Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hành vi người tiêu dùng về phương tiện xe buýt bài thuyết trình môn hành vi kh...

Tài liệu Hành vi người tiêu dùng về phương tiện xe buýt bài thuyết trình môn hành vi khách hàng

.DOCX
37
81
143

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KHOA THƯƠNG MẠI – DU LỊCH – MARKETING ---------------o0o-------------- Bài thuyết trình môn Hành vi khách hàng Hành vi người tiêu dùng về phương tiện xe buýt GVHD: ThS. Trần Thanh Sơn SVTH: Hồ Thị Thùy Trân (TM2) Nguyễn Thị Tình (TM2) Nguyễn Thị Ngọc Quyên (TM2) Nguyễn Ôn Bảo Ngọc (TM2) Nguyễn Thị Thuỳ Linh (TM2) Trần Thị Mỹ Dung (TM2) Nguyễn Phan Hà Uyên (TM2) Phan Quốc Trung (TM1) Tháng 10/2012 LỜI NÓI ĐẦU Với tốc độ tăng trưởng chóng mặt như hiện nay, các ngành cũng phát triển với quy mô lớn, đặc biệt là đối với ngành dịch vụ. Một nền kinh tế năng động phải có một ngành dịch vụ phát triển với nhiều loại hình. Khi kinh tế phát triển, nhu cầu con người ngày càng cao, vì thế xuất hiện các dịch vụ mới phục vụ các nhu cầu đó như các dịch vụ về khách sạn, du lịch, chăm sóc sức khỏe…. Trong số đó phải tính đến nhu cầu đi lại, tắc đường lun là một vấn đề lớn là một cơ hội để các nhà Marketing dịch vụ thử sức. Tại nước ta hiện nay, nhu cầu đi lại của người dân rất lớn, vì vậy dịch vụ xe buýt công cộng hiện nay đang rất sôi động. Hằng ngày đã có tới hơn 1000.000 lượt khách đi xe buýt. Với hệ thống xe buýt bao phủ hết các tỉnh thành phố trong cả nước, xe buýt đang trở nên quen thuộc với người dân, xe buýt không ngừng phục vụ cho những nhu cầu cần thiết của con người như đi học, đi chơi… Tuy nhiên hiện nay, xe buýt vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu của người dân, cung chưa đáp ứng được cầu, và còn gặp phải một số vấn đề bất cập trong việc sử dụng loại hình này. Trong bài, nhóm em xin phép được đề xuất một số giải pháp cho thực trạng xe buýt hiện nay. I. Tổng quan thị trường xe buýt hiện nay 1. Thuận lợi Theo Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng TPHCM: Tính đến 30-6-2012, trên địa bàn thành phố có 150 tuyến xe buýt phổ thông, tăng 53 tuyến so với năm 2002. Trong đó, tuyến phổ thông có trợ giá là 109 tuyến tăng 64 tuyến so với năm 2002. Tuyến phổ thông không trợ giá là 41 tuyến, giảm 11 tuyến so với năm 2002. Tổng cự ly tuyến tăng từ 1.542km năm 2002 lên 3.518km năm 2011 tăng gấp 2.3 lần. Về khối lượng vận tải hành khách công cộng thực hiện 6 tháng đầu năm 2012 đạt 286,74 triệu lượt hành khách, bình quân 1,57 triệu hành khách/ngày, tăng so với năm 2002 là 10 lần. Tỷ lệ đáp ứng nhu cầu đi lại năm 2011 của ngành vận tải hành khách công cộng đạt 10,1%, riêng xe buýt đáp ứng 6,5%. Từ năm 2006 đến nay, khối lượng vận chuyển trên các tuyến xe buýt có tốc độ tăng chậm. Kết quả khảo sát 960 hành khách hồi tháng 12-2011 cho thấy chỉ số hài lòng về xe buýt đã tăng lên. Các tiêu chí được đánh giá cao là giá vé phù hợp, lộ trình tuyến hợp lý, đúng giờ. Tuy nhiên, hành khách vẫn chưa hài lòng khi thông tin trên xe, tại trạm dừng, nhà chờ chưa nhiều, khoảng cách giữa các trạm còn xa. Những vấn đề này sẽ được quyết liệt điều chỉnh trong thời gian tới” - ông Lê Hải Phong, Giám đốc Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng (Trung tâm), báo cáo tại buổi giám sát của Ban Kinh tế và Ngân sách HĐND TP, ngày 27-9. Dự kiến năm 2013 TP sẽ sử dụng thẻ thông minh trên toàn bộ hệ thống xe buýt. 2. Khó khăn Tăng giá vé làm sản lượng hành khách giảm; số lượng xe cá nhân tăng nhanh trong thời gian vừa qua (tính đến năm 2012, thành phố có khoảng 5,6 triệu phương tiện cá nhân, trong đó có hơn 5 triệu xe gắn máy). Hoạt động xe buýt trên đường ngày càng khó khăn, không được ưu tiên khi tham gia giao thông. Do việc lưu thông cùng làn xe cá nhân nên khi xảy ra ùn tắc giao thông xe buýt cũng không thể đảm bảo tính đúng giờ của dịch vụ, làm cho thời gian hành trình chuyến kéo dài nên người dân sẽ không chọn xe buýt để đi lại. Các công trình ngầm triển khai đồng loạt, phân luồng giao thông làm cho lộ trình các tuyến xe buýt bị ảnh hưởng, người dân chọn phương tiện khác để đi lại do xe buýt đã điều chỉnh lộ trình khác. Thời gian gần đây xảy ra nhiều vụ xe buýt phóng nhanh vượt ẩu gây tai nạn giao thông hoặc khiến hành khách té ngã, tiếp viên xe buýt chưa lịch sự, xô xát với hành khách... càng khiến người dân ngại đi xe buýt. Ngoài ra, nhiều người phàn nàn về việc sắp xếp luồng tuyến chưa hợp lý, trạm dừng nhà chờ cho hành khách đón xe buýt chưa được tiện nghi, hệ thống phân phối vé xe buýt chưa được rộng khắp… dù mỗi năm TP dành khoảng 1.000 tỉ đồng để trợ giá xe buýt. II. Giới thiệu 1. Công ty Tên Công ty : Công ty TNHH một thành viên Xe khách Sài Gòn Tên giao dịch: Công ty Xe Khách Sài Gòn (Saigon Bus) Tiếng Anh: SAIGON PASSENGER TRANSPORT CO., LTD Tên viết tắt: Satranco Địa chỉ: 39 Hải Thượng Lãn Ông, P10, Q5, Tp. HCM. Điện thoại: (08). 38 546 110 - Fax: (84.8). 38 546 127 Mã số thuế: 0300478044 Tài khoản: 102010000086501 Ngân hàng TMCP Công thương VN Chi nhánh TP.HCM hoặc 102010001171099 Ngân hàng TMCP Công thương VN - Chi nhánh Thủ Thiêm Tổng Giám đốc: Đoàn Minh Tâm Email: [email protected] Website: www.satranco.com.vn - www.saigonbus.com.vn Thành lập theo Quyết định số: 172/QĐ/UB ngày 15/07/2004 của UBND TP về việc thành lập Tổng Công ty Cơ khí Giao thông Vận tải Sài Gòn. Chuyển đổi thành Công ty TNHH một thành viên theo Quyết Định số: 1263/QĐ-UBND ngày 22/03/2006 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh 2. Thông tin về HTX Vận tải Tp.hcm Số Liên hiệp hợp tác xã hiện nay là 08 Liên hiệp, bao gồm: THÀNH VIÊN TT TÊN ĐƠN VỊ ĐỊA CHỈ QUẬN ĐIỆN CHỦ LOAI LIÊN THOẠI NHIỆM HÌNH MINH HTX TP.HCM Liên hiệp 1 HTX vận tảiLong Quân, Tân Bình 9 716 720 thành phố 2 3 4 Phùng 1129/18 Lạc F.11 Liên hiệp 504 tỉnh lộ HTX VT 43, KP5, Sài Gòn F. Tân Phú Liên hiệp 213 Lê HTX nhà Thánh ở Tôn, F. TP.HCM Liên hiệp Bến Thành 569 bò sữa Gia Nguyễn Định Kiệm Đăng Hải 09038082 GTVT 41 2.820.072 Thủ -090315713 Anh Đức 7 Tạo Fax: Dũng GTVT X 2 820 072 Huỳnh 1 Kim Nhà ở Hoàng Phú Nhuận 8 455 656 Bùi Huy NNDV X Chị Chi TMDV X TMDV X 84462365 6 7 8 Liên hiệp 574/8 HTX Bến Nguyễn Thành Kiệm, F.4 Liên hiệp 52 Lý HTX TM Thường Tân Bình Kiệt, F.11 Liên hiệp 171 Trần HTX TM Quốc Quận3 Liên hiệp Thảo, F.9 199 - 205 HTX Nguyễn Thương Thái Học, mại thành F. Phạm phố Ngũ Lão Phú Nhuận 98952589895291 Fax: 9895370 9715989- Võ Tuấn Tân 9715691 Ngọc Bình 8.637.053 09137430 -9713110 65 3 1 8436281 Nguyễn Sự 8360143- Nguyễn 9205733 Thị Hạnh TMDV TMDV X LIÊN MINH HỢP TÁC XÃ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Địa chỉ: 213 Lê Thánh Tôn, P. Bến Thành, Quận 1, Tp.HCM, Tel: 08.38.232.931 Fax: 08.38232931, Email:[email protected] Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Duy Hếu, Chủ tịch Liên minh HTX TP.HCM, Tel: 08.38.45.661 3. Lĩnh vực hoạt động - Hoạt động công ích: Đảm bảo vận tải hành khách công cộng trên địa bàn Thành phố. - Hoạt động kinh doanh khác:  Tham gia vận tải hành khách liên tỉnh theo hợp đồng kinh tế.  Vận chuyển hàng hoá, hành khách.  Kinh doanh các vật tư, phụ tùng ôtô, vỏ ruột (xăm lốp), bình điện; làm đại lý bán xăng dầu, nhớt; dịch vụ vận tải (rửa xe, bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện vận tải); cho thuê mặt bằng, kho bãi. Thiết kế, cải tạo, lắp ráp, đóng mới ôtô. Mua bán ôtô, vật tư, phụ tùng,  trang thiết bị máy móc, phương tiện chuyên ngành vận tải. Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, vận tải hành khách theo  tuyến cố định.  Kinh doanh du lịch lữ hành nội địa và quốc tế.  Xuất nhập khẩu nguyên vật liệu, vật tư, thiết bị, công nghệ, máy móc, phụ tùng vận tải.  Đại lý bán vé máy bay, vé tàu lửa, tàu cánh ngầm, vé xe ôtô.  Quảng cáo thương mại, dạy nghề. III. Các tuyến xe khảo sát: Xe buýt số 07, 14, 45 1. Tuyến 45: do công ty TNHH một thành viên Xe khách Sài Gòn đảm nhiệm Mô tả ngắn: Chợ Bến Thành – BX Quận 8 Lượt đi: Bãi đậu xe buýt đường Lê Lai-Lê Lai-Trạm Bến Thành-Trần Hưng ĐạoNguyễn Cư Trinh-Nguyễn Trãi-Nguyễn Văn Cừ-An Dương Vương-Huỳnh Mẫn ĐạtTrần Nhân Tôn-Hùng Vương-Sư Vạn Hạnh-Nguyễn Chí Thanh-Lý Thường Kiệt - Hồng Bàng-(Quay đầu tại giao lộ Hồng Bàng-Phùng Hưng)-Hồng Bàng-Châu Văn Liêm-Hải Thượng Lãn Ông-Cầu tạm số 2-Bến Bình Đông-Vĩnh Nam-Tùng Thiện Vương-Cao Xuân Dục-Tùng Thiện Vương-Cầu Nhị Thiên Đường-Quốc lộ 50-Bến xe Quận 8 Lượt về: Bến xe Quận 8-Quốc lộ 50-Cầu Nhị Thiên Đường-Tùng Thiện VươngNguyễn Quyền-Bến Bình Đông-Cầu Tạm số 2-Hải Thượng Lãn Ông-Châu Văn LiêmThuận Kiều-Hồng Bàng - Lý Thường Kiệt - Nguyễn Chí Thanh-Trần Nhân Tôn - Huỳnh Mẫn Đạt - An Dương Vương-Nguyễn Văn Cừ-Nguyễn Trãi-Nguyễn Cư Trinh-Trần Hưng Đạo-Trạm Bến Thành-Trần Hưng Đạo-Phạm Ngũ Lão-Nguyễn Trãi-Lê Lai-Bãi đậu xe buýt đường Lê Lai Thời gian hoạt động: 05h00 - 19h00 Thời gian giữa mỗi chuyến: 14 - 16 phút/chuyến Giá vé: 4000đ/hk/lượt Thông tin khác: 106 chuyến/ngày, Thời gian chuyến: 40 phút; Loại xe 55 chỗ 2. Tuyến 14: HTX Vận tải Tp.hcm Mô tả ngắn BX Miền Đông - 3/2 - BX Miền Tây Lượt đi Bến xe Miền Đông - Đinh Bộ Lĩnh - Nguyễn Xí - Ung Văn Khiêm Đường D2 - Điện Biên Phủ - Vòng xoay Hàng Xanh – Xô Viết Nghệ Tĩnh – Nguyễn Thị Minh Khai - Phùng Khắc Khoan - Trần Cao Vân - Võ Văn Tần - Bà Huyện Thanh Quan Nguyễn Thị Minh Khai - Lý Thái Tổ - đường 3/2 - Hồng Bàng - Kinh Dương Vương – Bến xe Miền Tây (trả khách) – Kinh Dương Vương – Bến xe Miền Tây Lượt về Bên xe Miền Tây - Kinh Dương Vương - Hồng Bàng - đường 3/2 - Lý Thái Tổ - Nguyễn Thị Minh Khai - Xô Viết Nghệ Tĩnh – Quốc lộ 13 - Đinh Bộ Lĩnh – Bến xe Miền Đông. Thời gian hoạt động: 04h00 - 20h30 Thời gian giữa mỗi chuyến: 6 - 15 phút/chuyến Giá vé: 4000 đồng/hk/lượt Thông tin khác: 260 chuyến/ngày, Thời gian chuyến: 55 phút; Loại xe 80 chỗ 3. Tuyến 07: do công ty TNHH một thành viên Xe khách Sài Gòn đảm nhiệm Mô tả ngắn: BX Chợ Lớn – Gò Vấp Lượt đi: Ga Chợ Lớn (Bến B) - Lê Quang Sung - Phạm Đình Hổ - Tháp Mười Hải Thượng Lãn Ông - Lương Nhữ Học - Hồng Bàng – Ngô Gia Tự - Nguyễn Tri Phương - Đường 3/2 - Trần Minh Quyền - Ga Hòa Hưng - Nguyễn Thông - Kỳ Đồng - Trần Quốc Thảo - Lý Chính Thắng - Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Nguyễn Văn Trỗi - Trần Huy Liệu - Hoàng Văn Thụ - Ngã 4 Phú Nhuận - Nguyễn Kiệm - Nguyễn Thái Sơn - Phan Văn Trị - Bãi Hậu cần số 1 Lượt về: Bãi Hậu cần số 1- Phan Văn Trị- Nguyễn Thái Sơn-Phạm Ngũ Lão Nguyễn Kiệm - Hoàn Minh Giám - Đào Duy Anh - Hồ Văn Huê - Hoàng Văn Thu- Trần Huy Liệu - Nguyễn Văn Trỗi - Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Võ Thị Sáu -Trần Quốc Thảo- Kỳ Đồng- Nguyễn Thông- Ga Hòa Hưng- Trần Minh Quyền- Đường 3/2 - Nguyễn Tri Phương– Ngô Gia Tự - Hồng Bàng - Phú Hữu - Trang Tử - Ga Chợ Lớn (Bến B) Thời gian hoạt động: 05h00 - 20h00 Thời gian giữa mỗi chuyến: 6 - 16 phút/chuyến Giá vé: 4000 đồng/hk/lượt Thông tin khác: 220 chuyến/ngày, Thời gian chuyến: 48-53 phút; loại xe 80 chỗ. IV. 1. Đánh giá động thái của các chủ thề Động thái doanh nghiệp a.Product ( sản phẩm ) SaigonBus đang quản lý là 713 xe hoạt động trên 34 tuyến xe buýt trong thành phố. Với tác phong làm việc chuyên nghiệp, trình độ chuyên môn cao với sự tận tâm, nhiệt tình, thân thiện, công ty luôn mong muốn mang đến cho quý khách hàng sự yêntâm về chất lượng sản phẩm, sự hài lòng về chất lượng dịch vụ. Đầu tư những chiếc xe buýt chạy nhiên liệu khí thiên nhiên CNG, góp phần giảm thiểu ô nhiễm, tiết kiệm nhiên liệu. Cụ thể trong năm qua, công ty đã đầu tư 21 xe buýt chạy nhiên liệu khí thiên nhiên CNG không những lần đầu tiên trên địa bàn Tp.HCM mà còn là lần đầu tiên trên phạm vi cả nước. Đây là những xe buýt giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm nhiên liệu phù hợp với chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia và luật sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả mà Quốc hội đã ban hành.Xe buýt xanh” đã giảm khí thải độc hại ra môi trường (giảm 53-63%), không có bụi và khói đen, nhiên liệu được đốt cháy triệt để, động cơ vận hành êm, giảm tiếng ồn, khí thải độc hại, khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính giảm 20%, tiết kiệm chi phí nhiên liệu khoảng 200 triệu đồng/xe/năm (21%). Công ty trang bị những thiết bị tiện ích trên xe như thiết bị giám sát hành trình GPS, hệ thống bán vé xe bán tự động, hệ thống camera đảm bảo an ninh, trang bị đồng phục mới cho lái xe và nhân viên phục vụ… Giáo dục lái xe tiếp viên ngày càng nâng cao ý thức trách nhiệm, chấp hành quy định, có thái độ văn minh phục vụ khách hàng. b. Prices ( Giá) Sở Giao thông Vận tải quyết định từ ngày 1/1/2012, giá vé xe buýt sẽ được tính theo lộ trình mới với mỗi mốc là 18 km. Hành khách đi dưới quãng đường này vé sẽ là 4.000 đồng, còn hơn 18 km sẽ phải mất 5.000 đồng. Việc tính như trên nhằm bù vào giá nhiên liệu cho các doanh nghiệp vận tải. Các loại vé tháng được giữ nguyên giá như hiện nay: Vé tháng dành cho học sinh sinh viên là 90.000 đồng/30 vé; 125.000 đồng/30 vé dành cho hành khách; vé tháng dành cho học sinh sinh viên là 84.000/tập/60 vé. c. Places (vận chuyển) Hiện tại Công ty đang quản lý, khai thác hơn 7 ha mặt bằng bến bãi. Đối với cả ba tuyến xe buýt, cấu trúc về cơ bản là gồm 2 bến xe và hệ thống trạm dừng. Hai bến xe làm nhiệm vụ là điểm xuất phát, điểm dừng, tiếp nhiên liệu cũng như đón nhận hành khách cho mỗi tuyến (cho lượt đi lẫn lượt về). Phạm vi bến bãi lớn, cho phép chứa số lượng lớn xe đỗ lại, cụ thể là Saigonbus quản lý và khai thác hơn 7 ha mặt bằng, bến bãi. Ta cũng không quên nhắc tới hệ thống trạm dừng được lắp đặt khá hợp lý, gần các cơ sở hạ tầng quan trọng như trường học, bệnh viện, các khu công nghiệp, v.v… Vị trị trạm dừng – theo quan sát – được đặt khá là phù hợp với nhu cầu sử dụng của hành khách chủ yếu trên tuyến đó. Các trạm dừng cũng không cách quá xa nhau, chừng trong khoảng 60m đến 80m. Ngoài ra, với mỗi tuyến, thời gian cách nhau giữa các chuyến là không quá lâu (dao động từ 10 đến 15 phút), so với mật độ giao thông ở Tp.Hồ Chí Minh như hiện nay là vừa đủ đáp ứng nhu cầu lưu thông. Trừ vào những giờ cao điểm thì lượng khách có thể vượt khả năng chuyên chở một chút (theo như quan sát). d. Promotion( xúc tiến) Cả Saigonbus và Liên Hiệp HTX Vận Tải Tp.Hồ Chí Minh đều không áp dụng các chính sách marketing thông thường như quảng cáo trên phương tiện truyền thông, tờ rơi, v.v… mà chủ yếu là thông qua các hoạt động xã hội như: hoạt động từ thiện, tài trợ hay các sự kiện: giới thiệu tuyến xe buýt xanh (Saigonbus), tuyến xe buýt dành cho người khuyết tật (Liên Hiệp HTX Vận Tải Tp.HCM), v.v… Ngoài ra họ còn áp dụng các chương trình khuyến mãi dành cho những người có nhu cầu đi xe buýt thường xuyên, cụ thể như: - “Trung tâm Quản lý và Điều hành Vận tải hành khách công cộng tiếp tục thực hiện chương trình khuyến mãi “ Giữ vé và trúng thưởng cùng xe buýt” kể từ ngày 05/10/2012 đến hết ngày 05/11/2012. Tất cả các hành khách khi sử dụng vé tập hoặc vé lượt đi trên các tuyến xe buýt có trợ giá đều có thể tham gia chương trình.” - Lý do có thể giải thích là do đặc thù loại hình kinh doanh xe buýt thuộc loại hình dịch vụ công cộng. - Trung tâm Quản lý và Điều hành Vận tải hành khách công cộng tiếp tục thực hiện chương trình khuyến mãi “ Giữ vé và trúng thưởng cùng xe buýt” kể từ ngày 05/10/2012 đến hết ngày 05/11/2012. Tất cả các hành khách khi sử dụng vé tập hoặc vé lượt đi trên các tuyến xe buýt có trợ giá đều có thể tham gia chương trình. - Ngoài ra hiện nay cả Saigon bus cùng HTX vận tải đẩy mạnh hành khách sử dụng vé tập, đông thời cho phép nhiều người cúng sử dụng một tập trên một chuyến xe 2. Động thái chính phủ Một trong những yếu tố lợi thế hỗ trợ để mở rộng “xe buýt xanh” tại TP. HCM là đề án đầu tư 1860 xe buýt giai đoạn 2011-2013 của TP. HCM có khuyến khích xe buýt thân thiện với môi trường. Theo đó doanh nghiệp nhập xe buýt xanh về hoạt động sẽ được hỗ trợ 70% vốn vay với mức lãi suất 5%. Hơn thế nữa, Chính phủ đã phê duyệt đề án phát triển vận tải hành khách công cộng chung cho cả nước đến năm 2020, trong đó nhấn mạnh “ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng thân thiện với môi trường”. Chính phủ cũng cho phép ưu tiên miễn, giảm thuế cho việc nhập khẩu các phụ tùng dùng để sản xuất xe sử dụng khí CNG mà Việt Nam chưa sản xuất được. Hơn nữa hiện tượng ùn tắc giao thông tại TP Hồ Chí Minh đang là một vấn đề lo ngại, một bài toán giao thông của chính phủ. Do vì vậy mà Chính phủ đã có nhiều động thái tác động đến vận tải bằng xe bus trong khu vực TP Hồ Chí Minh nói riêng cũng như các khu vực khác nói chung. a. Mục tiêu của chính phủ: 1. Phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt đồng bộ và tương thích giữa các loại hình vận tải trong đô thị (đường sắt đô thị, tàu điện ngầm, đường thủy) và từ trung tâm đô thị đến các huyện thị thuộc tỉnh, thành phố, từ các đô thị đặc biệt đến các đô thị vệ tinh, các khu công nghiệp. 2. Phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt theo hướng cung cấp dịch vụ xe buýt thuận tiện, phù hợp với nhu cầu đi lại của đa số người dân (bao gồm số lượt xe buýt chạy trong ngày, thời gian mở tuyến và đóng tuyến, bố trí điểm dừng đón, trả khách phù hợp, phát hành các loại vé đi xe buýt thuận tiện sử dụng) để khuyến khích người dân sử dụng xe buýt, tạo tiền đề cho việc hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân, góp phần giải quyết ùn tắc giao thông khi đô thị ngày càng phát triển. 3. Xây dựng mạng lưới tuyến hợp lý, bảo đảm thuận lợi cho việc đi lại của người dân theo hướng phát triển tuyến xe buýt đến các trung tâm các huyện, thị xã, các khu công nghiệp thuộc tỉnh, thành phố. 4. Nâng cao chất lượng phương tiện vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, bảo đảm đầu tư phương tiện phù hợp với hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông và nhu cầu đi lại của người dân. 5. Khuyến khích các tỉnh, thành phố đầu tư phương tiện xe buýt sử dụng nhiên liệu thân thiện với môi trường. 6. Áp dụng công nghệ mới trong việc quản lý và điều hành hoạt động xe buýt, đảm bảo điều chỉnh hợp lý và giám sát dịch vụ xe buýt. b. Nội dung 1. Quy hoạch phát triển mạng lưới tuyến xe buýt của các tỉnh, thành phố a) quy hoạch phát triển mạng lưới tuyến xe buýt giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2020 để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân trước mắt và lâu dài, góp phần hạn chế được vấn đề ùn tắc giao thông b) Nghiên cứu lập quy hoạch để đưa dịch vụ xe buýt kết nối giữa trung tâm thành phố, thị xã với trung tâm các huyện, tạo thuận lợi cho việc đi lại của người dân đối với các tỉnh trung du, miền núi. 2. Đầu tư phương tiện tham gia hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt a) Phương tiện tham gia vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt phải đảm bảo đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn theo quy định; b) Khuyến khích việc đầu tư các phương tiện xe buýt sàn thấp, xe buýt có thiết bị hỗ trợ người khuyết tật, xe buýt sử dụng nhiên liệu giảm ô nhiễm môi trường; c) Việc đầu tư phương tiện xe buýt phải bảo đảm phù hợp với hạ tầng giao thông. 3. Đối với hạ tầng hiện có, xem xét ưu tiên bố trí làn đường ưu tiên cho xe buýt. Đối với hạ tầng đầu tư mới cần thiết kế và xây dựng làn đường ưu tiên cho xe buýt, bảo đảm kết hợp hài hòa để khai thác sử dụng có hiệu quả hệ thống bến xe buýt và cầu vượt dành cho người đi bộ trong đô thị. Khuyến khích đầu tư kết cấu hạ tầng để đáp ứng việc phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt. 4. Quản lý chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt a) Các tỉnh, thành phố có số lượng tuyến xe buýt lớn, do nhiều đơn vị tham gia vận chuyển hành khách cần nghiên cứu thành lập trung tâm quản lý hoạt động vận tải hành khách công cộng để giám sát và quản lý chất lượng dịch vụ xe buýt; b) Ứng dụng công nghệ mới để quản lý, điều hành đối với hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt; c) Quy định về đấu thầu áp dụng trong hoạt động vận tải hành khách bằng xe buýt bảo đảm tính minh bạch nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng dịch vụ; d) Áp dụng định mức kinh tế - kỹ thuật đối với hoạt động vận tải hành khách bằng xe buýt. 5. Tuyên truyền vận động nhân dân hưởng ứng đi xe buýt, tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên làm việc trong lĩnh vực vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt a) Tuyên truyền đến người dân về lợi ích, tác dụng của việc đi xe buýt, các thông tin về chất lượng dịch vụ xe buýt, các cơ chế chính sách đối với người đi xe buýt như: miễn vé, giá vé tháng ưu đãi; b) Tổ chức đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ phục vụ hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, đặc biệt là đội ngũ lái xe, nhân viên phục vụ để đảm bảo chất lượng phục vụ hành khách tốt nhất; c) Tuyên truyền giáo dục nâng cao đạo đức nghề nghiệp người lái xe, nhân viên phục vụ để tăng cường trách nhiệm, thái độ phục vụ hành khách, ý thức chấp hành pháp luật trật tự an toàn giao thông trong quá trình làm việc. 6. Cơ chế, chính sách phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2020 a) Đối với các địa phương chưa tổ chức loại hình xe buýt hoạt động, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố cần có những quy định ưu đãi hỗ trợ cho các tuyến xe buýt mở mới để bảo đảm hoạt động trong thời gian đầu; b) Các tỉnh, thành phố xem xét, quyết định việc trợ giá cho các tuyến xe buýt thiết yếu đáp ứng nhu cầu giảm ùn tắc giao thông nhưng có doanh thu chưa đủ bù đắp chi phí đối với các đô thị từ loại II trở lên, đảm bảo tính ổn định của mạng lưới tuyến xe buýt; c) Ưu tiên việc mua phương tiện để tham gia hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, đặc biệt ưu tiên đối với các dự án đầu tư phương tiện xe buýt sử dụng nhiên liệu thân thiện với môi trường như khí ga LPG, CNG được vay tín dụng đầu tư của Nhà nước; d) Xây dựng trạm bảo dưỡng sửa chữa, bãi đỗ xe buýt của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt được miễn tiền thuê đất theo Quyết định số 62/2009/QĐ-TTg ngày 20 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ; đ) Quảng cáo trên xe buýt và sử dụng nguồn thu từ quảng cáo để hỗ trợ cho hoạt động của xe buýt. 7. Kinh phí thực hiện Đề án a) Kinh phí xây dựng Định mức khung kinh tế - kỹ thuật cho hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt và xây dựng Quy chế đấu thầu trong hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt được bảo đảm từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định; b) Kinh phí thực hiện Đề án được bảo đảm từ các nguồn vốn ngân sách nhà nước và vốn huy động từ các nguồn khác (vốn tự có của doanh nghiệp, vốn vay của các tổ chức tín dụng, tài trợ quốc tế). c. Một số chính sách cụ thể: - Trợ giá 19/3/2010: quyết đinh số 16/2010/QĐ-UBND , Chính phủ đã đưa ra cơ chế trợ giá theo chuyến đối với từng tuyến, từng nhóm xe theo công thức: Kinh phí trợ giá= Tổng chi phí tuyến xe( đã tính lợi nhuận) – doanh thu khoán Hiện nay, TP. Hồ Chí Minh có 150 tuyến xe buýt phổ thông với gần 3.000 xe. Trong đó, tuyến phổ thông có trợ giá là 109 tuyến, tuyến phổ thông không trợ giá là 41 tuyến. Tỷ lệ đáp ứng nhu cầu đi lại năm 2011 của xe buýt là 6,5%. Để phục vụ cho hoạt động của 109 tuyến xe buýt phổ thông có trợ giá, hàng năm thành phố đã dành một khoản ngân sách hàng ngàn tỷ đồng trợ giá xe buýt. Năm 2010 trợ giá xe buýt chỉ tính riêng tại TP.HCM là 835 tỷ. Trong năm 2011, tổng số tiền trợ giá cho hoạt động xe buýt ở TPHCM là gần 1.269 tỷ đồng, tăng 450 tỷ đồng so với năm 2010. Và theo kế hoạch, năm 2012, mức trợ giá cho xe buýt là 1.500 tỷ đồng, tăng 230 tỷ đồng. Tiền trợ giá tăng đều qua từng năm, năm sau luôn cao hơn năm trước là do điều chỉnh tiền lương cơ bản và giá nhiên liệu tăng mạnh. Chính sách trợ giá hiện nay của TP. Hồ Chí Minh là trợ giá trực tiếp cho hành khách. Đây là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với các mô hình của các nước trên thế giới. Chính vì vậy, yếu tố về giá vé hợp lý là một trong những tiêu chí được người dân đánh giá rất cao. Hiện nay, giá vé của thành phố là tương đối rẻ, phù hợp với thu nhập của người dân. Nhưng theo đơn vị quản lý hoạt động xe buýt của thành phố, chính sách trợ giá cho hoạt động xe buýt hiện nay chỉ mới dừng ở mức trợ giá trực tiếp cho hành khách chứ chưa hỗ trợ được các doanh nghiệp (DN) vận tải trong việc tham gia phục vụ vận tải hành khách công cộng, nhất là khi giá cả thị trường ngày càng biến động. - Đầu tư công nghệ kỹ thuật Trung tâm Quản lý và điều hành vận tải hành khách công cộng (Sở GTVT TP. Hồ Chí Minh) cho biết hiện đang phối hợp cùng Ngân hàng VietinBank, Sở Khoa học - Công nghệ triển khai đề án thí điểm triển khai dịch vụ thanh toán vé xe buýt qua thẻ trả trước của VietinBank. Nếu được UBND thành phố chấp thuận về mặt chủ trương, dự kiến, trong năm 2013 sẽ triển khai thí điểm trên 121 xe của 5 tuyến xe buýt, sau đó sẽ áp dụng đại trà trên tất cả các tuyến xe buýt. Ngoài việc tạo sự liên thông kết nối thẻ giữa các tuyến xe buýt, Sở GTVT và Sở Khoa học - Công nghệ cũng đang nghiên cứu phương án để trong tương lai, khi các tuyến metro, tramway đưa vào khai thác, vẫn có thể sử dụng thẻ thông minh để đi lại. Trước đó, vào năm 2010, TP. Hồ Chí Minh cũng đã thử nghiệm thẻ xe buýt thông minh trên hai tuyến xe buýt Sài Gòn - Bình Tây và Bến Thành - Âu Cơ - Bến xe An Sương. Tuy nhiên, do chưa có sự liên thông với các tuyến xe buýt khác nên rất ít hành khách sử dụng. Ngày 1/10, Sở GTVT TP. Hồ Chí Minh cho biết, Tổng Công ty Cơ khí Giao thông Vận tải Sài Gòn (Samco) đã đóng hoàn chỉnh mẫu xe buýt chạy bằng nhiên liệu sạch CNG (động cơ và khung xe của Hàn Quốc). Sau khi thẩm định xong Sở GTVT sẽ trình UBND TP. Hồ Chí Minh cho phép đóng khoảng 300 xe. Dự kiến trong năm 2013, các xe buýt CNG trên sẽ được đưa vào khai thác trên 14 tuyến. Số xe này nằm trong đề án đóng mới và thay thế 1.680 xe buýt của thành phố. Hiện thành phố có khoảng 50 xe buýt CNG đang chạy trên năm tuyến với chi phí nhiên liệu chỉ bằng khoảng 60% xe chạy bằng dầu DO và không gây ô nhiễm môi trường. - Hỗ trợ của Nhà nước về kết cấu hạ tầng xe buýt Thành phố tạo điều kiện cho TTQL&ĐHVTHKCC sử dụng các khu đất tại các quận - huyện để làm đầu mối trung chuyển hành khách đi xe buýt và bãi kỹ thuật xe buýt theo quy hoạch.Từ năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 101/QĐ-TTg quy định rõ về diện tích đất dành cho 30 bến bãi vận tải hành khách công cộng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Theo số liệu thống kê của sở GTVT TP HCM năm 2011 trên địa bàn có 24 bến bãi đậu xe buýt với tổng diện tích là 17,07ha. Trong đó có 9 bến kỹ thuật với diện tích là 9,86ha và 15 đầu mối trung chuyển, điểm đầu cuối bến với diện tích là 7,21ha. Tuy nhiên, hiện nay 2 bến trung chuyển là bến xe buýt Đầm Sen đang trong quá trình giải phóng mặt bằng, còn bến xe Văn Thánh lại đang cải tạo nên tại hai khu vực trên hầu như không có chỗ cho xe buýt đậu. Năm 2011 Sở đã phối hợp với 24 quận, huyện xác định quỹ đất dành cho xe buýt với diện tích khoảng trên 60ha. Tuy nhiên những con số thống kê chỉ nằm trên giấy mà chưa được triển khai trong thực tế, do đó chưa đáp ứng nhu cầu bến đỗ của các phương tiện giao thông trong giai đoạn 2011-2015. Một trong nhiều nguyên nhân là mặt bằng cho các tuyến xe, bến bãi, trạm trung chuyển vẫn chưa được các cơ quan chức năng thống nhất vì thiếu sự chỉ đạo nhất quán của chính quyền địa phương. Các bến xe, bãi đỗ được huy hoạch thì nhiều nhưng trê thực tế con số này khá khiêm tốn, chính vì vậy mà hầu hết các HTX, công ty vận tải phải thuê bến bãi để đậu xe. Cũng do thiếu diện tích bãi đỗ nhiều tuyến đồ tại khu vực trung tâm thành phố bị xe buýt hiên ngang chiếm dụng lề đường làm chỗ đậu xe. - Hỗ trợ lãi vay cho đầu tư công nghệ Đó là phương án hỗ trợ của Nhà nước đối với dự án đầu tư xe buýt giai đoạn 2012 - 2015 (còn gọi dự án 1.680 xe) vừa được Sở Tài chính trình UBND TPHCM. Theo đó, đối với dự án 1.680 xe buýt, nhà đầu tư chỉ trả 30% giá trị xe, phần còn lại vay các tổ chức tài chính - tín dụng và chỉ trả lãi vay 5%/năm cộng với chi phí quản lý, Nhà nước sẽ hỗ trợ phần còn lại, thời gian vay và hỗ trợ lãi suất trong vòng 7 năm. Riêng phương án hỗ trợ tài chính cho dự án 300 xe buýt chạy bằng nhiên liệu sạch (nằm trong dự án xe buýt giai đoạn 2012-2015) vẫn đang được Sở Tài chính cân nhắc. theo liến nghị sớm thông qua đề án và có cơ chế hỗ trợ cho người mua xe như: cho nhà đầu tư vay 100% giá xe, trả trong vòng 10 năm thay vì 70% trả trong 7 năm như đề án đầu tư xe buýt giai đoạn 2012-2015; đề xuất ngân sách TP cấp bù chênh lệch. Theo đó, nhà đầu tư chỉ trả 5% lãi suất vay và 2% chi phí quản lý, thời gian cấp bù lãi suất là 7 năm. Những kiến nghị này đã được Sở GTVT tán thành và đã trình UBND TP thông qua. Chính sách này , sẽ khuyến khích xã viên đâì tue cho đề án 300 xe buýt sạch sắp đến. Như vậy Chính phủ cũng đă đua ra nhiều biện pháp hỗ trợ cho hệ thống giao thông công cộng bằng xe buưt. Tuy nhiên việc hỗ trợ như thế nào, bao nhiêu là đủ th́ c ̣n nhiều tanh căi. Bên cạnh những chính sách hỗ trợ th́ Chính phủ cũng ban hành những quy đinh, những tiêu chuẩn về kết cầu hạ tầng xe buưt: trạm dừng, nhà chờ, biển hiệu, tiêu chuẩn kỹ thuật của xe…để đảm bảo cho việc phục vụ vận chuyển hành khách công cộng. Tuy nhiên những hỗ trợ của Chính phủ hiện nay vẫn chưa mang lại hiệu quả kinh tế, các doanh nghiệp vận tải công cộng vẫn c ̣n nhiều khó khăn, hành khách chưa được phục vụ tốt. Chính v́ Chính phủ, doanh nghiệp, hành khách có những mục tiêu, động thái lệch nhau nên mức thỏa măn cho cả 3 đều là không thể. 3. Động thái người tiêu dùng: a. Khảo sát 3 tuyến xe buýt 1. Xe buýt số 45 Đặc điểm tuyến xe số 45: - Song song với lời kêu gọi bảo vệ môi trường trong những năm gần đây, tuyến xe buýt số 45 mang màu xanh da trời như một lời kêu gọi “thân thiện với môi trường”, bởi việc vận hành xe buýt xanh giúp tiết kiệm được 30 - 40% chi phí nhiên liệu so với xe buýt sử dụng dầu diesel, giảm hơn 60% lượng khí thải độc hại ra môi trường, không xả bụi và khói đen vì nhiên liệu được đốt cháy hoàn toàn, giảm được tiếng ồn. Tuy nhiên, việc sử dụng nhiên liệu cũng gây ra không ít khó khăn như chi phí cao, ít địa điểm trạm tiếp nhiên liệu, cự ly cho mỗi lần tiếp nhiên liệu dưới 350km… Điều này cũng cho thấy ngành chức năng thành phố đã và đang đặc biệt chú trọng yếu tố bảo vệ môi trường và tiết kiệm tiêu hao nhiên liệu khi lựa chọn loại phương tiện đưa vào khai thác trên tuyến. Trên thực tế, dù không tuyên bố long trọng, rình rang nhưng rõ ràng địa hạt xe buýt tại thành phố đang từng bước được cơ quan chức năng chuyển hướng dần sang mô hình xe buýt sạch, thân thiện với môi trường, mà biểu hiện đầu tiên là yếu tố bảo vệ môi trường ngày càng được chú ý hơn ngay từ khâu đầu tư phương tiện như vừa nói. - Đội xe buýt được đưa vào vận hành trên tuyến mã số 45 có trang bị một loạt tiện nghi tiên tiến như máy lạnh, hệ thống giám sát hành trình giúp giảm bớt sự ngột ngạt của những tuyến xe buýt trước đây và cũng góp phần nâng cao sự an toàn cho hành khách khi giảm được chức năng quan sát trạm cho tài xế xe. - Ngoài ra, tuyến xe số 45 cũng trang bị thêm hệ thống bán vé tự động, hệ thống báo trạm tự động…. giúp giảm chi phi thuê nhân viên kiểm soát vé xe buýt, đồng thơi giúp hành khách chuẩn bị được hành trang xuống trạm dừng của mình. Tuy nhiên, điều này cũng gây trở ngại khi số lượng hành khách từ một trạm lên xe quá nhiều gây tắc nghẽn lối đi do phải chờ hệ thống bán vé tự động hoạt động. - Hệ thống ghế ngồi được trang bị hiện đại hơn, mới hơn. Không gian xe cũng thoáng hơn nhờ diện tích lối đi được tăng lên. Điều này cũng giúp giảm bớt lượng khí bẩn tồn đọng trên xe, tạo được cảm giác thông thoáng hơn cho hành khách. - Ngược lại với tình trạng số lượng hành khách quá nhiều do không đủ tuyến gây ra tình trạng nhồi nhét hành khách và xảy ra những việc không mong đợi với hành khách như: móc túi, chen lấn, xô đẩy….của những tuyến xe 45 trước đây. Tuyến xe số 45 hiện nay đã đi vào nề nếp, kỷ luật với số lượng hành khách cho phép, số ghế ngồi hợp lý giảm đi tình trạng chen đấy, móc túi tước đây. Điều này một phần là do số lượng xe số 45 được đầu tư tăng lên và tân trang hơn. Số lượng khảo sát: 39 1. Nghề nghiệp Nghe nghiep Cumulative Valid Frequency Percent Valid Percent Percent sinh vien 34 87,2 87,2 87,2 Cong nhan 2 5,1 5,1 92,3 Cong chuc 0 0 0 92,3 Khac 3 7,7 7,7 100,0 Total 39 100,0 100,0 Tuyến xe 45 khách hàng chủ yếu là sinh viên. Số lượng sinh viên đi chuyến xe này chiếm đến 87,2%. Ngoài ra còn có 5,1% là công nhân và còn lại là những khách hàng làm nghề bán hàng rong. 2. Nguyên nhân lựa chọn xe buýt Gia re Cumulative Frequency Valid Percent Valid Percent Percent Không 16 41,0 41,0 41,0 Dong y 23 59,0 59,0 100,0 100,0 100,0 Total 39 Phai di duong xa Cumulative Frequency Valid Percent Valid Percent Percent Khong 33 84,6 84,6 84,6 Dong y 6 15,4 15,4 100,0 Total 100,0 100,0 39 Thuan tien Cumulative Frequency Valid Percent Valid Percent Percent Khong 18 46,2 46,2 46,2 Dong y 21 53,8 53,8 100,0 Total 100,0 100,0 39 Khong co phuong tien thay the Cumulative Frequency Valid Percent Valid Percent Percent Khong 31 79,5 79,5 79,5 Dong y 8 20,5 20,5 100,0 Total 39 100,0 100,0 Nguyên nhân chủ yếu để khách hàng lựa chọn xe buýt số 45 để làm phương tiện di chuyển chủ yếu là do sự thuận tiện và giá rẻ. 59% khách hàng được khảo sát cho rằng họ lựa chọn cho rằng do giá vé xe buýt rẻ và có đến 53,8% khách hàng được khảo sát cho rằng vì xe buýt thuận tiện nên họ lựa chọn xe buýt. 3. Phương tiện thay thế Phuong tien khac Freque Valid Valid Cumulative ncy Percent Percent Percent khong co 8 20,5 20,5 20,5 xe dap 8 20,5 20,5 41,0 xe may 20 51,3 51,3 92,3 oto 1 2,6 2,6 94,9 khac 2 5,1 5,1 100,0 Total 39 100,0 100,0 Trong những khách hàng được lựa chọn khảo sát trên tuyến xe 45 thì có đến 79,5% là có phương tiện khác để thay thế nhưng họ vẫn lựa chọn xe buýt làm phương tiện di chuyển. 4. Mức độ sử dụng xe buýt Muc do su dung Cumulative Frequency Valid Percent Valid Percent Percent thuong xuyen 34 87,2 87,2 87,2 thinh thoang 4 10,3 10,3 97,4 rat it 1 2,6 2,6 100,0 Total 39 100,0 100,0 Qua khảo sát thấy rằng khi khách hàng đã lựa chọn xe buýt làm phương tiện di chuyển thì tần suất đi xe buýt của họ là thường xuyên. Lý do đây là tuyến xe có đến 87% là sinh viên và họ chủ yếu dùng xe buýt để đi học, do đó họ sử dụng xe buýt hàng ngày. 5. Liên hệ giữa có phương tiện thay thế và mức độ sử dụng xe buýt. Table 1 Muc do su dung thuong xuyen Count % thinh thoang Count % rat it Count % 8 100 0 0 0 0 xe dap 7 87,5 1 12,5 0 0 xe may 16 80 3 15 1 5 oto 1 100 0 0 0 0 Phuong tien khac khong co khac 2 100 0 0 0 0 Mặc dù 79,5% khách hàng có phương tiện khác, tuy nhiên mức độ sử dụng xe buýt của họ chủ yếu là thường xuyên. 87,5% khách hàng có xe đạp và 80% khách hàng có xe máy thường xuyên sử dụng xe buýt làm phương tiện di chuyển. 6. Đánh giá
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan