Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi - Đề thi Công chức - Viên chức Hệ thống 12 câu hỏi và đáp án về tư tưởng hồ chí Minh dành cho lớp Cao cấp lý lu...

Tài liệu Hệ thống 12 câu hỏi và đáp án về tư tưởng hồ chí Minh dành cho lớp Cao cấp lý luận chính trị

.DOCX
100
888
109

Mô tả:

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VIỆN HỒ CHÍ MINH VÀ CÁC LÃNH TỤ CỦA ĐẢNG -------------------------------- ĐÁP ÁN ĐỀ THI KẾT THÚC MÔN HỌC DÀNH CHO HỆ CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ LỚP: CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ MÔN THI: Tư tưởng Hồ Chí Minh Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian chép đề) Đáp án Câu 1: Phân tích cơ sở lý luận, thực tiễn và nội dung luận điểm của Hồ Chí Minh: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. (7 điểm) Trong hệ thống luận điểm cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, có một luận điểm lớn mang tầm chân lý thời đại mà giá trị và sức sống của nó còn mãi với tiến trình phát triển của xã hội loài người, đặc biệt là đối với các dân tộc thuộc địa. Đó là luận điểm: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Để khái quát được luận điểm đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phải trải qua gần 50 năm hoạt động cách mạng, trong đó có 30 năm ra nước ngoài tìm đường cứu nước, 18 năm trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam chống thực dân, phong kiến, giành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, xây dựng một nước Việt Nam mới do nhân dân lao động làm chủ. Vậy, cách mạng vô sản là gì? tại sao con đường cách mạng vô sản là duy nhấtđúng? xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn nào mà Ngườiđã lựa chọn con đường đó làm con đường dẫn tới độc lập, hoà bình, ấm no, hạnh phúc của nhân dân ta? Và nhân dân ta đã vận dụng tư tưởng này làm cơ sở cho quá trình tiến lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản như thế nào? 1. Cách mạng vô sản và cách mạng giải phóng dân tộc - Về cách mạng vô sản: Trước hết, theo định nghĩa thì cách mạng vô sản là cuộc cách mạng nhằm thay thế chế độ tư bản chủ nghĩa, trong cuộc cách mạngđó, giai cấp công nhân là giai cấp lãnhđạo và cùng với quần chúng nhân dân lao động xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Mục tiêu của cách mạng vô sản là giải phóng xã hội, giải phóng con người. Mục tiêu giai đoạn thứ nhất của cuộc cách mạng là giai cấp công nhân phảiđoàn kết với những người lao động khác thực hiện lật đổ chính quyền của giai cấp thống trị, áp bức, bóc lột. Mục tiêu giai đoạn thứ hai của cuộc cách mạnglà giai cấp công nhân phải tập hợp các tầng lớp nhân dân lao động vào công cuộc tổ chức một xã hội mới về mọi mặt, thực hiện xoá bỏ tình trạng người bóc lột người để không còn tình trạng dân tộc nàyáp bức, bóc lột dân tộc khác. - Về cách mạng giải phóng dân tộc: Cách mạng giải phóng dân tộc là cuộc cách mạng nhằm lật đổách thống trị của chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc và thiết lập chính quyền của nhân dân. Vậy, cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng vô sản không phải là hai khái niệm đồng nhất. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh của đất nước ta công cuộc giải phóng dân tộc lại gắn liền với cách mạng vô sản. Sau đây là một vài phân tích để chỉ ra sự gắn kết tất yếu của cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng vô sảnở Việt Nam. Chủ nghĩa Mác chỉ cho các dân tộc bịáp bức thấy rằng, thờiđại đế quốc chủ nghĩa “ tất nhiên cũng phải lại sản sinh ra và nuôi dưỡng cái chính trị đấu tranh chốngáp bức dân tộc và cái chính trị đấu tranh của giai cấp vô sản chống giai cấp tư sản; bởi vậy, thời kỳấyắt phải làm cho: một là, những cuộc khởi nghĩa và những cuộc chiến tranh dân tộc cách mạng, hai là những cuộc chiến tranh và những cuộcnổi dậy của giai cấp vô sản chống giai cấp tư sản, ba là, sự kết hợp giữa hai hình thức chiến tranh cách mạngđó, trở nên có khả năng xảy ra và không tránh khỏi.” 2. Cơ sở lý luận: - Cơ sở lý luận: Chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ ra rằng các dân tộc đang bị chủ nghĩa thực dân phương Tây áp bức muốn được giải phóng phải đi theo con đường cách mạng vô sản. (1,0 điểm) Theo quan điểm của CNMLN, chỉ trên lập trường của giai cấp vô sản, cách mạng vô sản mới giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc. Theo Mác -Ăngghen, chỉ có giai cấp vô sản mới thống nhất được lợi ích của giai cấp mình với các lợi ích của nhân dân lao động và của cả dân tộc. Chỉ có xoá bỏ áp bức, bóc lột giai cấp thì mới xoá bỏ áp bức dân tộc, đem lại độc lập thật sự cho dân tộc mình và cho dân tộc khác. Thời đại Lênin, khi CNĐQ đã trở thành một hệ thống thế giới, cách mạng giải phóng dân tộc trở thành bộ phận của cách mạng vô sản, Lênin mới phát triển vấn đề dân tộc thành học thuyết về cách mạng thuộc địa. Lênin cho rằng, cách mạng vô sản ở chính quốc không thể giành thắng lợi nếu không liên minh với cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức ở thuộc địa. Theo Lênin đã bổ sung khẩu hiệu của Mác thành: "vô sản toàn thế giới và các dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại."
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VIỆN HỒ CHÍ MINH VÀ CÁC LÃNH TỤ CỦA ĐẢNG -------------------------------ĐÁP ÁN ĐỀ THI KẾT THÚC MÔN HỌC DÀNH CHO HỆ CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ LỚP: CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ MÔN THI: Tư tưởng Hồ Chí Minh Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian chép đề) Đáp án Câu 1: Phân tích cơ sở lý luận, thực tiễn và nội dung luận điểm của Hồ Chí Minh: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. (7 điểm) Trong hệ thống luận điểm cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, có một luận điểm lớn mang tầm chân lý thời đại mà giá trị và sức sống của nó còn mãi với tiến trình phát triển của xã hội loài người, đặc biệt là đối với các dân tộc thuộc địa. Đó là luận điểm: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Để khái quát được luận điểm đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phải trải qua gần 50 năm hoạt động cách mạng, trong đó có 30 năm ra nước ngoài tìm đường cứu nước, 18 năm trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam chống thực dân, phong kiến, giành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, xây dựng một nước Việt Nam mới do nhân dân lao động làm chủ. Vậy, cách mạng vô sản là gì? tại sao con đường cách mạng vô sản là duy nhấtđúng? xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn nào mà Ngườiđã lựa chọn con đường đó làm con đường dẫn tới độc lập, hoà bình, ấm no, hạnh phúc của nhân dân ta? Và nhân dân ta đã vận dụng tư tưởng này làm cơ sở cho quá trình tiến lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản như thế nào? 1. Cách mạng vô sản và cách mạng giải phóng dân tộc - Về cách mạng vô sản: Trước hết, theo định nghĩa thì cách mạng vô sản là cuộc cách mạng nhằm thay thế chế độ tư bản chủ nghĩa, trong cuộc cách mạngđó, giai cấp công nhân là giai cấp lãnhđạo và cùng với quần chúng nhân dân lao động xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. 1 Mục tiêu của cách mạng vô sản là giải phóng xã hội, giải phóng con người. Mục tiêu giai đoạn thứ nhất của cuộc cách mạng là giai cấp công nhân phảiđoàn kết với những người lao động khác thực hiện lật đổ chính quyền của giai cấp thống trị, áp bức, bóc lột. Mục tiêu giai đoạn thứ hai của cuộc cách mạnglà giai cấp công nhân phải tập hợp các tầng lớp nhân dân lao động vào công cuộc tổ chức một xã hội mới về mọi mặt, thực hiện xoá bỏ tình trạng người bóc lột người để không còn tình trạng dân tộc nàyáp bức, bóc lột dân tộc khác. - Về cách mạng giải phóng dân tộc: Cách mạng giải phóng dân tộc là cuộc cách mạng nhằm lật đổách thống trị của chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc và thiết lập chính quyền của nhân dân. Vậy, cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng vô sản không phải là hai khái niệm đồng nhất. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh của đất nước ta công cuộc giải phóng dân tộc lại gắn liền với cách mạng vô sản. Sau đây là một vài phân tích để chỉ ra sự gắn kết tất yếu của cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng vô sảnở Việt Nam. Chủ nghĩa Mác chỉ cho các dân tộc bịáp bức thấy rằng, thờiđại đế quốc chủ nghĩa “ tất nhiên cũng phải lại sản sinh ra và nuôi dưỡng cái chính trị đấu tranh chốngáp bức dân tộc và cái chính trị đấu tranh của giai cấp vô sản chống giai cấp tư sản; bởi vậy, thời kỳấyắt phải làm cho: một là, những cuộc khởi nghĩa và những cuộc chiến tranh dân tộc cách mạng, hai là những cuộc chiến tranh và những cuộcnổi dậy của giai cấp vô sản chống giai cấp tư sản, ba là, sự kết hợp giữa hai hình thức chiến tranh cách mạngđó, trở nên có khả năng xảy ra và không tránh khỏi.” 2. Cơ sở lý luận: - Cơ sở lý luận: Chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ ra rằng các dân tộc đang bị chủ nghĩa thực dân phương Tây áp bức muốn được giải phóng phải đi theo con đường cách mạng vô sản. (1,0 điểm) Theo quan điểm của CNMLN, chỉ trên lập trường của giai cấp vô sản, cách mạng vô sản mới giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc. Theo Mác -Ăngghen, chỉ có giai cấp vô sản mới thống nhất được lợi ích của giai cấp mình với các lợi ích của nhân dân lao động và của cả dân tộc. Chỉ có xoá bỏ áp bức, bóc lột giai cấp thì mới xoá bỏ áp bức dân tộc, đem lại độc lập thật sự cho dân tộc mình và cho dân tộc khác. Thời đại Lênin, khi CNĐQ đã trở thành một hệ thống thế giới, cách mạng giải phóng dân tộc trở thành bộ phận của cách mạng vô sản, Lênin mới phát triển vấn đề dân tộc thành học thuyết về cách mạng thuộc địa. Lênin cho rằng, cách mạng vô sản ở chính quốc không thể giành thắng lợi nếu không liên minh với cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức ở thuộc địa. Theo Lênin đã bổ 2 sung khẩu hiệu của Mác thành: "vô sản toàn thế giới và các dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại." - Cơ sở thực tiễn: (2,0 điểm) + Sự thất bại của các phong trào yêu nước ở Việt Nam từ nửa sau thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX.( 0,5 điểm) Đến cuối thế kỉ XIX các cuộc khởi nghĩa vũ trang dưới khẩu hiệu “Cần Vương” do các sĩ phu văn than lãnh đạo cuối cùng cũng thất bại. Điều này chứng tỏ hệ tư tưởng phong kiến đã lỗi thời trước hoàn cảnh hiệm vụ của lịch sử. Sự khai thác bóc lột của thực dân Pháp đã khiến cho xã hội Việt Nam có sư phân hóa và chuyển biến rõ rệt,giai cấp công nhân,tiểu tư sản và tư sản xuất hiện tạo ra tiền đề bên trong phong trào yêu nước giải phóng dân tộc. Phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc các sĩ phu yêu nước tiên bộ tiêu biểu như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh đã tổ chức vận đông cuộc đấu tranh yêu nước chống Pháp. Song chủ trương của hai bậc tiền bối đều đã thất bại. Còn con đường của Hoàng Hoa Thám thì mang nặng “cốt cách phong kiến” chưa phải là hương đi đúng đắn. Phong trào yêu nước chống thực dân Pháp ở Việt Nam cuối thế ki XIX đầu thế kỷ XX thất bại chứng tỏ rằng, những con đường giải phóng dân tộc phong kiến hoặc tư tưởng tư sản là không đáp ứng được yêu cầu khách quan là giành độc lập, tự do của dân tộc do lịch sử đặt ra. Từ đó, phong trào yêu nước của nhân dân ta muốn thắng lợi thì cần có một con đường mới. + Những thắng lợi của cách mạng Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản. (0,5 điểm) Như vậy là, vượt qua sự hạn chế về tư tưởng của các sĩ phu và của các nhà cách mạng có xu hướng tư sản đương thời, Hồ Chí Minh đã đến với học thuyết cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin và lựa chọn con đường cách mạng vô sản. Từ đó, Người quyết tâm đưa dân tộc Việt Nam đi theo con đường đó. Có được chiến lược giải phóng dân tộc đúng đắn, được Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam kiên trì lãnh đạo thực hiện nên dân tộc Việt Nam đã làm Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Tuyên ngôn độc lập do Hồ Chí Minh công bố trước quốc dân đồng bào và nhân dân thế giới về sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – Nhà nước của dân, do dân, vì dân đầu tiên ở Đông Nam châu Á. + Sự thành công chưa đến nơi của các cuộc cách mạng dân chủ tư sản điển hình trên thế giới – cách mạng Mỹ, cách mạng Pháp; thất bại của các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới tính đến đầu thế kỷ XX. (0,5 điểm) Cách mạng Pháp 1789 cũng như cách mạng Mỹ 1776 đều là cách mạng tư sản, cách mạng không đến nơi, tiếng là Cộng hòa dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì áp bức thuộc địa. + Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga 1917. (0,5 điểm) 2 Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga 1917 đã lật đổ nhà nước tư sản, thiết lâp chính quyền Xô Viết mở ra một kỉ nguyên mới cho lịch sử loài người và đã thức tỉnh các dân tộc châu Á cũng như toàn thế giới. Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga đã dẫn đến sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết(1922). Tiếp đó là sự ra đời của quốc tế Cộng sản(3-1919) đã làm cho phong trào công nhân ở các nước có được mối quan hệ mật thiết với nhau cùng đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc. - Nội dung: (4,0 điểm) Vượt qua sự hạn chế về tư tưởng của các sĩ phu và của các nhà cách mạng có xu hướng tư sản đương thời, Hồ Chí Minh đã đến với học thuyết cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin và lựa chọn con đường cách mạng vô sản. Từ đó, Người quyết tâm đưa dân tộc Việt Nam đi theo con đường đó. Con đường cách mạng vô sản, theo quan điểm của Hồ Chí Minh, bao hàm những nội dung chủ yếu sau: + Con đường cách mạng Việt Nam nhằm thực hiện độc lập dân tộc và đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội (1,0 điểm). Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội cũng chính là mục tiêu cao cả, bất biến của toàn Đảng, toàn dân ta. Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới đáp ứng được khát vọng của toàn dân tộc: độc lập cho dân tộc, dân chủ cho nhân dân, cơm no áo ấm cho mọi người dân Việt Nam. Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc. Hồ Chí Minh đã vạch ra con đường đúng đắn cho cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội thì độc lập dân tộc mới bền vững, hạnh phúc tự do của nhân dân mới đạt được thực sự, người lao động mới được hoàn toàn giải phóng. + Trước hết phải tập trung cho nhiệm vụ giải phóng dân tộc (1,0 điểm). Hồ Chí Minh đặt con người trong lòng dân tộc, muốn giải phóng con người trước hết giải phóng dân tộc và giải phóng dân tộc để giải phóng con người. Hồ Chí Minh khẳng định điều đó một cách dứt khoát khi nói lên khát vọng của mình: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Hồ Chí Minh thấm nhuần sâu sắc tư tưởng nhân văn của chủ nghĩa Mác Lê-nin là luôn đấu tranh để xây dựng một thiên đường trên hiện thực cho mọi người. Đó chính là tìm ra con đường cách mạng khoa học để giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước mà “tự do của mỗi người là điều kiện đảm bảo tự do của tất cả mọi người”. + Phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo (1,0 điểm). Quyết định đi theo con đường vô sản, cách mạng Việt Nam muốn giành thắng lợi, Hồ Chí Minh cho rằng phải có một đảng chân chính lãnh đạo. Người 2 nói: “Cách mệnh trước hết phải có đảng cách mệnh… Đảng có vững cách mạng mới thành công… Đảng có vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt… Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin. Để đảm bảo sau khi cách mạng thành công, đất nước có nền độc lập hoàn toàn, đa số nhân dân lao động được hưởng ấm no hạnh phúc thì cách mạng phải do Đảng cộng sản lãnh đạo. Đảng phải được xây dựng theo nguyên tắc Đảng kiểu mới của Lênin, đượ vũ trang bằng chủ nghĩa Mác-Lênin. + Lực lượng cách mạng phải là khối đại đoàn kết toàn dân tộc, dựa trên nền tảng liên minh công nhân, nông dân và trí thức (1,0 điểm). Nguyễn Ái Quốc viết: “Cách mạng giải phóng dân tộc là việc chung của cả dân chúng chứ không phải một hai người” vì vậy phải đoàn kết toàn dân, “sĩ, nông, công, thương đề nhất trí chống lại cường quyền”. Nhưng trong sự tập hợp rộng rãi đó, Người nhắc nhở không được quên cái cốt của nó là công – nông. Phải nhớ: “Công nông là người chủ cách mệnh… Công nông là gốc cách mệnh” Nghiên cứu điều kiện thực tiễn của Việt Nam, một nước thuộc địa nữa phong kiến,với dân số hơn 95% nông dân. Nông dân là những người chịu nhiều tầng áp bức, bị bần cùng hóa, nên họ luôn có ý thức phản kháng, sẵn sàng tham gia cách mạng. Do đó, cách mạng giải phóng dân tộc phải có sự tham gia của giai cấp nông dân. Đánh giá cao vai trò, sứ mệnh của giai cấp nông dân, nhưng trước sau Hồ Chí Minh vẫn luôn khẳng định rằng, giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng, Đảng phải lãnh đạo xây dựng khối liên minh công nông làm nòng cốt cho Mặt trận dân tộc thống nhất. Cùng với việc xây dựng liên minh công nông, Hồ Chí Minh chủ trương vận động, tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân Việt Nam, những người dân mất nước, đang bị làm nô lệ, vào Mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi, nhằm huy động sức mạnh của toàn dân vào cuộc đấu tranh giành độc lập tự do. Người viết: “Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, Thanh niên, Tân Việt, v.v… để kéo học vào phe vô sản giai cấp” Đáp án Câu 2: Đảng ta vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc trong giai đoạn hiện nay (3 điểm) Luận điểm "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản" là một luận điểm nền tảng của cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; định hướng phương hướng, đường lối và phương pháp cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngay khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào tháng 2 năm 1930, trong “Chánh cương vắn tắt của Đảng”, Đảng đã đề ra quan điểm "làm tư 2 sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Quan điểm này được Đảng ta phát triển trong Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930, đặc biệt là được thể hiện rất rõ trong Đại hội II của Đảng năm 1951, khẳng định cách mạng Việt Nam mang tính chất cách mạng dân tộc, dân chủ, nhân dân do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng tiếp tục khẳng định con đường cách mạng Việt Nam là con đường cách mạng vô sản với việc xác định nhiệm vụ của cách mạng cả nước là xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh, giải phóng miền Nam, đưa miền Bắc lên chủ nghĩa xã hội. Sau khi thống nhất đất nước, hoàn thành công cuộc giải phóng dân tộc, năm 1976, tại Đại hội IV Đảng ta chủ trương đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong thời kỳ đổi mới, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hôịnăm 1991bổ sung, phát triển năm 2011 của Đảng tiếp tục khẳng định con đường phát triển của dân tộc Việt Nam là đi lên chủ nghĩa xã hội; khẳng định mục tiêu lớn của thời đại là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no tự do hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”. - Giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc. (1.0 đ). Đặt cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa trong quỹ đạo của cách mạng vô sản và là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tìm ra con đường đúng đắn cho cách mạng Việt Nam. Người khẳng định: “muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Cách mạng giải phóng dân tộc phải do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo. Đường lối cách mạng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội đã tạo nên sức mạnh tổng hợp và phát huy tác dụng, đưa tới những thắng lợi rực rõ của cách mạng nước ta. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc được hình thành và phát triển trong tiến trình cách mạng Việt Nam. Đó là sự sáng tạo của Hồ Chí Minh, mang tinh thần cách mạng và khoa học, được kiểm chứng trong thực tiễn cách mạng Việt Nam và phong trào cách mạng thế giới. Tuyệt nhiên đó không phải là sự vay mượn, chắp vá hay “nhập khẩu cách mạng”. Những quan điểm 2 của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc thấm đượm khát vọng của nhân dân Việt Nam về độc lập, tự do, công bằng, văn minh, ấm no, hạnh phúc. Đó là đòi hỏi chính đáng của tất cả các dân tộc trong đó có Việt Nam. Việc Đảng ta kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là vì, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói, chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ. Bằng việc nêu lên luận điểm mang tầm chân lý thời đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm phong phú lý luận Mác - Lênin về cách mạng vô sản ở các nước thuộc địa, làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin trở nên phổ biến đối với mọi dân tộc trên thế giới trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Trong bài “Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh”, nguyên Phó Giám đốc Học viện Chính trị - Trường Đảng Êtiôpia Têshôm Kêbêđe đã viết: “Những tư tưởng của Hồ Chí Minh có ảnh hưởng to lớn trong việc khuyến khích và cung cấp tri thức cho các lãnh tụ của giai cấp công nhân và các nhà cách mạng ở Á, Phi và Mỹ Latinh giải quyết một cách triệt để vấn đề dân tộc”. Những cống hiến sáng tạo của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc, cả lý luận và thực tiễn bổ sung cho kho tàng lý luận cách mạng thế giới, của chủ nghĩa Mác-Lênin, mãi mãi là niềm tự hào cho dân tộc ta tiếp tục tiến lên. - Tình hình quốc tế và trong nước tác động đến việc bảo vệ độc lập, chủ quyền đất nước hiện nay (1.0 đ). Hiện nay, tình hình trong nước và trên thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, có nhiều thuận lợi, đan xen những thách thức. Nguy cơ các thế lực phản động trong và ngoài nước đe dọa đến nền độc lập vẫn còn. Trên thế giới có những thay đổi căn bản, chủ nghĩa thực dân cũ đã diệt vong, nhưng chủ nghĩa thực dân mới vẫn còn đang hiện hữu, các nước đế quốc đang cố thích ứng và tiếp tục mưu đồ về khu vực ảnh hưởng, về thị trường lợi nhuận. Trong quá trình vận động, hội nhập toàn cầu hóa, phải luôn nhớ tới nguyên tắc quyền lợi của dân tộc, giai cấp và không bao giờ được ảo tưởng trong quan hệ hợp tác với các nước khác. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã khẳng định: Những thành tựu đạt được sau hơn 25 năm đổi mới là to lớn và rất quan trọng, làm cho thế và lực của nước ta lớn mạnh lên nhiều. Đồng thời, Đại hội cũng chỉ rõ: Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước cũng đang đứng trước những thời cơ và thách thức to lớn mà chúng ta phải chủ động đón lấy để vượt qua thách thức, nắm lấy thời cơ. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chúng ta cần nghiên cứu, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, dân tộc và quốc tế, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội nhằm tạo ra những nguồn lực mới, đưa sự nghiệp đổi mới vững bước tiến lên những thắng lợi mới. Phải khơi dậy sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, tạo điều kiện và phát huy mọi nguồn lực để xây dựng và bảo vệ đất nước (cả nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài; dân tộc và quốc tế). Do bản chất của mình, ngày nay, chủ nghĩa tư bản hiện đại vẫn không từ bỏ chính sách thực dân xâm lược với nhiều biến tướng mới rất tinh vi và xảo 2 quyệt nhằm bóc lột các nước kém phát triển, chậm phát triển. Những cuộc chiến tranh và can thiệp quân sự của các nước phương Tây vào các quốc gia độc lập có chủ quyền trong những thập niên 90 của thế kỷ XX và thập niên đầu của thế kỷ XXI, đặc biệt gần đây, cuộc tấn công quân sự của Liên quân do NATO lãnh đạo chống Libi, cho dù cố che đậy với những lý do gì, thì về thực chất vẫn là các cuộc xâm lược nhằm mục đích phân chia lại thị trường thế giới, giành giật tài nguyên, môi trường, duy trì hoặc áp đặt ảnh hưởng của họ lên các nước đang lựa chọn con đường phát triển của dân tộc mình, ngăn cản quá trình vận động, phát triển lên chủ nghĩa xã hội của các quốc gia đã giành được độc lập, buộc các quốc gia này phải phụ thuộc vào chủ nghĩa tư bản. Bài học lịch sử trong thế kỷ XX và thập kỷ đầu của thế kỷ XXI cảnh tỉnh chúng ta rằng, còn chủ nghĩa tư bản là còn nguy cơ bị xâm lược; độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, sự thống nhất đất nước còn bị đe dọa. Do đó, chủ nghĩa tư bản quyết không phải là sự lựa chọn của nhân loại trong thời đại ngày nay. Chỉ có đi theo con đường cách mạng vô sản, gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội thì độc lập dân tộc mới được giữ vững, nhân dân lao động mới được giải phóng thực sự. Đó cũng chính là chân lý thời đại mà cách đây 100 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lĩnh hội được ở chủ nghĩa Mác - Lênin trên hành trình đi tìm đường cứu nước, cứu dân của mình. Trước hết phải xác định rõ các nguồn lực và nhấn mạnh phải phát huy tối đa các nguồn nội lực. Nội lực, hiểu một cách toàn diện, bao gồm con người, trí tuệ, truyền thống dân tộc, truyền thống cách mạng, đất đai, tài nguyên, vốn liếng… nhưng tựu trung lại, yếu tố quan trọng nhất, quyết định nhất vẫn là nguồn lực con người với tất cả sức mạnh thể chất và tinh thần của nó. Chủ nghĩa yêu nước là nguồn lực mạnh mẽ nhất, trong hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh thần yêu nước ấy đã được phát huy cao độ, biến thành chủ nghĩa anh hùng cách mạng vô song, đưa đến mọi thắng lợi của dân tộc ta. Trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, truyền thống quý báu ấy cần được tiếp tục khơi dậy mạnh mẽ, biến nó thành một nguồn nội lực vô tận để đưa đất nước vượt qua mọi nguy cơ, thử thách, vững bước tiến lên. - Định hướng bảo vệ (1.0 đ). Một là, kiên định con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh nào cũng phải giữ vững được nền độc lập hoàn toàn, độc lập thực sự của đất nước. Hai là, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ lịch sử mới. Trước hết là mỗi đảng viên tự nâng cao trình độ nhận thức chính trị và chuyên môn, trau dồi, rèn luyện đạo đức để xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ trung thành của nhân dân. Ba là, tăng cường củng cố khối đại đoàn kết toàn dân mà nòng cốt là liên minh công – nông – trí, trên cơ sở phát huy tinh thần tự lực tự cường, “đem tài dân, sức dân để làm lợi cho dân”. 2 Bốn là, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại. Vừa đấu tranh, vừa xây dựng lực lượng, biết giành thắng lợi từng bước, tạo thời, lập thế, tiến tới thắng lợi hoàn toàn. Công cuộc đổi mới, hội nhập, đã và đang phát triển thuận lợi, thu được những thành tựu to lớn. Sở dĩ đạt được thành quả như vậy là do Đảng đã vận dụng tốt tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng khối đoàn kết toàn dân tộc, trên cơ sở củng cố khối liên minh công – nông – trí. Chính vì thế, chúng ta đã phát huy được tiềm năng trí tuệ của đông đảo các tầng lớp nhân dân vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hà Nội, tháng 5 năm 2015 NGƯỜI RA ĐỀ THI VIỆN TRƯỞNG Lý Việt Quang Phạm Ngọc Anh ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VIỆN HỒ CHÍ MINH VÀ CÁC LÃNH TỤ CỦA ĐẢNG -------------------------------ĐÁP ÁN ĐỀ THI KẾT THÚC MÔN HỌC DÀNH CHO HỆ CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ LỚP: CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ MÔN THI: Tư tưởng Hồ Chí Minh Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian chép đề) Đáp án Câu 1: Trình bày nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc. (7 điểm) Trong toàn bộ di sản tinh thần mà Hồ Chí Minh để lại cho chúng ta, tư tưởng của Người về cách mạng giải phóng dân tộc giữ vị trí, vai trò hết sức quan 2 trọng. Hơn 80 năm qua, dưới ánh sáng tư tưởng của HCM về CMGPDT, Đảng là lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cách mạng Cách mạng Tháng 8 .1945 thắng lợi, khai sinh ra nước VNDCCH, đánh bại thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, đem lại hòa hình, thống nhất cho cả dân tộc và bước đầu giành những thắng lợi quan trọng trong công cuộc đổi mới đất nước. Có nói thể tư tưởng của HCM về cách mạng giải phóng dân tộc đã trở thành ngọn đuốc soi sáng con đường CMVN. Nội dung tư tưởng của HCM về cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm những vấn đề cơ bản sau đây: - Mục tiêu, nhiệm vụ, tính chất: (1,5 điểm) + Mục tiêu: giành độc lập dân tộc. (0,5 điểm) CMGPDT nhằm đánh đổ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc và thiết lập chính quyền của nhân dân. Đến với Lênin và Quốc Tế III, vì ở đó Người tìm thấy chủ trương giải phóng dân tô ôc bị áp bức. Người xác định mục tiêu cấp thiết của cách mạng ở các nước thuô ôc địa chưa phải là giành quyền lợi riêng biê ôt của mỗi giai cấp, mà phải là lợi ích chung của toàn dân tô ôc. Phù hợp với thời đại cách mạng chống CNĐQ. Tuy nhiên, do tả khuynh, Hô ôi nghị lần thứ nhất BCHTW Đảng 10/1930 đã phê phán quan điểm của Nguyễn Ái Quốc. Với bản lĩnh cách mạng kiên cường, bám sát thực tiễn cách mạng Viê ôt Nam, tháng 5/1941, khi Người đã về nước chủ trì HNBCHTW lần thứ 8, Hô ôi nghị (chuyển hướng cách mạng) đã chủ trương tạm gác khẩu hiê ôu “cách mạng ruô ng đất”, chỉ chia lại ruô ông đất “tịch ô thu của Viê ôt gian phản quốc” cho dân cày nghèo. Tức chỉ chống kẻ thù của dân tô ôc, chứ không phải là giai cấp địa chủ nói chung, nhằm đánh lại kẻ thù dân tô ôc cả về chính trị và kinh tế. Thắng lợi của CMT8, cũng như đại thắng Mùa xuân 1975 trước hết là thắng lợi của đường lối cách mạng giải phóng dân tô ôc đúng đắn theo tư tưởng Hồ Chí Minh. + Nhiệm vụ: Thành lập Đảng cách mạng, tập hợp lực lượng dân tộc, tiến hành vận động cách mạng, khởi nghĩa đánh đổ ách thống trị của thực dân đế quốc, giành độc lập dân tộc, giành chính quyền về tay nhân dân. (0,5 điểm) Đối tượng của cách mạng thuộc địa không phải là giai cấp tư sản bản xứ, càng không phải là giai cấp địa chủ nói chung, mà là chủ nghĩa thực dân và tay sai phản động. Cách mạng thuộc địa trước hết phải “lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc”, chứ chưa phải là cuộc cách mạng xoá bỏ sự tư hữu, sự bóc lột nói chung. Mâu thuẫn chủ yếu ở thuô ôc địa là mâu thuẫn dân tô ôc, quy định tính chất và nhiê ôm vụ hàng đầu của cách mạng ở thuô ôc địa là giải phóng dân tô ôc. Trong “Đường kách mê ônh”, Người phân loại thành 3 cuô ôc cách mạng: CMTS, CMVS và CMGPDT. Ở đó Người nhấn mạnh tính chất và nhiê m vụ của cách mạng ô 2 Viê ôt Nam là cách mạng giải phóng dân tô ôc. Trong “Cương lĩnh chính trị đầu tiên” của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo xác định những nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội, nhưng nổi lên hàng đầu là nhiệm vụ chống đế quốc giành độc lập dân tô ôc, nó đã bao hàm mô ôt phần công cuô ôc giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Hội nghị TW8 (5/1941) do Hồ Chí Minh chủ trì kiên quyết giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, nhấn mạnh đó là “nhiệm vụ bức thiết nhất”, chủ trương tạm gác khẩu hiệu “cách mạng ruộng đất” và chỉ tiến hành nhiệm vụ đó ở một mức độ thích hợp nhằm phục vụ cho nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Trong nhiều bài viết, bài nói thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, Người tiếp tục khẳng định nhiệm vụ giải phóng dân tộc. “Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi, thống nhất độc lập nhất định thành công”. + Tính chất: giải phóng dân tộc. (0,5 điểm) Phân tích thực tiễn xã hội thuộc địa Hồ Chí Minh nhận thấy, sự phân hoá giai cấp ở các nước thuộc địa phương Đông không giống như ở các nước tư bản phương Tây. Các giai cấp ở thuộc địa có sự khác nhau ít nhiều nhưng đều có chung số phận là người nô lệ mất nước. Mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu trong xã hội thuộc địa phương Đông là mâu thuẫn giữa dân tộc bị áp bức với chủ nghĩa thực dân xâm lược và tay sai của chúng. Do vậy, cuộc đấu tranh giai cấp cũng không diễn ra giống như ở phương Tây. Nếu ở các nước TBCN phải tiến hành đấu tranh giai cấp, thì các nước thuô ôc địa trước hết phải tiến hành cuô ôc đấu tranh giải phóng dân tô c. ô Để thực hiện thành công mục tiêu, nhiệm vụ của cuộc CMGPDT trong thời đại mới, theo quan điểm của HCM, cần tiến hành các nội dung sau đây: Thứ nhất, CMGPDT muốn giành được thắng lợi phải đi theo con đường CMVS. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, CNTB chuyển sang CNĐQ, đẩy mạnh chiến tranh xâm lược, tiến hành nô dịch, áp bức các DT thuộc địa. Trong bối cảnh năm 1917, CM tháng Mười Nga thắng lợi đã mở ra một thời đại mới: Thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới. Vì vậy, tất cả các loại hình CM khác (kế cả loại hình CMDCTS, do giai cấp tư sản lãnh đạo) đều không fù hợp với thực tiễn thời đại. Chính vì vậy, muốn làm CMGPDT thắng lợi, giai cấp vô sản trên thế giới phải đoàn kết lại, đặt dưới sự chỉ huy thống nhất của bộ tham mưu của PTCM thế giới: Quốc tế Cộng sản. HCM kết luận, CMVN là 1 bộ phận của cách mạng thế giới, do đó khi tiến hành công cuộc CMGPDT, đồng thời góp phần thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới phát triển. Nghiên cứu về các cuộc CM trên thế giới: CM tư sản Anh, Pháp, Mỹ đặc biệt là CM Tháng Mười Nga do V.I. Lênin lãnh đạo, HCM đi đến kết luận quan trọng: “Trong thế giới bây giờ chỉ có CM Nga là thành công đến nơi…CM Nga dạy cho chúng ta rằng, muốn cách mệnh thành công thì phải dân chúng làm gốc, phải có đảng bền vững, phải bền gan, phải hi sinh, fải thống nhất. Từ những bài học của CM Tháng Mười Nga, Người khẳng định “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Người đã quyết định đi theo con đường của CM Tháng Mười Nga, con đường 2 cách mạng vô sản, theo CN Mác – Lênnin. Đây là quyết định đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc về mặt nhận thức tư tưởng CM của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, đồng thời mang tính bước ngoặt căn bản đối với CMVN. Thứ hai, CMGPDT muốn giành được thắng lợi phải do Đảng cộng sản lãnh đạo Theo HCM, CMVN muốn giành thắng lợi, trước hết phải có một đảng chân chính lãnh đạo. Người chỉ rõ : “Cách mệnh trước hết phải có đảng cách mệnh…Đảng có vững cách mệnh mới thành công…Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm nòng cốt…Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là CN Lênin”. Để đảm bảo sau khi CM thành công, đất nước có nền độc lập hoàn toàn, đa số nhân dân lao động được hưởng ấm no hạnh phúc thì CM phải do ĐCS lãnh đạo. Đảg đó phải được XD theo các nguyên tắc Đảng kiểu mới của Lệnin, được vũ trang băng CN Mác – lênin. Thứ ba, CMGPDT là sự nghiệp đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh công nông làm nòng cốt. Trên cơ sở kế thừa, vận dụng quan điểm của CN Mác – Lênin vào đk thực tiễn VN, HCM xác định: CMGPDT là sự nghiệp chúng cả dân chúng chứ không phải việc một hai người”, vì vậy phải đoàn kết toàn dân, “ sĩ, nông, công, thương đều nhất trí chống lại cường quyền”. Nhưng trong sự tập hợp rộng rãi đó, Người nhắc nhở không được quên cái cốt của nó là công – nông. Phải nhớ: “Công nông là người chủ cách mệnh…Công nông là gốc cách mệnh”. Trong điều kiện, hoàn cảnh của các nước thuộc địa, cụ thể như Việt Nam, một nước thuộc địa nữa phong kiến, với hơn 95% dân là nông dân thì cuộc CMGPDT phải có sự tham gia của giai cấp nông dân, và là sự nghiệp của toàn dân. HCM chỉ ra rằng; bộ phận trung tâm của lực lượng CMGPDT là công nhân, nông dân và khối liên minh công nông do giai cấp công nhân lãnh đạo. HCM phát hiện, đánh giá cao vai trò, sứ mệnh và khả năng thực thi nhiệm vụ CMGPDT của giai cấp nông dân ở các thuộc địa nói chung và g/c nông dân Việt Nam nói riêng. Mặc dù đánh giá cao vai trò, sứ mệnh của g/c nông dân song trước sau HCM vẫn luôn khẳng định rằng, g/c côngnhân là g/c lãnh đạo CM, Đảng phải lãnh đạo XD khối liên minh công nông làm nòng cốt cho Mặt trận dân tộc thống nhất. Cùng với việc XD liên minh công nông, xác định: “Công nông là người chủ cách mệnh…Công nông là gốc cách mệnh”. HCM chủ trương vận động, tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân VN, những người dân mất nước, đang bị làm nô lệ vào Mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi, nhằm huy động sức mạnh toàn dân tộc vào cuộc đấu tranh giành độc lập tự do. Trong khi chủ trương đoàn kết, tập hợp rộng rai các lực lượng dân tộc chống đế quốc, HCM vẫn luôn quán triệt quan điểm giai cấp: “Công nông là gốc cách mệnh; còn học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ là bầu bạn cách mệnh của công 2 nông. Việc tập hợp, liên kết với các giai tầng trong XH phải được thực hiện theo nguyên tắc: “Trong khi liên minh với các giai cấp , fải rất cẩn thận, không khi nào nhượng bộ một chút lợi ích gì của công nông mà đi vào con đường thỏa hiệp”. Việc vận dụng sáng tạo và bổ sung phát triển quan điểm của CN Mác – Lệnin về lực lượng CM trong CMGPDT của HCM, có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc tổ chức, tập hợp XD lựclượng, tiến hành CMGPDT giành thắng lợi ở VN. Thứ tư, CMGPDT cần được tiến hành chủ động sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trược cách mạng vô sản chính quốc Trong phong trào cộng sản và côngnhân quốc tế, nhất là trước khi nổ ra CM tháng Mưới Nga, luôn tồn tại quan điểm cho rằng, thắng lợi của CM ở các nước thuộc địa phụ thuộc trực tiếp vào thắng lợi của CM vô sản chính quốc. Năm 1919, khi Quốc tế Cộng sản được thành lập, trong Tuyên ngôn Quốc tế III vẫn khẳng đinh rằng: “Công nhân và nông dân không những ở An Nam, Angiểi, Bengan mà cả Ba Tư hay Acmênia chỉ có thể giành được độc lập khi mà công nhân các nước Anh, Pháp lật đổ được Lôiit Gioocgiơ và Clêmăngô, giành được quyền về tay mình”. Căn cứ vào tình hình CMVN và sự phát triển của phong trào CM thế giới, HCM khẳng định: CM thuộc địa không những không fụ thuộc vào CM vô sản ở chính quốc mà còn có thể giành thắng lợi trước. HCM cho rằng, thực hiện thắng lợi CMGPDT ở thuộc địa, không chỉ giải phóng nhân dân khỏi ách áp bức của chủ nghĩa thực dân mà còn tạo đk cho cuộc CM vô sản ở chính quốc. Người nói : “ Trong khi thủ tiêu 1 trong những điều kiện tồn tại của CNTB là chủ nghĩa đế quốc, họ có thể giúp đỡ những người anh em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giải fóng hoàn toàn. Đây là 1 luận điểm sáng tạo của HCM, có giá trị lýluận và thực tiễn to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới và là sự bổ súng kịp thời vào kho tang lýluận của CN Mác - Lênin. Đặc biệt đối với CMVN, luận điểm của HCM đã được vận dụng một cách chủ động, sáng tạo trong tiến trình vận động CMGPDT. Thắng lợi của CM tháng Tám 1945 ở VN, làm một minh chứng khẳng định luận điểm của HCM hoàn toàn đúng đắn. Thứ năm, CMGPDT phải được thực hiện bằng con đường bạo lực, kết hợp đấu tranh chính trị của quần chúng với đấu tranh vũ trang; khởi nghĩa từng fần, tiến tới tổng khởi nghĩa giành thắng lợi hoàn toàn. Căn cứ vào thực tiễn tình hình CM thế giới và thực tiễn VN; nghiên cứu lý luận về CM vô sản, HCM khẳng định, để cứu nước, giải fóng dân tộc, CMVN fải tiến hành bằng con đường cách mạng bạo lực: kết hợp khởi nghĩa vũ trang với đấu tranh chính trị của quần chúng Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, Các phong trào yêu nước VN diễn ra theo nhiều khuynh hướng chính trị khác nhau. Với phương châm “Pháp Việt đề 2 huề” Phan Châu Trinh chủ trương dựa vào Pháp để tăng cường tiềm lực đất nước, , chủ yếu sử dụng hình thức đấu tranh hợp pháp, đấu tranh bằng con đường hòa bình để giành độc lập dân tộc ở VN. Nhưng đó chỉ là phương fáp mang tính ảo tưởng, thiếu thực tế và đã thất bại. Vì bản chất của thực dân, đế quốc là xâm lược, nô dịch và lợi nhuận nên nó sẽ không dễ dàng từ bỏ thị trường, thuộc địa mà chúng đang bóc lột, thu lợi. Phan Bội Châu chủ trương bạo động đánh Pháp nhưng lại dựa vào Nhật để đánh Pháp chẳng khác nào “đưa hổ cửa trước rước beo cửa sau”, tổ chức Quốc dân Đảng do Nguyễn Thái Học chủ trương phương pháp vũ trang ám sát… Tất cả các phong trào yêu nước trên đều thất bại vì thiếu đường lối đúng đăn, phương pháp cách mạng cách mạng khoa học. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn CMVN, HCM chỉ ra rằng, để cuộc khởi nghĩa vũ trang có thể giành thắng lợi,phải sử dụng cách mạng bạo lực, kết hợp khởi nghĩa vũ trang với lựclượng chính trị của quần chúng, coi đó là điểm tựa để phát triển lực lượng vũ trang, tổ chức các hình thức đấu tranh từ thấp đến cao, từ nhỏ đên lớn, phù hợp với từng nơi, từng thời kỳ cụ thể. Trong lãnh đạo CM Tháng 8/1945, từ Hội nghị TW 8 (15/1941), HCM đã chủ trương tiến hành khởi từng phần trong từng địa phương, tiến tới khởi nghĩa tới vũ trang giành chính quyền trong cả nước. Người đã chỉ đạo tích cực XD lực lượng, thời cơ, xây dựng căn cứ địa, mở các lớp huấn luyện cán bộ, xây dựng các tổ chức chính trị trong quần chúng (các Hội cứu quốc), thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân… Với sự chủ động, tích cực đón thời cơ khởi nghĩa, tháng 8/1945, khi thời cơ đến, có lệnh Tổng khởi nghĩa, chỉ trong thời gian ngắn chưa đầy nửa tháng, cả nước đã đứng lên giành chính quyền về tay nhân dân. Quan điểm CMGPDT phải được thực hiện bằng con đường bạo lực, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang; tiến hành khởi nghĩa từng fần tiến tới tổng khởi nghĩa đánh đổ chế độ thực dân, phong kiến giành chính quyền về tay nhân dân đã được HCM chỉ đạo thực hiện rất linh hoạt và hiệu quả. Trong đó nổi lên vấn đề quan trọng là XD lực lượng, nhưng vấn đề chọn thời cơ khởi nghĩa cũng là vđ mang tính quyết định, đem đến thắng lợi. Tóm lại, HCM đã vận dụng và phát triển sáng tạo của V.I.Lênin về thuộc địa, hình thành 1 hệ thống luận điểm khá hoàn chỉnh, bao gồm cả đường lối chiến lược, sách lược và phương fáp tiến hành CMGPDT ở thuộc địa. Thắng lợi của CM T8/1945 và 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đã cho thấy tính khoa học đúng đắn sáng tạo của tư tưởng HCM về CMGPDT ở VN. Những sáng tạo về lý luận của HCM được thể hiện ở những điểm sau: - CMVN là 1 bộ phận của CM thế giới, trong thời đại mới fải đi theo quỹ đạo CM vô sản. 2 - CMGPDT có thể nổ ra và giành thắng lợi trước CM vô sản ở chính quốc, đồng thời tạo đk thuận lợi cho CM vô sản ở chính quốc giành thắng lợi - Trong đk 1 nước thuộc địa nửa phong kiến như ở nước ta, việc chuẩn bị về tư tưởng, chính trị, tổ chức cho sự ra đời của ĐCS, việc truyền bá lý luận của CN Mác, sự kết hợp nhuần nhuyền giữa CN Mác – Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước, thành lập ĐCSVN là một sáng tạo to lớn và quan trọng của HCM - Vấn đề XD lực lượng CM, HCM khẳng định, CM là sự nghiệp của toàn dân. Do đó phải vận động, giác ngộ tất cả các thành phần DT, không phân biệt đảng fái, g/c, tôn giáo…tham gia CM. Những sáng tạo về phương fáp: Bằng phương pháp sử dụng CM bạo lực: Kết hợp khởi nghĩa vũ trang với đấu tranh chính trị của quần chúng; phương pháp tập hợp rộng rãi lực lượng dân tộc tham gia tổ chức Mặt trận dân tộc thống nhất; phương fáp XD căn cứ địa CM; phương pháp khởi nghĩa từng phần tiến tới tổng khởi nghĩa…, HCM đã làm phong phú kho tàng lý luận của phương pháp CM trong CMGPDT, vì vậy HCM đã được thế giới tôn vinh Anh hùng GPDT. Đáp án Câu 2: Đảng ta vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc trong giai đoạn hiện nay (3 điểm) Luận điểm "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản" là một luận điểm nền tảng của cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; định hướng phương hướng, đường lối và phương pháp cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngay khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào tháng 2 năm 1930, trong “Chánh cương vắn tắt của Đảng”, Đảng đã đề ra quan điểm "làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Quan điểm này được Đảng ta phát triển trong Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930, đặc biệt là được thể hiện rất rõ trong Đại hội II của Đảng năm 1951, khẳng định cách mạng Việt Nam mang tính chất cách mạng dân tộc, dân chủ, nhân dân do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng tiếp tục khẳng định con đường cách mạng Việt Nam là con đường cách mạng vô sản với việc xác định nhiệm vụ của cách mạng cả nước là xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh, giải phóng miền Nam, đưa miền Bắc lên chủ nghĩa xã hội. Sau khi thống nhất đất nước, hoàn thành công cuộc giải phóng dân tộc, năm 1976, tại Đại hội IV Đảng ta chủ trương đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong thời kỳ đổi mới, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hôịnăm 1991bổ sung, phát triển năm 2011 của Đảng tiếp tục khẳng định con đường phát triển của dân tộc Việt Nam là đi lên chủ nghĩa xã hội; khẳng định mục tiêu lớn của thời đại là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: “Dân giàu, 2 nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no tự do hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”. - Giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc. (1.0 đ). Đặt cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa trong quỹ đạo của cách mạng vô sản và là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tìm ra con đường đúng đắn cho cách mạng Việt Nam. Người khẳng định: “muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Cách mạng giải phóng dân tộc phải do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo. Đường lối cách mạng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội đã tạo nên sức mạnh tổng hợp và phát huy tác dụng, đưa tới những thắng lợi rực rõ của cách mạng nước ta. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc được hình thành và phát triển trong tiến trình cách mạng Việt Nam. Đó là sự sáng tạo của Hồ Chí Minh, mang tinh thần cách mạng và khoa học, được kiểm chứng trong thực tiễn cách mạng Việt Nam và phong trào cách mạng thế giới. Tuyệt nhiên đó không phải là sự vay mượn, chắp vá hay “nhập khẩu cách mạng”. Những quan điểm của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc thấm đượm khát vọng của nhân dân Việt Nam về độc lập, tự do, công bằng, văn minh, ấm no, hạnh phúc. Đó là đòi hỏi chính đáng của tất cả các dân tộc trong đó có Việt Nam. Việc Đảng ta kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là vì, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói, chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ. Bằng việc nêu lên luận điểm mang tầm chân lý thời đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm phong phú lý luận Mác - Lênin về cách mạng vô sản ở các nước thuộc địa, làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin trở nên phổ biến đối với mọi dân tộc trên thế giới trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Trong bài “Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh”, nguyên Phó Giám đốc Học viện Chính trị - Trường Đảng Êtiôpia Têshôm Kêbêđe đã viết: “Những tư tưởng của Hồ Chí Minh có ảnh hưởng to lớn trong việc khuyến khích và cung cấp tri thức cho các lãnh tụ của giai cấp công nhân và các nhà cách mạng ở Á, Phi và Mỹ Latinh giải quyết một cách triệt để vấn đề dân tộc”. Những cống hiến sáng tạo của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc, cả lý luận và thực tiễn bổ sung cho kho tàng lý luận cách mạng thế giới, của chủ nghĩa Mác-Lênin, mãi mãi là niềm tự hào cho dân tộc ta tiếp tục tiến lên. 2 - Tình hình quốc tế và trong nước tác động đến việc bảo vệ độc lập, chủ quyền đất nước hiện nay (1.0 đ). Hiện nay, tình hình trong nước và trên thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, có nhiều thuận lợi, đan xen những thách thức. Nguy cơ các thế lực phản động trong và ngoài nước đe dọa đến nền độc lập vẫn còn. Trên thế giới có những thay đổi căn bản, chủ nghĩa thực dân cũ đã diệt vong, nhưng chủ nghĩa thực dân mới vẫn còn đang hiện hữu, các nước đế quốc đang cố thích ứng và tiếp tục mưu đồ về khu vực ảnh hưởng, về thị trường lợi nhuận. Trong quá trình vận động, hội nhập toàn cầu hóa, phải luôn nhớ tới nguyên tắc quyền lợi của dân tộc, giai cấp và không bao giờ được ảo tưởng trong quan hệ hợp tác với các nước khác. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã khẳng định: Những thành tựu đạt được sau hơn 25 năm đổi mới là to lớn và rất quan trọng, làm cho thế và lực của nước ta lớn mạnh lên nhiều. Đồng thời, Đại hội cũng chỉ rõ: Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước cũng đang đứng trước những thời cơ và thách thức to lớn mà chúng ta phải chủ động đón lấy để vượt qua thách thức, nắm lấy thời cơ. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chúng ta cần nghiên cứu, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, dân tộc và quốc tế, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội nhằm tạo ra những nguồn lực mới, đưa sự nghiệp đổi mới vững bước tiến lên những thắng lợi mới. Phải khơi dậy sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, tạo điều kiện và phát huy mọi nguồn lực để xây dựng và bảo vệ đất nước (cả nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài; dân tộc và quốc tế). Do bản chất của mình, ngày nay, chủ nghĩa tư bản hiện đại vẫn không từ bỏ chính sách thực dân xâm lược với nhiều biến tướng mới rất tinh vi và xảo quyệt nhằm bóc lột các nước kém phát triển, chậm phát triển. Những cuộc chiến tranh và can thiệp quân sự của các nước phương Tây vào các quốc gia độc lập có chủ quyền trong những thập niên 90 của thế kỷ XX và thập niên đầu của thế kỷ XXI, đặc biệt gần đây, cuộc tấn công quân sự của Liên quân do NATO lãnh đạo chống Libi, cho dù cố che đậy với những lý do gì, thì về thực chất vẫn là các cuộc xâm lược nhằm mục đích phân chia lại thị trường thế giới, giành giật tài nguyên, môi trường, duy trì hoặc áp đặt ảnh hưởng của họ lên các nước đang lựa chọn con đường phát triển của dân tộc mình, ngăn cản quá trình vận động, phát triển lên chủ nghĩa xã hội của các quốc gia đã giành được độc lập, buộc các quốc gia này phải phụ thuộc vào chủ nghĩa tư bản. Bài học lịch sử trong thế kỷ XX và thập kỷ đầu của thế kỷ XXI cảnh tỉnh chúng ta rằng, còn chủ nghĩa tư bản là còn nguy cơ bị xâm lược; độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, sự thống nhất đất nước còn bị đe dọa. Do đó, chủ nghĩa tư bản quyết không phải là sự lựa chọn của nhân loại trong thời đại ngày nay. Chỉ có đi theo con đường cách mạng vô sản, gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội thì độc lập dân tộc mới được giữ vững, nhân dân lao động mới được giải phóng thực sự. Đó cũng chính là chân lý thời đại mà cách đây 100 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lĩnh hội được ở chủ nghĩa Mác - Lênin trên hành trình đi tìm đường cứu nước, cứu dân của mình. 2 Trước hết phải xác định rõ các nguồn lực và nhấn mạnh phải phát huy tối đa các nguồn nội lực. Nội lực, hiểu một cách toàn diện, bao gồm con người, trí tuệ, truyền thống dân tộc, truyền thống cách mạng, đất đai, tài nguyên, vốn liếng… nhưng tựu trung lại, yếu tố quan trọng nhất, quyết định nhất vẫn là nguồn lực con người với tất cả sức mạnh thể chất và tinh thần của nó. Chủ nghĩa yêu nước là nguồn lực mạnh mẽ nhất, trong hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh thần yêu nước ấy đã được phát huy cao độ, biến thành chủ nghĩa anh hùng cách mạng vô song, đưa đến mọi thắng lợi của dân tộc ta. Trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, truyền thống quý báu ấy cần được tiếp tục khơi dậy mạnh mẽ, biến nó thành một nguồn nội lực vô tận để đưa đất nước vượt qua mọi nguy cơ, thử thách, vững bước tiến lên. - Định hướng bảo vệ (1.0 đ). Một là, kiên định con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh nào cũng phải giữ vững được nền độc lập hoàn toàn, độc lập thực sự của đất nước. Hai là, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ lịch sử mới. Trước hết là mỗi đảng viên tự nâng cao trình độ nhận thức chính trị và chuyên môn, trau dồi, rèn luyện đạo đức để xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ trung thành của nhân dân. Ba là, tăng cường củng cố khối đại đoàn kết toàn dân mà nòng cốt là liên minh công – nông – trí, trên cơ sở phát huy tinh thần tự lực tự cường, “đem tài dân, sức dân để làm lợi cho dân”. Bốn là, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại. Vừa đấu tranh, vừa xây dựng lực lượng, biết giành thắng lợi từng bước, tạo thời, lập thế, tiến tới thắng lợi hoàn toàn. Công cuộc đổi mới, hội nhập, đã và đang phát triển thuận lợi, thu được những thành tựu to lớn. Sở dĩ đạt được thành quả như vậy là do Đảng đã vận dụng tốt tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng khối đoàn kết toàn dân tộc, trên cơ sở củng cố khối liên minh công – nông – trí. Chính vì thế, chúng ta đã phát huy được tiềm năng trí tuệ của đông đảo các tầng lớp nhân dân vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hà Nội, tháng 5 năm 2015 NGƯỜI RA ĐỀ THI VIỆN TRƯỞNG 2 Lý Việt Quang Phạm Ngọc Anh ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VIỆN HỒ CHÍ MINH VÀ CÁC LÃNH TỤ CỦA ĐẢNG ---------------ĐÁP ÁN ĐỀ THI KẾT THÚC MÔN HỌC DÀNH CHO HỆ CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ LỚP: CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ MÔN THI: Tư tưởng Hồ Chí Minh Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian chép đề) Câu hỏi 1:? (6 điểm) Đáp án Câu 1: (6 điểm) - Đặt vấn đề: Một trong những bài học quan trọng nhất mà Đại hội VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam rút ra từ quá trình đổi mới là “kiên trì chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”. Văn kiện Đại hội IX của Đảng tiếp tục nhấn mạnh: “Chúng ta một lần nữa khẳng định: Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”. Nói một cách khác học tập, quán triệt, vận dụng sáng tạo và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn là một nhân tố quyết định thắng lợi của toàn bộ sự nghiệp đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo. Phải quán triệt lời dạy của Hồ Chí Minh: Vận dụng lập trường, quan điểm, phương pháp của chủ nghĩa Mác – Lê nin để áp dụng sang tạo tư tưởng HCM vào hoàn cảnh mới phù hợp từng nơi, từng lúc. Đứng vững lên lập trường giai cấp công nhân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, mới nhận thức và giải quyết đúng đắn, hợp lý những vấn đề giàu nghèo, quan hệ lợi ích giữa dân tộc và giai cấp, dân tộc và quốc tế do thực tiễn đặt ra. - Trước bối cảnh lịch sử mới quan điểm vận dụng, phát triển là: (2đ) Mô ôt là, Lý luâ ôn gắn với thực tiễn 2 Hồ Chí Minh thường nhắc nhở: "Phải nâng cao sự tu dưỡng chủ nghĩa Mác - Lênin mà tổng kết kinh nghiê ôm của Đảng ta, phân tích mô ôt cách đúng đắn những đă ôc điểm của nước ta. Có như thế, chúng ta mới dần dần hiểu được quy luâ ôt phát triển của cách mạng Viê ôt Nam, định ra được những đường lối, phương châm, bước đi cụ thể của cách mạng xã hô ôi chủ nghĩa thích hợp với tình hình nước ta". Cần phải gắn lý luâ ôn với thực tế thông qua viê ôcthực tế hóa lý luâ ôn và lý luâ ôn hóa thực tế, chỉ có như vâ ôy mới vâ ôn dụng sáng tạo và phát triển thành công, không chỉ tư tưởng Hồ Chí Minh mà cả Chủ nghĩa Mác - Lênin cho phù hợp điều kiê ôn mới, yêu cầu mới hiê n nay. ô Hai là, Quan điểm lịch sử cụ thể Nghiên cứu để nhâ n thức hay vâ n dụng mô ôt quan điểm hoă ôc mô t câu ô ô ô nói nào đó của Người cần thiết phải đă t nó trong bối cảnh cụ thể: Nói với ai, ô nhằm mục đích gì, do đâu hay vì sai mà nói, viết như thế để không dẫn đến những suy diễn hay quy kết nhầm lẫn, sai lê ôch với tư tưởng của Người. Hồ Chí Minh không chỉ là mô ôt chiến lược gia vĩ đại mà còn là mô ôt nhà chỉ đạo chiến lược, mô t nhà sách lược tài giỏi. Tùy đối tượng, hoàn cảnh cụ thể ô mà Người có cách xử lý linh hoạt, sáng tạo riêng. Vâ n dụng, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh rất cần nắm chắc lịch sử vấn ô đề và rất cần so sánh, tìm hiểu các điều kiê ôn ra đời quan điểm tư tưởng đó còn không? Còn như thế nào để bổ sung và phát triển. Ba là, quan điểm toàn diên và hê ô thống ô Tư tưởng Hồ Chí Minh là mô ôt hê ô thống đề câ p toàn diê n đến các vấn để ô ô của con người và xã hô ôi Viê ôt Nam. Bản thân Người khi xem xét, đánh giá sự vâ ôt, hiê n tương, xã hô ôi hay con ô người luôn nhìn qua các mối quan hê ô nhiều chiều để thấy toàn diê ôn của vấn đề, đồng thời cũng nhìn toàn diê ôn các vấn đề như: Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hô ôi; quá khứ hiê n tại, tương lai; truyền thống và hiê n đại; dân tô ôc và quốc tế; ô ô cá nhân, tâ ôp thể, cô ng đồng; thời, thế, lực; thiên thời, địa lợi, nhân hòa; nhâ n ô ô thức, tư tưởng, phương pháp, phong cách; tình cảm, đạo đức, nhân cách, lối sống; lý luâ n và thực tiễn, nói và làm, quyền lợi vào nghĩa vụ, v.v. ô Cán bô ô, đảng viên trong công tác, công viê ôc phải có cái nhìn toàn cục, tránh chủ quan, phiến diê ôn, cục bô ô. Vâ n dụng, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh ô trước hết là vâ ôn dụng, phát triển cách nhìn toàn diê ôn về mình, về người, về vâ ôt, về viê ôc của Người. Hoàn thiê ôn nô ôi dung toàn diê n của hê ô thống các quan điểm cơ bản của ô Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bốn là, Quan điểm kế thừa và phát triển Bản thân tư tưởng Hồ Chí Minh là mô t sự kế thừa và phát triển tinh hoa ô văn hóa tư tưởng của dân tô ôc và nhân loại. 2
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan