Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Hạnh phúc của người dân theo thiên chúa giáo, nghiên cứu trường hợp ở thành phố ...

Tài liệu Hạnh phúc của người dân theo thiên chúa giáo, nghiên cứu trường hợp ở thành phố hồ chí minh tt

.PDF
27
474
74

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM THỊ PHA LÊ HẠNH PHÚC CỦA NGƢỜI DÂN THEO THIÊN CHÚA GIÁO: NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: XÃ HỘI HỌC Mã số: 9 31 03 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC HÀ NỘI - 2019 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM VIỆN NGÔN NGỮ HỘC VIỆN KHOA HỌC XÁC HỘI V IỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ NGỌC VĂN Phản biện 1: GS.TS. Đặng Cảnh Khanh Phản biện 2: PGS.TS. Đặng Thị Ánh Tuyết Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Đức Vinh Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp tại Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Vào hồi .... giờ ... ngày .... tháng ..... năm 201... Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Khoa học xã hội MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hạnh phúc là một giá trị văn hóa - xã hội mang tính phổ quát toàn nhân loại, là khát vọng vươn tới của mọi người, mọi thời đại, mọi dân tộc. Xã hội càng phát triển con người càng quan tâm đến hạnh phúc. Ngày nay, Hạnh phúc không chỉ dừng lại ở sự bàn luận có tính chiêm nghiệm, mà đã trở thành đối tượng nghiên cứu của các khoa học thực nghiệm như xã hội học, tâm lý học, tôn giáo học và kết quả nghiên cứu về hạnh phúc đã được sử dụng vào nhiều mục tiêu kinh tế - xã hội khác nhau. Việc nghiên cứu quan niệm hạnh phúc của các nhóm xã hội, các tộc người, tôn giáo sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam sẽ là một đóng góp thiết thực góp phần vào việc nhận diện về hạnh phúc của người Việt nam hiện nay. Chỉ có trên cơ sở nhận diện hạnh phúc của từng nhóm xã hội, tộc người và các tôn giáo cụ thể, chúng ta mới có thể khái quát hóa và tìm ra mẫu số chung về quan niệm hạnh phúc của người Việt Nam. Là một quốc gia đa tôn giáo, đa văn hóa, ngoài tôn giáo bản địa, Việt Nam tiếp nhận rất nhiều tôn giáo ngoại lai khác như Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, Thiên chúa giáo, v.v…Thiên Chúa giáo du nhập vào Việt Nam chậm hơn so với Phật giáo, Nho giáo, nhưng việc tiếp thu Thiên Chúa giáo làm cho bức tranh đa sắc màu của văn hóa Việt Nam trở nên hoàn thiện hơn, bởi vì, nếu Phật giáo và Nho giáo mang nhiều đặc trưng của văn hóa phương Đông thì Thiên Chúa giáo lại mang đến cho Việt Nam những giá trị mới của văn hóa Phương Tây, tạo nên những đặc trưng riêng biệt. Một trong những giá trị văn hóa tạo nên bản sắc Thiên Chúa giáo đó là quan niệm của cộng đồng theo Thiên Chúa giáo về hạnh phúc. Cũng giống như Phật giáo và các tôn giáo khác, Thiên Chúa giáo luôn mong muốn mang lại hạnh phúc cho tất cả mọi người, bất kể là người giàu hay người nghèo, người có học vấn cao hay người có học vấn thấp, người có địa 1 vị xã hội cao hay người dân thường, người cao niên hay trẻ nhỏ, nam hay nữ, làm nghề nghiệp gì, sống ở thành thị hay nông thôn. Việc tìm hiểu quan niệm hạnh phúc của các tôn giáo góp phần quan trọng vào tìm hiểu quan niệm hạnh phúc chung của người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là một nhu cầu bức thiết. Mặc dù vậy, cho đến nay chưa có những nghiên cứu chuyên sâu, thông qua nhiều thiết chế, nhất là những nghiên cứu thực nghiệm về các mặt đời sống trong đó có cả vấn đề về hạnh phúc của cộng đồng dân cư nói chung, cộng đồng theo Thiên Chúa giáo nói riêng. Chính vì thế, để đánh giá, so sánh hạnh phúc của cộng đồng dân cư, của các nhóm xã hội, dân tộc và giữa các tôn giáo khác nhau đang còn bị hạn chế. Thành phố Hồ Chí Minh (Tp. HCM) là một trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội quan trọng của cả nước, là địa bàn tập trung của nhiều tôn giáo như Công giáo, Phật giáo, Hồi giáo, Tin lành. Văn hóa Công giáo có dấu ấn đậm nét trong các định chế văn hóa đô thị hiện đại. Điều này đã cho thấy những ảnh hưởng của Công giáo đến đời sống chung của xã hội và đặc biệt nó tác động sâu sắc đến đời sống gia đình và bản thân con người. So với các cộng đồng tôn giáo khác, thì cộng đồng Thiên Chúa giáo nói chung ở Tp. HCM, ngày càng chứng tỏ được sức mạnh và khả năng của mình trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Nhưng cho đến nay còn nhiều vấn đề liên quan cộng đồng này vẫn chưa được nghiên cứu thấu đáo, trong đó có vấn đề quan niệm về hạnh phúc của người theo Thiên Chúa giáo. Trong khuôn khổ của đề tài này, tác giả không thể nghiên cứu, khảo sát hết cộng đồng người theo đạo Thiên Chúa giáo ở Tp. HCM, mà chỉ giới hạn nghiên cứu quan niệm về hạnh phúc của người Công giáo ở Tp. HCM trên ba phương diện cơ bản: Điều kiện kinh tế - vật chất, môi trường tự nhiên; quan hệ gia đình, xã hội và đời sống cá nhân với mục đích góp phần nhận diện rõ hơn quan niệm về hạnh phúc của cộng đồng Công giáo khi họ đề cập và bàn luận đến vấn đề này. Mặt khác, thông qua quá trình nghiên 2 cứu từ thực tiễn sẽ giúp tác giả hiểu biết chuyên sâu hơn về vấn đề hạnh phúc, về các giá trị, các chuẩn mực, các chỉ báo thông qua sự đánh giá của giáo dân. Trên cơ sở đó cung cấp một số luận cứ khoa học để các cơ quan chức năng tham khảo nhằm xây dựng các chính sách đáp ứng nhu cầu thực tiễn cho người công giáo tại địa phương. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu quan niệm hạnh phúc và những nhân tố ảnh hưởng đến quan niệm hạnh phúc của người Công giáo ở Tp. HCM hiện nay. Trên cơ sở đó cung cấp một số luận cứ khoa học mang tính gợi mở để các cơ quan chức năng tham khảo, xây dựng chính sách, đường hướng cho người Công giáo về hạnh phúc ở Tp. HCM trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu lịch sử vấn đề nghiên cứu nhằm xây dựng cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu đề tài và trên cơ sở điều tra, khảo sát xã hội học để nhận diện quan niệm hạnh phúc của người Công giáo ở Tp. HCM cũng như làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến quan niệm hạnh phúc của người Công giáo ở Tp. HCM. Qua đó cung cấp một số luận cứ khoa học cho các cơ quan chức năng xây dựng chính sách đáp ứng nhu cầu cho người Công giáo ở Tp. HCM về hạnh phúc. 3. Đối tƣợng, khách thể, câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Quan niệm về hạnh phúc của người Công giáo ở Tp. HCM hiện nay. Quan niệm hạnh phúc được làm rõ thông qua việc đo lường ý kiến chủ quan của người Công giáo trong việc ưu tiên lựa chọn các giá trị hạnh phúc về ba lĩnh vực: Điều kiện kinh tế - vật chất, môi trường tự nhiên; quan hệ gia đình - xã hội và đời sống của cá nhân; đồng thời tiến hành tham chiếu quan niệm hạnh phúc với mặt đối lập của nó là quan niệm về đau khổ, bất hạnh của người Công giáo. 3 3.2. Khách thể, phạm vi nghiên cứu Khách thể nghiên cứu: Người Công giáo từ 18 tuổi trở lên thuộc các giới tính, nhóm tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, mức sống khác nhau đang sinh sống tại Tp. HCM. Phạm vi nghiên cứu: Tìm hiểu quan niệm hạnh phúc của người Công giáo tại Tp. HCM, thời gian điều tra, khảo sát thực địa từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2017. 3.3. Câu hỏi nghiên cứu a) Người Công giáo ở Tp. HCM quan niệm như thế nào về hạnh phúc và bất hạnh trên cả ba phương diện: Điều kiện kinh tế - vật chất, môi trường tự nhiên; Quan hệ gia đình – xã hội và đời sống cá nhân? b) Có sự khác biệt giữa các nhóm xã hội của người Công giáo trong quan niệm về hạnh phúc và bất hạnh không? Nếu có thì điều đó được thể hiện ra sao? c) Những nhân tố nào tác động đến quan niệm về hạnh phúc và bất hạnh của người Công giáo ở Tp. HCM hiện nay? 3.4. Giả thuyết nghiên cứu a) Trong quan niệm của người Công giáo, kinh tế - vật chất là phương tiện cần thiết bảo đảm hạnh phúc nhưng không phải là yếu tố quan trọng nhất. Sự thỏa mãn các mối quan hệ gia đình – xã hội và đời sống cá nhân là những yếu tố có ảnh hưởng nhiều hơn đến hạnh phúc của họ. b) Có sự khác biệt trong quan niệm trong quan niệm hạnh phúc và bất hạnh giữa các nhóm xã hội của người Công giáo cũng như sự khác biệt của người Công giáo và một số tôn giáo khác, song sự tương đồng vẫn nhiều hơn sự khác biệt. c) Sự phát triển kinh tế xã hội và nâng cao đời sống người dân của thành phố HCM trong thời kỳ CNH, HĐH tác động tích cực đến cảm nhận hạnh phúc của người Công giáo. Tuy nhiên, những tiêu cực và tệ nạn xã hội làm cho người Công giáo có nhiều lo lắng và ảnh hưởng tiêu cực đến cảm 4 nhận hạnh phúc của họ. Trong bối cảnh đó, niềm tin và giáo lý tôn giáo về hạnh phúc có tác động tốt đến cảm nhận hạnh phúc của người Công giáo. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu có sẵn Trên cơ sở các nguồn tài liệu khai thác được, tác giả tiến hành phân tích có phê phán, kết quả nghiên cứu của người đi trước nhằm nắm bắt được lịch sử vấn đề nghiên cứu, những thành tựu và hạn chế của các nghiên cứu đã có, từ đó xác định hướng đi của đề tài, mang lại những tri thức mới bổ sung cho lĩnh vực nghiên cứu về hạnh phúc của người Công giáo. 4.2. Phương pháp thống kê và so sánh Phương pháp này nhằm hệ thống hóa các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu. So sánh một số quan niệm về hạnh phúc trong giáo lý Công giáo để thấy được sự tương đồng hay khác biệt giữa giáo lý Công giáo với việc thực hành tôn giáo trong cuộc sống hàng ngày của người dân. 4.3. Phương pháp điều tra xã hội học 4.3.1. Điều tra định tính bằng phỏng vấn bán cấu trúc Phỏng vấn sâu đối với một số người Công giáo có giới tính, nghề nghiệp, độ tuổi, trình độ học vấn, điều kiện kinh tế, xã hội khác nhau; cán bộ địa phương và các linh mục nhằm thu thập thông tin sâu giúp cho việc giải thích nguyên nhân và các nhân tố tác động đến quan niệm hạnh phúc và bất hạnh của người Công giáo. 4.3.2. Điều tra định lượng bằng bản hỏi cấu trúc. Bản hỏi thu thập thông tin gồm những câu hỏi được xây dựng xoay quanh các vấn đề, các khái niệm đã được thao tác hóa như: các quan niệm về hạnh phúc của người dân; các khía cạnh kinh tế - xã hội, gia đình, cộng đồng, cơ chế và mức độ ảnh hưởng của giáo lý đến nhận thức, thái độ, hành động và nhu cầu của họ; các chính sách xã hội, các nguồn lực cá nhân và cộng đồng, sự trợ giúp của chính quyền, khả năng thích ứng với các điều kiện sống. 5 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Đây là một lĩnh vực hoàn toàn mới ở Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu của các tác giả đi trước để kế thừa. Trong lĩnh vực xã hội học về tôn giáo, chúng ta còn chưa biết rõ quan niệm của người Công giáo về hạnh phúc. Điều gì làm cho họ hạnh phúc hay bất hạnh? Nhóm xã hội nào hạnh phúc hơn hay bất hạnh hơn? Vì sao? Đề tài này sẽ góp phần trả lời các câu hỏi trên và mang lại nhận thức mới trong nghiên cứu khoa học về hạnh phúc đối với người Công giáo đang sinh sống trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Góp phần làm rõ thêm khái niệm hạnh phúc của người Công giáo trên cơ sở thao tác hóa khái niệm này. Bên cạnh đó, vận dụng và chứng minh tính đúng đắn các lý thuyết xã hội học vào nghiên cứu hạnh phúc của người Công giáo, ở Tp. HCM. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Cung cấp sự hiểu biết tương đối có tính hệ thống về quan niệm hạnh phúc và bất hạnh của người Công giáo ở Tp. HCM. Đồng thời cung cấp một số luận cứ khoa học cho các cơ quan chức năng để xây dựng các chính sách đáp ứng nhu cầu trong cuộc sống, nhằm mang lại hạnh phúc cho người Công giáo ở Tp. HCM, là tài liệu tham khảo cho tất cả những ai quan tâm đến lĩnh vực hạnh phúc nói chung và hạnh phúc của người Công giáo nói riêng. 7. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo trích dẫn, danh mục các bảng biểu, từ viết tắt, luận án gồm có 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn của luận án. 6 Chương 3: Đặc điểm xã hội và quan niệm về hạnh phúc của người Công giáo ở Tp.HCM. Chương 4: Những nhân tố ảnh hưởng đến hạnh phúc của người Công giáo ở Tp. HCM. Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Các quan niệm về hạnh phúc 1.1.1. Yếu tố kinh tế - vật chất Yếu tố kinh tế - vật chất, với tư cách là điều kiện cần thiết và không thể thiếu trong việc bảo đảm hạnh phúc, được đề cấp đến trong hầu hết các công trình nghiên cứu về hạnh phúc. 1.1.2. Yếu tố gia đình - xã hội Hạnh phúc có mối quan hệ chặt chẽ với các vấn đề xã hội. Người ta chỉ hạnh phúc thực sự khi nhận thức được những gì họ cần có và họ có tất cả những gì cần cho họ. Trong gia đình, mọi thành viên hạnh phúc khi họ nhận thức được cái họ cần và họ có được cái họ cần ấy. 1.1.3. Yếu tố cá nhân Con người tìm kiếm hạnh phúc là tìm kiếm từ nhu cầu mà mỗi cá nhân cần đáp ứng, bắt đầu từ những nhu cầu gần gũi như: có ăn, mặc, ở, đi lại, học hành, việc làm, thu nhập, cho đến những nhu cầu cao hơn trong đời sống tinh thần, rồi đến các nhu cầu tự khẳng định của bản thân và cuối cùng mong đến cái mục đích cao nhất là thoả mãn nhu cầu mà bản thân cho là quan trọng nhất. Khi con người tìm thấy niềm tin của mình đối với những người xung quanh là có nghĩa con người cơ bản đã tìm thấy giá trị đích thực của cuộc sống và đó chính là một trong những nguyên lý căn bản để xây dựng cảm giác hạnh phúc. 7 1.2. Các phƣơng pháp và cách đo lƣờng hạnh phúc trên thế giới Các quan điểm của các tác giả đi trước đã cung cấp đầy đủ các chiều cạnh về hạnh phúc, thể hiện trên nhiều phương diện và cách tiếp cận khác nhau. Từ những nghiên cứu đó, đề tài kế thừa và phát huy những quan niệm về hạnh phúc, phương pháp nghiên cứu, phân tích dữ liệu cũng như những kết quả nghiên cứu đã đạt được làm nền tảng và cơ sở trong việc nhận diện vấn đề hạnh phúc nói chung và hạnh phúc của người Công giáo nói riêng. Ngoài việc kế thừa và phát huy, đề tài tìm hiểu và nghiên cứu thực tiễn vấn đề hạnh phúc trong cộng đồng Công giáo nhằm đóng góp một phần nhỏ trong việc nghiên cứu quan niệm về hạnh phúc của con người dưới cách tiếp cận tôn giáo hiện nay. Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN 2.1. Các khái niệm công cụ 2.1.1. Hạnh phúc Hạnh phúc luôn là cái đích mà con người khát khao vươn tới, là cội nguồn của cuộc sống. Tìm kiếm hạnh phúc là tìm kiếm bản thân ta, con người tạo ra hạnh phúc chứ không phải là thứ gì khác. Xét về góc độ tâm lý học thì niềm vui hạnh phúc luôn xuất hiện khi kết quả hoạt động trùng khớp với mục đích đã định. Mục đích càng lớn con đường đạt được mục đích càng khó khăn, gian khổ và khi đạt được mục đích con người càng cảm thấy hạnh phúc bội phần. Trong đời sống hàng ngày, hạnh phúc của con người thường được thể hiện thông qua sự hài lòng về cuộc sống vật chất và tình thần của mình. Hạnh phúc được hiểu “là trạng thái hài lòng về điều kiện vật chất và tinh thần của con người trong đời sống xã hội”. 2.1.2. Công giáo Công giáo – là chỉ Giáo hội Công giáo Rôma, gọi tắt là đạo Công giáo. Đạo Công giáo là một trong bốn nhánh của Kitô giáo (Công giáo 8 Rôma, Chính thống giáo, Tin lành và Anh giáo), tôn thờ Chúa Ba Ngôi cùng một bản thể và quyền uy như nhau. Thiên Chúa của đạo Công giáo là Thiên Chúa của Chúa Kitô. 2.1.3. Người Công giáo Người Công giáo được hiểu là toàn bộ các tín hữu (giáo dân) không phân biệt tuổi, giới tính, dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp, địa vị xã hội, giàu, nghèo hay chức sắc hoặc các Dòng tu, họ đạo, xóm đạo đang thực hành đạo theo nhánh Công giáo Rôma thờ Đức Chúa Kitô có trung tâm guồng máy quyền lực quản lý Trung ương đặt tại Rôma dưới sự điều hành quyền bính của Đức Giáo Hoàng. 2.1.4. Hạnh phúc của người Công giáo Trong phạm vi của đề tài này, hạnh phúc của người Công giáo được hiểu là sự hài lòng trong đời sống xã hội thông qua ba lĩnh vực: điều kiện kinh tế - vật chất, môi trường tự nhiên; quan hệ gia đình, xã hội và đời sống của cá nhân. 2.2. Một số lý thuyết sử dụng 2.2.1. Lý thuyết chọn lựa hợp lý Đề tài vận dụng tư tưởng của lý thuyết này nhằm mục đích: một mặt, xem xét mức độ đánh giá, lựa chọn các tiêu chí quan niệm về hạnh phúc của người Công giáo ở Tp. HCM trên thực tế, chịu tác động ảnh hưởng bởi các yếu tố vừa khách quan lẫn chủ quan đến quan niệm của họ như thế nào. Mặt khác tìm hiểu xem bản thân người Công giáo sẽ thích ứng ra sao trong điều kiện xã hội như hiện nay và mức độ hài lòng của họ với cuộc sống cũng như việc quyết định lựa chọn các tiêu chí theo khả năng của họ hay chịu tác động từ phía các điều kiện khách quan bên ngoài. 2.2.2. Lý thuyết hành động xã hội Đối với đề tài này việc áp dụng lý thuyết hành động xã hội để giải thích việc lựa chọn hành động hợp lý về mục đích của cá nhân trong những điều kiện kinh tế, xã hội được coi là hành động có sự cân nhắc, tính toán 9 hợp lý để có phương thức thay đổi trong nhận thức, trong hành động, cách sống và lối suy nghĩ. Mặt khác, hành động đó có chịu ảnh hưởng bởi các giá trị, chuẩn mực, luật lệ, nghi lễ mà Giáo lý Công giáo quy định từ đó chi phối đến hành vi của mỗi người và sự tác động của niềm tin vào Thiên Chúa vào Đạo Công giáo như là một nhân tố tích cực. 2.2.3. Lý thuyết chức năng tôn giáo Sử dụng một số chức năng của tôn giáo để làm sáng tỏ vấn đề mà tác giả mong muốn nghiên cứu, như: thứ nhất, hành vi xưng tội đối với người Công giáo. Thứ hai, phục tùng nghiêm minh các điều răn của Chúa, các cá nhân phải sống theo các điều răn mà Chúa dạy. Thứ ba, tạo dựng sự gắn bó, đoàn kết trong cộng đồng, sự đoàn kết giữa các cá nhân với nhau được thể hiện thông qua việc mỗi cá nhân người Công giáo đều có chung một niềm tin đó là niềm tin vào Chúa cùng với sự thực hành những giáo luật, nghi lễ, những điều kiện sinh hoạt giống nhau đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân gần gũi, gắn bó khăng khít với nhau hơn. Với cách tiếp cận này sẽ góp phần nhận diện và phân tích được các mặt của vấn đề nghiên cứu cũng như trong nhận thức và hành động của người Công giáo trong bối cảnh biến đổi kinh tế - xã hội đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ. 2.3. Hệ thống Giáo lý của Công giáo 2.3.1. Giáo lý, luật lệ, lễ nghi của Công giáo Công giáo là một tôn giáo có hệ thống giáo lý, luật lệ, lễ nghi, tổ chức và chức thánh rất chặt chẽ, phức tạp, thống nhất trên phạm vi toàn cầu và được chia thành các giáo phận tập hợp theo từng quốc gia sinh hoạt dưới quyền của Giám mục giáo phận Rôma, được gọi là Giáo Hoàng và guồng máy quản lý trung ương đặt tại Rôma. Hệ thống giáo lý gồm có 2 phần: “Cựu ước”, là lời giao ước cũ giữa Thiên Chúa với dân tộc Do Thái, với nội dung chủ yếu thông qua việc kể lại lịch sử của dân Do Thái, nhằm mục đích giáo dục dân Chúa sống theo lề luật của Chúa và “Tân ước”, là lời giao ước giữa Thiên Chúa với toàn nhân loại, gồm những sách nói về cuộc 10 đời và lời giảng dạy của Chúa Giêsu, cũng như đời sống đức tin của Hội Thánh thuở ban đầu. 2.3.2. Cơ cấu tổ chức và phẩm trật của Giáo hội Công giáo Công giáo là tôn giáo có tổ chức và phẩm trật thống nhất toàn thế giới. Về chức thánh, gồm: Giám mục, Linh mục và Phó tế. Về thẩm quyền: Giáo hoàng, Hồng y, Tổng giám mục, Giám mục và Linh mục. 2.4. Giáo lý Công giáo quan niệm về hạnh phúc 2.4.1. Trên bình diện kinh tế - xã hội Giáo lý Công giáo quan niệm để có hạnh phúc đời đời (dài lâu), con người phải sống trong các Mối phúc và Tin Mừng và sống theo lương tâm ngay thẳng, nhờ ân sủng của Đức Kitô. 2.4.2. Trên bình diện gia đình và cộng đồng Công giáo Việc coi ngày Chúa nhật như một này nghỉ dành riêng cho việc thờ phụng Thiên Chúa ngày càng trở nên nghiêm ngặt trong đời sống của giáo dân Công giáo. Theo tín hữu Kitô, Công giáo không phải là một đạo cá nhân, không thể hành đạo một cách riêng tư tự chấp nhận và tuân thủ giáo lý là đủ, vì ngoài thực hành giáo lý còn thực hành một hệ thống luân lý quy định, quy tắc, cách ăn ở, lối sống cho từng cá nhân trong đời sống hàng ngày của họ. Ngoài ra, còn bao gồm những nghi lễ cần phải cử hành chung với nhau, các tín hữu Kitô luôn xem nhà thờ là ngôi nhà chung, là gia đình lớn nhất của cuộc đời mình, là nơi để cá nhân họ chia sẻ niềm vui và nỗi buồn. 2.4.3. Trên bình diện cá nhân Hạnh phúc của người Công giáo là hạnh phúc đời đời và thứ hạnh phúc này chỉ có ở nơi Thiên Chúa. Do đó, để đạt được điều đó, người Công giáo phải chu toàn bổn phận với Thiên Chúa, với cha mẹ, với tha nhân và cả chính bản thân, cần phải giữ vững lòng tin kính trọng, yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự và mọi người, đồng thời yêu thương mọi người như chính bản thân mình vậy. 11 2.5. Khung phân tích - Giáo lý, giáo luật, Các nhóm xã hội Giáo Hội Công giáo - Giới tính - Điều kiện KT-XH - Tuổi - CNH, HĐH, KTTT - Trình độ học vấn TCH, và HNQT - Mức sống - Phong tục tập quán - Nghề nghiệp - Chính sách của Nhà nước và địa phương Quan niệm về hạnh phúc và bất hạnh của ngƣời Công giáo ở Tp. HCM - Điều kiện kinh tế vật chất, môi trường tự nhiên - Quan hệ gia đình xã hội - Đời sống cá nhân Chú thích: Chiều tác động từ biến số độc lập, biến số trung gian đến quan niệm về hạnh phúc và bất hạnh của người Công giáo. Quan niệm về hạnh phúc và bất hạnh của người Công giáo ở Tp. HCM. Tiểu kết chƣơng 2 Về mặt lý luận: Có nhiều quan niệm được nhìn nhận trên nhiều phương diện và góc độ khác nhau và nhiều lý thuyết được xây dựng khi nghiên cứu về hạnh phúc của người dân nói chung, của người Công giáo nói riêng. Việc tìm kiếm và đạt đến hạnh phúc của con người được thể hiện trên nhiều chiều cạnh khác nhau trong đời sống của họ. Đó là những cơ sở lý luận quan trọng làm tiền đề cho việc nghiên cứu các phương diện quan niệm về hạnh phúc của người Công giáo ở Tp. HCM mà đề tài luận án đã lựa chọn. Về mặt thực tiễn: Những quy tắc, luật lệ, lễ ghi và điều răn của giáo lý Công giáo đã có vai trò rất lớn trong việc hình thành nhân cách của con người. Nó không chỉ góp phần điều chỉnh hành vi ứng xử của cá nhân tín hữu trong xã hội mà còn điều chỉnh cả suy nghĩ và ý tưởng của họ. Những ý tưởng về công bằng, bác ái, hướng thiện, tính cố kết cộng đồng, tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau đã tác động rất lớn đến nhận thức, ảnh hưởng trực tiếp vào lối sống, nếp sống của người dân trong lịch sử cũng như hiện nay. 12 Chƣơng 3 ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI VÀ QUAN NIỆM VỀ HẠNH PHÚC CỦA NGƢỜI CÔNG GIÁO Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.1. Một số đặc điểm chung về mẫu nghiên cứu 3.1.1. Cơ cấu giới tính và tuổi người trả lời (cá nhân) 3.1.2. Trình độ học vấn người trả lời (cá nhân) 3.1.3. Mức sống người trả lời (cá nhân) 3.1.4. Nghề nghiệp người trả lời (cá nhân) 3.2. Ngƣời Công giáo ở Tp. HCM quan niện về hạnh phúc Trong công cụ phỏng vấn bảng hỏi chúng tôi đưa ra 33 chỉ báo và phân thành 3 nhóm phương diện: kinh tế - vật chất, môi trường tự nhiên; quan hệ gia đình - xã hội và đời sống của cá nhân. Sau đó yêu cầu trong mỗi một phương diện, người trả lời chọn 5 chỉ báo mà họ cho là quan trọng nhất. Kết quả đã được thể hiện: Quan hệ gia đình - xã hội có tỉ lệ lựa chọn cao nhất, với (89,1%) số người trả lời, tiếp sau là đời sống cá nhân (58,7%) và cuối cùng là kinh tế - vật chất, môi trường tự nhiên (51,2%). 3.2.1. Về phương diện kinh tế - vật chất, môi trường tự nhiên Quan niệm về hạnh phúc ở phương diện này được đo lường bằng các khía cạnh khác nhau, thể hiện thông qua 11 chỉ báo. 5 chỉ báo được người trả lời lựa chọn nhiều nhất lần lượt là: có nhà ở riêng (83,5%), có thu nhập ổn định (65,3%), có công ăn việc làm đầy đủ (55,6%), có tài sản để dành (53,4%) và được làm công việc mình yêu thích (52,9%), trong đó, có tới 4 yếu tố liên quan đến bảo đảm sự sống còn của con người, đó là nhà ở, thu nhập, công ăn việc làm và có tài sản, tiền để dành. Một điều đáng lưu tâm là hiện nay môi trường tự nhiên bị ô nhiễm nặng, khí hậu đang biến đổi từng ngày, mất vệ sinh an toàn thực phẩm ngày một gia tăng, song tỉ lệ người Công giáo quan tâm đến những điều này lại không lớn, chỉ (36,7%) ý kiến đánh giá “môi trường tự nhiên trong lành” và “an toàn vệ sinh thực phẩm tốt” chỉ (30,1%). Mặc cho đời sống kinh tế vật chất còn khó khăn, nhưng có khá lớn người Công giáo (52,9%) cho rằng được làm công việc mà cá nhân mình yêu thích là hạnh phúc. Sự ưu tiên này là phản ánh nguyện vọng chính đáng người dân liên quan đến chuyên môn nghề nghiệp của họ và đó là một trong những điều kiện cơ bản để đạt được hạnh phúc trong đời sống của người dân. 13 Tham chiếu với nhóm giới tính, kết quả ho thấy không có sự khác biệt lớn trong quan niệm về hạnh phúc giữa hai giới. Chỉ có một số chỉ báo có sự khác biệt như: nam giới thì cho rằng hạnh phúc là “được làm những công việc mà mình yêu thích” cao hơn nữ giới (60,2% nam, 46,0% nữ); hay ở chỉ báo “có hệ thống dịch vụ tốt” thì tỉ lệ lựa chọn của nam giới cao hơn khoảng 10% (27,4% nam so với 17,5% nữ). Trong khi đó, tỉ lệ nữ cho rằng để có được hạnh phúc thì trong gia đình phải “có đủ tiện nghi sinh hoạt” lại cao hơn nam giới (43,6% số người lựa chọn là nữ so với 29,9% nam), song nam giới lại quan tâm nhiều đến vấn đề được làm công việc mình thích (nam 60,2%, nữ 46,0%). Những khác biệt này cho thấy hạnh phúc của nam giới liên quan đến nghề nghiệp nhiều hơn, trong khi phụ nữ lại quan tâm đến thực tế đời sống gia đình trong việc đem lại hạnh phúc. So sánh về trình độ học vấn giữa hai nhóm: trình độ học vấn phổ thông trở xuống và trình độ học vấn Cao đẳng, Đại học trở lên. Số liệu cho thấy, có sự khác biệt ở một số chỉ báo tạo nên hạnh phúc trong quan niệm của họ. Chẳng hạn, tỉ lệ lựa chọn các chỉ báo: “đủ mặc”, “có công ăn việc làm đầy đủ”, “có thu nhập ổn định”, “an toàn vệ sinh thực phẩm tốt” của nhóm trình độ học vấn phổ thông trở xuống cao hơn so với nhóm học vấn cao đẳng, đại học từ (10 - 15%). Ngược lại, ở một số chỉ báo: “được làm công việc mình thích”, “có đủ tiện nghi sinh hoạt”, “có tài sản và tiền để dành” tỉ lệ lựa chọn nhóm học vấn cao đẳng, đại học trở lên có tỉ lệ lớn hơn so với nhóm học vấn phổ thông trở xuống. Qua đó, có thể khẳng định, những người học vấn thấp có xu hướng quan tâm đến những nhu cầu thiết yếu hơn còn người có trình độ học vấn cao thì có xu hướng lựa chọn hạnh phúc dựa trên những yếu tố thể hiện nhu cầu mang tính lâu dài, hướng đến bậc cao hơn trong tháp nhu cầu. Khi tìm hiểu tương quan theo mức sống có sự đồng nhất tương đối giữa các nhóm. Mức sống càng thấp thì càng đề cao vấn đề “có thu nhập ổn định”, cụ thể có (74,1%) số lượt mà nhóm nghèo lựa chọn, nhóm trung bình (64,6%) và nhóm khá giả (65,7%). Dựa trên dữ liệu được xử lý chúng tôi tham chiếu tỉ lệ đánh giá mức độ “rất hài lòng”, cho thấy người Công giáo ở Tp. HCM đang có mức độ hài lòng cao nhất đối với bữa cơm gia đình (19,90%), kế đến sở thích của cá nhân (13,60%), rồi nhà ở (12,10%), ăn mặc (12%), nhưng hài lòng không nhiều đối với vấn đề tài sản và tiền bạc (3,80%) cũng như thu nhập của bản thân (5,10%) và vệ sinh an toàn thực phẩm (5,70%). Về khía cạnh dịch vụ xã hội, mức độ hài lòng đối với những dịch vụ cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và tác 14 động đến quan niệm về hạnh phúc của họ bao gồm: dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dịch vụ giáo dục, giao thông, bưu điện, viễn thông, thủ tục hành chính, ăn uống, mua sắm và việc làm. Có 3 loại được đánh giá tích cực nhất là dịch vụ hành chính (20,80%), chăm sóc sức khỏe (12,80%) và giáo dục (11,50%). 3.2.2. Về phương diện quan hệ gia đình - xã hội Trong số 11 chỉ báo phản ánh các quan hệ gia đình và xã hội đối với quan niệm về hạnh phúc của người Công giáo tại Tp. HCM. Tỷ lệ người dân lựa chọn 5 chỉ báo cao nhất thì có tới 4 chỉ báo thuộc về mối quan hệ về gia đình và cộng đồng: Gia đình hòa thuận (92,8%), láng giềng tốt (63,7%), con cháu chăm ngoan, tấn tới (57,7%), họ hàng tốt (51,3%), chỉ có một chỉ báo nói đến mặt xã hội: An ninh, an toàn xã hội đảm bảo (51,8%). Còn các chỉ báo phản ánh về mặt xã hội như: chính quyền thân thiện, môi trường trong lành thì người dân không mấy quan tâm. Ít được chú ý đến đó là mối quan hệ nơi làm việc. Với mục tiêu tìm hiểu xem có sự khác biệt nào trong quan niệm về hạnh phúc đối với giới nam và giới nữ, thuộc khía cạnh quan hệ gia đình và xã hội. Kết quả cho thấy, cả hai giới nam và giới nữ đều cho rằng, gia đình hòa thuận là điều quan trọng nhất đem lại hạnh phúc của con người, chiếm tỉ lệ rất cao trong trong số những người trả lời (nam: 90%, nữ 89,1%). Có 2 chỉ báo thể hiện khác nhau về quan điểm và văn hóa giới. Nữ giới có tỉ lệ lựa chọn đối với chỉ báo “con cháu chăm ngoan, tấn tới” (62%) cao hơn so với (53,3%) ở nam giới, điều này phản ánh văn hóa và giá trị gia đình ở nữ giới mạnh mẽ hơn nam giới. Khi đề cập đến biến trình độ học vấn, đa số người được hỏi đều cho rằng gia đình hòa thuận là quan trọng nhất đối với hạnh phúc của họ. Sự đồng thuận đó thể hiện mức độ lựa chọn cao nhất trong đánh giá của cả hai nhóm học vấn phổ thông trở xuống (91,8% ) và CĐ-ĐH trở lên (87,8%). Bên cạnh sự đồng thuận ấy, thì cũng có sự khác biệt lớn ở một số chỉ báo người có trình độ học vấn phổ thông trở xuống lựa chọn “con cháu chăm ngoan, tấn tới” (62,8%), trong khi đó nhóm trình độ học vấn cao đẳng, đại học trở lên chỉ có (24,5%). Ngược lại, những người có trình độ học vấn cao lại đánh giá vai trò của chỉ báo “có bạn bè tốt” (69,9%), còn nhóm học vấn phổ thông chỉ có (37,7%), tương tự, “có vị thế, địa vị xã hội” tỉ lệ lần lượt là (58,5%) so với (27,9%). Như vậy, qua đây cho ta thấy, những người học vấn thấp quan tâm đến các chỉ báo trong khuôn khổ hẹp, chú ý đến mối quan hệ gần trong gia đình và an toàn, bình yên cho bản thân để có hạnh phúc, còn nhóm trình độ học vấn cao lại có sự lựa chọn 15 cao hơn đối với các mối quan hệ theo chiều hướng ra bên ngoài xã hội, họ cho rằng, bên cạnh sự bình yên hòa thuận gia đình, họ hàng, láng giềng đoàn kết, có bạn bè tốt thì cũng cần phải có vị thế, địa vị ngoài xã hội, được tự chủ, tự quyết của cá nhân, ngoài ra họ còn đề cập đến chỉ báo liên quan đến chính quyền địa phương cũng ít nhiều có ảnh hưởng đến quan niệm hạnh phúc của họ. Một tín hiệu tích cực được thể hiện rõ mức độ hài lòng về hỗ trợ của chính quyền địa phương với hai giá trị xã hội quan trọng và mang tính phổ quát cao là “quyền tự do dân chủ” và “quyền tự chủ, tự quyết” có tỉ lệ trả lời “rất hài lòng” khá cao, với hơn (17%) số người trả lời. Qua đây cho ta thấy không gian và môi trường xã hội có nhiều thuận lợi để người dân được bày tỏ quan điểm ý chí, ý nguyện và đảm bảo sự tự quyền cao. Dữ liệu về chỉ báo liên quan đến các dịch vụ công và sự tương tác của chính quyền địa phương đã cho thấy những cảm nhận tích cực từ người dân đối với “thủ tục pháp lý” có tới hơn (50%) số người trả lời đánh giá có hài lòng cao (rất hài lòng + hài lòng), còn mức độ hài lòng thấp chỉ có (7,6%) (chưa hài lòng + hoàn toàn chưa hài lòng). Tương tự như vậy một chỉ báo rất quan trọng thể hiện giá trị tự do, dân chủ trong đời sống xã hội là “lắng nghe, tôn trong ý kiến người dân” cũng có kết quả tích cực thể hiện ở chỉ số đánh giá hài lòng ở mức cao. 3.2.3. Quan niệm về hạnh phúc trong đời sống cá nhân Sự lựa chọn các giá trị thuộc lĩnh vực đời sống cá nhân trong quan niệm hạnh phúc của người Công giáo ở Tp. HCM thể hiện rõ nét quan niệm về vai trò và những điều kiện cơ bản liên quan đến hạnh phúc cá nhân. Trong đó chỉ báo sức khỏe tốt đóng vai trò quan trọng nhất, có tới (95,5%) số người lựa chọn. Kế đến có thời gian nghỉ ngơi, giải trí (55,6%), đời sống tâm linh, tinh thần ổn định (54,2%), có trình độ học vấn (52,3%) và thành công trong cuộc sống (49,4%). Ngược lại, một số chỉ báo có tỉ lệ lựa chọn rất thấp như: thích ứng nhanh với cuộc sống (21,5%), có niềm tin vào con người trong xã hội (26,9%) và thể hiện năng lực bản thân (28,6%). Như vậy, thông qua kết quả thu được cho ta thấy, đa phần người Công giáo ở Tp. HCM không xem trọng ở điểm được thể hiện hình ảnh bản thân, tương tác quan hệ với bên ngoài trong việc mang lại hạnh phúc cho bản thân của họ. Xem xét tương quan theo giới tính, không có sự khác biệt lớn trong quan niệm về hạnh phúc giữa hai giới, thể hiện ở mức chênh lệch giữa các chỉ báo rất thấp, luôn dưới (10%). Có một số chỉ báo như: “có năng lực làm việc” hay “thể hiện được năng lực của mình” thì nam giới có tỉ lệ trả lời cao hơn khoảng 16 hơn (8%) cũng phần nào cho biết được tính hướng ngoại và coi trọng yếu tố thể hiện bản thân của nam giới là đậm nét hơn so với nữ giới. Phân theo trình độ học vấn trong nhóm thuộc đời sống của cá nhân. Các dữ liệu đã chứng minh, có sự khác biệt lớn giữa các nhóm học vấn. Những người có trình độ học vấn thấp thì đánh giá cao giá trị “có năng lực làm việc” hơn so với nhóm có trình độ học vấn cao, tỉ lệ lựa chọn tương ứng (46,6% và 25,8%). Trình độ học vấn càng cao thì càng coi trọng việc “thể hiện được năng lực của mình”, (39,7% và 26,2%), xu hướng này cũng được thể hiện trong hai chỉ báo là “luôn có mục tiêu phần đấu” và “thích ứng nhanh với cuộc sống”. Những người học vấn cao hơn, có khuynh hướng coi trọng các mặt giá trị phản ảnh năng lực thích ứng, tương tác và mang hàm ý “động”, tức là coi trọng việc nâng cao khả năng bản thân và có nhu cầu mong muốn lớn hơn đối với việc thăng tiến ngoài xã hội của bản thân. Trong khi đó, những người có trình độ học vấn thấp lại có khuynh hướng xem trọng hơn về sự ổn định trong đời sống tâm linh, (60% và 35,8%). 3.3. Quan niệm về trạng thái đau khổ và bất hạnh 3.3.1. Đau khổ và bất hạnh về phương diện kinh tế - vật chất, môi trường tự nhiên Để đo lường quan niệm về bất hạnh và đau khổ (-) trong nhóm khía cạnh thuộc kinh tế - vật chất, môi trường tự nhiên, chúng tôi khảo sát ở 11 chỉ báo tương ứng với 11 chỉ báo hạnh phúc (+). Kết quả cho thấy, 4 chỉ báo có tỷ lệ cao lần lượt gồm: thu nhập không ổn định (73,8%), không có nhà ở riêng (70,7%), không đủ ăn (62,2%) và công ăn việc làm không đầy đủ (57,1%). 3.3.2. Đau khổ và bất hạnh trong quan hệ gia đình - xã hội Tương tự như nhóm khía cạnh trên, để làm rõ quan niệm về bất hạnh và đau khổ (-) trong nhóm khía cạnh thuộc quan hệ gia đình - xã hội, cũng được đo lường ở 11 chỉ báo, tương ứng với 11 chỉ báo hạnh phúc (+). Trong tổng số 5 chỉ báo có tỉ lệ lựa chọn cao nhất, thì có tới 4 chỉ báo thuộc khía cạnh quan hệ gia đình và cộng đồng như: gia đình, con cháu, họ hàng, hàng xóm, láng giềng. Chỉ có một chỉ báo thuộc nhóm xã hội là “an ninh an toàn xã hội”. Kết quả này lại thêm một bằng chứng nữa bổ sung minh chứng cho quan điểm coi trọng, đề cao quan hệ gia đình, xã hội có vai trò trung tâm và quan trọng nhất trong quan niệm của người Công giáo về hạnh phúc bản thân họ. 3.3.3. Đau khổ, bất hạnh thuộc khía cạnh đời sống của cá nhân Tham chiếu dữ liệu quan niệm về hạnh phúc (+) và dữ liệu về bất hạnh (-) trên cùng một chỉ báo cho thấy có một sự đồng nhất tương đối. Sức khỏe, 17 tình trạng việc làm và đời sống tinh thần, tâm linh yên ổn vẫn là những khía cạnh được người trả lời lựa chọn nhiều nhất, điều đó biểu hiện rõ tầm quan trọng của những chỉ báo này trong quan niệm về sự bất hạnh, đau khổ. Trong khi đó những chỉ báo mang tính cảm nhận và tương tác xã hội như: “không thích ứng với cuộc sống” (20,1%), “không có mục tiêu phấn đấu” (31,2%), “không được thể hiện năng lực bản thân” (28,8%). Tiểu kết Chƣơng 3 Người Công giáo ở Tp. HCM quan niệm, hạnh phúc là bảo đảm những tiêu chí tối thiểu về an ninh kinh tế - vật chất như có cơm ăn áo mặc, có nhà ở và những phương tiện để tạo ra sự an toàn về kinh tế vật chất, đó là có công ăn việc làm, thu nhập ổn định, không quá đề cao hay coi trọng vấn đề tích lũy nhiều tiền bạc, tài sản. Nhưng đề cao yếu tố sức khỏe, cả sức khỏe thể chất lẫn sức khỏe tinh thần, có thời gian nghỉ ngơi, giải trí. Gia đình, họ hàng và cộng đồng có vai trò rất lớn quyết định đến quan niệm của người Công giáo ở Tp. HCM về hạnh phúc và bất hạnh. Nam giới có quan niệm và suy nghĩ “hướng ngoại”, coi trọng những yếu tố được thể hiện bản thân ra bên ngoài, có tính tương tác xã hội trong quan niệm về hạnh phúc. Đây cũng chính là những yếu tố quan trong trọng nhất đưa đến sự hạnh phúc hoặc tạo ra bất hạnh trong đời sống của cá nhân trong quan niệm của họ. Người có trình độ học vấn thấp thường đề cao vai trò của những khía cạnh thuộc đời sống vật chất cá nhân, gia đình, bản thân, còn trình độ học vấn cao quan tâm nhiều hơn đến nhóm khía cạnh địa vị xã hội, dịch vụ xã hội và các giá trị xã hội phổ quát. Độ tuổi càng cao càng có xu hướng quan tâm đến vai trò và tầm quan trọng của mối quan hệ hàng xóm láng giềng, có thời gian để nghỉ ngơi nhiều hơn so với người trẻ tuổi, trong khi đó nhóm người trẻ tuổi lại coi trọng đến công ăn việc làm đầy đủ, thu nhập ổn định, có bạn bè tốt. Với người Công giáo, không phân biệt nam hay nữ, trình độ học vấn cao hay thấp, giàu hoặc nghèo đều cho rằng: Ốm đau, bệnh tật, gia đình bất hòa, con cái hư hỏng, quan hệ họ hàng lủng củng, láng giềng không thân thiện, bạn bè xấu, đời sống tinh thần bất ổn, mất khả năng làm việc và 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan