủ tướng chỉ đạo việc phối hợp các công việc giữa các Bộ trưởng phải bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của TTCP. Đề tài: Hệ thống Cơ quan Hành Chính Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt NamTrang 18 GVHD: Ths LÊ MINH NHỰT Lớp:B2LK93BD - Nhóm: 03 ¨ Trong phạm vi quyền hạn được qui định và được giao, các phó TTCP và các Bộ trưởng phải chủ động trong hoạt động của mình. Tuy vậy, vẫn phải đảm bảo việc phối hợp và điều hoà chung trong Chính phủ, bởi vì quyết định của tập thể Chính phủ là quyết định cao nhất của cơ quan hành pháp nước CHXHCN Việt Nam. B. BỘ VÀ CÁC CƠ QUAN NGANG BỘ (Theo nghị định số 178/2007/NĐ-CP) I. Vị trí và chức năng Bộ, cơ quan ngang Bộ (dưới đây gọi chung là Bộ) là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực được giao trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. II. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ 1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ (dưới đây gọi chung là Bộ trưởng) là thành viên Chính phủ, là người đứng đầu và lãnh đạo một Bộ; chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, trước Quốc hội về quản lý nhà nước các ngành, lĩnh vực và tham gia vào hoạt động của tập thể Chính phủ; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong phạm vi cả nước và các công tác khác được giao; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại các Điều 4, 6, 23, 24, 25, 26, 27, 28 của Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001, các quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật khác có liên quan. 2. Cấp phó của người đứng đầu Bộ, cơ quan ngang Bộ (dưới đây gọi chung là Thứ trưởng) có trách nhiệm giúp Bộ trưởng theo dõi, chỉ đạo một số mặt công tác theo sự phân công của Bộ trưởng và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về nhiệm vụ được phân công. Khi Bộ trưởng vắng mặt, một Thứ trưởng được Bộ trưởng ủy nhiệm thay Bộ trưởng giải quyết công việc của Bộ và Bộ trưởng. 3. Số lượng Thứ trưởng ở mỗi Bộ không quá bốn người. Trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định. III. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA BỘ VÀ BỘ TRƯỞNG Về pháp luật 1. Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Bộ đã được phê duyệt và các dự án, đề án theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. 2. Trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật. 3. Ban hành quyết định, chỉ thị, thông tư, tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật về quản lý ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản đó. 4. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. 5. Kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật do các Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành có liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; nếu phát hiện những quy định do các cơ quan đó ban hành có dấu hiệu trái với các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc Bộ quản lý thì xử lý theo quy định của pháp luật. Về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch 1. Trình Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, năm năm, hàng năm và các công trình quan trọng quốc gia trong ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Đề tài: Hệ thống Cơ quan Hành Chính Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt NamTrang 19 GVHD: Ths LÊ MINH NHỰT Lớp:B2LK93BD - Nhóm: 03 2. Công bố chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển sau khi được phê duyệt (trừ những vấn đề thuộc bí mật nhà nước); tổ chức chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đó. 3. Thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng có liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. 4. Thẩm định trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ về nội dung các báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi các chương trình, dự án, đề án thuộc ngành, lĩnh vực của Bộ; chịu trách nhiệm về nội dung các báo cáo, dự án nêu trên do cơ quan và tổ chức của Bộ thực hiện; phê duyệt và quyết định đầu tư các dự án thuộc thẩm quyền của Bộ theo quy định của pháp luật. Về hợp tác quốc tế 1. Trình Chính phủ chủ trương, biện pháp mở rộng quan hệ với nước ngoài và các tổ chức quốc tế; đàm phán, ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập và biện pháp bảo đảm thực hiện điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước hoặc nhân danh Chính phủ về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. 2. Tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế theo uỷ quyền của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên trong phạm vi ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. 3. Ký kết và tổ chức thực hiện thoả thuận quốc tế nhân danh Bộ theo quy định của pháp luật. 4. Tham gia các tổ chức quốc tế theo sự phân công của Chính phủ. 5. Tổ chức thực hiện chủ trương, biện pháp mở rộng hợp tác quốc tế đã được Chính phủ phê duyệt. Thực hiện hợp tác quốc tế về ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật; cho phép các đơn vị trực thuộc, các cơ quan tổ chức nước ngoài do cơ quan trung ương cấp giấy phép ho t động tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế có nội dung liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ. 6. Kiểm tra việc thực hiện các chương trình, dự án quốc tế tài trợ thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ phụ trách; chỉ đạo và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án quốc tế tài trợ của Bộ. Về cải cách hành chính 1. Quyết định và tổ chức thực hiện kế hoạch cải cách hành chính của Bộ theo chương trình, kế hoạch cải cách hành chính nhà nước của Chính phủ và sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. 2. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế, pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực của Bộ. 3. Xác định rõ và hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ, của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ; thực hiện kiện toàn tổ chức bộ máy của Bộ tinh gọn, hợp lý, giảm đầu mối. 4. Thực hiện phân công, phân cấp cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc bảo đảm tách rõ quản lý nhà nước với hoạt động của doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp nhà nước; trình Chính phủ quyết định việc phân cấp nhiệm vụ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực cho chính quyền địa phương. 5. Quyết định và chỉ đạo việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính, bao gồm rà soát, tự huỷ bỏ và sửa đổi theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, đơn giản, công khai các loại thủ tục hành chính thuộc ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ. 6. Chỉ đạo việc thực hiện các quy định về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý sử dụng biên chế, kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan hành chính và chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính đối với đơn vị sự nghiệp nhà nước; áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 vào hoạt động của Bộ. 7. Quyết định và chỉ đạo thực hiện đổi mới phương thức làm việc, hiện đại hoá công sở và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động của Bộ. Đề tài: Hệ thống Cơ quan Hành Chính Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt NamTrang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan