Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng anh và tiếng việt...

Tài liệu Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng anh và tiếng việt

.PDF
220
1046
147

Mô tả:

ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ---------------------------- NGUYỄN THỊ MAI HOA HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGƢ̃ HỌC HUẾ - 2016 ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ------------------------------- NGUYỄN THỊ MAI HOA HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 62.22.02.40 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS Hoàng Tất Thắng 2. PGS.TS Trƣơng Viên HUẾ - 2016 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cƣ́u của riêng tôi . Các số liệu trong luâ ̣n án là trung thƣ̣c . Nhƣ̃ng kế t luâ ̣n khoa ho ̣c của luâ ̣n á n chƣa đƣơ ̣c công bố trong bấ t kì công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Thi Mai Hoa ̣ ii MỤC LỤC Trang bià phu ̣ Lời cam đoan Mục lục ii Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt vii Danh mục các bảng, biểu MỞ ĐẦU viii i 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT 8 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 8 1.1.1. Ngoài nƣớc 8 1.1.2. Trong nƣớc 10 1.2. Lý thuyết hội thoại 14 1.2.1. Những yếu tố trong cấu trúc hội thoại 14 1.2.3. Sự kiện lời nói (Speech event) 17 1.3. Lý thuyết hành vi ngôn ngữ 18 1.3.1. Khái niệm hành vi ngôn ngữ 19 1.3.2. Phân loại hành vi ở lời 21 1.3.3. Điều kiện sử dụng các hành vi ở lời 23 1.3.4. Phƣơng thức thực hiện hành vi ở lời 25 1.3.5. Hành vi ngôn ngữ trực tiếp và hành vi ngôn ngữ gián tiếp 27 1.4. Hành vi xin phép và hồi đáp 29 1.4.1. Khái niệm hành vi yêu cầu 30 1.4.2. Khái niệm hành vi xin phép 30 1.4.3. Khái niệm hồi đáp 32 1.4.4 Điều kiện sử dụng của hành vi xin phép 34 1.4.5. Mối quan hệ giữa hành vi yêu cầu và hành vi xin phép 36 1.5. Nguyên tắc về lịch sự và thể diện trong hội thoại 38 1.6. Quan hệ liên cá nhân trong hội thoại 40 iii 1.7. Ngôn ngữ và mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa 40 1.8. Tiểu kết 41 CHƢƠNG 2: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH 43 2.1. Kết quả thống kê phân loại các cấu trúc xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh qua văn chƣơng và phiếu câu hỏi diễn ngôn DCT 43 2.1.1. Kết quả thống kê phân loại các cấu trúc xin phép qua văn chƣơng và DCT 43 2.1.2. Kết quả thống kê phân loại các cấu trúc hồi đáp qua văn chƣơng và DCT 45 2.2. Các phƣơng thức biểu hiện trực tiếp hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh 47 2.2.1. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tích cực trực tiếp 47 2.2.2. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tíêu cực trực tiếp 47 2.3. Các phƣơng thức biểu hiện gián tiếp hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh 49 2.3.1. Hành vi xin phép gián tiếp - Hồi đáp tích cực trực tiếp 50 2.3.2. Hành vi xin phép gián tiếp - Hồi đáp tíêu cực trực tiếp 50 2.3.3. Hành vi xin phép gián tiếp - Hồi đáp tích cực gián tiếp 53 2.3.4. Hành vi xin phép gián tiếp - Hồi đáp tiêu cực gián tiếp 55 2.4. Các nét ngữ dụng liên quan đến hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh 57 2.4.1. Hành vi xin phép và hồi đáp xét trong mối quan hệ bố, mẹ con (môi trƣờng gia đình) 62 2.4.2. Hành vi xin phép và hồi đáp xét trong mối quan hệ bạn bè 62 2.4.3. Hành vi xin phép và hồi đáp xét trong mối quan hệ thầy - trò (môi trƣờng trƣờng học) 63 2.4.4. Hành vi xin phép và hồi đáp xét trong mối quan hệ giữa thủ 64 iv trƣởng - nhân viên (môi trƣờng công sở) 2.5. Tiểu kết 67 CHƢƠNG 3: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG VIỆT 69 3.1.1. Kết quả thống kê phân loại các cấu trúc xin phép và hồi đáp trong tiếng Việt qua văn chƣơng và phiếu câu hỏi diễn ngôn DCT 69 3.1.1. Kết quả thống kê phân loại các cấu trúc xin phép qua văn chƣơng và DCT 69 3.1.2. Kết quả thống kê phân loại các hành vi hồi đáp trong tiếng Việt qua văn chƣơng và DCT 70 3.2. Các phƣơng thức biểu hiện trực tiếp hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Việt 72 3.2.1 Khái niệm về hành vi xin phép và hồi đáptrực tiếp 72 3.2.2 Đặc điểm về phƣơng thức thức biểu hiện hành vi xin phép và hồi đáp trực tiếp 73 3.2.3. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tích cực trực tiếp 73 3.2.4. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tích cực gián tiếp 78 3.2.5. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực gián tiếp 80 3.2.6. Hành vi xin phép trực tiếp - Hồi đáp tiêu cực trực tiếp 84 3.3. Các phƣơng thức biểu hiện gián tiếp hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Việt 86 3.3.1. Hành vi xin phép gián tiếp - Hồi đáp tích cực trực tiếp 86 3.3.2. Hành vi xin phép gián tiếp - Hồi đáp tíêu cực trực tiếp 87 3.3.3. Hành vi xin phép gián tiếp - Hồi đáp tích cực gián tiếp 88 3.3.4. Hành vi xin phép gián tiếp - Hồi đáp tích cực gián tiếp 88 3.4. Các nét ngữ dụng liên quan đến hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Việt 90 3.4.1. Hành vi xin phép và hồi đáp xét trong mối quan hệ bố, mẹ - 90 v con (môi trƣờng gia đình) 3.4.2. Hành vi xin phép và hồi đáp xét trong mối quan hệ bạn bè 91 3.4.3. Hành vi xin phép và hồi đáp xét trong mối quan hệ thầy - trò (môi trƣờng trƣờng học) 92 3.4.4. Hành vi xin phép và hồi đáp xét trong mối quan hệ giữa thủ trƣởng - nhân viên (môi trƣờng công sở) 93 3.5. Tiểu kết 94 CHƢƠNG 4: SỰ TƢƠNG ĐỒNG VA KHÁC BIỆT CỦA HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT 97 4.1. Những điểm tƣơng đồng 97 4.1.1 So sánh mặt nội dung của hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt 97 4.1.2 So sánh mặt ngữ nghĩa của hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt. 100 4.1.3 So sánh mặt ngữ dụng của hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt 102 4.2. Những điểm khác biệt 103 4.2.1. So sánh mặt ngữ nghĩa của hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt 103 4.2.2. So sánh mặt ngữ dụng của hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt 106 4.2.2.1. So sánh tỉ lệ sử dụng các (trợ) động từ để thực hiện các hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt theo các nhóm xã hội từ DCT. 106 4.2.2.2 So sánh tỉ lệ sử dụng các phƣơng thức thực hiện các hành vi xin phép và hồi đáp trực tiếp và gián tiếp trong tiếng Anh và tiếng Việt với các quan hệ xã hội 111 vi 4.3. Hành vi xin phép và hồi đáp với phép lịch sự trong tiếng Anh và tiếng Việt 116 4.3.1 Hành vi xin phép và hồi đáp với phép lịch sự trong tiếng Anh 115 4.3.2 Hành vi xin phép và hồi đáp với phép lịch sự trong tiếng Việt 118 4.4. Tiểu kết 125 KẾT LUẬN 128 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 134 TÀI LIỆU THAM KHẢO 135 PHỤ LỤC A PHỤ LỤC B PHỤ LỤC C PHỤ LỤC D vii DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHƢ̃ VIẾT TẮT Các chữ viết tắt trong tiếng Anh 1. NP1: Noun Phrase 1: cụm danh từ thứ nhất 2. NP2: Noun Phrase 2: cụm danh từ thứ hai 3. VP: Verb Phrase: cụm động từ 4. S: ngƣời nói 5. H: ngƣời nghe 6. Sp1: ngƣời nói/nhân vâ ̣t hô ̣i thoa ̣i thƣ́ nhấ t 7. Sp2: ngƣời nói/nhân vâ ̣t hô ̣i thoa ̣i thƣ́ hai 8. DCT: Discourse Completation Task (Phiếu câu hỏi diễn ngôn) 9. FTA : Face Threatening Acts (Hành vi đe dọa thể diện) Các chữ viết tắt trong tiếng Việt 10. HVNN: hành vi ngôn ngữ 11. CN: chủ ngữ 12. BTNV: biể u thƣ́c ngƣ̃ v i 13. PNNV: phát ngôn ngữ vi 14. ĐTNV: đô ̣ng tƣ̀ ngƣ̃ vi 15. HT: hô ̣i thoa ̣i 16. TP: thành phần 17. SL: Số lƣợng viii DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU TÊN BẢNG, BIỂU SỐ 2.1a Bảng thống kê các cấu trúc xin phép trong tiếng Anh qua TRANG 43 văn chƣơng và DCT 2.1a Tỉ lệ các cấu trúc xin phép trong tiếng Anh qua văn 44 chƣơng và DCT 2.1b Bảng thống kê các cấu trúc hồi đáp trong tiếng Anh qua 45 văn chƣơng và DCT 2.1b Tỉ lệ các cấu trúc hồi đáp trong tiếng Anh qua văn 46 chƣơng và DCT 2.3 Các phƣơng thức biểu hiện hành vi xin phép và hồi đáp 61 trong tiếng Anh qua văn chƣơng và DCT 2.4 Quan hệ xã hội với các phƣơng thức biểu hiện trong tiếng 65 Anh qua văn chƣơng 3.1a Bảng thống kê các cấu trúc xin phép trong tiếng Việt qua 69 văn chƣơng và DCT 3.1a Tỉ lệ các cấu trúc xin phép trong tiếng Việt qua văn 70 chƣơng và DCT 3.1b Bảng thống kê các cấu trúc hồi đáp trong tiếng Việt qua 71 văn chƣơng và DCT 3.1b Tỉ lệ các cấu trúc hồi đáp trong tiếng Việt qua văn 72 chƣơng và DCT 3.3 Các phƣơng thức biểu hiện hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Việt qua văn chƣơng và DCT 89 ix 3.4 Quan hệ xã hội với các phƣơng thức biểu hiện trong tiếng 94 Việt qua văn chƣơng 4.1 Nội dung và phƣơng tiện từ vựng dùng để xin phép và 98 hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt 4.2 So sánh tỉ lệ sử dụng các (trợ) động từ để thực hiện các 111 hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt theo các nhóm xã hội từ DCT 4.2 So sánh tỉ lệ các phƣơng thức biểu hiện hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt 115 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xã hội hiện đại với xu thế hội nhập và phát triển như hiện nay ở Việt Nam, việc sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp là vô cùng quan trọng. Sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp đối với mỗi dân tộc lại có sự khác biệt. Điều đó đã góp phần tạo nên những nét đặc trưng trong văn hóa ứng xử cũng như bản sắc văn hóa riêng cho mỗi dân tộc. Trong giao tiếp, con người thực hiện rất nhiều hoạt động khác nhau bằng cách sử dụng ngôn ngữ. Các hành động này tuy được thể hiện hết sức đa dạng nhưng đều được gọi chung là các hành vi ngôn ngữ. Hành vi ngôn ngữ đóng một vai trò quan trọng trong giao tiếp hàng ngày của chúng ta, bất cứ hành vi ngôn ngữ nào cũng được thực hiện với mục đích của người nói trong giao tiếp ngôn ngữ. Chẳng hạn, với một lời hứa, mục đích của người nói là biết cách tạo ra một sự bắt buộc để thực hiện hành vi đó như là một lời hứa. Với hành vi xin phép, khi thực hiện hành vi này người nói mong muốn được thực hiện với sự hồi đáp tích cực của người nghe hoặc người nghe sẽ thực hiện hành vi cho phép sau khi người nói thực hiện hành vi xin phép. Hành vi xin phép và hành vi hồi đáp là một trong những cặp hành vi lời nói phổ biến trong tiếng Việt cũng như ở trên thế giới. Theo Searle (1976), hành vi xin phép và hồi đáp nằm trong lớp hành vi lời nói khuyến lệnh (directive), mục đích của người nói khi tạo ra các phát ngôn xin phép là nhận được sự hồi đáp tích cực (hay cho phép) của người nghe đối với các phát ngôn xin phép đó. Chúng ta có thể gặp rất nhiều các phát ngôn xin phép và hồi đáp được sử dụng trong đời sống hàng ngày. Tùy vào mục đích, dụng ý và địa vị xã hội của người nói và người nghe mà các phát ngôn xin phép và hồi đáp được thể hiện theo hai phương thức trực tiếp và gián tiếp với nhiều dạng thức khác nhau như là cấu trúc mệnh lệnh, nghi vấn Can I…? Could I…? May I…? Would you mind…? Do you mind…? sử dụng các động từ ngữ vi như permit, allow, let trong tiếng Anh và xin phép, xin… được phép, xin....cho phép, cho, để, hoặc sử dụng trợ động từ tình thái có thể trong tiếng Việt. 1 Hai loại hành vi này luôn đi cùng với nhau, cùng tồn tại và xuất hiện song hành trong các hội thoại hay phát ngôn lời nói. Tuy nhiên, theo Brown và Levison (1987) khi bàn về lý thuyết lịch sự (politeness theory), hai ông cho rằng loại hành vi lời nói này có thể đe dọa thể diện của người nói trong những trường hợp người nghe đưa ra các hồi đáp tiêu cực, vì việc chuyển di ngữ dụng trong hành vi xin phép và hồi đáp sẽ dẫn đến nhiều cuộc hội thoại không thành công trong giao tiếp ngôn ngữ giữa những người ở nhiều nền văn hóa khác nhau.Việc nghiên cứu bản chất của hành vi xin phép và hồi đáp, cấu trúc và phương tiện thể hiện, các tác nhân quyết định hiệu quả của hành vi xin phép và hồi đáp, nét đặc trưng văn hóa của người Mỹ và người Việt Nam biểu lộ qua hành vi xin phép và hồi đáp, những nét riêng của việc sử dụng hành vi xin phép và hồi đáp trong giao tiếp của các nhóm xã hội… là một vấn đề cần thiết có thể cho thấy những nét tương đồng và khác biệt về ngôn ngữ, về tính lịch sự, về cách ứng xử văn hóa và cách thức tư duy thể hiện trong hành động ngôn từ của cả hai dân tộc. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu về hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt một cách hệ thống và toàn diện. 2. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Luận án của chúng tôi hướng đến mục đích góp phầ n minh chứng cho lí thuyế t của Ngữ du ̣ng ho ̣c về hành vi ngôn ngữ , góp phần làm phong phú thêm lí thuyế t về mố i quan hê ̣ giữa ngôn ngữ và văn hóa ; làm rõ bản chất của hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt từ góc nhìn Ngữ dụng học. Luận án đặt cho mình mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: 3.1. Khảo sát hành vi xin phép và hồi đáp trên cứ liệu tiếng Anh và tiếng Việt. 3.2. Tìm hiểu những nét tương đồng và khác biệt trong cấu trúc hình thức và ngữ nghĩa của những phát ngôn dùng để thực hiện hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt. 2 3.3. Phân tích ảnh hưởng của phép lịch sự đối với hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án xác định lấy tiếng Anh làm ngôn ngữ gốc và tiếng Việt làm ngôn ngữ đích, chủ yếu được nghiên cứu theo các phương pháp sau: 4.1. Phương pháp qui nạp: Phương pháp này được thực hiện thông quá việc thu thập tư liệu về các hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt, từ đó đi đến khái quát hóa các chiến lược với những biểu hiện cụ thể của chúng. 4.2. Phương pháp phân tích, miêu tả: Hành vi xin phép và hồi đáp là một cặp thoại nên thường hay xuất hiện trong các tình huống giao tiếp cụ thể với các nhân tố được sử dụng trong hoạt động hội thoại (nhân vật hội thoại, đích hội thoại, nội dung hội thoại...). Ngoài ra, còn cần phải quan tâm đến yếu tố hiện thực ngoài hội thoại (yếu tố xã hội, văn hoá...) khi phân tích chức năng hay lí giải sự hành chức của hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt. 4.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu song song: Chúng tôi dựa trên các kết quả đã phân tích và miêu tả để đối chiếu, so sánh nhằm tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt đối với hành vi xin phép và hồi đáp trong cả hai ngôn ngữ Anh và Việt trên bình diện cấu trúc ngữ nghĩa, ngữ dụng. Sử du ̣ng ba phương pháp nghiên cứu nói trên , luâ ̣n án đồ ng thời tiế n hành mô ̣t số thủ pháp nghiên cứu sau: - Thống kê phân loại: Tất cả các phát ngôn xin phép và hồi đáp sau khi thu thập đều được tác giả phân loại và xử lý bằng phương pháp thủ công, định dạng và phân loại theo các nhóm, các phương thức biểu hiện khác nhau. - Phân tích và hệ thống hóa: đươ ̣c sử du ̣ng trong phân tić h ngữ liê ̣u , số liê ̣u để khái quát những đặc điểm cấu trúc, ngữ nghiã , ngữ du ̣ng của hành vi xin phép và hồi đáp. Tóm lại, phương pháp qui nạp, miêu tả, thống kê phân loại và so sánh đối chiếu là các phương pháp chủ đạo xuyên suốt đề tài luận án. 3 5. Phạm vi nghiên cứu Theo Eva Ogiermann (2009) hiện nay trên thế giới có 3 hướng nghiên cứu chính về hành vi lời nói sau: 1. Thông qua văn chương và báo chí. 2. Thông qua khối liệu (corpus) 3. Thông qua phiếu câu hỏi diễn ngôn (DCT) Luâ ̣n án xác đ ịnh sử du ̣ng ngữ liê ̣u thu thâ ̣p đư ợc từ các nguồn sau là đối tượng nghiên cứu chính: - Các tác phẩm văn học, truyện ngắn Viê ̣t Nam thời kỳ trung đại và cận đại. - Các tác phẩm, truyện ngắn tiếng Anh, song ngữ Anh - Việt. - Mô ̣t số bô ̣ phim truyề n hình Việt Nam, phim Mỹ. - Hô ̣i thoa ̣i trong giao tiế p hàng ngày dựa trên phiếu câu hỏi diễn ngôn DCT. Như vậy, luận án đã xác định sử dụng hướng nghiên cứu 1 theo Eva Ogiermann là hướng nghiên cứu chính. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng hướng nghiên cứu 3, sử dụng các tình huống hội thoại trên phiếu câu hỏi diễn ngôn DCT, các kết quả thu được từ việc xử lý phiếu điều tra sẽ làm sáng tỏ thêm những kết luận trong quá trình phân tích và nghiên cứu ngữ liệu, làm cho luận án có tính xác thực và có độ tin cậy cao. Tóm lại, theo hai hướng nghiên cứu 1 và 3, phạm vi nghiên cứu của luận án sẽ là 970 hành vi xin phép và hồi đáp bằng tiếng Anh và 1000 hành vi xin phép và hồi đáp bằng tiếng Việt. Phiếu câu hỏi diễn ngôn DCT được thiết kế với 9 tình huống trong 3 môi trường xã hội và 4 quan hệ xã hội khác nhau để đảm bảo tính khách quan: môi trường công sở giữa thủ trưởng - nhân viên, quan hệ bạn bè/ đồng nghiệp, môi trường trường học giữa thầy - trò, giữa bạn bè và gia đình giữa bố, mẹ - con cái, mỗi tình huống sẽ có 2 hồi đáp tích cực và tiêu cực. Mỗi tình huống phải thể hiện được tình trạng xã hội, khoảng cách xã hội giữa các nghiệm thể khi thực hiện hành vi xin phép và hồi đáp. Phiếu câu hỏi sẽ được phát trực tiếp cho 40 nghiệm thể Việt là các sinh viên tiếng Anh của trường Đại học Quảng Bình, với các 4 nghiệm thể là sinh viên của trường Đại học Southern Mississippi ở Mỹ, chúng tôi phải nhờ trực tiếp một bạn sinh viên Việt Nam đang học tại trường này trực tiếp phát phiếu điều tra cho các bạn sinh viên Mỹ, sau đó chụp ảnh các bản thu được sau khi khảo sát và gửi email về Việt Nam. Việc sử dụng các tình huống lựa chọn ngẫu nhiên trong nghiên cứu của luận án có thể không phản ánh hết đặc điểm xã hội, các quan hệ xã hội của các nhóm tiêu chuẩn trên thực tế. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của luận án, với mục tiêu xem xét việc sử dụng hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt của các nhóm xã hội hiện nay, những thông tin, số liệu thu thập được từ phiếu câu hỏi diễn ngôn DCT cũng phần nào phản ánh được những đặc điể m giống nhau và khác nhau trong cách sử dụng hành vi xin phép và hồi đáp trong giao tiếp của các nhóm xã hội hiện nay trong tiếng Anh và tiếng Việt. 6. Bố cục của luận án Luận án ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục gồm 4 chương. Phần Mở đầu là một phần giữ vai trò quan trọng trong toàn bộ nội dung của luận án, có tính định hướng, quy định và chỉ ra những công việc cụ thể mà luận án phải giải quyết, những mục đích đạt được sau kết quả nghiên cứu, góp phần khẳng định thêm những giá trị về mặt lý thuyết và những ứng dụng thực tiễn của luận án trong tương lai. Chương 1: Tổng quan và cơ sở lý thuyết, khái quát các vấn đề có liên quan đến hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt, lý thuyế t hành vi ngôn ngữ, hành vi xin phép, hành vi hồi đáp, lý thuyế t hô ̣i thoa ̣i và l ý thuyế t về mố i quan hê ̣ giữa ngôn ngữ và văn hóa. Chương 2: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh, miêu tả, phân tích khái quát các đặc điểm ngữ nghĩa và ngữ dụng, các phương thức biểu hiện trực tiếp và gián tiếp của hành vi xin phép và cách thức hồi đáp trong tiếng Anh trên bình diện ngữ dụng, những yếu tố chi phối các hành vi xin phép và hồi đáp như lịch sự, thể diện, mối quan hệ liên cá nhân, vị thế xã hội, nghề nghiệp, tuổi tác 5 của các vai giao tiếp trong hội thoại. Chương 3: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Việt, miêu tả và khái quát các đặc điểm ngữ nghĩa và ngữ dụng, các phương thức biểu hiện trực tiếp và gián tiếp của hành vi xin phép và cách thức hồi đáp trong tiếng Việt trên bình diện ngữ dụng, những yếu tố chi phối các hành vi xin phép và hồi đáp như lịch sự, thể diện, mối quan hệ liên cá nhân, vị thế xã hội, nghề nghiêp, tuổi tác của các vai giao tiếp trong hội thoại. Chương 4: Sự tương đồng và khác biệt của hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt. Chương này trình bày những điểm tương đồng và những nét khác biệt của hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt trên bề mặt cấu trúc ngữ nghĩa, ngữ dụng. Thông qua ngữ liệu văn chương và phiếu câu hỏi diễn ngôn, rút ra những kết luận về một số khuôn mẫu của hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt. Chương này cũng phân tích nguyên lí lịch sự, cách ứng xử văn hóa, phong tục tập quán, sự phân tầng về vị thế, tuổi tác, nghề nghiệp trong xã hội được thể hiện trong hành vi xin phép và hồi đáp của người Mỹ và người Việt. Phần Kết luận rút ra những vấn đề mang tính khái quát về các kết quả đã nghiên cứu của luận án về các hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt, đề xuất những ứng dụng khả thi từ những kết quả mà luận án đem lại trong phạm vi lý thuyết và ứng dụng của ngôn ngữ học, đồng thời cũng đề xuất những hướng nghiên cứu tiếp theo mang tính chuyên sâu về các loại hành vi ngôn ngữ trong sự so sánh, đối chiếu ở hai ngôn ngữ. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 7.1. Ý nghĩa khoa học 1. Luận án góp phần làm rõ những tương đồng và khác biệt của hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt ở cả hai mặt hình thức tổ chức và ngữ nghĩa-ngữ dụng. 2. Luận án đã xác định đối tượng nghiên cứu theo một hướng nghiên cứu hoàn toàn mới mẻ, hiện đại khi so sánh những điểm tương đồng và khác biệt của đối 6 tượng này trong tiếng Anh và tiếng Việt xét về mặt ngữ dụng học. Kế thừa các nghiên cứu của các tác giả đi trước như Soehartono & Sianne, Hisae Niki & Hiroko Tajika của Nhật Bản, Lê Thị Thu Lê, Đào Nguyên Phúc của Việt Nam, luận án là sự tiếp nối các nghiên cứu trước đây về hành vi xin phép theo hướng mở rộng của các tác giả này, góp thêm một góc sáng cho bức tranh toàn cảnh về các đặc trưng ngữ nghĩa, ngữ dụng của các hành vi ngôn ngữ trong đó có hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn Các kết quả nghiên cứu của luận án có những giá trị thực tiễn nhất định trong việc lý giải các cách sử dụng hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt một cách có hiệu quả. 1. Việc so sánh đối chiếu một hành vi ngôn ngữ (hành vi xin phép) trong hai thứ tiếng Anh và Việt có nguồn gốc ngôn ngữ và loại hình ngôn ngữ khác nhau cung cấp những chứng cứ và góp phần đưa ra những giả định về tính phổ quát và tính đặc thù của ngôn ngữ trong giao tiếp. 2. Việc nghiên cứu hành vi xin phép và hồi đáp gắn với các yếu tố văn hóa và xã hội có thể được mở rộng để nghiên cứu các hành vi ngôn ngữ khác qua đó góp phần nghiên cứu văn hóa của cộng đồng sử dụng ngôn ngữ. 3. Những kết quả đạt được của luận án cho phép đưa ra những chỉ dẫn trong việc sử dụng hành vi xin phép và hồi đáp trong giao tiếp một cách có hiệu quả, ngoài ra các kết quả đó sẽ là những tham khảo có ích được sử dụng trong giảng dạy ngoại ngữ; tiếng Anh cho người Việt Nam và tiếng Việt cho người nước ngoài, đặc biệt là trong các giao tiếp ngôn ngữ xã hội. 7 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Ngoài nƣớc Vào đầu những năm 1960, cùng với sự xuất hiện của lí thuyết hành động ngôn từ (speech act theory) do J.L. Austin và J.Searle khởi xướng, ngữ dụng học bắt đầu bước vào thời kì phát triển mạnh mẽ, giải đáp và khám phá rất nhiều những địa hạt mới mẻ của ngôn ngữ học. Từ đây, ngôn ngữ học đã được mở rộng phạm vi quan tâm, bao quát đến từng lời nói cụ thể, từng giao tiếp cụ thể của con người. Người đầu tiên đưa ra lý thuyết hành vi ngôn ngữ là Austin (1962) với công trình nghiên cứu "How to do things with words". Trong thời gian đó, Austin cho rằng, các nhà lôgic và các nhà ngôn ngữ chỉ quan tâm đến những câu khảo nghiệm (còn gọi là khẳng định, trần thuyết, xác tín, miêu tả...) và xem chúng là đối tượng cơ bản để nghiên cứu. Austin đề nghị chia câu thành hai loại: câu tường thuật (constative) và câu ngôn hành. Câu tường thuật là câu nêu nhận định, còn câu ngôn hành là phát ngôn mà khi nói ra chúng, người nói đồng thời làm một điều gì đó hơn là nêu nhận định về một điều gì đó. Chẳng hạn với các câu: (1) Con xin phép thầy mẹ cho con ra ga ngay. [119, 43] (2) Con thề với bố là ông ấy không hề lấy một xu nào của công ty. [39, 58] chúng ta thấy người nói chẳng đưa ra một nhận định nào cả mà đơn giản là đang thực hiện các hành vi “xin phép”và “thề”. J.L. Austin cho rằng những câu này được người nói phát ngôn ra với mục đích thực hiện một hành vi nào đó như mời, hứa, khuyên, ra lệnh, xin phép, xin lỗi... Như vậy, nhờ phân biệt được phát ngôn tường thuật, miêu tả và phát ngôn ngôn hành, nhà triết học người Anh này đã phát hiện ra bản chất hành vi của ngôn ngữ. Cũng như J.L Austin và các tác giả khác, J.R Searle (1969) đã tiến hành phân loại các động từ ngôn hành và chỉ ra những hạn chế trong cách phân loại của J.L 8 Austin (1962) vì ông cho rằng J.L Austin không định ra các tiêu chí phân loại, do đó kết quả phân loại có khi giẫm đạp lên nhau. J.R Searle (1969) cho rằng “trước hết là phải phân loại các hành động ngôn từ chứ không phải phân loại các động từ gọi tên chúng và nếu xác lập được một hệ tiêu chí thích hợp với các hành động ngôn từ thì có thể lý giải được tình trạng giẫm đạp lên nhau của các phạm trù theo cách phân chia của J.L Austin” [79,123]. Searle đã đưa ra 12 tiêu chí, trong đó 4 tiêu chí quan trọng nhất là: 1. Đích tại lời (illocutionary point); 2. Hướng khớp ghép lời – hiện thực (direction of fit); 3. Trạng thái tâm lí được biểu hiện; 4. Nội dung mệnh đề; Căn cứ vào 4 tiêu chí này và một số các tiêu chí khác, Searle đã phân loại các hành vi ở lời thành 5 lớp lớn: Tái hiê ̣n (Representatives), Điều khiển (Directives), Kết ước (Commissives), Biểu lộ (Expressives), Xác tín (Assertives). Trong đó, hành vi xin phép được xếp vào nhóm điều khiển, một nhóm bao gồm các hành vi như ra lệnh, yêu cầu, hỏi, xin phép, cho phép. Nói chung các nhà nghiên cứu ngoài nước đã đề cập đến những khía cạnh khác nhau của hành vi ngôn ngữ với tư cách là một trong những vấn đề chính và cốt lõi của Ngữ dụng học hiện đại. Đề cập đến số lượng các loại chức năng ngôn ngữ thường gặp, Soehartono & Sianne [80, 35] cho rằng:“Có bốn loại chức năng ngôn ngữ chưa bao giờ gặp trong các phát ngôn xin phép trong trường hợp giáo viên có địa vị xã hội cao hơn”. Các chức năng đó là: 1. Đề nghị một chuỗi các hoạt động. 2. Yêu cầu ai làm gì. 3. Khuyên ai làm gì. 4. Hướng dẫn ai làm gì. Bằng cách phân tích các dữ liệu, Soehartono & Sianne (2003) đã tìm ra chức năng chiếm ưu thế trong hành vi xin phép và kết luận: “Chức năng của hành vi 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan