Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở “HÃY SỬ DỤNG TIẾT KIỆM VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC - NGUỒN TÀI NGUYÊN QUÝ GIÁ CỦA ...

Tài liệu “HÃY SỬ DỤNG TIẾT KIỆM VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC - NGUỒN TÀI NGUYÊN QUÝ GIÁ CỦA CON NGƯỜI”.

.DOC
11
465
117

Mô tả:

SỞ GD & ĐT THÀNH PHỐ HÀ NỘI PHÒNG GD & ĐT QUẬN HOÀNG MAI ------------ TÌNH HUỐNG DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC - Trường: THCS Tân Định Địa chỉ: P. Tương Mai, Q. Hoàng Mai, Hà Nội Điện thoại: 04 366 26 731 Email: [email protected] Tác giả : Họ và tên : Hà Tuấn Minh Ngày sinh : 11/09/2000 Lớp : 9E Năm học 2014 - 2015 1. Tên tình huống: “HÃY SỬ DỤNG TIẾT KIỆM VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC - NGUỒN TÀI NGUYÊN QUÝ GIÁ CỦA CON NGƯỜI”. 2. Mục tiêu giải quyết tình huống: - Nếu môi trường nước bị ô nhiễm, nếu nguồn tài nguyên quý giá cạn kiệt…thì con người sẽ ra sao? Gia đình bạn, thành phố nơi bạn sống nếu thiếu nước một ngày, một tuần? Thế giới sẽ thế nào nếu không có nước? Con người sẽ ra sao khi hàng ngày, hàng giờ sử dụng các sản phẩm được sản xuất từ chính những nguồn nước bị ô nhiễm? - Vận dụng kiến thức Hóa học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục công dân… và cả những kiến thức thực tế để thuyết trình, hùng biện cho các bạn học sinh thấy được : + Vai trò, tầm quan trọng của nước đối với mỗi người, mỗi quốc gia và của toàn nhân loại. + Thực trạng nguồn nước ngọt ở nước ta. + Những yếu tố ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên nước ở nước ta. + Biện pháp bảo vệ tài nguyên nước. - Qua đó để: + Tuyên truyền cho mọi người và các bạn biết cách để bảo vệ môi trường nước, cách sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước ở khu vực mình sinh sống. + Giúp các bạn học sinh say mê khám phá, tìm tòi kiến thức khoa học, vận dụng kiến thức đã học để giải thích, giải quyết các vấn đề thực tiễn. 3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến giải quyết tình huống: - Môn Hóa học: Nước là dung môi hòa tan được nhiều chất vô cơ và hữu cơ, phản ứng được với nhiều đơn chất, hợp chất ở điều kiện bình thường, nước được sử dụng rộng rãi, phổ biến ở khắp mọi nơi, trong mọi hoạt động. - Môn Sinh học: Đặc điểm của cơ thể sống; Cơ thể người: trao đổi chất, … - Môn Địa lí: Sự phân bố các lục địa và các đại dương; Sông, hồ; Thời tiết, khí hậu, nhiệt độ không khí; Mưa …. - Môn Giáo dục công dân: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên; Tích cực, tự giác trong hoạt động xã hội; Tiết kiệm. 4. Giải pháp giải quyết tình huống: - Thu thập, tìm hiểu các thông tin có liên quan đến tài nguyên nước. - Nghiên cứu kiến thức môn học và những kiến thức thu thập qua sách báo,các tài liệu tham khảo, thông tin qua Internet. - Quan sát các hiện tượng xảy ra trong thực tế. 5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống: Cuộc sống trên Trái Đất bắt nguồn từ nước. Tất cả các sự sống trên Trái Đất đều phụ thuộc vào nước và vòng tuần hoàn nước. Nước có ảnh hưởng quyết định đến khí hậu và là nguyên nhân tạo ra thời tiết. Nước là thành phần quan trọng của các tế bào sinh học và là môi trường của các quá trình sinh hóa cơ bản như quang hợp. Vòng tuần hoàn nước là sự tồn tại và vận động của nước trên mặt đất, trong lòng đất và trong bầu khí quyển của trái đất. Nước trái đất luôn vận động và chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác, từ thể lỏng sang thể hơi rồi thể rắn và ngược lại. Vòng tuần hoàn nước không có điểm bắt đầu nhưng chúng ta có thể bắt đầu từ các đại dương. Mặt trời điều khiển vòng tuần hoàn nước bằng việc làm nóng nước trên những đại dương, làm bốc hơi nước vào trong không khí, gặp nơi có nhiệt độ thấp hơn hơi nước bị ngưng tụ thành những đám mây. Những phân tử mây di chuyển, va chạm vào nhau, kết hợp với nhau, gia tăng kích cỡ và rơi xuống thành mưa. Phần lớn lượng mưa rơi trên các đại dương; lượng mưa rơi trên mặt đất một phần chảy vào sông, một phần được trữ trong những hồ nước ngọt. Một lượng lớn nước thấm xuống dưới đất, một lượng nhỏ nước được giữ lại ở lớp đất sát mặt và được thấm ngược trở lại vào nước mặt dưới dạng dòng chảy ngầm. Nước ngầm tầng nông được rễ cây hấp thụ rồi thoát hơi qua lá cây. Một lượng nước tiếp tục thấm vào lớp đất dưới sâu hơn và bổ sung cho tầng nước ngầm sâu, nơi mà một lượng nước ngọt khổng lồ được trữ lại trong một thời gian dài. Tuy nhiên, lượng nước này vẫn luân chuyển theo thời gian, có thể quay trở lại đại dương, nơi mà vòng tuần hoàn nước "kết thúc" … và lại bắt đầu. Nước là một trong những thành phần cơ bản của sự sống. Cơ thể chúng ta có đến gần 70% thành phần trong đó là nước. Nước giúp duy trì sự sống cho chúng ta, giúp cơ thể giải nhiệt, máu huyết dễ lưu thông, thận hoạt động tốt. Để đảm bảo sức khỏe tốt, nước cần được bổ sung hàng ngày nhằm thay thế lượng nước mất qua nước tiểu, qua đường thở, qua da, qua phân. Ở người trưởng thành, 4-6% nước của cơ thể được bài tiết và thay thế mới hàng ngày, trong khi ở trẻ em là 15%. Nói đến dinh dưỡng thì không thể không nhắc đến nước. Vai trò của nước vô cùng quan trọng với sức khỏe con người. Trong cơ thể, nước thực hiện 4 vai trò chính: - Là dung môi của các phản ứng hóa học trong cơ thể: Không có dung môi nước, rất ít các phản ứng hóa học có thể xảy ra, các chức năng sống của cơ thể sẽ không thể điều hòa và thực hiện được. - Là chất phản ứng: Nước là một chất phản ứng tham gia trực tiếp vào các phản ứng khác nhau của cơ thể. Ví dụ: Phản ứng thủy phân, trong đó các phân tử có trọng lượng lớn như polysaccharide, chất béo, protein, được phân cắt thành các phân tử nhỏ hơn khi phản ứng với nước. - Là chất bôi trơn: Nước có tác dụng bôi trơn quan trọng của cơ thể, đặc biệt là nơi tiếp xúc các đầu nối, bao hoạt dịch và màng bao, tạo nên sự linh động tại đầu xương và sụn, màng phổi, cơ hoành, miệng… - Điều hòa nhiệt độ: Nước có một vai trò quan trọng trong việc phân phối hơi nóng của cơ thể thông qua việc phân phối nhiệt độ cơ thể. Ngoài ra nước còn cung cấp nguồn chất khoáng cho cơ thể như: Canxi, Magie, Natri, Đồng, Flo. Tuy nhiên vì nước là dung môi hòa tan nhiều chất khoáng nên nó cũng là dung môi mang nhiều chất độc hại như chì, thuốc trừ sâu, chất thải công nghiệp. Nếu cơ thể bạn thiếu nước thì điều gì sẽ xảy ra? - Bộ não là nơi cần nước trước tiên 85% não của chúng ta là nước, nếu não thiếu nước thì ta rất dễ bị tử vong. Do đó, não giữ vai trò điều khiển lượng nước trong cơ thể, nếu cảm thấy thiếu nước thì bộ não sẽ "rút" nước từ các bộ phận khác trong cơ thể về não trước để nuôi sống nó. Điều này giúp cho não (và chúng ta) sống được nhưng các bộ phận khác sẽ bắt đầu bị trục trặc. - Nước giúp giải nhiệt cho cơ thể. Khi trời nóng, nhiệt độ cơ thể tăng cao, mồ hôi trên cơ thể sẽ bắt đầu tiết ra để thực hiện vai trò làm mát. Nếu bạn uống quá ít nước thì sẽ không có đủ nước để tản nhiệt cho cơ thể. Nếu cơ thể quá nóng mà không được giải nhiệt thì sẽ gây ra các trạng thái như chóng mặt, choáng váng, ngất xỉu, bị sốc nhiệt... - Tim hoạt động khó khăn hơn khi thiếu nước. Thiếu nước, máu trong cơ thể sẽ trở nên đậm đặc hơn và làm cho tim khó đẩy chúng đi đến các nơi khác trong cơ thể. Và do tim phải dùng nhiều lực hơn để đẩy máu đi qua các động mạch nên áp suất máu sẽ tăng cao, dẫn đến cao huyết áp. - Thận hoạt động chập chờn Nếu uống thiếu nước, thận sẽ dễ bị nhiễm độc tố và không thể bài tiết các chất ra khỏi cơ thể, lâu ngày dẫn đến sạn thận, sỏi thận. - Bị táo bón Ruột trong cơ thể chúng ta cần có nước để đẩy thức ăn đi nhanh. Nếu thiếu nước, thức ăn sẽ trôi chậm đi, dần dần làm cho chúng ta bị táo bón. - Nước giúp tiêu hóa tốt Nước rất cần thiết cho quá trình tiêu hóa của cơ thể, nó giúp trung hòa bớt các chất dư thừa trong cơ thể. Ngoài chức năng tham gia vào chu trình sống trên, nước còn là chất mang năng lượng (hải triều, thuỷ năng), chất mang vật liệu và tác nhân điều hoà khí hậu, thực hiện các chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên. Nước được sử dụng trong công nghiệp từ lâu như là nguồn nhiên liệu (máy hơi nước, nhà máy thủy điện …) Các bạn thấy không? Cuộc sống của tôi, của bạn, của tất cả mọi người đều phụ thuộc vào nước. Vậy nguồn nước trên trái đất được phân bổ như thế nào? Trái đất được bao phủ bởi chủ yếu là nước. Điều này đã gây nên những hiểu lầm lớn cho con người về khả năng cung ứng nguồn nước là bất tận. Trong quá khứ và cả hiện tại con người sử dụng nước bừa bãi, và thiếu ý thức bảo vệ nguồn nước. Nhưng liệu đã bao giờ bạn đặt ra câu hỏi tổng lượng con người có thể dùng được là bao nhiêu hay không? Hơn 70% diện tích của Trái Đất được bao phủ bởi nước. Lượng nước trên Trái Đất có vào khoảng 1,38 tỉ km³. Trong đó 96,54% là nước mặn trong các đại dương trên thế giới, phần còn lại, 3,46%, là nước ngọt, tồn tại chủ yếu dưới dạng băng tuyết đóng ở hai cực và trên các ngọn núi, chỉ có 0,3% nước trên toàn thế giới (hay 3,6 triệu km³) là có thể sử dụng làm nước uống. Nhìn vào số liệu trên có thể rất nhiều người trong số chúng ta không khỏi “giật mình” và đang e ngại cho thế hệ mai sau.Với tình trạng ô nhiễm và biến đổi khí hậu như ngày nay, trong một tương lai gần con người sẽ không còn nước để sử dụng. Bây giờ tôi và các bạn tìm hiểu xem thực trạng tài nguyên nước ở nước ta như thế nào? Các nguồn nước ở Việt Nam được tập trung chủ yếu trên các lưu vực sông lớn. Khoảng 60% nguồn nước mặt của Việt Nam được sản sinh ở nước ngoài, chỉ có khoảng 40% được sản sinh trên lãnh thổ Việt Nam. Như vậy Việt Nam là quốc gia không giàu về nước, đặc biệt là trong mùa khô nhiều con sông trở nên khan hiếm nước, lượng nước chỉ đạt 20-30% tổng lượng nước bình quân năm. Tuy nhiên, tình trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước chưa hợp lý và thiếu bền vững gây suy giảm tài nguyên nước. Ở nhiều nơi, tình trạng người dân khoan, đóng giếng tùy tiện không đúng kỹ thuật để phục vụ sinh hoạt và tưới tiêu trong nông nghiệp đã gián tiếp gây ô nhiễm và sút giảm trữ lượng nước ngầm. Bên cạnh đó, do nhận thức về bảo vệ nguồn tài nguyên nước kém và người dân còn thiếu kinh nghiệm sử dụng hiệu quả nguồn nước trong sản xuất nông nghiệp, nên đã gây lãng phí nước và kém hiệu quả đối với cây trồng. Mặt khác, do quan niệm sai lầm: “nước là của trời cho vô tận, không bao giờ cạn”, không phải trả tiền nước (nguồn cung cấp tự nhiên từ sông suối hoặc giếng đào) nên nhiều người sử dụng rất thoải mái nguồn tài nguyên này. Không những sử dụng lãng phí mà hiện nay nhiều nơi ở nước ta, nguồn nước còn bị ô nhiễm nghiêm trọng do chất thải công nghiệp từ các nhà máy sản xuất (như các kim loại nặng, sulfua, các chất hữu cơ …); các loại rác thải của các bệnh viện, các loại rác thải sinh hoạt bình thường của con người (thành phần cơ bản là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học như cacbohydrat, protein, dầu mỡ; các chất dinh dưỡng như photpho, nitơ; chất rắn và vi trùng); các loại hoá chất, thuốc trừ sâu, phân bón hữu cơ... sử dụng trong sản xuất nông nghiệp được đẩy ra các ao, hồ, sông, suối hoặc ngấm xuống nước dưới đất mà không qua xử lí. Ngoài ra các nhà máy xí nghiệp xả khói bụi công nghiệp vào không khí làm ô nhiễm không khí, khi trời mưa, các chất ô nhiễm này sẽ lẫn vào trong nước mưa cũng góp phần làm ô nhiễm nguồn nước. Nguồn nước bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt của con người, ảnh hưởng đến vật nuôi, cây trồng, là mầm mống gây ra các bệnh trên cơ thể người: - Các kim loại nặng với hàm lượng cao là nguyên nhân gây độc cho con người, gây ra nhiều bệnh hiểm nghèo như ung thư, đột biến. Các ion kim loại được phát hiện là hợp chất kìm hãm ezyme mạnh. Các kim loại nặng có tính độc cao như chì (Pb), thủy ngân(Hg), asen (As)… - Các hợp chất hữu cơ như: các hợp chất hữu cơ của phenol, các hợp chất bảo vệ thực vật, các chất tẩy rửa có hoạt tính bề mặt cao là những chất ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, bị nghi ngờ là gây ung thư - Vi khuẩn có hại trong nước bị ô nhiễm có từ chất thải sinh hoạt của con người và động vật như các vi khuẩn gây bệnh tả, thương hàn và bại liệt. Vậy chúng ta phải làm gì để bảo vệ nguồn tài nguyên nước của chúng ta? Theo khuyến cáo của các ngành chức năng, mỗi người dân chỉ cần có những hành động nhỏ là có thể góp phần vào việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Đó là chỉ sử dụng một lượng nước vừa đủ cho vệ sinh cá nhân, cho sinh hoạt hàng ngày. Nếu có thể hãy tái sử dụng lại nước đã qua sử dụng một lần (như nước rửa rau lần cuối, có thể dùng để rửa sơ qua các vật dụng làm bếp trước khi rửa lại bằng nước sạch). Trong sản xuất công nghiệp, nhất là những nhà máy sử dụng lượng nước lớn, nên áp dụng các biện pháp sản xuất sạch hơn, trong đó có chương trình kiểm soát lượng nước cung cấp tại nguồn trong quá trình sản xuất, vừa tiết kiệm được lượng nước sạch cung cấp đầu vào (nghĩa là tiết kiệm được chi phí) vừa giảm thiểu được lượng nước thải ra gây ô nhiễm. Việc xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn…… và tái sử dụng lượng nước này vào các khâu dịch vụ khác, cũng sẽ giảm được thêm lượng nước cấp và giảm bớt phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp. Trong sản xuất nông nghiệp, cần áp dụng các phương pháp tưới phun, tưới dạng màn sương vừa tiết kiệm nước, vừa hiệu quả cho cây trồng. Không được làm ô nhiễm nguồn nước sông, suối qua việc vứt rác, xác động vật chết xuống nguồn nước, làm nhà vệ sinh trên ao hồ, sông, suối. Không dùng phân tươi, nước thải ô nhiễm để bón tưới rau xanh, hạn chế sử dụng phân hóa học và thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp. Trong mỗi gia đình, khi dùng nước xong nên khóa chặt vòi nước để tránh thất thoát, lãng phí không cần thiết. Bạn và tôi, tất cả chúng ta hãy trở thành những tuyên truyền viên, cùng với cộng đồng để bảo vệ nguồn tài nguyên nước quý giá. 6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống: Qua tình huống và cách giải quyết nêu trên, em muốn gửi đến các bạn học sinh và mọi người một thông điệp: Nước, “một phần tất yếu của cuộc sống!”, tài nguyên vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người hiện không còn là vô tận nữa mà đang trở nên hữu hạn. Mỗi người cần nhận thức và có hành động tiết kiệm, bảo vệ môi trường nước, dù nhỏ – nhưng sẽ góp phần rất lớn trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá này, góp phần bảo vệ sự sống của con người và mọi sinh vật trên trái đất. PHỤ LỤC: MỘT SỐ HÌNH ẢNH, VIDEO MINH HỌA Vai trò của nước Nước trong cơ thể người Tác hại của việc thiếu nước Lãng phí nước Ô nhiễm nguồn nước Xử lý rác, nước thải để bảo vệ nguồn Hình ảnh cổ động, tuyên truyền nước Một phim ngắn truyền thông cộng đồng về bảo vệ nguồn nước Nhà sản xuất: MediaOne www.mediaone.vn Năm 2011 (Ấn Ctrl+chuột trái vào đây để xem)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan