Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hệ thống an toàn và cứu nạn hàng hải toàn cầu gmdss...

Tài liệu Hệ thống an toàn và cứu nạn hàng hải toàn cầu gmdss

.PDF
24
180
56

Mô tả:

Thuyết trình địa lý vận tải ( nhóm 2) Cảnh báo thời tiết Cảnh báo thời tiết trên thế giới 16 khu vực dịch vụ khí tượng Metareas thông tin an toàn hàng hải tài liệu trang 21 cảnh báo bão của VN 1. Bản tin báo bão theo quy định của Tổng cục khí tg thủy văn VN tin bão xa- tin bão gần-tin bão khẩn cấp- tin bão tan 2. Quy định bắn pháo hiệu Tài liệu trang 22 Hệ thống An toàn và Cứu nạn Hàng hải Toàn cầu GMDSS Hệ thống An toàn và Cứu nạn Hàng hải toàn cầu (Global Maritime Distress and Safety System - GMDSS) là một thỏa thuận quốc tế về quy trình an toàn, kiểu thiết bị và giao thức truyền thông dùng để tăng độ an toàn và dễ dàng khi thực hiện cứu hộ tàu thuyền và máy bay. GMDSS bao gồm một loạt các hệ thống, một số là mới, nhưng phần lớn đã đi vào hoạt động trong nhiều năm. Hệ thống được thiết kế để thực hiện các chức năng sau: cảnh báo (bao gồm cả việc xác định vị trí của tàu thuyền gặp nạn), tìm kiếm và phối hợp cứu hộ, định vị (dẫn đường), phát sóng thông tin an toàn hàng hải, thông tin chung, thông tin tàu - tàu. Sóng radio cụ thể phụ thuộc khu vực tàu hoạt động chứ không phụ thuộc trọng tải của nó. Hệ thống cũng cung cấp các phương tiện dự phòng cảnh báo gặp nạn, tình trạng khẩn cấp của nguồn phát yêu cầu. Tàu giải trí không cần phải tuân thủ các yêu cầu trang bị bộ đàm GMDSS, nhưng phải trang bị bộ đàm VHF Gọi chọn số (Digital Selective Calling - DSC). Tàu thăm dò dầu khí có thể tùy chọn trang bị thêm. Tàu dưới 300 tần không yêu cầu trang bị GMDSS. Trang bị của hệ thống 1. Cấu trúc chung - Mạng lưới quốc gia, quốc tế - Các trạm mặt đất( Coast Earth Station)- đài vệ tinh Immarsa, đài LUT/MCC - Các trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn - Vệ tinh địa tĩnh INMARSAT - Vệ tinh COSPAS SARSAT - Đài thông tin duyên hải bờ biển ( HF,MF,VHF) - Các tàu SAR,thiết bị tàu gồm radio MF,HF,VHF, các thiết bị NAVTEX - Phao EPIRB - Các thiết bị SART - Các tàu hàng hải ở gần tàu bị nạn - Tàu bị nạn 2. Khái quát hoạt động an toàn và cứu nạn trên biển Tàu bị đắm ->phao EPIRB tự động phát tín hiệu cấp cứu ( chìm tàu) Hoặc phát tín hiệu cấp cứu bằng các thiết bị vô tuyến trên tàu bị nạn ->vệ tinh/ tàu hh lân cận/đài thông tin duyên hải nhận tín hiệu -> tín hiệu đc gửi cho trạm mặt đất/ trung tâm tìm kiếm cứu nạn/ tất cả tàu hh lân cận ->Trung tâm phtkcn triển khai tìm kiếm cứu nạn: gửi tàu SAR ( vị trí tàu đc thông báo qua phao EPIRB hoặc thiết bị SART) Thiết bị SART : SART là viết tắt của Search and Rescue Radar Transponder (bộ phát đáp radar), là thiết bị cứu sinh hết sức quan trọng cho những người còn sống sót và những người thực hiện nhiệm vụ cứu nạn trên biển. SART tăng tốc độ cứu nạn bằng cách giảm thời gian định vị phương tiện cứu sinh trong thảm họa hàng hải. Thiết bị này được cấu tạo bởi vật liệu chống nước, chịu va đập bởi nước, sử dụng pin (lên đến 100 giờ trong trường hợp khẩn cấp). SART được sử dụng cho tàu, xuồng cứu sinh và bè cứu sinh, nó được thiết kể để nổi khi tàu bị chìm xuống nước, màu sắc của SART là màu dễ nhận biết. SART hoạt động ở băng tần radar X-band (9 GHz) và phát ra một dãy tín hiệu trả lời khi được dò tìm bằng bất cứ radar thông thường nào trên tàu có tần số 9 GHz hoặc radar trên máy bay thích hợp. SART có thể được kích hoạt bằng tay hoặc tự động khi ở trong nước. Khi được kích hoạt, nó trả lời radar tìm kiếm bằng 12 chấm nhỏ cách nhau 0.6 hải lý trên màn hình radar, hướng từ vị trí của SART dọc theo phương vị radar. Khi tàu cứu hộ đến gần SART (cách khoảng 1 hải lý) thì các chấm trở thành các cung tròn, và trở thành các vòng tròn đồng tâm khi tàu cứu hộ đến gần hơn. SART có khả năng hoạt động trong điều kiện chờ là 96 giờ, và cho phép tối thiểu phát 8 giờ khi có sự dò tìm của radar. 3. Phân vùng hoạt động tàu - Vùng biển A1: vùng nằm trong phạm vi phủ sóng vô tuyến điện thoại VHF của ít nhất 1 đài TTHD ven biển - Vùng biển A2: trừ vùng A1, vùng nằm trong phạm vi phủ sóng vô tuyến điện thoại MF của ít nhất 1 đài TTHD ven biển - Vùng biển A3: trừ A1,A2 là vùng nằm trong phạm vi phủ sóng vô tuyến điện thoại của 1 vệ tinh địa tĩnh INMARSAT - Vùng biển A4 : nằm ngoài vùng A1,A2,A3 Phao vô tuyến EPIRB EPIRB là viết tắt của Emergency Position Indicating Radio Beacons - Phao vô tuyến chỉ báo vị trí cấp cứu. EPIRB được dùng để chỉ thị khẩn cấp vị trí bị nạn của tàu qua vệ tinh khi được kích hoạt. Thiết bị này bắt buộc phải trang bị trên tàu theo GMDSS, nó có cấu tạo gồm một phao mang antena, bảng điều khiển và thiết bị phát có công suất 5W (một số EPIRB có hai thiết bị phát 5W và 0.25W), một số có tích hợp GPS. Mỗi EPIRB được đăng kí một số nhận dạng duy nhất với cơ quan có thẩm quyền để giúp nhận diện từng tàu. Tần số báo nạn tiêu chuẩn quốc tế là 406 MHz, tín hiệu nó phát đi được nhận diện trong vòng 3 hải lý. Một số EPIRB có tần số 121.5 MHz nhận diện được trong vòng 15 hải lý. Ngày nay tất cả EPIRB vệ tinh hàng hải hoạt động ở tần số kép 121.5/406 MHz. EPIRB không được bật sẵn mà phải được kích hoạt để phát tín hiệu. Có thể kích hoạt bằng cách nhấn vào nút ở trên thiết bị, hoặc khi xảy ra tai nạn (chìm tàu) phao chìm xuống độ sâu khoảng 2-4m, áp lực nc sẽ làm khóa thủy tĩnh tự động nhả và kích hoạt EPIRB nổi lên mặt biển. Hay nói cách khác, nó có thể kích hoạt bằng tay hoặc tự động. Cách thức hđ : Chức năng chính của phao là gửi tín hiệu báo động leen các vệ tinh tầm thấp COSPAS-SARSAT. Vệ tinh thu nhận tín hiệu rồi chuyển tới trạm thu mặt đất LUT. Sau khi xử lý tín hiệu, tính toán vị trí tàu bị nạn dữ diệu đc trạm thu chuyển tới tt tìm kiếm cứu nạn gần nhất, đồng thời gửi điện thông báo tới quốc gia có tàu bị nạn thông qua mạng lưới trạm điều phối mặt đất ( MCC) Hệ thống nhận dạng tự động (AIS) Hệ thống tự động nhận dạng AIS ( automatically identification system) là hệ thống an toàn hàng hải hoạt động trên băng tần VHF hàng hải dùng để nhận biết thông tin giữa phương tiện thủy có trang bị AIS và các đối tượng bên ngoài trong phạm vi phủ sóng VHF. AIS cho phép các phương tiện thủy chủ động chia sẻ các thông tin của mình với các phương tiện, Đài TTDH hoạt động trong khu vực lân cận, các trạm VTS và cơ quan quản lý hàng hải. AIS giúp gì cho nhà quản lý? + Cho phép giám sát từ xa vị trí, hải trình tàu trên giao diện Website với các tính năng chính:  Xem online vị trí tàu trên nền bản đồ Google map.  Xem hành trình tàu trong quá khứ.  Tra cứu vị trí, hành trình tàu trong vòng 30 ngày.  Tra cứu thông tin chi tiết tàu;  Biết được tình hình thời tiết tại khu vực tàu hành trình. Nhà quản lý có thể giám sát đội tàu của mình trên giao diện website qua máy tính hoặc qua thiết bị di động IOS, Android Chức năng của AIS AIS trang bị trên tàu thuyền có chức năng tự động phát tới các tàu khác và tới Đài TTDH các thông tin của tàu mình bao gồm: - Thông tin tĩnh: số nhận dạng hàng hải (MMSI), số IMO, hô hiệu và tên tàu; các kích thước chiều dài, chiều rộng... của tàu (các thông số này được cài đặt cố định cho AIS trên mỗi con tàu tại thời điểm trang bị). - Thông tin động, bao gồm tọa độ vị trí tàu, hướng và tốc độ di chuyển, tốc độ quay trở tức thời (các thông số này được AIS thu thập từ các thiết bị hàng hải khác như máy định vị toàn cầu GPS, la bàn điện, tốc độ kế...). - Dữ liệu về hành trình: Đích đến, dự kiến thời gian đến đích ETA, mớn nước, loại hàng hóa, thông tin an toàn (do người sử dụng trên tàu nhập vào trước mỗi hành trình). - Báo hiệu hàng hải AIS là trạm AIS đặc biệt được thiết lập nhằm chủ động cung cấp thông tin: tên báo hiệu, loại báo hiệu, chức năng báo hiệu (cài đặt sẵn), tọa độ vị trí (thu nhận từ GPS), trạng thái hoạt động của thiết bị đèn, ắc-quy, thông tin khí tượng thủy văn... (thu nhận từ các cảm biến thích hợp) đến các phương tiện đang hoạt động trong khu vực và Đài TTDH của nhà quản lý. Một số tính năng cơ bản của AIS - Hiển thị trên màn hình thiết bị AIS kết hợp với hải đồ điện tử ENC giúp tàu thuyền định vị và định hướng hành hải chính xác trong mọi điều kiện thời tiết. - Cung cấp cho người đi biển các thông tin chi tiết về báo hiệu hàng hải (tên báo hiệu, vị trí chính xác của báo hiệu, các thông tin về điều kiện thủy hải văn tại báo hiệu,...) một cách trực tiếp, liên tục. - Giúp người quản lý phát hiện nhanh chóng sự sai lệch vị trí và một số đặc tính khác của các báo hiệu nổi. - Cho phép thiết lập các báo hiệu giả đối với các báo hiệu hàng hải thực không được lắp báo hiệu AIS và các báo hiệu giả trong điều kiện chưa cho phép thiết lập các báo hiệu thực. - Có khả năng lưu trữ một lượng thông tin rất lớn về quá trình hoạt động hàng hải của tàu thuyền trong khu vực và có thể hiển thị lại khi có yêu cầu (tên tàu, số nhận dạng MMSI, tốc độ và hướng hành trình, điểm xuất phát, điểm đến tiếp theo, loại hàng hóa vận chuyển, danh sách và trích ngang thuyền viên, vết tàu hành trình,...), kết nối với hệ thống VTS phục vụ tốt cho công tác quản lý cảng và tìm kiếm cứu nạn. - Kết nối Internet để chia sẻ thông tin về ATHH giữa các cơ quan chức năng có liên quan trong nước và quốc tế. Hệ thống nhận dạng và truy theo tầm xa ( LRIT) Hệ thống LRIT là hệ thống thu nhận, truyền phát, cung cấp thông tin nhận dạng và theo dõi vị trí tàu thuyền. Với mục tiêu tăng cường công tác kiểm soát an ninh, các cơ quan quản lý nhà nước (QLNN) có thể sử dụng thông tin nhận nhận dạng và truy theo hành trình của tàu thuyền do hệ thống LRIT cung cấp để đánh giá mức độ đe dọa đến an toàn an ninh và có biện pháp giảm thiểu sự nguy hiểm. Bên cạnh đó, hệ thống LRIT hỗ trợ cho công tác bảo đảm an toàn hàng hải, bảo vệ môi trường biển, và tìm kiếm cứu nạn hàng hải. Thông tin về các tàu đang hoạt động trong vùng lân cận vị trí tàu bị nạn sẽ giúp các hoạt động phối hợp tìm kiếm cứu nạn được triển khai nhanh chóng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường biển. Sơ đồ tổng quan Hệ thống thông tin LRIT Hệ thống LRIT cho phép người sử dụng làm gì?
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan