Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Hat điều xuất khẩu

.DOCX
21
574
141

Mô tả:

Tác động các yếu tố đến xuất khẩu hạt điều
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ QUỐC TẾ TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI: CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN NGÀNH ĐIỀU VIỆT NAM MÔN HỌC: LÝ THUYẾT VÀ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI GVHD: TS. TRẦN VĂN ĐỨC LỚP: KINH TẾ QUỐC TẾ, NHÓM 4 THÀNH VIÊN: 1. PHẠM THỊ THÁI HÒA, MSHV: 101061604 2. VÕ THANH SANG, MSHV: 101061612 3. TRẦN THỊ XUÂN THỦY, MSHV: 101061620 TP.HCM, THÁNG 07 NĂM 2017 1 DANH SÁCH NHÓM STT 1 2 3 HỌ VÀ TÊN MSHV PHÂN CÔNG Phạm Thị Thái Hòa 101061604 Chương 3 Võ Thanh Sang 101061612 Chương 1, chương 2 Trần Thị Xuân Thủy 101061620 Chương 2, chương 3 GHI CHÚ 2 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................v NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN KHOA HỌC..........................vi DANH MỤC BẢNG BIỂU...................................................................................vii PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................viii 1.1 Lí do chọn đề tài...................................................................................................viii 1.2 Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................viii 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................ix 1.4 Phương pháp nghiên cứu và nguồn số liệu..........................................................ix 1.5 Kết cấu đề tài...........................................................................................................ix Chương 1. GIỚI THIỆU NGÀNH SẢN XUẤT HẠT ĐIỀU VIỆT NAM HIỆN NAY ........................................................................................................................ 1 1.1 Tình hình sản xuất....................................................................................................1 1.1.1 Năng lực sản xuất.........................................................................................1 1.1.2 Công nghệ....................................................................................................1 1.1.3 Sản phẩm......................................................................................................2 1.2 Nguồn cung cấp nguyên liệu sản xuất...................................................................3 1.3 Nguồn nhân lực và máy móc cho sản xuất...........................................................3 Chương 2. TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU SẢN PHẨM HẠT ĐIỀU...........3 2.1 Tình hình xuất khẩu: kim ngạch, tăng trưởng, cơ cấu sản phẩm, cơ cấu thị trường................................................................................................................................3 2.2 Tình hình nhập khẩu: kim ngạch, tăng trưởng, cơ cấu sản phẩm, cơ cấu thị trường................................................................................................................................5 2.3 Thuận lợi và khó khăn trong phát triển ngành.....................................................5 3 2.3.1 Thuận lợi......................................................................................................5 2.3.2 Khó khăn......................................................................................................6 Chương 3. CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN NGÀNH ĐIỀU VIỆT NAM ........................................................................................................................ 8 3.1 Nhóm giải pháp chính sách của Nhà nước...........................................................8 3.2 Nhóm giải pháp cho doanh nghiệp và người nông dân.......................................9 KẾT LUẬN............................................................................................................10 TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................11 4 LỜI CẢM ƠN Kính thưa TS. Trần Văn Đức, Để hoàn thành bài tiểu luận này, lời đầu tiên nhóm em chân thành cảm ơn Thầy đã vô cùng tận tình truyền đạt kiến thức trong lĩnh vực chính sách và thương mại quốc tế cho chúng em. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu đề tài mà còn là hành trang quí báu để chúng em ứng dụng trong nghiên cứu, công việc và cuộc sống sau này. Em kính chúc Thầy luôn luôn mạnh khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý. TP. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 07 năm 2017 Nhóm 4 5 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN KHOA HỌC ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... 6 DANH MỤC BẢNG BIỂU Biểu đồ 2.1: Sản lượng hạt điều Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường (2016)........ 4 7 PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài Trong bối cảnh toàn cầu hóa thương mại đang diễn ra như hiện nay, việc xác định được thế mạnh quốc gia và có những giải pháp đúng đắn để phát triển là một điều cần thiết và rất quan trọng. Kinh nghiệm của các nước đi trước cộng với lợi thế của mình, Việt Nam đã chọn xuất khẩu nông sản là một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Trong đó hạt điều được xem là một trong mười nông sản chủ lực của Việt Nam. Hiện Việt Nam là quốc gia xuất khẩu điều lớn nhất thế giới, chiếm 50% thị phần điều toàn cầu. Điều Việt Nam xuất khẩu đến 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Chính điều này tạo ra rất nhiều thuận lợi cho việc đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu, góp phần tăng lợi ích kinh tế cho nước nhà. Tuy nhiên, bên cạnh những thế mạnh như điều kiện tự nhiên về khí hậu, thổ nhưỡng, giống điều, nhân công giá rẻ...Việt Nam hiện đang phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn không kém về thiếu vùng nguyên liệu, công nghệ lạc hậu, nguy cơ cạnh tranh từ các quốc gia khác như các nước châu Phi. Bên cạnh đó, mặc dù chúng ta đứng đầu về sản lượng sản xuất và xuất khẩu nhưng vẫn chưa chi phối được mặt bằng giá cả thế giới. Tóm lại, Việt Nam có thế mạnh rất lớn về sản xuất và xuất khẩu điều nhân. Tuy nhiên để thực sự phát triển bền vững chúng ta cần có những giải pháp mang tính đột phá hơn nữa. Trên cơ sở phân tích thực trạng sản xuất và xuất khẩu sản phẩm điều ở Việt Nam để từ đó rút ra những thuận lợi và khó khăn trong ngành, đề xuất giải pháp để phát huy và nâng cao lợi thế của ngành điều là lý do nhóm chún em lựa chọn đề tài: “Chính sách phát triển ngành điều Việt Nam hiện nay và giải pháp”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu - Phân tích thực trạng ngành sản xuất sản phẩm điều Việt Nam hiện nay. 8 - Đánh giá thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp nhằm giúp phát huy và nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng sản lượng xuất khẩu của ngành. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: tập trung vào nghiêm cứu thực trạng ngành điều, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh điều. - Phạm vi nghiên cứu: ngành điều Việt Nam. 1.4 Phương pháp nghiên cứu và nguồn số liệu - Sử dụng phương pháp nghiên cứu: phương pháp so sánh, phân tích, thống kê, tổng hợp... nhằm đạt được các nhiệm vụ. - Nguồn số liệu: sử dụng nguồn số liệu thứ cấp như: số liệu trong báo cáo kinh tế của Tổng cục Thống kê, Hiệp hội Điều Việt Nam... 1.5 Kết cấu đề tài Chương 1. Giới thiệu ngành sản xuất hạt điều. Chương 2. Tình hình xuất nhập khẩu hạt điều Việt Nam hiện nay Chương 3. Đánh giá và đề xuất giải pháp nhằm phát triển bền vững ngành điều. 1 Chương 1. GIỚI THIỆU NGÀNH SẢN XUẤT HẠT ĐIỀU 1.6 Tình hình sản xuất 1.6.1 Năng lực sản xuất Điều là cây công nghiệp quan trọng ở nước ta. Diện tích điều năm 2011 khoảng 362,6 ngàn ha, diện tích thu hoạch là 340,3 ha với tổng sản lượng 289,9 ngàn tấn hạt tươi (Niên giám thống kê 2012). kim ngạch xuất khẩu nhân điều năm 2011 của Việt Nam ước đạt trên 1,5 tỷ USD, cao nhất từ trước tới nay (Vinacas, 2012), trong đó có khoảng 50% sản lượng xuất khẩu và nguồn điều thô nhập nội từ các nước châu Phi, Lào và Campuchia. Năng suất điều bình quân của nước ta 1,07 tấn/ha (2011) [7]. Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2015, diện tích điều cả nước là 291.959 ha. Bốn tháng năm 2016, khối lượng nhân điều xuất khẩu của cả nước đạt gần 91.000 tấn, kim ngạch đạt 688,6 triệu USD, tăng 7,1% về khối lượng và 14,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Điều Việt Nam xuất khẩu đến 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới; trong đó, Mỹ, châu Âu và Trung Quốc là những thị trường xuất khẩu chủ lực chiếm tỷ lệ tương ứng là 30%, 25% và 15%. [5] Ở nước ta cây điều được trồng từ Quảng Trị trở vào các tỉnh phía Nam có thể chia ra ba vùng trồng điều chính với điều kiện sinh thái và sản xuất tương đối khác nhau:  Vùng Ðông Nam Bộ được coi có điều kiện sinh thái và sản xuất ổn định và phù hợp nhất với cây điều.  Vùng Tây Nguyên thường có nhiệt độ thấp vào thời kỳ cây điều ra hoa đậu quả, hay bị hạn hán.  Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ thường có mưa rét vào thời kỳ ra hoa đậu quả, hạn hán bất thường và đất xấu. 1.6.2 Công nghệ Từ năm 1999 đến nay, việc nghiên cứu khoa học của cây điều đã được 2 quan tâm nhiều hơn. Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam chủ trì các đề tài nghiên cứu điều với hai đơn vị phối hợp chính là Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên Hải Nam Trung Bộ và Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên. Các đề tài và dự án đã được triển khai bao gồm [1]:  Ðề tài độc lập cấp nhà nước: Nghiên cứu nhập nội, bình tuyển, chọn lọc giống và xây dựng quy trình thâm canh điều giai đoạn 1999-2001  Ðề tài : Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ và thị trường để phát triển vùng điều nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu giai đoạn 2001-2004.  Ðề tài trọng điểm cấp bộ: Chọn tạo giống điều năng suất cao và chất lượng tốt giai đoạn 2003-2005.  Đề tài cấp bộ: Nghiên cứu chọn tạo giống điều và xây dựng các biện pháp kỹ thuật sản xuất tiên tiến thích hợp cho các vùng trồng điều chính giai đọn 2005 – 2010. Bên cạnh những tiến bộ kỹ thuật về giống, IAS cũng đã giới thiệu ba quy trình kỹ thuật đã được Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận tiêu chuẩn ngành (Quyết định số 4097 QĐ/BNN-KHCN, ngày 29/12/2006): Quy trình kỹ thuật nhân giống điều bằng phương pháp ghép; Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây điều ghép; Quy trình kỹ thuật thâm canh vườn điều; Như vậy, việc đầu tư vào các giống mới giúp tăng năng suất và chất lượng đã được quan tâm kịp thời. Áp dụng công nghệ và giống mới giúp cải thiện nguồn nguyên liệu để đáp ứng nhu cầu sản xuất. 1.6.3 Sản phẩm Hiện nay Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu nhân điều đứng đầu trên thế giới. Tuy nhiên chất lượng hạt điều nước ta vẫn chưa cao. Kích cỡ hạt nhỏ, bình quân 200 hạt/kg do đó tốn công chế biến và nhân thu được nhỏ, có giá thấp. Bên cạnh đó, tỷ lệ nhân thu hồi thấp, cần 4,0-4,2 kg hạt nguyên liệu cho 1 kg nhân. Hạt không đồng đều về kích cỡ và hình dạng nên khó áp dụng 3 cơ giới hóa vào quá trình chế biến hạt điều trong khi nhu cầu lao động cao là một nhược điểm lớn của việc phát triển sản xuất chế biến điều hiện nay. Trong tập đoàn các dòng điều có triển vọng đã được chọn lọc trong thời gian qua có một số giống có chất lượng hạt vượt trội tỷ lệ nhân thu hồi cao 3033% và kích cỡ hạt lớn 120-140 hạt/kg. Đây là nguồn vật liệu di truyền quan trọng làm cơ sở cho việc nghiên cứu nâng cao chất lượng hạt điều. [2] 1.7 Nguồn cung cấp nguyên liệu sản xuất Hiện nay ngành điều Việt Nam chỉ chủ động được 1/3 nguyên liệu sản xuất, còn lại phải nhập khẩu từ Campuchia và phần lớn từ châu Phi, đặc biệt là Bờ Biển Ngà. Trong 4 tháng đầu 2016, Việt Nam đã nhập khẩu gần 207.000 tấn hạt điều, tăng gần 5% so với cùng kỳ 2015, đạt kim ngạch trên 323 triệu USD, tăng trên 22% so với cùng thời điểm năm trước. Lượng nhập khẩu điều thô của Việt Nam đang tăng dần qua các năm [5]. 1.8 Nguồn nhân lực và máy móc cho sản xuất Các quy trình sản xuất hiện nay chủ yếu sử dụng lao động phổ thông, do đó năng suất thấp, tỷ lệ hạt vỡ cao, chất lượng sản phẩm kém, khó cạnh tranh. Ví dụ, tỷ lệ hạt điều trắng của Việt Nam chỉ đạt khoảng 40% trong khi các nước như Ấn Độ hay Brazil tỷ lệ này là 70%. Bên cạnh đó, máy móc cũng được sử dụng để phục vụ cho quá trình sản xuất. Hiện nay, máy móc thiết bị chế biến điều của Việt Nam không những đủ dùng cho trên 1.000 nhà máy, cơ sở chế biến hạt điều mà còn xuất khẩu sang nhiều nước, nhất là xuất qua châu Phi thị trường nguồn cung điều lớn của thế giới. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp trong nước lo lắng có thể bị "mất" công nghệ chế biến. Chương 2. TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU SẢN PHẨM HẠT ĐIỀU VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 Tình hình xuất khẩu: kim ngạch, tăng trưởng, cơ cấu sản phẩm, cơ cấu thị trường 4 Hiện nay, đã có đến 80 nước nhập khẩu hạt điều nhân sơ chế của Việt Nam, trong đó, Mỹ chiếm thị phần cao nhất với 30%, một số nước châu Âu chiếm 25% và Trung Quốc chiếm 18%. Theo thống kê Hải Quan, năm 2016 lượng điều nhân xuất khẩu của Việt Nam tăng hơn 6% so với cùng kỳ năm ngoái lên 320 nghìn tấn. Kim ngạch theo đó tăng hơn 18% lên 2,6 tỉ USD [3]. Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu sang một số nước tăng mạnh trong năm qua là Israel (50%), Đức (48%), Anh (23%) và Italia (19%). Theo dự báo ngành điều chế biến được khoảng 1,4 tấn hạt điều, xuất khẩu sẽ đạt kỷ lục 300 nghìn tấn với doanh thu có thể lên tới 3 tỷ USD. Trong đó nhân điều sơ chế khoảng 2,8 tỷ USD, điều chế biến sâu và dầu vỏ điều 2 tỷ USD. [3] Biểu đồ 2.1: Sản lượng hạt điều Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường (2016) (Nguồn: Cashewinfo/Vietrade) Lượng điều xuất khẩu lớn trong bối cảnh nguyên liệu trong nước thiếu khiến Việt Nam chi tới gần 1,5 tỷ USD để nhập khẩu 950 nghìn tấn điều thô. Kết quả là, kim ngạch nhập khẩu điều trong 11 tháng qua tăng tới 40% so với cùng kỳ năm trước. Vinacas ước tính đến hết năm nay, có thể nhập đến gần 1 triệu tấn điều để phục vụ chế biến. Xét về giá, giá hạt điều xuất khẩu bình quân 10 tháng đầu năm nay tăng 10% so với cùng kỳ năm trước lên 8.033 USD/tấn. 5 Cục Xúc tiến thương mại cũng dự báo trong những năm tới, giá điều nhân trên thế giới khó mà xuống dưới mức giá hiện nay, tức trên dưới 10 USD/kg, là mức giá trước đây chưa bao giờ đạt đến. Vì thế việc mở rộng diện tích, tăng sản lượng, tăng chất lượng nhân điều và chế biến sâu trở nên cấp bách. Bên cạnh đó, giá hạt điều khô thu mua có lúc lên tới mức kỷ lục là 60.000 đồng/kg sau nhiều năm và thời gian tới vẫn tiếp tục có xu hướng tăng bởi nhu cầu tăng cao trong khi nguồn cung ngày càng thu hẹp do ảnh hưởng thời tiết. 2.2 Tình hình nhập khẩu: kim ngạch, tăng trưởng, cơ cấu sản phẩm, cơ cấu thị trường Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam nhập đến gần 70% lượng điều từ Campuchia, một số nước châu Phi để chế biến. Mặc dù thuận lợi là hợp đồng mua bán xuất nhập khẩu điều ngày càng chặt chẽ nhưng có một số lô hàng nhập từ châu Phi về không ổn định, thường bị ẩm, mốc, mọc mầm. Đây có thể là nguyên nhân khiến điều nhân xuất khẩu của Việt Nam sau khi chế biến sẽ mất uy tín về chất lượng. Đại diện Vinacas (Hiệp hội điều Việt Nam) cho biết, hiệp hội đã đưa ra giải pháp để doanh nghiệp túc trực ở các cảng xuất khẩu điều ở châu Phi sau đó kiểm tra hàng trước khi bốc xuống tàu [4]. Cũng theo trung tâm Xúc tiến thương mại Việt Nam, trong tình hình sản lượng điều thô đang giảm tại hầu hết các quốc gia trồng điều, đặc biệt là Ấn Độ, Việt Nam và Tây Phi, nhiều khả năng thế giới sẽ rơi vào tình trạng thiếu hụt nguồn cung. Điều này sẽ làm ảnh hưởng tới việc xuất khẩu hạt điều nhân của Việt Nam trong thời gian tới [7]. 2.3 Thuận lợi và khó khăn trong phát triển ngành 2.3.1 Thuận lợi  Khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp cho việc trồng điều, từ đó có thể chủ động về vùng nguyên liệu.  Nhờ công nghệ chế biến hạt điều ngày càng được cải thiện nên hạt điều Việt Nam luôn có chất lượng và mẫu mã đáp ứng được yêu cầu của những thị trường khó tính 6 nhất như Mỹ, Pháp, Đức, Nhật. Có thể nói, ngành điều Việt Nam đã bước sang giai đoạn hai, từ xuất khẩu điều thô sang sơ chế điều nhân và bắt đầu chế biến sâu để tăng giá trị hạt điều lên nhiều lần.  Chúng ta đã có bộ giống điều có tiềm năng năng suất và chất lượng cao.  Quy trình kỹ thuật thâm canh điều cao sản đạt từ 3- 5 tấn/ha đã được kiểm chứng trên một số nông hộ tại Bình Phước và Đồng Nai sẽ được phát huy và nhân rộng trong sản xuất [7].  Những kết quả nghiên cứu cải tiến công nghệ, thiết bị chế tạo trong nước, cho phép ngành điều cơ giới hóa, tự động hóa với mức đầu tư thấp hơn so với thiết bị nhập khẩu, nên các cơ sở chế biến có cơ hội tiếp cận nhanh thị trường thế giới.  Hạt điều Việt Nam có giá thành thấp, chất lượng khá cao, nhân điều thô xuất khẩu của Việt Nam đã có uy tín trên thị trường thế giới.  Các sản phẩm chế biến từ hạt điều như: nhân điều, dầu vỏ hạt điều của Việt Nam được xác định là sản phẩm hàng hóa xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh cao khi Việt Nam hội nhập nền kinh tế thế giới. 2.3.2 Khó khăn Tuy ngành điều có tốc độ phát triển khá ấn tượng nhưng vẫn thiếu yếu tố bền vững. Nguyên nhân chủ yếu là đầu tư vào lĩnh vực phát triển sản xuất trồng điều chưa được chú trọng.  Khí hậu - thời tiết diễn biến phức tạp, nhất là lượng mưa và phân bố mưa ảnh hưởng xấu đến mùa vụ và sản lượng điều. Đất hiện trồng điều sẽ bị thu hẹp diện tích do chuyển sang xây dựng các khu công nghiệp, đô thị, đất ở nông thôn, đất chuyên dùng khác.  Sản phẩm chưa khẳng định được thương hiệu. Việt Nam là nước xuất khẩu điều hàng đầu thế giới. Sản phẩm điều Việt Nam đã thâm nhập vào các thị trường khó tính như châu Âu, Bắc Mỹ… Chất lượng điều nhân ngày càng được nâng cao và có uy tín trên thị trường. Tuy nhiên, sản phẩm điều Việt Nam vẫn chưa khẳng định được thương hiệu của mình trên sân chơi toàn cầu.  Giá thu mua hạt điều trong nước thấp và không ổn định, nguồn thu nhập của nông dân thấp hơn so với trồng cây khác và không yên tâm đầu sản xuất điều; giá xuất khẩu nhân điều biến động mạnh, trong khi các giải pháp ứng phó chưa kịp 7 thời, gây ra thiệt hại không nhỏ cho doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu điều. Hiện tượng tranh mua, tranh bán, tạo giá "ảo" cho người trồng và doanh nghiệp chế biến cũng góp phần làm cho sự phát triển ngành thiếu ổn định và bền vững [5].  Các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu điều quy mô nhỏ chịu rất nhiều rủi ro bởi các doanh nghiệp này thiếu các điều kiện cần thiết như : vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý, tiếp cận thị trường,…  Đây là ngành lạm dụng lao động sống, trong khi thị trường lao động đang có xu hướng chuyển dịch sang các ngành có thu nhập cao và ổn định. Trong chế biến hạt điều còn hai công đoạn là cắt, tách vỏ điều và bóc vỏ lụa vẫn phải sử dụng quá nhiều lao động thủ công. Việc nghiên cứu thiết bị và công nghệ để cơ giới hóa hai công đoạn nói trên ngày càng bức xúc, thậm chí là điều kiện sống còn để phát triển bền vững [7].  Thiếu nguyên liệu điều, vùng nguyên liệu càng ngày bị thu hẹp. Nếu như thời điểm 2002 chỉ 20% phụ thuộc vào lượng nguyên liệu nhập khẩu thì hiện nay 70% lượng nguyên nhiệu để sản xuất là phải nhập khẩu từ nước ngoài. Do không chủ động được nguồn nguyên liệu nên khó kiểm soát về chất lượng và an toàn thực phẩm. Đây là khó khăn lớn của ngành chế biến điều Việt Nam hiện nay. [6]  Rủi ro khi nhập điều. Việc nhập khẩu lượng lớn điều thô đã kéo theo những tiềm ẩn rủi ro cho doanh nghiệp trong vấn đề thanh toán quốc tế và tranh chấp thương mại. Cụ thể, nhiều doanh nghiệp nhập khẩu đã kí hợp đồng với Việt Nam nhưng không thực hiện hợp đồng hoặc trì hoãn giao hàng. Doanh nghiệp trong nước theo đó buộc phải hủy hợp đồng xuất khẩu điều nhân do không có nguyên liệu để chế biến, gây ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp. [7]  Cạnh tranh tại thị trường xuất khẩu điều. Một số nước Châu Phi đang khuyến khích sản xuất, chế biến tại nội địa thay vì chỉ xuất khẩu thô như hiện nay. VINACAS (Hiệp hội điều Việt Nam) cho rằng, nếu Châu Phi mở cửa sản xuất và phát triển thị trường thì khả năng thương nhân Trung Quốc thâm nhập vào ngành này là rất lớn, dẫn đến nguy cơ mất thị phần xuất khẩu nhân điều của Việt Nam. [7] Chương 3. CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN NGÀNH ĐIỀU VIỆT NAM 8 3.1 Nhóm giải pháp chính sách của Nhà nước Để ngành điều Việt Nam phát triển bền vững, cần những giải pháp đồng bộ, trong đó phải có giải pháp từ Trung ương, giải pháp của từng địa phương, từng doanh nghiệp, nhà khoa học và giải pháp ngay ở những người trồng điều. Trong đó giải pháp của Chính phủ mang tính định hướng và quan trọng nhất.  Chính phủ, bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương cần rà soát quy hoạch lại diện tích điều một cách cụ thể từng vùng, từng địa phương. Quy hoạch để ổn định diện tích chứ không thu hẹp diện tích. Đồng thời quy hoạch lại các nhà máy chế biến theo hướng tập trung, khuyến khích cơ giới hóa thay thế dần lao động thủ công.  Nhà nước tiếp tục đầu tư ngân sách cho các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học về cây điều. Nhà nước cần tạo môi trường thuận lợi cho ngành điều phát triển ổn định và bền vững, khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư nghiên cứu khoa học kỹ thuật, sản xuất giống chất lượng cao...  Quy hoạch vùng nguyên liệu điều tập trung tại các tỉnh miền Đông Nam Bộ nhằm chủ động và giải quyết vấn đề thiếu nguyên liệu. Việc quy hoạch đúng vùng trồng điều có hiệu quả là việc cần làm gấp. Cây điều chỉ có thể trồng và đem lại hiệu quả ở vùng Ðông Nam Bộ, vùng đồi núi thấp ở Tây Nguyên và một số khu vực ở duyên hải miền trung và đồng bằng sông Cửu Long; ngược lại trồng ở những vùng đất đai và khí hậu không thuận lợi đều cho năng suất thấp, hạt nhỏ, chi phí sản xuất và giá thành cao, dẫn đến hiệu quả thấp.  Các chính sách cần được xem xét là chính sách tín dụng từ ngân hàng; chính sách hỗ trợ từ ngân sách nhà nước phù hợp thông lệ quốc tế như hỗ trợ vốn từ ngân sách cho chương trình khuyến công đối với chế biến điều, hỗ trợ vốn đào tạo nguồn nhân lực cho công nhân, quản lý trong ngành công nghiệp chế biến điều.  Chính sách về ưu đãi thuế đối với việc nhập khẩu nguyên liệu thô và chính sách xuất khẩu đối với xuất khẩu điều nhân cần được hoàn thiện hơn nữa để khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh và sản xuất, xuất khẩu.  Tự do hóa thương mại. “Cần tuyên truyền những ích lợi của phương thức sàn giao dịch và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà sản xuất, cũng như cho nông dân tham 9 gia phương thức mới này. Việc quản lý chỉ đạo, tổ chức hoạt động mua bán qua sàn cần có cơ sở pháp lý, thể lệ quy định đồng bộ, chặt chẽ, hợp đồng giao nhận cần chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế. Đây cũng chính là giải pháp nhằm giúp hạn chế rủi ro khi tiến hành giao dịch mua bán điều thô cho các doanh nghiệp trong nước.  Chủ động nguồn cung và điều phối giá điều thế giới. Ngành điều cần phát triển theo hướng tập trung, chuyển đổi mạnh từ trồng trọt và chế biến phân tán, quy mô nhỏ sang hướng công nghiệp và bán công nghiệp, tiến hành xây dựng vùng nguyên liệu sạch kết hợp với xây dựng vùng chế biến sạch (kể cả các sản phẩm phụ) để tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt nhất. Riêng giải pháp điều phối giá điều thế giới, với sản lượng xuất khẩu hàng đầu thế giới và chất lượng ổn định, ngành điều Việt Nam hoàn toàn có năng lực bình ổn giá trên thị trường toàn cầu. Ngành điều Việt Nam có 3 cái nhất: xuất khẩu, nhập khẩu, sản xuất. Nhưng do tình trạng không đoàn kết, DN mạnh ai nấy làm đã khiến cho cả ngành điều gặp bất lợi trên thị trường quốc tế. Do đó, chúng ta thực sự có năng lực nhưng cần phải đoàn kết hơn để có thể chi phối được thị trường thế giới. 3.2 Nhóm giải pháp cho doanh nghiệp và người nông dân  Xây dựng vùng điều liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp. Đối với việc tăng diện tích, để người dân có thể sống được với cây điều thì người nông dân và doanh nghiệp phải cùng “bắt tay” với nhau, trong đó, doanh nghiệp hỗ trợ kỹ thuật, bao tiêu đầu ra sản phẩm mới có thể giúp ngành điều phát triển bền vững.  Xây dựng được tiêu chuẩn cho sản phẩm, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng những yêu cầu khắt khe của khách hàng. Tham gia vào "sân chơi" lớn, việc xây dựng thương hiệu sản phẩm có uy tín của ngành sản xuất điều Việt Nam mới là một bảo đảm để chiếm lĩnh thị trường, để chuyển từ việc xuất khẩu nhân điều thô sang xuất khẩu nhân điều chế biến với các sản phẩm đa dạng, có giá trị hơn nhiều lần.  Các doanh nghiệp ngành điều phải chú trọng đầu tư công nghệ mới để nâng cao năng suất, chất lượng và sản xuất thân thiện môi trường. Tự động hóa trong dây chuyền tinh chế điều. Trong dây chuyền tinh chế điều, có hai công đoạn chính là công đoạn bóc vỏ cứng và công đoạn bóc vỏ lụa. Các nhà máy chế biến điều phần 10 lớn đã áp dụng máy móc thay con người (1 máy thay thế 100 công nhân). Tuy nhiên, đối với công đoạn bóc vỏ lụa chưa được tự động hóa hoàn toàn, trong khi đây là công đoạn rất khó, quyết định đến chất lượng sản phẩm điều nhân. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh hơn nữa đầu tư tự động hóa dây chuyền tinh chế điều trong chiến lược phát triển của mình.  Xây dựng thương hiệu ngành điều. Cần những giải pháp đồng bộ về nguồn gốc, chất lượng và danh tiếng để xây dựng chỉ dẫn địa lý cho ngành điều Việt Nam. KẾT LUẬN Việt Nam tuy có lợi thế tiềm năng đối với sản xuất và chế biến hạt điều xuất khẩu có giá trị cao. Tuy nhiên để khia thác thực sự hiệu quả tiềm năng này cần đòi hỏi có sự hết hợp đồng bộ giữa Chính phủ, doanh nghiệp, địa phương và người nông dân với các giải pháp kinh tế - tổ chức – kỹ thuật, đặc biệt trong sự cạnh tranh gay gắt của quá trình hội nhập hiện nay. Đề tài đã đi từ nghiên cứu thực trạng ngành điều tỏng mối quan hệ về nguồn cung, quan hệ sản xuất, vị trí của chúng ta trong thị trường xuất khẩu sản phẩm điều nhân. Bên cạnh đó phân tích thuận lợi và khó khăn trong sản xuất, xuất khẩu, phát triển bền vững ngành điều. Từ đó đưa ra các nhóm giải pháp phù hợp với thực tế nhằm đưa ngành điều phát triển bền vững hơn và đưa nước ta trở thành một quốc gia xuất khẩu điều với sản lượng lớn và bền vững, có thể chi phối được giá cả nhằm mang lại lợi ích kinh tế cao hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đỗ Trung Bình và ctv, 2011. Báo cáo nghiệm thu đề tài Nghiên cứu chọn tạo giống điều và xây dựng các biện pháp kỹ thuật sản xuất tiên tiến thích hợp cho các vùng trồng điều chính giai đọn 2005 – 2010. 2. Vinacas, Bảo đảm nguồn nguyên liệu cho điều nhân xuất khẩu, http://www.vinacas.com.vn/index.php?route=common/news/chuyenmuc&id=4
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan