Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Hành vi sống khỏe của người cao tuổi...

Tài liệu Hành vi sống khỏe của người cao tuổi

.PDF
214
196
81

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------- TR N TH THANH HÀNH VI SỐNG KHỎE CỦA NGƯỜI CAO TUỔI LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC Hà Nội, 2018 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------- TR N TH THANH HÀNH VI SỐNG KHỎE CỦA NGƯỜI CAO TUỔI Chuyên ngành: Tâm lý học Mã số: 62 31 04 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Mộc Lan PGS.TS. Phan Thị Mai Hương XÁC NHẬN NCS ĐÃ CHỈNH SỬA THEO QUYẾT NGHỊ CỦA HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN ÁN Người hướng dẫn khoa học Chủ tịch hội đồng đánh giá Luận án Tiến sĩ PGS.TS. Hoàng Mộc Lan GS.TS. Nguyễn Hữu Thụ Hà Nội, 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận án Trần Thị Thanh LỜI CÁM ƠN Đây là lần thứ hai tôi được PGS.TS. Hoàng Mộc Lan hướng dẫn làm khoa học. Lần đầu tiên là khi tôi làm luận văn thạc sĩ của khoa Tâm lý học năm 2011 và lần này là hướng dẫn chính trong luận án này. Tôi chân thành cám ơn sự giúp của cô PGS.TS. Hoàng Mộc Lan, cô đã cho tôi những gợi ý nghiên cứu và luôn tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận án này. Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến PGS.TS. Phan Thị Mai Hương, người đã luôn sát cánh cùng tôi trong suốt 4 năm làm luận án. Cô là người gợi ý cho tôi những ý tưởng ban đầu về luận án, hơn nữa trong quá trình phân tích số liệu định lượng cô đã luôn tận tình chỉ dẫn về các phân tích thống kê. Tôi nhận được sự hỗ trợ đầy trách nhiệm của Ban giám hiệu trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội; các cán bộ thuộc phòng Sau đại học; các thầy cô giáo trong khoa Tâm lý học. Nếu không có sự hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình của họ tôi thật khó để thực hiện công việc của mình một cách trôi chảy và đúng thời hạn. Vì thế nhân dịp này tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến họ. Tôi xin bày tỏ lời cám ơn nhiệt thành tới Ban giám hiệu trường Đại học Kiểm sát Hà Nội; tập thể khoa Tội phạm học và Điều tra tội phạm nơi mà tôi đang công tác đã luôn ủng hộ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian tôi làm luận án. Để có công trình này tôi không thể quên sự giúp đỡ tận tình của những người cao tuổi tại Hà Nội và Thái Bình đã dành cho chúng tôi trong quá trình lấy số liệu. Cuối cùng, nhưng là tất cả những gì tôi muốn nói, tôi đặc biệt cám ơn gia đình hai bên nội, ngoại và nhất là người chồng của tôi đã luôn cổ vũ, động viên, chăm sóc tôi để tôi có thể thực hiện đến cùng công trình này. Sự giúp đỡ của mọi người giúp tôi hiểu được rằng mình đã được mọi người yêu thương và quan tâm như thế nào. Hà Nội, ngày 28 tháng 02 năm 2018 Trần Thị Thanh MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CÁM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ HÀNH VI SỐNG KHỎE CỦA NGƢỜI CAO TUỔI ........................................................................................ 7 1.1. Nghiên cứu hành vi sống khỏe của người cao tuổi ở nước ngoài........................ 7 1.2. Nghiên cứu hành vi sống khỏe của người cao tuổi ở trong nước ...................... 21 Tiểu kết chương 1 .................................................................................................... 29 Chƣơng 2. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HÀNH VI SỐNG KHỎE ............................... 30 2.1. Một số vấn đề lý luận về hành vi sống khỏe...................................................... 30 2.1.1. Khái niệm hành vi .................................................................................. 30 2.1.2. Sống khỏe ............................................................................................... 33 2.1.3. Hành vi sống khỏe .................................................................................. 36 2.2. Lí luận về người cao tuổi ................................................................................... 40 2.2.1. Khái niệm người cao tuổi ....................................................................... 40 2.2.2. Một số đặc điểm người cao tuổi ............................................................. 41 2.3. Lí luận về hành vi sống khỏe của người cao tuổi .............................................. 45 2.3.1. Khái niệm hành vi sống khỏe của người cao tuổi ..................................... 45 2.3.2. Các biểu hiện hành vi sống khỏe của người cao tuổi ............................... 47 2.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sống khỏe .......................................... 53 2.3.4. Mối quan hệ giữa hành vi sống khỏe và sức khỏe của người cao tuổi .... 60 Tiểu kết chương 2 .................................................................................................... 62 Chƣơng 3. TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 64 3.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu ...................................................... 64 3.1.1. Về địa bàn nghiên cứu............................................................................ 64 3.1.2. Về khách thể nghiên cứu ........................................................................ 65 3.2. Tổ chức nghiên cứu............................................................................................ 67 3.2.1. Nghiên cứu lý luận ................................................................................. 67 3.2.2. Nghiên cứu thực tiễn .............................................................................. 68 3.2.3. Nghiên cứu trường hợp (case study) và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hành vi sống khỏe đối với người cao tuổi ....................................... 69 3.3. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể .................................................................. 70 3.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu ........................................................... 70 3.3.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi .................................................... 71 3.3.3. Phương pháp phỏng vấn sâu .................................................................. 76 3.3.4. Phương pháp phân tích chân dung tâm lý điển hình (case stydy) ......... 77 3.3.5. Phương pháp phân tích dữ liệu .............................................................. 78 Tiểu kết chương 3 .................................................................................................... 84 Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU HÀNH VI SỐNG KHỎE CỦA NGƢỜI CAO TUỔI ...................................................................................... 85 4.1. Thực trạng hành vi sống khỏe của người cao tuổi ............................................. 85 4.1.1. Đặc trưng hành vi sống khỏe của người cao tuổi .................................. 85 4.1.2. Các nhóm hành vi sống khỏe của người cao tuổi .................................. 91 4.2. Tác động của yếu tố nhân khẩu học đến hành vi sống khỏe............................ 107 4.2.1. Hành vi sống khỏe của hai giới nam và nữ .......................................... 107 4.2.2. Hành vi sống khỏe của người cao tuổi giữa hai vùng nông thôn và thành thị ............................................................................................................. 109 4.2.3. Hành vi sống khỏe với các nhóm tuổi .................................................. 111 4.2.4. Hành vi sống khỏe với các nhóm thu nhập khác nhau......................... 115 4.2.5. Hành vi sống khỏe với trình độ học vấn khác nhau ............................. 117 4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sống khỏe của người cao tuổi .................. 119 4.3.1. Mối quan hệ giữa hành vi sống khỏe với các yếu tố ảnh hưởng ......... 119 4.3.2. Ảnh hưởng của các yếu tố lo lắng - suy nghĩ tích cực - niềm tin hỗ trợ xã hội tới hành vi sống khỏe của người cao tuổi ......................................... 124 4.4. Mối quan hệ giữa hành vi sống khỏe đối với sức khỏe người cao tuổi ........... 129 4.4.1. Mối quan hệ giữa hành vi sống khỏe với tự đánh giá về tình trạng sức khỏe................................................................................................................... 129 4.4.2. Tác động của hành vi sống khỏe đối với sức khỏe tinh thần của người cao tuổi ......................................................................................................... 132 4.5. Phân tích trường hợp điển hình về hành vi sống khỏe của người cao tuổi ...... 134 Tiểu kết chương 4 .................................................................................................. 140 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 142 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................. 147 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 148 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Xin đọc là 1 NCT Người cao tuổi 2 ĐTB Điểm trung bình 3 ĐLC Độ lệch chuẩn 4 GD Giáo dục 5 HVTC Hành vi tích cực 6 HBM Mô hình niềm tin sức khỏe 7 PMT Lý thuyết động lực bảo vệ 8 SET Lý thuyết về hiệu quả cá nhân 9 TRA Lý thuyết hành đọng có lí do 10 TPB Lý thuyết về hành vi lập kế hoạch 11 UNFPA Tổng cục thống kê và quỹ dân số liên hợp quốc STT DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên các bảng Trang 1 Bảng 3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu 66 2 Bảng 4.1. Kết quả so sánh hành vi sống khỏe của người cao tuổi 88 giữa nhóm nhiều và ít hành vi sống khỏe 3 Bảng 4.2. Các nhóm hành vi sống khỏe của người cao tuổi 92 4 Bảng 4.3. Hành vi tích cực hướng đến giao lưu và duy trì lạc quan 95 5 Bảng 4.4. Hành vi tích cực hướng giải trí và chăm sóc sức khỏe 100 6 Bảng 4.5. Hành vi tiêu cực 105 7 Bảng 4.6. So sánh hành vi sống khỏe giữa nam và nữ người cao tuổi 107 8 Bảng 4.7. So sánh hành vi sống khỏe của người cao tuổi giữa hai vùng 109 nông thôn và thành thị 9 Bảng 4.8. So sánh hành vi sống khỏe giữa các nhóm tuổi người cao 112 tuổi nữ 10 Bảng 4.9. So sánh hành vi sống khỏe giữa các nhóm tuổi người cao 113 tuổi nam 11 Bảng 4.10. So sánh hành vi sống khỏe giữa người cao tuổi có thu nhập 115 khác nhau 12 Bảng 4.11. So sánh hành vi sống khỏe của những người có trình độ 117 học vấn khác nhau 13 Bảng 4.12. Các yếu tố dự báo mức độ thực hiện hành vi sống khỏe 125 một cách độc lập 14 Bảng 4.13. Cụm các yếu tố dự báo mức độ thực hiện hành vi sống khỏe 126 15 Bảng 4.14. Mối quan hệ giữa hành sống khỏe và sức khỏe 130 tự đánh giá của người cao tuổi 16 Bảng 4.15. Mối quan hệ giữa hành vi sống khỏe với tình trạng bệnh của người cao tuổi 131 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ STT Tên các hình Trang 1 Hình 4.1. Hình biểu hiện mức độ hành vi sống khỏe của người cao tuổi 86 2 Hình 4.2. Tương quan giữa hành vi giao lưu và duy trì lạc quan với các 120 yếu tố ảnh hưởng 3 Hình 4.3. Tương quan giữa hành vi giải trí và chăm sóc sức khỏe với 121 các yếu tố ảnh hưởng 4 Hình 4.4. Tương quan giữa hành vi tiêu cực với các yếu tố ảnh hưởng 122 5 Hình 4.5. Tương quan giữa hành vi sống khỏe với các yếu tố ảnh hưởng 123 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Thế kỷ 20 và đầu những năm của thế kỷ 21 thế giới đã chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng số lượng người cao tuổi (NCT) ở các nước phát triển và công nghiệp hóa. Già hóa dân số đang gia tăng nhanh nhất ở các nước đang phát triển, bao gồm các nước có nhóm dân số trẻ đông đảo. Số liệu thống kê dân số cho thấy Việt Nam đang ở cuối của thời kỳ “quá độ dân số” với ba đặc trưng rõ rệt, đó là tỷ suất sinh giảm, tỷ suất chết giảm và tuổi thọ tăng. Tính đến năm 2012 cả nước hơn 9 triệu người từ 60 tuổi trở lên, chiếm tỷ lệ 10,2% tổng dân số [36]. Theo tính toán của Tổng cục thống kê và Quỹ dân số liên hợp quốc (UNFPA) thì Việt Nam sẽ chuyển từ cơ cấu dân số vàng sang dân số già với tốc độ chóng mặt, cụ thể ước tính đến năm 2037 Việt Nam được dự báo chính thức cán mốc dân số già (tức là có tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên chiếm 20% tổng dân số; hoặc có tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên chiếm 14% tổng dân số). Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật nên tuổi thọ ngày càng tăng, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam theo tổng cục thống kê năm 2012 là 73 tuổi. Hành vi và lối sống được xác định là những yếu tố chính ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Nghiên cứu cho thấy 45% bệnh tật ở con người có liên quan đến hành vi và lối sống cá nhân, và 60% tử vong liên quan đến lối sống cá nhân. Lối sống không lành mạnh và những hành vi tiêu cực là các yếu tố gây nên bệnh tật chiếm 70% trong số 10 nguyên nhân gây bệnh ở Hoa Kỳ, và ở Trung Quốc là 44,7%. Hành vi sống khỏe không tích cực và lối sống không lành mạnh có ảnh hưởng đến tất cả các nhóm tuổi, nhưng ảnh hưởng đặc biệt đến người cao tuổi, vì họ là nhóm dân số có nguy cơ cao về bệnh tật và có sự suy giảm về sức khỏe [83]. Theo kết quả công bố của ba tổ chức gồm: Liên hợp quốc, Ngân hàng thế giới và Tổ chức y tế thế giới (WHO) năm 2015 và 2016 thì Việt Nam đứng thứ 62/145 trong bảng xếp hạng sức khỏe các nước có trên một triệu dân, điều này có nghĩa là chất lượng sức khỏe của người Việt chưa cao và cần được quan tâm hơn nữa. Người Việt 1 Nam nhìn chung đang phải đối mặt với nhiều tác nhân gây hại cho sức khỏe, trong đó chủ yếu là từ những hành vi sống không lành mạnh như thường xuyên hút thuốc lá, sử dụng quá nhiều rượu bia, ít đi khám sức khỏe một cách định kỳ, sử dụng những thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ…Qua thống kê cho thấy trung bình cứ hai nam giới thì có một người hút thuốc, 33 triệu người không hút thuốc sẽ phải thường xuyên hít phải khói thuốc tại nhà. Và mỗi năm có 40.000 người tử vong vì những bệnh liên quan đến thuốc lá. Đồng thời số liệu thống kê cũng cho thấy khoảng ¾ số người đi khám ung thư được chẩn đoán là ung thư giai đoạn cuối, lúc này bệnh đã di căn và khó chữa khỏi [91]. Người cao tuổi Việt Nam hiện nay cũng đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ bất lợi cho sức khỏe, cụ thể họ có tỷ lệ ốm đau cao, tình trạng khỏe mạnh thấp và trung bình mỗi người phải chịu 14 năm bệnh tật trong tổng số 73 năm trong cuộc sống [20]. Do vậy để người cao tuổi thực sự khỏe mạnh đòi hỏi họ cần có một lối sống lành mạnh và những hành vi tích cực có lợi cho sức khỏe hay có thể gọi chung là hành vi sống khỏe. Hiện nay công tác tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại cộng đồng còn ít, tại nhiều địa phương, các hoạt động này chủ yếu mang tính đơn lẻ, tự phát. Việc tổ chức các câu lạc bộ người cao tuổi, câu lạc bộ dưỡng sinh…sẽ rất có ích cho sức khỏe của người cao tuổi, song hình thức này còn nhiều hạn chế và bị chi phối bởi kinh phí hoạt động hạn hẹp và đối tượng tổ chức. Công tác khám, chữa bệnh cho người cao tuổi vẫn chưa được quan tâm đúng mức, tình trạng người cao tuổi phải tự bỏ tiền để khám chữa bệnh vẫn còn phổ biến, do vậy chi phí khám chữa bệnh đã, đang là một gánh nặng cho người cao tuổi và gia đình. Đặc biệt công tác chăm sóc, trợ giúp về tinh thần cho người cao tuổi lại càng hiếm hoi. Người cao tuổi chưa được quan tâm một cách đúng mức cả về thể chất và tinh thần. Mỗi người cao tuổi cũng tự ý thức và có những hành động để chăm sóc bản thân cả về thể chất và tinh thần, tuy nhiên những việc này chưa phổ biến và đồng bộ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trên thế giới hiện nay đã xây dựng hệ thống lý luận và có nhiều nghiên cứu tìm hiểu về hành vi sống khỏe. Hai lý thuyết được nói đến nhiều nhất là lý thuyết nhận thức và nhận thức xã hội, trong đó có các mô hình đặc trưng như niềm tin 2 sức khỏe, thuyết động lực hành động, thuyết về niềm tin vào khả năng bản thân, hành động có lí do và theo kế hoạch…Có nhiều công trình kiểm nghiệm những lý thuyết này để làm thay đổi hành vi sống khỏe ở những nhóm người khác nhau, mang trong mình những loại bệnh khác nhau…Ở Việt Nam cũng có những nghiên cứu áp dụng những mô hình trên nhằm thay đổi hành vi sống khỏe ở những người đang mắc bệnh hoặc có những hành vi không có lợi cho sức khỏe, phổ biến nhất là ở lĩnh vực y tế. Dưới góc độ tâm lý học ở nước ta hiện nay gần như chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu ở người bình thường và cụ thể ở người cao tuổi xem họ có hành vi sống khỏe như thế nào. Những hành vi hàng ngày đó ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến sức khỏe người cao tuổi. Đồng thời cũng chưa có nghiên cứu nào chỉ ra sự tác động của hành vi sống khỏe đến sức khỏe người cao tuổi thế nào. Trong khi đó thực tế cho thấy rằng hành vi sống khỏe dường như có vai trò quyết định đến sức khỏe cả thể chất và tinh thần người cao tuổi. Xuất phát từ những điều trên chúng tôi chọn vấn đề: “Hành vi sống khỏe của người cao tuổi” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lý luận và thực trạng hành vi sống khỏe, các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sống khỏe của người cao tuổi, từ đó đưa ra kiến nghị để người cao tuổi thực hiện hành vi sống khỏe phù hợp nhằm đảm bảo trạng thái khỏe mạnh. 3. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là: Hành vi sống khỏe của người cao tuổi. 4. Khách thể nghiên cứu a. Khách thể nghiên cứu: 328 người cao tuổi tại Hà Nội, Thái Bình b. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung nghiên cứu: hành vi sống khỏe về mặt thể chất và tinh thần của người cao tuổi, và các yếu tố ảnh hưởng. - Khách thể: người cao tuổi ở độ tuổi từ 60 đến 96 tuổi. - Địa bàn: Hà Nội, Thái Bình - Thời gian: 2013 - 2017 3 5. Giả thuyết khoa học Phần lớn người cao tuổi trong khảo sát đã có hành vi sống khỏe. Hành vi sống khỏe xuất hiện không đồng nhất ở người cao tuổi trên nhiều mặt: có nhiều loại hành vi sống khỏe khác nhau; có nhiều mức độ thực hiện hành vi sống khỏe khác nhau. Hành vi sống khỏe đang chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, song yếu tố hỗ trợ xã hội có ảnh hưởng mạnh nhất. 6. Nhiệm vụ của đề tài 6.1. Nghiên cứu các vấn đề lí luận về hành vi sống khỏe của người cao tuổi. 6.2. Khảo sát thực trạng về hành vi sống khỏe của người cao tuổi 6.3. Trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị phù hợp với người cao tuổi, góp phần duy trì và tăng cường sức khỏe cho người cao tuổi. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận Luận án triển khai dựa vào các nguyên tắc phương pháp luận dưới đây: 7.1.1. Phương pháp quyết định luận duy vật của các hiện tượng tâm lý Hành vi sống khỏe của người cao tuổi không tồn tại độc lập mà phụ thuộc một cách tất yếu và có tính quy luật vào các điều kiện xã hội - lịch sử cụ thể. Nó bao gồm toàn bộ những điều kiện, đặc điểm xã hội mà người cao tuổi đang sống, các đặc điểm kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, đặc điểm môi trường với tất cả các mối quan hệ xã hội của họ, các điều kiện sống và dưỡng lão của người cao tuổi. Những điều kiện xã hội lịch sử này đóng vai trò quyết định đến tâm lý người cao tuổi nhưng sự tác động không diễn ra một cách đơn giản, một chiều mà tác động thông qua các điều kiện bên trong gồm các đặc điểm sinh học, các đặc điểm hoạt động thần kinh cấp cao, các đặc điểm tâm lý của nhân cách . 7.1.2. Nguyên tắc tiếp cận liên ngành Hành vi sống khỏe là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau, do vậy dưới góc độ mỗi ngành sẽ được triển khai ở các khía cạnh khác nhau. Trong nghiên cứu này chủ yếu dựa vào các quyết định luận trong tâm lý học, tuy nhiên hành vi sống khỏe của người cao tuổi sẽ được nhìn nhận trong mối quan hệ với các ngành khoa học: y học, xã hội học, công tác xã hội… 4 7.1.3. Nguyên tắc hoạt động, giao tiếp, nhân cách Hành vi sống khỏe của người cao tuổi là một chuỗi hoạt động liên tục nhằm mục tiêu duy trì trạng thái khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần. Hoạt động chủ đạo của giai đoạn tuổi già là nghỉ ngơi, vui chơi và tham gia một số hoạt động nhẹ nhàng. Thông qua những hoạt động hàng ngày như: gần gũi, trò chuyện cùng con cháu, bà con hàng xóm; đi du lịch, đi chùa, nhà thờ; tham gia các câu lạc bộ, các chương trình văn nghệ…sẽ giúp sức khỏe của người cao tuổi được cải thiện, tinh thần được sảng khoái và vui khỏe mỗi ngày. 7.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng kết hợp các phương pháp sau: 7.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu 7.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 7.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu 7.2.4. Phương pháp phân tích chân dung tâm lý điển hình 7.2.5. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học 8. Những đóng góp của luận án 8.1. Về mặt lý luận Kết quả nghiên cứu lý luận đã bổ sung và phát triển thêm lý luận về hành vi sống khỏe, hành vi sống khỏe của người cao tuổi cụ thể: xác định được khái niệm, các biểu hiện, các yếu tố ảnh hưởng, vai trò ảnh hưởng của yếu tố chủ quan (lo lắng, niềm tin, suy nghĩ tích cực) đến khả năng thực hiện hành vi sống khỏe của người cao tuổi. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy bên cạnh yếu tố chủ quan, thì đối với người cao tuổi, hỗ trợ xã hội cũng là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thực hiện hành vi sống khỏe. Đây là phát hiện mới bổ sung cho các luận điểm lý thuyết nghiên cứu về hành vi sống khỏe ở người cao tuổi. 8.2. Về mặt thực tiễn Kết quả nghiên cứu thực tiễn góp phần làm sáng tỏ hành vi sống khỏe của người cao tuổi như biểu hiện hành vi sống khỏe, các nhóm hành vi sống khỏe gồm: hành vi tích cực hướng đến giao lưu và duy trì lạc quan; hành vi tích cực hướng đến giải trí và chăm sóc sức khỏe; hành vi tiêu cực, các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sống khỏe của 5 người cao tuổi, và tác động của hành vi sống khỏe đến sức khỏe người cao tuổi. Người cao tuổi có xu hướng thực hiện thường xuyên hơn ở nhóm hành vi tích cực hướng đến giao lưu và duy trì lạc quan và ít thực hiện các hành vi ở nhóm hành vi hướng đến giải trí và chăm sóc sức khỏe. Hỗ trợ xã hội được người cao tuổi đánh giá cao trong việc thực hiện hành vi sống khỏe của họ. Bằng việc nghiên cứu những trường hợp người cao tuổi có hành vi sống khỏe điển hình đã cung cấp thêm những thông tin định tính về vấn đề này, cụ thể mỗi người cao tuổi có điều kiện, hoàn cảnh sống, tình trạng sức khỏe khác nhau có cách thức thực hiện hành vi sống khỏe không giống nhau. Hành vi sống khỏe của người cao tuổi được xem là một yếu tố có tác động mạnh đến sức khỏe của người cao tuổi. Bên cạnh đó luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên các cơ sở đào tạo tâm lý học và những người nghiên cứu tâm lý. Đặc biệt kết quả nghiên cứu của luận án sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với những người làm công tác chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi và những nhà công tác xã hội với người cao tuổi. 9. Cấu trúc của luận án Luận án gồm những phần sau: - Mở đầu - Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về hành vi sống khỏe của người cao tuổi - Chương 2: Cơ sở lý luận về hành vi sống khỏe của người cao tuổi - Chương 3: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu - Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực tiễn về hành vi sống khỏe của người cao tuổi - Kết luận và kiến nghị - Danh mục công trình đã công bố của tác giả liên quan đến luận án - Danh mục tài liệu tham khảo - Phụ lục. 6 Chƣơng 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ HÀNH VI SỐNG KHỎE CỦA NGƢỜI CAO TUỔI 1.1. Nghiên cứu hành vi sống khỏe của ngƣời cao tuổi ở nƣớc ngoài Hiện nay trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu lấy luận điểm nghiên cứu là sống khỏe, hành vi sống khỏe của người cao tuổi. Có thể kể đến một số lý thuyết tâm lý xã hội đã được phát triển để dự đoán, giải thích, và thay đổi hành vi sống khỏe. Những lý thuyết này có thể được chia thành hai nhóm thường được đề cập là mô hình nhận thức xã hội và các mô hình giai đoạn. Thuật ngữ “mô hình nhận thức xã hội” dùng để chỉ một nhóm các lý thuyết tương tự nhau trong đó quy định cụ thể một số lượng các yếu tố nhận thức và tình cảm (niềm tin và thái độ) là yếu tố quyết định của hành vi. Năm mô hình lý thuyết đã được sử dụng rộng rãi nhất bởi các nhà nghiên cứu hành vi sống khỏe trong những năm gần đây là: mô hình niềm tin sức khỏe, lý thuyết động cơ bảo vệ sức khỏe, lý thuyết hiệu quả cá nhân, lý thuyết hành động có lí do, và các lý thuyết về thực hiện hành vi lập kế hoạch. Dưới đây xin đưa ra một số mô hình lý thuyết về hành vi sống khỏe: - Một số lý thuyết về hành vi sức khỏe + Mô hình niềm tin sức khoẻ - The Health Belief Model (HBM; Becker 1974) được phát triển vào những năm 1950 bởi một nhóm các nhà tâm lý học xã hội làm việc trong lĩnh vực y tế cộng đồng đã tìm cách giải thích lý do tại sao một số người không sử dụng dịch vụ y tế như tiêm chủng và kiểm tra. Kể từ đầu những năm 1950, mô hình niềm tin sức khỏe (HBM) là một trong những lý thuyết được sử dụng nhiều nhất trong nghiên cứu hành vi sức khỏe, ở cả hai hướng để giải thích sự thay đổi và duy trì các hành vi liên quan đến sức khỏe và như là một sự hướng dẫn cho các can thiệp hành vi sức khỏe. Trong hai thập kỷ qua, HBM đã được mở rộng, so với các mô hình khác, và được sử dụng để hỗ trợ các can thiệp nhằm thay đổi hành vi sức khỏe. Trong lý thuyết HBM có một số khái niệm chính để dự đoán tại sao mọi người sẽ có hành động để ngăn chặn, để sàng lọc, hoặc để kiểm soát tình 7 trạng bệnh tật; bao gồm các tính nhạy cảm, mức độ nghiêm trọng, lợi ích và rào cản đối với một hành vi, dấu hiệu để hành động, và gần đây nhất là tự chủ [68]. Cụ thể các khái niệm trong lý thuyết niềm tin sức khỏe như sau: Tính nhạy cảm nhận thức: Nhạy cảm nhận thức đề cập đến niềm tin về khả năng cá nhân sẽ bị một bệnh nào đó. Ví dụ như một người tin rằng khả năng họ mắc ung thư phổi cao. Mức độ nghiêm trọng: Niềm tin về mức độ nhiễm bệnh hoặc không được điều trị bao gồm đánh giá của kết quả y tế và lâm sàng (ví dụ, cái chết, tàn tật và đau) và hậu quả xã hội (chẳng hạn như ảnh hưởng của các điều kiện về công việc, cuộc sống gia đình và quan hệ xã hội). Sự kết hợp của tính nhạy cảm và mức độ nghiêm trọng đã được cho là mối đe dọa nhận thức. Lợi ích cảm nhận: Các lợi ích liên quan trong việc thực hiện hành vi. Ví dụ như bỏ thuốc lá sẽ tiết kiệm được tiền. Các rào cản nhận thức: Các khía cạnh tiêu cực của hành động nhận thức sức khỏe, rào cản là những hoạt động cản trở đối với sự khuyến khích hành vi. Ví dụ, "Nó có thể giúp tôi, nhưng nó có thể rất tốn kém, có tác dụng phụ tiêu cực, khó chịu, bất tiện, hoặc tốn thời gian". Tín hiệu để hành động: Công thức ban đầu của HBM bao gồm các tín hiệu có thể kích hoạt các hành động. Hochbaum (1958) ví dụ, cá nhân nghĩ rằng sẵn sàng để hành động (nhận thức nhạy cảm và lợi ích cảm nhận) có thể được tăng cường bởi các yếu tố khác, đặc biệt là hành động kích động, chẳng hạn như các sự kiện của cơ thể, hoặc sự kiện môi trường, hoặc như việc công khai trên phương tiện truyền thông. Tuy nhiên ông không nghiên cứu vai trò của tín hiệu thực hiện. Cũng không có dấu hiệu hành động được nghiên cứu một cách hệ thống. Niềm tin vào khả năng của bản thân (self - efficacy): Niềm tin vào khả năng của bản thân được định nghĩa là "niềm tin có thể thực hiện thành công hành vi cần thiết để tạo ra các kết quả" (Bandura, 1997). Bandura kỳ vọng phân biệt niềm tin vào khả năng của bản thân từ những kỳ vọng kết quả, ước tính rằng một hành vi nhất định sẽ dẫn đến kết quả nhất định. 8 Các biến khác: Nhân khẩu học đa dạng, biến tâm lý và cấu trúc xã hội có thể ảnh hưởng đến nhận thức và do đó gián tiếp ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe có liên quan. Ví dụ, đối với các yếu tố nhân khẩu học xã hội, trình độ giáo dục đặc biệt, có ảnh hưởng gián tiếp đến hành vi, ảnh hưởng đến nhận thức về tính nhạy cảm, mức độ nghiêm trọng, lợi ích, và các rào cản. + Lý thuyết động lực bảo vệ (Protection Motivation Theory) Rogers (1975, 1983, 1985) đã phát triển lý thuyết động lực bảo vệ (PMT), trong đó mở rộng các yếu tố trong mô hình niềm tin sức khỏe để bao gồm các yếu tố bổ sung. Các lý thuyết động lực bảo vệ ban đầu cho rằng hành vi liên quan đến sức khỏe là một sản phẩm của bốn thành phần: - Mức độ nghiêm trọng (ví dụ như ung thư ruột là một căn bệnh nghiêm trọng); - Tính nhạy cảm (ví dụ như khả năng tôi bị ung thư ruột cao); - Hiệu quả phản ứng đáp lại (ví dụ như thay đổi chế độ ăn uống của tôi sẽ cải thiện sức khỏe của tôi); - Niềm tin vào khả năng bản thân (ví dụ như tôi tin rằng tôi có thể thay đổi chế độ ăn uống của tôi). Các thành phần này dự đoán khuynh hướng hành vi (ví dụ: Tôi có ý định thay đổi hành vi của tôi), có liên quan đến hành vi. Rogers (1985) cũng đã đề nghị một vai trò cho một thành phần thứ năm, sợ hãi (ví dụ như một phản ứng cảm xúc), trong phản ứng đáp lại tác động hoặc thông tin. Cũng giống như mô hình niềm tin sức khỏe mô hình lý thuyết động lực bảo vệ đã bị chỉ trích và mức độ rộng rãi hơn so với mô hình niềm tin sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều những chỉ trích của mô hình niềm tin sức khỏe cũng liên quan tới lý thuyết động lực bảo vệ. Ví dụ, các thành phần trong lý thuyết động lực bảo vệ mặc định rằng các hành động của cá nhân là có ý thức để xử lý được thông tin, và không tính toán cho hành vi thói quen, cũng như không tính toán đến vai trò của các yếu tố xã hội và môi trường. + Lý thuyết về hiệu quả cá nhân (Self-efficacy Theory) Lý thuyết hiệu quả cá nhân (SET) là một tập hợp con của lý thuyết nhận thức xã hội Bandura (1986). Theo phương pháp này, hai yếu tố quyết định quan trọng của 9 hành vi là niềm tin vào khả năng của bản thân và kỳ vọng kết quả. Các cấu trúc thứ hai đề cập đến hậu quả nhận thức tích cực và tiêu cực của việc thực hiện hành vi. + Lý thuyết hành động có lý do (The Theory of Reasoned Action) Lý thuyết hành động có lý do (TRA; Ajzen và Fishbein 1980) phát triển từ nghiên cứu xã hội - tâm lý về thái độ và mối quan hệ thái độ - hành vi. Mô hình giả định rằng hầu hết các hành vi liên quan xã hội (bao gồm cả hành vi sức khỏe) đều có sự kiểm soát của ý chí, và ý định của một người để thực hiện một hành vi bao gồm hai yếu tố quyết định ngay lập tức và dự đoán tốt nhất của hành vi đó. Ý định lần lượt được tổ chức là một chức năng của hai yếu tố quyết định cơ bản: thái độ đối với hành vi (đánh giá tổng thể của người thực hiện hành vi) và tiêu chuẩn chủ quan (sự mong đợi nhận thức của những người khác quan trọng đối với các cá nhân thực hiện hành vi). Nói chung, mọi người sẽ có ý định mạnh mẽ để thực hiện một hành động nhất định nếu họ đánh giá nó một cách tích cực và nếu họ tin rằng những người khác nghĩ rằng điều này quan trọng nên thực hiện. + Lý thuyết hành vi lập kế hoạch (Theory of Planned Behavior) Nhiều hành vi không thể đơn giản được thực hiện theo ý muốn; họ đòi hỏi kỹ năng, cơ hội, nguồn lực, hoặc hợp tác để họ thực hiện thành công. Lý thuyết hành vi lập kế hoạch (TPB; Ajzen 1991) là một nỗ lực để mở rộng lý thuyết hành động có lý do (TRA) bao gồm các hành vi mà không phải là hoàn toàn dưới sự kiểm soát của ý chí, ví dụ như bỏ hút thuốc hoặc sử dụng bao cao su. Để thích ứng với những hành vi như vậy, Ajzen thêm một biến gọi là nhận thức kiểm soát hành vi. Điều này nói đến sự dễ dàng nhận biết và khó khăn trong việc thực hiện các hành vi, và được giả định để phản ánh kinh nghiệm quá khứ cũng như những trở ngại dự đoán. Nhận thức kiểm soát hành vi được cho là có ảnh hưởng trực tiếp đến ý định. Đối với hành vi mong muốn, nhận thức kiểm soát hành vi lớn hơn, nên dẫn đến ý định mạnh hơn. Các thành phần lý thuyết hành vi lập kế hoạch (TPB) nhấn mạnh ý định hành vi là kết quả của một sự kết hợp của nhiều niềm tin. Lý thuyết cho rằng ý định nên được định nghĩa là "kế hoạch hành động trong việc theo đuổi các mục tiêu hành vi”(Ajzen và Madden 1986) và là kết quả của niềm tin sau đây: 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng