Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hành vi tình dục và kiến thức tình dục an toàn của học sinh phổ thông trung học ...

Tài liệu Hành vi tình dục và kiến thức tình dục an toàn của học sinh phổ thông trung học trên địa bàn hà nội hiện nay

.PDF
100
104
59

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XẢ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA XÃ HỘI HỌC • • « • HÀNH VI TÌNH DỤC VÀ KIỂN THỨC TÌNH DỤC AN TOÀN CỦA HỌC SINH PHỎ THÔNG TRUNG HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TRƯỜNG PHỐ THÔNG TRUNG HỌC PHAN ĐÌNH PHÙNG - QUẬN BA ĐÌNH - HÀ NỘI CHUYÊN NGÀNH XẢ HỘI HỌC Mã số: 60 3130 NGƯỜI HƯỚNG DÃN KHOA HỌC : PGS-TS HOÀNG BÁ THỊNH NGƯỜI THựC HIỆN : NGUYẺN THANH VÂN OA! HỌC Quõc GIA HA NỌ| TRUNG TÀM ĨHỔNG ĨÍN ĨHỰVIỆN HẢ NỘI - 2008 M ởi etít n ổn Luận văn tốt nghiệp với tổn gọi Hành vi tình dục và kiến thức tình dục an toàn của học sinh PTTH hiện nay ” - Nghiên cứu trường hợp tại trường Phổ thông Trung học Phan Đình Phùng - Hà Nội” được hoàn thành sau ba năm học tập, nghiên cứu sau đại học của tôi. Nhân dịp luận văn được hoàn thành, tôi xin bày tò lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS. TS. Hoànẹ Bá Thịnh - thầy giáo đă rất tận tình chi bao. dạy dỗ, hướng dẫn và giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi cũng xỉn gửi lời cám ơn chân thành tới các thầv cô giáo trong và ngoài khoa Xã hội học (Trường ĐHKHXH&NV) - Những người đã dạy dỗ và giúp đỡ tôi trong những năm qua, cho tôi những kiến thức bổ ích để hoàn thành luận văn này. Cuối cùng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và những người thân đã luôn ở bèn, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Một lần nừa, tỏi xin được chân thành cảm ơn sự chỉ dẫn và giúp đỡ quý báu của tắt cả mọi người. Hà Nội, ngày 31/12/2008 Người thực hiện Nguyễn Thanh Vân Luận văn thạc sỹ khoa học MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................................4 DANH MỤC CÁC BIẺU ĐÒ...................................................................................................... 5 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................................6 MỞ ĐẦU..........................................................................................................................................7 1. Lý do chọn đề tà i............................................................................................7 2. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài.......................................................................................... 9 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tà i........................................................ 9 3.1. Ỷ nghĩa khoa học.................................................................................................................9 3.2. Ỷ nghĩa (hực tiễn............................................................................................................... 10 4. Phạm vi/ Đối tưựng /Khách thể nghiên cứ u .................................................................11 4.1. Phạm vi nghiên c ứ u ............................................................................................................ 11 4.2. Đối tượng nghiền cứ u ......................................................................................................... 11 4.3. Khách thể nghiên c ứ u ......................................................................................................... 11 5. Mục đích và mục tiêu nghicn cứu:.................................................................................11 5. /. Mục đích nghiên cứu........................................................................................................... 11 5.2. Mục tiêu nghiên c ử u ........................................................................................................... 11 6. Phương pháp nghiên cứ u .......................................................................... 12 6.1. Phương pháp luận.......................................................................... .................................... 12 6.2. Phương pháp nghiên cứu cụ th ể........................................................................................12 7. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết............................................ 14 7. /. Giả íhuvết nghiên cửu............................................................................................................ 14 7.2. Khung lý thuyết của đề tài nghiên c ử u ........................................ ....................................15 NỘI DUNG........................................................... ........................................................................ 16 CHƯƠNG 1: C ơ SỞ LÝ LUẬN VÀ TH ựC TIỄN CỦA ĐÈ TÀI.................................... 16 1.1 Cơ sở lý luận.......................................................................................................................16 1.1.1 Quan điểm lý thuyết được sử dụng trong nghiên cứu:....................... 16 Thuyết xã hội hoú.............................................................................................................. 16 Thuyết chức năng cẩu trúc............................................................................................... 17 Thuyết sai lệch hành v i .....................................................................................................18 1.1.2. Một số khái niệm chủ chốt được sử dụng trong đề tài...................... 19 Nguyễn Thanh Văn - Khóa 2005-2008 I Luận văn thạc sỹ khoa học 1.2 __ __ _________________________________ ___ ____________________________ Tổng quan chung về đề tài nghiên cứu....................................................................... 23 1.2.1 Vài nét khái quát về địa bàn nghiên cứ u...............................................23 1.2.2 Tổng quan chung về đề tài nghiên cứu...............................................24 •S Học sinh PTTH với các vấn đề liền quan tới SKSS và tình d ụ c .................................. 24 S Các nghiên cứu, đế tài liên quan tới ván đè tình dục và SKSS.....................................26 CHƯƠNG 2:.................................................................................................................................35 MỨC Đ ộ QUAN TÂM VỀ VÁN ĐÈ sứ c KHỎE SINH SẢN,........................................35 QUAN HỆ TÌNH DỤC VÀ KIẾN THỨC TÌNH DỤC AN TOÀN CỦA HỌC SINH PHÒ THÔNG TRUNG H Ọ C...................................................................................................35 2.1. Mức độ quan tâm của học sinh Phổ thông Trung học vè Sức khỏe sinh sản và vấn đề quan hệ tình dục.....................................................35 2.1.1. Thái độ của học sinh Phổ thông Trung học đối với vấn đè quan hê tình due trước hôn nhân............................................................................ 35 • ♦ > Đánh giả của học sinh PTTH đối với vấn để quan hệ tình dục trước hỏn nhãn.......35 p Khác biệt thải độ về vấn để quan hệ tình dục trước hỏn nhân.....................................40 2.1.2. Quan điểm về độ tuổi cỏ thể có quan hệ tình dục..............................41 > Nhận định cùa học sinh P IT II về độ tuổi cỏ quan hệ tình d ụ c .................................... 41 > Quan điếm về độ tuồi cỏ thế có QHTD chịu ảnh hướng bới các yếu to như giới tinh, lớp học và trài nghiệm liên quan tới O ỈƯ D ......................................................... 43 > Lý do có quan hệ tình dục.............................................................................................. 43 2.2. Kiến thức tình dục an toàn của học sinh Phổ thông trung học.......51 2.2.1 Hiểu biết về tình dục an toàn................................................................. 51 2.2.2 Thực hiện tình dục an toàn là như thế nào?..................................... 53 2.2.3 Quan điểm của học sinh PTTH về biện pháp thực hiện tình dục an toàn................................................................................................................... 56 2.2.4 Nguồn thông tin về tình dục an toàn của học sinh PTTH................ 59 2.2.5 Ảnh hirởng của việc quan hệ tình dục không an toàn lên lứa tuổi học sinh PTTH.................... I...................................... ....................................... 62 > Nhận định cùa học sinh PTTH về ảnh hường c.ùa QHTD không an toàn................ 62 > Khác biệt giới về ùnh hướng của quan hệ tình dục không an to à n ...........................64 Nguyễn Thanh Văn - Khỏa 200S-2008 2 Luận văn thạc sỹ khoa học 2.2.6. Học sinh PTTH với chương trình tuyên truyền về SKSS và tình dục an toàn............................................................................................................65 CHƯƠNG 3 ...........................................................................................................68 HÀNH VI TÌNH DỰC CỦA HỌC SINH PHỎ THÔNGTRUNG HỌC .68 3.1. Hành vi tình dục của học sinh Phổ thông Trung học....................... 68 3.2. Độ tuổi quan hệ tình dục lần đầu tiên của học sinh Phổ thông trung học........................................................................................................... 71 3.3. Đối tưọrng quan hệ tình dục lần đầu......................................................75 3.4. Địa điểm có quan hệ tình dục lần đầu của học sinh Phổ thông trung học................................................................................................................76 3.5. Tần suất quan hệ tình dục với bạn khác giới.................................... 79 3.6. Sử dụng biện pháp tránh thai............................................................. 80 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...........................................................................................87 I. Kết luân............................................................................................................87 • II. Khuyến nghị.................................................................................................... 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................93 PHỤ LỤC: BẢNG HỎI.............................................................................................................95 Nguyễn Thanh Vân - Khóa 2005-2008 3 L uận văn tltạc sỹ khoa học DANH MỤC CÁC BẢNG • Bảng I : Phân hô phiếu điểu tra theo giới tin h ..................................................... ............ 13 Búng 2: Nhận định về độ tuồi có thê có quan hệ lình dục................................................ 42 Báng 3: Mức độ theo dõi thông tin về SKSS qua các phương tiện thông tin đại chúng. 47 Bang 4: Nhận thức về tình dục an loàn.............................................................................. 51 Báng 5: Nhận thức về vấn đề thực hiện tình dục an toàn.................................... ............ 54 Rang ố: Dánh giá về biện pháp đé phòng tránh thai hiệu quá nhất.............................. 56 BàníỊ 7: Nguồn thông tin về tình dục an toàn.................................................................... 60 ỉìang 8: Anh hưcmg cùa việc quan hệ tình dục không an toàn %...................................... 62 Bùng 9: Khác biệt giới về ánh hưởng cùa QHTD không an to à n ..................................... 64 Ráng ì 0: Tỳ lệ học sinh đã từng nghe tới chương trình tuyên truyền về SKSS và tình dục an to à n .................................................................................................................................... 65 Báng II: Đã từng nghe về chương trình tuyên truyền về SKSS theo giới tính................. 66 Báng 12: Ty lệ học sinh PTTH thừa nhận có OHTD......................................................... 68 Bàng 13: Đổi tirợnạ quan hộ lun đ ầ u ................................................................................... 75 Bàng 14: Tần suất quan hệ tình dục của học sinh PTTH sau lần đ ầ u ..............................79 Bảng 15: Tỳ lệ sử dụng biện pháp tránh th a i....................................................................... 81 Nguyễn Thanh Vân - Khóa 2005-2008 4 Luận văn thạc sỹ khoa học DANH MUC CÁC BIÉƯ ĐÒ Biếu cỉồ ì : Ỷ kiến nhận định cùa học sinh PTTH về vẩn đểOHTD trước hôn nhân........ 36 Biểu đồ 2: Thái độ cùa học sinh PTTH về vấn đề OHTD trướchôn nhân theo giới tính ........................................................................................ ..........................................................37 Biểu đồ 3: Sự khác biệt về quart điếm giữa học sinh đã có QHTD và học sinh chưa có QHTD....................................................................................................................................... 40 Biêu đồ 4: (%) Nhận định về lý do có quan hệ tỉnh dục.....................................................44 Biếu đồ 5: Lý do “ tò mò muốn thử nghiệm cảm giác " phân tích theo giới lín h ............ 45 Biểu đồ 6: Học sinh đã từng cỏ quan hệ lình dục với mức độ theo dõi thông tin trên băng đ ĩa ................................................................................................................................... 49 Biểu đồ 7: QHTD cùa hục sinh PTTH phản tích theo chỉ sổ giới và mức độ thu thập thông tin ................................................................................................................................... 50 Biểu đồ 8: Giới tỉnh cùa học sinh đã từng có QHTD......................................................... 70 Biểu đồ 9: Sự khúc biệt về giới tính và độ tuồi của học sinh đã có quan hệ lình dục và chưa cỏ quan hệ tỉnh dục........................................................................................................71 Biểu đồ 10: Quan hệ tình dục theo độ tuổi và giới lính...................................................... 72 Riếu đỏ ì I: Địa điểm có quan hệ tình dục lần đ ầ u ............................................................ 77 Biểu đồ 12: Tỷ lệ sử dụng các biện pháp phòng tránh thai................................................82 Biểu đỏ 13: Yếu tổ tác động tới tâm lý không sử dụng biện pháp (rảnh thai trong các lần quan hệ tình dục...................................................................................................................... 84 Nguyễn Thanh Vân-Khóa 2005-2008 5 Luận văn thạc sỹ khoa học DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẲT QHTD Quan hệ tình dục SKSS Sức khỏe sinh sản PTTH Phổ thông trung học BCS Bao cao su BPTT Biện pháp tránh thai NXB Nhà xuất bản Nguyễn Thanh Văn - Khóa 2005-2008 6 Luận văn thạc sỹ khoa học MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, sự phát triển vượt bậc của Kinh tế -V ă n hóaChính trị đặc biệt là sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ thông tin đã đem lại những thành tựu đáng ghi nhận cho nước ta, tuy nhiên bên cạnh những thành công ấy chúng ta lại phải đối mặt với mặt trái của nó đó là sự du nhập nhiều quan niệm, khuynh hướng phát triển khác nhau từ phương tây. Chính vì vậy quan niệm lối sống của giới trẻ hiện nay đang là chủ đề thu hút rất nhiều sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, các nhà giáo dục đào tạo và nhiều nhà hoạch định chính sách. Xã hội càng phát triển, thì thế hệ trẻ tiếp theo cũng sẽ bắt đầu thay đổi đề thích ứng, chấp nhận và đi theo những khuynh hướng phát triển xã hội mới sao cho phù hợp. Ở đây chúng ta thấy những quan điểm, thái độ của giới trẻ về cuộc sống hiện đại đã thay đổi rất nhiều so với truyền thống trước kia. Nhiều giá trị, tiêu chí mới được du nhập và hình thành bên cạnh những tiêu chí, giá trị cũ còn tồn tại đặc biệt là trong quan điểm, thái độ đối với mổi quan hệ giữa nam và nữ, về tình yêu, hôn nhân và gia đình của người Á Đông. Có những tiêu chí, giá trị có thể bổ sung cho nhau nhưng có những tiêu chí và giá trị lại xung đột với nhau. Thế hệ trẻ đặc biệt là lứa tuổi học sinh Phổ thông trung học (PTTH) là nhóm đổi tượng có những đặc điểm tâm sinh lý đặc thù, có những quan điểm và cách nhìn nhận rất khác biệt, đồng thời là nhóm dễ chịu mọi sự tác động của những biến đổi nhất định. Hiện nay với xu hướng biến đổi nhanh chỏng về quan điểm nhận thức và tư duy đã có rất nhiều hiện tượng xã hội nảy sinh liên quan đến sự biến đổi lối sống của thế hệ trẻ như hiện tượng sống thử, quan hệ tình đục trước hôn nhân, hiện tưcTng nạo phá thai....... Mặc dù trong những năm gần đây vấn đề giáo dục giới tính và sức khoẻ sinh sản vị thành niên đã được đề cao trong quá trình giảng dạy tại nhà trường, đặc biệt đã có rất nhiều chương trình tuyên truyền, triển lãm về vấn Nguyễn Thanh Văn - Khỏa 2005-2008 7 Luận văn thạc sỹ khoa học đề sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục được tổ chức rộng rãi nhàm mục đích giúp thanh thiếu niên và vị thành niên có được những thông tin bồ ích về vấn đề nêu trên. Một trong những chương trình thu hút được sự quan tâm của các em học sinh PTTH mang tên “Love Story - Câu chuyện tình yêu” được tố chức tại triển lãm Giảng Võ vào tháng 7/2007 do Đại sứ quán Hà Lan phối hợp với Công ty Blue Group thực hiện ...nhằm cung cấp cho thanh thiếu niên những kiến thức và hiểu biết nhất định về vấn đề quan hệ tình dục trước hôn nhân cùng với các biện pháp tình dục an toàn nhằm giúp các em có thể tự bảo vệ bản thân. Song thực chất thế hệ trẻ, mà đặc biệt là nhóm đổi tượng học sinh PTTH họ nghĩ gì, hành vi quan hệ tình dục của họ trước hôn nhân như thế nào? Kiến thức về an toàn tình dục mà học sinh PTTH trang bị cho mình là gì? ...là nhừng câu hỏi cần đi tìm lời giải đáp. Có rất nhiều thắc mắc trong vấn đề quan hệ tình dục an toàn, đặc biệt là ờ nhóm đổi tượng học sinh PTTH. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, việc tìm hiểu hành vi quan hệ tình dục của học sinh PTTH cũng như hành trang kiến thức về tình dục an toàn của các em trở nên cấp bách bởi nó không chỉ ảnh hưởng tới việc lựa chọn các hoạt động sống mà còn cả việc lựa chọn lối sổng sao cho phù hợp với cơ cấu xã hội mới. Quá trình tìm hiểu về hành vi tình dục cũng như tìm hiểu đánh giá về vốn kiến thức về tình dục an toàn của thế hệ trẻ nói chung, của lửa tuổi học sinh PTTH nói riêng sẽ không chỉ giúp cho chính các em có được hành trang tự bảo vệ mình mà còn giúp cho các thế hệ trẻ tiếp theo cũng như sự quan tâm của các ngành khoa học liên quan có thể nắm rõ thực trạng hành vi cũng như kiến thức, sự hiểu biết về tình dục an toàn để từ đó có cách nhìn nhận đúng đắn trong việc xây dựng các chương trình, kế hoạch và chính sách phù hợp để nhằm định hướng cho nhóm đối tượng này, đồng thời có thể điều chỉnh hành vi của nhóm theo hướng phù hợp và tích cực, theo đúng quan niệm của Đảng và Nhà nước. Xuất phát từ mong muốn được tìm hiểu hành vi tình dục cũng như kiến thức về tình dục an toàn của thanh niên. Tôi đã chọn đề tài “ llành vi tình dục và kiến thức về tình dục an toàn của học sinh PTTH hiện nay” để Nguyễn Thanh Văn - Khóa 2005-200X 8 Luận văn thạc sỹ khoa học nghiên cứu bời quan điểm cá nhân cho ràng lứa tuổi học sinh PTTH là lứa tuổi đang trên giai đoạn hình thành nhân cách làm nền tảng cho sự phát triển sau này. Đặc biệt học sinh PTTH là một trong những nhóm xã hội nhạy cảm và rất dễ bị tác động. Hơn nữa đề tài cũng mong muốn tìm hiểu hành vi nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đàotạo, đồng thời tìm kiểm các giải pháp tối ưu cho việc giáo dục giới tínhcủa các em trong trường PTTH. 2. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài - Học sinh PTTH có quan hệ tình dục sớm ngày càng nhiều có phải là hệ quả tất yếu của quá trình phát triển vượt trội của xã hội hay không? -V ới các nguồn thông tin có được, liệu học sinh PTTH có hiểu biết đúng đắn về tình dục và tình dục an toàn hay không? - Có rất nhiều yếu tố tác động tới hành vi tình dục của học sinh PTTH, tuy nhiên đâu là yếu tổ tác động chủ yếu? 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của 3.1. Ỷ nghĩa khoa học đề tài Hành vi tình dục và tình dục an toàn từ lâu đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu như triết học, tâm lý học, y học. Bên cạnh nhừng ngành khoa học nghiên cứu đó thì xã hội học cũng đang dần khẳng định vị trí, vai trò của mình với tư cách là một ngành khoa học độc lập trong hệ thống khoa học xã hội. Theo cách tiếp cận xã hội học đề tài nghiên cứu, xem xét, đánh giá, nhìn nhận vấn đề một cách khoa học để có thể lý giải và chứng minh một sổ quan điểm và khía cạnh dưới góc độ xã hội học, từ đó có thể phần biệt với cách nhìn của một số ngành khoa học xã hội khác. Bằng phương pháp nghiên círu xã hội học, đề tài góp phần làm phong phú thêm kho tàng nhận thức lý luận xã hội học, nâng cao nhận thức về lý thuyết xã hội cho chính bản thân và những người quan tâm. Đồng thời đề tài còn vận dụng một số lý thuyết phạm trù cơ bản của xã hội học vào nghiên cứu nhằm làm rõ về hành vi quan hệ tỉnh dục cũng như đo lường lượng kiến thức hiểu biết về tình dục an toàn của giới trẻ nói chung và của Nguyễn n a n h Vãn - Khỏa 2005-2008 9 Luận văn thạc sỹ khoa học lứa tuối học sinh PTTH nói riêng . Cụ thê là việc vận dụng nhuần nhuyễn lý thuyết xã hội học thực nghiệm nhằm đánh giá một cách rõ ràng các yếu tố tác động, các tác nhân khách quan và chủ quan có tác động tới hành vi tình dục của các em trong điều kiện xâ hội hiện nay. Việc vận dụng lý thuyết nhận thức, lý thuyết xã hội hoá vào trong nghiên cứu góp phần giúp cho tác giả cũng như những người quan tâm hiểu biết một cách khoa học và có quan niệm đúng đắn về vấn đề quan hệ tình dục và tỉnh dục an toàn. Từ dó có thể hiểu rõ những hành vi cũng như những yếu tố tác động, chi phối lên hành vi của giới trẻ trong vấn đề quan hệ nam nữ, để có thể đưa ra những giải pháp, những bài học nhàm trang bị kiến thức cùng như định hướng giá trị đúng đắn cho các em ngày từ giai đoạn đầu tiên cúa cuộc đời. 3.2. Ỷ nghĩa thực tiễn Trong xã hội ngày nay, với sự phát triển chóng mặt của toàn xã hội trên mọi lĩnh vực: Kinh tế, văn hoá, đời sổng, Khoa học, Công nghệ thông tin..... Việc nghiên cứu hành vi tình dục cũng như tìm hiểu kiến thức về tình dục an toàn của giới trẻ nói chung và của lứa tuổi học sinh PTTH nói riêng có ý nghĩa xã hội rất lớn. Bởi lứa tuổi học sinh PTTH là lứa tuổi đang trên giai đoạn định hình và hình thành nhân cách, đây là thời điểm mà các em tỏ ra rất nhạy cảm và nhanh nhẹn trong vấn đề tiếp nhận, khám phá những luồng thông tin mới. Chính vì vậy nghiên cứu này bên cạnh việc đánh giá tìm hiểu về nhừng hành vi của các em liên quan tới tình dục cũng như đánh giá sự hiểu biết của các em về tình dục an toàn... còn nhằm nâng cao nhận thức của các bậc phụ huynh, của xã hội về vấn đề xác định nhu cầu và định hướng giá trị cho các em ngay trong giai đoạn còn ngồi trên ghế nhà trư(Yng. Kết quả nghiên cứu là những cứ liệu cụ thể phác hoạ nên bức tranh về hành vi quan hộ tình dục của học sinh PTTH, về vốn kiến thức về tình dục an toàn cũng như các nguồn thông tin mà các em tiếp cận, suy nghĩ cũng như đánh giá cúa các em về vấn đề nêu trên... Nguyễn Thanh Văn - Khóa 2005-2008 10 Luận văn thạc sỹ khoa học Ket quả nghiên cứu với mong muổn góp phần phân tích rõ nét hơn về nhu cầu tiếp cận thông tin, nhu cầu được tìm hiểu về vấn đề giáo dục giới tính cùa lứa tuổi học sinh PTTH, đồng thời cũng nhằm đề xuất một số biện pháp định hướng/ xây dụng các chương trình giáo dục, tuyên truyền nhằm giúp cho lứa tuổi học sinh PTTH nhận thức rõ hơn về vấn đề quan hệ tình dục trước hôn nhân và làm thế nào để các em có được cuộc sống tình dục an toàn, để các em có thể tự bảo vệ chính bản thân mình. 4. Phạm vi1 Đối tượng /Khách thể nghiên cứu 4.1. Phạm vi nghiên cừu Trường PTTH Phan Đình Phùng, Quận Ba Đình, Hà nội với cỡ mẫu 197 phiếu chia đều cho từng khối: Khối lớp 10, 11 và 12 4.2. Đối tượng nghiên cứu Hành vi tình dục và kiến thức về tình dục an toàn của học sinh PTTH 4.3. Khách thể nghiên cứu Học sinh PTTH trên địa bàn Hà Nội (từ lớp 10 - lớp 12) 5. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu: 5.1. Mục đích nghiên cứu Nắm rõ thực trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân của học sinh PTTH trên địa bàn Hà Nội trong xu thể phát triển của xã hội hiện nay Trên cơ sở đó xây dựng các chiến lược can thiệp cũng như đưa ra các giải pháp kiến nghị phù hợp nhằm nâng cao kiến thức về SKSS và tình dục an toàn cho học sinh PTTH 5.2, Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá nhận thức của học sinh PTTH về vấn đề quan hệ tình dục trước hôn nhân - Tìm hiểu hành vi tình dục và xu hướng quan hệ tình dục hiện nay của học sinh PTTH (Số lần quan hệ tình dục, thời gian quan hệ, đối tượng quan h ệ ,....... ) Nguyễn Thanh Vân - Khóa 2005-2008 11 Luận văn thạc sỹ khoa học - Tìm hiểu kiến thức về tình dục an toàn (biện pháp thực hiện tình dục an toàn (Biện pháp phòng tránh thai...) - Tim hiểu các nguồn thông tin tiếp cận về sức khỏe sinh sản, tình dục và tình dục an toàn của học sinh Phô thông Trung học. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp luận Đe tài quan điểm, nhận thức, thái độ của học sinh PTTH được tiếp cận theo hướng tiếp cận duy vật biện chứng. Những quan niệm, nhận thức, thái độ và hành vi của lứa tuổi học sinh PTTH về tình yêu và vấn đề quan hệ tình dục trước hôn nhân được tác giả coi như là một thể thống nhất các hành động kết nối cấu thành với nhau, mặc dù nó bao gồm nhiều dạng biểu hiện khác nhau. Áp dụng phương pháp luận nghiên cứu của chủ nghĩa Mác - Lênin, đầu tiên là việc vận dụng các nguyên lý về mối liên hệ phổ biến giữa các cá nhân, sự vật hiện tượng trong hoạt động thực tiễn. Phương pháp luận Mác xít nhằm tìm hiểu xem xét hiện tượng nghiên cứu một cách khách quan nhất, trong đó sự vận động, biến đổi không ngừng của các sự vật hiện tượng có liên quan. Trong nghiên cứu, chủ nghĩa duy vật lịch sử cũng được áp dụng nhằm so sánh các mối liên hệ giữa các yêu tố quan điểm, nhận thức và thái độ từ đó có cái nhìn toàn diện nhất về vấn đề nghiên cứu ở thời điểm hiện tại. Chủ nghĩa duy vật lịch sử là phương pháp luận nhận thức xã hội nói chung và nghiên cứu xã hội nói riêng. 6.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể a. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Trong đề tài nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp phân tích tài liệu sẵn có từ các nguồn như tạp chí Xã hội học, tạp chí Tâm lý học, tìm kiếm các nguồn thông tin từ báo chí, mạng internet, các đánh giá nghiên cứu có từ trước về quan hệ tình dục, tình dục trước hôn nhân cũng như hành vi tình dục an toàn và không an toàn liên quan tới đối tượng học sinh PTTH. Ngoài ra nguồn tài liệu nghiên cứu về tâm sinh lý lứa tuổi thành niên liên Nguyễn Thanh Văn - Khóa 2005-2008 12 Luận văn thạc sỹ khoa học quan tới vấn đề sức khoẻ sinh sản và nhu cầu chia sẻ cũng được tác giá tìm hiểu để có được một cái nhìn tổng quan về đề tài nghiên cứu. b. Phương pháp điều tra bảng hỏi Nghiên cứu tiến hành thu thập ý kiến từ điều tra bảng hỏi với cơ cấu 200 mẫu cho trường PTTH Phan Đình Phùng trên địa bàn Quận Ba Đình Hà Nội. Đối tượng phỏng vấn bảng hỏi là những đối tượng sẵn sàng hợp tác, nhiệt tình. Kết quả điều tra bằng bảng hỏi chủ yếu được xừ lý theo chương trình SPSS nhằm xác lập các mối tương quan, tần suất giữa các dữ liệu được tìm hiểu. Mầu điều tra ở đây được lựa chọn theo nguyên tắc phân khối/lớp. Trường PTTH (cấp III) bao gồm 3 khối: Khối lớp 10; Khối lớp 11 và Khối lớp 12. Với 200 phiếu, chia đều cho 3 khối, mỗi khổi lựa chọn 2 lớp. Trong quá trình thu thập bảng hỏi, số phiếu không hợp lệ là 3 phiếu. Do vậy số phiếu thu về chính thức là 197 phiếu. Cơ cấu phân bố phiếu được thực hiện như sau: 5> r A Bảng ỉ: Phân bô phiên điêu tra theo giới tỉnh - ỉ tint! T OHS soM ẫm 6 Nam Lớp 10 31 37 68 % 45.5 54.4 100 Lớp 11 27 34 61 % 44.3 55.7 100 Lớp 12 37 31 68 % 54.4 45.5 100 Tổng số 95 102 197 48.2 51.7 100 % Nguyễn Thanh Văn - Khóa 2005-2008 13 Luận văn thạc sỹ khoa học c. Phương pháp phóng vân sâu Bên cạnh phương pháp điều tra bảng hỏi, đề tài nghiên cứu còn sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu 4 trường hợp theo từng cấp độ lớp (lớp 10, lớp 1 1, lớp 12) dưới hình thức trò chuyện, xoay quanh vấn đề quan hệ tình dục trước hôn nhân (Hành vi quan hệ tình dục của học sinh PTTH) cùng với việc đánh giá môi tương quan giữa kiến thức về tình dục an toàn và hành vi quan hệ tình dục. Bên cạnh đó tác giả còn muốn thông qua phỏng vấn sâu để tỉm hiểu xem tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu của các em về vấn đề nêu trên là gì? Các hướng giải quyết khúc mắc của các em khi có chuyện không hay là như thé nào?. Kết quả của cuộc phòng vấn sẽ được sử dụng để phân tích định tính trong bài viết. d. Phương pháp thảo luận nhỏm Ngoài những phương pháp nêu trên tác giả cũng sử dụng phương pháp thảo luận nhóm tập trung từ 5-7 em/nhóm nhằm thu thập ý kiến của các em về cùng một vẩn đề. Kết quả của thảo luận nhóm cũng được sử dụng để phân tích định tính trong bài viết. Tác giả đã tiến hành tổng số là 3 thảo luận nhóm (mỗi khối là một thảo luận nhóm) 7. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết 7.1. Giả thuyết nghiên cứu s Cả nam và nữ học sinh PTTH đều có nhận thức khá tốt về vấn đề quan hệ tình dục trước hôn nhân, tuy nhiên nhận thức của nam học sinh là tốt hơn so với nhận thức của nữ học sinh. s Học sinh PTTH có xu hướng quan hệ tình dục tình dục sớm, và nữ học sinh PTTH có xu hướng quan hệ sớm hơn so với các bạn nam. s Hành vi tình dục sớm của học sinh PTTH chịu tác động của nhiều yếu tố, tuy nhiên yếu tố tác động chủ yếu là đo các em bắt chước a dua theo nhóm bạn bè cùng trang lứa. s Học sinh PTTH hiện nay đã biết tới nhiều biện pháp tình dục an toàn, tuy nhiên nam giới mới chỉ dừng lại ở biện pháp sử dụng bao cao su (BCS) trong khi nữ giới đã biết tới các biện pháp sử dụng thuốc tránh thai.. Nguyễn Thanh Vãn - Khỏa 2005-2008 14 luận văn thạc sỹ khoa học 7.2. Khung lỷ thuyết của đề tài nghiên cứu hội-Chính trị Nhà trường Môi trường xã hội Hành vỉ tình dục và kiến thức tình dục an toàn của học sinh PTTH Hành vi tinh dục1 - Thời gian quan hệ tình dục lần đầu tiên - Số lần quan hệ tình dục - Đổi tượng quan hệ tình dục lần đầu và những lần tiếp theo - Yếu tố tác động tới hành vi tỉnh dục. pguyễn Thanh Văn - Khóa 2005-2008 đục an toàn 1. Nguồn thông tin về tình dục an toàn 2. Cách thức tiếp cận với kiến kiến thức về tình dục an toàn 3. Biện pháp tình dục an toàn áp dụng 15 Luận ván thạc sỹ khoa học NỘI DUNG CHƯƠNG U C ơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỤC TIỄN CỦA ĐỀ TẢI 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1 Quan điểm lý thuyết đưực sử dụng trong nghiên cứu: ❖ Thuyết xã hội hoả Sử dụng lý thuyết xã hội hóa vào trong quá trinh nghiên cứu đề tài, chủ yếu ờ đây vận dụng lý thuyết về sự hội nhập và đồng cảm về văn hoá của E.Durkheim. vấn đề đồng cảm xã hội theo chuẩn mực văn hoá, giá trị là cách thức mà các cá nhân trong xã hội áp dụng đế điều chỉnh hành vi của mình tuân theo các trật tự xã hội, ở đây được gọi là quá trình và sản phấm của xã hội hoá. Chính vì thế, xã hội hoá được coi là khái niệm chủ yếu trong việc vận dụng lý thuyết đồng cảm xã hội. Ọuá trình mà cá nhân có thể tiếp nhận nền văn hoá của xã hội trong đó nó được sinh ra; quá trình mà nhờ nó, cá nhân đạt được những đặc trưng được coi là thích hợp trong xã hội mà cá nhân đó đang sống - quá trình này được gọi là quá trình xã hội hoá. Khi cá nhân, thông qua quá trình xã hội hoá, chấp nhận những quy tắc, chuẩn mực và yêu cầu của xã hội, cá nhân sẽ sử dụng chúng để điều khiển hành vi của mình, khi đó cá nhân đã tiếp thu được các quy luật, các chuẩn mực của văn hoá xã hội Với cách hiểu như trên, việc xã hội hoá diễn ra trong mọi hoạt động của cá nhân và chỉ chấm dứt khi đời sống của nó (hoặc của xã hội) bị huỷ diệt. Vai trò của các yếu tố như gia đình, nhà trường, các nhóm xã hội chính thức hay không chính thức, các yếu tố tác động từ lối sống, quan điểm, sự phát triên của Kinh tế - Văn hoá - Chính trị....Cũng có tác động không nhỏ lên việc định hướng quan điểm, nhận thức và hành vi của cá nhân về một vấn đề cụ thể trong xã hội. Trong đề tài nghiên cứu này, chúng ta có thể thấy vai trò của quá trình xã hội hoá lên quan điểm nhận thức, thái độ của lớp trẻ nói chung và của lứa tuối học sinh PTTH nói riêng là tương đối lớn. Việc sử dụng lý thuyết đồng cảm với khái niệm chính yếu là xã hội hoá, nhằm phân tích quan điểm, nhận thức và các hành vi của học sinh PTTH về Nguvễn Thanh Văn - Khóa 2005-2008 16 Luận văn thạc sỹ khoa học Vấn dề tình yêu, vấn đề quan hệ tình dục trước hôn nhân, đồng thời nghiên cứu sự ảnh hưởng tương tác trong việc hình thành nên hành vi và phẩm cách cá nhân, sự tác động đến hành vi của các em và sự tương tác với các giá trị, chuẩn mực trong xã hội. Vận dụng lý thuyết này vào đề tàinghiên cứu nhằm giải thích hành vi tình dục của học sinh PTTH là hệ quả của quá trình xã hội hóa không có định hưcrng, hệ quả của quá trình xã hội hóa nhóm (nhóm bạn bè đồng trang lứa). Hành vi tình dục sớm của học sinh PITH là. hệ Què^iy^MAQỦệ quả tât yểu CiiạIqquá TTỈilàichệ '1 ~ trình hôi nhâp xã hôi của các các nhân. , ❖ , . .. 7 Thuyêt chức năng câu trúc TRUNG TẨMT THÒNG VIỆNV IỀN TRUNG Â M T H Ô TIN N G THƯ TIN THƯ — ---------- : V'Lt ịm ĩ ĩ W --------— 3 .......................... ........_____ Sử dụng thuyết chức năng cấu trúc của Talcott Parson theo cách tiếp cận trên phương diện quan điểm về hệ thống nhân cách. ílệ thống nhân cách được kiểm soát không chỉ bởi hệ thống văn hoá mà cả hệ thống xã hội. Theo quan điểm của Parsons thì trong khi nội dung chính của cấu trúc của cá tính phát sinh từ các hệ thống xã hội và hệ thống văn hóa thông qua sự xã hội hoá, hệ thống nhân cách hình thành thông qua các quan hệ của nó với các chức năng của chính nó và thông qua tính độc nhất của kinh nghiệm sổng của chính nó. Nhân cách được định nghĩa, là hệ thống có tổ chức của sự định hướng và động cơ hành động của cá thể tác nhân hành động. Thành tố cơ bản của nhân cách là, “xu hướng - nhu cầu”. Các xu hướng - nhu cầu đó, được xác định là “những xu hướng tương tự khi chúng không phải là bẩm sinh mà có được thông qua tiến trình của tự thân hành động” [4, tr39]. Nói cách khác các xu hướng - nhu cầu là các động năng được định hình bởi hệ thống xã hội. Ở đây lứa tuổi học sinh PTTH là lứa tuổi đang trên giai đoạn hình thành nhân cách sống sau này, do vậy mà xu hướng và nhu cầu được tìm hiểu về vấn đề tinh yêu, hôn nhân, đặc biệt là vấn đề quan hệ tình dục trước hôn nhân là rất lớn. Hơn nữa với sự gia nhập mạnh mẽ của nền văn hoá mới trên thế giới cũng như sự phát triển của hệ thống mạng thông tin đã phần nào giúp các em có cơ hội tiếp cận và thoả mãn nhu cầu thông tin cần tìm hiểu. Chính điều đó thôi thúc các em có những hành động, hành vi chưa Nguvễỉt Thanh Văn - Khóa 2005-2008 17 Luận vút thạc sỹ khoa học thực SI phù hợp với lứa tuồi của các em mà trong phạm vi đề tài này đó là vắn đề quan hệ tinh dục trước hôn nhân. Bên cạnh đó môi trường tự do hoá trong quan hệ và ycu đương hiện tại cũng tác động phần nào tới tâm lý và nhu cài của các em, thôi thúc các em tìm hiểu và đáp ứng nhu cầu ấy. Nhìn chung trên phương diện hệ thổng nhân cách chúng ta có thể nhìn nhận rõ ràng ráng, các tính cách, sự ảnh hưởng hành vi của học sinh PTTH với vấn đề tình dục trước hỏn nhân cũng bị quy định và tác động nhiều bởi hệ thống văn hoá và xã hội. Tuy nhiên sự định hướng và lựa chọn những hành vi hợp lý đặc biệt trong vấn đề quan hệ tình dục trước hôn nhân cùa các em còn bị hạn chế. Tất cả những hành vi đó chỉ đơn thuần xuất phát từ những sự ham muốn tìm hiểu và khẳng định chính mình. ❖ Thuyết sai lệch hành vi Với thuật ngừ “anomie”, nhà xã hội học người Pháp E. Durkheim được coi là một trong những người đầu tiên thực hiện nghiên cứu xã hội học về các biêu hiện sai lệch trong xã hội. Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả tập trung sử dụng thuyết sai lệch hành vi do Merton phát triển dựa trên quan niệm về anomie của Durkheim. Theo quan điểm của Merton anomie là kết quả cúa một tiểu/nền văn hóa nào đó, là kểt quả của sự không tương thích với các cá nhân và văn hóa nhóm. [13, tr292] Sự khác biệt về văn hoá, cấu trúc của xã hội đó là nguyên nhân chính làm nảy sinh tình trạng Anomie. Merton định nghĩa văn hoá "là thứ có tổ chức bao gồm những giá trị chi phổi hành vi của những thành viên của một xã hội và nhóm người xác định nói chung" và đảm bảo đặc tính chung nhất của mọi thành viên trong xã hội (làm các thành viên trong xã hội có nét chung về văn hoá); và cơ cấu xã hội là "thứ có tổ chức bao gồm những mối quan hệ xã hội trong đó các thành viên của xã hội hay nhóm có những liên hệ khác nhau". Sai lệch xảy ra khi "có sự tách rời gay gẳt giữa những tiêu chuẩn văn hoá với những mục tiêu và sức chịu đựng của cơ cấu xã hội đổi với thành viên của các nhóm hành động tán thành với chúng". “Thực ra tính bất quy luật được coi là sự sụp đổ của cấu trúc văn hoá, nó đặc biệt thường xảy ra khi có sự bất đồng gay gắt một mặt giữa các chuẩn mực văn Nguyễn Thanh Vân - Khóa 2005-200H 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan