Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Lớp 9 Hệ thống câu hỏi ôn HSG địa lí dân cư lớp 9 ( Zalo hỗ trợ tải 0587998338)...

Tài liệu Hệ thống câu hỏi ôn HSG địa lí dân cư lớp 9 ( Zalo hỗ trợ tải 0587998338)

.DOC
10
239
123

Mô tả:

ĐỊA LÍ DÂN CƯ Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam 1- Các dân tộc ở Việt Nam: - Việt Nam có 54 dân tộc. Mỗi dân tộc có một nét văn hoá riêng … + Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam dân tộc Việt (Kinh) có số dân đông nhất, là lực lượng lao động đông đảo trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, KHKT có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước, có các nghề thủ công đạt mức độ tinh xảo + Các dân tộc ít người có số dân và trình độ phát triển KT khác nhau mỗi dân tộc có kinh nghiệm riêng trong một số lĩnh vực như trồng cây CN, cây ăn quả và tham gia vào các hoạt động KT - XH + Người Việt định cư ở nước ngoài cũng là một bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam 2- Sự phân bố các dân tộc: - Người Việt (Kinh) có mặt hầu hết ở khắp tỉnh thành trong cả nước. - Người Chăm, Hoa, Khơme phân bố chủ yếu ở đồng bằng, ven biển và trong các đô thị. - Các dân tộc ít người chiếm 13,8% dân số, phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du. Đây là vùng thượng nguồn của các con sông, có tiềm năng lớn về tài nguyên thiên nhiên và có vị trí quan trọng về ANQP. + Trung du Miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú đan xen của trên 30 dân tộc. Ở vùng thấp người Tày, Nùng; Người Thái, Mường. Người Dao sinh sống chủ yếu ở các sườn núi từ 700 -1000m. Trên các vùng núi cao là địa bàn cư trú của người Mông. + Khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên có trên 20 dân tộc ít người. Các dân tộc ở đây cư trú thành vùng khá rõ rệt, người Ê-đê ở Đắc Lắc, người Gia –rai ở Kon Tum + Các tỉnh cực nam Trung Bộ và Nam Bộ có các dân tộc Chăm, Khơ-me cư trú thành từng dải hoặc xen kẽ với người Việt. Người Hoa tập trung chủ yếu ở các đô thị, nhất là ở TP. Hồ Chí Minh. - Hiện nay phân bố các dân tộc đã có nhiều thay đổi. Đời sống các dân tộc được nâng lên, môi trường được cải thiện 1. Chứng minh Việt Nam là quốc gia đa dân tộc. (Đáp án ở phần 1) 2. Sự đa dạng về thành phần dân tộc có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển KTXH * Thuận lợi: + Tuy có nhiều thành phần dân tộc nhưng cộng đồng dân tộc Việt Nam là một cộng đồng thống nhất, cùng chung tay xây dựng và bảo vệ tổ quốc. + Những nét riêng về văn hoá tạo nên một VN đậm đà bản sắc các dân tộc (phát triển du lịch) + Các dân tộc có phương thức, kinh nghiệm sản xuất riêng phù hợp với địa hình khí hậu của mỗi vùng nên khi sống gần nhau họ sẽ học hỏi được những mặt tích cực trong sản xuất. * Khó khăn: Đa dân tộc, đa phong tục tập quán và đa tín ngưỡng dễ gây nên sự mâu thuẫn trong xã hội. 3. Kể tên một số sản phẩm thủ công tiêu biểu của các dân tộc ít người + Hàng thổ cẩm của các dân tộc Mông, Thái, Dao,… (Tây Bắc). + Hàng tơ lụa của dân tộc Chăm (An Giang). + Đồ gốm của dân tộc Chăm (Ninh Thuận). + Cồng , chiêng của các dân tộc Ba – na, Ê – đê, Gia – rai (Tây Nguyên). 4. Có sự khác biệt nào về sự phân bố các dân tộc ít người ở nước ta (Đáp án ở phần 2) 5. Tại sao nhà nước ta rất chú ý đến sự phát triển KT-XH ở các vùng đồng bào dân tộc - Phần lớn các dân tộc ít người sống ở các vùng TD và MN, đời sống còn gặp nhiều khó khăn - TD và MN là nơi có nguồn tài nguyên giàu có nhưng cơ sở hạ tầng chưa phát triển. - Thiếu nguồn lao động, đặc biệt là nguồn lao động có chuyên môn kỹ thuật - Mục tiêu xoá bỏ sự cách biệt về trình độ phát triển kinh tế giữa vùng đồng bằng với TD và MN. => Đây là chủ trương lớn nhằm xoá đói giảm nghèo, củng cố khối đoàn kết giữa các dân tộc anh em, giữ vũng ANQP vùng biên giới. 6. Chứng minh rằng các dân tộc ít người ở trung du và miền núi phía Bắc vừa phân bố theo khu vực vừa phân bố theo độ cao. Sự phân bố của các dân tộc ít người ở trung du và miền núi phía Bắc có sự khác nhau: - Theo khu vực: Sự khác nhau theo khu vực thể hiện giữa tả ngạn sông Hồng và hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả ( tả ngạn: Tày, Nùng; hữu ngạn: Thái, Mường). - Theo độ cao: + Dưới thấp: Tày, Nùng, Thái, Mường. + Từ 700 – 1000 m: Người Dao. + Trên cao: Người Mông. 7. Trình bày nét khác biệt về dân tộc kinh với các dân tộc ít người ở nước ta? Đăc̣ điểm Dân tôc̣ Viêṭ Các dân tôc̣ ít người. Tỷ lê ̣ dân số Chiếm 86,2% dân số cả nước Chiếm 13,8% dân số cả nước Có nhiều kinh nghiê ̣m trong thâm Mỗi dân tô ̣c có kinh nghiê ̣m riêng canh lúa nước, có nghề thủ công trong mô ̣t số lĩnh vực như: trồng cây Kinh nghiê ̣m. dạt mức đô ̣ tinh xảo. công nghiê ̣p, chăn nuôi làm nghề thủ công.. Là lực lượng lao đô ̣ng đông đảo Trong các hoạt đô ̣ng công nghiê ̣p, Hoạt đô ̣ng trong trong các ngành nông nghiêp, công dịch vụ, văn hóa, khoa học kỹ thuâ ̣t.. các ngành kinh nghiê ̣p, dịch vụ, khoa học kỹ thuâ ̣t. của nước ta đều có sự tham gia của tế các dân tô ̣c ít người. Loại hình quần Có 2 loại hình quần cư chủ yếu với Chủ yếu thuô ̣c loại hình quần cư nông cư các tên gọi khác nhau thôn. Phát triển ở trình đô ̣ cao Có sự khác nhau giữa các dân tô ̣c và Đời sống KTXH nhìn chung chưa thực sự phát triển. Rô ̣ng khắp cả nước nhưng tâ ̣p Chủ yếu ở MN và trung du. Đây là trung hơn ở các vùng đồng bằng, vùng thượng nguồn các dòng sông, có Phân bố trung du và duyên hải tiềm năng lớn về TNTN, có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng. 8. Hướng thay đổi địa bàn cư trú và đời sống các dân tộc ít người ở nước ta hiện nay. - Tình trạng du canh dua cư của một số dân tộc vùng cao đã được hạn chế do: + Cuộc vận động định canh định cư của Đảng và nhà nước. + Chính sách xóa đói giảm nghèo. - Các dân tộc ngày càng sống hòa nhập gần gủi, đan xen với nhau. - Một số dân tộc ít người từ Vùng TDMNPB( Tây Bắc) đến cư trú ở Tây Nguyên. - Đời sống các dân tộc ít người vùng cao ngày càng được nâng lên. Chất lượng môi trường ngày càng được cải thiện. 9. Người Kinh sống chủ yếu ở các đồng bằng, Do: - Được khai phá sớm hơn so với các vùng núi và cao nguyên. - Có điều kiện tự nhiên (đất, địa hình, nguồn nước..) thuận lợi cho cư trú và sản xuất. - Có cơ sở vật chất kỹ thuật đặc biệt là GTVT thuận lợi, - Các điều kiện phục vụ cuộc sống như y tế, văn hóa, giáo d ục t ương đ ối phát tri ển.đô th ị, công nghiệp phát triển. Bài 2: Dân số và gia tăng dân số 1. Số dân: Việt Nam là quốc gia đông dân (hiện nay khoảng 90 triệu người), đứng thứ 3 ở Đông Nam Á, thứ 8 ở Châu Á và thứ 14 trên thế giới (năm 2014) 2. Gia tăng dân số: - Từ những năm 50 trở lại đây, nước ta bắt đầu có hiện tượng “ bùng nổ dân số” và chấm dứt 2 vào trong những năm cuối thế kỉ XX. Dân số tăng nhanh làm ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế, xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường. - Nhờ thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình nên tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số có xu hướng giảm dần, tuy nhiên số dân vẫn tăng nhanh (dc) - Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số còn có sự khác nhau giữa miền núi với đồng bằng và giữa thành thị với nông thôn 3. Cơ cấu dân số: - Theo độ tuổi: Cơ cấu các nhóm tuổi được ở VN đang có sự thay đổi: Nhóm tuổi 0-14 đang giảm Nhóm tuổi 15-59 và nhóm trên 60 tuổi có chiều hướng gia tăng. - Giới tính: + Ơ VN tỉ lệ nữ luôn cao hơn tỉ lệ nam nhưng đang tiến tới cân bằng (từ năm 1979-1999 tỉ lệ nữ giảm dần) + Tỉ số giới tính ở các địa phương còn có sự khác nhau và chịu ảnh hưởng của hiện tượng chuyển cư 1. a. Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu dân số: - Nhận xét: + Nhóm tuổi 0-14: giảm nhanh(6,5%) + Nhóm tuổi 15-59: tăng nhanh(5,6%) + Nhóm tuổi trên 60: tăng chậm(0,9%) => Sự thay đổi này cho thấy cơ cấu dân số nước ta có xu hướng chuyển từ kết cấu dân số trẻ sang kết cấu dân số già. - Giải thích: + Nhóm tuổi 0-14: giảm nhanh là do nước ta thực hiện có hiệu quả chính sách DSKHHGĐ, ý thức của người dân ngày càng cao… + Nhóm tuổi 15-59: tăng nhanh là do hậu quả tăng nhanh dân số của những năm trước đây… + Nhóm tuổi<60: tuổi thọ ngày càng tăng, chất lượng cuộc sống lớp người cao tuổi đang được cải thiện b. Những thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển KT- XH: - Thuận lợi: + Cơ cấu dân số trẻ cho nên lực lượng lao động dồi dào, năng động. + Thị trường tiêu thụ rộng lớn, thu hút đầu tư từ nước ngoài… + Tỉ lệ dân số phụ thuộc giảm sẽ tăng tích luỹ để phát triển kinh tế - Khó khăn: + Lao động dồi dào trong khi KT chưa phát triển gây khó khăn cho giải quyết việc làm + Số trẻ em đã giảm nhưng vẫn ở mức cao => thách thức về văn hóa, giáo dục, y tế, … + Tỉ lệ trẻ em còn cao, tỉ lệ trên 60 tuổi tăng lên, thành phần phụ thuộc lớn => KT chậm phát triển. + Trong những năm tới tỉ lệ trẻ em giảm => thiếu lao động dự trữ cho tương lai… 2. Tác động của đặc điểm dân số nước ta đến sự phát triển KT-XH và môi trường a. Thuận lợi: - Dân số đông: tạo ra nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn, thuận lợi phát triển các ngành sản xuất cần nhiều lao động. - Dân số tăng nhanh: tạo ra nguồn lao động dự trữ dồi dào, nguồn lao động bổ sung lớn, - Cơ cấu dân số trẻ: tiếp thu nhanh khoa học và kĩ thuật. b. Khó khăn: - Đối với sự phát triển kinh tế: ▪ Tốc độ tăng dân số chưa phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế. ▪ Vấn đề việc làm luôn là thách thức đối với nền kinh tế ▪ Sự phát triển kinh tế chưa đáp ứng với tiêu dùng và tích lũy. 3 ▪ Chậm chuyển dịch cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ - Đối với sự phát triển xã hội ▪ Chất lượng cuộc sống chậm cải thiện. ▪ Bình quân đầu người vẫn còn thấp ▪ Các vấn đề giáo dục, y tế, văn hóa còn gặp nhiều khó khăn. - Đối với tài nguyên môi trường ▪ Suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên ▪ Ô nhiễm môi trường ▪ Không gian cư trú chật hẹp. 3. Tại sao tỷ lê ̣ gia tăng dân số tự nhiên giảm nhưng số dân nước ta vân tăng nhanh? Y nghia của viêc̣ giảm tỷ lê ̣gia tăng tự nhiên? a. Giải thích: + Tỷ lê ̣ gia tăng tự nhiên giảm nhưng vẫn ở mức lớn hơn 1% + Quy mô dân số nước ta lớn: Khoảng 90 triê ̣u người. + Cơ cấu dân số trẻ, số phụ nữ trong đô ̣ tuổi sinh đẻ cao. + Tỉ lệ tử ở mức ổn định thấp . b. Ý nghiha: + Khắc phục được hiê ̣n tượng bùng nổ dân số. + Giảm sức ép đến các vấn đề phát triển KTXH, TNTN và nâng cao chất lượng cuô ̣c sống. - Đối với vấn đề kinh tế: Tiêu dùng ít hơn có tích luỹ để tái đầu tư phát triển kinh tế. Tốc độ phát triển kinh tế nhanh, giải quyết tốt Vấn đề viê ̣c làm. - Đối với vấn đề xã hội: Giáo dục, y tế, được đảm bảo, mức sống - thu nhập càng cao, chất lượng cuô ̣c sống được cải thiê ̣n. - Đối với vấn đề môi trường, TNTN: Được đảm bảo. + Kiểm soát được tốc đô ̣ gia tăng dân số. Tiến tới quy mô dân số hợp lý.Cơ cấu dân số đang dần tiến tới ổn định. 4. Phân tích hiêṇ trạng cơ cấu dân số tự nhiênssinh ḥc) của nước ta hiêṇ nay? + Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi: - Cơ cấu dân số trẻ: DC - Cơ cấu dân số thay đổi theo hướng tích cực: DC + Cơ cấu dân số theo giới tính: - Tỷ lê ̣ Nam luôn thấp hơn tỷ lê ̣ Nữ - Tỷ số giới tính có sự khác nhau giữa các địa phương do đặc thù công việc và sự chuyển cư - Tỷ lê ̣ nam và nữ đang tiến tới cân bằng. 5. Cơ cấu dân số ảnh hưởng tới vấn đề lao đô ̣ng viêc̣ làm như thế nào? * Thuâ ̣n lợi: + Lực lượng lao đô ̣ng dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn + Nguồn lao động bổ sung hàng năm lớn + Lao đô ̣ng trẻ tiếp thu nhanh với trình đô ̣ KHKT. * Khó khăn: + Nguồn lao đô ̣ng đông, trong điều kiê ̣n kinh tế chưa phát triển gây sức ép đến vấn đề giải quyết viê ̣c làm. + Tỷ lê ̣ nữ cao dẫn đến lao động nữ nhiều, khó khăn trong bố trí sắp xếp công viê ̣c cho lao đông nữ. 6. Các biêṇ pháp để giải quyết vấn đề cơ cấu dân số tự nhiên ở nước ta hiêṇ nay? + Giảm tỷ lệ sinh bằng cách thực hiện tốt chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình. + Phát triển giáo dục chú ý hơn đến giáo dục hướng nghiê ̣p dạy nghề. + Mở rô ̣ng quan hê ̣ hợp tác đầu tư, hợp tác lao đô ̣ng. Thực hiê ̣n xuất khẩu lao đô ̣ng hợp lý. + Cần xây dựng chương trình kế hoạch phát triển y tế và chăm sóc sức khỏe cho người già. 4 7. Tại sao nói: Từ năm 2009, Việt Nam bước vào thời kỳ “ Cơ cấu dân số vàng”?, cơ hội và thách thức của” Cơ cấu dân số vàng đối với sự phát triển kinh tế xã hội nước ta là gì? * Cơ cấu dân số vàng là cơ cấu dân số có tỷ lệ người trong độ tuổi lao động lớn hơn tỷ lệ người phụ thuộc. Năm 2009, dân số nước ta: 85,78 triệu người, trong đố có khoảng 55 triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm 64,11% dân số, dân số phụ thuộc chỉ chiếm 35,89%. * Cơ hội + Nguồn lao động dồi dào, thu hút đầu tư từ bên ngoài… + Thị trường tiêu thụ rộng... * Thách thức: + Giải quyết việc làm.. + Gây sức ép cho môi trường, giáo dục, y tế.. + Giải quyết các vấn đề phúc lợi xã hội sau khi bước qua thời kỳ cơ cấu dân số vàng. 8. Chứng minh tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên có sự khác nhau giữa các vùng? Giải thích tại sao có sự khác biệt đó? - Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên nước ta năm 1999 là 1,43%, nhưng khác nhau giữa các vùng: + Thành thị thấp hơn nông thôn(1,12 so với 1,52) + Đồng bằng thấp hơn miền núi(ĐBSH: 1,11% còn Tây Bắc là 2,19%) - Nguyên nhân: + Do trình độ nhận thức của người dân + Do hủ tục lạc hậu + Quản lí của nhà nước.. => Người dân nông thôn và miền núi đẻ nhiều Bài 3: Phân bố dân cư 1. Mật độ dân số và phân bố dân cư: - Việt Nam có mật độ dân số thuộc loại cao trên thế giới 246 người/ km 2(2003) gấp 5 lần so với mật độ dân số thế giới và ngày càng tăng. - Sự phân bố dân cư không đều giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn + Dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và các đô thị. Năm 2003 MDDS ở ĐBSH là1192 người/km2, TP Hồ Chí Minh là 2664 người/km2, Hà Nội là 2830 người/km2 + Miền núi và cao nguyên có dân cư thưa thớt. + Phần lớn dân cư sống ở nông thôn (Năm 2003 khoảng 74% dân số sinh sống ở nông thôn) + Tỷ lệ dân thành thị của nước ta còn thấp nhưng đang gia tăng khá nhanh 2. Đô thị hoá: - Quá trình đô thị hoá gắn liền với quá trình công nghiệp hoá. - Số dân đô thị tăng, tốc độ đô thị hóa cao, qui mô đô thị mở rộng. - Trình độ đô thị hóa thấp, phần lớn là đô thị vừa và nhỏ. 1. Ảnh hưởng của sự phân bố dân cư đến phát triển KT-XH và an ninh quốc phòng: + Thuận lợi: - Đông dân ở đồng bằng là điều kiện để phát triển kinh tế CN, DV..đặc biệt là các ngành công nghiệp cần nhiều lao động. - Dân cư tập trung chủ yếu ở nông thôn phù hợp với sản xuất nông nghiệp cần nhiều lao động đặc biệt vào các mùa vụ..tạo điều kện để đẩy mạnh thâm canh tăng vụ… + Khó khăn: - Vùng đồng bằng ven biển đang thiếu việc làm, thừa lao động=> mất trật tự an toàn xã hội, ách tắc giao thông, tài nguyên cạn kiệt.. - Miền múi thiếu lao động để khai tài nguyên, khó khăn trong việc bảo vệ an ninh biên giới. - Dân cư đông ở nông thôn đẫn đến dư thừa lao động sau các mùa vụ sản xuất, gây mất cân đối trong phân công lao động giữa các ngành. - Dân cư thành thị ít ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và sự phát triển KT theo hướng CNH-HĐH. 5 2. Chứng minh dân cư nước ta phân bố không đều và chưa hợp lý. * Dân cư nước ta phân bố không đều thể hiện: + Năm 2003 mật độ dân số nước ta là: 246 ng/km2 nhưng không đều giữa các vùng miền. + Không đồng đều giữa đồng bằng ven biển với miền núi và cao nguyên. - Đồng bằng ven biển có mật độ dân số cao, dân cư tập trung đông đúc (DC) - Miền núi cao nguyên dân cư rất thưa thớt, mật độ dân số thấp(DC) + Phân bố dân cư còn chênh lệch giữa thành thị và nông thôn. - Khoảng 74% dân số sống ở nông thôn - Khoảng 26% dân số sống ở thành thị. + Ngoài ra sự phân bố dân cư nước ta còn không đều, giữa các vùng, trong nội vùng, giữa đồng bằng phía bắc và đồng bằng phía nam(DC) * Dân cư nước ta phân bố chưa hợp lý thể hiện: - Ở miền núi trung du giàu tài nguyên ... nhiều tiềm năng phát triển kinh tế nhưng lại có dân cư thưa thớt => thiếu lao động đây là hạn chế không nhỏ đến sự phát triển KT-XH và bảo vệ ANQP - Ở đồng bằng dân cư tập trung đông mặc dù có nhiều thuận lợi. Tuy nhiên dân số đông và tăng nhanh gây sức ép mạnh lên môi trường; vấn đề việc làm, nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội. - Ở thành thị nhiều việc làm nhưng thiêu lao động - Ở Nông thôn nhiều lao động nhưng thiếu việc làm sau mỗi mùa vụ 3.Nguyên nhân sự phân bố dân cư không đều: + Đồng bằng, ven biển: Được khai phá sớm hơn so với các vùng núi và cao nguyên. Có điều kiện tự nhiên (đất, địa hình, nguồn nước..) thuận lợi cho cư trú và sản xuất. Có cơ sở vật chất kỹ thuật đặc biệt là GTVT thuận lợi, các điều kiện phục vụ cuộc sống như y tế, văn hóa, giáo dục tương đối phát triển.đô thị, công nghiệp phát triển . + Miền núi và cao nguyên: Được khai phá muộn hơn. Điều kiện tự nhiên có nhiều khó khăn: địa hình hiểm trở, nhiều thiên tai sạt lở đất, lũ quét. Đi lại gặp nhiều khó khăn, hệ thống giao thông còn xấu, thiếu đồng bộ, cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư, điều kiện phục vụ cuộc sống…đô thị công nghiệp chưa phát triển.. + Ở nông thôn dân cư đông đúc do đặc điểm kinh tế nước ta nông nghiệp đang chiếm ưu thế. + Ở thành thị dân cư chiếm chiếm tỷ lệ còn thấp do công nghiệp và đô thị hóa chưa phát triển + Ngoài ra sự phân bố không đều giữa các vùng, nội vùng ..là do tác động tổng hợp của nhiều yếu tố 4. Giải pháp phân bố lại dân cư và lao động: - Phân bố lại dân cư trong phạm vi cả nước, trong từng vùng. - Thực hiện tốt chính sách dân số - KHHGĐ. - Phát triển kinh tế - xã hội tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động. - Phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi. - Hạn chế nạn di dân tự do. - Hợp tác quốc tế về xuất khẩu lao động. 5. Nhận xét và giải thích sự phân bố các đô thị ở Việt Nam a. Nhận xét: Các đô thị nước ta phân bố tập trung ở đồng bằng, ven biển và trung du; thưa thớt ở miền núi. b. Giải thích: - Điều kiện tự nhiên (địa hình, đất, nước, khí hậu...) ở đồng bằng thuận lợi hơn miền núi. - Điều kinh tế - xã hội: Vùng đồng bằng, ven biển có dân cư tập trung đông đúc, kinh tế phát triển..hơn miền núi. Ở miền núi: + Thiếu vốn đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng ở miền núi và cao nguyên. + Trình độ khoa học kỹ thuật chưa cao + Các chính sách đối với miền núi (ưu tiên, thu hút...) còn chậm và thiếu đồng bộ 6. Ví dụ minh ḥa 6 Thủ đô Hà Nội ( sát nhập tỉnh Hà Tây vào Thủ đô Hà Nội) hoặc Thị xã Thái Hoà... 7. Nước ta phải thực hiện phân bố lại dân cư và nguồn lao động giữa các vùng vì: - Dân cư nước ta phân bố không đều: + Mật độ dân số nước ta cao và ngày một tăng, năm 2003 là 246 người/km2. + Không đều giữa đồng bằng,ven biển với miền núi và cao nguyên (dẫn chứng). + Không đều giữa thành thị và nông thôn (dẫn chứng). + Ngay trong nội bộ vùng, đồng bằng với đồng bằng… sự chênh lệch cũng khá lớn. - Sự phân bố dân cư không đều đã làm ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng và khai thác tài nguyên. + Đồng bằng đất chật, người đông, thừa lao động, thiếu việc làm, tài nguyên bị khai thác cạn kiệt. + Miền núi và cao nguyên đất rộng, người thưa, giàu tài nguyên đất đai, rừng, khoáng sản...nhưng thiếu lao động để khai thác và bảo vệ ANQP 8.a. Nhận xét về số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị nước ta. - Số dân và tỉ lệ dân thành thị tăng liên tục nhưng không đều giữa các giai đoạn. Giai đoạn có tốc độ tăng nhanh nhất là 1995-2003 (dẫn chứng). - Tỉ lệ dân thành thị nước ta còn thấp. Điều đó chứng tỏ vẫn ở trình độ đô thị hóa thấp. Kinh tế nông nghiệp còn có vị trí khá cao.(dẫn chứng). 8.b. Quá trình đô thị hóa ở nước ta được phản ánh như thế nào? - Quá trình đô thị hóa đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao. (dẫn chứng). - Các đô thị nước ta thuộc loại vừa và nhỏ.(dẫn chứng). - Quá trình đô thị hóa thể hiện ở việc mở rộng quy mô các thành phố và sự lan tỏa lối sống thành thị về các vùng nông thôn. (dẫn chứng). 9. Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đối với sự phát triển KT-XH nước ta: - Tác động mạnh đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế - Các đô thị có vai trò rất lớn đến phát triển KT-XH các địa phương và cả nước: Năm 2005 đô thị đóng góp 70,4% GDP cả nước, 84% công nghiệp, 87% dịch vụ và 80% ngân sách nhà nước. - Các đô thị cũng là nơi tiêu thụ hàng hóa lớn, là nơi sử dụng nhiều lao động, có CSVC hiện đại… góp phần phát triển KT cả nước. - Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên quá trình đô thị hóa cũng nảy sinh nhiều hậu quả: - Ô nhiễm môi trường - An ninh trật tự xã hội… Bài 4: Lao động và việc làm 1. Nguồn lao động và sử dụng nguồn lao động: * Nguồn lao động: a/ Thế mạnh: - Năm 2005, dân số hoạt động kinh tế của nước ta khoảng 42 triệu người (51,2% dân số) - Mỗi năm tăng thêm 1 triệu lao động. - Lao động cần cù, sáng tạo có tinh thần ham học hỏi, kinh nghiệm tích lũy qua nhiều thế hệ. - Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao nhờ những thành tựu phát triển trong văn hóa, giáo dục và y tế. b/ Hạn chế: - Thiếu tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động chưa cao. - Lao động trình độ cao còn ít, đội ngũ quản lý, công nhân lành nghề còn thiếu. - Phân bố không đồng đều. Đại bộ phận lao động tập trung ở đồng bằng và hoạt động trong nông nghiệp, vùng núi và cao nguyên lại thiếu lao động, nhất là lao động có kỹ thuật. * Sử dụng lao động: - Số lao động có việc làm ngày càng tăng (dc) - Cơ cấu sử dụng lao động đang thay đổi theo hướng tích cực (dc) 7 -Tuy nhiên lao động trong khu vực nông, lâm ngư nghiệp vẫn còn cao (dc). 2. Vấn đề việc làm: - Hiện nay vấn đề việc làm là vấn đề gay gắt ở nước ta vì: + Lao động ở nước ta dồi dào nhưng chất lượng lao động còn rất thấp, + Trong khi nền kinh tế chưa phát triển + Nông nghiệp còn mang tính mùa vụ… => năm 2003 tỉ lệ thời gian làm việc được sử dụng của lao động ở nông thôn là 77.7% và tỉ lệ thất nghệp ở khu vực thành thị tương đối cao khoảng 6% 3. Chất lượng cuộc sống: - Chất lượng cuộc sống là khả năng đáp ứng nhu cầu về vật chất và tinh thần cho người dân. - Chất lượng cuộc sống của người dân VN đang ngày càng được cải thiện và nâng cao. + Tỉ lệ người biết chữ cao (năm 2009: tỉ lệ người lớn biết chữ là 94%). + Thu nhập bình quân đầu người gia tăng nhanh (năm 2008 đạt 1026 USD/ người). + Người dân được hưởng các dịch vụ XH ngày càng tốt hơn. + Tuổi thọ tăng lên (năm 1999 Nam là 67,4 và nữ là 74 tuổi), + Tỉ lệ tử vong suy dinh dưỡng trẻ em ngày càng giảm… - Chất lượng cuộc sống của người dân VN chưa đồng đều, có sự phân hóa giữa các vùng miền, giữa các tầng lớp dân cư. - Chất lượng cuộc sống người dân VN còn thấp so với TG (thu nhập bình quân của người VN hiện nay chưa bằng 1/10 thu nhập bình quân của TG). 1/ a.Phân tích những thế mạnh và hạn chế của nguồn lao động nước ta? Giải thích tại sao nguồn lao động nước ta lại rất dồi dào? (Đáp án ở phần 1) Nguyên nhân làm cho nguồn lao động nước ta dồi dào - Nước ta có dân số đông + Dân số nước hiện nay là hơn 90 triệu người + Do đông dân nên số dân gia tăng hàng năm lớn - Nước ta có dân số trẻ + Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi: số người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ trọng lớn, số người dưới độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ tương đối cao, còn số người trên độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ nhỏ (d/c) + Dân số trẻ, nên nguồn lao động dồi dào (d/c) - Tốc độ gia tăng dân số còn nhanh + Dân số tăng nhanh dẫn đến sự bùng nổ dân số (d/c) + Lao động chiếm trên 60% dân số, tốc độ gia tăng nguồn lao động luôn ở mức cao, mỗi năm có thêm trên 1,1 triệu lao động b. Đô thị hoá có tác động lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Hãy trình bày quá trình đô thị hoá ở nước ta hiện nay. Quá trình đô thị hoá ở nước ta hiện nay 1,0 - Số dân đô thị tăng, quy mô đô thị được mở rộng, phổ biến lối sống thành thị - Trình độ đô thị hoá thấp. Phần lớn các đô thị thuộc loại vừa và nhỏ 2. Những chuyển biến trong cơ cấu sử dụng nguồn lao động của nước ta trong những thập niên gần đây? Giải thích vì sao có sự chuyển biến đó? *Chuyển biến theo cơ cấu ngành: - Giảm tỉ trọng trong ngành sản xuất nông nghiệp, tăng tỉ trọng trong ngành sản xuất CN và dịch vụ. - Có sự chuyển biến đó là vì: + Trong ngành công nghiệp chúng ta đang tiến hành công nghiệp hoá đất nước, ngành công nghiệp ngày càng phát triển nên nhu cầu lao động ngày càng nhiều. 8 + Trong ngành dịch vụ: Nền kinh tế nước ta phát triển nhanh cần đáp ứng nhu về nguyên, nhiên liệu, cần tiêu thụ sản phẩm…Đây cũng là xu thế chung của thế giới. *Chuyển biến theo cơ cấu thành phần kinh tế: - Giảm tỉ lệ LĐ trong thành phần KT nhà nước, tăng tỉ lệ trong thành phần KT tư nhân, tư bản. - Có sự chuyển biến đó là vì: Nước ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường, quá trình cổ phần hoá đang diễn ra mạnh tạo ra sức hút nguồn lao động. *Chuyển biến trong cơ cấu lãnh thổ: - Tăng tỉ lệ lao động trong các khu CN, các thành phố. Giảm tỉ lệ lao động ở các vùng nông thôn. - Có sự chuyển biến đó là vì: Để đáp nhu cầu của quá trình CNH-HĐH đất nước và nông thôn. 3/ Trình bày các phương hướng giải quyết việc làm nhằm sử dụng hợp lý lao động ở nước ta nói chung và địa phương em nói riêng. Phương hướng giải quyết việc làm: - Phân bố lại dân cư và nguồn lao động. - Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản. - Đa dạng hóa các hoạt động sản xuất, chú ý đến hoạt động các ngành dịch vụ. - Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài - Đa dạng hóa các loại hình đào tạo. - Đẩy mạnh xuất khẩu lao động. 4. Thiếu việc làm là nét đặc trưng của khu vực nông thôn. Vì: - Nền kinh tế nước ta chưa phát triển. Các ngành nghề ở nông thôn còn ít, chủ yếu là nông nghiệp. - Lực lượng lao động nước ta tập trung chủ yếu ở khu vực nông lâm ngư nghiệp( 65%) mà sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ nên thời gian nhàn rỗi của lao động nông nghiệp ở nông thôn rất cao. 5. Giải quyết việc làm đang là vấn đề KT- XH gay gắt ở nước ta hiện nay. Vì: * Thực trạng về vấn đề việc làm ở nước ta: - Nhu cầu cần đáp ứng việc làm của người lao động nước ta hàng năm rất lớn nhưng xã hội chưa đáp ứng đủ => tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm vẫn là vấn đề xã hội nóng bỏng - Tỉ lệ lao động thất nghiệp và thiếu việc làm cao: Năm 2005 tỉ lệ thất nghiệp khoảng 2,1% tỉ lệ thiếu việc làm khoảng 8,1%, * Nguyên nhân: - Do nguồn lao động nước ta đông và tăng nhanh. Hiện nay có gần 60 triệu lao động, mỗi năm tăng hơn 1 triệu lao động - Tỉ lệ lao động trong nông nghiệp cao, sản xuất nông nghiệp mang tính mùa vụ, nông nghiệp nước ta chủ yếu thuần nông ngành nghề ở nông thôn còn hạn chế - Lao động nước ta chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tao nên hạn chế về trình độ không thích ứng kịp với xu hướng đổi mới công nghệ (năm 2005 lao động qua đào tạo chỉ khoảng 25%) - Nền kinh tế phát triển chưa cao, thiếu vốn để đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp, dịch vụ, mở rộng thâm canh trong nông nghiệp và phát triển các ngành nghề phụ… - Vì vậy giải quyết việc làm thúc đẩy phát triển kinh tế nâng cao chất lương cuộc sống,ổn đinh an ninh quốc phòng là vấn đề cấp thiết. 6. Chất lượng cuộc sống người dân Việt Nam đang được cải thiện: (Đáp án ở phần 3) *Các giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống: - Đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, tăng cường phúc lợi XH. - Triển khai có hiệu quả chương trình quốc gia về xóa đói giảm nghèo, tăng cường đầu tư cho các xã nghèo, vùng sâu vùng xa. 9 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan